You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


HỌC PHẦN: LÝ LUẬN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Đề bài: Phân tích tính nhân dân của báo chí. Lấy ví dụ cụ thể
trong hoạt động báo chí Việt Nam và thế giới để chứng minh.

Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng


Thành viên : 1. Nguyễn Thúy An
2. Hoàng Phương Anh
3. Nguyễn Lan Anh
4. Nguyễn Quỳnh Anh
5. Phạm Minh Châu
6. Đỗ Trang Hà
7. Lê Vũ Ngân Hà
8. Nguyễn Bích Hạnh
9. Nguyễn Khánh Huyền
Mã học phần : JOU1150

Hà Nội, tháng 3/2024


0
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................2


NỘI DUNG ..........................................................................................................................3
1. Khái niệm: .....................................................................................................................3
2. Biểu hiện tính nhân dân của báo chí: ............................................................................3
2.1. Biểu hiện thứ nhất: ....................................................................................................3
2.2. Biểu hiện thứ hai: ......................................................................................................5
2.3. Biểu hiện thứ ba:........................................................................................................7
3. Vai trò: ..........................................................................................................................9
3.1. Vai trò trong việc phản ánh thông tin đa chiều và đa dạng: ......................................9
3.2. Vai trò trong việc tạo ra diễn đàn công bằng và dân chủ: .......................................10
3.3. Vai trò trong việc góp phần xây dựng và phát triển xã hội: ....................................11
4. Hạn chế: ......................................................................................................................14
5. Giải pháp: ....................................................................................................................15
KẾT LUẬN ........................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................17
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................18

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, tốc độ phát
triển của xã hội nói chung và của các kênh truyền thông, đặc biệt là báo chí nói riêng đang
ngày một nhanh chóng và nhạy bén hơn. Báo chí trở thành công cụ quan trọng trong đời
sống xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, định hướng dư luận,
giáo dục và tuyên truyền. Chính nhờ sức mạnh to lớn ấy mà báo chí từ lâu đã luôn được
đánh giá là thứ “quyền lực mềm”, thu hút sự quan tâm đông đảo từ khắp các tầng lớp trong
xã hội.
Tuy nhiên, những thông tin được nhà báo truyền tải thông qua các phương tiện truyền
thông đôi khi lại bị ví như “con dao hai lưỡi”, bởi chúng vừa là cơ sở đại diện của công lý
nhưng cũng vừa có thể tiếp tay cho một vài thế lực bất chính. Vì vậy, để giúp báo chí thực
hiện vai trò, chức năng của mình một cách minh bạch và trung thực, tính nhân dân trong
báo chí phải luôn được chú trọng xuyên suốt hoạt động báo chí. Nhờ có nguyên tắc cơ bản
này, báo chí đóng góp vào đời sống nguồn thông tin tiên tiến và đứng dưới danh nghĩa
nhân dân tố cáo các vấn đề xâm phạm tới lợi ích hợp pháp của họ. Có thể thấy, soi chiếu
vào thực tế, tính nhân dân trong báo chí đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình, đồng
thời hướng toàn xã hội tiến tới môi trường sống văn minh, giàu đẹp.

2
NỘI DUNG
1. Khái niệm:
Để hiểu rõ tính nhân dân của báo chí, trước hết ta cần tiếp cận khái niệm “báo chí”. Các
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đã đưa ra nhiều định nghĩa để giải thích cho thuật ngữ
này tiêu biểu có Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các
sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua
các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.” Như vậy, có thể nói, báo chí đóng vai
trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và thành lập một diễn đàn công cộng phục vụ
việc thảo luận và trao đổi ý kiến.
Đối với nền báo chí cách mạng của nước ta, tính nhân dân là một trong những nguyên
tắc cơ bản. Tùy góc độ tìm hiểu và nghiên cứu mà các học giả đưa ra các quan niệm và
định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này:
Nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang đưa ra quan điểm:
“Khái niệm tính nhân dân của báo chí thể hiện mối quan hệ giữa báo chí và đông đảo tầng
lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, người sáng tạo chân chính của lịch sử.” 1
PGS.TS Nguyễn Văn Dững lại cho rằng: “Tính nhân dân là “sự phản ánh tư tưởng, tình
cảm, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân thông qua nội dung”, hình thức tác phẩm báo chí
và sản phẩm báo chí truyền thông.” 2
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu tính nhân dân của báo chí có thể được hiểu như
một khía cạnh tập trung vào việc phản ánh ý kiến, ý thức và nhu cầu của người dân thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này có thể bao gồm việc báo cáo về các
vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị mà nhân dân quan tâm, cũng như tạo điều kiện để họ có cơ
hội thể hiện quan điểm, phản biện về các vấn đề chưa thỏa đáng.
2. Biểu hiện tính nhân dân của báo chí:
Từ thuở khai sinh cho tới nay, báo chí luôn hoạt động vì mục đích đáp ứng nhu cầu
thông tin, giao tiếp của con người. Báo chí khai thác đề tài từ cuộc sống và quần chúng là
người tiêu thụ thành quả của hoạt động báo chí. Chính vì điều ấy, tính nhân dân, tính chất
đại chúng được thể hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động báo chí.
2.1. Biểu hiện thứ nhất:
Báo chí phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống từ lập trường của
nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, đề cao và trực tiếp tham gia cuộc
đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ xã hội.
Một nền báo chí, một tác phẩm báo chí có tính nhân dân khi đề cập, phản ánh những sự
kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với nhân dân, lý giải chúng theo quan niệm tiến bộ của
nhân dân, phù hợp với những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Báo chí là công cụ phục vụ lợi

1
Dương Xuân Sơn (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.117.
2
Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao động, tr.226.
3
ích của quần chúng nhân dân, coi phong trào quần chúng nhân dân là cơ sở thực tiễn để
phản ánh. Chính điều này khiến tính nhân dân không hề mâu thuẫn với tính Đảng.
Báo chí thường được xem là người đại diện cho quyền lợi và quan điểm của nhân dân,
đồng thời đề cao và tham gia vào cuộc đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội. Điều này đồng
nghĩa với việc báo chí không chỉ là một phương tiện thông tin mà còn là một cơ quan đánh
giá và phản ánh công bằng các vấn đề xã hội, đảm bảo rằng giọng nói của nhân dân được
lắng nghe và đại diện.
Trong phong trào xã hội “Black Lives Matter” (Mạng sống của người da đen cũng đáng
giá) ở Hoa Kỳ, báo chí đã cho thấy sức mạnh quan trọng và đa chiều của mình trong việc
cung cấp thông tin và thúc đẩy sự thay đổi xã hội và công bằng cho cộng đồng người Mỹ
gốc Phi. Thông qua việc liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, phân tích sâu sắc và
các bài bình luận, hệ thống báo chí đã giúp đẩy mạnh sự nhận thức và thảo luận về vấn đề
bạo lực và bất công đối với cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Ngoài ra, quyền lực mềm trong
báo chí còn gây áp lực lên các cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức xã
hội nhằm yêu cầu họ nhanh chóng đưa ra chính sách giải quyết vấn đề này.

Hình 2.1 (Nguồn: The New York Times, CNN)


Ở Việt Nam, tư tưởng “ý Đảng, lòng dân” đã được thấm nhuần trong lý tưởng hoạt động
của nền báo chí nước nhà. Báo chí phân tích, đánh giá các thông tin nóng hổi, những vấn

4
đề cấp thiết của đời sống dưới đường lối đúng đắn của Đảng, đồng thời, phù hợp với nguyện
vọng chính đáng của nhân dân.
Vào năm 2016, sự cố Formosa liên quan đến việc xả thải công nghiệp vào môi trường
biển ở miền Trung Việt Nam đã gây rúng động dư luận trong nước và quốc tế ở thời điểm
đó. Khi ấy, báo chí đã vì lợi ích của nhân dân mà cung cấp thông tin về quy mô sự cố, hậu
quả đáng đối với môi trường và cộng đồng, cũng như những nỗ lực của chính phủ và các
tổ chức để giải quyết tình hình. Ngoài ra, báo chí còn đại diện tiếng nói của người dân để
thúc đẩy các cuộc thảo luận xã hội về trách nhiệm của các công ty và nhà nước trong việc
bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên tự nhiên, tạo ra áp lực công cộng để đòi hỏi các
biện pháp cải thiện, tránh tái diễn các sự cố tương tự trong tương lai.

Hình 2.2 (Nguồn ảnh: Người Lao Động, Thanh Niên)


2.2. Biểu hiện thứ hai:
Sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào các hoạt động báo
chí.
V.I. Lênin từng nói: “Cơ quan báo sẽ sinh động, đầy sinh lực khi nào có năm nhà văn
lãnh đạo và thường xuyên viết sách báo thì lại có năm trăm và năm nghìn nhân viên cộng
tác không phải là nhà văn.”3 Báo chí là diễn đàn của nhân dân đã được quy định trong Luật
Báo chí. Vì thế, báo chí thành kênh thông tin quan trọng đưa ý kiến trao đổi của nhân dân,
doanh nghiệp đến với Đảng, Nhà nước…và ngược lại.

3
V.I.Lênin. Toàn Tập (1986), tập 9, Nxb. Sự thật, tr 127 – 135.
5
Hình 2.3 (Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Chính sự tham gia của quần chúng đã làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân
chủ để người dân phát biểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình, trực tiếp tham gia
thảo luận những vấn đề quốc kế mưu sinh, thực hiện những quyền dân chủ của công dân
trong việc biểu dương những nhân tố tích cực, lên án các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội
cũng như trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế và đoàn thể xã hội.
Quần chúng có thể tham gia vào hoạt động báo chí dưới nhiều hình thức: với tư cách là
cộng tác viên, cung cấp thông tin, trực tiếp làm ra các sản phẩm báo chí hoặc cộng tác viên
(khán giả, độc giả, thính giả) đóng góp ý kiến phê bình, đưa ra quan điểm về các mặt đời
sống xã hội. Tài năng sáng tạo của toàn xã hội cũng góp phần nâng cao tính hấp dẫn, tính
trí tuệ của báo chí. Ưu điểm của hoạt động này là giúp cho báo chí thu thập được thông tin
nhanh nhạy và đầy đủ hơn. Mặt khác, đối với đội ngũ cộng tác viên, khi được tham gia vào
các cơ quan báo chí, họ có cơ hội được phản ánh những sự vật, sự việc trong xã hội và có
thể nâng cao thu nhập thông qua việc nhuận bút từ mỗi bài viết).
Sự tham gia của nhân dân vào báo chí được thể hiện rõ nhất trên báo mạng điện tử. Trên
các trang báo điện tử, người dân được tham bình luận, đánh giá, đăng tải những bài viết, ý
kiến (đảm bảo nội dung bài viết và hình ảnh phải nằm trong phạm vi pháp luật quy định).
Hiện nay, các cơ quan báo chí đang có xu hướng tuyển thêm nhiều cộng tác viên để thu
hút thêm nhiều tiếng nói của công chúng.
Chính điều này đã góp phần nâng cao tính nhân dân của báo chí, giúp báo chí đến gần
hơn với quần chúng, tiêu biểu có giao diện trang tin trực tuyến của tờ The New York Times
được thiết lập mục “Opinion” (ý kiến cá nhân), điều này cho phép người dân đăng tải ý
kiến, quan điểm về các vấn đề xoay quanh đời sống - xã hội.

6
Hình 2.4 (Nguồn ảnh: The New York Times)
Ở Việt Nam, sự gắn kết giữa các cơ quan báo chí và người dân có thể được kể đến qua
chương trình “Nghe radio trực tuyến” trên đài VOV Giao thông kết nối trực tiếp đường
dây nóng với các tài xế. Thông qua những thông tin được cung cấp về tình trạng giao thông
từ chính những người dân, chương trình có thể xác minh lại vấn đề và ngay lập tức truyền
tin tức ấy tới thính giả nghe đài để họ kịp thời nắm bắt được thông tin.

Hình 2.5 (Nguồn ảnh: VOV Media)


2.3. Biểu hiện thứ ba:
Nghệ thuật trong tác phẩm báo chí được thể hiện qua việc phù hợp với trình độ nhận
thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của công chúng. Đây là yếu tố quan
trọng, góp phần quyết định hiệu quả và giá trị của tác phẩm báo chí.
Trước hết, báo chí cần đảm bảo hiệu quả truyền tải thông tin. Nếu một tác phẩm báo chí
khi đề cập đúng vấn đề mà xã hội đang quan tâm nhưng nghệ thuật biểu hiện kém, ngôn
ngữ xa rời với cách nói, cách nghĩ của công chúng thì không thể đem lại hiệu quả cao.
Ngược lại, khi tác phẩm báo chí dễ hiểu, gần gũi với công chúng, thông tin sẽ được tiếp
thu một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng cường sự gắn kết giữa báo chí và nhân dân và mở
rộng đối tượng tiếp cận thông tin.
Giản dị, dễ hiểu là yêu cầu đặt ra để nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của báo chí đối
với nhân dân nhưng điều quan trọng hơn là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phổ
cập và nâng cao. Nâng cao là nâng giá trị nội dung, cụ thể hơn, báo chí cần đi sâu vào phân
tích, đánh giá các vấn đề xã hội, thể hiện chiều sâu tư tưởng, thông qua đó nâng cao nhận
thức và hiểu biết của người đọc về các vấn đề xã hội. Như vậy, giải quyết mối quan hệ ấy
tức là đảm bảo sự cân bằng giữa tính phổ cập và nâng cao. Một số phương pháp giúp cân
bằng giữa tính phổ cập và nâng cao bao gồm: sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với đối

7
tượng tiếp nhận; trình bày nội dung logic, khoa học, có tính thuyết phục; kết hợp các hình
thức thể hiện đa dạng (bài viết, hình ảnh, infographic, v.v.)
Ví dụ như một số bài báo về biến đổi khí hậu trên thế giới sử dụng biểu đồ hay hình ảnh
để minh họa cho các dữ liệu khoa học, kiến thức về sự tác động của biến đổi khí hậu lên
môi trường và cuộc sống của con người. Tiêu biểu ở đây có bài viết “The climate disaster
is here” đăng trên tờ The Guardian. Thông qua các biểu đồ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu,
tác giả đã giúp người đọc nắm bắt nhiều luồng thông tin phức tạp một cách trực quan, sinh
động. Đồng thời, hình ảnh minh họa cũng được sử dụng để tạo ra các ấn tượng mạnh mẽ
hay cảm động, kích thích xúc cảm và tạo sự kết nối với độc giả.

Hình 2.6 (Nguồn ảnh: The Guardian)


Hay như Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), vào ngày 20/12/1946, đã phát đi “Lời kêu gọi
Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được đánh giá là một tác phẩm
báo chí gần gũi, dung dị, dễ dàng đi vào lòng quần chúng nhân dân. Nhìn nhận sâu hơn,
lời kêu gọi đã nêu rõ âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định

8
quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta với lời văn giản dị, súc tích, dễ hiểu, phù
hợp với trình độ nhận thức của đại đa số người dân lúc bấy giờ.
3. Vai trò:
3.1. Vai trò trong việc phản ánh thông tin đa chiều và đa dạng:
Tính nhân dân của báo chí đóng vai trò then chốt trong việc phản ánh thông tin đa chiều
và đa dạng. Khi một sự kiện xảy ra có nhiều yếu tố và góc độ phức tạp cần phải được xem
xét, bằng cách tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn và quan điểm khác nhau mà báo chí có
thể khai thác sâu hơn vào các khía cạnh của vấn đề. Thông qua việc cung cấp nhiều góc
nhìn và ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, báo chí giúp độc giả không bị hạn chế trong
quá trình tiếp cận thông tin mà còn hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh của vấn đề đang
diễn ra trong xã hội, đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin đa dạng của công chúng và
đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội tiếp cận thông tin dưới nhiều góc độ một cách dễ
dàng hơn.
Một ví dụ điển hình có thể thấy trong năm 2023, báo chí đã tiếp cận vụ cháy chung cư
mini tại Khương Hạ (Hà Nội) từ nhiều góc độ khác nhau để cung cấp cho độc giả một cái
nhìn đa chiều về sự kiện đau lòng này. Một số bài báo tập trung vào việc điều tra và phân
tích những nguyên nhân gây ra vụ cháy, từ việc xác định nguyên nhân chính do chập mạch
điện trên đường dây dẫn điện tại khu vực bình ắc quy thuộc phần đầu xe mô tô sử dụng
động cơ xăng (loại xe tay ga) đến nhân tố con người (do sự vô trách nhiệm, sai phạm trong
việc quản lý phòng cháy và xây dựng của các cán bộ, chủ chung cư tại địa phương). Các
bài viết này cũng nhấn mạnh vào hậu quả của vụ cháy, bao gồm tổn thất về người và tài
sản, cũng như tác động đến cộng đồng và xã hội.

Hình 3.1.1 (Nguồn ảnh: cand.vn)


Bên cạnh đó, một số bài bài báo lại nghiên cứu tác động tâm lý và xã hội của vụ cháy
đối với cộng đồng, bao gồm cả nỗi đau của các gia đình bị ảnh hưởng, nỗi ám ảnh thương
xót của những người chứng kiến vụ cháy, sự lo ngại của những người dân đang sinh sống
tại các khu chung cư mini sau khi vụ việc xảy ra... Mặt khác, có những bài báo không phản

9
ánh mặt thương tâm hay những ảnh hưởng tiêu cực của sự việc mà đã tập trung vào ca
ngợi, truyền đi giá trị nhân đạo tới cộng đồng bằng những hình ảnh đẹp, nhân văn và những
hành động tích cực, ý nghĩa từ các cá nhân tổ chức, thể hiện sự đồng cảm và hỗ trợ từ phía
cộng đồng và xã hội đối với các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ.

Hình 3.1.2 (Nguồn ảnh: VOV)


Như vậy, báo chí đóng vai trò phản ánh thông tin đa chiều và đa dạng trong việc xây
dựng một xã hội dân chủ, minh bạch và đa văn hóa. Bằng cách cung cấp thông tin đa chiều
và đa dạng, báo chí giúp thúc đẩy sự hiểu biết, sự thảo luận tranh luận trong cộng đồng từ
đó hình thành những thay đổi tích cực trong xã hội.
3.2. Vai trò trong việc tạo ra diễn đàn công bằng và dân chủ:
Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 đã nêu rõ: “Báo chí ở Nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn
luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân”.
Trong đó, yếu tố “diễn đàn của nhân dân” có nội dung là báo chí phải thể hiện được vai trò
là “tiếng nói của nhân dân”. Đây là phương thức chủ yếu, quan trọng để thực hiện quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền viết
bài thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng hay kiến nghị, góp ý về một vấn đề nào đó, tuy
nhiên những bài báo đều phải tuân thủ đúng luật pháp, thuần phong, mỹ tục và chất lượng.
Hiện nay ở Việt Nam, nhìn chung, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ của mình, đó là cung
cấp nguồn thông tin đáng tin cậy, là cầu nối trao đổi ý kiến của nhân dân, doanh nghiệp
đến với Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội. Báo chí liên tục phản ánh ý kiến, mong
muốn của người dân để các cơ quan chức năng có thể nắm bắt, xử lý và khắc phục. Báo
chí cũng thường xuyên tập trung vào việc chỉ ra các thiếu sót của chính quyền địa phương,
các cơ quan, tổ chức hoặc các vấn đề không lành mạnh trong cộng đồng, khu dân cư để các
cơ quan chức năng có thể đáp ứng và xử lý kịp thời.
10
Thông qua chương trình “Đường dây nóng số 9”, kênh truyền hình quốc gia khu vực
phía Nam VTV9 đã mở ra một diễn đàn mới cho người dân tại các tỉnh phía Nam. Từ đó,
họ đã có cơ hội được cất lên tiếng nói của bản thân và nhờ báo chí phản ánh đến các cấp
chính quyền về nhiều vấn đề bất cập trong đời sống. Chẳng hạn, vào năm 2019, “Đường
dây nóng số 9” nhận được thông tin phản ánh của người dân về tình con đường Bình Đông
đoạn qua phường 14, quận 8 TP.HCM không đủ điều kiện để đảm bảo sự an toàn của người
dân khi tham gia thông. Sau khi phóng sự được lên sóng, các cơ quan chức năng đã lập tức
vào cuộc để giải quyết vấn đề này. Nhờ vậy, không chỉ có con đường Bình Đông mà nhiều
tuyến đường khác tại TP.HCM cũng được cải thiện. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp nhận và phản
ánh nhanh chóng, chính xác, kịp thời những bức xúc của người dân, chương trình còn được
xem là cầu nối giữa người dân với chính quyền. Sau mỗi số phát sóng, chương trình
“Đường dây nóng số 9” đều nhận được sự quan tâm phản hồi của các cơ quan chức năng,
từ đó giúp cải thiện những bất cập của người dân nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hình 3.2.1 (Nguồn ảnh: VTV)


Bên cạnh đó, báo chí cũng đã nhiều lần khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân để
tham gia đóng góp ý kiến vào các vấn đề quan trọng của đất nước, vào việc soạn thảo các
dự án luật, đặc biệt là việc góp ý vào các văn kiện trình Đại hội Đảng cấp địa phương và
Đại hội Đảng toàn quốc. Trong các kỳ Đại hội Đảng, báo chí luôn đóng vai trò quan trọng
trong việc thu thập ý kiến của các đảng viên và người dân. Báo chí trở thành một trong
những kênh được tin cậy, không chỉ vì người góp ý muốn ý kiến của mình được thông tin
rộng rãi mà còn vì tinh thần cầu thị, khách quan của các báo trong việc phản ánh nguyện
vọng của nhân dân đối với Đảng.
3.3. Vai trò trong việc góp phần xây dựng và phát triển xã hội:
Tính nhân dân của báo chí cũng đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc góp
phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Báo chí giám sát các quyền lợi chính
đáng của công dân và cũng là vũ khí sắc bén giúp làm sáng tỏ sự bất công, những hiện
tượng tiêu cực, những vấn đề kìm hãm sự phát triển của xã hội. Từ đó sự minh bạch, tính
trách nhiệm và công bằng trong các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội khi đối diện với
dư luận được nâng cao. Điều này còn thúc đẩy họ phải tiến hành các biện pháp cải tiến và

11
cải cách hợp lý để giải quyết các vấn đề gây ảnh hưởng tới nhân dân cộng đồng một cách
triệt để, góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ hơn.
Trong năm 2023, Cần Thơ đã phải đối mặt với tình trạng ngập sâu do ảnh hưởng của
triều cường, gây ra nhiều vấn đề cho cộng đồng địa phương. Các khu vực ven sông và kênh
rạch thường là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mà nước biển tràn vào đất liền,
làm hại đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người dân.

Hình 3.3.1 (Nguồn ảnh: VOV Giao thông)


Báo chí đã đưa ra những thông tin kịp thời phản ánh về tình trạng ngập lụt này, đồng
thời góp phần thúc đẩy cơ quan tổ chức có biện pháp để giải quyết vấn đề. Qua các bài báo,
phóng sự truyền hình và bài viết trên mạng, phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia về
nguyên nhân dẫn tới hiện tượng, báo chí đã nêu rõ tình hình khó khăn mà cộng đồng địa
phương đang phải đối mặt, đồng thời cũng đưa ra các quan điểm và đề xuất về các biện
pháp cần thiết để giảm thiểu thiệt hại. Thấu hiểu tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề
ngập lụt, các cơ quan chính quyền địa phương đã phản hồi tích cực và thực hiện các biện
pháp như nâng cao mức độ dân cư, xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả, và đặc biệt là
quyết định đầu tư dự án “Âu thuyền Cái Khế” lên tới hàng trăm tỷ đồng để khắc phục tình
trạng ngập sâu do triều cường tại Cần Thơ. Sự chú ý và phản ánh từ báo chí đã đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ra sự nhận thức và hành động từ phía cộng đồng và chính
quyền địa phương, góp phần giải quyết vấn đề ngập lụt một cách hiệu quả và bền vững
hơn. Qua đó, cuộc sống của người dân cũng dần được ổn định và không phải đối mặt với
những bất tiện, cản trở trong đời sống sinh hoạt do ngập lụt gây ra, vấn đề ngập lụt cũng
không còn là mối quan ngại, kìm hãm sự phát triển của địa phương cũng như đời sống xã
hội.

12
Hình 3.3.2 (Nguồn ảnh: An Bình)
Tính nhân dân của báo chí còn có sức ảnh hưởng, lan tỏa mạnh mẽ tác động đến nhận
thức, tâm tư tình cảm của công chúng qua việc tuyên truyền, giải thích và cổ động trực tiếp
tới cộng đồng. Không những phản ánh và phê bình những sai lầm, khuyết điểm còn tồn
đọng trong xã hội một cách thiện chí, báo chí còn tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương
người tốt, việc tốt hay những câu chuyện, những điều tích cực trong xã hội. Từ đó, báo chí
khơi dậy nhận thức và sự chủ động từ phía người dân giúp họ có thể tiếp cận và tự ý thức
về việc xây dựng và phát triển đất nước, học hỏi để thúc đẩy các biện pháp cải tiến và tạo
nên những thay đổi tích cực, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh.

Hình 3.3.3 (Nguồn ảnh: Tạp chí Lao động)

13
4. Hạn chế:
Nhìn chung, báo chí Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt các nguyên tắc cơ bản trong
hoạt động báo chí về tính nhân dân. Điều ấy được thể hiện qua công tác phản ánh và đánh
giá các sự việc của đời sống từ lập trường của nhân dân, sẵn sàng lên tiếng vì quyền và lợi
ích cao cả của nhân dân. Đồng thời, sự tích cực tham gia của nhân dân vào các hoạt động
báo chí hay hơn cả là việc sử dụng ngôn ngữ mang tính đại chúng, cũng góp phần làm rõ
hơn tính nhân dân luôn tồn tại xuyên suốt mọi hoạt động của báo chí. Dẫu vậy, nguyên tắc
này vẫn còn một số tồn đọng chưa thể khắc phục.
Thứ nhất, mạng lưới thông tin còn xuất hiện hiện tượng tin giả, gây hiểu lầm hoặc
nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng, tổn hại đến đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân. Trong loạt bài viết đăng vào tháng 5-2020, Báo Thanh Niên đã
đăng tải các thông tin chưa được kiểm chứng về một số dự án đầu tư xây dựng, cải tạo
chung cư cũ, xuống cấp tại Thành phố Hải Phòng. Sai sót này đã ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của người dân và chủ trương của chính quyền thành phố trong công tác triển khai
dự án BT với mục tiêu “xóa bỏ chung cư xuống cấp để thay đổi diện mạo thành phố – bảo
đảm an sinh xã hội cho người dân”.

Hình 4.1 (Nguồn ảnh: Thanh Niên)


Thứ hai, trên một số bài báo, còn tồn tại tình trạng tác giả sử dụng nghệ thuật biểu hiện
chưa phù hợp với trình độ nhận thức của công chúng. Hiện nay, nhiều tác phẩm báo chí
được viết bởi lối văn chương, những từ ngữ mang đậm tính “chủ thể”. Ví dụ như một bài
đăng của Báo Tuổi trẻ TP HCM ngày 27-5-2001 với tựa đề: “Cảng Sài Gòn: Đâu là “gót
chân Asin”?”, hay như việc sử dụng quá nhiều từ ngữ địa phương gây khó hiểu: “Ước
mong sao đến đâu ta cũng gặp những cái “chạnh” (xóm, tiếng Nghệ An) như ở Liên Trì,
bắt gặp những con người từ “chạnh” ra đi” (Báo Lao động, 4/4/2002). Nếu xem xét dựa
14
trên những khía cạnh tích cực, cách biểu đạt này mang lại tính sinh động, hấp dẫn, làm
ngôn từ thêm đa dạng, phong phú và tăng hiệu quả biểu đạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chất
liệu văn chương không phù hợp cũng gây ra những mặt trái không mong muốn. Xuất phát
từ mong muốn khiến câu văn sinh động, hấp dẫn, phong phú hơn về ngôn ngữ biểu đạt
nhưng việc sử dụng những từ ngữ hay chất liệu văn chương không có tính đại chúng cao
lại vô tình khiến cho tác phẩm báo chí trở nên mơ hồ về nghĩa, gây khó hiểu cho bạn đọc.
5. Giải pháp:
Thứ nhất là đẩy mạnh công tác hướng dẫn - tổ chức quần chúng tham gia làm chủ mặt
báo để phản ánh tiếng nói của quần chúng một cách đúng đắn và tích cực hơn. Tiêu biểu
như việc xây dựng các nền tảng truyền thông cộng đồng như trang mạng, nhật kí trực tuyến
hay trang mạng xã hội - nơi tất cả mọi người có thể thoải mái chia sẻ thông tin, quan điểm
của mình. Các nền tảng này sẽ tạo dựng một không gian để tiếng nói của quần chúng được
lắng nghe và thấu hiểu.
Thứ hai là các cơ quan báo chí cần tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên rộng
rãi. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin đến với người dân, thúc đẩy
họ tham gia môi trường thông tin cộng đồng, cũng như xây dựng lòng tin và uy tín đối với
công chúng.
Thứ ba là tăng cường công tác điều tra xã hội, nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng
của quần chúng. Báo chí có thể tiến hành điều tra sâu rộng về các vấn đề xã hội, nghiên
cứu tâm lý và hành vi, tạo cuộc thăm dò ý kiến hay tổ chức thảo luận, giao lưu giữa cộng
đồng. Điều này là thực sự cần thiết nếu báo chí muốn đi sâu vào đời sống của nhân dân,
lên tiếng vì họ và đấu tranh cho lợi ích lâu dài của xã hội.

15
KẾT LUẬN
Sau khi phân tích về tính nhân dân của báo chí cũng như tìm hiểu về các dẫn chứng ở
báo chí Việt Nam và Thế giới, nhóm 6 đã chia nội dung thành năm phần cụ thể, trong đó:
Phần một, thông qua việc tiếp cận khái niệm “báo chí” và các ý kiến của các học giả có
chuyên môn trong lĩnh vực, nhóm đưa ra khái niệm “tính nhân dân của báo chí”. Tính nhân
dân đã và đang là một trong những nguyên tắc cơ bản, không thể thiếu xuyên suốt trong
mọi hoạt động của báo chí Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Phần hai, nhóm đưa ra ba biểu hiện chính của tính nhân dân của báo chí, đó là: Phản
ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống từ lập trường của nhân dân, đại
diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, đề cao và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh của
nhân dân vì sự tiến bộ xã hội; Sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân
dân vào các hoạt động báo chí; Nghệ thuật trong tác phẩm báo chí được thể hiện qua việc
phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của công
chúng. Những biểu hiện này là minh chứng rõ nét cho tầm quan trọng của tính nhân dân
trong báo chí khi mà công chúng là đối tượng chính tiếp nhận thông tin của hoạt động này.
Phần ba, nhóm thống nhất nêu ra ba vai trò của tính nhân dân trong báo chí, bao gồm:
Phản ánh thông tin đa chiều, đa dạng; Tạo ra diễn đàn công bằng và dân chủ; Góp phần
xây dựng và phát triển xã hội. Khi người làm báo nhận thức được những vai trò ấy, cũng
chính là lúc họ có thêm cơ hội để xác định trách nhiệm, bổn phận của mình rõ ràng hơn
trong việc phát huy tính nhân dân trong các ấn phẩm báo chí một cách hiệu quả.
Phần bốn, nhóm chỉ ra các mặt thiếu sót trong việc thực hiện nguyên tắc tính nhân dân
của báo chí Việt Nam. Đó là việc xuất hiện những thông tin chưa được kiểm chứng, gây
hiểu lầm trên mạng lưới thông tin, dẫn đến sự ảnh hưởng về đời sống tinh thần lẫn vật chất
ở quần chúng nhân dân. Thứ hai, nhiều tác giả sử dụng lối ngôn ngữ và cách thể hiện chưa
phù hợp với nhận thức công chúng. Việc thẳng thắn xác định các hạn chế là rất quan trọng,
điều này góp phần nâng cao tính khách quan, trung thực và thúc đẩy sự phát triển của báo
chí. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để các nhà chức trách, ban ngành có thể nhìn nhận rõ hơn
những vấn đề còn tồn đọng để đặt ra những biện pháp giải quyết phù hợp.
Phần cuối, nhằm khắc phục phần nào những hạn chế bên trên, nhóm đã đề xuất ba giải
pháp. Thứ nhất là đẩy mạnh công tác hướng dẫn - tổ chức quần chúng tham gia làm chủ
mặt báo để phản ánh tiếng nói của quần chúng một cách đúng đắn và tích cực hơn. Thứ hai
là các cơ quan báo chí cần tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên rộng rãi. Thứ
ba là tăng cường công tác điều tra xã hội, nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng của
quần chúng. Tuy nhiên, để thực hiện được những điều này, đòi hỏi có sự đồng bộ, phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành liên quan cũng như sự giám sát sát sao từ phía
quần chúng nhân dân để thu được kết quả cao nhất.
Nhìn chung, việc tìm hiểu và có được cái nhìn sâu sắc về tính nhân dân – một trong
những đặc trưng cơ bản của báo chí là một đề tài khá quan trọng và mang tính cấp thiết
cao. Đặt trong bối cảnh của thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão hiện nay,
mặc dù loại hình này đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng giá trị cốt lõi của nó

16
như phục vụ nhân dân, đại diện cho tiếng nói của nhân dân vẫn luôn được duy trì và coi
trọng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu của nhân dân cũng theo đó thay đổi,
buộc báo chí phải có bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng vẫn cần đảm bảo được những
điểm tích cực mà tính nhân dân đã thể hiện, nhằm đáp ứng thị hiếu và niềm tin của quần
chúng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2007), Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.117.
[2]. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao Động, tr.226.
[3]. Dương Xuân Sơn (2015), Lý Luận báo chí truyền thông, Nxb Giáo dục Việt Nam
[4]. Xemtailieu, Thực hiện tính nhân trên báo chí nói chung và báo chí Việt Nam nói
riêng, https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/thuc-hien-tinh-nhan-dan-tren-bao-chi-noi-chung-
va-bao-chi-viet-nam-noi-rieng-165012.html
[5]. Dũng Hiếu (2023), Báo chí góp tiếng nói của người dân và doanh nghiệp,
https://vneconomy.vn/bao-chi-gop-tieng-noi-cua-nguoi-dan-va-doanh-nghiep.htm,
23/6/2023.
[6]. Đăng Trường (2023), Công an Hà Nội công bố nguyên nhân vụ cháy chung cư
mini tại phố Khương Hạ, https://www.qdnd.vn/phap-luat/an-ninh-trat-tu/cong-an-ha-noi-
cong-bo-nguyen-nhan-vu-chay-chung-cu-mini-tai-pho-khuong-ha-743488, 20/9/2023.
[7]. Phạm Dự (2024), Thêm 6 cán bộ bị khởi tố trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội,
https://vnexpress.net/them-6-can-bo-bi-khoi-to-trong-vu-chay-chung-cu-mini-o-ha-noi-
4707362.html, 31/1/2024.
[8]. Tấn Khoa (2020), Đường dây nóng số 9 - cầu nối giữa người dân và chính quyền,
https://vtv.vn/vtv9/duong-day-nong-so-9-cau-noi-giua-nguoi-dan-va-chinh-quyen-
20200127110316718.htm, 27/1/2020.
[9]. An Bình (2023), Âu thuyền giúp Cần Thơ thoát ngập, https://vnexpress.net/au-
thuyen-giup-can-tho-thoat-ngap-4671397.html, 31/10/2023.
[10]. Thảo Lan (2023), Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt năm
2023: Lan tỏa các giá trị sống tích cực đến cộng đồng, xã hội,
https://m.tapchilaodong.vn/giao-luu-guong-dien-hinh-tien-tien-nguoi-tot-viec-tot-nam-
2023-lan-toa-cac-gia-tri-song-tich-cuc-den-cong-dong-xa-hoi-1329643.html, 22/12/2023.

17
DANH MỤC HÌNH

Hình Nội dung Trang

2.1 Báo chí nước ngoài đưa tin về Black Lives Matter 4

2.2 Các trang báo mạng của Việt Nam đồng loạt đưa tin về sự cố Formosa 5

Báo chí có những đóng góp tích cực trong nhiều


2.3 6
hoạt động của đại biểu Quốc hội

2.4 Mục “Opinion” của The New York Times 7

2.5 Chương trình “Nghe radio trực tuyến” của VOV Giao thông 7

2.6 Bài viết “The climate disaster is here” của The Guardian 8

3.1.1 Hiện trường vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ rạng sáng 13-9 9

Nguyễn Đăng Văn (Quế Võ, Bắc Ninh) - chàng shipper cứu 9 người
3.1.2 10
trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

3.2.1 Chương trình “Đường dây nóng số 9” của kênh truyền hình VTV9 11

3.3.1 Người dân Cần Thơ đối mặt với tình trạng triều cường 12

Âu thuyền Cái Khế được xây dựng tại rạch Khai Luông,
3.3.2 13
Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Ban tổ chức và các gương điển hình tiên tiến người tốt,
3.3.3 13
việc tốt tham gia giao lưu

Báo Thanh Niên đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng
4.1 14
về một số dự án đầu tư tại Thành phố Hải Phòng

18

You might also like