You are on page 1of 5

NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

1. Ngoại giao công chúng là một trong những mô thức của ngoại giao hiện
đại, một phần quan trọng của ngoại giao nói chung. Ngoại giao công chúng hướng
tới các đối tượng bên ngoài của một quốc gia, có nhiều chủ thể của quốc gia tham
gia và sử dụng nhiều phương tiện đa dạng nhằm tác động đến tình cảm, suy nghĩ
của công chúng nước ngoài, tạo một hình ảnh đẹp về quốc gia mình, qua đó tác
động tới chính sách, quan hệ ngoại giao đối với chính phủ nước ngoài. Ngoại giao
công chúng là cách thức một quốc gia giao tiếp, tương tác với nhân dân, công
chúng, chủ thể phi nhà nước của các quốc gia khác nhằm hình thành nhận thức, giá
trị, tư tưởng, văn hóa, thể chế, mục tiêu phát triển, các chính sách hiện thời của
quốc gia mình trong các đối tượng nước ngoài, từ đó tạo ảnh hưởng đến những
quyết định chính trị của các đối tượng. Có thể nói ngoại giao công chúng là một cơ
chế triển khai “sức mạnh mềm” của quốc gia.

Cùng với ngoại giao truyền thống, ngoại giao công chúng góp phần quan
trọng trong việc giúp thế giới hiểu nhiều hơn, hiểu rõ hơn về quốc gia mình, qua đó
tìm kiếm và tăng cường các cơ hội hợp tác để cùng phát triển. Hơn thế nữa, do tính
đa dạng về hình thức hoạt động, chủ thể tham gia, đối tượng tiếp cận, lĩnh vực và
nội dung truyền tải mà ngoại giao công chúng ngày càng cho thấy tính hiệu quả
của nó, nhất là trong kỉ nguyên thông tin và kỹ thuật số ngày nay.

2. Thế kỷ 21 chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong đời
sống nhân loại do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, một cuộc Cách
mạng làm thay đổi sâu sắc cách con người sống, làm việc và giao tiếp với nhau, tác
động đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia và toàn xã hội. Sự ra đời của trí
tuệ nhân tạo, sự hình thành các xa lộ thông tin, sự bùng nổ của mạng Internet và
mạng xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng số diễn ra trong tất cả các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, chính trị, quân sự… làm đảo lộn tư duy
và sinh hoạt của xã hội loài người, ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia, giữa
người với người và giữa quốc gia với công chúng. Đây vừa là tiền đề, vừa là động
lực quan trọng để thúc đẩy ngoại giao công chúng.

Theo Klaus Shwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế
giới, cách mạng số đang tạo ra những cách tiếp cận mới triệt để dẫn đến những
thay đổi mang tính cách mạng về các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp với nhau.
Những thay đổi mang tính đột phá từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang định
hình lại hoặc buộc các chính phủ, các quốc gia phải điều chỉnh cách thức hoạt
động, tự làm mới mình, nhất là tìm ra các thức hợp tác, tiếp cận, tương tác với
1
công chúng khi họ có thêm các quyền lực từ cách mạng số mang lại – đó là quyền
thông tin gần như không giới hạn, khả năng tạo ảnh hưởng (KOL) và giao lưu
xuyên biên giới. Nếu muốn quản lý hiệu quả hơn, kể cả trong lĩnh vực đối ngoại,
nhà nước phải tìm cách thích nghi, làm chủ và tận dụng công nghệ số trong bối
cảnh quyền lực và ảnh hưởng của mình có thể bị chia sẻ bởi các đối tượng phi nhà
nước. Cách mạng số với ứng dụng internet kết nối vạn vật, sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và truyền thông mới như Internet, mạng xã hội, đang tác động mạnh
tới các phương thức truyền thống trong triển khai công tác thông tin đối ngoại và
văn hóa đối ngoại, hai thành tố quan trọng trong ngoại giao công chúng. Mạng xã
hội mở ra cơ hội có thể sử dụng vào ngoại giao công chúng một cách “nhanh về
thời gian, rộng về diện tiếp cận và rẻ về chi phí” mà các phương thức truyền thống
không có được. Theo thống kê gần đây, trong số 7.676 tỷ người trên thế giới có
4.388 tỷ người dùng in-tơ-nét, 3.484 tỷ người sử dụng mạng xã hội... Vì vậy,
truyền thông theo kiểu “xuôi chiều” mang tính chất tuyên truyền trước đây có
nhiều hạn chế, không có hiệu quả cao do không gần với nhu cầu công chúng, thiếu
hấp dẫn, thiếu độ tin cậy. Việc tìm những phương thức, cách thức mới có hiệu quả
hơn là vấn đề cần thiết. Truyền thông mới, mạng xã hội đang tạo ra những cơ hội
lớn cho ngoại giao công chúng, giúp các nước đi tắt, đón đầu; tạo điều kiện cho
việc thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, với dung lượng thông tin
lớn hơn, dễ chia sẻ; tạo ra sự tương tác hai chiều thuận tiện, đồng thời hỗ trợ đắc
lực cho công tác đối ngoại giữa cơ quan đối ngoại của Nhà nước với các tổ chức
phi chính phủ, giữa Nhà nước với nhân dân diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn.

3. Nhìn lại kinh nghiệm phát triển ngoại giao công chúng trên thế giới, có
thể nhận thấy, các nước bắt đầu triển khai ngoại giao công chúng khi đạt được một
số điều kiện trong và ngoài nước, cụ thể là: trong nước, có tiềm năng “sức mạnh
mềm”, tiềm lực kinh tế, độ ổn định chính trị; ngoài nước, có ảnh hưởng quốc tế đạt
đến một mức độ nhất định. Sau hơn một phần ba thế kỷ tiến hành công cuộc đổi
mới, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày
hôm nay”1. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở
thành một nước có thu nhập trung bình (2800 USD/người); chính trị ổn định, quốc
phòng, an ninh được củng cố, độc lập, chủ quyền được giữ vững; văn hóa, xã hội
tiếp tục phát triển và đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có quy mô dân số gần 100 triệu người và
quy mô nền kinh tế đứng thứ 46 trên thế giới; đã tham gia hầu hết các tổ chức, diễn
đàn quốc tế và khu vực quan trọng như LHQ, APEC, ASEAN, ASEM…; lần thứ

1
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nâm
2
hai đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và
là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với
toàn bộ Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7); 16/20 nước
thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20). Việt Nam đã và đang
chủ động tham gia các công việc quốc tế, phát huy vai trò trên các diễn đàn đa
phương, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Với những thành tựu to lớn đạt được trong thời gian qua, Việt Nam đã hội tụ đủ
điều kiện bên trong, bên ngoài và vị thế quốc tế để thực hiện ngoại giao công
chúng một cách toàn diện và ngoại giao công chúng đã đến lúc có thể trở thành
một bộ phận quan trọng trong ngoại giao Việt Nam.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do
vậy, để triển khai một nền ngoại giao toàn diện và hiện đại, đã đến lúc cần tăng
cường phát huy “sức mạnh mềm”, đẩy mạnh ngoại giao công chúng một cách
chuyên nghiệp, bài bản, khoa học nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu
cơ bản của công tác đối ngoại Việt Nam đặt ra trong thời gian tới. Để làm được
điều này, chúng ta cần:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm triển khai ngoại giao công
chúng của các nước và Việt Nam, xây dựng Chiến lược ngoại giao công chúng phù
hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và tiệm cận với cách làm và tiêu chuẩn
chung của thế giới. Nội dung của Chiến lược cần được thể chế hóa bằng văn bản,
nhất là cần đưa vào các văn bản về chính sách đối ngoại của đất nước, tạo hành
lang pháp lý cho triển khai thực tế.

Trong Chiến lược ngoại giao công chúng, cần xác định rõ khái niệm, nội
hàm ngoại giao công chúng Việt Nam, đó là những nỗ lực của Nhà nước ta trong
việc giao tiếp và tác động đối với công chúng cũng như các chủ thể phi nhà nước
của các quốc gia khác, truyền tải thông điệp, các giá trị và xây dựng hình ảnh quốc
gia của Việt Nam theo hướng tích cực nhằm triển khai các mục tiêu đối ngoại và
phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc. Ngoại giao công chúng của Việt Nam cần gắn
với sức mạnh mềm của Việt Nam mà theo tôi, hết sức đa dạng và phong phú từ
những giá trị vật chất như vị trí địa lý thuận lợi và nhiều tiềm năng phát triển, các
danh lam, thắng cảnh, nền văn hóa độc đáo, lịch sử lâu đời, giá trị tinh thần quý
báu như truyền thống dân tộc đậm lòng yêu nước nồng nàn, hòa hiếu, khoan dung,
yêu chuộng hòa bình… Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ xây dựng thông điệp quốc gia,
xác định các giá trị cần được tôn vinh để định vị được hình ảnh quốc gia, cũng như
xác định các công cụ, phương thức truyền tải, tiếp cận với công chúng bên ngoài.
Đó có thể là công cụ truyền thông báo chí và công cụ trong các lĩnh vực khác, như
3
văn hóa, giáo dục, du lịch, thể thao... Có thể mở rộng và nâng cao ngoại giao văn
hóa, một trong ba trụ cột chính của ngoại giao Việt Nam hiện nay, thành ngoại
giao công chúng bao gồm ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, ngoại giao nhân
dân…

Thứ hai, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, huy động tốt
các nguồn lực xã hội trong nghiên cứu và triển khai công tác ngoại giao công
chúng. Trước hết, cần xác định rõ các chủ thể ngoại giao công chúng không chỉ là
các cơ quan nhà nước mà còn có sự tham gia, hợp tác của các chủ thể phi nhà nước
như các doanh nghiệp, giới học giả, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài....
Ngoại giao công chúng sẽ thực sự hiệu quả và lan tỏa nếu có các chủ thể khác cùng
tham gia, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Thực tế thời gian qua cho
thấy, nhiều hoạt động ngoại giao công chúng được triển khai thành công ở nước
ngoài nhờ có sự chung tay, góp sức của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính
phủ và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ ba, xây dựng cơ chế chỉ đạo và điều phối hiệu quả hoạt động ngoại giao
công chúng, đảm bảo sự quản lý của nhà nước trong công tác đối ngoại. Dựa trên
kinh nghiệm của một số nước như Nga, Hàn Quốc, Singapore, Bộ Ngoại giao, với
chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, nên được giao nhiệm vụ là đầu mối
hoạch định chính sách và điều phối các hoạt động ngoại giao công chúng. Trước
mắt, để triển khai nhiệm vụ này, cần xem xét nghiên cứu sớm lập Phòng Ngoại
giao công chúng tại Vụ Thông tin Báo chí hoặc Vụ Văn hóa đối ngoại và
UNESCO, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ liên quan đến công
tác ngoại giao công chúng.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và sử dụng có hiệu quả những thành
tựu mới nhất về công nghệ thông tin, nhất là các phương thức truyền thông số như
website, các trang mạng xã hội, Youtube,… để tăng cường quảng bá hình ảnh đất
nước con người Việt Nam, quảng bá chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước
ta, giới thiệu cơ hội đầu tư, tăng cường giao lưu văn hóa, xã hội giáo dục. Có thể
nói hiện nay, đây là một trong những kênh thông tin nhanh nhạy nhất, truyền tải
thông tin tới quần chúng cả trong và ngoài nước trên diện rộng nhất và hiệu quả
cao. Nếu ta không nhanh chóng chiếm lĩnh và sử dụng hiệu quả kênh thông tin này
sẽ sớm chịu thua thiệt trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại nói riêng và trong tổng
thể hoạt động ngoại giao công chúng nói chung.

4
Thứ năm, đầu tư thích đáng về nhân lực và vật lực cho công tác ngoại giao
công chúng, đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ hiện đại. Cần chú trọng xây dựng
một đội ngũ cán bộ chuyên trách về ngoại giao công chúng, nòng cốt là cán bộ có
kinh nghiệm về công tác thông tin đối ngoại và ngoại giao văn hóa, có hiểu biết
đúng về ngoại giao công chúng, có kỹ năng làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, nhất
là các kỹ năng mềm. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn,
nâng cao nhận thức về ngoại giao công chúng cho các cán bộ làm công tác đối
ngoại; đưa nội dung ngoại giao công chúng vào chương trình giảng dạy của Học
viện Ngoại giao, tiến tới có thể lập Khoa Ngoại giao Công chúng tại Học viên
giống như một số trường đại học trên thế giới. Nhà nước cần tăng cường ngân sách
cho công tác ngoại giao công chúng, nhất là kinh phí triển khai các hoạt động
ngoại giao công chúng ở những địa bàn trọng điểm, tăng cường trang bị những
công cụ hiện đại cho những người làm công tác ngoại giao công chúng.

Chúng tôi tin rằng ngoại giao công chúng, song hành cùng ngoại giao truyền
thống, nếu được triển khai một cách chuyên nghiệp, bài bản, với sự điều phối
thống nhất, khoa học chắc chắn sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây
dựng “một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại” của Việt Nam trong thế kỷ 21.

You might also like