You are on page 1of 22

ơTRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


NGÀNH: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

CHUYÊN ĐỀ 1

ĐỀ TÀI
PHƯƠNG ÁN TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI SẢN
PHẨM ÁO THIẾT KẾ CỦA THƯƠNG HIỆU BRIDGET

Hà Nội – 2024
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
NGÀNH: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

CHUYÊN ĐỀ 1

ĐỀ TÀI
PHƯƠNG ÁN TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI SẢN
PHẨM ÁO THIẾT KẾ CỦA THƯƠNG HIỆU BRIDGET

Sinh viên thực hiện: Dương Minh Thu Trang


Mã số sinh viên: 521107057
Giảng viên hướng dẫn: TH.S Lê Doãn Hưng

Hà Nội – 2024
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Tổng quan về truyền thông
1.1. Truyền thông
1.1.1 Khái niệm truyền thông
1.1.1.1.Truyền thông là hiện tượng mạng xã hội
1.1.1.2.Truyền thông là thiết chế kiến tạo xã hội
1.1.2. Khái lược sự ra đời, phát triển của truyền thông
1.1.3. Phân loại truyền thông
1.1.4. Các yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông
1.2. Truyền thông hiệu quả về thương hiệu
1.2.1. Khái niệm Truyền thông thương hiệu
1.2.2. Vai trò Truyền thông thương hiệu
1.2.3. Cách thức tạo chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả
1.2.4. Tổng quan về thương hiệu
1.2.5. Phân tích thị trường
1.2.5.1. Đánh giá thị trường thời trang ngày nay
1.2.5.2. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh
1.2.6. Chiến lược truyền thông
1.2.6.1. Xác định đối tượng khách hàng
1.2.6.2. Xác định mục tiêu truyền thông
Chương 2: Nền tảng mạng xã hội
2.1. Khái niệm, nguồn gốc
2.2. Sự bùng nổ của mạng xã hội
2.3. Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với người dùng
2.4. Mạng xã hội và vai trò trong truyền thông thương hiệu
Lời nói đầu
Chương 1: Cở sở lý thuyết về phương án truyền thông hiệu quả thương hiệu sản
phẩm trên nền tảng mạng xã hội
1. Truyền thông
1.1 Khái niệm truyền thông
1.1.1. Truyền thông là hiện tượng mạng xã hội
- Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi con người xã hội. Do đó,
hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau, tùy theo góc nhìn
đối với truyền thông.
- Trong cuốn Mass Communication Research Methods, first published 1998 by
Macmillan Press LMD, England thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua
đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó
là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.
- Theo Gerald Miler (1966), về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống
hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác
động đến hành vi của họ.
- Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyển
đối từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo
một thiết kế có chủ đích.
- Ngoài ra, có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền
thông. Mỗi định nghĩa, quan niệm đều có những khía cạnh hợp lý riêng. Tuy nhiên,
các định nghĩa, quan niệm khác nhau này vẫn có những điểm chung, với những nét
tương đồng rất cơ bản; mỗi người có bình luận riêng của mình về mỗi quan niệm
trên đây.
- Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là "communicare" nghĩa là biến nó thành
thông thường, chia sẻ, truyền tải. Truyền thông thường được mô tả như việc truyền
ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người
sang một người/hoặc một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc
tín hiệu khác
- Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về các
vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó, mỗi người làm giàu thêm thông
tin, kiến thức và gia tăng vốn hiểu biết của mình, làm cơ sở hình thành hoặc thay
đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi/thay đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hội đáp ứng
nhu cầu phát triển xã hội.
- Từ các quan niệm trên, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về truyền thông
như sau:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình
cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiêu người nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến.
tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. Truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
quá trình phát triển bền vững.

1.1.2. Truyền thông là thiết chế kiến tạo xã hội


Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết
chế xã hội (TCXH) cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật
tự xã hội; không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội có tính
độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội. Sự nảy sinh
của TCXH là do điều kiện khách quan nhất định không phải do yếu tố chủ quan,
chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế - xã hội
như thế nào thì hình thành TCXH như thế ấy.
Thiết chế xã hội (TCXH) có thể được hiểu là một hệ thống xã hội phức tạp của các
chuẩn mực, các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được hình thành và hoạt
động để thoa mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
Như vậy, thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò xã hội có chủ định
nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng.
Với cách tiếp cận mới, cần nhìn nhận báo chí - truyền thông là thiết chế kiến tạo xã
hội. Với khả năng siêu kết nối trong siêu không gian và thời gian, thiết chế báo chí
- truyền thông không chỉ có vai trò điều hòà và kiểm soát xã hội, mà quan trọng là
kết nối sức mạnh trí tuệ, cảm xúc của công chúng, cộng đồng và nhân dân nói
chung trong quá trình khơi thức tài nguyên mềm, phát triển sức mạnh mềm.
"Truyền thông là thiết chế xã hội rộng lớn hoạt động trong mối quan hệ kết nối với
các sự kiện và vấn đề xã hội đã và đang diễn ra với mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội,
với cộng đồng rộng lớn cũng như với các thiết chế xã hội khác một cách thường
xuyên, liên tục, trong đó, truyền thông đại chúng, báo chí có thể được coi là những
hạt nhân có vai trò chi phối sức mạnh, khuynh hướng và tính chất của nền truyền
thông nói chung”.

1.2. Khái lược sự ra đời, phát triển của truyền thông

Truyền thông là hiện tượng xã hội ra đời và phát triển cùng với quá trình hình
thành và phát triển xã hội loài người. Nó là sản phẩm của xã hội người, là yếu tố
động lực kích thích sự phát triển của xã hội; đồng thời là tiêu chí đánh giá trình độ
phát triển; chỉ báo thể hiện diện mạo văn hóa mỗi con người, nhóm xã hội cũng
như cộng đồng người và mỗi quốc gia. Quá trình phát triển của xã hội loài người
cũng là quá trình tìm kiếm, sáng tạo ra những công cụ, hình thức, phương thức,
nhất là phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông.
Cách đây 2.400 năm trước, nhà triết học người Hy Lạp là Platon, trong các công
trình của mình đã viết rằng, trước ông 9.000 năm, cư dân Đại Tây Châu (Atlantic)
đã có một nền văn minh phát triển rất cao. Ông đã miêu tả sinh động sự tồn tại của
Đại Tây Châu với những phương thức sinh sống, những công trình kiến trúc tráng
lệ, hùng vĩ. Nhưng bỗng dưng một năm nào đó, trong một đêm Đại Tây Châu bị
chìm xuống Đại Tây Dương. Như vậy, gần 12.000 năm trước, loài người đã sáng
tạo ra một nền văn minh đình cao. Nhưng rốt cuộc, Đại Tây Châu ở chỗ nào và
diện mạo của nó ra sao vẫn là một bí ẩn của loài người.

Những năm 1970, các nhà khoa học đã đến quần đảo Transun để nghiên cứu. Từ độ
sâu 800 mét dưới mực nước biển, họ đã lấy lên được những nham thạch và qua
giám định khoa học đã xác định chính ở đó đã từng tồn tại nền văn minh như lời
miêu tả của Platon. Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã phát
hiện ngày càng nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Ví như các nhà khoa học hai
nước Mỹ - Pháp đã chứng minh dưới đáy đại dương có một kim tự tháp khổng lồ,
chiều dài 300m, cao 200m, đỉnh tháp cách mặt biên 100m...

Như vậy, có một nên văn minh Đại Tây Châu đã tồn tại và phát triến gần 12.000
năm trước; các hình thức, phương thức truyền thông lúc ấy chắc chắn đã tồn tại và
phát triển. Nhưng cụ thể diện mạo nền văn minh - truyền thông ấy như thế nào hiện
vẫn là bí ẩn, đang được tiếp tục khám phá.

Thời kỳ sơ khai của loài người cũng là thời kỳ sơ khai của truyền thông. Như trong
Biện chứng của tự nhiên, Ph. Ăngghen đã viết: "Trước hết là lao động; sau lao
động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã
ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành
bộ óc của con người". Trước tiên bàn về ngôn ngữ lời nói, chính ngôn ngữ lời nói
được hình thành trong quá trình lao động là yếu tố chắp dính các thành viên cá thể
thành các nhóm người và xã hội người. Cũng trong quá trình lao động và phát triển,
ngôn ngữ lời nói không ngừng được hoàn thiện, từ những tiếng hú, tiếng hét trở
thành những âm thanh được trau chuốt, những ký hiệu và hệ thống ký hiệu phổ
quát hơn cho đến nghệ thuật sử dụng thế giới âm thanh (lời nói, tiếng động và âm
nhạc) để tái hiện cuộc sống như ngày nay.
Cùng với ngôn ngữ lời nói, các công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ xuất hiện và được
sử dụng một cách tích cực, hiệu quả. Đó là những cử chỉ, ánh mắt, thái độ trong
truyền thông trực tiếp; những dấu vết khắc trên thân cây, trên đường; những ngọn
lửa, đám khói được đốt lên rồi đến những hình vẽ, tiếng gõ... đều là những dấu ấn
sáng tạo đầu tiên trong truyền thông giao tiếp của xã hội loài người. Ngay cả khi
khoa học - kỹ thuật phát triển, những phương thức truyền thông trực tiếp, giản đơn
xuất hiện từ buổi sơ khai vẫn còn được sử dụng. Cho đến những năm 1960, các
làng xã miền Nam Việt Nam vẫn tồn tại những "thẳng mõ" chuyên loan báo tin tức
cho nhân dân một cách đều đặn.

Cùng với quá trình phát triển văn minh nhân loại, sự phát triển của ngôn ngữ lời
nói đạt đến trình độ cao thê hiện qua khoa hùng biện (khoa tu từ học) của người La
Mã, Hy Lạp cổ đại.Trong thời kỳ này, việc truyền thông bằng lời nói là chủ yếu và
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Do đó, sự ra đời của khoa hùng biện vào khoảng
thế kỷ V trước Công nguyên là một tất yếu lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
trong điều kiện dân trí thấp, số người biết chữ trong cư dân rất ít. Luật pháp Hy Lạp
cổ đại đòi hỏi các bên kiện cáo phải tự bảo vệ mình bằng lý lẽ trước tòà. Do trình
độ văn hóa dân cư thấp, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên nghề viết đơn thuê,
nghề cãi thuê phát triển. Nhà tu từ học đầu tiên của thế giới là Corax, sau đó đến
Socrat, Platon, Aristote... Đến thế kỷ II sau Công nguyên, khoa hùng biện được đưa
vào giảng dạy ở các trường học và trở thành công cụ chủ yếu để truyền bá văn hoá.

Giai đoạn thứ hai của truyền thông, có thể nói đó là việc sáng tạo ra chữ viết. Chữ
viết sơ khai được ra đời từ khoảng thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên ở vùng
Lưỡng Hà do người Sumerien sáng tạo ra. Chữ viết hình nêm xưa nhất được viết từ
trên xuống, từ phải sang trái; sau này thấy không thuận tiện, nên người ta đã cải
tiến lại, viết từ trái sang phải. Sau đó, chữ viết của người Ai Cập cổ đại tiến bộ hơn,
do tính trừu tượng khái quát hóa của ký tự tăng lên. Dấu mốc quan trọng của chữ
viết được đánh dấu bằng việc ra đời của hệ thống chữ cái vào cuối thiên niên kỷ thứ
Il trước Công nguyên, nhưng hệ thống chữ cái này không có nguyện âm nên không
thể ghi lại trọn vẹn lời nói. Hệ thống chữ cái có nguyên âm của người Hy Lạp ra
đời vào thế kỷ VIII đến thế kỷ VII trước Công nguyên. Hệ thống chữ cái này về cơ
bản đã xác lập nguyên tắc cho việc hình thành các ngôn ngữ ký tự khác. Chữ viết ra
đời đã không những mở ra khả năng truyền thông, cố định hóa các tri thức, kinh
nghiệm của loài người mà còn truyền tải, nhân rộng nó xét về đồng đại cũng như
lịch đại.
Chữ viết ra đời, cùng với kỹ thuật in chữ rời, in hoạt bản xuất hiện là điều kiện kỹ
thuật tiên quyết cho báo in ra đời với tư cách là báo chí hiện đại. Báo in chính thức
ra đời từ giữa cuối thế kỷ XVI, phát triển rầm rộ và bùng nổ vào thế kỷ XIX trong
cuộc cách mạng tư sản, sánh vai cùng giai cấp tư sản trong vai trò thống trị xã hội.
Có thể nói, giai cấp tư sản, xã hội tư bản đã sáng tạo ra báo chí hiện đại và sử dụng
nó một cách tích cực trong việc giành và giữ quyền lực thống trị của mình. Ở Việt
Nam, sau chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ ra đời từ cuối thế kỷ XIX, cùng với
kỹ thuật in chữ rời, in hoạt bản - báo in với tư cách là loại hình truyền thông đại
chúng mới ra đời. Ở Nam Kỳ, nghề in hoạt bản xuất hiện sớm nhất ở nước ta (do
đội quân viền chinh Pháp xâm lược mang vào cùng với súng ống, đạn dược), do đó,
báo chỉ cũng sớm bắt đầu từ đây

Hơn bốn thế kỷ ra đời và phát triển chậm chạp của báo in, với những phát minh
khoa học cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ xx báo phát thanh đã ra đời và phát triển
nhanh chóng vào những năm 1920. Có thể nói rằng, phát thanh ra đời đã tạo ra
cuộc bùng nổ truyền thông lần thứ hai, ngay lập tức trở thành công cụ thể hiện
quyền lực chính trị lợi hại và làm cho các nhà cầm quyền lo sợ. Năm 1939, nước
Đức (và một số nước phương Tây) ban hành văn bản pháp luật cấm nghe đài phát
thanh nước ngoài, theo đó, ai vi phạm sẽ bị xử tử hình. Còn ở Liên Xô, người ta
không sản xuất máy thu thanh để có thể bắt được sóng ngắn (dưới 25m), vì lo ngại
người dân nghe đài phương Tây; ở Bắc triều Tiên ngày nay cũng tương tự.

Những năm 1930, truyền hình ra đời và phát triển mạnh mẻ vào những năm 1950.
Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo, điều này đã tạo tiền đề cho
cuộc bùng nỗ truyển thông lần thứ ba thông qua việc tạo lập và kết nối các phương
tiện truyền thông đại chúng thành một hệ thống giữa các trạn.
liên lạc mặt đất và vũ trụ

Năm 1967, trong Bộ Quốc phòng Mỹ, người ta đã kết nối thử nghiệm thành công
10 máy vi tính; hơn mười năm sau, hệ thống máy vi tính toàn cầu được khai sinh.
Hiện nay, mạng thông tin toàn cầu Internet - xa lộ thông tin siêu tốc, kênh truyền
thông đa phương tiện đã kết nối toàn thế giới lại với nhau, làm xuất hiện những
khái niệm làng toàn cầu, rồi ngôi nhà toàn câu. Các phương tiện truyền thông, các
phương thức truyền thông được kết nối thành một hệ thống liên hoàn, có thể tạo ra
những sự bùng nổ trong tương lai gần mà ít ai có thể trù tính hết.

Ngày nay, với kỹ thuật và công nghệ truyền thông số, hoạt động truyền thông đang
diễn ra trong môi trường truyền thông số. Môi trường truyền thông số, nền tảng là
các thế hệ kỹ thuật - công nghệ số, đã và đang làm thay đổi tư duy, phương cách
giao tiếp, hành xử và mọi hoạt động của con người trên mọi lĩnh vực đời sống xã
hội. Hàng loạt khái niệm mới, lý thuyết mới trong lĩnh vực truyền thông đã và đang
chi phối nhận thức, thái độ và hành vi của con người và xã hội.

1.3. Phân loại truyền thông


Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau cho các dạng
thức truyền thông.

- Căn cứ vào tính chủ đích trong truyền thông có thể phân chia thành truyền thông
kinh nghiệm, truyền thông không chủ đích và truyền thông có chủ đích.
+ Truyền thông kinh nghiệm: Là dạng thức hoạt động truyền thông được thực hiện
như là những kinh nghiệm được hình thành trong quá trình sống của cá nhân,
nhóm, cộng đồng. Hoạt động giao tiếp thông thường nhằm thoả mãn những yêu cầu
tối thiểu trong cuộc sống của cá nhân trong gia đình, cộng đồng đòi hỏi rất nhiều
các hình thức truyền thông kinh nghiệm.

+ Truyền thông có chủ đích: Là dạng thức hoạt động truyên thông có mục đích,
được xác định rõ ràng với các kế hoạch, quá trình truyên thông. Truyên thông có
chủ đích bao giờ cũng xuất phát từ mục đích của những người tham gia vào hoạt
độngtruyền thông. Có nhiều nhóm mục đích khác nhau nếu có nhiều cá nhân/nhóm
cùng tham gia vào hoạt động truyền thông. Các hoạt động truyền thông, được thực
hiện bởi các nhà truyền thông chuyên nghiệp luôn là hoạt động truyền thông có chủ
đích. Tính chủ đích thể hiện cao ở các chương trình/dự án, chiến dịch truyền thông
với những chiến lược và các mục tiêu gắn kết, thống nhất cho nhiều hoạt động
truyền thông có tổ chức trong các thời điểm khác nhau hoặc cùng thời điểm nhằm
đạt được sự tác động mạnh mẽ hơn hướng tới đích.

+ Truyền thông không chủ đích: Là hoạt động truyền thông không có mục đích cụ
thể, hoặc tạo ra những kết quả ngoài mục đích của những người tham gia truyền
thông. Loại truyền thông này chủ yếu là hoạt động giao tiếp hàng ngày, ngẫu nhiên
của con người hoặc các nhóm bạn bè. Nhìn chung, truyền thông không chủ đích là
loại hoạt động truyền thông không xảy ra đối với các nhà truyền thông chuyên
nghiệp.

- Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông, có
truyên thông trực tiếp và truyên thông gián tiếp
+ Truyên thông trực tiếp: Là dạng thức hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp
xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và
nhóm đối tượng truyền thông). Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1 - 1
nhóm (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1 -1
nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm (ví
dụ: thảo luận nhóm nhỏ trong một hội thảo)... Một số dạng thức truyền thông biểu
diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyết trước đám đông cũng
thuộc nhóm truyền thông trực tiếp.

+ Truyền thông gián tiếp: Là dạng thức hoạt động truyền thông trong đó những chủ
thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với công chúng/đối tượng tiếp nhận, mà
thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất
trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện kỹ
thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp. Ví dụ:
truyền thông nhờ sự hỗ trợ của bưu điện (gửi một bức thư hoặc nói chuyện qua điện
thoại...), nhờ sự hỗ trợ của Internet (chat, chat voice, webcam, e-mail, forum, qua
mạng xã hội..), truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo,
tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, các website...

- Cắn cứ vào phạm vi tham gia và ảnh hưởng của truyền thông có thể phân chia
thành truyên thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và
truyền thông đại chúng

+ Truyền thông nội cá nhân: Là quá trình truyền thông diễn ra trong mỗi cá nhân
do tác động hay kết nối với môi trường bên ngoài. Truyền thông nội cá nhân của
mỗi cá nhân càng tích cực và chủ động bao nhiêu, quá trình tích lũy kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm càng cao bấy nhiêu. Chẳng hạn, cùng nghe một buổi nói
chuyện, cùng đọc một cuốn sách... nhưng ai có năng lực tư duy, kết nối tốt và tích
cực, chịu tự tổng kết,... thì sẽ thu được nhiều điều bổ ích cho bản thân. Đó là biểu
hiện cụ thể của năng lực kết nối, tư duy chủ động, tích cực và có chủ đích. Dạng
thức truyền thông này diễn ra thường xuyên, liên tục ở mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, không có truyền thông nội cá nhân. Nhưng,
nhận diện dạng thức truyền thông này là nhằm đề cao năng lực tư duy theo hướng
chủ động và tích cực của cá nhân - yếu tố rất quan trọng trong quá trình tạo lập
"vốn con người" trong quá trình hình thành kinh tế tri thức, quá trình thế giới đang
bị làm phẳng.
+ Truyền thông liên cá nhân: Là dạng thức truyền thông, trong đó các cá nhân tham
gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, kiến thức, suy nghĩ, tình cảm..., tạo ra
sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi. Đó là quá
trình thông tin - giao tiếp và liên kết các cá nhân, chịu tác động và ánh hưởng lẫn
nhau, theo phương ngôn người Việt "gân mực thì đen, gân đèn thì rạng" . Truyền
thông cá nhân bao hàm cả truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp

+ Truyền thông nhóm: Là dạng thức truyền thông được thực hiện và tạo ảnh hưởng
trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể. Thông thường, truyền
thông nhóm được phân chia thành hai loại chính: truyền thông 1 - 1 nhóm, giữa các
nhóm và truyền thông trong nhóm. Khác với truyền thông liên cá nhân, truyền
thông nhóm và truyền thông 1 - 1 nhóm, truyền thông trong trong nhóm... đòi hỏi
kỹ năng giao tiếp ở cấp độ cao hơn, khả năng liên kết rộng hơn.

+ Truyền thông 1- 1 nhóm: Là loại hoạt động truyền thông trong đó nhà truyền
thông hướng hoạt động của mình vào một nhóm xã hội nào đó, với các tác động có
chủ đích. Khái niệm "nhóm" trong truyên thông 1 - 1 nhóm cũng có thể bao hàm
"nhóm lớn","nhóm nhỏ". Nhìn chung, phạm vi nhóm nhỏ được sử dụng nhiều hơn
trong các kỹ năng truyền thông 1 - 1 nhóm.

+ Truyền thông trong nhóm: Là dạng thức hoạt động truyền thông, trong đó sự chia
sẻ thông tin, kiến thức, suy nghĩ, tình cảm được thực hiện bởi các cá nhân trong
nhóm được xác định. Môi trường và phạm vi của truyền thông nhóm phụ thuộc vào
phạm vi, tính chất, đặc biệt là quy tắc, mục tiêu và trình độ phát triển của nhóm
trong mối quan hệ với các thông điệp của quá trình truyền thông.

+ Truyền thông đại chúng: Là hoạt động truyền thông - giao tiếp hướng đến các
nhóm xã hội lớn, trên phạm vi rộng rãi được thực hiện thông qua các phương tiện
kỹ thuật và công nghệ truyền thông. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu
biểu như sách, báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình,
quảng cáo, các dạng thức truyền thông trên mạng Internet, băng, đĩa hình và âm
thanh... phát hành rộng rãi.

- Các dạng thức truyền thông khác như, thông tin - giáo dục- truyền thông, tuyên
truyền vận động, truyên thông thay đổi hành vi, truyền thông - vận động xã hội.
+ Thông tin - giáo dục - truyền thông: Là loại hình truyền thông có chủ đích sử
dụng phối hợp 3 dạng truyền thông ứng với 3 mục đích: thông tin (cung cấp những
thông tin nền, cơ bản, bao gồm các kiến thức nên, kiến thức chuyên biệt và các kỹ
nắng cần thiết nhất, những thông tin cập nhật... về vấn đề cần truyền thông); giáo
dục (không chỉ hướng vào các đối tượng đang cần những thông tin này mà cả
những người liên quan hoặc sẽ cần đến trong tương lai, nhằm tạo nên sự thông
hiểu, chia sẻ) và truyền thông (chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức nhằm nhân lên
những kiến thức - kỹ năng - kinh nghiệm nhằm kết nồi và thúc dấy những thay đổi
trong nhận thức, thái độ và hành vi). Bởi vì, muốn thay đổi nhận thức, thái độ và
hành vi thì cần cung cập Kiến thức, chia sé kỹ năng và kinh nghiệm thông qua quá
tinh thông tin - giao tiếp. Cho nên, vấn đề tạo lập môi trường thông tin - giao tiếp
phong phú, đa dạng và nhiều chiều có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Tuyên truyên vận động xã hội: Là sự hỗ trợ tích cực một vấn đệ.
một sự nghiệp và cố gắng làm cho những người khác cùng ủng hội vấn để, sự
nghiệp đó. Đó cũng là nhóm các hoạt động truyền thông mà những người làm
truyền thông lên tiếng, làm mọi người chú ý một vấn đề quan trọng và hướng
những người có quyền ban hành chính sách, ra quyết định hướng vào giải pháp hay
quyết sách hợp lý. Chính vì vậy, người ta cũng có thể gọi loại hình truyền thông có
chủ đích này với một tên gọi khác là vận động gây ảnh hưởng. Trong loại hình này,
tính chất thuyết phục được thể hiện rõ nhất và thường sử dụng hình thức chiến dịch
truyền thông nhiều hơn.

Tương tự, truyền thông - vận động xã hội cũng nhằm tham gia giải quyết các vấn
đề lớn mà chiến dịch truyền thông hướng tới. Thông thường, nhóm đối tượng
truyền thông - vận động xã hội tập trung vào ba hướng chính.

Hướng thứ nhất, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chiến dịch truyền thông;
tập trung chủ yếu vào việc ban hành các vẫn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn,
trong quá trình thực hiện Nghị định (NĐ) số 49 của Chính phủ về miễn giảm học
phí cho học sinh, người ta phát hiện nhiều hộ thuộc nhóm cư dân thôn đảo, làng
chài... của các phường thuộc thành phố ven biển, tuy không thuộc diện điều chỉnh
của NĐ số 49 nhưng thực sự thuộc diện nghèo, không có khả nắng đóng học phí
cho con em đi học. Do đó, cần thực hiện chiến dịch truyền thông - vận động xã hội
để có thể sửa đổi, bổ sung NĐ này theo hướng có lợi cho con em các hộ nghèo ở
các địa bàn nêu trên. Nhóm đối tượng cần truyền thông - vận động xã hội theo
hướng này chủ yếu tập trung vào các nhà hoạch định chính sách, nhóm các nhà lập
pháp.
Hướng thứ hai, cần tạo sự ủng hộ của các cơ quan hành pháp, các cơ quan quản lý
trong thể chế chính trị đối với chiến dịch truyền thông, nhất là trong việc triển khai
nhân rộng cái mới. Nhóm đối tượng chủ yếu của chiến dịch truyền thông - vận
động xã hội theo hướng này là các cơ quan, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong bộ máy
hành pháp, trong thể chế hành chính cũng như các tổ chức khác trong hệ thống tư
pháp.

Hướng thứ ba, cần tạo sự ủng hộ rộng rãi của dư luận xã hội (DLXH) đối với chiến
dịch truyền thông. Nhóm đối tượng chủ yếu cần tập trung là các nhà hoạt động văn
hóa - xã hội, những người có uy tín trong cộng đồng và giới truyền thông. Nhóm
đổi tượng này thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ tác
động đến DLXH và cộng đông nói chung để có thế tạo bâu không khí ủng hộ.

+ Truyền thông thay đổi hành vi:


Là hoạt động truyền thông lấy việc thay đổi hành vị làm mục đích trực tiếp, có kế
hoạch nhằm tác động vào tình cảm, lý trí của các nhóm đối tượng, từ đó nâng cao
nhận thức, kỹ năng, hình thành thái độ tích cực, làm cho đối tượng chấp nhận, thay
đổi và duy trì hành vi mới có lợi cho các vấn đề truyền thông trong việc tham gia
giải quyết các vấn đề xã hội.

Truyền thông thay đổi hành vi cũng là một quá trình truyền thông, nhưng nó lấy
mục tiêu thay đổi hành vi và duy trì hành vị bền vững làm tiêu chí đánh giá chủ yếu
những nỗ lực và mức độ thành công của hoạt động truyền thông.

Truyền thông thay đổi hành vi là chiến lược truyền thông được thể hiện qua nhiều
cấp độ khác nhau để khuyến khích và duy trì các thay đổi hành vi nhằm giảm các
nguy cơ của cá nhân và cộng đồng bằng cách chuyển tải các thông điệp phù hợp
với từng nhóm đối tượng trên các kênh truyền thông khác nhau. Kết quả của truyền
thông thay đổi hành vi là các nhóm đối tượng đều có thể có sự thay đổi về hành vi
một cách bền vĩng (chứ không chi dừng lại ở nhận thức và thái độ, hay sự thay đổi
hành vị chi trong một thời điểm ngắn, sau lại quay về hành vi cũ) phù hợp với
những hành vi mong muốn thay đổi của chiến dịch truyên thông.

1.4. Các yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự tuyến tính thời gian, trong đó
bao gồm, các yếu tố tham dự chính sau đây:

+ Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và thường khỏi xướng quá trình
truyền thông. Nguồn phát là một người, một nhóm người hay tổ chức, mang nội
dung thông tin (thông điệp) trao đổi (hoặc với mục đích lan truyền) với người khác
hay nhóm xã hội khác. Có nguồn chính thức và phi chính thức.

+ Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp
nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến,
hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật... được mã hóa theo một
hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng
chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết,
hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt,... của con người được sử dụng để
chuyển tải thông điệp. Thông điệp truyền thông là tập hợp ký hiệu có cấu trúc chặt
chẽ, có nghĩa, được dùng để trao đổi giữa chủ thể và công chúng/ nhóm đối tượng
truyền thông.

+ Kênh truyền thông: Là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông
điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể,
người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá
nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền
thông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện... Kỹ thuật và công nghệ số đang tạo
ra những khả năng vô tận cho quá trình truyền dẫn, quảng bá, giao tiếp và sáng tạo
thông điệp truyền thông.

+ Người nhận: Người nhận hay công chúng/nhóm đối tượng truyền thông là cá
nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp. Hiệu quả của truyền thông được xem
xét trên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công
chúng/ nhóm đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem
lại. Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ
cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện
hành vi khởi phát quá trình truyền thông.

+ Phản hồi Hiệu lực, hiệu quả: Là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ
công chúng/nhóm đổi tượng tác động trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo
hiệu quả của hoạt động truyền thông. Trong một số trường hợp, mạch phản hồi
bằng không hoặc không đáng kế. Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không
hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng/ nhóm đối tượng truyền thông. Dòng
phản hồi càng lớn về quy mô và cường độ thì năng lực, hiệu lực truyền thông càng
cao và càng dễ tạo hiệu quả truyền thông cao.

+ Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch khó được dự tính trước trong quá trình truyền
thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật...) dẫn đến tình trạng thông
điệp, thông tin. bị tiếp nhận sai lệch.
Quá trình truyền thông còn tính đến các yếu tố khác. Đó là hiệu lực và hiệu quả
truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra hiệu ứng ở công chúng/nhóm
đối tượng truyền thông, thu hút sự chú ý, sự tham gia từ công chúng/nhóm đối
tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội vệ nhận thức, thái độ và
hành vi xã hội của công chúng/nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra phù hợp với
mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng
chặt chẽ với nhau; có thể có quan hệ thuận và quan hệ nghịch.

2. Truyền thông hiệu quả về thương hiệu


2.1. Khái niệm
Truyền thông thương hiệu (Brand Communication) là chuỗi hoạt động quảng
cáo và truyền thông xã hội mà các công ty sử dụng để giao tiếp với khách hàng
hiện tại và khách hàng tiềm năng. Mục tiêu là tác động đến suy nghĩ của khách
hàng về thương hiệu và tầm quan trọng của thương hiệu đến cuộc sống của họ.

Theo John Raffetto - Giám đốc điều hành của Raffetto Herman Strategic
Communications: “Thương hiệu là loại tài sản không ngừng được phát triển bởi
nhiều yếu tố, cả chủ ý lẫn vô ý. Một chiến dịch quảng cáo được xem là có chủ
ý khi thông điệp thương hiệu được xem xét cẩn thận, nhắm đúng đối tượng và
đúng thời điểm. Cuộc khủng hoảng PR có thể hủy hoại nỗ lực truyền thông
thương hiệu qua nhiều năm. Truyền thông thương hiệu là sự quản lý khéo léo
cả hai khía cạnh để nắm được những điều mong muốn, đồng thời bảo vệ khỏi
những điều không mong muốn.”

2.2. Vai trò của truyền thông thương hiệu


Truyền thông thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc phát
triển trên thị trường, cụ thể như sau:
Cải thiện uy tín: Thông qua cả thiết kế sản phẩm và truyền thông thương hiệu, công
ty có thể nâng cao uy tín của mình đối với sản phẩm và dịch vụ. Nỗ lực này khiến
khách hàng tin rằng thương hiệu sẽ vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh, qua
đó thu hút được nhiều khách hàng hơn
Tạo sự khác biệt rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh: Với thông điệp thống nhất dựa
trên các tuyên bố về giá trị, công ty có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn
nhằm nâng cao năng lực trên thị trường lẫn tư duy lãnh đạo
Thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu: Trong tâm trí khách hàng, một thương
hiệu có truyền thông nhất quán là một thương hiệu đáng tin cậy và dễ tạo trung
thành. Các công ty nhận được sự ủng hộ theo thời gian bằng cách lặp đi lặp lại
những trải nghiệm truyền thông thương hiệu tích cực và đáng tin cậy
Mở rộng thị trường: Theo thời gian, truyền thông thương hiệu nhất quán sẽ tạo góp
phần tăng thị phần cho công ty, khiến thương hiệu trở nên phù hợp hơn và dễ nhận
biết hơn.
2.3. Cách thức tạo chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả
Kế hoạch truyền thông thương hiệu là một công cụ mà các công ty sử dụng để định
vị thương hiệu mạnh mẽ, độc đáo và chân thực. Một thông điệp sáng tạo và gắn kết
trên quảng cáo, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số giúp
thương hiệu tạo ra vị trí nhất quán mà khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và tin
tưởng.
- Một số câu hỏi cần đặt ra khi xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu:
Quảng bá thương hiệu nhằm mục tiêu gì?
Củng cố vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng hay giúp khách hàng nhận ra
thương hiệu của bạn một cách nhất quán? Nói chung, mọi thứ bạn làm phải góp
phần xây dựng niềm tin, gắn kết giữa các khách hàng, đồng thời truyền cảm hứng
cho những người trung thành và ủng hộ thương hiệu.
Đối tượng mục tiêu là ai?:
Xác định nhóm người tiêu dùng mà bạn đang nhắm đến, cũng như các nhu cầu và
khó khăn họ có thể gặp phải mà thương hiệu của bạn có thể giải quyết. Để làm
được điều đó, hãy tiến hành cả nghiên cứu định lượng và định tính để thu thập
thông tin chi tiết về họ và cân nhắc các yếu tố như ngay bây giờ họ đang mua gì, họ
đang tương tác với thương hiệu nào và những gì họ có thể có trên thị trường trong
tương lai.
Bạn đang bán sản phẩm hay dịch vụ gì?:
Tập trung quảng bá thương hiệu của bạn vào sản phẩm hoặc dịch vụ - những gì
người tiêu dùng nhận được. Đặt ra các câu hỏi như “Tôi nhận được gì từ sản phẩm
đó?” hay “Điều đó làm cho cuộc sống của tôi tốt hơn, dễ dàng hơn, v.v. như thế
nào?”

Tại sao mọi người nên tin tưởng vào thương hiệu của bạn?:
Hãy dành thời gian xác định những điểm mấu chốt đem lại lợi ích chính cho
thương hiệu của bạn. Nó có thể là tạo ra một lộ trình sản phẩm được cân nhắc kỹ
lưỡng hoặc liệt kê chi tiết về những cải tiến sản phẩm trong từ quá khứ đến nay.
Thông điệp tổng thể của thương hiệu là gì?:
Thông điệp chính của thương hiệu phải hấp dẫn, lôi cuốn, rõ ràng, ngắn gọn và
truyền cảm hứng, nhưng đủ đơn giản để khách hàng dễ dàng ghi nhớ và liên kết với
thương hiệu của bạn. Hãy cân nhắc việc tạo một bản tóm tắt thương hiệu, trong đó
nêu chi tiết các thành phần khác nhau trong thông điệp thương hiệu để các bên liên
quan hiểu được mục tiêu của bạn và có thể đưa ra phản hồi. Cuối cùng, hãy đảm
bảo cộng tác với các bên nội bộ để tổ chức tất cả các hoạt động truyền thông tiếp
thị và thương hiệu xung quanh thông điệp chính của thương hiệu.
Bạn muốn mọi người cảm nhận hoặc suy nghĩ như thế nào về thương hiệu của bạn?
Bạn có muốn họ hành động, cảm nhận hoặc thực hiện một hành động nhất định
sau khi tương tác với thương hiệu của bạn không? Sau khi quyết định được phản
hồi mong muốn, hãy xác định nội dung và cách thức bạn nên giao tiếp để nhận
được phản hồi đó để thu hút khán giả tương tác và tìm hiểu thêm về thương hiệu
của bạn. Hãy luôn làm cho hoạt động truyền thông thương hiệu của bạn trở nên khả
thi bằng cách yêu cầu khách hàng liên hệ với đại diện bán hàng hoặc dùng thử sản
phẩm mới.
Thời gian và cách thức giao tiếp như thế nào?:
Ở bước tiếp theo, hãy lập kế hoạch nhất quán để tiếp cận đối tượng mục tiêu và
khiến họ tương tác với thương hiệu của bạn. Mỗi kênh liên lạc cần có 1 bản kế
hoạch khác nhau.
Khách hàng sẽ dễ tiếp nhận thông điệp của bạn ở đâu nhất và kênh này có phù hợp
với chiến lược của bạn không?:
Xây dựng và phát triển một kế hoạch truyền thông toàn diện nhằm truyền tải thông
điệp và câu chuyện thương hiệu thông qua nhiều kênh khác nhau. Hãy tập trung
đẩy mạnh giao tiếp trong những thời điểm khách hàng cởi mở nhất để tương tác,
lắng nghe và hành động theo mong muốn của bạn.
Bạn sẽ đo lường thành công bằng cách nào?: Xác định các số liệu để đo lường xem
kế hoạch truyền thông của bạn có thành công hay không và liệu chúng có giúp bạn
đạt được các mục tiêu lớn lao hơn của doanh nghiệp hay không.

- 5 bước xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu hiệu quả:
Bước 1: Xác định mục tiêu của thương hiệu
Hãy bắt đầu bằng cách xác định chính xác những gì thương hiệu của bạn muốn đạt
được, chẳng hạn như gia nhập thị trường mới hoặc mở rộng tệp khách hàng.
Sau đó, xác định cách bạn sẽ đạt được những mục tiêu này khi sử dụng các kế
hoạch truyền thông chiến lược phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh, từ Marketing,
bán hàng đến tiếp thị sản phẩm và phát triển phần mềm.
Bước 2: Xác định đối tượng và thị trường mục tiêu
Thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng để hiểu rõ hơn về thị trường mục
tiêu cũng như nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Việc tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận họ sẽ giúp bạn tối đa hóa nỗ lực giao tiếp của
mình một cách hiệu quả.
Bước 3: Phát triển thông điệp thương hiệu
Sau khi xác định được mục tiêu và đối tượng mục tiêu của mình, hãy bắt đầu phát
triển thông điệp thương hiệu cụ thể mà bạn tin rằng sẽ gây được tiếng vang. Nhấn
mạnh các tuyên bố về giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ cùng những lợi ích mang đến
cho khách hàng.
Bước 4: Tạo kế hoạch hành động chiến lược
Xác định chính xác cách bạn truyền đạt thông điệp thương hiệu của mình tới đối
tượng mục tiêu. Đó là kênh truyền thống và kỹ thuật số nào? Tần suất liên lạc như
thế nào?
Tính nhất quán là chìa khóa, vì vậy hãy triển khai một kế hoạch cho phép liên lạc
thường xuyên để duy trì vị trí hàng đầu cho thương hiệu của bạn.
Bước 5: Xác định các thước đo thành công
Bước cuối cùng là chọn các số liệu mà bạn sẽ sử dụng để đo lường thành công như
số lượng khách hàng mới, tỷ lệ tương tác với các nỗ lực truyền thông cụ thể

2.4. Tổng quan về thương hiệu Bridget

Chương 2. Nền tảng mạng xã hội


3.1.
Mạng xã hội là một thuật ngữ được dịch ra từ khái niệm của “Social Network”.
Hàm ý chỉ các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng để
kết nối và tương tác với nhau qua internet. Mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra
các hồ sơ cá nhân, thêm bạn bè hoặc người theo dõi khác vào danh sách của mình.
Và sau đó, người dùng có thể viết bài, đăng hình ảnh hoặc chia sẻ nội dung đa
phương tiện với những người khác.
Mục tiêu của mạng xã hội là tạo ra một môi trường trực tuyến để mọi người thể
hiện bản thân, trao đổi thông tin và tạo cơ hội giao lưu với người khác. Thêm vào
đó, bạn có thể kết nối với tất cả mọi người, cho dù họ ở đâu, khi nào và làm gì.
Như vậy, bạn sẽ biết được dòng trạng thái chia sẻ cuộc sống của người thân và bạn
bè của mình. Cũng như bạn có thể tương tác và gặp gỡ họ một cách dễ dàng thông
qua hình thức trực tuyến.
Chưa hết, mạng xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn đến cách con người tương tác và
“tiêu thụ” các nội dung trực tuyến. Ngoài việc kết nối cá nhân, mạng xã hội cũng
có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ kinh doanh và quảng cáo đến
chính trị và giáo dục. Và để đi bắt đúng nhịp xã hội hiện nay, bất kỳ cá nhân hay tổ
chức nào cũng phải biết đến mạng xã hội.
3.2. Xu hướng mạng xã hội bùng nổ ngày nay
Sự bùng nổ của mạng xã hội ngày nay tiếp tục phản ánh sự gia tăng về sự phổ biến
và ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội trong xã hội hiện đại.
- Tiktok và video ngắn liên tục bùng nổ:
Nhìn vào sự thành công của Tiktok, chúng ta có thể thấy rằng cộng đồng ngày càng
ưu ái những nội dung ngắn gọn, sáng tạo, dễ tương tác. Hiện nay nhiều shop bán
hàng, thương hiệu tên tuổi đều đã có mặt tại trên tiktok với những video ngắn chất
lượng được đầu tư cả về nội dung và hình ảnh. Tính năng đề xuất của Tiktok giúp
bạn có thể tiếp cận tới khách hàng mục tiêu của mình bằng những nôi dung mà họ
quan tâm.Sự ra mắt của tính năng Tiktok Shop cùng với hoạt động livestream sôi
nổi đã khiến Tiktok nâng cao vị thế của mình.
- Postcast ngày càng được ưu chuộng, định dạng âm thanh
Podcast được nhận định là mạng xã hội chia sẻ âm thanh phổ biến nhất. Nền tảng
này được nhiều người ưa chuộng bởi tính thuận tiện và đa nhiệm. Bạn có thể tận
hưởng Podcast mọi lúc mọi nơi chỉ với một chiếc smartphone. Nội dung trên
Podcast ngày càng chất lượng và mang tới người dùng nhiều giá trị hơn.
Tiếp thị truyền thông theo hình thức kể chuyện đã và đang trở thành phương thức
mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Ưu điểm của phương thức này đó chính là độ tin
cậy và hiệu quả cao. Với Podcast, bạn có thể dễ dàng chia sẻ những câu chuyện về
thương hiệu hay sản phẩm một cách sâu sắc và chi tiết nhất.
- Mạng xã hội Facebook:
Có vô số trang mạng xã hội mới, tuy nhiên Facebook vẫn luôn được người dùng ưu
ái hơn cả. Sở hữu những tính năng ưu việt, Facebook được nhiều doanh nghiệp lựa
chọn làm kênh marketing chính. Bên cạnh trang cá nhân, bạn có thể tạo các trang
fanpage để cung cấp nội dung và kết nối với khách hàng hiệu quả.
Xây dựng cộng đồng chất lượng cũng là một trong những xu hướng phát triển của
facebook trong năm 2023. Ngoài ra các tính năng như Facebook reels, định dạng
video và quảng cáo trên facebook ngày càng được nâng cấp, mang lại hiệu quả cao
cho người dùng. Sức mạnh của AI giúp các hoạt động quảng cáo trên facebook tối
ưu ngân sách đáng kể.
- Mạng xã hội instagram
Instagram là nền tảng chia sẻ hình ảnh chất lương hàng đầu hiện nay nhận được sự
ưu ái của người dùng thế hệ gen Z. Rất nhiều KOL, KOC nổi tiếng lựa chọn
instagram để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Thêm vào đó, hoạt động
kinh doanh trên Instagram cũng diễn ra sôi nổi. Những hình ảnh chỉn chu được sắp
sếp theo bố cục bắt mắt đã giúp nhiều thương hiệu làm đẹp, thời trang gây ấn tượng
với khách hàng. Nhìn nhận được điều đó, nền tảng đã và đang không ngừng nâng
cấp và phát triển các tính năng mới để đáp ứng những mong muốn của người dùng.
3.3
Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với người tiêu dùng rất đa dạng và có thể được
thấy qua nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:
- Tạo Ra Nhu Cầu Tiêu Dùng Mới:Mạng xã hội có thể tạo ra hoặc tăng cường nhu
cầu tiêu dùng bằng cách quảng cáo sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả. Việc
theo dõi các blogger, người nổi tiếng, và đánh giá từ người dùng khác có thể
khuyến khích người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm mới.
- Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sắm: Các ý kiến, đánh giá, và phản hồi từ cộng
đồng trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu
dùng. Sự phổ biến của "influencers" cũng có thể thúc đẩy một số xu hướng tiêu
dùng.
- Tạo Ra Xu Hướng Mới:Mạng xã hội thường là nơi phát triển và lan truyền các xu
hướng mới, từ thời trang đến ẩm thực và văn hóa. Người tiêu dùng thường cảm
thấy tò mò và muốn tham gia các xu hướng này.
- Gây Áp Lực Về Hình Thể và Cuộc Sống Lý Tưởng: Việc theo dõi các tài khoản
mạng xã hội của những người có cuộc sống hoàn hảo và hình thể đẹp có thể gây ra
áp lực tinh thần và cảm giác tự ti đối với người tiêu dùng.
- Tạo Ra Kênh Tiếp Thị Mới cho Doanh Nghiệp: Mạng xã hội cung cấp một kênh
tiếp thị và quảng cáo hiệu quả cho các doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận một lượng
lớn khách hàng tiềm năng và tạo ra sự nhận thức về thương hiệu.
- Tăng Cường Tương Tác và Tham Gia Cộng Đồng: Mạng xã hội cung cấp một nền
tảng cho người tiêu dùng để tương tác, chia sẻ ý kiến, và tham gia vào các cộng
đồng trực tuyến với những người có cùng sở thích và ý kiến.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mạng xã hội cũng có thể mang lại một số tác động
tiêu cực, bao gồm sự lãng phí thời gian, lạm dụng thông tin, và tạo ra cảm giác cô
lập trong một số trường hợp. Điều này cũng cần được xem xét khi đánh giá sự ảnh
hưởng của mạng xã hội đối với người tiêu dùng.

You might also like