You are on page 1of 28

BÀI GIẢNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN
BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
ThS. Phạm Duy Phúc
Khoa BC&TT – ĐHKHXH&NV
Đại học Quốc gia TP.HCM

Địa điểm: ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM


Thời gian: tháng 10/2021
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Học xong chuyên đề này, SV sẽ đạt được:


+ Về kiến thức: Hiểu biết một cách hệ thống về các chỉnh
thể quan trọng của báo chí với tư cách là một hình thức
hoạt động truyền thông đại chúng phổ biến nhất trong xã
hội hiện đại; gồm những kiến thức về truyền thông, báo
chí, nhà báo, công chúng; có nền tảng lý thuyết căn bản
để ứng dụng, thực hành trong tác nghiệp báo chí hoặc
lập kế hoạch và xử lý khủng hoảng truyền thông.
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Học xong chuyên đề này, SV sẽ đạt được:


+ Về kỹ năng: Có khả năng nghiên cứu, lý giải một cách
khoa học, khách quan về các hiện tượng báo chí và
truyền thông cụ thể; nhận diện, phê bình tác phẩm báo
chí, sản phẩm truyền thông thuộc các thể loại khác nhau;
phân tích điểm mạnh và yếu của từng loại hình báo chí
và truyền thông để lựa chọn công việc, ngành nghề
chuyên môn phù hợp.
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Học xong chuyên đề này, SV sẽ đạt được:


+ Về thái độ: có niềm tự hào, lòng đam mê nghề nghiệp
và ý thức trách nhiệm xã hội đối với nghề báo nói riêng
và nghề truyền thông nói chung; chuyên cần và có tinh
thần cầu tiến trong học tập, rèn luyện; cẩn trọng và sáng
tạo trong thực hành, tác nghiệp; tích cực, chủ động hoàn
thiện dần những phẩm chất, kỹ năng thiết yếu cho một
người làm báo chí – truyền thông chuyên nghiệp tương
lai.
NỘI DUNG MÔN HỌC
Gồm 7 chủ đề:
1. Truyền thông & truyền thông đại chúng – Những
khái niệm cơ bản
2. Truyền thông & truyền thông đại chúng – Các vấn
đề cốt lõi
3. Vai trò của báo chí
4. Chức năng của báo chí
5. Nguyên tắc của hoạt động báo chí
6. Nhận diện nghề báo
7. Tư chất của nhà báo
CÁCH THI

Có ba cột điểm:
1. Điểm giữa học phần: chiếm 30%
2. Điểm kết thúc học phần: chiếm 70% (120 phút,
đề thi hình thức tự luận, không sử dụng tài liệu)
3. Điểm quá trình (phát biểu đóng góp cho bài
giảng, giờ thuyết trình, bài tập về nhà…): tính
điểm cộng vào điểm kết thúc học phần
Tài liệu tham khảo
 Nguyễn Văn Hà, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb ĐHQG
TPHCM, 2012
 The Missouri Group, Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, 2007
 Ulrik Haagerup, Tin tức kiến tạo, Nxb Trẻ, 2021
 Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, Nxb ĐHQG TPHCM,
2016
 Đinh Thị Thúy Hằng, Báo chí thế giới và xu hướng phát
triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2008
 phamduyphuc@hcmussh.edu.vn , 0918.387.075
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
• Bộ phim phỏng theo vụ điều tra
của nhóm "Spotlight" thuộc The
Boston Globe, một tờ báo duy trì
hoạt động điều tra lâu đời nhất tại
Hoa Kỳ
• Phim dựa trên một loạt các câu
chuyện thực của nhóm
"Spotlight", đạt giải thưởng
Pulitzer hạng mục Phục vụ cộng
đồng năm 2003
• Phim được 6 đề cử giải Oscar,
trong đó giành giải "Phim hay
nhất" và "Kịch bản gốc xuất sắc
nhất" năm 2016.
BÀI GIẢNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN
BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG

Topic 1: Những khái niệm cơ bản

Địa điểm: ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM


Thời gian: tháng 10/2021
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

KHÁI QUÁT

 Truyền thông có vai trò và


ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống con người và xã hội
loài người.

 Có thể nói: lịch sử phát triển


của truyền thông song hành
với lịch sử phát triển của xã
hội loài người.
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
KHÁI QUÁT

 Từ đầu thế kỷ XX, hoạt động


thông tin bùng nổ và phát triển
đa dạng về hình thức và loại
hình: không chỉ có sách, báo,
phát thanh, truyền hình mà còn
có phim ảnh, băng đĩa,
internet..

 Truyền thông đại chúng trở


thành một định chế quan trọng
trong xã hội hiện đại.
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


Thông tin (Information):
+ Hoạt động truyền tải, truyền giao tin tức thường từ
chủ thể phát tin đến chủ thể nhận tin (một chiều)
+ Chất lượng nội dung của thông điệp được truyền
tải, chuyển giao giữa chủ thể phát đến tiếp nhận
tin
+ Đối tượng, phương tiện, mục đích của hoạt động
truyền thông (gần nghĩa với tin tức -news).
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Truyền thông: (Communication)
 Là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay
các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau.
 Với tư cách là một hoạt động thực tiễn, truyền thông
gắn bó chặt chẽ với lịch sử loài người (hình thành xã
hội, hành động tập thể, truyền đạt kinh nghiệm, mở
rộng hiểu biết).
 Trong xã hội hiện đại truyền thông rất đa dạng, cách
hiểu, quan niệm về truyền thông rất phong phú (tùy
theo góc độ, phương pháp…)
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


Định nghĩa Truyền thông:
Truyền thông là hoạt động có ý thức của con
người, là một quá trình trao đổi và chia sẻ thông
tin, tình cảm, kĩ năng thông qua một phương tiện
với một hệ thống ký hiệu quy ước nhằm tạo mối
liên kết lẫn nhau dẫn đến sự thay đổi trong nhận
thức, hành vi.
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Các loại hình thông tin phổ quát:
Căn cứ vào “chất liệu, phương tiện truyền thông”,
phân loại thành:
• Truyền thông bằng ngôn ngữ: lời nói, chữ viết hay
hình ảnh, ký hiệu được quy ước (trò chuyện, thư từ,
đọc sách, xem phim…)
• Truyền thông phi ngôn ngữ: động tác, cử chỉ, điệu
bộ để thể hiện cảm xúc, thái độ (gật đầu tán thành,
tròn mắt ngạc nhiên…)
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Các loại hình thông tin phổ quát:
Căn cứ vào tiêu chí “Số lượng người tham gia truyền thông”,
phân loại thành:
• Nội nhân (intrapersonal): trao đổi thông tin trong bản thân một
người
• Liên cá nhân (interpersonal): thông tin giữa hai người
• Nhóm nhỏ (small group): thông tin giữa nhiều người (3-10)
• Nhóm lớn (large group): thông tin giữa nhiều người (10-150)
• Đại chúng (mass communication): là quá trình các nhà truyền
thông truyền đạt thông tin đến đông đảo công chúng trong xã
hội thông qua các phương tiện TTĐC
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


Các loại hình thông tin phổ quát:
Căn cứ vào “phương thức truyền thông”, phân loại
thành:
• Truyền thông mệnh lệnh
• Truyền thông dịch vụ
• Truyền thông liên kết
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


 Phương tiện truyền thông (medium [số nhiều:
media]): Khái niệm chỉ các dạng thể vật chất giúp
con người hiểu được nhau (lời nói, chữ viết, màu
sắc, ký hiệu, khói lửa, đốt thắt trên dây, dấu bẻ
cây trong rừng…).
 Phương tiện TTĐC (mass media): Khái niệm chỉ
các dạng thể vật chất kỹ thuật mang lại thông tin
cho số đông con người trong xã hội (sách, báo in,
tạp chí, radio, phim ảnh, tivi, internet…).
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
 Truyền thông đại chúng (mass communication): là hoạt
động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
- Thông tin được chuyển giao và có rất ít cơ hội có lại sự phản
hồi ngay từ người nhận
- Là một quá trình
- Thông qua một phương tiện
- Tác động nhiều người cùng một lúc
 Phân biệt với mass media (PTTTĐC), communications
media (chỉ chung tất cả các hình thức thông tin được chuyển
qua 1 kênh điện tử: cả hình thức cổ điển lẫn hiện đại)
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


 Truyền thông đa phương tiện (multimedia):
Khái niệm chỉ sự kết hợp giữa văn bản, số liệu,
hình ảnh, âm thanh, thiết kế đồ họa và hệ thống
các kỹ thuật khác nhau trên một môi trường thông
tin kỹ thuật số là Internet để làm cho nội dung
thông tin trở nên đa diện, thuyết phục và tăng
tính tương tác đối với người tiếp nhận.
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
 Tích hợp truyền thông (media convergence): Khái
niệm chỉ sự kết hợp các PTTT khác nhau (báo in, PT-
TH, báo trực tuyến) trong một cơ quan hay tổ chức
truyền thông để cùng thể hiện một nội dung truyền
thông hiệu quả hơn và tiếp cận được số lượng công
chúng lớn hơn.

 Tích hợp truyền thông còn để chỉ sự tập trung sở hữu


về TTĐC
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG
Theo mô hình kinh điển mà Wilbur Shramm
đưa ra năm 1982 – có 8 yếu tố sau:
1. Nguồn (S: source): cá nhân nói, viết, vẽ,.. hoặc
một nhóm người, một tổ chức truyền thông (cơ
quan báo chí, truyền hình…)
2. Thông điệp (M: message): Nội dung thông tin,
tin tức sẽ đưa ra trao đổi, những tín hiệu, ký hiệu,
mã số…(thể hiện bằng giấy, bằng sóng trên không
trung)…thường là ngôn ngữ quy ước
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG


Theo mô hình kinh điển mà Wilbur Shramm…
3. Thiết bị mã hóa (E: encoder): phương tiện
chuyển hóa thông điệp thành một dạng có thể
truyền đi được (sóng PT-TH, mạng cáp quang)
4. Kênh, mạch truyền (C: channel):phương tiện,
hệ thống truyền tải  chuyên chở thông điệp từ
nơi này đến nơi khác, từ người phát  người
nhận
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG


Theo mô hình kinh điển mà Wilbur Shramm…
5. Thiết bị giải mã (D: decoder): đảo ngược quy
trình mã hóa, làm thông điệp trở lại dạng ban đầu
vốn có, tác động trực tiếp đến giác quan người
nhận
6. Người nhận (R: receiver): nơi đến của thông tin
(người đọc, người nghe, người xem, người giải mã,
người được giao tiếp…) có thể là một cá nhân hoặc
một tập thể
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG


Theo mô hình kinh điển mà Wilbur Shramm…
7. Sự phản hồi (F: feedback): là sự tác động trở lại
từ người nhận  người phát tin. Đây là yếu tố
chứng tỏ truyền thông đã có hiệu quả.
 Thực chất phản hồi là một quá trình truyền
thông mới hoán đổi vị trí giữa chủ thể phát tin và
nhận tin còn những yếu tố khác có thể không đổi.
TRUYỀN THÔNG & TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG
Theo mô hình kinh điển mà Wilbur Shramm…
8. Tạp nhiễu (N: noise): bất kì hiện tượng nào xen
vào gây sự méo mó,sai lệch nội dung thông điệp
trong quá trình truyền thông.
 Có nhiều nhân tố gây tạp nhiễu như môi
trường xung quanh, yếu tố kỹ thuật, có khi do bản
thân đối tượng tiếp nhận.
 Có 4 yếu tố quan trọng nhất  tạo ra mô hình
kinh điển của truyền thông: SMCR (mô hình
Wilbur Shramm)  đây cũng là 4 mảng nội dung
quan trọng trong nghiên cứu báo chí, truyền
thông.
BÀI TẬP & THẢO LUẬN

Bài tập:
 Phân tích các yếu tố truyền thông cụ thể trong một hoạt
động truyền thông bất kỳ như: xem phim trên TV, nghe
nhạc qua radio, đọc tin tức trên báo in, truy cập thông tin
trên một trang web…
 Trình bày ngắn gọn (300-400 chữ) cách thức làm thế nào
để hoạt động truyền thông đạt hiệu quả.

You might also like