You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC……

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG


Đề bài : “ Bằng cảm nhận, đánh giá của riêng mình hãy họn ra 5 phương thức truyền
thông theo bạn là nổi trội, làm thay đổi thế giới. Bạn hãy lí giải nhận định đó”

Họ và tên sinh viên :


Mã sinh viên :
Lớp :
Giáo viên hướng dẫn :

Hà Nội

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN..................................................................................3
1.1. Truyền thông là gì ?.........................................................................................3
1.2. Sức mạnh của truyền thông là gì?...................................................................4
1.3. Vai trò của truyền thông..................................................................................4
CHƯƠNG 2 : 5 PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG LÀM THAY ĐỔI THẾ
GIỚI............................................................................................................................... 4
2.1. Điện thoại.........................................................................................................4
2.2. Truyền hình......................................................................................................5
2.3. Internet.............................................................................................................6
2.4. Công cụ tìm kiếm..............................................................................................8
2.5. Mạng xã hội......................................................................................................9
KẾT LUẬN.....................................................................................................................10
DANH MỤC THAM KHẢO.........................................................................................10

2
MỞ ĐẦU
Báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của nước ta vươn ra thế giới,
cũng được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà quản lý. Trên hết điểm mạnh của
báo chí chính là tham gia trực tiếp vào việc chống tham nhũng, tiêu cực xã hội.
báo chí thể hiện được mọi khía cảnh văn hóa – xã hội của đất nước, nhất là ngôn ngữ, báo
chí lại cũng là nơi gìn giữ và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới không phải chỉ
mình trong cách viết, cách thể hiện và còn được thể hiện rõ và đậm nét trong ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết.
Mặt khác báo chí cũng thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy các bản sắc, truyền
thống lâu đời vốn có từ ông cha ta để lại để tuyên truyền người dân phát huy chọn lọc các
nền văn hóa tiến bộ trên khắp thế giới. Chính vì vậy, trong lĩnh vực văn hóa thì báo chí có
tầm quan trọng và ảnh hưởng vô cùng lớn.
Nhờ vai trò này của báo chí mà người dân không chỉ biết đến làm mà còn biết đến cả sự
hưởng thụ. Qua đó nhân dân được tiếp cận, chiêm ngưỡng đến nhiều tác phẩm nghệ
thuật, khoa học, âm nhạc…Để từ đó nâng tầm nhận thức, hiểu biết hơn nữa về cuộc sống
của những con người khác trên thế giới. Trước đây người dân chưa được tiếp cận nhiều
thông tin khác ngoài nơi mình sống, bởi vậy nhờ có báo chí thì người dân được mở mang
đầu óc, cũng như có thể thông qua báo chí để biết được rằng đất nước mình đang phát
triển như nào.
Tầm quan trọng của báo chí truyền thông không phải chỉ hướng đến ở những đổi mới
trong nước, mà ở đây báo chí còn giúp cho người dân biết được những thông tin khác
trên toàn thế giới. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thì người dân không
những được tiếp cận các phương diện của đời sống xã hội mà ngoài ra còn có thể biết
được tri thức dân tộc trên thế giới. Từ đó thì có thể tiếp cận thông tin, các mô hình thiết
thực từ nước ngoài để tự học tập và làm theo để góp phần phát triển cho quê hương đất
nước.
Cũng bởi tầm quan trọng của báo chí truyền thông như thế mà em đã lựa chọn chủ đề này
làm đề tài nghiên cứu của mình, một mặt là tìm hiểu sự ra đời của các phương thức
truyền thông , mặt khác là tìm hiểu sâu rộng hơn về 5 phương thức truyền thông mà theo
em cảm thấy là đã thay đổi thế giới, mở ra cho ngành truyền thông nói riêng và sự tiên
tiến của xã hội loài người nói chung một kỉ nguyên mới

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Truyền thông là gì ?
Truyền thông là một kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân
tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Ở dạng giản đơn, thông tin được
truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận. Ở dạng khó hơn, các thông tin trao đổi liên
kết người gửi và người tiếp nhận.
3
1.2. Sức mạnh của truyền thông là gì?
Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa vô cùng mạnh, ngành truyền thông có
thể ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống con người. Truyền thông là phương tiện gắn kết
toàn bộ con người trên thế giới lại với nhau.
Truyền thông ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với nhà nước. Nhờ có truyền thông mà nhà
nước có thể đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người
dân một cách nhanh nhất.
Nhờ vào truyền thông nhà nước có thể tuyên truyền, nhờ truyền thông nhà nước có thể
thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện bộ máy cũng như chính sách mở rộng phát triển
đất nước.
Truyền thông ngoài phục vụ con người, truyền thông còn góp phần hỗ trợ cho doanh
nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp.
Truyền thông là công cụ khá là hiệu quả để các nhà lãnh đạo tận dụng để phát triển doanh
nghiệp, đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
1.3. Vai trò của truyền thông
Truyền thông chính là phương tiện đem thương hiệu của bạn đến gần với khách hàng.
Thông qua, truyền thông đại chúng như: Truyền miệng, truyền thanh, truyền hình, mạng
internet. Hình ảnh và những thông điệp mang nội dung về doanh nghiệp đến với đông
đảo độc giả. Truyền thông cần được xây dựng xen kẽ giữa hình ảnh, video một cách thiết
thực và độc đáo. Trong thời đại, công nghệ 4.0 như hiện nay sức lan tỏa ngày càng phát
triển trên các trang mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng.
Truyền thông chính là công cụ định hướng được hành vi khách hàng. Thông qua, quá
trình quảng bá và truyền tải chia sẻ thông tin đến khách hàng góp phần xây dựng lòng tin
và thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Truyền thông chính là hoạt động mang tính chất đa chiều. Bởi vậy, cũng cần có những
nhận biết rõ ràng về thông tin để có thể phản hồi với khách hàng để nhằm mục đích phát
huy tối ưu thông tin sửa đổi và điều chỉnh thông tin mang tính nhiễu.
CHƯƠNG 2 : 5 PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
2.1. Điện thoại
Ngày mùng 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của
điện thoại mà người cha phát minh ra nó là Alexander Graham Bell. Đây thực sự là một
bước tiến công nghệ đột phá, nó đã mở ra cả một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử
thông tin liên lạc, thay thế cho phương thức cũ thô sơ là điện báo trước đó.Bell đã được
nhận giải thưởng bằng sáng chế cho phát minh ra điện thoại vào năm 1876

4
Và ngày quan trọng đánh dấu một sự bứt phá trong lịch sử điện thoại thế giới đã đến, 3
tháng 4 năm 1973, người nắm giữ khoảnh khắc này chính là một kĩ sư đến từ công ty
Motorola có tên Marty Cooper. Từ thị trấn Mahattan, ông đã gọi Joel Engel – người đứng
đầu phòng nghiên cứu Bell Labs, một trong những đối thủ lớn của Motorola lúc bấy giờ -
với nội dung: “Joel này, Marty đây. Tôi đang gọi cho ông từ một chiếc điện thoại di động
cầm tay thực sự.”
Với cuộc gọi lịch sử này, Marty đã khẳng định với những đối thủ khác, Motorola chính là
công ty đầu tiên mang thiết bị điện thoại di động đến thế giới với tên gọi Motorola
DynaTAC 8000x
Sự ra đời của điện thoại di động đã khai mở một ngành công nghệ mới, làm thay đổi về
căn bản hoạt động của thiết bị truyền thông khi thực hiện cuộc gọi đến một cá nhân xác
định, thay vì đến một địa điểm. Việc cá nhân hóa chính là bước ngoặt, giúp điện thoại di
động dần trở thành một thiết bị không thể thiếu đối với phần lớn người dân trên trái đất.
45 năm - thời gian vừa đủ cho một cuộc cách mạng chứng minh giá trị và thành tựu rực
rỡ của nó, nhưng điện thoại di động đã phát triển vượt xa cả giấc mơ của những người
sáng tạo đầu tiên. Những chiếc điện thoại ngày càng phổ biến và trở nên không thể thiếu
trong cuộc sống con người, ở bên cạnh con người mọi lúc, mọi nơi.
Chúng cũng là đối tượng cho những nghiên cứu cải tiến, phát minh không ngừng nghỉ
của con người. Nhờ đó, chiếc điện thoại liên tục được thay đổi, nâng cấp trong công nghệ
cũng như kiểu dáng. Điện thoại ngày càng nhỏ hơn, đẹp hơn, tiện dụng hơn, rồi hiện đại
hơn, thông minh hơn. Từ những chức năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin, rồi truy cập
mạng internet, các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu như Nokia, Blackberry,
Samsung, LG, Motorola… lần lượt cho ra đời điện thoại tích hợp chụp ảnh, GPS, email,
sử dụng hệ điều hành thông minh, đáp ứng không chỉ nhu cầu liên lạc mà cả học tập, làm
việc và giải trí của con người...
Điện thoại di động mở ra một thời kì mới cho sự truyền thông hiện đại.
2.2. Truyền hình
Sự phát triển của truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: Thứ nhất là những
phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, các phát triển hoàn toàn trên điện tử
học. Thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại cùng với sự phát hiện và thấu hiểu từ hệ
thống cơ khí.
Lịch sử phát triển của truyền hình được thể hiện ở những cột mốc tiêu biểu sau:
- Năm 1885: một sinh viên người Đức tên là Paul Gottlied Nipkow, đã sáng tạo ra
hệ thống Tivi cơ điện tử đầu tiên Hệ thống này bao gồm đã quay và chuyển đổi
hình ảnh thành các chấm điểm.

5
- Năm 1911: Hai nhà khoa học người Nga là Boris Rosing và học trò Vladimir
Kosma Zwongrykin chế tạo thành công chiếc tivi sử dụng bộ phân hình gương để
phát hình.
- Năm 1920:Hai nhà khoa học Charles Francis Jenkins người Mỹ và John Logie
Baird đã tạo ra mẫu tivi hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại.
- Năm 1930: Sự xuất hiện những chiếc tivi thương mại như EMI- Marconi và Baird
với hai hệ thống tín hiệu 240 dòng quét và 405 dòng quét.
Trong lịch sử của truyền hình thế giới, ngày phát sóng truyền hình đầu tiên được ghi
nhận lại là ngày 2/11/1936 tại cung điện Alexandra ở thủ đô London, chương trình do
hãng tin BBC phát sóng, vào thời điểm này được ghi nhận có khoảng 500 chiếc tivi bắt
sóng chương trình này.
Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới. Hầu
hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ quốc gia, du hành tới
mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến hay xem một trận thi đấu thể thao...với truyền hình,
họ có được cơ hội làm những việc đó.
Không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần tuý, ngày nay
truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Bộ phận
an ninh sử dụng truyền hình như một công cụ bảo vệ, giám sát.
Ngành tàu điện ngầm dùng truyền hình để quản lý hệ thống đường tàu điện hay ngầm hay
đểđiều khiển con tàu từ xa. Các bác sĩ khám nội tạng bệnh nhân bằng camera hiển vi thay
vì mổ. Ngành giáo dục tiến hành đào tạo từ xa cũng thông qua truyền hình.
Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện từ khoảng giữa
thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng
rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây.
Thế mạnh đặc trưng của truyền hình là cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh (Kết hợp
âm thanh và ở mức độ nhất định cả với chữ viết) mang tính hẫp dẫn sinh động, trực tiếp
và tổng hợp. Từđó, loại hình phương tiện truyền thông độc đáo, đặc biệt này tạo nên được
ở người tiếp nhận thông tin hiệu quả tổng hợp tức thời về nhận thức và thẩm mỹ, trước
hết là ở trình độ trực quan, trực cảm.
Bằng sự kết hợp các chức năng phản ánh- nhận thức thẩm mỹ- giải trí với nhau, truyền
hình ngày càng thu hút được nhiều khán giả. Vai trò, vị trí, ảnh hưởng và tác động của
truyền hình đối với công chúng nói chung, quá trình hình thành và định hướng dư luận xã
hội nói riêng đã và đang tăng lên nhanh chóng.
2.3. Internet
Internet như chúng ta biết ngày nay bắt đầu được phát triển vào cuối những năm 1960 tại
California, Hoa Kỳ.

6
Vào mùa hè năm 1968, Network Working Group (NWG) đã tổ chức cuộc họp đầu tiên,
được chủ trì bởi Elmer Shapiro, tại Viện nghiên cứu Stanford (SRI). Những người tham
dự khác bao gồm Steve Carr, Steve Crocker, Jeff Rulifson và Ron Stoughton. Trong cuộc
họp, nhóm đã thảo luận giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để các máy
chủ giao tiếp được với nhau.
Vào tháng 12 năm 1968, Elmer Shapiro kết hợp với SRI đã phát hành một báo cáo "A
Study of Computer Network Design Parameters" - tạm dịch: Nghiên cứu về các thông số
thiết kế mạng máy tính. Dựa trên nghiên cứu này cùng những nghiên cứu trước đó của
Paul Baran, Thomas Marill và những người khác, Lawrence Roberts và Barry Wessler đã
tạo ra các thông số kỹ thuật của Bộ xử lý thông báo giao diện (Interface Message
Processor - IMP). Bolt Beranek và Newman, Inc. (BBN) sau đó đã được trao hợp đồng
thiết kế và xây dựng mạng con IMP.
Đến năm 1974, thuật ngữ “Internet” lần đầu tiên xuất hiện, tuy nhiên vẫn không thay thế
cho từ thông dụng mạng bấy giờ là ARPANET. Tuy nhiên trải qua gần chục năm, thuật
ngữ này dần được trở nên quen thuộc hơn.
Đến năm 1983, giao thức TCP/IP trở thành một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất
cả các máy tính sử dụng mạng ARPANET, nó giúp cho việc truyền tải dữ liệu có nhiều
cập bậc tầng phục vụ cho nhiều mục đích từ yêu cầu thấp tới cao của con người.
Năm 1984, mạng ARPANET được phân tách thành 2 phần riêng biệt phục vụ cho 2 mục
đích khác nhau đó là phần ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển và
MILNET dùng cho các mục đích quân sự.
Giao thức TCP/IP ngay lập tức thể hiện được sự thiết yếu của nó khi sử dụng mà điều
quan trọng nhất đó là giúp cho việc liên kết các mạng với nhau một cách đơn giản, dễ
dàng hơn. Ngay lập tức các nhà chính trị nhìn thấy những cơ hội phát triển mới từ loại
hình mạng này.
Chính sách mở cửa đã được thông qua, các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại
được kết nối với ARPANET, dần dần một siêu mạng lưới (SuperNetwork) được hình
thành với mạng trụ cột là ARPANET.
Năm 1980 được đánh giá là mốc quan trọng nhất của Internet khi tổ chức khoa học quốc
gia Mỹ NSF nghiên cứu và thành lập mạng liên kết mà đối tượng là các trung tâm máy
tính lớn với nhau gọi là NSFNET.
Điều này khiến cho ARPANET không còn hiệu quả khi hầu hết các doanh nghiệp đều
chuyển sang NSFNET, và sau gần 20 năm hình thành, đến năm 1990, ARPANET chính
thức ngừng hoạt động.
Tất nhiên, NSFNET và những mạng vùng khác được hình thành trở thành xương sống
đầu tiên đánh dấu cho sự phát triển sau này của Internet. Và đến năm 1995, NSFNET trở
thành một mạng nghiên cứu, Internet trở thành một mạng lưới phát triển không ngừng lớn
mạnh.

7
Và cho tới ngày nay, Internet trở thành một mạng liên kết lớn nhất thế giới, xuất hiện
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục,
văn hoá, xã hội, giải trí...
Sự phát triển như vũ bão này tạo ra một thời kỳ bùng nổ của các dịch vụ trên Internet góp
phần hình thành cho nhân loại bước vào một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử
trên Internet.
Ngày nay, khó có thể nói rõ được tầm quan tọng của Internet trong cuộc sống, nó giúp
con người rất nhiều trong các lĩnh vực, nhưng mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc cân bằng trong sử dụng dịch vụ internet hay
truyền thống vấn đang là một vấn đề cần cân nhắc.
2.4. Công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm đã thay đổi cách chúng ta tìm kiếm thông tin, tiến hành nghiên cứu,
mua sắm sản phẩm và dịch vụ, giải trí và kết nối với những người khác.
Đằng sau hầu hết mọi điểm đến trực tuyến – cho dù đó là trang web, blog, mạng xã hội
hay ứng dụng – là một công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đã trở thành lực lượng kết
nối và hướng dẫn định hướng cho cuộc sống hàng ngày.
Nhưng tất cả điều này bắt đầu như thế nào? – Chúng tôi đã tập hợp một dòng thời gian về
các mốc quan trọng trong lịch sử của công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để
hiểu nguồn gốc của công nghệ này, công nghệ đã trở thành một phần quan trọng trong thế
giới của chúng ta.
Trong thập kỷ cuối của những năm 1900, bối cảnh công cụ tìm kiếm có tính cạnh tranh
cao. Bạn đã có sự lựa chọn của mình về các công cụ tìm kiếm – cả thư mục do con người
cung cấp và danh sách dựa trên trình thu thập thông tin – bao gồm các công cụ như
AltaVista, Ask Jeeves, Excite, Infoseek, Lycos và Yahoo.
Ban đầu, cách duy nhất để thực hiện bất kỳ loại SEO nào là thông qua các hoạt động trên
trang. Điều này bao gồm việc đảm bảo nội dung tốt và có liên quan, có đủ văn bản, các
thẻ HTML của bạn chính xác và bạn có các liên kết bên trong và bên ngoài cùng với các
yếu tố khác.
Sự ra đời của Internet đem lại cho con người một kho dữ liệu khổng lồ ở nhiều lĩnh vực.
Dù ở bất kì nơi nào trên trái đất, chỉ với chiếc máy tính nối mạng, chúng ta đều có thể
truy cập vào những dữ liệu đó. Tuy nhiên, mọi chuyện trước đây không hề dễ dàng như
vậy.
Đã có rất nhiều các công cụ tìm kiếm ra đời, trải qua cạnh tranh khắc nghiệt và những cải
tiến khoa học mà ngày nay chúng ta mới có những công cụ tuyệt với như Google,
YouTube
Tính đến ngày hôm nay là kỷ niệm hơn 20 năm kể từ ngày Google ra đời và đã tạo nên
một huyền thoại mang tên lịch sử Google. Sự ra đời của Google là một trong những bước

8
ngoặc to lớn trong lịch sử Google nói chung nhưng khi nhắc đến lịch sử Google thì
không thể không nhắc đến lịch sử của các thanh công cụ tìm kiếm ra đời đầu tiên.
Từ điển bách khoa toàn thư đã có mặt trong nhiều thế kỷ nhưng ý tưởng tạo ra một thanh
công cụ tìm kiếm có thể tìm kiếm mọi thứ trên internet thì chỉ mới xuất hiện chưa đầy 30
năm (thanh công cụ tìm kiếm trên internet đầu tiên được tạo ra bởi Alan Emtage, một
sinh viên Đại học McGrill – là người đã tạo ra thanh công cụ tìm kiếm mang tên Archie –
viết tắt của từ “Archives”).
Archie đã giải quyết một vấn đề đặc biệt khó chịu cho các nhà phân tích dữ liệu đó chính
là khả năng thu thập “dữ liệu phân tán” bằng cách hợp nhất một thanh công cụ thu thập
dữ liệu dựa trên tập lệnh với một trình biểu thức chính quy để giúp người sử dụng
internet sớm tìm thấy tên tập tin bằng cách gõ vào truy vấn người dùng.
Trong một vài năm, các thanh công cụ tìm kiếm trở nên phổ biến hơn, khi các cửa hàng
và các thư mục của các thanh công cụ tìm kiếm như: LookSmart, Excite, Yahoo
Directory, Alta Vista, Business.com, Ask.com và Galaxy đều trở nên phổ biến với người
sử dụng web vào giữa những năm 1990.
2.5. Mạng xã hội
Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào những năm 70
thế kỉ trước. Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa hai chiếc máy tính…nằm
cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy kí tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím
chuẩn hiện nay “QWERTYUIOP”.
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi thông tin dữ
liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động. Ngoài ra, những trình duyệt sơ khai thời đầu
cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET, một trong số những nền tảng BBS
đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình thành những mạng
xã hội đầu tiên. Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành trình social network đầu tiên
trong gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên lãng là Geocites.
Năm 1994, Geocities được thành lập. Người dùng có thể khởi tạo và phát triển những địa
chỉ, website cá nhân tại đây. Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang này thành một địa
chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo. Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu và thiếu linh
hoạt trong chiến lược phát triển, Geocities đã buộc phải đóng cửa cách đây không lâu,
nhường bước cho Facebook, Linkedin, Twitter hay MySpace. (XemYahoo!GeoCities:
Một thời để... nhớ)
Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,… đã trở thành công cụ thông tin liên lạc
và chia sẻ cộng đồng phổ biến đối với hàng tỷ người trên thế giới. Kết nối và chia sẻ
thông tin trực tuyến là nhu cầu của tất cả mọi người trên thế giới.

9
Trong quá khứ, mạng xã hội luôn đồng hành cùng với sự phát triển của Internet. Từ
những email đầu tiên được gởi đi vởi các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ vào năm 1971 đến
những mạng xã hội hiện đại như Google+ hay Pinterest. Internet và các nội dung chia sẻ
luôn gắn liền với tính chất cộng đồng.
Mục tiêu chính của Internet là tạo phương tiện để mọi người có thể kết nối, giao tiếp và
cộng tác với nhau. Hiện nay, những công cụ xã hội trực tuyến được nhắc tới nhiều nhất là
Facebook, Twitter hay Google+. Tuy nhiên, từ lúc xuất hiện đến nay, mạng xã hội đã trải
qua nhiều thay đổi nhanh chóng cả về nguyên lý làm việc lẫn giao diện đồ họa.
Với những ưu điểm như tính hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, linh hoạt, mạng xã hội đang
được sử dụng như một kênh truyền thông trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh
Phương tiện truyền thông xã hội đã giúp các thương hiệu dễ dàng nghe lén các cuộc trò
chuyện mà khách hàng của họ đang có và tham gia vào cuộc thảo luận. Mạng xã hội cũng
có thể giúp bạn thu thập thông tin về khán giả và tạo thông điệp tiếp thị tốt hơn phù hợp
với hồ sơ của họ.
Vì vậy, không có câu hỏi rằng phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại lợi ích
cho doanh nghiệp của bạn rất nhiều. Mà cụ thể ở đây có thể dễ dàng nói đến là mạng xã
hội Facebook.
Hiện nay hầu như các doanh nghiệp thông minh đều xây dựng thương hiệu trên facebook
thông qua việc lập 1 fanpage cho mình và quản lý nó.

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này chúng ta đã hiểu sâu sắc được những cơ sở lí luận về lịch sử truyền
thông báo chí, cũng như những phương thức truyền thông mà khi ra đời đã làm thay đổi
hoàn toàn cục diện của ngành truyền thông nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin cùng thời đại công nghệ 4.0, việc phát triển truyền
thông đa phương tiện là xu hướng phát triển tất yếu của các cơ quan báo chí trong nước.
Việc mở rộng quy mô của ngành báo chí đang là xu hướng tất yếu nhưng bên cạnh đó
cũng cần được quản lý tốt vai trò của báo chí. Chiến lược thông tin phải thực sự đánh giá
được thực trạng thông tin trong nước, đánh giá đúng được xu hướng phát triển của công
nghệ, xã hội, khoa học.

DANH MỤC THAM KHẢO


1. Giáo trình môn lịch sử báo chí truyền thông
2. Tạp chí văn hóa và thể thao : Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới
3. Tạp chí công nghệ số : Internet và sự bùng nổ internet trên toàn cầu
4. Tin tức công nghệ : Mạng xã hội – kỉ nguyên truyền thông mới
5. Tạp chí truyền thông đa phương tiện : Lịch sử Google: Sự bắt đầu với Công cụ tìm
kiếm
6. Tạp chí truyền hình : Lịch sử và phát triển của truyền hình – thời kì bùng nổ

10

You might also like