You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN
BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên: TS. Nguyễn Thúy Hằng


Sinh viên: Đào Thị Mai Ánh
Mã sinh viên: 21030585
Ngành: Thái Lan Học

Hà Nội – 2022
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong
mô hình truyền thông của Harold Laswell, Claude Shanon - Weaver, David
Kenneth Berlo và Stuart Hall.

Bên cạnh thuật ngữ “truyền thông” đã quá quen thuộc với chúng ta thì khái niệm
về “mô hình truyền thông” lại mang không quá phổ biến trong đời sống hằng ngày
và tương đối mới mẻ với nhiều người. Mô hình truyền thông được hiểu “là những
bản vẻ, các bảng, các biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các hình tượng,… được sử dụng để
quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất đồ họa, từ đó cho phép
dễ nhận biết và nhận thức sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau với một khái
niệm phức tạp như truyền thông” 1. Trên thế giới đã có nhiều mô hình truyền thông
khác nhau, tuy nhiên trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu để so
sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình truyền thông của Harold Laswell, Claude
Shanon - Weaver, David Kenneth Berlo và Stuart Hall.

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điểm tương đồng giữa 4 mô hình truyền
thông này. Đây đều là những mô hình để thể hiện những yếu tố trong quá trình
thông tin đi từ nơi phát đến nơi tiếp nhận nó. Thông qua các mô hình để mang đến
những hiểu biết toàn diện về quá trình truyền thông của thông tin và các giai đoạn
của nó. Điểm tương đồng tiếp theo đó là cả bốn mô hình truyền thông này đều dựa
trên quá trình thông tin gồm 4 yếu tố đó là: “Nguồn phát” (từ ai?) để chỉ người gửi
hay nguồn gốc của thông điệp, thông tin; “Thông điệp” (nói gì?) – nguồn thông tin
truyền đi ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ,…gì?; “Kênh” (bằng kênh nào?) –
phương tiện mà thông điệp đó đi được từ nguồn đến người nhận; “Người nhận”
(đến ai) – một người hay một nhóm người mà thông điệp đang hướng tới. Đó là 4
yếu tố cơ bản và cốt lõi nhất trong cả bốn mô hình truyền thông nêu trên. Đặc biệt,

1
Uỷ ban thường vụ Quốc Hội – Ban công tác đại biểu – Trung tâm bồi dưỡng đại biểu nhân dân, Một số
vấn đề lý luận về mô hình truyền thông (21/9/2018).
bốn mô hình đều thể hiện quá trình truyền thông theo một sơ đồ căn bản bao gồm 4
yếu tố đã nêu trên:

NGUỒN THÔNG KÊNH NGƯỜI


PHÁT ĐIỆP NHẬN

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những điểm khác biệt trong các mô hình
truyền thông của Harold Laswell, Claude Shanon - Weaver, David Kenneth Berlo
và Stuart Hall.

Thứ nhất là mô hình truyền thông của Harold Laswell, gồm có 5 yếu tố: Nguồn
phát => thông điệp => kênh truyền => người nhận => hiệu quả. Đây có thể coi là
một mô hình có sự đơn giản hơn so với cả 3 mô hình truyền thông còn lại, nó
không nhận lại quá trình giao tiếp mà chỉ tập trung vào các yếu tố cơ bản nhất.
Chính vì vậy nó hợp lệ cho bất kì loại giao tiếp hay phương tiện nào được tạo ra.
Nhưng đồng thời cũng chính bởi sự đơn giản nên so với các mô hình còn lại, mô
hình truyền thông của Harold Laswell lại không đề cập đến phản hồi từ người
nhận, mà đây cũng là một yếu tố quan trọng. Cũng không đề cập được đến những
cản trở, trở ngại đối với quá trình truyền thông tin, đó có thể từ các yếu tố ngoại
cảnh tác động hay từ một phần của kênh.

Thứ hai là mô hình truyền thông của Claude Shanon và Weaver. Có lẽ, nhận ra
được những thiếu sót trong mô hình truyền thông của Harold Laswell, Claude
Shanon và Weaver đã đưa ra một mô hình truyền thông có sự cải tiến và khắc phục
được những điểm còn thiếu sót đó. Bên cạnh 5 yếu tố thường thấy, mô hình này đã
có thêm 2 yếu tố vô cùng quan trọng đó là “Nhiễu” và “Phản hồi”. Yếu tố “nhiễu”
là những cái yếu tố có sự cản trở, gây nhiễu vào kênh – phương tiện truyền thông
tin. Còn “phản hồi” thể hiện sự phản hồi, những ý kiến của người nhận thông tin
đến với người gửi. Đặc biệt hơn nữa là mô hình này đã có sự xuất hiện của
“Encoder” – nghĩa là mã hóa thông điệp khi gửi đi và “Decoder” – tức giải mã
thông điệp đó để đến với người nhận. Đó chính là những sự cải tiến và khác trong
mô hình truyền thông của Claude Shanon và Weaver.

Thứ ba là mô hình truyền thông của David Kenneth Berlo. Mô hình này đã có sự
cải tiến từ mô hình truyền thông của Claude Shanon và Weaver, đồng thời có thêm
những yếu tố khác biệt hơn so với các mô hình còn lại. Ngoài các yếu tố như trên,
trong mô hình giao tiếp này có những yếu tố khác biệt hơn trong kênh truyền, đó
là: kĩ năng giao tiếp, thái độ, hiểu biết, hệ thống xã hội và văn hóa. Đây đều là
những yếu tố nhỏ được Berlo đưa ra và cho rằng đó là những điểm quan trọng mà
khi truyền thông cần phải đặc biệt chú ý. Bên cạnh đó, “thông điệp” trong mô hình
này còn bao gồm cả các yếu tố cử chỉ, hành động, ứng xử và cấu trúc, điều không
có trong các mô hình còn lại. Tuy nhiên mô hình của Berlo lại yêu cầu giữa người
gửi và người nhận phải có sự tương đồng về kĩ năng giao tiếp, thái độ, hiểu biết, hệ
thống xã hội và văn hóa để có thể mã hóa thông điệp và giải mã đó. Chính vì yêu
cầu người gửi và người nhận phải có sự tương đồng về các yếu tố, kĩ năng nên sẽ
có điểm hạn chế là không phải tất cả người nhận cũng sẽ hiểu và nhận được trọn
vẹn thông điệp của người gửi. Hay nói cách khác chính là không phải lúc nào
truyền thông cũng đạt được mục đích và hiệu quả.

Cuối cùng là mô hình truyền thông của Stuart Hall. Mặc dù vẫn mang bản chất,
yếu tố tương đồng với các mô hình mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên, thì mô hình mà
Hall đưa ra lại mang một sự khác biệt. Đối với Hall, ông cho rằng những thông tin
và thông điệp phải được biến đổi để trở thành các sản phẩm truyền thông có ý
nghĩa. Sau đó những sản phẩm truyền thông có ý nghĩa này sẽ được mã hóa rồi gửi
đến người nhận, người nhận sẽ tiếp tục tạo ra những thông điệp mới và lúc này
người gửi ban đầu sẽ trở thành người tiếp nhận cho một thông điệp khác. Việc sản
phẩm truyền thông mã hóa rồi giải mã, rồi lại mã hóa và giải mà,… là một quá
trình liên tục giữa người gửi và người nhận. Mô hình của Hall gồm 4 giai đoạn đó
là: quá trình sản xuất sản phẩm truyền thông có ý nghĩa; phát hành thông điệp và
phổ biến thông điệp đó; sử dụng thông điệp đó; tái sản xuất. Giai đoạn tái sản xuất
có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất trong mô hình truyền thông của Hall với các mô
hình truyền thông khác. Trong quá trình tái sản xuất là giai đoạn mã hóa để tạo ra
một thông điệp theo cách tiếp nhận của công chúng và sẽ được gửi đến những
người gửi thông điệp lúc đầu. Chính vì vậy sẽ tạo ra một quá trình truyền thông
không có điểm kết thúc giữa người gửi và người nhận thông điệp, đồng thời sẽ có
sự nhận thức và điều chỉnh ở cả hai phía.

Trên đây là một số điểm tương đồng và khác biệt giữa bốn mô hình truyền thông
của Harold Laswell, Claude Shanon - Weaver, David Kenneth Berlo và Stuart
Hall. Qua đó để chúng ta nhận ra được những các yếu tố riêng biệt và sự đặc biệt
giữa các yếu tố, từ đó để đem lại một cái nhìn toàn diện và khái quát nhất về mô
hình truyền thông.

Câu 2: Anh/chị hãy phân tích vai trò của báo chí đối với các lĩnh vực trong
đời sống xã hội. Nêu ví dụ cụ thể để chứng minh.

Báo chí vốn là một hiện tượng xã hội phổ biến, vô cùng quen thuộc đối với cuộc
sống của chúng ta. Nó có sự phát triển, đã và đang có sự tác động, chi phối đến các
lĩnh vực đời sống xã hội. Có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa của khái niệm
“báo chí”, nhưng chúng ta có thể hiểu, báo chí là một loại hình thông báo, thông tin
về những sự việc diễn ra hàng ngày đến với nhiều người. Báo chí chính là một
phương tiện thông tin thời sự, giao tiếp xã hội và là nơi để cung cấp, chia sẻ thông
tin. Chính bởi những ý nghĩa, đặc điểm như vậy, báo chí đã gắn bó và là một
phương tiện truyền thông không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Báo
chí đã và đang mang những vai trò và ảnh hưởng to lớn đối với các lĩnh vực trong
đời sống xã hội.

Thứ nhất không thể không nói đến vai trò của báo chí đối với lĩnh vực chính trị -
một vai trò cực kì quan trọng của báo chí. Trước hết, báo chí là một phương tiện để
giúp truyền tải các thông tin, nội dung và tư tưởng của Nhà nước đến với công
chúng. Điều đó cũng có nghĩa, báo chí là một công cụ để Nhà nước đạt được
những lợi ích và mong muốn của mình. Bằng cách để báo chí truyền tải những
thông điệp, nội dung các vấn đề chính trị, chính sách, kế hoạch của Nhà nước đến
với quần chúng nhân dân một cách có chủ đích. Thông qua đó, người dân nắm bắt
được các kế hoạch, chính sách của nhà nước, có được sự hiểu biết về tầm quan
trọng, ý nghĩa của nó. Cũng nhờ vậy, người dân sẽ thực hiện các chỉ thị, kế hoạch
theo phương hướng và mong muốn của Nhà nước, từ đó mang lại kết quả đúng với
những mong muốn của nhà nước. Trong thời kì cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã
cho ra đời báo “Thanh niên”, chính những tờ báo ấy đã mang đến sự hiểu biết về
đường lối của Mác – Lênin và bên cạnh đó cùng với sự hướng dẫn, công chúng đã
biết cần phải làm gì và thực hiện theo những mong muốn của Bác để cùng nhau
thực hiện cách mạng. Ngày nay, khi báo điện tử xuất hiện và phát triển cùng với
báo in cũng đã đem lại nhiều những đóng góp to lớn. Thông qua các thông tin trên
báo in cũng như báo điện tử, nhà nước ta đã đem đến các thông tin đúng đắn và kịp
thời về dịch bệnh Covid-19, từ đó để người dân có những hành động đúng và
phòng chống dịch bệnh. Qua đó cũng thể hiện rõ vai trò hướng dẫn nhận thức,
hành động của công chúng và phát đi thông điệp chính trị nhằm giáo dục tư tưởng,
ý thức, thuyết phục quần chúng thông qua báo chí.

Bên cạnh đó, thông qua lịch sử ta có thể thấy rằng, báo chí chính là công cụ giúp
nền chính trị của các quốc gia được củng cố, bảo vệ và duy trì. Thông qua việc sử
dụng báo chí để đưa các thông tin về chính trị đến với công chúng một cách
thường xuyên, lâu dài, lặp đi lặp lại thì nó sẽ hình thành trong nhận thức của quần
chúng những nhận thức mới và trở thành một tư tưởng trong xã hội. Đó chính là sự
tác động một cách có chủ đích của báo chí đến với người tiếp nhận mà ở đây là
quân chúng nhân dân. Những nội dung về chế độ xã hội khi đã trở thành tư tưởng
trong nhận thức của công chúng thì họ sẽ công nhận chế độ đó và bảo vệ cho chế
độ đó. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó ngay tại Việt Nam, báo chí là một
công cụ truyền thông sắc bén, là lực lượng của Đảng và Nhà nước trên mặt trận
tình thần, văn hóa và cả hành động. Đảng và Nhà nước ta đã dùng phương tiện báo
chí để đưa những đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng
nhân dân, từ đó để “dân hiểu, dân biết và dân làm”. Từ những thông tin, số liệu về
các kế hoạch, chính sách; các đóng góp của Đảng, Nhà nước thông qua báo chí sẽ
củng cố được niềm tin của nhân dân, cũng chính là bảo vệ cho chế độ Cộng sản
chủ nghĩa.

Thứ hai là vai trò của báo chí đối với lĩnh vực kinh tế - yếu tố quyết định sự phát
triển của một quốc gia. Trước hết, báo chí cũng là công cụ, phương tiện truyền tải
thông tin về kinh tế một cách nhanh chóng, kịp thời nhất đến với công chúng, điều
đó cũng đồng nghĩa với việc báo chí giúp nền kinh tế điều tiết thị trường. Người
dân sẽ nhanh chóng nắm bắt được tình hình kinh tế trong nước hiện nay đang diễn
ra như thế nào bởi báo chí luôn cập nhật mỗi ngày, đặc biệt với báo điện tử thì sự
cập nhật thông tin giờ chỉ cần tính bằng phút. Chẳng hạn như trong thời gian dịch
bệnh Covid-19 diễn ra căng thẳng, giá khẩu trang bất ngờ tăng giá do người dân đổ
xô đi mua vì lo sợ hết khẩu trang. Tuy nhiên, báo chí đã ngay lập tức đưa tin để
xác nhận không có chuyện thiếu khẩu trang và cảnh báo người dân về sự tăng giá
khẩu trang bất thường là sai quy định. Nhờ vậy, người dân đã cập nhật thông tin
được kịp thời và tránh gây tình trạng đầu cơ tích trữ khẩu trang, làm hỗn loạn thị
trường. Bên cạnh đó, báo chí sẽ giúp các yếu tố về kinh tế được người dân nắm bắt
rõ hơn, như các yếu tố về nông sản, thông tin thị trường hàng hóa, tài chính, vật
tư,.... điều đó cũng đóng góp vào việc ổn định kinh tế và thị trường. Ở nước ta, mỗi
khi có các vụ mùa nông sản bị thất thu, báo chí sẽ đưa tin để người dân cùng chung
tay giải cứu nông sản, giúp đỡ bà con nông dân, ổn định thị trường và kinh tế. Báo
chí cũng đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi báo đưa tin
về sự đẹp đến ngỡ ngàng của hoa lê Tuyên Quang thì nơi đây đã thu hút được một
số lượng lớn khách du lịch, giúp bà con nơi đây phát triển vì kinh tế khi đang
ngóng chờ những vụ mùa lê trĩu quả và thành công. Có thể thấy rằng, báo chí cũng
đóng góp không nhỏ và có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực kinh tế.

Cuối cùng là vai trò của báo chí đối với lĩnh vực văn hóa, xã hội. Đầu tiên, báo
chí giúp văn hóa đến gần hơn với công chúng, thông qua các bài viết, hình ảnh của
mình, báo chí đã đem những nét văn hóa đó đến với mọi người và khiến mọi người
nhớ đến, biết đến nhiều hơn. Hơn nữa, báo chí cũng chính là phương tiện đem
những nét đẹp của văn hóa đến với các bạn bè quốc tế, giúp quảng bá văn hóa tốt
đẹp của Việt Nam đến với nhiều nơi trên thế giới. Như lễ hội chùa Hương – Hà
Nội, một nét đẹp đi chùa cầu bình an dịp đầu năm mới, thông qua những trang báo,
sẽ có nhiều người biết đến hơn, không chỉ là người dân trong nước mà còn có cả
các bạn bè quốc tế. Cũng chính bởi điều đó nên báo chí còn có một vai trò vô cùng
quan trọng là gìn giữ và bảo vệ văn hóa dân tộc, giúp làm sống lại nhiều nét đẹp
tưởng chừng như đã mất. Có thể nhiều người trong chúng ta không biết rằng, trước
khi trở thành một di sản văn hóa thế giới, một khu du lịch nổi tiếng như bây giờ thì
Hội An chỉ như một con phố cũ “điêu tàn”. Nhưng nhờ có báo chí đưa tin, nhờ có
những bài viết, những hình ảnh mà Hội An được quan tâm nhiều hơn, nhận ra được
vẻ đẹp vốn có và được nhà nước quyết định trùng tu, gìn giữ và bảo vệ cho tới
ngày nay. Không chỉ có vai trò quan trọng với các yếu tố văn hóa mà ngay cả các
yếu tố xã hội cũng có nhiều sự tác động từ báo chí. Trước hết, báo chí giúp văn hóa
đẹp nảy nở và khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn, thông qua những ngôn từ, hình
ảnh, những nét văn hóa đẹp được lan tỏa đến với mọi người. Từ đó, những nét đẹp
trong văn hóa ấy được mọi người tiếp nhận và giúp xã hội tươi đẹp văn minh hơn.
Như những hình ảnh các cổ động viên bóng đã ở cùng nhau ở lại nhặt rác trên khán
đài sau trận đấu hay khi tụ tập tại phố đi bộ để cổ vũ đội tuyển Việt Nam đã khiến
mọi người cảm thấy tự hào, cảm nhận được những thay đổi tích cực và từ đó nhận
thức được những giá trị tốt đẹp để học tập và làm theo. Hơn thế nữa, báo chí giúp
cải thiện những hành vi xã hội. Báo chí không chỉ phản ánh những hành động đẹp
của con người mà còn phê phán cả những hành động chưa tốt, nhờ đó con người có
cơ hội để tự nhìn nhận lại hành động của chính mình và có sự thay đổi để tốt hơn.
Khi đó, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn bởi chính sự thay đổi trong suy nghĩ và
hành động của mọi người.

Chúng ta có thể thấy rằng, báo trí có vai trò vô cùng lớn và nhiều ý nghĩa đối với
các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hiểu điều đó để chúng ta có thể thông qua báo
chí tác động tích cực đến các lĩnh vực và giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyễn Ái Quốc và
sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam (11/6/2022), Link:
https://vksndtc.gov.vn/tin-tong-hop/nguyen-ai-quoc-va-su-ra-doi-cua-bao-
chi-cach-mang--d8-t9319.html.
2. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận Báo chí
truyền thông đại cương (2004), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Thành phố Hội An, Báo chí làm Hội An sống lại từ phố cũ điêu tàn
(20/06/2016),Link: http://hoian.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?
IDBaiViet=14835.
4. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội – Ban công tác đại biểu – Trung tâm bồi dưỡng
đại biểu nhân dân, Khái lược về sự ra đời, phát triển của truyền thông
(18/10/2008), Link: http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-
ho-tro-boi-duong/item/1380-khai-lu-c-v-s-ra-d-i-phat-tri-n-c-a-truy-n-thong.

5. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội – Ban công tác đại biểu – Trung tâm bồi dưỡng
đại biểu nhân dân, Một số vấn đề lý luận về mô hình truyền thông
(21/9/2018), Link: http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-
ho-tro-boi-duong/item/1348-m-t-s-v-n-d-ly-lu-n-v-mo-hinh-truy-n-
thong#:~:text=M%C3%B4%20h%C3%ACnh%20truy%E1%BB%81n
%20th%C3%B4ng%20l%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng%20b%E1%BA
%A3n%20v%E1%BA%BD%2C%20c%C3%A1c%20b%E1%BA%A3ng,ph
%E1%BB%A9c%20t%E1%BA%A1p%20nh%C6%B0%20truy%E1%BB
%81n%20th%C3%B4ng.
6. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội – Ban công tác đại biểu – Trung tâm bồi dưỡng
đại biểu nhân dân, Một số quan niệm về báo chí.
7. Link: https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/bao-chi-
viet-nam-la-luc-luong-tuyen-dau-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-
597779.html.

You might also like