You are on page 1of 254

MỤC LỤC

Nghề báo và đạo đức

TS.Trương Minh Tuấn ......................................................................................................... 4


Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội - Định hướng phát triển và quản lý

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ ...................................................................................................... 9


Giữ lửa cho ngọn bút

Nhà báo Hồ Quang Lợi ..................................................................................................... 17


Trách nhiệm xã hội của truyền thông đại chúng Việt Nam hiện nay

PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu ............................................................................................. 22


Trách nhiệm xã hội của nhà báo được quy định trong các bản quy tắc đạo đức nghề
báo trên thế giới

TS. Nguyễn Thị Trường Giang .......................................... Error! Bookmark not defined.
Việc thực hiện tôn chỉ, mục đích và mô hình tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí

PGS.TS. Đinh Văn Hường ................................................................................................. 46


Nghiên cứu văn hóa truyền thông đại chúng - Quan điểm tiếp cận liên ngành, xuyên
ngành và đa ngành

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương ..............................................................................................


Truyền thông văn hóa Việt và văn hóa truyền thông

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái ........................................................................................ 67


Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu văn hóa truyền thông đại chúng

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn ....................................................................................................... 76


“Văn hóa tham gia” trên mạng xã hội với hoạt động truyền thông và văn hóa đại
chúng

ThS. Bùi Trà My................................................................................................................ 82


Từ toàn cầu hóa đến xu hướng địa phương hóa toàn cầu và một số vấn đề văn hóa
Việt trên sóng truyền hình Việt Nam

1
ThS. Nguyễn Đình Hậu ...................................................................................................... 91
Quản trị nguồn thông tin văn hóa trên báo điện tử Việt Nam

ThS. Nguyễn Sơn Minh ................................................................................................... 101


Một thảo luận về mối liên hệ giữa Breaking News và công chúng truyền hình

PGS.TS. Vũ Quang Hào .................................................................................................. 111


Tiếp cận nghiên cứu công chúng truyền thông từ góc độ lý thuyết Phụ thuộc truyền
thông

ThS. Vũ Trà My .................................................................. Error! Bookmark not defined.


Ngôn ngữ mạng: “chính thống” hay “không chính thống”

ThS.Nguyễn Minh ........................................................................................................... 127


Bài học về vận dụng các phương tiện ngôn ngữ châm biếm trong văn chính luận Hồ
Chí Minh

PGS.TS. Hoàng Tất Thắng .............................................................................................. 135


Tạp chí Thanh Nghị - Nơi biểu đạt tư tưởng của lớp trí thức mới trong những năm
1939-1945

ThS. Phạm Đình Lân ....................................................................................................... 143


Giá trị của nguồn tin và việc sử dụng nguồn tin của báo chí Việt Nam hiện nay

TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền .......................................................................................... 151


Quản trị nguồn tin trong môi trường truyền thông hiện đại

ThS. Nguyễn Minh Hải .................................................................................................... 167


Cần có những nghiên cứu mới về “Chiến tranh thông tin hiện đại”

TS. Bùi Chí Trung ............................................................................................................ 179


Một số quan niệm chủ yếu về đào tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay

TS. Đỗ Chí Nghĩa............................................................................................................. 191


Hoạt động truyền thông quốc tế trong môi trường truyền thông hiện đại

TS. Nguyễn Thành Lợi ..................................................................................................... 200


Quốc tế hóa truyền thông đại chúng: từ sản phảm đến thị trường toàn cầu

2
TS. Nguyễn Thị Quý Phương
NCS. Nguyễn Thị Huyền .................................................................................................. 209
Xu hướng phát triển của truyền hình trong kỷ nguyên kỹ thuật số

PGS.TS. Dương Xuân Sơn ............................................................................................... 221


Năng lực về tin tức trong xu hướng truyền thông xã hội

ThS. Hoàng Thị Thu Hà .................................................................................................. 234


Tiếp cận nội dung ảnh báo chí qua phân tích thủ pháp tương phản

Ths. Phan Văn Kiền ......................................................................................................... 244

3
NGHỀ BÁO VÀ ĐẠO ĐỨC

TS.Trương Minh Tuấn1

Không cứ gì phải nghề báo mới đặt vấn đề về đạo đức mà bất cứ một nghề nào khác,
chuyện đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt ra, thậm chí phải được đặt lên hàng đầu
rồi mới nói đến chuyên môn nghiệp vụ của người hành nghề đó. Vì rằng, không có đạo
đức khi hành nghề thì khoảng cách giữa việc hành nghề chính đáng với việc lợi dụng
“nghề” để trục lợi hoặc làm những việc bất chính chỉ là tơ tóc. Với nghề báo, do đặc thù
của công việc, câu chuyện về đạo đức lại càng được chú trọng và đặt lên hàng đầu.

Một thông tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì hệ quả của nó
không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà còn gây hệ lụy cho cả cộng đồng.
Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung thực của nhà báo, với sự lan tỏa của
nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá nhân, tập thể và đời sống toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề
đạo đức của nhà báo là câu chuyện luôn được đề cao và coi trọng, nhất là trong thời đại
bùng nổ thông tin.

Hằng ngày, các tòa soạn báo, đài thường nhận hàng chục, thậm chí hàng trăm cuộc
gọi và đơn thư của bạn đọc trong và ngoài nước gửi về.Trong số đó, có không ít người
từng gõ cửa các cơ quan công quyền mong tìm được một lời giải đáp thỏa đáng về những
bức bách trong cuộc sống nhưng đã thất vọng. Họ buộc phải tìm đến các tòa soạn báo với
hy vọng, vụ việc của họ sẽ được công khai. Bởi trong tiềm thức của họ, báo chí có quyền
năng thông tin tạo nên sức mạnh công luận khiến các cơ quan chức trách bị hối thúc và
sức ép đó có thể giúp xử lí vụ việc. Có thể nói, bạn đọc đã đặt niềm tin của mình vào sự
khách quan, trung thực của nhà báo. Trong suy nghĩ của người dân, nhà báo luôn đứng về
phía của người yếm thế, luôn “đứng về phía nước mắt”, đứng về phía những người bị oan
khuất, những người luôn chịu thiệt thòi trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Đó chính là
lí do để người dân đến với báo chí như một sự lựa chọn trong hành trình tìm đến công lý
1
Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền thông.

4
của họ. Một khi người dân đã đặt niềm tin vào nhà báo thì không có một lý do gì để nhà
báo phản bội kỳ vọng của họ. Ở khía cạnh này, đạo đức nhà báo không chỉ là việc đi đến
tận cùng của mỗi nỗi oan khiên để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng cho người bị oan khuất mà
cái chính là bằng ngòi bút của mình, bằng sự trung thực và trách nhiệm của mình, nhà
báo làm công việc của một bác sĩ phẫu thuật, cắt bỏ vĩnh viễn những khối u có thể trở
thành “tiền lệ xấu”, có thể lây nhiễm thói hư cho cả cộng đồng.

Đạo đức nhà báo không chỉ là dũng cảm, dám xông vào những nơi nguy hiểm nhất để
phanh phui những mặt trái của đời sống mà còn góp phần trong việc “định hướng” dư
luận; ngòi bút của nhà báo như là nguồn sáng dẫn đường để mọi người cùng hướng thiện.

Vụ hôi của từ một chiếc xe chở bia bị lật ở Đồng Nai, nếu không có sự vào cuộc và
lên án quyết liệt từ các cơ quan báo chí thì chắc chắn sẽ khó có động thái “tử tế” đi nhặt
từng tờ bạc trả lại cho chủ nhân của nhiều thanh niên ở Phan Thiết vừa rồi. Tiếp đó là
những vụ xe tải chở hàng bị lật ở Hà Nội, Thanh Hóa, người dân ở những nơi đó không
những không “hôi của” mà còn giúp đỡ tận tình các tài xế để khắc phục hậu quả. Người
dân ở nhưng nơi đó đã “vỡ ra” câu chuyện về tình người sau khi báo chí lên án mạnh mẽ
hành vi “cướp ngày” ở Đồng Nai. Nếu báo chí xem việc “hôi của” như là chuyện “không
phải của mình” mà đứng ngoài cuộc thì hẳn đó sẽ là một tiền lệ xấu, sẽ không có nghĩa cử
rất đáng trân trọng của người dân ở những vụ tai nạn tiếp theo. Đạo đức của nhà báo,
trong câu chuyện này chính là góp phần định hướng cộng đồng để mỗi người phải sống
tốt hơn, có trách nhiệm hơn, phải biết đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn. Đối mặt với cái
xấu, cái phi tiến bộ để đấu tranh, hạn chế, triệt tiêu nó, đó cũng là một khía cạnh về đạo
đức của nhà báo vậy.

Cả nước hiện có trên 800 tờ báo với đủ các loại hình, kèm theo đó là gần hai vạn nhà
báo đang hành nghề, một con số không hề nhỏ đối với nghề có tính đặc thù như nghề báo
và đối với một quốc gia có trên 90 triệu dân. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin trong những năm gần đây đã trở thành lực đẩy để các nhà báo “tăng tốc” cho
kịp với tốc độ của thông tin thời “số hóa”. Bên cạnh sự chính xác, trung thực trong phản
ánh, thì sự nhanh nhạy, kịp thời cũng là những tiêu chí của mỗi nhà báo, mỗi tòa soạn

5
đang hướng đến. Tuy nhiên, sự “sốt ruột” này còn bao hàm cả động cơ “câu view”, làm
sao đó để hút về mình lượng truy cập nhiều nhất của bạn đọc nhằm khai thác quảng cáo,
đó cũng là mặt trái của câu chuyện đạo đức nghề nghiệp. Khi một sự việc “rẻ tiền” được
đẩy lên thành chuyện “hot”, tờ báo ấy có thể có thêm một ít quảng cáo nhờ vào lượng
truy cập của người đọc nhưng các chuẩn mực về đạo đức, cái hồn cốt, tinh túy của thuần
phong mỹ tục dân tộc có thể bị bôi bẩn. Không ít tòa báo đưa ra lý lẽ cho việc câu khách
là để lên án cái xấu, nhưng đó chỉ là sự ngụy biện cho việc “câu khách” của mình…

Cái lằn ranh mong manh của đạo đức người làm báo ở đây là việc nhà báo ấy với vai
trò là chủ thể phản ánh đang đặt mình ở đâu trong sự kiện, sự việc đang diễn ra. Góc nhìn
của anh, tâm thế của anh, tính tư tưởng của anh là thế nào khi đứng trước sự kiện, sự việc
đó. Tiệm cận thật sát sự thật khách quan là ao ước và là trách nhiệm của người cầm bút.
Nhưng trong cuộc đua tranh về thời gian, sự cạnh tranh về thông tin, không ít người cầm
bút đã chọn việc hóng hớt, xào tin, mua bán tin “tiểu ngạch” và trở thành anh hùng bàn
phím bất chấp hậu quả.

Phản ánh như thế nào, liều lượng ra sao trước một sự việc có tính nhạy cảm, điều đó
đòi hỏi lương tâm và trách nhiệm của mỗi nhà báo chứ không hẳn hễ thấy cái xấu là đưa
tất tật lên báo mới là người “có nghề”. Chuyện đạo đức của nghề báo nhiều khi không
hẳn là câu chuyện quá to tát mà nó nằm ngay trong cái cách nhà báo đưa tin. Cũng sự
việc mang tính tiêu cực, nhưng vẫn có nhà báo có thể chuyển đến bạn đọc thông điệp ấm
áp nhân văn; ngược lại có nhà báo lại khai thác ở góc độ khiến cho bạn đọc hoang mang,
lạc lối trong cảm xúc lẫn định hướng. Chuyện “kiều nữ Hải Dương” bắt anh lái taxi làm
“nô lệ tình dục” là điển hình của việc câu khách. Câu chuyện phòng the bị đẩy đi quá xa,
thậm chí còn bịa đặt, thêm “mắm muối” vào để thêm ly kỳ. Nhưng vô tình, nhà báo đã
thiên về chủ nghĩa tự nhiên, tầm thường hóa và vô hình trung khơi gợi những dục vọng
thấp hèn và sự suy đồi phản văn hóa. Đó là chưa nói, nó đã bôi nhọ nhân phẩm của người
khác. Bây giờ, không ít tờ báo đang lấy chuyện phòng the, trắc ẩn tình yêu, tình dục làm
đối tượng phản ánh chính. Cách mạng tình dục đã được bàn đến ở nhiều nước cách nay
gần cả thế kỉ. Thế nhưng hiện nay, các báo chủ động khai thác tối đa nó với các cung bậc,

6
góc khuất, đầy dục tính… liệu đó có phải là bước thụt lùi đáng xấu hổ trong lịch sử phát
triển của báo chí hiện đại? Từ những trò tiêu khiển bệnh hoạn, đến những quan hệ yêu
đương phi nhân tính… chúng có thể mang đến cho bạn đọc một cảm xúc thẩm mĩ giúp họ
hướng đến chân thiện mĩ, đến chuẩn mực của sự văn minh và tiến bộ?... Nếu có một ngày
người ta luận tội sự xuống cấp của văn hóa Việt, sự băng hoại các thuần phong mĩ tục,
đạo đức truyền thống, thì lúc đó ai dám nói rằng, báo chí vô can?

Ở một khía cạnh khác, không phải “sự thật” nào cũng đưa lên mặt báo, nhất là vấn đề
có tính nhạy cảm như các vấn đề liên quan đến quan hệ đối ngoại, liên quan đến quốc
phòng và an ninh quốc gia. Không ít nhà báo đã trách cứ cơ quan chức năng chậm hoặc
không cung cấp thông tin, nhất là trong các chuyên án, nhưng đang trong quá trình điều
tra, cơ quan báo chí không thể đòi hỏi công khai thông tin được.

Có những lúc, nhà báo chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Chuyện quốc gia đại sư,
chuyên cơ mật an ninh, quốc phòng đâu phải tất tật đều “công khai” được. Cũng vì quá
“sốt ruột” với những thông tin có tính “nhạy cảm” ấy nên không ít báo đã “đoán già đoán
non”, thậm chí lấy cả tin của những trang mạng của các cá nhân ở bên ngoài không đăng
ký, vội vàng đưa lên mặt báo theo lối suy diễn chủ quan kiểu “thầy bói xem voi” để rồi
những hậu quả về lợi ích đại cục, cộng đồng, quốc gia bị xâm hại.

Đưa thông tin lên mặt báo có chọn lọc và có liều lượng hoàn toàn khác với chuyện ém
nhẹm thông tin. Hiện nay đang có xu hướng chuyện tiêu cực ở một số cơ quan công
quyền hầu như đang “phủ bóng” lên một số trang báo. Tuy nhiên, có những chuyện “tày
đình” nhưng vẫn không được đưa lên mặt báo. Không được đưa lên mặt báo không phải
từ những rào cản của các nhà quản lý mà đôi khi, chuyện giấu nhẹm ấy lại xuất phát từ
động cơ của nhà báo, vì đã có sự “mặc cả” giữa nhà báo và đối tượng tiêu cực. Câu
chuyện về đạo đức nghề báo lại một lần nữa đặt lên bàn cân của sự phán xét.

Sẽ có muôn hình vạn trạng chuyện đạo đức nghề báo. Trung thực, dũng cảm, dám
xông vào chỗ hiểm nguy nhất… đó là những điều cần có của người làm báo. Tuy nhiên,
biết khước từ những cám dỗ đầy mê dụ mới là điều giúp nhà báo đi trọn con đường của

7
nghề nghiệp mà mình đã chọn. Một nhà báo được gọi là “có đạo đức” phải là người đồng
hành cùng dân mình, cùng dân tộc và đất nước mình, biết chia sẻ những vui buồn sướng
khổ với đồng bào mình trong cuộc trường chinh thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu để đến đích
ấm no, hạnh phúc.

8
BÁO ĐIỆN TỬ, TRANG TIN ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI

- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ1

Báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên Internet mấy năm gần đây có
những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, bộc lộ cả những thế mạnh to lớn vốn có và cả
những phức tạp, những hệ lụy khó lường. Làm gì và làm như thế nào để phát huy ưu
điểm, thế mạnh, và hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của loại hình báo chí, thông tin,
phương tiện kết nối trên mạng Internet này - đó là câu hỏi đặt ra cho toàn xã hội, đặc
biệt là các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, văn hóa, và thông tin.

1. Bức tranh khái lược

Thế giới hiện có trên 2 tỷ người sử dụng Internet. Theo một cuộc khảo sát gần đây của
Tổ chức Pew (Mỹ), 45% số người được hỏi đã trả lời rằng họ dựa vào Internet để đưa ra
những quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời. Internet đã trở thành kênh thông
tin gần gũi, tiện lợi, bổ ích và cả độc hại - tùy theo ý thức, mục đích của người dùng.

Mấy năm gần đây, cùng báo chí và trang thông tin điện tử, trên Internet xuất hiện các
mạng xã hội, công cụ thông tin khác. Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng khắp toàn cầu,
điển hình là Facebook, Twitter, YouTube, Google, Yahoochat, Gmail... Riêng Facebook,
chỉ sau 5 năm ra đời, mạng xã hội này đã có hơn 800 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Ở những nước phát triển như Mỹ, cộng đồng châu Âu, một số nước châu Á, có hơn 50%
số dân, gần như toàn bộ giới trẻ thường xuyên dùng mạng xã hội.

Từ cuối năm 2010 đến nay, cùng với các nhân tố, lực lượng tạo nên những biến động
chính trị, xã hội to lớn, sâu sắc ở Bắc Phi, Trung Đông (hai tổng thống bị lật đổ ở Tuynidi
và Ai Cập), một tổng thống bị phế truất và chịu cái chết thảm khốc (Gadhafi của Lybia),
hai nước luôn đứng trước sóng gió (Yemen, Syria), đều có sự tham gia, hoặc chủ động,

1
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

9
hoặc bị động, của các công cụ truyền thông trên Internet. Những người tham gia cuộc bạo
động đường phố tháng 8 năm 2011 ở Anh, những người xuống đường "chiếm phố Wall"
ở Mỹ và nhiều nước khác trong tháng 10, tháng 11/2011 đều sử dụng "vũ khí" lợi hại
Facebook, Twitter, mạng xã hội, điện thoại di động. Đài BBC, trong bài viết tháng
2/2011 với tựa đề “Cách mạng Iran - Thiên An Môn - Ai Cập”, đã nêu ra phương thức để
tạo nên những đám đông: kích động quần chúng xuống đường; triệt để lợi dụng các sự
cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội,
báo chí, truyền thông để kích động, liên kết trong ngoài. Một số người đứng đầu chính
phủ Anh, và các nước phương Tây từng lớn tiếng hô hào “tự do cho Internet”, phê phán
nước này, nước kia là “kẻ thù của Internet”; nhưng khi mặt trái của các phương tiện
truyền thông này gây hậu quả ở chính nước mình, đã phải thốt lên: Internet, Facebook,
Twitter là “công cụ của bạo loạn”.

Nhiều người phong cho Internet, các trang mạng xã hội là “quyền lực thứ 5”, sau 4
“quyền lực” đã được thế giới phương Tây “công nhận”: quyền lập pháp, tư pháp, hành
pháp và báo chí. “Quyền lực thứ 5” này đã trở thành một sức mạnh to lớn, vượt lên trên,
vượt ra ngoài các biện pháp quản lý hành chính hay kỹ thuật của một quốc gia cụ thể.
Điều đáng quan tâm là, cái quyền lực ấy không chia đều cho các nước mà tập trung vào
một số nước lớn, thậm chí vài ba nước “cực lớn”. Theo một số thống kê đáng tin cậy,
tổng lượng truy cập Internet trên toàn cầu tập trung vào khoảng 150 công ty, chủ yếu xuất
phát từ Mỹ, do Google, Yahoo, Facebook, Twitter cầm đầu.

2. Thái độ và cách ứng xử của một số nước

Trước khi “cách mạng hoa nhài” nổ ra và nhanh chóng bùng phát ở Bắc Phi, Trung
Đông; bạo loạn đường phố ở Anh; phong trào "chiếm phố Wall" ở Mỹ... ít ai nghĩ báo
chí điện tử, Facebook, Twiter, các trang mạng xã hội, các công cụ cung cấp nội dung trên
Internet lại có thể ảnh hưởng sâu sắc, nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của những nước
này. Vấn đề đặt ra là, làm gì, làm như thế nào với mặt trái của báo chí điện tử, Facebook,
Twitter, Google, Yahoo, các trang mạng xã hội, trang tin điện tử?

10
Ở Ai Cập, khi phong trào biểu tình, bạo loạn đã lên đến đỉnh điểm (vào cuối tháng
1/2011), Tổng thống Hosni Mubarak ra lệnh chặn Facebook, cắt Internet...nhưng giải pháp
đó đã quá muộn, nước đã ngập ngang đầu.

Với bản chất “không biên giới”, bên cạnh lợi thế gần như vô biên, thì những mặt trái,
mặt tiêu cực của Internet cũng đặt ra yêu cầu và thách thức không nhỏ cho công tác quản
lý. Một số quốc gia đã dựng lên các “biên giới ảo” trên nền Internet để kiểm soát “lãnh thổ
của mình”.Chính sách quản lý Internetcủa Trung Quốc - nơi có gần 460 triệu người sử
dụng, có thể là một sự tham khảo cần thiết. Nước nàyphát triển Internet, mạng xã hội, báo
chí điện tử nội địa nhằm nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh của người dân, chiếm lĩnh
thị trường trong nước, tiến mạnh ra vàcạnh tranh với bên ngoài. Họ chủ trương lập những
“tường lửa”, thậm chí ngăn chặn toàn bộ các mạng xã hội bên ngoài nếu xét thấy nguy hại
cho công chúng trong nước. Đài RFA (ngày 2/2/2011) viết: “Dù cấm cửa thế nào chăng
nữa thì Trung Quốc sẽ không bao giờ đủ khả năng bịt miệng Facebook và Twitter cũng
như các trang mạng xã hội khác. Trí thức Trung Quốc một lúc nào đó sẽ tập hợp lại với
nhau qua đường kết nối đầy sức mạnh này”.

Tại Nga, mạng xã hội chủ yếu là của các công ty trong nước, chính phủ Nga kiểm soát
chặt chẽ mạng xã hội từ nước ngoài. Khi đề cập đến tình hình Bắc Phi, Trung Đông, ông
Andrei Grozin, Vụ trưởng Vụ châu Á của Viện nghiên cứu các nước Trung Á của Nga
nhận xét: Ai cũng thấy rõ ràng là mô hình thay đổi chế độ ở đây đã được lập ra theo phiên
bản hiện đại hóa “cách mạng màu”, một thời từng được áp dụng trong không gian hậu Xô
viết. Giờ đây, dường như nó lại được lặp lại với sự trợ giúp của các công nghệ mới.

Tại Bê-la-rut, cơ quan cảnh sát mật KGB cũng tăng cường kiểm soát thông tin trên các
trang mạng xã hội. Các quốc gia khác như: Pakixtan, Iran, Syria, Triều Tiên, Banglađet,
Các tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất, Myanmar… đã chặn các mạng xã hội nước ngoài
Facebook, Flickr, Twitter… và đề ra chính sách và giải pháp tăng cường kiểm soát thông
tin trên mạng xã hội.

11
Ngay cảchính quyền Mỹ, một mặt, tuy lên tiếng chỉ trích, xuyên tạc Trung Quốc, Việt
Nam, Cu Ba, I-ran, Myanmar, Sy-ri…“vi phạm tự do Internet”,nhưng lại tiếp tục tung ra
các trang mạng xã hội bằng tiếng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ (sau khi đã thực hiện rất hiệu
quả các trang mạng xã hội này bằng tiếng A-rập, Farsi), chi ít nhất 30 triệu USD trong
năm 2011 để “bảo vệ” các bloger đang bị ngăn cản, “cải thiện môi trường pháp lý” cho
hoạt động truyền thông. Mặt khác, kiên quyết ngăn cản việc bán Yahoo cho một công ty
thương mai điện tử Trung Quốc, đến mức ông Jack Ma - Chủ tịch công ty này phải thốt
lên: “Vấn đề là những thương lượng của chúng tôi đang được dẫn giải từ chuyện kinh tế
sang chuyện chính trị”. Hóa ra, người Mỹ cũng không thể “vô tư”, không thể trao quyền
“tự do” cho Yahoo, cho Internet, và coi việc nắm Yahoo cũng là chuyện chính trị.

3. Quan điểm, giải pháp của Việt Nam

Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến giữa năm 2014, cả nước có
trên 30 triệu người sử dụng Internet, tương ứng với 32% dân số, đứng thứ tư trong khu
vực Đông Nam Á, sau Singapore (75%), Malaysia (trên 62%), Brunei (trên 55%). Chỉ
tính 14 năm qua, từ năm 2001 đến giữa năm 2014, số lượng người sử dụng Internet tăng
trung bình mỗi năm 12%. Trong số hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, có 20
triệu khách hàng của Google, 14 triệu của Yahoo, có 3 triệu khách của Facebook. Riêng
Facebook, dự báo tăng từ 4 triệu khách vào cuối năm 2011 lên trên 10 triệu khách hàng
vào năm 2014.

Cả nước có trên 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang tin của cơ quan báo chí và trên
250 trang thông tin điện tử tổng hợp. 63/63 tỉnh, thành phố, 22/22 bộ, ngành đã có cổng
thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử. Có 16 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, 98 nhà
đăng ký tên miền quốc tế và hơn 20 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại Việt
Nam. Con số thống kê nêu trên cho thấy, tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
của ta được thực hiện khá tốt, kết quả rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào công cuộc
đổi mới, nâng cao dân trí, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

12
Người dùng Internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tương đối khá, là học
sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Khi ngồi trước máy, ngoài nhu cầu học
tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống,
người dùng máy tính còn truy cập vào các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội, các
trang web nước ngoài, các blog, diễn đàn, Youtube (kênh video trực tuyến)....

Với báo điện tử trong nước, bên cạnh thế mạnh và ưu điểm cơ bản, một số báo và
trang thông tin điện tử của ta còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư
tưởng, văn hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ. Cùng với những báo, tạp chí
điện tử đã được cấp phép đúng luật,đã xuất hiện nhiều website không phải là cơ quan báo
chí nhưng hoạt động và đăng tải thông tin như một cơ quan báo chí, vi phạm Luật Báo
chí và các quy định pháp luật khác.

Ở bên ngoài, lợi dụng Internet, các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng hoạt động chống
đối, xâm phạm an ninh quốc gia của ta với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh
vi, xảo quyệt. Chúng lợi xây dựng các trang web, đặt máy chủ ở ngoài Việt Nam, đăng tải
thông tin, luận điệu sai trái, kích động chống phá ta. Từ giữa 2009 đến nay, các thế lực thù
địch tập trung vào hoạt động tuyên truyền phá hoại Đại hội XI của Đảng, xuyên tạc Nghị
quyết và các văn kiện của Đại hội XI, đòi tẩy chay Hiến pháp mới, bôi nhọ lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới, kích động một số người dân biểu tình vì
lý do “bảo vệ chủ quyền biển đảo’’, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng
đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Ngoài những trang web, blog, diễn đàn có nội dung
phản động được đặt máy chủ ở nước ngoài, thời gian gần đây, xuất hiện một số trang web
sử dụng tên miền Việt Nam (tên miền .vn) hoặc tên miền quốc tế nhưng được đặt máy
chủ tại Việt Nam nhằm đăng tải tài liệu, truyện, tranh, ảnh, video, clip có nội dung độc
hại, đồi trụy, bạo lực, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Nhận rõ mặt mạnh, mặt tích cực và cả mặt trái của Internet, của báo chí điện tử, chỉ 8
năm sau khi Việt Nam nối mạng Internet, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra
Chỉ thị 52-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2005 “Về phát triển và quản lý báo chí điện tử ở
nước ta hiện nay”. Chỉ thị 52-CT/TW nhấn mạnh: “Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí,

13
vai trò, tác động của mạng thông tin toàn cầu và các báo điện tử đến sản xuất và đời sống
xã hội. Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối với
báo điện tử; xây dựng các tờ báo điện tử ở nước ta có kỹ thuật và công nghệ hiện đại;
đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về tính định hướng, tính chiến đấu;
có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao; thực sự là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc
bén của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu
quả, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực quản lý; bảo
đảm an ninh, an toàn, kết hợp hài hoà với việc phát triển các loại hình báo chí và các
phương tiện thông tin khác”.

Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X), ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2013
về Phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền
thông khác trên Internet chỉ rõ: “Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản
lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo kịp
với sự phát triểncủa công nghệ Internet, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chủ động, kiên trì thúc đẩy phát
triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ, có hiệu lực, hiệu quả báo chí điện tử, mạng
xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chủ
động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời để chi phối, làm chủ thông tin; lấy thông tin
tích cực, chính thống lấn át, đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, xấu độc, phản động
trên Internet. Coi trọng tuyên truyền, giáo dục, vận động người sử dụng Internet tuân thủ
luật pháp, chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa, biết phân biệt đúng sai, thật giả, tích cực
đấu tranh phê phán với các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, độc hại trên Internet đi đôi
với tăng cường quản lý thông tin trên Internet. Khuyến khích khai thác, phát triển những
tiện ích, lợi thế của Internet nói chung, báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình
truyền thông khác trên Internet nói riêng. Đồng thời, tăng cường rà soát, bổ sung những
chế tài đủ mạnh đối với việc đưa tin sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm đời tư các cá nhân, tổ
chức, công dân, kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và gieo rắc sản phẩm văn
hóa đồi trụy”.

14
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư
(khóa IX), Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Chính phủ đã xây dựng và ban
hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng: Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày
28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện
tử trên Internet; Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18/12/2008 hướng dẫn một số nội
dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang điện tử cá nhân trong Nghị định số
97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ; Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày
20/03/2009 quy định xử phạt hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin điện tử trên Internet; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013
của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Điểm yếu hiện nay của chúng ta là chưa kiểm soát hiệu quả các sản phẩm, website
của doanh nghiệp nội dung số của nước ngoài tại Việt Nam. Điều này đã tạo ra những
khoảng trống đểcác thế lực tiêu cực, phản động lợi dụng đưa thông tin xuyên tạc, kích
động,phá hoại ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tư tưởng, văn hóa của ta, tác động
xấu đến đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ.

Với các báo điện tử, tốc độthông tin và việc kiểm soát thông tin của loại hình báo chí
này cần phải được đi kèm với công nghệ quản trị nội dung (Content Management System
- CMS). Coi trọng quy trình xuất bản báo điện tử, đặc biệt là nâng cao chất lượng nội
dung thông tin.

Cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị định
97/2008/NĐ-CP về quản lý các trang thông tin điện tử tổng hợp theo hướng yêu cầu các
trang thông tin này phải có nhân sự đủ năng lực nghiệp vụ báo chí để tổ chức, quản lý nội
dung đăng tải trên đó. Không được biến trang thông tin thành tờ báo điện tử trá hình. Cơ
quan chức năng quản lý nhà nước cần tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các ban, bộ, ngành
trong việc xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử bảo đảm các yêu cầu về an toàn, an
ninh mạng. Về lâu dài, cần từng bước áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý an toàn, an
ninh mạng cho các cổng thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước trung ương và địa
phương, cho các cơ quan báo chí trọng yếu.

15
Việc sử dụng các trang mạng xã hội, báo chí, các loại hình thông tin khác trên Internet
là một xu thế không thể phủ nhận. Hiện nay, các phương tiện truyền thông trên Internet
tại Việt Nam đang là vấn đề, là thị trường hấp dẫn ở nhiều góc độ của các thế lực, các
doanh nghiệp nước ngoài. Điều đáng lo ngại là càng ngày, phía nước ngoài càng gia tăng
chi phối, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực này.

Chúng ta không ngăn cấm mạng Internet tại Việt Nam, số lượng người truy cập và tốc
độ tăng trưởng hàng năm là minh chứng hiển nhiên cho điều vừa nói. Tuy nhiên, cần phải
xử lý kiên quyết một số mạng xã hội, một số website, blog vi phạm pháp luật, chuẩn mực
văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước. Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý,
nhất là các quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực Internet, viễn
thông, báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản
lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội trên Internet; quản lý
tốt hơn việc xã hội hóa sản xuất hoặc liên kết sản xuất, truyền dẫn, phát sóng các chương
trình phát thanh, truyền hình; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy đầu
tư cơ sở hạ tầng dịch vụ CNTT, tạo ra những “đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh
chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, có biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm thiểu
tác động tiêu cực của Internet đối với đời sống xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử
lý nghiêm những hành vi sử dụng Internet, mạng xã hội, các trang thông tin điện tử có tên
miền Việt Nam hoặc tên miền quốc tế nhưng thuê máy chủ (hosting) trong nước để đăng
tải tài liệu, truyện, tranh, phim, ảnh có nội xấu, chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ tục
của dân tộc.
Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ
quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Coi trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức, lối
sống cho giới trẻ, quan tâm đến các yêu cầu chính đáng của họ về học hành, việc làm, đời
sống. Tích cực, chủ động đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái trên báo chí,
mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên Internet của các thế lực thù địch,
phản động.

16
GIỮ LỬA CHO NGỌN BÚT

Nhà báo Hồ Quang Lợi1

Thế sự càng biến động, những người làm báo ngày càng nhận thức rõ hơn sự kỳ vọng,
mong đợi, đòi hỏi của nhân dân đối với báo chí - lực lượng tiên phong trên mặt trận chính
tri - tư tưởng, thêm một lần nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm xã hội và trách nhiệm
công dân của mình.
Công cuộc đổi mới, tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân đang đứng trước những đòi hỏi mới vô cùng cấp thiết. Trong bối cảnh đó, mặt
trận đấu tranh tư tưởng là một mặt trận không tiếng súng nhưng ngày càng trở nên nóng
bỏng và quyết liệt. Các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn chống phá quyết liệt nhằm
phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Chặng đường một phần tư thế kỷ đầy thách thức và sáng tạo vừa qua là minh chứng
hùng hồn rằng công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo không phải là một
khẩu hiệu chính trị khô khan, mà đã trở thành cây đời ăn sâu bén rễ trong lòng người. Đổi
mới đang trở thành sức mạnh lan toả, được nhân lên và cộng hưởng trong cộng đồng dân
tộc, dân ta được hưởng trái ngọt đầu mùa của đổi mới.
Mặc dù đất nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhưng bằng sự vào
cuộc đầy bản lĩnh và trách nhiệm, báo chí đã vạch ra nhiều bất cập, nhiều căn bệnh trầm
kha đang huỷ hoại và làm tắc nghẽn những nguồn lực quí giá của đất nước. Đây đó, bài
học lấy dân làm gốc đang trở nên mờ nhạt. Đói nghèo và nhất là bất công xã hội đang là
điều u uất ở không ít nơi. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thói nhũng nhiễu, đặc
quyền đặc lợi, sự tù đọng trong tư duy và hành động...đang là những căn bệnh cực kỳ
nguy hại. Nó không chỉ triệt tiêu những nguồn lực bên trong của đất nước mà còn tước đi
những cơ hội hợp tác làm việc với thế giới bên ngoài. Những năm qua, một loạt kẻ phạm
tội không kể ở cấp nào đã bị đưa ra xét xử nghiêm minh trong một số vụ án lớn mà ở đó

1
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

17
có sự góp sức rất quan trọng của báo chí. Những biện pháp chống quan liêu, tham nhũng,
tiêu cực được triển khai một cách mạnh bạo, tích cực ở một số nơi, được báo chí phát
hiện, cổ vũ, được dư luận cả nước đồng tình ủng hộ, nhưng cũng chỉ như những chồi non
mới nhú cần được tiếp tục bảo vệ, khích lệ mạnh mẽ hơn nữa để dần dần trở thành một
hiện thực sống động và vững chắc, như ánh sáng xua tan bóng tối.
Chúng ta đã quen sống với chủ nghĩa tập thể, nhưng đáng buồn thay, ở nhiều nơi, đó
không phải là chủ nghĩa tập thể lành mạnh đích thực mà là chủ nghĩa tập thể hình thức,
đồng nghĩa với cào bằng mọi thứ, đồng nghĩa với "cha chung không ai khóc". Báo chí đã
đưa ra công luận không biết bao nhiêu sự việc bức xúc và đáng buồn về thực trạng chế độ
trách nhiệm cá nhân không rõ ràng trong một cơ chế bùng nhùng vốn là cái nôi nuôi
dưỡng thói vô trách nhiệm, đố kỵ ghen ăn tức ở. Chính trong cái vỏ của chủ nghĩa tập thể
hình thức, hoặc bị biến dạng mà chủ nghĩa cá nhân tìm được đất sống lý tưởng. Chúng ta
không thể thắng trong tiến trình hội nhập mà ở đó đòi hỏi ngặt nghèo khả năng thích ứng
và tăng sức cạnh tranh, không thể thắng trong cuộc chiến chống tụt hậu nếu bộ máy của
ta quá rườm rà, đủng đỉnh, nếu chúng ta không loại bỏ được những kẻ tham ô hám lợi, vô
trách nhiệm, vô cảm đang chốt chặt các mắt xích của bộ máy công quyền. Đó thực sự là
một cuộc chiến đấu của toàn xã hội, phải được triển khai trên nhiều cấp độ, trên mọi lĩnh
vực mà ở đó luôn cần sự có mặt của những người làm báo như một lực lượng tiên phong.
Cuộc đấu tranh này đòi hỏi ở những người tham gia nhiều phẩm chất, trong đó không thể
thiếu phẩm chất dấn thân. Những hành vi mua chuộc tinh vi, đe dọa trắng trợn và trả thù
hèn hạ nhằm vào các nhà báo chống tiêu cực không thể làm cho họ mềm lòng, chùn
bước. Trái lại, những ngọn bút dũng cảm cùng với sự nghiêm minh của luật pháp làm cho
những thế lực hắc ám phải run sợ.
Nhưng cũng cần thấy rằng, có một chiều hướng rất đáng lưu ý là một số người cầm
bút chỉ thấy những hạn chế, tiêu cực diễn ra trên các lĩnh vực, chỉ biết chê bai, phê phán
như người ngoài cuộc mà không tìm hiểu căn kẽ nguyên nhân, không đề xuất được những
giải pháp khắc phục hiệu quả. Có không ít các nhà báo và một số tờ báo chỉ cảm thấy
“hứng thú” khi viết về mặt trái, các vụ tiêu cực, các tệ nạn xã hội mà không chú trọng

18
đúng mức tới việc phát hiện những nhân tố mới, những mặt tốt vẫn là một hiện thực nổi
trội, sống động trong xã hội ta.
Đành rằng, việc chỉ viết theo lối “tô hồng” một chiều đã không còn sức thuyết phục
bạn đọc, làm thui chột tính chiến đấu của báo chí. Nhưng cuộc sống cần có hai mặt: vạch
mặt, phê phán, loại trừ cái xấu, đồng thời với việc phát hiện, nhen nhóm, phát huy cái tốt.
Nói như thế không có nghĩa là đồng tình với ai đó rằng: phanh phui các vụ tiêu cực trên
mặt báo là tự bôi nhọ mình, “giơ lưng cho địch đấm” hoặc “tiếp đạn cho kẻ xấutừ bên
ngoài bắn vào chúng ta”. Phải thấy rằng quần chúng nhân dân không mất lòng tin vào
đường lối, không mất lòng tin vào Đảng mà thực ra chỉ mất lòng tin vào một số đảng
viên, cán bộ tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống. Lại cũng phải thấy rằng không phải
chỉ biểu dương ca ngợi mới là củng cố niềm tin của quần chúng. Phê phán, chống tiêu
cực một cách đúng đắn với tinh thần xây dựng thì đó cũng là một phương pháp, một con
đường củng cố niềm tin sâu sắc và đích thực đối với quần chúng nhân dân.
Thời cuộc vẫn đang trong vòng xoáy biến động lớn. Các tình huống diễn biến càng
đột ngột, khó lường hơn trong điều kiện các trang điện tử, các mạng xã hội trên internet
có thể gây ra những cơn bão thông tin để từ đó tập hợp lực lượng. Không ai có thể tưởng
tượng được rằng cơn biến loạn chính trị - xã hội chưa từng có được báo chí phương Tây
gắn cho cái tên mỹ miều “mùa xuân A-rập” bất thần nổ ra và nhanh chóng lan rộng toàn
khu vực Bắc Phi và Trung Đông lại khởi phát từ một vụ việc như sau: Ngày 17/12/2010,
ở Tuy-ni-di, một thanh niên bán hàng rong bị cảnh sát ức hiếp, đánh đập thô bạo, vì quá
phẫn uất đã châm lửa tự thiêu. Vụ việc đã kích động dân chúng, tạo thành những làn sóng
xuống đường biểu tình chống chính quyền. Từ Tuy-ni-di,luồng gió nóng kỳ lạ và đáng sợ
đó đã thổi thốc sang Ai Cập, Y-ê-men để lan nhanh ngoài sức tưởng tượng ra nhiều nước
khác. Đến cuối tháng 2/2011, theo kiểu hiệu ứng đôminô, đã có tới 18/24 nước Bắc Phi
và Trung Đông chìm đắm trong rối loạn.
Đành rằng bối cảnh chính trị - xã hội cũng như nguyên nhân khủng hoảng ở mỗi
nước, ở mỗi khu vực không giống nhau, nhưng cuộc biến động lớn ở Trung Đông và Bắc
Phi hiện nay làm người ta liên hệ tới bài học từ cuộc “tổng xỉ vả lịch sử”tại các nước
XHCN hơn 20 năm trước đây. Đây là điều thật đáng suy ngẫm đối với những người cầm

19
bút. Trên mặt trận tư tưởng, cần hết sức tránh việc chuyển từ chủ nghĩa giáo điều kiểu
này sang chủ nghĩa giáo điều kiểu khác. Nhớ lại, trong cơn lốc nóng của chủ nghĩa chống
cộng tại các nước XHCN cuối những năm 80 của thế kỷ trước, báo chí và các phương
tiện thông tin đại chúng chỉ chú trọng một cách khác thường vào việc phê phán CNXH.
Dễ nhận thấy sự chuyển thái cực như sau: nếu như trước đó, ngọn bút của họ quất tơi bời
vào bộ mặt của CNTB, mô tả nó như một xã hội đầy tội ác và khuyết tật, còn CNXH thì
được họ phết cho một lớp sơn tuyệt đẹp, thì lúc này họ dùng búa tạ để nện một cách tàn
nhẫn vào những sai lầm, khuyết điểm của CNXH, còn tội ác của CNTB, nếu được đề cập
cũng chỉ theo lối dùng “chổi lông đánh voi”. Đây chính là lúc cuộc chiến đấu trên mặt
trận tư tưởng để giành con tim, khối óc cho XHCN bị bỏ rơi. XHCN có sai lầm, nhưng
điều đó không có nghĩa rằng CNTB là tuyệt vời, là phương thuốc để chữa trị những căn
bệnh của XHCN. Phê phán những sai lầm, khuyết điểm của XHCN là cần thiết, nhưng
điều đó không được biến thành việc tô vẽ cho CNTB. Làm như thế, chúng ta đã chấp
nhận sự “giải giáp tư tưởng” đơn phương, điều mà CNTB luôn luôn mong muốn.

Phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh hội nhập là những nhiệm vụ trọng yếu và là
một tiến trình mới mẻ. Những chiến sĩ trên mặt trận báo chí ngày càng hiểu rằng, khi phát
triển kinh tế thị trường thì tính tự phát của khuynh hướng TBCN càng mạnh và nếu
không có một dây cương tốt thì rất khó kiểm soát. Trong chiến lược diễn biến hoà bình
đối với Việt Nam, các thế lực thù địch mơ tưởng rằng, một khi nền kinh tế thị trường đã
phát triển mạnh, cùng với quá trình tư nhân hoá và tư bản hoá nhanh, thì “vòng cương
toả” hiện thời sẽ mất dần hiệu lực. Lúc đó, “chiếc áo chính trị chật hẹp” sẽ bị cơ thể
cường tráng của nền kinh tế thị trường xé toạc. Đấy chính là lúc sự ổn định (hay sự cân
bằng tạm thời) giữa kinh tế thị trường và thể chế chính trị XHCN sẽ bị phá vỡ. Nghĩa là
họ cho rằng, lúc đó không có chiếc gậy thần nào có thể điều khiển để tạo ra sự chung
sống hoà bình giữa thể chế chính trị XHCN với nền kinh tế thị trường đã được tư nhân
hoá và tư bản hoá một cách sâu rộng. Họ mơ tưởng, trên nền tảng của một nền kinh tế thị
trường không còn hoạt động theo định hướng XHCN, do nhà nước đã mất khả năng
khống chế và điều tiết, những “nhân tố mới”do họ cài cắm, nuôi dưỡng sẽ xuất hiện, tạo
nên một thế trận mới, một sự sắp xếp lực lượng mới. Và tất nhiên, từ đó mà một thể chế

20
chính trị mới sẽ ra đời (!). Theo đề án của “chiến lược chuyển hoá”, một nền kinh tế thị
trường tự do ắt sẽ dẫn đến một“nền tự dochính trị” như là một hệ quả tự nhiên và tất yếu,
nghĩa là trên đôi cánh của nền kinh tế thị trường, quá trình dân chủ hoá sẽ được bay bổng
để đạt tới “nền tự do chính trị”.

Nhân dân cần gì?


Câu hỏi này đang là điều day dứt và thôi thúc khôn nguôi đối với những người cầm
bút. Không phải quá khó để trả lời bằng ngôn từ thuần tuý, vì đối với nhiều người dân,
chuyện cơm áo, học hành, chữa bệnh... vẫn là một cuộc vật lộn khắc nghiệt thường ngày,
vẫn là một hiện thực từng ngày từng giờ đập vào mắt ta. Nhưng giải đáp câu hỏi đó bằng
những bài viết đầy tinh thần chiến đấu và xây dựng thì thật phức tạp, gian nan.
Báo chí là tấm gương soi của xã hội. Có thể nhìn thấy trình độ dân chủ, nền tảng văn
hoá - tinh thần, đạo đức xã hội, khát vọng vươn tới của một dân tộc qua gương mặt báo
chí. Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, vì sự ấm
êm dưới mọi mái nhà, bình yên trong lòng người..., tất cả cùng chung tay góp sức cho
cuộc kiến tạo lớn trên đất nước yêu quý của ta, đó là mục đích cao cả mà lao động báo
chí cần hướng tới. Làm sao khi mỗi ngày cầm tờ báo trên tay, nghe một bản tin, xem một
chương trình truyền hình, truy cập vào một tờ báo điện tử..., bạn đọc có thêm những
thông tin bổ ích và lý thú, góp phần nâng cao nhận thức, bồi đắp tâm hồn, hướng về điều
thiện, dám bảo vệ cái đẹp, cái tốt; quyết chống cái ác, cái xấu, để cho niềm tin vào sự thật
và lẽ phải luôn là ánh sáng trong cuộc đời này.
Giữ lửa cho ngọn bút! Công chúng báo chí và xã hội luôn kỳ vọng và mong chờ như
vậy.

21
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM HIỆN NAY

PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu1

Trong thế giới tùy thuộc lẫn nhau hiện nay, trách nhiệm xã hội là một vấn đề đang đặt
ra với mỗi cá nhân, tổ chức. Truyền thông đại chúng nói chung, báo chí cách mạng Việt
Nam nói riêng là một bộ phận của công tác văn hóa - tư tưởng của Đảng. Thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình chính là phương thức để truyền thông đại chúng thực hiện
trách nhiệm xã hội. Tác giả bài viết sau khi nêu rõ một số chức năng, nhiệm vụ cơ bản
của truyền thông đại chúng Việt Nam đã lưu ý trách nhiệm xã hội của truyền thông đại
chúng ở một số lĩnh vực nhạy cảm và bức xúc hiện nay.

Truyền thông đại chúng (TTĐC) nói chung và báo chí cách mạng nước ta nói riêng là
một bộ phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng. Các nhà báo luôn được
xem là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Truyền thông đại chúng cách
mạng Việt Nam là công cụ sắc bén tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, kịp thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng
của nhân dân.

Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 (khóa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới” chỉ rõ: “Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có
hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát
nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi
mới. Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến;
tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai
trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy
tiềm lực và ưu điểm, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư

1
Tạp chí Cộng sản

22
tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức
hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ.

Truyền thông đại chúng phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng
của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong
truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong
đời sống tinh thần của xã hội”1.

Truyền thông đại chúng là một hoạt động đặc biệt mang đặc tính chính trị - xã hội.
Mỗi tác phẩm báo chí được công bố đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến nhận thức,
tâm tư, tình cảm và thái độ của độc giả. Vì thế có thể nói, tác phẩm báo chí tác động
mạnh mẽ đến dư luận xã hội, tư tưởng quần chúng và hành vi của cộng đồng. Vì lẽ đó,
người làm báo cần hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Chỉ
có từ đó, truyền thông đại chúng cách mạng Việt Nam mới thực hiện tốt trách nhiệm xã
hội của mình. Dĩ nhiên, để thực hiện được trách nhiệm xã hội của truyền thông đại chúng,
đội ngũ những người làm báo Việt Nam cần thấu hiểu và thấm nhuần chức năng và
nhiệm vụ đặc thù của truyền thông đại chúng.

Cũng giống như TTĐC của các nước trên thế giới, TTĐC Việt Nam có nhiều chức
năng và nhiệm vụ. Có thể nêu một số chức năng cơ bản của TTĐC Việt Nam như sau:

Chức năng thông tin: đây là chức năng cơ bản nhất mang tính tiên quyết của TTĐC.
Nói đến TTĐC là nói đến thông tin về một sự kiện, một sự vật nào đó. TTĐC tồn tại và
phát triển trước hết là để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của con người và xã
hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin của quần chúng càng đòi hỏi cao, đa
dạng và phong phú vì thế nó càng thúc đẩy TTĐC phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Mặt khác, thông tin TTĐC cũng đồng thời là chất liệu và động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Chính thông tin là nhân tố trực tiếp tác động đến dư luận xã hội.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007. Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.115.

23
Chức năng định hướng, giáo dục chính trị tư tưởng: Định hướng, giáo dục chính trị,
tư tưởng thực chất là truyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. TTĐC
nước ta là công cụ truyền thông của Đảng, vì lẽ đó, trước hết tuyên truyền phổ biến Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân để tạo nên các phong trào, các hành
động cách mạng mạnh mẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của từng thời kỳ cách mạng.
Đồng thời, TTĐC cũng là diễn đàn của nhân dân. TTĐC phản ánh một cách trung thực
đời sống của người dân ở cơ sở, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của
người dân đối với Đảng và Nhà nước. Chức năng định hướng của TTĐC là không ngừng
nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của quần chúng nhân dân; nghĩa là nó chính là
phương tiện góp phần tạo nên nhận thức xã hội, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội.

Chức năng văn hóa, giáo dục: TTĐC là một bộ phận cấu thành của văn hóa vì vậy nó
trực tiếp góp phần phát triển, bảo tồn và giao lưu văn hóa. TTĐC trước hết bồi đắp,
hướng dẫn và nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân; góp phần định hướng, điều chỉnh
và cổ vũ xây dựng môi trường văn hóa. Giao tiếp qua TTĐC có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc khẳng định, phổ biến, gìn giữ và lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc.
Chức năng giáo dục của TTĐC trong xã hội hiện đại rất phong phú đa dạng. Đó là giáo
dục tư tưởng, chính trị, trách nhiệm công dân, cung cấp tri thức về pháp luật, trao đổi kỹ
năng, kinh nghiệm sống, làm việc cho cá nhân và cộng đồng. Đó là phổ biến kiến thức,
các thành tựu khoa học mới, hướng dẫn áp dụng, chuyển giao công nghệ, tham gia cổ vũ,
tổ chức thực hiện.

Chức năng giám sát, phản biện xã hội: Đây là một chức năng quan trọng nhưng thời
gian qua ít được đề cập ở nước ta. Trong xã hội hiện đại, thông tin có vai trò rất quan
trọng.Thông qua việc sử dụng và giám sát thông tin, TTĐC thể hiện được chức năng
giám sát và phản biện xã hội của mình. Chức năng này thể hiện quyền lực của TTĐC đối
với xã hội. Giám sát xã hội của TTĐC thực chất là thông qua tai mắt của nhân dân, giám
sát bằng dư luận xã hội. Qua sự giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng
mà TTĐC thể hiện thể hiện vai trò phản biện xã hội của mình. Nó góp phần điều chỉnh

24
các chương trình, chính sách phát triển phù hợp và vạch rõ những hiện tượng sai phạm,
tiêu cực trong đời sống xã hội.

Chức năng giải trí: Trong xã hội hiện đại, cuộc sống của con người luôn bị xé vụn
bởi vô vàn công việc và áp lực. Hơn thế nữa không gian sống trong lành, gần gũi thiên
nhiên ngày càng bị thu hẹp. Môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các
khu vui chơi giải trí công cộng ngày càng khan hiếm và trở nên quá tải. Con người, nhất
là ở các đô thị luôn trong trạng thái căng thẳng, bức bối. Chính vì lẽ đó mà TTĐC không
thể không thỏa mãn nhu cầu giải trí, tiêu khiển của con người trong xã hội hiện đại. Đây
là lý do giải thích vì sao chức năng giải trí của TTĐC trong xã hội hiện đại ngày càng
được quan tâm và đề cao.

Chức năng quảng cáo - dịch vụ: Là nguồn cung cấp tất cả mọi thông tin cho đời sống
xã hội nên quảng cáo-dịch vụ trên TTĐC trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu
hóa đã trở thành một sự việc thông thường. Sự quảng bá thương hiệu, thu hút sự chú ý,
hướng dẫn tiêu dùng, định hướng thị hiếu, chỉ dẫn, giới thiệu... đang là nhu cầu không chỉ
của giới kinh doanh dịch vụ, giới giải trí mà còn là một đòi hỏi thiết yếu của đời sống xã
hội. Có thể khẳng định, quảng cáo-dịch vụ là nhu cầu sống còn, nhu cầu phát triển của
bản thân xã hội hiện đại. Vì thế đây là một chức năng cơ bản của TTĐC mặc dù đây là
một lĩnh vực chưa phát triển và chưa có tính chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay.

Cùng với những chức năng nêu trên, TTĐC cách mạng Việt Nam có những nhiệm vụ
và quyền hạn cơ bản được Luật báo chí sửa đổi năm 1999 nêu rõ: Thông tin trung thực về
tình hình trong nước và quốc tế phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; tuyên
truyền phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới; tích cực góp phần nâng
cao dân trí, ổn định chính trị, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; góp phần phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, là
diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện nhân tố mới, nêu các
gương điển hình tiên tiến; kiên quyết đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp

25
luật, tiêu cực tham nhũng, cửa quyền; mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các
dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới về hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.

Với những chức năng và nhiệm vụ như nêu trên, thời gian qua, TTĐC Việt Nam đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lớn
của công cuộc đổi mới. Thực hiện tốt những chức năng nhiệm vụ này cũng chính là sự
thể hiện trách nhiệm xã hội của TTĐC trong đời sống hiện nay.

Tuy nhiên, trong điều kiện của một xã hội đang trong thời kỳ chuyển đổi như ở nước
ta hiện nay thì cần lưu ý tới trách nhiệm xã hội của TTĐC ở một số lĩnh vực sau:

Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin: Thông tin tác động trực tiếp đến đời
sống xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư tình cảm của con người, vì lẽ đó nó làm
thay đổi nhận thức và hành vi của người nhận thông tin. Nó tạo ra dự luận xã hội và áp
lực xã hội đối với các sự kiện cụ thể. Vì vậy thông tin TTĐC phải trung thực, khách quan
và có tính định hướng xây dựng cao. Nếu thông tin bị bóp méo, cắt xén và xuyên tạc sẽ
đưa đến những hậu quả khôn lường về xã hội, sẽ làm tổn hại đến uy tín nhân phẩm của cá
nhân, cơ quan đoàn thể, làm phá sản các doanh nghiệp dẫn đến hàng ngàn lao động thất
nghiệp đến khốn cùng. Bên cạnh đó, có những thông tin dù là đúng nhưng sẽ gây ra tâm
lý hoang mang, hoảng sợ, mất lòng tin vào con người, vào đời sống. Vì thế khi đưa tin
cũng cần có liều lượng cụ thể. Thông tin báo chí xét cho cùng là hướng tới giúp cho xã
hội, cho con người ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, cao đẹp hơn.

Trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân: Nâng cao dân trí là một
trách nhiệm xã hội to lớn của TTĐC nước ta. Trong điều kiện giáo dục còn nhiều bất cập,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, dân trí, trình độ văn hóa
của người dân nhìn chung còn thấp; hơn tất cả các công cụ tuyên truyền khác, TTĐC sẽ
đóng vai trò đặc biệt trong quá trình truyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, tri thức
văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân. Qua các phương tiện TTĐC, người dân ngay tại nhà
mình có thể tiếp cận được các nguồn tri thức quan trọng cho đời sống và sản xuất kinh

26
doanh. Nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân thực chất là xây dựng nền tảng tất
yếu cho sự phát triển của con người và xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.

Trách nhiệm củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội: một xã hội không ổn định thì
không thể phát triển được. Vì vậy, trong khi tác nghiệp, thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của mình, TTĐC cách mạng Việt Nam cần thực hiện đúng định hướng, tích cực góp
phần tuyên truyền phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; tích cực tuyên truyền những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng
lãnh đạo. Có chính kiến mạnh mẽ bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ,
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Kiên quyết đấu tranh chống những thế lực cơ hội chính trị, phản động lợi dụng các
vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền xuyên tạc sự thật, kích động, gây hận thù dân tộc,
tôn giáo, gây chia rẽ, tạo bất ổn, bạo lực lật đổ và “diễn biến hòa bình”. Đây thực sự là
những nhân tố tiêu cực, làm mất ổn định xã hội, phá hoại đời sống bình yên của nhân
dân, phá hoại sự nghiệp đổi mới đang phát triển mạnh mẽ của toàn dân tộc. Tích cực góp
phần xây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào sự nghiệp cách mạng của
Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trách nhiệm đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ: Việt Nam là một quốc gia có vị
trí địa chính trị quan trọng trên thế giới nên nhiều thế lực phản động quốc tế luôn nhòm
ngó. Ngoài ra, nước ta có đường biên giới đất liền và biển giáp với nhiều nước, có những
vấn đề tranh chấp biên giới bất ổn kéo dài nhiều năm qua. Vì lẽ đó, tích cực tham gia một
cách có hiệu quả vào tuyên truyền, phổ biến vấn đề biên giới, quan hệ láng giềng thân
thiện, tốt đẹp, hữu nghị là một trách nhiệm xã hội cao cả của TTĐC Việt Nam, từ đó góp
phần tích cực đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ
là một truyền thống quý báu của báo chí nước ta. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi
cả nước ta đang tập trung phát triển kinh tế xã hội từng bước nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân.

Trách nhiệm cổ vũ các nhân tố mới: Trong xã hội đang chuyển đổi và mở rộng giao
lưu quốc tế hiện nay ở nước ta, khi các hệ thống giá trị cũ đang từng bước được thay thế

27
bằng hệ thống giá trị xã hội mới thì báo chí với chức năng, nhiệm vụ và lợi thế đặc thù
của mình phải có trách nhiệm xã hội: phải nhạy bén, sáng suốt, kịp thời phát hiện, ủng
hộ, cổ vũ những nhân tố mới, những giá trị nhân văn mới. Tích cực tham gia xây dựng và
giám sát việc gìn giữ, bảo lưu, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc; đồng thời,
tích cực tham gia lựa chọn, ủng hộ, hướng dẫn khai thác những tinh hoa truyền thống,
những giá trị mới của xã hội hiện đại. Phát hiện và cổ vũ sự phát triển của nhân tố mới
nghĩa là TTĐC trực tiếp tham gia xây dựng xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.

Trách nhiệm chống các hiện tượng tiêu cực xã hội: Thoái hóa biến chất, tham nhũng,
tội phạm và các tệ nạn xã hội đang là những vấn nạn bức xúc trong đời sống xã hội ta
hiện nay. Đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực đang hàng ngày hàng giờ hủy
hoại đời sống bình yên và tốt đẹp của nhân dân là trách nhiệm xã hội cao cả của TTĐC
nước ta. Phát hiện, kiên quyết đấu tranh, tạo áp lực của dư luận xã hội đối với những biểu
hiện thoái hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên cơ hội, tham nhũng đang trở thành
một trách nhiệm của báo giới. Thời gian qua các cơ quan TTĐC đã có công lớn là phanh
phui trước công luận nhiều vụ án tham nhũng giúp các cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
TTĐC cũng kiên quyết đấu tranh, tố cáo và phê phán những tệ nạn xã hội gay gắt như tội
phạm, mại dâm, ma túy góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội.

Tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa đồng bộ hiện nay, hoạt động đấu
tranh chống các biểu hiện cơ hội, tham nhũng, tệ nạn xã hội của TTĐC còn gặp rất nhiều
khó khăn, thậm chí có nguy cơ nguy hiểm. Hơn thế, TTĐC chỉ là cơ quan ngôn luận
thuần túy nên sức mạnh của TTĐC mới chỉ dừng lại ở mức độ là tư cách chủ thể cung
cấp thông tin, tạo dư luận và giám sát, nên hiệu quả cuối cùng nhiều khi không được như
mong muốn. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, TTĐC tiếp cận với các nguồn thông tin
trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở một chừng mực nhất định còn hạn chế, gặp nhiều
khó khăn.

Trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc là một chiến lược lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuyên
truyền, cổ vũ và tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm

28
xã hội của TTĐC nhất là trong điều kiện hiện nay khi giao thông đi lại giữa các vùng,
miền còn gặp nhiều khó khăn, khi đời sống vật chất-văn hóa-tinh thần của các cộng đồng
dân tộc anh em còn nhiều chênh lệch và khác biệt, khi những thế lực thù địch ngày càng
điên cuồng, ráo riết kích động bạo loạn, phân hóa hận thù dân tộc, chia rẽ dân tộc thực
hiện âm mưu “diễn biến hòa bình lật đổ”. Tuyên truyền, cổ vũ xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc thực chất cũng là góp phần xây dựng sự ổn định xã hội, bảo vệ sự toàn
vẹn của lãnh thổ, bảo vệ những giá trị truyền thống của các dân tộc anh em, hướng tới
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Trong điều kiện đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa hiện nay ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế được
đề cao hàng đầu nhưng muốn tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao phải tập trung vào phát
triển công nghiệp, tập trung lao động vào những đô thị và những khu công nghiệp mới.Và
đây chính là vấn đề nan giải đặt ra đối với môi trường khi phát triển công nghiệp và đô
thị hóa. Thời gian qua, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành đề tài nóng bỏng của báo
giới và nó đã tạo nên dư luận hết sức bức xúc trong xã hội.

Đó là nạn tàn phá rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ; đó là ô nhiễm nguồn nước; đó là
ô nhiễm bụi tại các đô thị lớn; đó là vấn đề các loại thực phẩm bẩn ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của người dân; đó là môi trường và điều kiện sinh sống của công nhân tại
khu công nghiệp; đó là vấn đề mất đất và việc làm của người dân ở những khu đô thị hóa;
đó là môi trường xã hội ô nhiễm, bất ổn bởi sự phát triển tràn lan của các tệ nạn ma túy,
mại dâm và tội phạm... Bên cạnh đó là sự biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nước biển
dâng, triều cường trực tiếp đe dọa đời sống của nhân dân thời gian qua.

Trách nhiệm xã hội của TTĐC đối với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững là hết sức nặng nề. Việc đó không chỉ dừng lại ở những cảnh báo, khuyến cáo
chung chung mà phải tạo ra dư luận xã hội, tạo áp lực đối với những chủ trương, những
việc làm vụ lợi trước mắt mà quên mất những những nguy cơ đang đe dọa sự tồn vong
của nhân loại.

29
Để thực hiện tốt những trách nhiệm xã hội nặng nề của TTĐC nêu trên; trước hết,
Đảng và Nhà nước cần không ngừng cần chăm lo, tạo điều kiện hơn nữa để các nhà báo,
những người hoạt động trong các lĩnh vực TTĐC có đủ điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm xã hội cao quý của mình. Hội Nhà báo Việt Nam
cần kiện toàn về tổ chức, qui hoạch sự phát triển báo chí phù hợp, ngày càng phong phú,
đa dạng và linh hoạt để đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của xã hội. Bản thân
đội ngũ những người hoạt động trong các cơ quan TTĐC phải không ngừng rèn luyện
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức, xây dựng và rèn luyện bản
lĩnh của người cầm bút để họ thực sự trở thành chiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa
- tư tưởng của Đảng, xứng đáng với sự tin yêu, trông cậy của nhân dân.

30
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NHÀ BÁO ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÁC
BẢN QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Thị Trường Giang1

Trong nghề báo, đôi khi có một cuộc đấu tranh dai dẳng và âm ỉ tồn tại trong mỗi
người làm nghề có lương tâm, đó là cuộc đấu tranh giữa một bên là trách nhiệm cung cấp
thông tin nhanh nhất đến công chúng với một bên là trách nhiệm của người làm báo trước
số phận của những con người mà họ gặp trên mỗi bước đường tìm kiếm sự thật. Với vai
trò của người truyền tin, nhà báo phải không quản bất kỳ nguy hiểm nào, lao mình vào
những điểm nóng trên trái đất để tác nghiệp và đưa bằng được tin tức đến với độc giả. Và
để có được tin tức, đôi khi nhà báo phải đánh đổi bằng máu và sinh mệnh của mình. Làm
tất cả những điều đó để đổi lấy bốn từ: Trách nhiệm nghề nghiệp. Trách nhiệm là nhân
chứng của sự thật.

Thế nhưng, còn một trách nhiệm khác đôi khi cũng nặng lòng, day dứt không kém đó
là trách nhiệm của một con người trước mỗi số phận của những con người khác mà hàng
ngày nhà báo phải đối mặt trong hành trình đi tìm sự thật của mình. Một câu hỏi nhiều
lần được đưa ra đối với mỗi người làm báo, đó là: giữa tin tức và số phận con người, điều
gì quan trọng hơn? Dĩ nhiên là cả hai, nhưng trong tình huống phải chọn lựa thì đây
không phải là câu trả lời dễ dàng đối với những ai đã chót chọn báo chí làm nghề sinh tử
của mình. Chính vì vậy, một nữ phóng viên nổi tiếng trong cuộc chiến tranh Kosovo đã
phải thốt lên: “Đối với tôi, đưa tin là một công việc đầy hứng thú nhưng cũng đầy đớn
đau”.

Trong cuốn sách Thư gửi nhà báo trẻ, tác giả Samuel G.Freedam đã sử dụng câu
chuyện về hai bức ảnh của hai nhà báo là Nick Ut và Kevin Canter để minh họa cho quan
điểm của ông về tính nhân đạo đúng đắn của nghề báo. Hai tác giả trên không có mối
quan hệ gì với nhau nhưng thường xuyên được nhắc đến cùng nhau trong các câu chuyện
về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người làm báo. Họ có nhiều điểm giống nhau
1
Phó Chủ nhiệm khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Truyên truyền

31
như cùng là tác giả của hai bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer danh giá, tác phẩm của họ
cùng gây ra được những tiếng vang lớn trong làng báo thế giới. Nhưng họ lại có điểm
khác nhau căn bản, đó là thái độ và ứng xử trước số phận con người.

Bức ảnh thứ nhất có tên là “Em bé Napan”. Nhân vật chính trong ảnh là cô bé Phan
Thị Kim Phúc - nạn nhân của đợt ném bom napan của quân đội Mỹ xuống Tràng Bàng
(Tây Ninh) ở trần, vừa chạy vừa la khóc kinh hoàng. Hình ảnh đau thương đó đã góp
phần không nhỏ làm gia tăng dư luận phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Đồng thời đã đem lại Giải thưởng Pulitzer cho tác giả - phóng viên ảnh Nick Ut của
Associated Press. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng ngay sau khi chụp ảnh, Nick Ut đã đưa
cô bé lên chiếc xe buýt nhỏ, yêu cầu chở đến bệnh viện và xin bác sĩ cứu chữa lập tức.
Chỉ khi Phan Thị Kim Phúc lên bàn phẫu thuật, phóng viên Nick Ut mới về cơ quan AP
để nộp cuộn phim anh đã chụp. 28 năm sau, trong một buổi lễ trước mặt Nữ hoàng Anh,
Kim Phúc đã nói về Nick Ut: “Anh ấy đã cứu sống tôi”. Cho đến bây giờ người chụp ảnh
và người được chụp ảnh vẫn giữ quan hệ thân thiết với nhau.

Bức ảnh khác có tên là “Kền kền chờ đợi” phản ánh về nạn đói ở Xuđăng năm 1993.
Bức ảnh chụp cảnh một em bé chập chững biết đi đã lả người khi cố gắng lết tới trạm
phân phát lương thực. Trong khi đó ở phía sau, một con kền kền cũng đang chờ sẵn.
Giống như Nick Ut, bức ảnh này cũng đã làm dấy lên làn sóng công luận mạnh mẽ, dẫn
đến việc Tổng thống Bill Clinton đưa quân đội Mỹ đến thực hiện sứ mệnh nhân đạo tại
đây. Và một điểm nữa giống với Nick Ut là Kevin Carter - nhà báo tự do, người đã chụp
bức ảnh này cũng vinh dự nhận Giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên không như Út, Kevin
Carter đã không can thiệp để cứu em bé trong bức ảnh. Một người bạn thân của Carter,
David Beresford ở báo Người bảo vệ (The Guardian) của Anh nhớ lại khi hỏi nhà báo
này: “Anh đã làm gì với đứa bé?” Carter đã trả lời: “Không gì cả, ở đó có hàng ngàn đứa
bé như vậy”. Những lần khác khi được hỏi, Carter đã trả lời rằng anh đã đuổi con kền kền
đi và anh đã khóc hàng giờ liền sau khi chụp bức ảnh. Chưa đến 4 tháng sau khi được
Giải thưởng Pulitzer, Carter đã tự sát.

32
Tác giả Samuel G.Freedman cho rằng với bức ảnh thứ nhất, Nick Ut đã cứu sống Kim
Phúc và cũng đồng thời cứu vớt chính tâm hồn anh ấy. Nick Ut là minh chứng cho một
nhà báo nhân đạo, bởi trước khi trở thành một nhà báo, anh ấy đã là một con người có
tấm lòng cao cả, và vì thế anh ấy xứng đáng được vinh danh. Còn Carter, phải chăng khi
quyết định tự kết liễu đời mình anh đã thú nhận một điều, rằng cái ngày mà anh chụp bức
ảnh, anh đã đặt phẩm chất nhà báo trong anh cao hơn lòng nhân đạo1.

Những câu chuyện minh chứng về lòng nhân đạo chân chính của nhà báo cũng không
phải hiếm gặp. Ngày 2/5/2010, trên trang nhất của Tuổi trẻ TP.HCM có bài báo mang tên
“42 năm sau bên rìa hoà bình” kể về câu chuyện con trai và cháu nội của Larry Burrows -
một phóng viên chiến trường nổi tiếng đã đến Việt Nam để tìm gặp bằng được một phụ
nữ có tên Nguyễn Thị Tròn, nhân vật chính trong phóng sự ảnh của cha và ông nội họ. 42
năm trước (tháng 11/1968), Larry Burrows đã chụp bức ảnh “Bên rìa hoà bình” đăng trên
bìa của tạp chí Life. Sau khi mô tả cho thế giới thấy hình ảnh một nạn nhân bé nhỏ của
chiến tranh đang chập chững trong chiếc chân giả tập đi xe đạp như thế nào và chống
chọi với nỗi mất mát ra sao, Larry Burrows đã mua tặng cô bé Tròn một chiếc máy khâu
để làm kế sinh nhai và thường xuyên đến thăm cô bé cho đến khi ông bị tử nạn năm 1971
khi bay từ Việt Nam sang Lào để săn tin chiến trận.

Những câu chuyện trên cho thấy, một nhà báo khi đã ý thức được trách nhiệm xã hội
thì sẽ nặng lòng với những số phận con người mà mình đã gặp trong cuộc đời. Vì vậy,
trách nhiệm xã hội là một trong những nguyên tắc đạo đức cơ bản được hầu hết các bản
quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới yêu cầu. Các bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế
giới2 (IFJ, Nêpan, Thái Lan, Bănglađét, Gioócđani, Xri Lanca, Bỉ, Cônggô, Việt Nam,
VTV, Malaixia, Ấn Độ, Anbani, Ănggôla, CAJ, Tandania, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc,
Bungari, Catalan, Đức, Hàn Quốc, Italia, Côxôvô, Maxêđônia, Malauy, Môntênêgrô, Hoa

1
Samuel G.Freedam, 2009. Thư gửi nhà báo trẻ, Nxb Tri thức.
2
Tất cả các nội dung bản quy tắc đạo đức nghề báo được sử dụng trong bài viết này đều được trích dẫn từ cuốn sách
100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, 2014, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Nxb Chính trị Quốc gia,
2014.

33
Kỳ, Nhật Bản, Pakixtan, Rumani, Xécbia…) đều cho rằng nhà báo phải có trách nhiệm xã
hội khi chuyển tải những vấn đề ảnh hưởng đến công chúng và môi trường xung quanh họ.

Nguyên tắc thứ 3 trong Những nguyên tắc quốc tế về đạo đức nghề báo khẳng định:
“Thông tin báo chí là một loại hàng hóa mang tính xã hội chứ không phải hàng hóa vật
chất, có nghĩa là các nhà báo cùng nhau có trách nhiệm truyền tải thông tin và đó không
chỉ là trách nhiệm đối với những người quản lý các phương tiện truyền thông đại chúng
mà còn là trách nhiệm với công chúng, với nhiều lợi ích xã hội khác nhau. Trách nhiệm
xã hội của nhà báo đòi hỏi nhà báo trong mọi trường hợp phải tuân thủ ý thức đạo đức cá
nhân”.

Bản Những nguyên tắc quốc tế về đạo đức nghề báo được các tổ chức báo chí quốc tế
và khu vực, gồm Tổ chức Quốc tế các Nhà báo (OIJ), Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo
(IFJ), Hiệp hội Báo chí Công giáo Quốc tế (UCIP), Liên đoàn các Nhà báo Mỹ Latinh
(FELAP), Liên đoàn Báo chí Người lao động Mỹ Latinh (FELATRAP), Liên đoàn các
Nhà báo Arập (FAJ), Liên đoàn các Nhà báo Châu Phi (UAJ) và Liên đoàn các Nhà báo
ASEAN (CAJ) đại diện cho 400.000 nhà báo chuyên nghiệp đang hoạt động khắp mọi
nơi trên thế giới thông qua và được UNESCO công nhận. Đây là nền tảng quốc tế và
nguồn cảm hứng cho các bản quy tắc đạo đức nghề báo của các quốc gia và khu vực.

Điều lệ về nhiệm vụ của nhà báo Italia khẳng định: “Trách nhiệm của nhà báo với
người dân luôn được đặt lên trên những việc khác. Nhà báo không được coi nhẹ trách
nhiệm của mình đối với lợi ích của người dân, lợi ích của người dân phải được đặt trên
lợi ích của nhà xuất bản, chính phủ, hoặc lợi ích của các tổ chức nhà nước khác.”

“Khi thu thập và công bố thông tin, nhà báo phải luôn ghi nhớ trách nhiệm của mình
đối với công chúng, đó là trách nhiệm truyền đạt những vấn đề ảnh hưởng đến họ và môi
trường xung quanh, luôn cố gắng đi trước người khác về những vấn đề liên quan đến lợi
ích công chúng và quốc gia” (Quy tắc đạo đức nghề báo của Hội đồng Truyền thông
Tandania).

34
Quy tắc tác nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam khẳng định những người làm
truyền hình cam kết có trách nhiệm với xã hội trong quá trình thông tin, đặc biệt trong
những tình huống có thể gây thiệt hại lớn như thảm họa, thiên tai; luôn tính đến những tác
động xã hội của thông tin, bảo đảm không gây ra những tác động tiêu cực; sản phẩm truyền
thông phải bảo đảm lợi ích cộng đồng.

Nói đến trách nhiệm xã hội là nói đến hiệu quả xã hội của báo chí. Nhà báo viết gì, nói gì,
viết và nói vào lúc nào đều ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới xã hội, tới đại đa số nhân dân
và lợi ích của dân tộc. Có những sự kiện, sự việc có thể viết ra, cũng có những sự kiện, sự
việc chưa thể hoặc không thể viết ra. Ví dụ như những thông tin về các hoạt động tình báo,
thông tin về quân sự, quốc phòng, thông tin về đường đi nước bước của các vị lãnh tụ... đòi
hỏi phải giữ bí mật tuyệt đối; những thông tin về hành vi phá án, về tên tuổi của những cán
bộ trinh sát đang thực thi nhiệm vụ trong những vụ án còn đang điều tra, chưa có kết luận...
hoặc những thông tin, báo cáo được ghi là “mật” hay những bí mật nghiệp vụ của khoa học
hình sự, của quân sự... cũng không nên đưa. Thậm chí, những thông tin mang tính bảo mật
trong kinh doanh của các các doanh nghiệp khi đưa cũng cần phải cân nhắc để không làm
ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Quy tắc đạo đức nghề báo của Catalan cho
rằng: “Trong mọi trường hợp, nhà báo chỉ đưa những thông tin phù hợp, tránh khẳng định
hoặc đưa ra những thông tin không cụ thể và thiếu cơ sở”.

Trong khi bàn về trách nhiệm xã hội của nhà báo, các bản quy tắc đạo đức (95/100)
của Anbani, Anh, Áo, CAJ, Adécbaigian, Ba Lan, Xri Lanca, Tandania, Tây Ban Nha,
Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ucraina, Dămbia, Dimbabuê, Xlôvenia,
Bêlarút, Bỉ, Bungari, Đan Mạch, Đức, VTV, Extônia, Grudia, Aixơlen, Ailen, Italia,
Gioócđani, Maxêđônia, Nga, Pakixtan, Phần Lan, Rumani, Xécbia, Xlôvakia… đều nhắc
đến cụm từ “lợi ích công chúng”. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Hội đồng báo chí
Xri Lanca yêu cầu nhà báo “Không được đăng hoặc công bố bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh
hưởng đến lợi ích của công chúng, xúc phạm đạo đức xã hội hoặc làm hạ thấp tiêu chuẩn
của lợi ích công chúng, đạo đức xã hội”.

Các bản quy tắc đạo đức nghề báo định nghĩa “lợi ích công chúng” như sau:

35
 Những vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại, bảo vệ sức khỏe và an toàn của
cộng đồng, không giới hạn các khía cạnh chính trị nhưng cũng bao gồm những
trường hợp liên quan.
 Giúp phát hiện, ngăn ngừa và tiết lộ những tội ác nghiêm trọng, những vụ
bê bối và lạm dụng quyền lực.
 Giúp công chúng thoát khỏi nguy cơ bị lừa dối nghiêm trọng bởi tuyên bố
hay hành động của một cá nhân hay tổ chức nào đó.
 Cách thức chính phủ, các cơ quan nhà nước, các tổ chức công cộng và bất
cứ tổ chức, cá nhân nào sử dụng quỹ công để làm những việc có ảnh hưởng xấu
đến cộng đồng.
 Những lời nói, hành động, cử chỉ của các chức sắc, chính trị gia và quan chức
công quyền khi đang thực thi nhiệm vụ; cuộc sống riêng tư của những người này nếu
chúng có liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ của họ.
 Các cơ quan có ý định đóng góp vào bộ máy hành chính của quyền lực hay
các cơ quan dịch vụ công cộng đồng tình, chỉ trích cơ quan chính quyền cụ thể nào
đó.
Tuy nhiên, các bản quy tắc đạo đức nghề báo (Anbani, Anh, Áo, Xri Lanca, Bungari...)
đều cho rằng, không thể mang lợi ích chính đáng của công chúng để bào chữa cho những
bài báo mang tính giật gân, đặc biệt không được nhầm lẫn giữa thông tin “vì lợi ích công
chúng” và thông tin “làm công chúng chú ý” hoặc “vì sự tò mò của công chúng”.

Các bản quy tắc đạo đức đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội của nhà báo trong
những tình huống sau:

- Khi đưa tin về tai nạn, thảm họa, chiến tranh, khủng bố

Quy tắc đạo đức nghề báo của Ấn Độ yêu cầu: “Các loại tin tức giúp ích cho hoà
bình, hoà hợp và giúp lập lại hoặc duy trì luật pháp và trật tự nên được ưu tiên trước các
loại tin khác”.

36
Khi đưa tin về tai nạn, thảm họa, chiến tranh... “thông tin cần chính xác, đáng tin cậy,
luôn trích nguồn thông tin, lời bình cần kiềm chế, không tạo ra những sản phẩm phản ứng
kích động thái quá; cần tinh tế, nhạy cảm với cảm xúc, nỗi sợ của người xem trong quá
trình đưa tin” (Quy tắc tác nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam).

Khi tai nạn, thiên tai xảy ra, báo chí phải luôn ưu tiên việc cứu hộ các nạn nhân và
những người đang gặp nguy hiểm trên quyền tiếp nhận thông tin của công chúng. Quy tắc
đạo đức của các phương tiện truyền thông Anbani cho rằng: “Trong trường hợp các vụ
tai nạn hay thảm họa xảy ra, báo chí phải tâm niệm rằng những hoạt động cứu nguy cho
nạn nhân và những người đang gặp nguy hiểm phải được ưu tiên hơn quyền được thông
tin của công chúng”.

Nhiều bản quy tắc đạo đức nghề báo (Mianma, Bôxnia và Hécdegôvina, Anh, Ấn Độ,
Síp, Bốtxoana, Đức, Hà Lan, Hunggary, Đài Loan, Tandania, Tây Ban Nha, Dimbabuê,
Bungari…) đặc biệt nhấn mạnh: Khi đưa tin về những vụ tai nạn, thảm họa, sự việc tang
tóc, đau buồn, các tội ác (đặc biệt là các tội ác mang tính bạo lực hay xâm hại tình dục) liên
quan đến sự mất mát trong cuộc sống, gây nên những chấn động về tâm lý thì phải chú ý
đến nỗi đau của nạn nhân và cảm xúc người thân của họ. Nhà báo cần có cách tiếp cận và
xử lý thông tin hết sức tế nhị, cẩn trọng, cảm thông và phù hợp với hoàn cảnh cũng như
tránh mọi hành động có thể làm tăng thêm đau buồn.

Thông tin nên được miêu tả, tường thuật và đặt tít trong điều kiện nghiêm khắc, khách
quan và không nên thể hiện một cách nặng nề (Quy tắc đạo đức nghề báo của Ấn Độ). Chỉ
mô tả và chiếu những cảnh chết chóc trong chiến tranh, thiên tai, những hành vi tàn ác hoặc
bạo lực khi bảo đảm sự cân bằng giữa thông tin xác thực và cảm giác của người xem, đặc
biệt là gia đình, người thân của nạn nhân. Nhà báo bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp
nếu thiếu tôn trọng cảm xúc của nạn nhân và gia đình họ trong vụ án, vụ tai nạn hoặc các
sự kiện tương tự. Trong những trường hợp này, nhà báo chỉ nên là người quan sát, không
để trở thành người bị lôi kéo. Luôn đề cập đến nguồn tin cung cấp số liệu thương vong
(trong bài viết).

37
Khi thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn hằng ngày, nhà báo phải tránh đưa những
tin đồn độc hại, kích động hận thù, gây chia rẽ (tôn giáo, vùng miền, hay sắc tộc) cũng
như ủng hộ bất kì giá trị cực đoan nào (Quy tắc đạo đức của nhà báo Cônggô). Nhà báo
không được công bố, truyền tải những thông tin (văn bản, hình ảnh…) giật gân, sai lạc,
mang tính kích động có thể gây ra những tác động xấu đến trật tự xã hội chỉ với mục
đích tăng số lượng phát hành của tờ báo.

“Trong các câu chuyện luôn có những chi tiết giật gân, nhưng nhà báo phải tránh
không nhấn mạnh vào những sự việc nằm ngoài bối cảnh, kể cả trên phần tiêu đề hoặc
trong nội dung” (Quy tắc đạo đức nghề báo của Hội đồng Truyền thông Tandania).

Quy tắc đạo đức nghề báo của Ấn Độ cho rằng: “Bản tin được cho là cố ý tạo sự giật
gân nếu đối tượng của bản tin chỉ là một sự vật hay một cá nhân bình thường. Đặc
biệt, khi bản tin có nội dung về một người đang phải chịu đau khổ về thể xác hoặc tinh
thần nhưng không phải là mối quan tâm của công chúng hay yêu cầu thông tin của độc
giả”. Quy tắc đạo đức của các nhà báo Bồ Đào Nha cho rằng: “Nhà báo phải đấu tranh
chống lại xu hướng đưa tin giật gân”.

Nhà báo không được phép trình bày bất kỳ vấn đề nào nhằm khuyến khích sự tàn ác,
bạo lực, dâm ô hoặc bất hòa tôn giáo, đi ngược với phong tục và tiêu chuẩn đạo đức
chung của xã hội; “không một chương trình nào về khủng bố, bạo lực hay có nội dung đi
ngược lại với giá trị văn hóa Bănglađét được phép sản xuất” (Quy tắc cho Đài Phát thanh
và Truyền hình Bănglađét); phải tuân theo các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và
trách nhiệm xã hội ngay cả ở những tác phẩm trào phúng và châm biếm “để tránh tạo ra
cảm xúc mạnh mẽ hoặc sự thù hận giữa các tộc người” (Quy tắc đạo đức nghề báo của
Ấn Độ); phải thận trọng khi đưa tin về những sự việc có thể gây nguy hiểm tới lợi ích của
quốc gia, công chúng và xã hội (Quy tắc đạo đức của nhà báo Cônggô).

Quy tắc đạo đức của Liên đoàn các Nhà báo ASEAN cho rằng: “Các nhà báo ASEAN
không được thông tin hay đưa ra các bình luận làm nguy hại đến an ninh của nước mình

38
hay khiêu khích xung đột vũ trang giữa nước mình với các nước khác trong ASEAN,
phải cố gắng hết mình thúc đẩy mối quan hệ thân thiện hơn giữa các nước”.

- Khi đưa tin về vụ án và tội phạm

Nhiều bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới đều nhất trí rằng, báo chí nên hạn
chế đăng tải thông tin về các vụ phạm tội và bê bối. Việc nhà báo cố tình công bố các tin
tức độc hại là hành vi vi phạm đạo đức, được cho là nghiêm trọng hơn so với việc công
bố các tin tức sai sót mà không có mục đích độc hại. “Để bảo đảm đúng quy định của
pháp luật, tôn trọng quyền con người và bảo đảm tính chính xác, tính nhân đạo, chúng ta
cam kết luôn thận trọng trong quá trình thông tin về các vụ án” (Quy tắc tác nghiệp của
Đài Truyền hình Việt Nam).

- Nạn nhân và những người liên quan

Các bản quy tắc đạo đức nghề báo của Anh, Campuchia, Hy Lạp, Philíppin, Ấn Độ,
Tây Ban Nha, Inđônêxia, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Catalan, Séc, Síp, Bănglađét, Xri Lanca,
Látvia, Trung Á, Arập, Bôxnia và Hécdegôvina, Bốtxoana, Đức, Extônia, Pháp, Anbani,
Ănggôla, Xlôvenia, Tandania, Thổ Nhĩ Kỳ, Dimbabuê, Bungari, Đan Mạch, Đức, Grudia,
Ailen, Manta, Mônđôva, Môntênêgrô, Hoa Kỳ, Na Uy, Nga, Phần Lan, Rumani… yêu
cầu, trong khi tường thuật, thông tin về tội phạm trong các vụ án hình sự, nhà báo phải
thận trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đến những người dễ bị tổn thương, phụ nữ, trẻ
em, nhân chứng hoặc nạn nhân của tội ác. Dù trực tiếp hoặc gián tiếp, không được tiết lộ
danh tính của nạn nhân trong các vụ án cũng như công bố các tư liệu có thể xác định
danh tính của họ đặc biệt nếu nạn nhân là trẻ em/vị thành niên, phụ nữ hoặc nạn nhân
trong các vụ án tình dục. Báo chí phải thật thận trọng khi đưa tin về việc điều tra và phiên
tòa xét xử trẻ em/vị thành niên với sự có mặt của trẻ tại tòa để tránh ảnh hưởng đến tương
lai sau này của các em.

Quy tắc đạo đức của truyền thông Bungari yêu cầu nhà báo: “Không lợi dụng sự
trong sáng và lòng tin của trẻ em”. Khi xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em/vị thành
niên, nhà báo phải cẩn thận và có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của trẻ em/vị thành

39
niên bao gồm việc tránh đăng tải danh tính, hình ảnh, các chi tiết có thể xác định được
danh tính, cũng như tránh làm ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành của họ. Đặc biệt, tránh
tiết lộ và công bố danh tính của trẻ em/vị thành niên (cho dù là nạn nhân, nhân chứng hay
bị buộc tội) có liên quan đến các hành vi phạm tội, ngay cả khi pháp luật cho phép (Quy
tắc nghề nghiệp của biên tập viên Anh). Trong bất kỳ bản tin nào về trẻ em liên quan đến
tội phạm tình dục, phải chú ý để không có nội dung nào trong bản tin nói về mối quan hệ
giữa bị cáo và trẻ em (Quy tắc nghề nghiệp của biên tập viên Anh, Quy tắc về đạo đức
nghề báo của Catalan). Không được sử dụng thuật ngữ “loạn luân” đối với trường hợp là
trẻ em. Nếu nhà báo vi phạm điều này, “sẽ bị cáo buộc như là một hành vi phạm tội
nghiêm trọng đối với trẻ em hoặc tương đương” (Quy tắc đạo đức của các nhà báo Cộng
hòa Síp).

Nhà báo phải tránh nêu tên người thân và bạn bè của cá nhân bị buộc tội hoặc bị tuyên án
vì phạm tội, nếu không có sự đồng ý của họ, trừ khi họ liên quan đến vụ án hoặc đây là
những dữ liệu cần thiết để thông tin được toàn diện và công bằng (Quy tắc đạo đức dành cho
những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông của Dimbabuê). Quy tắc đạo đức nghề
báo quốc gia của Đan Mạch quy định: “Không đề cập đến tiền án, tiền sự của những kẻ tình
nghi, bị cáo, hoặc những người bị kết án nếu những thông tin đó không liên quan đến tội mà
anh ta bị tình nghi, buộc tội hoặc kết án. Trong các tin có liên quan khác cũng không được
phép đề cập đến tiền án, tiền sự của người khác”.

Tránh đề cập đến hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tư
cách hội viên, tiền án, tiền sự của những kẻ tình nghi, bị cáo hoặc những người bị kết án
nếu những thông tin đó không liên quan tội mà anh ta bị tình nghi, buộc tội hoặc kết án
(Quy tắc đạo đức nghề báo quốc gia của Đan Mạch).

- Miêu tả, chi tiết

Nhà báo không nên đưa những thông tin mang tính tàn ác hoặc bạo lực về thể xác và
tình dục. Khi vạch trần những hành vi phạm tội và thông tin về kẻ tình nghi, hoặc đưa tin
về các vụ tự tử, nhà báo cần cẩn thận và tránh mô tả chi tiết, cận cảnh, đặc biệt về cách

40
thức thực hiện có thể khiến người khác bắt chước (nhất là trẻ em và thanh thiếu niên).
“Không đưa tin chi tiết về phương pháp tự vẫn để tránh nguy cơ bắt chước” (Quy tắc đạo
đức của truyền thông Bungari); “Khi thông tin về các vụ tự tử, giết người, cần tránh nêu
quá chi tiết về cách thức được sử dụng” (Quy tắc tác nghiệp của Đài Truyền hình Việt
Nam).

Quy tắc tác nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam yêu cầu nhà báo: “Không mô tả
quá chi tiết về hiện trường vụ án, các kỹ năng gây án, tránh gây ảnh hưởng xấu tới người
xem - nếu không có lý do chính đáng. Không quay cận cảnh nạn nhân, tránh những cảnh
quá chi tiết tại hiện trường như vết máu, hung khí, xác chết tại hiện trường vụ án, trừ khi
có lý do hợp lý”.

Nếu sử dụng hình ảnh để minh họa thì phải nêu rõ điều này để công chúng biết. Đặc
biệt, nếu có chỉnh sửa ảnh hoặc có những thay thế khác thì phải nêu rõ trong phần chú
thích. Trong các phần trình bày bằng đồ họa, nhà báo không được bóp méo, gây hiểu
nhầm cho công chúng.

- Tôn trọng nguyên tắc “giả định vô tội”

Nếu báo chí đã đưa tin về một vụ việc, thì nên tiếp tục theo dõi để đưa tin về các diễn
biến của vụ việc ở các giai đoạn tiếp theo và công bố phán quyết cuối cùng của toà án về vụ
việc (nếu có) (Bốtxoana, Bănglađét, Thụy Điển, Dimbabuê, Đan Mạch, Manta, VTV). Tuy
nhiên, nhà báo không được đưa ra nhận xét, ý kiến nếu nó có khả năng ảnh hưởng đến nhận
định, phán quyết cuối cùng của tòa án. Đặc biệt, bản quy tắc đạo đức nghề báo của Látvia,
Campuchia, Hy Lạp, Philíppin, Tây Ban Nha, Trung Á, Inđônêxia, Ba Lan, Bồ Đào Nha,
Catalan, Séc, Síp, Arập, Bôxnia và Hécdegôvina, Bốtxoana, Đức, Extônia, Pháp, Anbani,
Ănggôla, Xlôvenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Ucraina, Dimbabuê, Bungari, Crôatia, Đan
Mạch, VTV, Đức, Grudia, Aixơlen, Ailen, Italia, Côxôvô, Lúcxămbua, Maxêđônia,
Malauy, Mônđôva, Môntênêgrô, Na Uy, Nga, Phần Lan, Rumani… yêu cầu, khi đưa tin về
các phiên tòa, các cuộc điều tra, nhà báo không được nhầm lẫn vai trò của mình với vai trò
của cảnh sát, thẩm phán. Tránh mọi hành động lăng mạ công dân - người đang là mục tiêu

41
điều tra của nhà báo. “Không sử dụng những từ mang tính chất kết tội nghi phạm như “hung
thủ”, “tên tội phạm”, “kẻ thủ ác”… trước khi tòa án xét xử và đưa ra phán quyết chính thức và
có hiệu lực” (Quy tắc tác nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam). Nhà báo không được đưa
ra ý kiến, quan điểm hoặc buộc tội người khác nếu sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra
hoặc tòa chưa đưa ra phán xét. Các bản tin phải phân biệt rõ ràng giữa nghi ngờ và bằng
chứng xác thực. Nhà báo phải tôn trọng và duy trì nguyên tắc giả định vô tội, không dự
đoán các phán quyết của tòa án cho đến khi có bằng chứng và phán quyết rõ ràng. “Nhà báo
phải luôn tôn trọng giả định vô tội và không được “kết tội” trước khi tòa tuyên án” (Quy
định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam).

- Khi đưa tin về hôn nhân, tình dục

Nhà báo phải luôn ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của mình khi thông tin về vấn đề
hôn nhân, tình dục. Quy tắc tác nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam cam kết “không đưa
những hình ảnh phản cảm và mang tính kích dục trên các kênh phát sóng của mình hay
trong tất cả các sản phẩm truyền hình, bao gồm cả quảng cáo, các trò chơi, phim
truyện… Không mô tả chi tiết và đưa hình ảnh cận cảnh về tình dục. Không để các diễn
viên, người mẫu, các thí sinh trong các cuộc thi người đẹp… xuất hiện trên sân khấu hoặc
trong các bộ phim với hình ảnh hở hang”.

Những chương trình có nội dung liên quan đến tình dục phải thực sự có tính chất
giáo dục, giúp ích cộng đồng. Tuy nhiên, các biên tập viên cần cân nhắc mức độ đưa
thông tin và những hình ảnh đi kèm. Những hình ảnh minh họa cần được sử dụng có
chọn lọc và cẩn trọng, không minh họa một cách không có căn cứ xác đáng hoặc có thể
gây hiểu nhầm.

Mọi cảnh ôm hôn thiếu lịch sự cần được tránh khi trình chiếu các bộ phim trong và
ngoài nước hay trong các chương trình truyền hình. Quảng cáo không được phép bao gồm
những từ ngữ hay cảnh quay tục tĩu, khiêu dâm (Quy tắc cho Đài Phát thanh và Truyền
hình Bănglađét).

42
Nhà báo cần tránh đăng tải những vụ bê bối của cá nhân hay gia đình, cũng như tránh
đưa ra những suy đoán vô cớ, không cần thiết về hoàn cảnh, cảm xúc của người khác, có
thể gây tổn hại đến danh tiếng, danh dự cũng như phá vỡ các mối quan hệ gia đình của
họ, đặc biệt trong các trường hợp buồn phiền và đau đớn. Cách diễn đạt trong bài báo
phải căn cứ vào bản chất sự việc và đặc điểm của thể loại. Ngoài ra, nhà báo không được
lợi dụng cảm xúc và tình cảm của người khác, đặc biệt chú ý đến những người không ý
thức được tầm quan trọng của thông tin và tuyên bố mà họ đưa ra (Quy tắc đạo đức nghề
báo quốc gia của Đan Mạch).

- Khi đưa tin về y tế

Các bản quy tắc đạo đức nghề báo của Đức, Anh, Italia, Việt Nam... đều cho rằng nhà
báo phải thật cẩn trọng và có trách nhiệm khi đưa những thông tin về y tế, sức khỏe (ví
dụ như các tranh luận y khoa, những thành công hay thất bại của các nghiên cứu y học,
dược phẩm trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh hiểm nghèo) vì có thể dẫn đến những
nỗi sợ hãi hoặc hi vọng vô căn cứ của công chúng. Quy định đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo Việt Nam cho rằng: “Nhà báo không đưa tin về các vấn đề y tế một cách giật
gân, vì điều đó có thể dẫn tới những hy vọng hoặc cảm giác sợ hãi vô căn cứ cho người đọc.
Khi thông tin về các phát kiến nghiên cứu khoa học, nhà báo cần nói rõ kết quả đang ở giai
đoạn nào”.

Các phát hiện đang ở giai đoạn ban đầu không nên được miêu tả như thể đã đi đến kết
luận (Quy tắc đạo đức nghề báo của Đức). Nhà báo không được sử dụng các bằng chứng
khoa học quan trọng để lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng; phải kịp thời thông
báo tên của những sản phẩm thuốc đã bị thu hồi hoặc cấm lưu hành vì có hại cho sức
khỏe của con người (Điều lệ về nhiệm vụ của nhà báo Italia). Đặc biệt, một số bản quy
tắc đạo đức nhấn mạnh, nhà báo phải luôn lưu ý rằng, chỉ cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mới có quyền công bố bệnh dịch.

Nhà báo “cần đặc biệt cân nhắc sự riêng tư của người ở trong bệnh viện, hoặc trong
trường hợp tương tự” (Quy tắc đạo đức nghề báo của Liên đoàn báo chí Tây Ban Nha).

43
“Địa chỉ cá nhân và các địa điểm như bệnh viện, nhà an dưỡng, khu nghỉ dưỡng chữa
bệnh, nhà tù, trung tâm phục hồi nhân phẩm cần có sự bảo vệ đặc biệt” (Quy tắc đạo đức
nghề báo của Đức). Bệnh tật hoặc bị thương tật về thể chất và tinh thần thuộc vào thông
tin cá nhân. Vì thế, nếu không được sự đồng ý của những người này hoặc những người
liên quan, báo chí không được phép công bố danh tính, hình ảnh của họ, tránh dùng
những từ ngữ có tính chất miệt thị, dù những từ đó được dùng phổ biến để miêu tả căn
bệnh họ mắc phải hoặc bệnh viện/cơ sở y tế nơi họ đang điều trị.

- Khi đưa về những vấn đề dễ gây ra xung đột như dân tộc, sắc tộc...

86/100 bản quy tắc đạo đức nghề báo (IFJ, Nga, Anbani, Hunggary, Hy Lạp, Látvia,
Campuchia, Inđônêxia, Đài Loan, Trung Á, Mianma, Nêpan, Philíppin, Xri Lanca, Anh,
Adécbaigian, Bỉ, Bồ Đào Nha, Catalan, Séc, Síp, CAJ, Ba Lan, Bôxnia và Hécdegôvina,
Bốtxoana, Đức, Extônia, Hà Lan, Áo, Xlôvenia, Tandania, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ,
Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc, Ucraina, Dămbia, Dimbabuê, Bêlarút, Bungari, Crôatia, Đan
Mạch, Đức, Grudia, Hồng Kông, Ailen, Italia, Côxôvô, Lúcxămbua, Maxêđônia, Malauy,
Mônđôva, Môntênêgrô, Hoa Kỳ, Na Uy, Pakixtan, Phần Lan, Rumani, Xécbia,
Xlôvakia…) cho rằng nhà báo phải đối xử công bằng với mọi công dân. Nhà báo không
được có thái độ căm ghét, thành kiến và phân biệt đối xử cũng như truyền bá sự phỉ báng,
kích động, xúi giục hận thù, bất bình đẳng hoặc cố ý hủy hoại danh tiếng của bất kỳ cá
nhân nào vì sự khác nhau về nguồn gốc, quốc tịch, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn
giáo, tín ngưỡng, niềm tin, văn hóa, tuổi tác, giới tính, phong cách sống, khuynh hướng
tình dục, trạng thái thể chất và tinh thần, tầng lớp, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế hoặc
nghề nghiệp. Quy tắc đạo đức của nhà báo Bỉ nhấn mạnh: “với điều kiện là những giá trị
được thừa nhận ấy không đi ngược lại các quyền cơ bản của con người”. Bất cứ lúc nào
nhà báo cũng phải nhận thức được nguy cơ phát sinh nếu báo chí cố ý hoặc vô tình
khuyến khích phân biệt đối xử và không khoan dung.

Các bản quy tắc đạo đức nghề báo đặc biệt lưu ý rằng khi sử dụng quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, nhà báo phải tuân theo những giới hạn về đạo đức và trách nhiệm
xã hội để tránh vi phạm các quyền cơ bản khác. Tự do ngôn luận phải đi liền với trách

44
nhiệm đối với bất kỳ thông tin được công bố trên báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc
Internet (Quy tắc đạo đức của nhà báo Ba Lan, Quy tắc đạo đức nghề báo của Liên
đoàn báo chí Tây Ban Nha). Nghĩa vụ nghề nghiệp của nhà báo Pháp yêu cầu nhà báo:
“Không được lợi dụng tự do báo chí để mưu lợi riêng”. Quy tắc đạo đức của Hội Báo
chí Ôxtrâylia nhấn mạnh việc “lợi dụng sự sợ hãi của nguồn tin để trục lợi được coi là
tội nặng nhất trong việc lạm dụng quyền tự do báo chí”.

Nếu báo chí đứng ngoài pháp luật, bỏ qua các nguyên tắc về đạo đức và trách nhiệm
xã hội thì sớm hay muộn sẽ gây nên hỗn loạn, bất ổn về chính trị, xã hội. Thế giới vẫn
không quên một bộ phim có tên “Sự ngây thơ của các tín đồ Hồi giáo” với nội dung báng
bổ Đạo Hồi do một nhà làm phim Mỹ tung ra thị trường đã ngay lập tức gây nên biểu
tình, bạo động. Hơn 1,2 tỷ tín đồ Đạo Hồi trên khắp thế giới đã phẫn nộ, phản kháng dữ
dội, dẫn đến cảnh máu đổ, nhà thờ bị phá, đại sứ quán Mỹ ở nhiều nước bị vây hãm…
Trước sự kiện đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban-ki-mun đã lên tiếng: “Tự do ngôn luận
được bảo vệ khi nó được sử dụng vào mục đích công lý và cộng đồng… Khi một số
người sử dụng quyền tự do này để khiêu khích hoặc sỉ nhục các giá trị niềm tin của người
khác thì hành động đó sẽ không được bảo vệ”.

Trong chương trình giao lưu kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2010,
nhà báo Hữu Thọ đã chia sẻ: “Mỗi bài báo như một thông điệp của tác giả, có khi là sự yêu
thương, nhưng có lúc là sự hủy hoại”. Trách nhiệm xã hội thôi thúc những người làm báo
phải hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất
nhưng cũng phải nhân văn nhất. Nhân vật trong các tác phẩm báo chí là những người
bằng xương, bằng thịt, có tên tuổi, địa chỉ cụ thể, có cha mẹ, con cái, anh chị em và các
mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy, bất kỳ một thông tin nào được đưa lên báo chí, dù tích
cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Người viết thật tâm đắc với
đoạn văn trên facebook của một bạn trẻ rằng: Báo chí phải hoàn thành trách nhiệm xã hội
cao cả của mình trong việc đưa tin đến với công chúng, nhưng đừng cung cấp những hình
ảnh như trong rạp xiếc thời trung cổ, kích thích những bản năng thấp hèn của con người.
Nhà báo hãy nhớ: Đằng sau tin tức là những số phận con người!

45
VIỆC THỰC HIỆN TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH VÀ MÔ HÌNH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ

PGS.TS. Đinh Văn Hường1

1. Việc thực hiện mục đích, tôn chỉ của báo chí hiện nay
Điều 1, chương I của Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
ngày 12/6/1999 khẳng định “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận
của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân...”,
đó cũng là tuyên ngôn, sứ mạng, mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ, quyền hạn…của báo chí
Việt Nam - một nền báo chí của Đảng, Nhà nước và nhân dân, trực tiếp phụng sự lợi ích
của đất nước, dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử oanh liệt, kiên cường của Đảng, đất nước và dân tộc, báo
chí Việt Nam đã đồng hành, sát cánh cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc,
đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Trên thực tế, báo chí nước ta về
cơ bản đã thực hiện tốt mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, báo chí đã thực
sự là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối
của Đảng đến với xã hội và nhân dân; là tiếng nói của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội
trong việc phổ biến, hướng dẫn pháp luật, chính sách để người dân biết và thực hiện; là
tiếng nói của các tổ chức chính trị - xã hội, (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ
quốc, Phụ nữ, Cựu chiến binh…) trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ của tổ chức mình, là diễn đàn của nhân dân trong việc phản ảnh tâm tư, nguyện
vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân; là cầu nối giữa Đảng - Nhà nước - Tổ chức chính
trị xã hội với nhân dân và ngược lại. Báo chí đã kịp thời phát hiện, biểu dương điển hình,
nhân tố mới, người tốt, việc tốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; tuyên
truyền, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
1
Trưởng Ban Công tác chính trị học sinh sinh viên, Đại học Quốc gia Hà Nội kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Báo in – Báo
điện tử, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội

46
nước vào cuộc sống; nhân rộng và lan tỏa những sáng kiến, đổi mới, tích cực, tiến
bộ…trong xã hội để phát huy; bám sát cuộc sống để phát hiện những vấn đề bức xúc,
phức tạp nhằm giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan công quyền có biện pháp xử lý; thực
hiện khá tích cực, chủ động vai trò giám sát và phản biện xã hội; cung cấp nhanh chóng,
khách quan, đa chiều, phong phú, đúng định hướng về các sự kiện diễn ra trên thế giới để
nhân dân biết; chuyển tải kịp thời hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, thành tựu đổi
mới và tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam ra thế giới bên ngoài để bạn bè
cùng biết, góp phần mở rộng hội nhập quốc tế. Đồng thời, báo chí nước ta cũng dũng
cảm, tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí, tệ nạn xã hội; đấu
tranh chống lại các quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực phản động trong nước
và quốc tế; đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Tuy nhiên, báo chí nước ta cũng bộc lộ không ít yếu kém, khuyết điểm. Tình trạng vi
phạm pháp luật nói chung và luật Báo chí nói riêng vẫn diễn ra, thậm chí có lúc, có nơi
nghiêm trọng; biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận nhà báo đang
làm xói mòn và tự đánh mất vị thế, hình ảnh của nhà báo trong mắt người dân và công
chúng; tính chuyên nghiệp, khoa học và hiện đại chưa cao; xa rời mục đích, tôn chỉ;
chồng chéo, trùng lặp và lãnh phí; số lượng cơ quan báo chí, người làm báo đông, nhưng
chất lượng chưa cao, chưa mạnh…biểu hiện cụ thể là: thông tin sai sự thật, suy diễn, suy
luận, chủ quan, thổi phồng, bịa đặt; có hiện tượng “bồi bút”, “bảo kê”, “lợi ích nhóm”;
đăng những chuyện giật gân, ly kỳ, câu khách; tràn lan những hình ảnh phản cảm, hở
hang; khai thác sâu những vụ án đau lòng, bạo lực với những chi tiết rùng rợn, phản cảm,
gây bất an cho xã hội; ăn cắp, xáo xào bài của nhau; tin, bài giống nhau “đọc một báo biết
báo khác”; tuyên truyền mê tín dị đoan; săn lùng các vụ scandal của những người nổi
tiếng; những video clip “hot”, “gợi tình”, “nuy” dung tục…để câu “view. Những hiện
tượng và biểu hiện nói trên đã gây bất bình, bức xúc trong nhân dân, xã hội và chính giới
báo chí. Và thực tế dư luận, công chúng và các nhà báo chân chính đã phản đối, phê phán
các hiện tượng nói trên, thậm chí không ít nhà báo đã bị bắt, bị pháp luật xử lý, bị nộp
phạt, thu hồi thẻ nhà báo, buộc thôi việc, cấm hành nghề thậm chí xử tù…

47
Tác giả muốn nhấn mạnh thêm hiện tượng “xa rời mục đích, tôn chỉ” của một số cơ
quan báo chí. Như đã nói ở trên, “tôn chỉ, mục đích cao nhất của báo chí Việt Nam là
thực hiện tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và diễn đàn của nhân dân; phục vụ
lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân dân Việt Nam”. Đó là điểm chung. Tuy nhiên, ở
nước ta không có báo chí tư nhân, mỗi cơ quan báo chí đều thuộc về một cơ quan, tổ
chức nhất định và theo đó có mục đích, tôn chỉ riêng của mình và cơ quan báo chí đó
trước hết phải thực hiện mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó giao phó.
Vậy nên mới có hệ thống báo chí của Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, chính trị -
xã hội (Đảng, chính phủ, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, các hội nghề nghiệp tự nguyện…đều có
cơ quan báo chí của riêng mình, do cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý theo luật Báo chí).
Như vậy, đã có sự phân cấp, phân công, mức độ nhất định (báo Nhân dân, tạp chí Cộng
sản thuộc BCH TW Đảng CSVN; VOV, VTV, TTXVN thuộc Chính phủ; báo Lao động
thuộc Tổng liên đoàn LĐVN; báo Tiền phong, Thanh niên…thuộc TW Đoàn TNCS
HCM; báo Đại đoàn kết thuộc UBTW MTTQVN; báo Phụ nữ Việt Nam thuộc Hội
LHPNVN; báo Quân đội nhân dân thuộc Bộ quốc phòng; báo Công an nhân dân thuộc
Bộ Công an; báo Hà nội mới thuộc Thành ủy Hà Nội; Đài PT-TH Tp.HCM thuộc UBND
Tp.HCM…).
Tuy nhiên, có hiện tượng xa rời “mục đích, tôn chỉ” ở chỗ: Báo của tỉnh thì
không/chưa làm hết chức năng thông tin, định hướng tư tưởng của tỉnh mình lại đi nói
nhiều về tỉnh khác; báo của Bộ/Ngành này lại thông tin về Bộ/Ngành khác nhiều hơn;
Báo của thiếu nhi lại bàn về nhiều chuyện của người lớn (hôn nhân, trang điểm, quần áo,
giày dép, điện thoại di động; ô tô, nhà lầu…); báo phụ nữ lại nói sâu hơn về nam giới;
báo của người cao tuổi lại nói nhiều về tuổi teen, “hot girl”… Đây là biểu hiện, là xu
hướng có thật, đã được nhắc nhở, phê bình nhưng vẫn chưa có chuyển biến tích cực. Tất
nhiên trên một tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử…của một cơ
quan, tổ chức không thể tuyệt đối chỉ có thông tin về cơ quan/tổ chức đó, mà vẫn phải có
thông tin khác. Tuy nhiên phải có mức độ, hợp lý, hài hòa để vừa có thông tin toàn diện
vừa không xa rời mục đích, tôn chỉ (ví dụ mô hình tỷ lệ thông tin: 70-20-10, trong đó

48
70% thuộc về cơ quan, tổ chức mình, 20% thuộc về tình hình trong nước; 10% tình hình
thế giới…chẳng hạn).
Nguyên nhân của những vi phạm, khuyết điểm, yếu kém nói trên có nhiều, tuy nhiên
cốt lõi vẫn là: Pháp luật và chính sách về Báo chí vẫn chưa tốt; kiến thức và ý thức chấp
hành luật pháp kém; suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; sức ép về tài
chính (tự kiếm tiền để trang trải); tác động tiêu cực của thị trường; sự lôi kéo và chống
phá của các thế lực phản động trong nước và quốc tế; chế tài khen thưởng, xử phạt chưa
nghiêm; tính chuyên nghiệp chưa cao… Đúng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ V, BCH
TW Khóa X về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” đã nhận định:
“Trong hoạt động báo chí, một số yếu kém, khuyết điểm được nhắc nhở nhiều lần nhưng
chậm khắc phục, có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu
nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, có biểu hiện xa rời sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung
thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển
hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước. Công tác
quản lý báo chí còn buông lỏng, bị động, xử lý sai phạm thiếu kiên quyết, nể nang, né
tránh kéo dài. Đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, làm công tác tư
tưởng, lý luận, báo chí vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém”. Vì vậy, Nghị quyết cũng chỉ rõ:
“Do vai trò cung cấp thông tin, định hướng dư luận, nâng cao tri thức toàn diện, hướng
dẫn thị hiếu rất quan trọng của thông tin đại chúng, cần nâng cao chất lượng báo chí lên
ngang tầm sự phát triển văn hóa. Chống xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, thương mại
hóa báo chí, chạy theo thị hiếu giật gân, câu khách, tuyên truyền cho văn hóa đồi trụy, xa
lạ với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, hạ thấp thị hiếu của công chúng” và phải
“tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, nhất là trong lĩnh vực báo chí, xuất
bản, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật Báo chí, xuất bản nhằm khắc phục kịp
thời những yếu kém, khuyết điểm trong lĩnh vực này”.
2. Mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí
Hiện nay, cả nước có trên 850 tờ báo, tạp chí; 67 đài PT-TH Trung ương và các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; 700 đài phát thanh quận, huyện; 8000 đài truyền thanh

49
phường, xã, thị trấn; 80 tờ báo mạng điện tử; hàng ngàn trang thông tin điện tử; một hãng
Thông tấn Nhà nước (TTXVN) và trên 19 ngàn nhà báo được cấp Thẻ nhà báo. Rõ ràng,
báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh về quy mô, số lượng.
Do luật báo chí nước ta hiện nay mới chỉ thừa nhận các cơ quan báo chí cấp Trung
ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; còn các cơ quan Báo chí cấp quận,
huyện, phường, xã, thị trấn…thì vẫn tồn tại và phát triển, khi nào có đủ điều kiện thì cấp
phép hoạt động bình đẳng theo Luật báo chí.
Hơn nữa, do hoạt động xã hội hóa sản xuất các sản phẩm báo chí nên có sự tham gia
của hàng trăm công ty truyền thông tư nhân (theo Luật Doanh nghiệp) lại càng làm phong
phú, đa dạng, khác biệt về mô hình tổ chức, hoạt động.
Mỗi loại hình báo chí có mô hình tổ chức, hoạt động riêng, phù hợp với đặc điểm, quy
mô, mức độ theo mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ của mình. Thí dụ, mô hình toà soạn báo in,
báo điện tử tương đối gần nhau, thường có 4 bộ phận: Quản lý và lãnh đạo tòa soạn; Bộ
phận chuyên môn (nội dung); Bộ phận trị sự (Hành chính - dịch vụ) và Bộ phận bên
ngoài tòa soạn (Nhà in, văn phòng thường trú, văn phòng đại diện trong và ngoài nước).
Hoặc Đài Phát thanh, Truyền hình cũng có mô hình khá gần nhau, thường có 5 bộ phận:
Khối lãnh đạo, quản lý; khối biên tập, sản xuất nội dung; khối kỹ thuật; khối phục vụ -
dịch vụ và khối Thường trú, văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Ngoài ra cũng như
ở bất kỳ cơ quan nào, trong các cơ quan báo chí còn có hệ thống chính trị như Đảng,
Công đoàn, Đoàn TN, Liên chi hội Nhà báo…hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của
mình.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội và công chúng cũng như phù
hợp với xu thế phát triển của báo chí thế giới, thời gian qua các cơ quan báo chí nước ta
có nhiều thay đổi. Đó là từng bước chuyển từ mô hình cơ quan báo chí đơn lập (truyền
thống) sang mô hình tích hợp, hội tụ (trong cơ quan báo in có báo điện tử, truyền hình,
báo ảnh…trong cơ quan truyền hình có báo in, báo điện tử…như VTV, VOV, TTXVN,
Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên…) và cơ quan báo chí theo mô hình tập đoàn báo chí
(Group) với hai đặc trưng cơ bản là đa loại hình và đa chức năng trong tập đoàn đó (đa
loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo ảnh…, đa chức năng: thông

50
tin, truyền thông, kinh tế, kinh doanh, dịch vụ, quảng cáo, liên kết…). Mặc dù cho đến
nay Nhà nước chưa cấp Giấy phép chính thức cho tập đoàn báo chí nào, nhưng trên thực
tế, nhiều cơ quan báo chí đang tổ chức, quản lý và vận hình theo mô hình tập đoàn báo
chí (TTXVN, VTV, VOV, VTC, HTV…). Đây là điểm mà báo chí thế giới không mới,
nhưng Việt Nam thì tương đối mới và đó cũng là xu thế chung của báo chí hiện đại.
Nhìn chung mô hình tổ chức, hoạt động của cơ quan báo chí nước ta khá cồng kềnh,
phức tạp, đa dạng, hiệu quả và hiệu lực chưa cao. Nhiều vấn đề cần tiếp tục cải tổ, đổi
mới.
3. Một số kiến nghị, đề xuất về pháp luật đối với Báo chí
Mỗi quốc gia đều có cách quản lý, tổ chức nền báo chí riêng. Tuy nhiên về cơ bản vẫn
đứng trên hai trụ cột chính là: pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Ở nước ta, báo chí hoạt
động dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và trong khuôn khổ pháp luật.
Các yếu tố này không tách rời nhau. Riêng khía cạnh pháp luật thì có thể nói Việt Nam
đã xây dựng được hệ thông văn bản pháp luật về báo chí tương đối đầy đủ, đồng bộ: Hiến
pháp, Luật báo chí, Nghị định, Thông tư và các văn pháp quy liên quan khác. Nhờ đó mà
báo chí nước ta đã có hành lang pháp lý tương đối tốt để hoạt động. Đó là những thành
tựu không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn cũng như về góc độ chuyên
môn thì bộc lộ không ít khó khăn, bất cập. Đó là:
- Thời gian và khoảng cách giữa các bộ Luật báo chí cách xa nhau. Nếu tính từ ngày
2/9/1945 đến nay, nước ta mới chỉ có 2 bộ luật Báo chí: Luật về chế độ Báo chí năm
1957; Luật Báo chí năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999). Đã gần 15 năm báo chí vẫn
hoạt động trong khuôn khổ Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 và Nghị định 51
ngày 26/4/2002, trong khi đất nước, báo chí và thế giới có quá nhiều thay đổi;
- Văn bản pháp luật về báo chí phức tạp, chồng chéo, trùng lặp. Các nhà báo, cơ
quan báo chí, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí liệu có nhớ hết các chương, điều trong luật
báo chí, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn, cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho
báo chí...?!
- Luật báo chí của Việt Nam là luật chung, còn thiên về công tác quản lý, chưa xuất
phát từ đặc thù chuyên môn, nghiệp vụ (vì mỗi loại hình báo chí có đặc điểm, ưu thế, hạn

51
chế riêng) nên thực hiện không dễ và trên thực tế, các cơ quan quản lý báo chí cũng khó
có thể quản lý hết được.
- Luật pháp về báo chí nhìn chung vẫn chưa chặt chẽ, chưa bám sát thực tiễn phong
phú, sôi động và phức tạp của đời sống xã hội và đời sống báo chí…

Xuất phát từ một số điểm bất cập nói trên và tham khảo nền báo chí các nước, tác giả
đề xuất giải pháp như sau (hai cấp độ):

- Hiến pháp nước CHXHCN VN (đã có Điều khoản về quyền tự do ngôn luận tự do
thông tin, tự do báo chí theo quy định của Pháp luật)
- Xây dựng Luật/ Điều lệ riêng cho từng loại hình báo chí: Báo in, Báo điện tử, Phát
thanh, Truyền hình, Hãng tin tức…phù hợp với đặc điểm của từng loại hình và chỉ hành
xử trong Luật/Điều lệ của từng loại hình đó. Việc này có thể mất thời gian, công phu,
phức tạp ban đầu nhưng sẽ khắc phục được cơ bản các hạn chế nói trên.

Ngoài hai cấp độ pháp lý đó, cần xây dựng bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đi kèm.
Như vậy, vừa có văn bản Pháp lý (bắt buộc), vừa có văn bản Quy tắc đạo đức (tự giác, tự
nguyện) sẽ đảm bảo tốt cho một nền báo chí chuyên nghiệp, khoa học và hiện đại.

4. Đánh giá chung

Báo chí Việt Nam có bước phát triển nhanh về quy mô, số lượng và từng bước nâng
cao chất lượng, về cơ bản đã thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của mình. Mô
hình tổ chức, hoạt động cũng có nhiều đổi mới, thay đổi phù hợp với xu thế chung của
báo chí thế giới và nhu cầu thông tin của công chúng. Tuy nhiên cũng còn không ít yếu
kém, bất cập. Vì vậy cần tiếp tục có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, khoa học và
thực tiễn để khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí nước nhà,
đóng góp thiết thực cho báo chí thế giới.

52
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

- QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH, XUYÊN NGÀNH VÀ ĐA NGÀNH

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương1

Dẫn nhập

Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt trong lịch sử loài
người - khi người truyền thông tin có thể truyền tải thông điệp cho đông đảo quần chúng
về số lượng và rộng khắp về địa lý - điều mà các cách thức truyền thông trước đó không
thể nào có được. Nói theo Max Lerner (1963), thì sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền
thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng chính là một trong những
điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại.

“Văn hóa đại chúng” (mass culture) hay văn hóa phổ thông (popular culture) là
nền văn hóa có các sản phẩm được sản xuất hàng loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và được
đưa ra thị trường vì quyền lợi của quảng đại người tiêu dùng.Nền văn hóa này có đối
tượng thụ hưởng là đại đa số dân chúng - những người có trình độ giáo dục ở mức độ
tương đối, và được phổ cập, truyền bá rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như báo, tạp chí, phát thanh và ngày nay là truyền hình và internet (Đặng Thị Thu
Hương, 2013).

Văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng có mối quan hệ cộng sinh phụ thuộc
lẫn nhau một cách mật thiết, và chính sự liên kết chặt chẽ này đã làm xuất hiện văn hóa
truyền thông đại chúng (media culture) - hình thức văn hóa hình thành sau khi văn hóa
đại chúng đã phát triển đến một giai đoạn mới, với đặc trưng cơ bản chịu sự quy định bởi
đặc trưng của bản thân các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC). Dưới ảnh
hưởng của các PTTTĐC, biến đổi mạnh mẽ nhất của văn hóa hiện nay được nhiều nhà

1
Chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

53
nghiên cứu lên tiếng cảnh báo là sự tiếp biến từ văn hóa đọc sang văn hóa nghe nhìn, từ
văn hóa bút mực sang văn hóa mạng, từ văn hóa tinh hoa sang văn hóa tiêu dùng, vận
hành theo quy luật của thị trường với xu hướng chủ yếu là hàng hóa hóa nghệ thuật và
nghệ thuật hóa hàng hóa.

Văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng là đối tượng nghiên cứu vô cùng
rộng lớn, nên không thể tồn tại một lý thuyết hay một phương pháp luận duy nhất để giải
quyết mọi vấn đề liên quan. Nghiên cứu văn hóa truyền thông đại chúng cần một hệ
thống các phương pháp nghiên cứu khoa học có tính liên ngành, đa ngành và xuyên
ngành, như văn hóa học, tâm lý học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học và báo chí
học…. Nói như Friedrich Nietzsche, với duy nhất một hướng nhìn, chỉ có duy nhất một
hướng “hiểu biết”; sử dụng càng nhiều góc nhìn thì kiến thức của chúng ta càng toàn vẹn,
và khách quan hơn.

Những lý thuyết và phương pháp được giới thiệu trong bài viết này giúp gợi mở và
khám phá cơ cấu và cách tổ chức thông điệp truyền thông, ý nghĩa và giá trị của chúng,
đồng thời cung cấp nhận thức về cách văn hóa truyền thông đại chúng dựng những hình
mẫu về giới và thần tượng. Bài viết còn giới thiệu những định hướng lý thuyết, phương
pháp luận và phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu truyền thông đại chúng, văn
hóa đại chúng, và văn hóa truyền thông đại chúng.

1. Hướng tiếp cận từ lý thuyết về nghiên cứu văn hóa

Văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người, thông qua và nhờ có văn hóa, con
người sinh học trở thành con người xã hội. Theo Joël Bonnemaison (2005), văn hóa là
toàn thể tri thức được tích lũy và lưu truyền trong lịch sử nhân loại. Văn hóa tồn tại
theo bốn dạng thức :

– Văn hóa là cái còn lại (résidu).

– Văn hóa là cái thành tựu.

54
– Văn hóa là cái sở đắc và được lưu truyền.

– Văn hóa là sự say mê quá khứ qua phong tục.

Văn hóa, theo cách hiểu của xã hội học và nhân học, không phải chỉ liên quan đến
đời sống tinh thần mà còn là lối sống, bao gồm cả phương thức sản xuất và công nghệ,
khối tri thức và cách tạo ra tri thức, cách suy nghĩ và cảm xúc, cách sinh hoạt và giải trí,
cách giáo dục và đào tạo con người. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
thông qua quá trình xã hội hóa - hoạt động không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ giao tiếp
trực tiếp giữa cá nhân với gia đình và cộng đồng xã hội (như nhà trường hay làng xóm),
mà còn thông qua các mối quan hệ giao tiếp gián tiếp giữa con người với các phương tiện
truyền thông đại chúng. Nói theo James Wilson và Stan Le Roy Wilson (2001) trong mối
quan hệ giữa văn hóa và truyền thông, văn hóa là một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển
giao, lưu trữ và chế biến thông tin, và sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền
thông và giao tiếp.

Báo chí không chỉ là phương tiện truyền tải, quảng bá văn hóa, mà tự thân nó trở
thành một lĩnh vực văn hóa, trở thành một bộ phận của văn hóa, sáng tạo văn hóa và kích
thích sáng tạo đối với các chủ thể văn hóa khác. Các loại hình báo chí, đặc biệt là truyền
hình và internet… đang góp phần làm cho thế giới giao lưu, quan hệ mật thiết về văn hóa
- thông tin. Các PTTTĐC, với những sản phẩm sản xuất hàng loạt, chuyên chở nhiều giá
trị văn hóa được truyền đến cho công chúng góp phần tạo ra ‘nền văn hóa đại chúng’ cho
rất đông người. Nói cách khác, báo chí là phương tiện để hình thành và phát triển ngành
công nghiệp văn hóa trong bối cảnh xã hội hiện đại. Đây được coi là những tác động tích
cực của văn hóa truyền thông đại chúng đối với xã hội.

Tuy nhiên, khẳng định vai trò to lớn của báo chí đối với văn hóa và tác động tích
cực của nó, không thể không nhắc đến ảnh hưởng tiêu cực của báo chí trong lĩnh vực này,
đặc biệt là khuynh hướng ‘thương mại hóa báo chí’, chạy theo thị hiếu tầm thường của
một bộ phận nhỏ công chúng, đăng tải các thông tin giật gân câu khách liên quan đến tình
dục, bạo lực,... thậm chí, đăng tải thông tin sai sự thật, vi phạm đạo đức chuẩn mực của

55
người làm báo, gây xáo trộn xã hội,... Bên cạnh đó, các PTTTĐC cũng đang góp phần
quảng bá cho xã hội tiện nghi và một cuộc sống coi trọng tiện nghi. Thói quen tiêu dùng
các sản phẩm truyền thông đại chúng, tác động đến thói quen và thị hiếu tiêu dùng của
công chúng, hình thành nên một “xã hội tiêu thụ”. Chính “xã hội tiêu thụ” này đã khiến
cho con người chạy theo lối sống vật chất hóa, chạy theo sự hào nhoáng bên ngoài, xem
nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống…

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi văn hóa là một
trong 3 trụ cột chính của sự vận động và phát triển xã hội Việt Nam, với phương châm:
Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng và phát triển văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển của đất
nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghiên cứu về văn hóa truyền
thông đại chúng cần được thực hiện dưới ánh sáng của lý thuyết nghiên cứu văn hóa, lấy
truyền thống văn hóa Việt Nam làm điểm tựa để phân tích ảnh hưởng tác động của các
PTTTĐC trong bối cảnh kinh tế thị truờng và hội nhập quốc tế, tác động và làm thay đổi
các cá nhân và xã hội Việt Nam hiện đại.

2. Hướng tiếp cận xã hội học từ lý thuyết hệ thống cấu trúc – chức năng

Tiếp cận hệ thống hay còn gọi là tiếp cận hệ thống cấu trúc - chức năng trong xã hội
học sẽ là một trong những tiếp cận quan trọng của nghiên cứu về văn hóa truyền thông
đại chúng.

Thuyết chức năng là một trong những lý thuyết khoa học ra đời từ rất sớm, được ứng
dụng trong triết học và xã hội học trước khi đến với các ngành khoa học xã hội khác.
Người được coi là cha đẻ của học thuyết này là Emile Durkheim. Sau đó, Alfred R.
Radcliffe-Brown và Bronislaw Malinowski, Robert K. Merton và Talcott Parsons đã phát
triển, và kết hợp học thuyết chức năng với học thuyết cấu trúc để tạo nên một hệ thống lý
thuyết quan trọng được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội: lý thuyết hệ thống cấu
trúc - chức năng. Có thể tóm tắt tư tưởng cơ bản của học thuyết này như sau: Bất kỳ một

56
hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng liên hệ với nhau,
cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định hệ thống. Các chức năng
rối loạn sẽ dẫn đến sự bất ổn định của cấu trúc (hệ thống), thậm chí có thể phá vỡ cấu
trúc. Việc thực hiện đúng các chức năng của các thành phần cấu tạo nên cấu trúc (hệ
thống) sẽ đảm bảo cho hệ thống hay cấu trúc tính ổn định, và bền vững của nó.

Trong trường hợp nghiên cứu về văn hóa truyền thông đại chúng, cần đặt truyền
thông đại chúng, văn hóa đại chúng, văn hóa truyền thông đại chúng trong mối quan hệ
tương hỗ, hệ thống, tác động qua lại lẫn nhau. Truyền thông đại chúng là yếu tố du nhập
từ phương Tây, nhưng tác động mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Khi hệ
thống truyền thông đại chúng có cơ chế phù hợp để phát triển và phát huy sức mạnh, tác
động tích cực đến văn hóa, sẽ tạo ra hiệu quả và động lực lớn cho sự phát triển bền vững
của xã hội. Ngược lại, ảnh hưởng của hệ thống truyền thông đại chúng cũng có thể gây
nên những tác động tiêu cực đến truyền thống văn hóa, làm xói mòn các giá trị văn hóa
truyền thống, dẫn đến sự biến chất của xã hội.

3. Hướng tiếp cận từ lý thuyết kinh tế - chính trị

Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, chính trị, tự nhiên, xã hội…, mỗi nước lựa chọn cho
mình một mô hình chính trị với cấu trúc quyền lực và các thiết chế chính trị riêng, phù
hợp. Có nước lựa chọn mô hình đại nghị, có nước theo mô hình tổng thống hoặc có
những nước lại chọn mô hình hỗn hợp của hai mô hình trên… Mặc dù vậy, ngay cả các
nước có cùng mô hình hệ thống chính trị vẫn có những điểm khác nhau.

Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền thông đại
chúng. Tuy nhiên, số lượng, chất lượng và tính chất các sản phẩm truyền thông phản ánh
trình độ, diện mạo, và tính chất thiết chế chính trị xã hội. Bởi lẽ, báo chí là một loại hình
hoạt động chính trị xã hội có tính chất sáng tạo. Thông tin trên các kênh truyền thông đại
chúng không chỉ trở thành sức mạnh chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng,
sức mạnh đột phá của sự phát triển kinh tế, khoa học, mà còn góp phần hình thành diện
mạo văn hóa quốc gia cũng như nhân cách mỗi con người.

57
Kinh tế - chính trị bao trùm kinh tế, chính trị và quan hệ giữa chúng với các cấu trúc
bản thể khác trong xã hội. Những nghiên cứu sử dụng hướng tiếp cận kinh tế - chính trị
dành sự chú ý vào khía cạnh sản xuất và phân phối văn hóa diễn ra trong một hệ thống
kinh tế và chính trị đặc thù, được cấu thành từ những quan hệ giữa nhà nước, nền kinh tế,
các thể chế và tập quán xã hội, văn hóa và các tổ chức như truyền thông, thay vì nghiên
cứu diễn giải văn bản hay nghiên cứu công chúng.

Theo góc nhìn kinh tế tư bản chủ nghĩa phương Tây, việc sản xuất sản phẩm văn hóa
do quy luật thị trường quyết định, nhưng thực tế vẫn phải có sự điều chỉnh nhất định từ
nhà nước về văn hóa, chẳng hạn nhà nước điều phối hay can thiệp ở mức độ hợp lý để
đảm bảo có đa dạng các kênh truyền hình được phát sóng, hay ngăn chặn những hiện
tượng được cho là nguy hại, ví dụ như quảng cáo thuốc lá hay phim ảnh đồi trụy.

Trong giai đoạn hiện nay khi thông tin và công nghiệp giải trí cùng giao thoa và cộng
hưởng, đã xuất hiện sự sáp nhập ồ ạt giữa các tập đoàn lớn. Ví dụ: Time Warner sáp nhập
với Turner: 7,5 tỉ đôla; Disney sáp nhập với Capital Cities và ABC: 19 tỉ đôla; NBC sáp
nhập với Microsoft: 20 tỉ đôla; Viacom sáp nhập với CBS: 37 tỉ đôla. Vượt trội hơn cả là
cuộc sáp nhập giữa Tim Warner và America Online (AOL) với kinh phí lên tới 163,4 tỉ
đôla. Những cuộc sáp nhập này tạo nên các tập đoàn kinh tế khổng lồ thống trị chuỗi sản
xuất thông tin và giải trí toàn cầu từ truyền hình, điện ảnh, tạp chí, báo in, sách, đến các
kho dữ liệu thông tin, và các dạng truyền thông khác, tạo nên sự bùng nổ của văn hóa
truyền thông đại chúng và thông tin trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Hệ quả là sự cạnh tranh
và tính đa dạng giảm sút, sự kiểm soát của các siêu tập đoàn kinh tế với báo, tạp chí,
truyền hình, phát thanh, điện ảnh, cũng như các phương tiện thông tin và giải trí khác
tăng lên.

Hướng tiếp cận kinh tế - chính trị cũng xác định và phân tích vai trò của công nghệ
trong việc sản xuất và phân phối văn hóa. Đồng thời, tạo điều kiện để phân tích những
mô hình và tập quán sản xuất văn hóa truyền thông. Chẳng hạn, vì những yêu cầu về sản
phẩm phát thanh cho phù hợp với hệ thống phân phối, mà hầu hết các bài hát nhạc pop

58
đều có độ dài từ ba tới năm phút1. Hướng tới lợi nhuận, truyền hình ở Hoa Kỳ tràn ngập
những thể loại như talk show và game show, phim tình cảm dài tập (soap opera), hài
kịch, và các chương trình hành động/phiêu lưu, v.v…

4. Hướng tiếp cận từ lý thuyết tâm lý học

Tâm lý học là khoa học về tâm hồn con người - khoa học nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý người, là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người
(cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học nghiên cứu những quy luật
chung nhất của thế giới tinh thần con người trong sự vận động tương tác với thực tại
khách quan (tâm lý đại cương - tổng quát) và những quy luật riêng biệt trong đời sống
(tâm lý học chuyên ngành - ứng dụng).

Chủ thể trong hoạt động báo chí - truyền thông là nhà báo/người sản xuất sản phẩm
truyền thông, đối tượng tác động của hoạt động báo chí - truyền thông là công chúng. Vì
vậy, yếu tố con người buộc ngành truyền thông đại chúng phải quan tâm đến các ứng
dụng của tâm lý học trong toàn bộ quy trình nghề nghiệp của mình.Trong bối cảnh bùng
nổ truyền thông như hiện nay, việc tiếp cận hoạt động sáng tạo của người sản xuất sản
phẩm truyền thông và tâm lý tiếp nhận của công chúng trở thành 2 mảng cốt lõi của tâm
lý học truyền thông. Xét theo quan điểm hệ thống, quá trình tiếp nhận của công chúng đối
với sản phẩm truyền thông bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ chặt chẽ
với nhau như: công chúng, nhu cầu/động cơ/mục đích tiếp nhận sản phẩm truyền thông
của công chúng,nội dung tiếp nhận chủ yếu của công chúng đối với các sản phẩm truyền

1
Vào đầu những năm 1900, đĩa than 10"là cách phổ biến nhất để phát hành các bản thu âm. Đĩa 10" thường được
chơi với tốc độ 78 vòng/phút. Những chiếc đĩa 10" vào thời bấy giờ chỉ có thể chứa được âm thanh có thời lượng từ
3 đến 5 phút cho mỗi mặt.Tiếp theo đó là sự ra đời của đĩa 12" nhưng cũng chỉ chứa bài hát có thời lượng từ 4 đến 5
phút. Nếu ghi thời lượng nhiều hơn, các rãnh sẽ sát nhau hơn và kết quả là chất lượng âm thanh sẽ giảm sút. Thời
điểm bấy giờ, sóng radio là kênh truyền thông đại chúng chủ yếu để các nghệ sĩ phát hành ca khúc đến mọi người.
Thomas Tierney, Giám đốc lưu trữ của Sony Music (Yohana Desta, 2014) cho biết: "Vào thời đó, nếu bạn ghi âm
một bài hát dài hơn 3:15 phút, người ra sẽ không muốn phát sóng nó”. Dĩ nhiên là cũng có các trường hợp ngoại lệ,
như đối với các thể loại đặc thù như jazz hoặc cổ điển, nhưng nhạc pop đều tuân thủ quy định này. Ngày nay, giới
hạn thời lượng bài hát phát sóng trên radio không còn nữa, nhưng tín đồ nhạc pop thường là những người trẻ tuổi,
họ muốn nhanh chóng nghe một bài hát đơn của một ca sĩ, sau đó chuyển sang một bài hát khác. Chính vì thị hiệu cố
hữu của thính giả, quy chuẩn về giới hạn 3-4 phút vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay.

59
thông, phương thức và phương tiện tiếp nhận sản phẩm truyền thông của công chúng,
hình thức/bối cảnh tiếp nhận của công chúng, các sản phẩm truyền thông hiện có trong
thị trường, tiếp nhận cá nhân của sản phẩm truyền thông, tiếp nhận nhóm và cộng đồng
với sản phẩm truyền thông, hiệu quả tiếp nhận của các sản phẩm truyền thông. Bên cạnh
đó, quy trình tiếp nhận sản phẩm truyền thông còn chịu sự tác động của môi trường giáo
dục gia đình, phong tục tập quán của cộng đồng, và đặc biệt, là tác động của môi trường
chính trị-xã hội.

Nghiên cứu truyền thông đại chúng, văn hóa truyền thông đại chúng sẽ vận dụng một
số hướng nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học, cụ thể như:

- Tâm lý học và vấn đề nhân cách người làm báo, người sản xuất sản phẩm truyền thông

- Tâm lý học trong hoạt động sáng tạo của nhà báo/người sản xuất sản phẩm truyền thông

- Tâm lý học và hoạt động tiếp nhận của công chúng với sản phẩm truyền thông

- Tâm lý học trong quản lý báo chí - truyền thông

5. Hướng tiếp cận từ lý thuyết báo chí truyền thông

Nghiên cứu văn hóa truyền thông đại chúng cần tiếp cận từ những lý thuyết của
phương Tây về vai trò, tác động của các PTTTĐC đối với xã hội như lý thuyết “Mũi kim
tiêm”, lý thuyết về ‘Dòng hai bước của truyền thông’, hay thuyết ‘Thiết lập chương trình
nghị sự”, và ‘Sự phụ thuộc đối với các phương tiện truyền thông”. Đặc biệt, cần vận dụng
lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, chức năng, nhiệm
vụ và nguyên tắc hoạt động của báo chí để tiến hành nghiên cứu về văn hóa truyền thông
đại chúng.

Từ khoảng đầu thế kỷ XX cho đến cuối thập niên 1930 là giai đoạn mà giới học
thuật quan niệm rằng các PTTTĐC có sức mạnh to lớn đối với ứng xử và suy nghĩ của
người dân, tiêu biểu là trường phái Frankfurt, với các học giả như Max Horkheimer,
T.Adorno, L.Lowenthal, E. Fromm, H. Marcuse… Các học giả của trường phái Frankfurt

60
cho rằng kể từ khi truyền hình xuất hiện, những thông điệp từ truyền hình được ‘chích’
vào cơ thể con người, từ đó, phát huy tác dụng như những ‘liều thuốc’ được chích từ mũi
kim tiêm vậy. TheoJ.Gripsrud (2002), sự phát triển của một số PTTTĐC thời đó như
phim ảnh, đĩa ghi âm, tạp chí, ti vi đã góp phần hình thành một bản sắc ‘thanh niên’ thời
thượng: quần jean, áo khoác da, kiểu tóc đuôi vịt (ducktail), và đi xe mô tô. Thuật ngữ
nhóm (gangs) và thuật ngữ tâm lý nhóm (gang mentality) cũng được hình thành vào thời
gian này.

Đối lập với quan điểm ‘mũi kim tiêm’, trong khoảng thời gian từ thập niên 40-70
của thế kỷ trước, một số học thuyết lại cho rằng các PTTTĐC không có nhiều ảnh hưởng
đến con người. Học thuyết ‘Dòng hai bước của truyền thông’ (Lazarsfeld và Katz) xuất
hiện với quan điểm cơ bản là bên cạnh kênh truyền thông đại chúng, từng cá nhân người
tiếp nhận còn có các mối quan hệ liên cá nhân với các thành viên khác trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp… Và vì vậy, tác động của các PTTTĐC không mang tính trực tiếp như
học thuyết ‘mũi kim tiêm’ đã chỉ ra, mà luôn thông qua bộ lọc của các bước trung gian,
những người có uy tín trong cộng đồng. Nói cách khác, chính môi trường (gia đình, nhà
trường, các nhóm quan hệ xã hội,…) của người tiếp nhận thông tin quyết định quá trình
người đó tiếp nhận thông tin từ các PTTTĐC, chứ không phải từ chính các PTTTĐC.
Tuy nhiên, vào thời điểm học thuyết này ra đời, sự phổ biến và mức độ thống trị của các
phương tiện truyền thông vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, quá trình truyền thông trong thực tế
phức tạp hơn nhiều so với mô hình truyền thông ‘hai bước’ mà các học thuyết gia đề
xuất.

Trong khoảng thập niên 70-80, nghiên cứu tác động của truyền thông đối với xã
hội không chỉ bó hẹp trong những nghiên cứu thực nghiệm (empirical) mà còn xuất hiện
nhiều hướng nghiên cứu phê phán (critical theory), nghiên cứu diễn giải (interpretative
theory). Các học giả quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng
với tri thức, quan điểm, nhận thức văn hóa cũng như ảnh hưởng của bạo lực và tình dục
trên truyền thông tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thông qua việc nghiên cứu về nội

61
dung các thông điệp truyền thông, về quá trình truyền thông, quá trình sản xuất của các
phương tiện truyền thông, cách thức tiếp cận và sử dụng các PTTTĐC của công chúng…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng rõ nét của truyền thông đối với những người
‘nghiền’ tivi, và cho rằng, họ có thể bị ‘tha hoá’ về thái độ, niềm tin và thói quen văn hóa
bởi những nhân vật thường được xuất hiện trên truyền hình (Bryant & Thompson, 2002).
Van den Haag (1965, tr.529) cho rằng “tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng,
cho đến cùng, đều khiến cho con người xa rời những trải nghiệm cá nhân, mặc dù tỏ vẻ
bù đắp lại những điều này, nhưng thực tế chỉ làm gia tăng sự cô lập của con người với
những người khác, với xã hội và với chính bản thân họ”. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra
ảnh hưởng đặc biệt của truyền thông đại chúng tới nhóm công chúng nhạy cảm, ví dụ như
trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (Bryant & Thompson, 2002; McCombs & Shaw, 1972;
McLuhan 1964). Những lo ngại về nội dung bạo lực và tình dục trên các phương tiện
truyền thông đại chúng là vấn đề tranh luận nổi bật trong các nguyên cứu về tác động của
truyền thông của Court 1984, Harris 1994, Bryant & Thompson, 2012. Các nhà nghiên
cứu chỉ ra ảnh hưởng to lớn của truyền thông đối với người tiếp nhận thông tin, trong đó
Joseph Nye, người đưa ra thuật ngữ ‘quyên lực mềm’ (soft power) vào năm 1990 đã từng
viết: “trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nó đã bị xuyên thủng bởi truyền
hình và phim ảnh”.

Nhiều nghiên cứu cho rằng các kênh truyền thông tác động mạnh đến với công
chúng thông qua việc ‘thiết lập chương trình nghị sự’ (McCombs và Shaw, 1972), tức là
qua cách truyền thông lựa chọn ‘tin nổi bật’ và cách truyền thông làm nổi bật tin tức này.
Thông qua việc lựa chọn và đưa tin hàng ngày, người cung cấp tin tức định hướng sự chú
ý của công chúng và tác động lên nhận thức của họ về vấn đề gì là quan trọng nhất, hay
vấn đề nào quan trọng hơn vấn đề nào. Sự lũng đoạn của thông tin trên báo chí đồng
nghĩa với việc công chúng không có cơ hội BIẾT được cái gì khác đang diễn ra, ngoài
những thứ được đưa và đưa ĐẬM NÉT trên truyền thông.

Bên cạnh các lý thuyết phương Tây, nghiên cứu văn hóa truyền thông đại chúng
cần dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, chức
62
năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí.

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặt báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng và
khẳng định báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.
Báo chí truyền thông có vai trò quan trọng trong việc tác động vào thế giới tinh thần của
con người, hình thành một hệ ý thức xã hội tiến bộ và khoa học cho công chúng, từ đó,
giáo dục lý tưởng chính trị, xây dựng lối sống lành mạnh, kế thừa và phát huy những giá
trị tích cực trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc và nhân loại. Đây là một trong
những điều kiện tiên quyết để bảo đảm phát huy quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, tập hợp lực lượng quần chúng, phát huy những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm
xây dựng, phát triển xã hội theo con đường đã định.

6. Hướng tiếp cận từ lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại

Các lý thuyết gia hiện đại cũng như hậu hiện đại thừa nhận rằng thế giới đang xuất
hiện những xu hướng và dòng chảy xuyên quốc gia, làm xói mòn những khái niệm truyền
thống về quốc gia - dân tộc. Quá trình toàn cầu hóa trong bối cảnh kỹ thuật số đang diễn
ra như một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử văn minh nhân loại, tác động đến mọi
mặt đời sống của con người từ kinh tế, chính trị, xã hội, đến văn hóa. Toàn cầu hóa văn
hóa là hiện tượng đặc biệt, cực kỳ phức tạp và bất ổn, vừa mang tính tự nhiên, lại vừa
mang tính xã hội, đồng thời luôn mang tính hai mặt hết sức đặc thù, bao gồm cả những
yếu tố tiến bộ và đổi mới như internet, không gian văn hóa số, những chủ thể và tổ chức
kinh tế chính trị trong nền kinh tế toàn cầu, mang lại những lợi ích to lớn cho con người
và văn hóa, đồng thời chính là tác nhân có thể hủy hoại nhanh chóng các thành tố văn hóa
có giá trị cao được tích tụ từ ngàn đời. Và khi toàn cầu hóa ngày càng tiến tới gần chúng
ta hơn, thì tầm quan trọng của địa phương càng được nhấn mạnh và quan tâm.

Toàn cầu hóa gắn liền với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - kinh tế trong đó có
sự phát triển của nhiều loại hình mới về lao động, chính trị, văn hóa và đời sống thường
nhật. Toàn cầu hóa lan truyền những mô hình truyền thông và văn hóa mới. Toàn cầu hóa

63
thúc đẩy lợi ích của những tập đoàn xuyên quốc gia, mặt khác cũng gợi mở những loại
hình và chủ thể kinh tế mới. Các tiến trình toàn cầu đang sản sinh những thể chế và lực
lượng xuyên quốc gia toàn thế giới, đồng thời thách thức nhà nước củng cố quyền năng
và quyền lực điều hành của mình.

Một khía cạnh khác được nhiều lý thuyết gia hiện đại và hậu hiện đại quan tâm chính
là tiềm năng thúc đẩy các hình thức phân phối văn hóa và chính trị trong kỷ nguyên công
nghệ số. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông mạng xã hội đã tạo ra những thay đổi
lớn trong cách con người tiếp nhận và trao đổi thông tin. Việc tiêu thụ thông tin đã trở
nên số hóa và thông tin truyền bá trên ‘mạng ảo’ đã tạo ra sự thay đổi bước ngoặt đối với
ngành công nghiệp truyền thông. Mỗi người với chiếc điện thoại gắn camera đều có thể
trở thành nhà báo. Hàng ngàn mạng xã hội trên khắp thế giới đang cho họ những cơ hội
đó, trong đó có những trang mạng nổi tiếng toàn cầu như Facebook, Twitter hay Youtube
có đến hàng trăm triệu độc giả. Công chúng của các PTTTĐC truyền thống là người tiếp
nhận thông tin thụ động trong khi truyền thông xã hội dựa vào công nghệ di động và công
nghệ trên web để tạo lập những nền tảng có tính tương tác cao qua đó các cá nhân, các
cộng đồng chia sẻ, cùng tạo lập thảo luận và sửa đổi nội dung do người dùng tạo ra. Nói
cách khác, truyền thông xã hội đã tạo ra những thay đổi căn bản trong quan hệ xã hội
giữa công chúng với nhà truyền thông. Truyền thông xã hội tương tác, cho phép người sử
dụng đồng thời là người sản xuất tin, thực hiện chia sẻ, trao đổi các thông tin và ý tưởng
thông qua các quan hệ ảo và cộng đồng ảo. Tuy nhiên, nếu các phương tiện truyền thông
truyền thống khiến các cá nhân tách mình ra khỏi đời sống xã hội, giam mình trong
không gian riêng, thì các phương tiện truyền thông xã hội, công nghệ di động lại làm cho
các cá nhân luôn được kết nối, cho dù, sự kết nối này là sự kết nối trong cô lập (trên
mạng lưới không gian ảo).

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự phổ biến sản phẩm văn hóa nghiệp dư của công
chúng là một phần của “cuộc đối thoại cơ bản với văn hóa đại chúng”, đóng vai trò như
cầu nối giữa các hình thức truyền thông thương mại và các hình thức truyền thông khác.
Phong trào “Do - It - Yourself” (Tự làm lấy) và sự phổ biến của công nghệ làm cho việc

64
sản xuất truyền thông trở nên dễ dàng và thuận tiện ngay cả với người bình thường, khiến
cho mảnh đất văn hóa truyền thông chứng kiến bước chuyển mới, chưa từng có trong lịch
sử phát triền của truyền thông đại chúng. Công nghệ mới cho phép ra đời văn hóa tham
gia của đại chúng nhằm phản kháng lại các giới hạn và ràng buộc bá quyền do sự hội tụ
truyền thông và sở hữu đặc quyền của công nghiệp văn hóa tạo ra. Nhiều nhà nghiên cứu
quan niệm rằng, sự đối lập truyền thống trong lý luận giữa kinh tế chính trị và nghiên cứu
văn hóa không thể giải quyết tận gốc những quan hệ dày đặc, đa chiều và phức tạp giữa
hội tụ truyền thông (media convergence) và văn hóa tham gia, vốn đã mở ra rất nhiều
hình thức sản xuất và phân phối sản phẩm nghiệp dư theo kiểu mới. Sự phổ biến lan rộng
của những sản phẩm bán - thương mại này đã mở ra một “không gian chuyên biệt” của
sản xuất văn hóa khởi phát rất nhiều cuộc tranh đấu pháp lý và triết học về sở hữu trí tuệ
trong kỷ nguyên truyền thông của thế kỷ 21.

Kết luận

Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự chuyển mình của văn hóa truyền thông, với sự
chuyển biến về kỹ thuật từ kỹ thuật analog sang kỹ thuật số, tạo nên sự thay đổi từ truyền
thông đại chúng sang phi đại chúng hóa truyền thông đại chúng thông qua các thiết bị và
kênh giao tiếp cá nhân hiện đại (iPods, Facebook, Blogs…). Các kênh truyền thông rời
rạc, riêng rẽ đang trở nên hội tụ, tích hợp và đa phương tiện, dòng chảy thông tin không
phải một chiều, hai chiều mà đa chiều tạo nên thời đại bùng nổ thông tin, trong đó nhiều
giá trị tốt xấu đan xen nhau và khó kiểm soát hơn bao giờ hết… Diện mạo mới của truyền
thông đại chúng đang tạo nên làn sóng mới về văn hóa truyền thông đại chúng, và ngược
trở lại, tác động đến sự thay đổi về văn hóa, xã hội, kinh tế và cả chính trị.

Truyền thông đại chúng không chỉ góp phần nâng cao dân trí, định hướng đúng
đắn nhận thức của nhân dân về thời cuộc, mà còn phải đóng vai trò là động lực phát triển
xã hội; không chỉ đề cao các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu nền
văn hóa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của các dân
tộc khác, mà còn phải ngăn chặn, loại trừ khỏi cuộc sống xã hội những mầm hại, cỏ độc
xâm nhập theo các kênh thông tin. Nghị quyết trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát
65
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã
khẳng định mục tiêu:“Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội
sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Không thể đánh đồng văn hóa
truyền thông đại chúng với khuynh hướng thuơng mại hóa, tầm thường hóa và dung tục
hóa nền văn hóa. Do vậy, truyền thông đại chúng phải đóng vai trò then chốt trong việc
phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt, nâng cao tính đề kháng cho nền văn hóa dân
tộc trước những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa văn hóa, đồng thời hạn chế tác động
tiêu cực của xu hướng thương mại hóa văn hóa và thương mại hóa báo chí.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nghị quyết số 33/NQ-TƯ ngày 9-6-2014 về Xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước.

2. Joël Bonnemaison, 2005. Culture and Space: Conceiving a New Geography.


I.B.Tauris &Co.Ltd

3. J. Bryant và S.Thompson, 2002. Fundamental of Media Effects, 1st ed. New York:
McGraw-Hill Higher Education.

4. J. Gripsrud, 2002. Understanding Media Culture. London: Arnold.

5. Max Lerner, 1963. America as a Civilization: Life and Thought in the United States
Today. Simon và Schuster.
6. Đặng Thị Thu Hương, 2013. Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại
chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số. In trong cuốn ‘Văn hóa
truyền thông trong thời kỳ hội nhập’, NXB Thông tin và Truyền thông.

7. James R. Wilson và S. Roy Wilson, 2001. Mass Media, Mass Culture. Magraw Hil

66
TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA VIỆT VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái1

Không một nền văn hóa của quốc gia nào trên trái đất này lại không được/phải truyền
thông, qua nền báo chí truyền thông của chính mình. Và như thế, nhiệm vụ xuyên suốt nền
báo chí hiện đại Việt Nam, từ khi ra đời, đương nhiên phải là truyền thông về nền văn hóa
Việt, với toàn bộ sinh hoạt văn hóa của người Việt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của
mình, dựa trên nền tảng từ 2 mối quan hệ lớn nhất về ứng xử văn hóa: đó là ứng xử của
người Việt với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm tạo lập hai loại giá trị lớn
nhất trong lịch sử tồn tại của mình: giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, theo quy luật văn
hóa chung của toàn nhân loại, trong sự phát triển riêng biệt và đặc thù của từng quốc gia,
tùy thuộc vào hai vùng văn hóa: phương Đông và phương Tây.

Không ngẫu nhiên, tổ chức quốc tế UNESCO đã công nhận di sản văn hóa của các
quốc gia trên thế giới chính là di sản văn hóa toàn nhân loại và kể từ năm đầu tiên cho
đến 2014, Việt Nam đã có vài chục di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO
công nhận là tài sản chung của toàn thế giới và số di sản văn hóa này, trong thực tế, đã
ngày càng tăng.

1. Văn hóa Việt phải được truyền thông

Trong sự phát triển nền báo chí truyền thông Việt Nam hiện đại, việc truyền thông giá
trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy,
nhiệm vụ hàng đầu của nhà báo Việt Nam muốn truyền thông về văn hóa Việt Nam,
đương nhiên phải giải mã được bản sắc văn hóa Việt, nếu không sẽ không thể làm tốt
nhiệm vụ căn cơ này của nền báo chí truyền thông Việt.

Kể từ tờ báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ thuộc nửa đầu thế kỉ 20 ra đời, văn hóa
Việt Nam đã được nhận diện và truyền thông, dù lúc bấy giờ, Việt Nam là thuộc địa
Pháp. Và trong giao lưu với văn hóa Phương Tây, vì thế, Việt Nam đã lâm tình huống bị

1
Khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

67
cưỡng đoạt về văn hóa. Song, dù muốn dù không, Việt Nam cũng phải bị/chịu “Âu hóa”
như một xu hướng văn hóa không tránh khỏi. Điều này đã dẫn Việt Nam, ngay từ trong
lòng xu hướng này, đến một bi kịch của sự phát triển, đã được học giả Đào Duy Anh
nhận thực trong “Việt Nam văn hóa sử cương” (NXB Quan hải Tùng thư, Huế, 1938, tái
bản đã nhiều lần) rằng, về bản chất, văn hóa Việt Nam truyền thống vẫn là nền văn hóa
nông nghiệp căn cơ. Bi kịch xuất hiện, khi nền văn hóa nông nghiệp ấy bị cưỡng đoạt về
văn hóa, khi thực dân Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp, và Việt Nam buộc
phải chuyển sang một nền văn hóa mới và khác, mang bản chất “Âu hóa”, theo mô hình
của văn hóa văn minh phương Tây.

Trong “Việt Nam văn hóa sử cương”, Đào Duy Anh nhận định chính xác: “Cái văn
hóa của tổ tiên ta đã gây dựng trong hai nghìn năm để sinh trưởng giữa những điều kiện
tự nhiên ác liệt ở xứ này, tất phải có sinh khí mạnh mẽ lắm”. Song Đào Duy Anh cũng
nhận rằng: “sinh khí mạnh” ấy được nảy sinh trong xã hội nông nghiệp, là “xã hội bế tỏa,
đến khi xã hội ấy gặp tình thế bắt phải khai thông, thì nó lộ ngay ra hết mọi nhược điểm.
Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn
hóa cũ ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương. Cuộc xung đột sẽ giải quyết
thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy”

Sinh thời, khi định danh nền văn hóa nông nghiệp truyền thống đặc thù này, GS. Trần
Quốc Vượng đã chỉ đích tên bằng “ba hằng số”: nông dân-nông nghiệp-nông thôn (báo
chí thời nay gọi tắt là “tam nông” và thường xếp đặt lộn xộn: nông nghiệp-nông dân-nông
thôn, mà quên rằng, nông dân, phải đứng đầu trong ba hằng số này, vì họ là chủ thể nền
văn hóa nông nghiệp Việt Nam, họ làm nghề nông và nơi cư trú truyền thống của họ là ở
làng (nông thôn). Và chính GS. Trần Quốc Vượng cũng cho rằng, ba hằng số này đã để
lại cho/trong sự phát triển văn hóa Việt hôm nay một hành trang khá nặng nề, đó là căn
tính nông dân, với phép tư duy truyền thống nghiêng lệch hẳn về duy tình mà coi nhẹ lý
lẽ của lý trí. Học giả Đào Duy Anh gọi đó là cách ứng xử cơ bản của người Việt “luôn
lấy cái cảm tình mà đặt lên hàng đầu”. Dân gian Việt thì thẳng thừng cho biết: “một bồ
cái lý không bằng một tí cái tình”…

68
Bởi thế, trong giao lưu ban đầu với văn hóa phương Tây, dù bị ép trong tình thế bị
cưỡng đoạt về văn hóa, những trí thức Việt Nam tiêu biểu vẫn không ngừng nghiên cứu,
không ngừng cảnh báo về bi kịch của sự phát triển, mà người Việt vẫn đang trằn mình mà
giải quyết hôm nay, khi Việt Nam đang bước vào thập niên thứ 2 của thế kỉ 21. Đào Duy
Anh, do tiên liệu bi kịch này từ nửa đầu thế kỉ 20, nên chính Đào Duy Anh cho rằng, Việt
Nam muốn phát triển trong quan hệ văn hóa Đông-Tây phức tạp đầu thế kỉ 20 tại VN, thì
phải giải quyết bi kịch này bằng cách “nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy, tức một mặt
phải xét lại cho biết nội dung của văn hóa xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu cho
biết chân giá trị của văn hóa mới”.

Cho đến cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt vẫn tiếp tục
nghĩ suy để làm sao giải quyết cái bi kịch về sự phát triển này, đặc biệt là trên diễn đàn
báo chí truyền thông, khi muốn nhận diện văn hóa truyền thống một lần nữa, thật thẳng
thắn khách quan, trung thực, nhằm thúc đẩy văn hóa hiện đại phát triển, hội nhập trong
bối cảnh mới đang bộn bề phức tạp hôm nay.

Vậy, từ góc nhìn văn hóa Việt hôm nay, phải thấy một sự thật: trong ứng xử với môi
trường tự nhiên, từ cái ăn, cái mặc, cái ở, cái đi lại…là 4 khu vực căn cơ của cái sống
hằng thường, vốn tạo lập giá trị văn hóa vật chất cho sự phát triển xã hội hiện đại Việt, thì
người Việt hiện đại đã và đang hiện diện những thói hư tật xấu (lỗi văn hoá), cần phê
phán và loại bỏ khỏi hành trang phát triển của chính mình. Rồi cách ứng xử văn hóa với
môi trường xã hội hiện đại Việt, bắt đầu từ ứng xử trong tế bào nhỏ nhất của xã hội là gia
đình, cho đến rộng ra ngoài xã hội, từ xã hội trong nước đến xã hội người Việt ở nước
ngoài (với hơn 4 triệu người gốc Việt đang định cư ở nước ngoài), tất thảy đều đang có
những chuyện đáng quan ngại, đáng âu lo, cần rút kinh nghiệm sửa đổi và gấp gáp điều
chỉnh…

Không phải không hữu lý khi GS. Trần Quốc Vượng chỉ ra “căn tính nông dân” đã và
đang gây cản trở cho sự phát triển văn hóa Việt hiện đại. Và chắc chắn, căn tính này cũng
liên quan đến “bi kịch” của sự phát triển mà Đào Duy Anh đã chỉ ra trong “Việt Nam văn
hóa sử cương”.

69
2. Và truyền thông phải có văn hóa

Vậy thì câu hỏi lớn nhất đặt ra cho chính văn hóa Việt hiện đại, trong phát triển và hội
nhập quốc tế hôm nay là văn hóa Việt sẽ phát triển theo cách nào khả thi nhất?

Thiết nghĩ, phải bắt đầu ngay bằng cách đổi mới tư duy, nhất là đổi mới tư duy ngay
trong lĩnh vực quan trọng nhất của xã hội Việt hôm nay, đó là giáo dục, và phải đổi mới
với khát vọng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện đại. Về cuộc đổi
mới này, có lẽ nên đặc biệt lưu ý đến phát kiến của GS. Ngô Bảo Châu (Bài “Sách giáo
khoa, ngân sách và Wikipedia” đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần, 11/5/2014), khi tham góp
cho việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông, vừa gây phản ứng gay gắt trong
dư luận xã hội. Theo GS. Châu, sở dĩ dư luận bất bình, bởi “cái gây ra sự bất bình không
phải là bản thân số tiền (34.000 tỷ), mà là cảm giác bất công. Tại sao phải dùng ngân
sách để làm ra những quyển sách mà người dân vẫn phải mua, vẫn bắt buộc phải mua
hàng năm với số lượng lớn”. GS. Châu tự trào, cho mình là “người làm toán thích những
suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, tôi thấy có một phương án đơn giản, ngây thơ để giải
quyết sự bất công kể trên: đó là công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng”
và GS quả quyết: việc này “dưới một hình thức phù hợp, có thể còn là lời giải cho một
bài toán khó khác, đó là tính ổn định của chương trình và sách giáo khoa”. Từ đó, GS.
Châu “nghĩ về mô hình wikipedia (từ điển mở) cho sách giáo khoa”.Nhưng muốn có mô
hình mở kiểu này, cái cần thiết nhất theo ý GS. Châu lại phải xuất phát từ một “tư duy
hiện đại” mới có thể giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Ta có thể hoàn toàn đồng
thuận với tinh thần triết học của ý kiến này, song, trên một vấn đề còn lớn hơn đổi mới
sách giáo khoa, đó là việc cần phải có tư duy hiện đại mới giải quyết được bi kịch về văn
hoá trong sự phát triển mới của văn hóa Việt hôm nay. Chỉ có tư duy kiểu mới này mới
có thể nhận rõ bản chất của bi kịch trong sự phát triển và hội nhập của văn hoá Việt hôm
nay, mà tiền nhân từ lâu đã chỉ ra. Và chỉ có kiểu tư duy ấy mới có thể gạn lọc, buông bỏ
những yếu tố bất cập trong hành trang “căn tính nông dân”, để chỉ gìn giữ và bảo tồn
những yếu tố tinh hoa, căn cốt nhất của hành trang này trên đường phát triển và hội nhập.

70
Và đây là nhiệm vụ lớn nhất mà giới truyền thông Việt phải đảm đương hôm nay. Đó
là phải truyền thông về sự phát triển văn hóa Việt một cách đích đáng, trên cơ sở nhận
chân được bi kịch của sự phát triển, chỉ khi ấy mới có văn hóa thực sự trong truyền
thông. Vì thế, nhà báo Mỹ Thomas Friedman, tác giả sách “Thế giới phẳng” đã phát biểu
trên báo Nhân Dân cuối tuần ngày 1/6/2014: “Thế giới càng “phẳng” văn hóa càng cần
được đầu tư!” Báo Nhân Dân đã ủng hộ ý kiến đó và khẳng định: “nền văn hóa của quốc
gia, dân tộc nào cũng cần được đầutư kĩ càng”. Và việc đầu tư văn hóa “không chỉ để
tăng cường “sức đề kháng” mà sâu hơn là nhằm bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa
truyền thống. Đương nhiên, văn hóa Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó”.

Tuy nhiên, hiện nay ở các đô thị Việt Nam, đang diễn ra khá nhiều hiện tượng lệch
chuẩn về thẩm mỹ, mà giới truyền thông Việt đang phải đương đầu.

3. Lệch chuẩn thẩm mỹ đang làm méo mó truyền thông

Một loạt các hiện tượng như: hai ca khúc với ca từ nội dung tục tĩu, phản cảm, bộ
phim sitcom “Căn hộ số 69” tự gắn mác 18+ có rất nhiều hình ảnh thô tục được tung lên
mạng, hút hàng triệu lượt người xem, hay cảnh nhiều nam thanh nữ tú sẵnsàng trút bỏ
xiêm y, tạo dáng quằn quại lõa lồ trong đầm sen Hồ Tây Hà Nội đang gây bất bình lớn
trong dư luận xã hội. Từ góc nhìn của người nghiên cứu văn hóa nghệ thuật,tôi đã cho
rằng và đã gọi đó là sự sụp đổ về giá trị thẩm mỹ…

Không ngẫu nhiên mà hai ca khúc và bộ phim truyền hình có nội dung phản cảm nói
trên đã chọn cách phát hành trên mạng xã hội, nhanh chóng thành “hiện tượng”, thu hút
hàng triệu lượt người xem. Điều này có thể lý giải: trong vài năm gần đây, khi các mạng
xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt, thì cũng tự nhiên hiển thị một độ chênh nhất định
giữa trình độ dân trí và văn hóa mạng. Mạng xã hội bị sử dụng tùy tiện, không có cơ chế
điều hành, giám sát, kiểm soát hiệu quả, và hiện nay, các mạng xã hội đều đang trong tình
trạng người sử dụng thoải mái muốn làm gì thì làm. Vì vậy, thoải mái quá sẽ dẫn đến sự
tùy tiện ngày càng quá trớn, quá mù ra mưa. Và do không kiểm soát được mọi sự xuất
hiện trên mạng, nên thông tin trên mạng hiện đang trở thành một “đống rác” khổng lồ,
trong đó, có thể còn lẫn lộn cả vàng thau, thậm chí cả “vàng ròng” (dù rất hiếm và rất

71
đáng tiếc), song phần nhiều vẫn là rác, đặc biệt là rác mang danh sáng tạo. Mạng đang trở
thành nơi chứa tất cả những thứ gì người ta có thể nghĩ ra, tưởng tượng ra, kiểu xả xú
páp, bất chấp cái ngưỡng cần phải có, các giới hạn về cái đẹp mà chẳng sợ bị ai phản ứng
hay kiểm định về chất lượng, hiệu quả, hậu quả thông tin.

Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống thẩm mỹ trong quan niệm kín
đáo về chuyện phòng the. Khi bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Pháp thì chuyện phòng the
riêng tư của cá nhân đã được nhìn nhận theo cách khác, được/bị Tây hóa, Âu hóa, sau này
là được/bị Mỹ hóa. Đó có thể là điều khó tránh và dễ xảy ra trong sự phát triển và hội
nhập quốc tế của xã hội Việt hiện đại. Tuy nhiên, những quan niệm Tây hóa ấy, về bản
chất, vốn khác biệt hẳn với quan niệm của văn hóa Á Đông, và khá là xa lạ; là trái ngược
với văn hóa Á đông, nên một dân tộc nông dân như dân tộc Việt Nam, đã rất dễ gặp phải
bi kịch của sự phát triển, do chưa được chuẩn bị kĩ về tâm lý, thẩm mỹ, lại do tình thế bị
động ngay từ đầu thế kỉ 20, khi tiếp xúc với Phương Tây, trong tình thế bị cưỡng đoạt về
văn hóa, nên người nông dân Việt đã thật vướng vít, lúng túng, nghiêng ngả, chênh chao
trong làn sóng Âu hóa lúc bấy giờ. Và ngay cả hôm nay, khi thế kỉ 21 đã hiện diện ở Việt
Nam đến thập niên thứ hai, Việt Nam đã tự chủ, độc lập trong phát triển và giao lưu văn
hóa với toàn cầu, thì vẫn có khá nhiều người đang tiếp nhận ảnh hưởng từ các nước ngoài
với sự vọng ngoại thái quá, với thái độ lệch lạc, khi hào hứng “nhặt về” nhiều sản phẩm
của văn hóa phương Tây mà không phân biệt được rác và văn hóa.

Cư dân mạng ở Việt Nam hiện đang rất đông đúc và nhạy cảm. Họ đông đến mức nếu
ai đó nổi tiếng trên mạng, thì cũng đã là một giá trị. Thế giới mạng lại đang trong tình
trạng hoàn toàn tự do, tự do tuyệt đối, nên những hiện tượng xả rác quá vô tư, tung tẩy
trên mạng là có thể hiểu và lý giải được, từ góc nhìn văn hóa…

Gần đây, tại Hà Nội, một số cư dân thủ đô đang say sưa với những bộ ảnh được chụp
bên đầm sen Hồ Tây. Những bộ ảnh này được tung lên mạng, khiến rất nhiều người đang
thật sự ngỡ ngàng về sự “bạo dạn”, phóng túng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện
nay. Phải chăng họ tôn thờ hình thể của mình đến mức sẵn sàng làm nhiều điều cốt sao có
được khuôn hình đẹp? Tôi nghĩ giản dị rằng, hoa sen rất đẹp. Và Hồ Tây Hà Nội rất đẹp

72
vì có hoa sen. Và đặc biệt có con đường đi vòng quanh Hồ Tây thật lãng mạn. Năm nào
tôi cũng cùng bạn bè lên đó ngắm sen hồng nở ở Đầm Trị thuộc Hồ Tây. Nhưng đầm sen
năm 2013 vẫn là nơi thanh tao, không xuất hiện một mảnh yếm, một mảng da thịt nào lộ
liễu của thiếu nữ Hà Nội chụp ảnh với sen.

Bây giờ thì da thịt phụ nữ Hà Thành đều phơi lộ ngồn ngộn, không hề giấu che cho
thợ ảnh chụp… Nhiều bạn trẻ không ngần ngại mặc yếm lộ liễu khoe da thịt, thậm chí
còn… trút bỏ xiêm y. Chứng tỏ thẩm mỹ hiện nay đã xuống tới đáy dung tục, của sự cố ý
khoe thân lộ liễu, và rất đáng kinh ngạc vì…phản cảm. Nó cho thấy một đảo lộn về chuẩn
thẩm mỹ, về sự đạp đổ phũ phàng ranh giới giữa cái đẹp và cái xấu, giữa thẩm mỹ và
phản thẩm mỹ, giữa đạo đức và phi đạo đức. Từ câu chuyện chụp ảnh ở hồ Tây với hoa
sen, có thể nhìn thấy hai trạng thái tâm lý từ hai phía: người chụp ảnh và đối tượng (là
Thượng Đế), đã chi tiền triệu để được chụp ảnh. Một bên dựa trên nhận thức đơn giản,
thấp kém, không phân biệt được đâu là cái đẹp. Và một bên (người chụp ảnh) thì chỉ quan
tâm đến lợi nhuận mà bất chấp các ngưỡng về thẩm mỹ, đạo đức. Tiền đã leo lên trên cả
những chuẩn mực về cái đẹp (tôi được biết, mỗi thợ ảnh có thể thu được từ 3-4 triệu/
ngày; người trang điểm cũng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày). Song điều đáng ngạc nhiên
nhất là: chính thế giới mạng lại đẩy xa hơn ranh giới của những điều có thể. Đáng suy
nghĩ là, những điều đó lại tạo được hiệu ứng rộng rãi trong một bộ phận giới trẻ. Tôi
nghĩ: Cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ và cũng là cái thường nhật hiển thị trong con
người và cuộc đời quanh ta, nếu không nhìn ra và thấu hiểu nó thì sẽ làm cho cái đẹp tổn
thương hoặc trở nên sống sít và thô bạo. Hoa sen đẹp và thiếu nữ, thiếu phụ Hà thành
không hiếm người đẹp. Nhưng phô diễn và thể hiện cái đẹp như câu chuyện chụp ảnh
trên, cùng một số hiện tượng lệch chuẩn như hiện nay đang diễn ra, có thể gọi đó là sự
sụp đổ về thẩm mỹ, và điều đó sẽ gây hệ lụy khó lường và kéo theo sự sụp đổ của một số
giá trị tinh thần khác, vì đương nhiên, trong thẩm mỹ có đạo đức- đạo đức Phương Đông,
vẻ đẹp Phương Đông, vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam.

Nói rõ hơn, thẩm mỹ liên quan đến tri thức và nhận thức. Có tri thức tốt mới hướng
đạo được nhận thức. Những điều đó không tự nhiên có được, mà phải được học hành tử

73
tế, được giáo dục tử tế từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội. Ai cũng phải/được
trưởng thành trong tam giác: gia đình-nhà trường-xã hội. Xã hội hiện đại Việt Nam đang
trên đường phát triển và hội nhập. Ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ 20, nhà văn
hóa Đào Duy Anh đã cảnh báo: sự phát triển của xã hội nông nghiệp Việt Nam đi theo xu
hướng phương Tây-công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa thì chắc chắn phải nhận
chịu cái gọi là bi kịch của sự phát triển-từ góc nhìn văn hóa. Sự khủng hoảng về thẩm mỹ
hiện nay chính là một biểu hiện rõ của sự xuống cấp giá trị đạo đức thẩm mỹ, nằm ngay
trong cái bi kịch ấy.

Chiếc “yếm lụa sồi, chiếc khăn lưng đũi, chiếc áo tư thân, chiếc khăn mỏ quạ, cái
quần nái đen” của cô gái quê ra tỉnh chỉ trong một ngày trời, bị thay thế bằng “khăn
nhung, quần lĩnh rộn ràng” trong bài thơ của Nguyễn Bính, chính là phản ánh sự va đập,
đổi dời giữa văn minh phương Tây và phương Đông trong văn hóa mặc. Song, câu
chuyện hiện tại cho thấy sự va đập, sự đổi dời giữa truyền thống với hiện đại, và khi bị
đứt gãy về các giá trị thẩm mỹ dân tộc, thì người ta dễ trở thành những kẻ học đòi mù
quáng, mà chưa được thanh tẩy trong sự Việt hóa, để hình thành chuẩn thẩm mỹ mới, phù
hợp với căn tính dân tộc mình. Muốn tránhđược những hệ lụy này, có lẽ không gì bằng
việc giáo dục thẩm mỹ. Tôi cho rằng, hiện trạng này có lỗi của những người quản lý văn
hóa và lỗi của những người làm giáo dục, vì họ đã không giáo dục cho thế hệ trẻ biết
được cái ngưỡng-sự dừng lại nào thì vẫn cứ là cái đẹp, sự sảy chân nào thì sẽ sa vào vực
thẳm của cái xấu. Thế giới mạng tự do, vậy nên mỗi người phải tự tạo ra cái ngưỡng đẹp
cho chính mình.

Từ nhiều năm nay, quá mải mê chạy theo những thay đổi của kinh tế thị trường,
chúng ta đã bỏ quên sự giáo dục mang tính định hướng. Phó mặc cho nhà trường và xã
hội, chúng ta đang để cho lớp trẻ tự do phát triển.

Xã hội nào cũng có những quy chuẩn riêng, và cũng đầy những lỗ hổng cần phải trám.
Với xã hội Việt Nam hiện tại, lỗ hổng đó chính là sự tác động của cha mẹ, và sự chuẩn bị
về tâm lý để có thể độc lập, khẳng định cái tôi trong thế giới phẳng hiện nay.Bên cạnh đó,
cần phải có những người chịu trách nhiệm quản lý và ngăn chặn, chế ngự những rác thải

74
trên mạng gây hại cho người sử dụng. Truyền thông có nhiệm vụ phải nhắc nhở. Nhưng
truyền thông cũng chỉ có thể nhắc nhở bằng ngôn ngữ truyền thông, còn người quản lý
văn hóa phải nhắc nhở bằng cách khác: ví dụ, thưởng phạt đích đáng. Như thảm họa báo
mạng chẳng hạn, nếu chỉ phạt 5 triệu thì ngay hôm sau sẽ lại tiếp tục mắc lại lỗi cũ,
nhưng nếu phạt 50 triệu, hay thậm chí 500 triệu thì sẽ không thể có chuyện đó nữa. Với
mạng xã hội, đây là câu chuyện liên quan cả thế giới. Song, không ít quốc gia, dân tộc đã
tìm được cách chế ngự nó.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của chúng ta hiện vẫn chưa ý thức được đầy đủ
nguy cơ này, và vẫn chưa dành quan tâm thích đáng cho sự phát triển của mạng xã hội.
Mọi ứng xử vẫn mang giải pháp tình thế. Sẽ có người nói: Cứ mặc cho phát triển, đến đâu
thì đến. Nhưng tôi nghĩ khác: Tôi quan tâm đến sự phát triển tự do, phóng túng này, nên
muốn điều chỉnh nó theo hướng lành mạnh, trong sáng, vì thấy nó ngăn cản sự phát triển
của dân tộc tôi, nó làm xấu đi hình ảnh của dân tộc tôi, làm méo mó, tầm thường thẩm
mỹ của dân tộc tôi.

Phải có cách nào đó để hạn chế nó, tránh sự tổn thương cho dân tộc, nhất là về thẩm
mỹ trong cái sống của người Việt hôm nay...

Liên quan đến việc phổ biến bản ghi âm hai ca khúc có nội dung phảm cảm, vi phạm
thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam tại nơi công cộng, đã có bảy
trang mạng bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định xử phạt, gồm:
Nhacvietplus.com.vn, Nhaccuatui.com, Chacha.vn, Nhac.vui.vn, Nhacso.net, Imuzik,
Zing Mp3. Mỗi trang mạng phải gỡ bỏ các ca khúc này và nộp phạt 8 triệu đồng- mức
phạt cao nhất theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

75
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn1

1. Văn hóa truyền thông đại chúng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở nghĩa thứ
nhất, đây được xem là một hình thức của văn hóa tổ chức, có nghĩa là văn hóa của các tổ
chức truyền thông đại chúng, như văn hóa của các cơ quan phát thanh, truyền hình hay
báo chí, ở đó, các tổ chức này được xem là có những quy tắc đạo đức, hành vi ứng xử đặc
trưng và khác biệt so với các nhóm văn hóa khác. Ở nghĩa thứ hai, đây được xem là một
hình thức văn hóa được hình thành do tác động của truyền thông đại chúng. Ở đây,
các phương tiện truyền thông đại chúng, với tư cách là những công cụ cung cấp thông tin,
hình thành nhận thức và tác động đến hành vi2, đã tác động đến cá nhân nói riêng, xã hội
nói chung để hình thành nên một văn hóa dựa trên sự chia sẻ quan điểm, đánh giá, và giá
trị chung nhờ những định hướng thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng
này3. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ văn hóa truyền thông đại chúng
theo nghĩa thứ hai.

2. Theo xã hội học, truyền thông nói chung, truyền thông đại chúng nói riêng là một
môi trường xã hội hóa quan trọng (cùng với gia đình, nhà trường, nhóm bạn...). Chúng
ta hiểu rằng một cách đơn giản rằng, xã hội hóa là quá trình cá nhân học các qui tắc ứng
xử, các giá trị, chuẩn mực xã hội (nền văn hóa cộng đồng) để cá nhân có thể hòa nhập với
cuộc sống cộng đồng, và rõ ràng truyền thông đại chúng là một trong những phương tiện
để cung cấp kiến thức cho sự hòa nhập đó. Trong bối cảnh đó, văn hóa truyền thông

1
Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
2
“Sự đóng góp chủ yếu, thường nhật của truyền thông đối với xã hội ở qui mô tổng thể chính là vai trò của nó như
các chủ thể văn hóa- tức là người sản sinh và chuyển tải những ý nghĩa, biểu tượng, thông điệp.” [6, tr. 39]
3
Nhà báo Phan Quang cho rằng: “Báo chí, truyền thông vì vậy không đơn thuần làm công việc chuyển tải văn hóa
một cách thụ động mà phải chủ động sàng lọc khi quảng bá văn hóa đại chúng, và cân nhắc thận trọng khi tự mình
làm ra sản phẩm văn hóa phục vụ cộng đồng” [5, tr. 28].

76
chính là sự hình thành văn hóa thông qua quá trình xã hội hóa mà ở đó các phương tiện
truyền thông đại chúng là phương tiện chuyển tải.

Ngày nay nhiều trẻ em tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và mỗi ngày các
phương tiện truyền thông đại chúnglại cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành
viên trong xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành
vi của họ. Truyền thông đại chúng mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội,
những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã
hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền
thông coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan
trọng để phổ biến văn hóa, giúp cho con người có thể hiểu được những mẫu văn hóa,
những nền văn hóa khác. Truyền thông đại chúng cũng làm cho các thành viên trong một
xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung1
đặc biệt là khi có những sự kiện nổi bật như một thảm họa, chiến thắng của đội tuyển
bóng đá quốc gia hay một cuộc chiến tranh bùng nổ... Tuy vậy, các phương tiện truyền
thông đại chúng cũng có những vấn đề của nó. Truyền thông đại chúng rất ít hoặc không
mang tính tương tác, khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với
những người làm ra chương trình truyền thông. Chính vì thế, vượt xa rất nhiều những gì
mà truyền thông đưa đến như một nguồn giải trí, nó là một phương tiện lập trình thái độ
và niềm tin của chúng ta- cái mà chúng ta có thể gọi là văn hóa truyền thông. Vì lý do đó,
các vấn đề như quảng cáo, bạo lực, lối sống... trên các phương tiện thông tin đại chúng
thường là chủ đề gây tranh cãi. Mặt khác, nhiều nhà xã hội học, đặc biệt là các lý thuyết
gia nhấn mạnh đến xung đột cho rằng truyền thông thể hiện ý thức hệ chủ đạo, nó có
khuynh hướng thể hiện quyền lợi của nhóm ưu tú, uy tín với màu sắc thiên vị, trong khi
mô tả những người không thừa nhận hệ thống bằng những từ tiêu cực. Thông qua thời
lượng cũng như cách thức của những gì được chuyển tải qua các phương tiện truyền
thông, xã hội bị ảnh hưởng bởi những khuôn mẫu, giá trị... mà nó thể hiện cũng như

1
Nhà nghiên cứu Đỗ Nam Liên nhận xét: “Vai trò của truyền hình như công cụ tạo dựng các quan hệ xã hội, kết nối
các dân tộc, đem lại cho người dân cảm giác là một phần của đại gia đình Việt Nam” [2, tr. 92]

77
quyền lợi của những nhóm thứ yếu bị xem nhẹ vì họ không nắm giữ các phương tiện
truyền thông.

3. Dù các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nên nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận
khách quan khi thấy rằng, chúng không phải là những phương tiện duy nhất hình thành
nên những nhận thức, thái độ và hành vi đó của cá nhân hay xã hội1. Chính vì vậy, thật
khó xác định một cách rõ ràng những yếu tố văn hóa nào là do truyền thông đại chúng tác
động và hình thành nên, những yếu tố nào không phải do truyền thông đại chúng mà là
do các yếu tố khác như gia đình, nhà trường, nhóm bạn hay các phương tiện truyền thông
mới chẳng hạn. Vì thế, có người không thừa nhận có văn hóa truyền thông đại chúng mà
chỉ xem đây là phương tiện chuyển tải thông tin hay văn hóa. Ví dụ, văn hóa K-Pop đang
lan truyền trong giới trẻ thì không phải do truyền hình tạo ra mà chỉ nhờ truyền hình
chuyển tải. Tương tự như vậy là các văn hóa khác cũng chỉ nhờcác phương tiện truyền
thông đại chúng chuyển tải mà thôi. Tuy nhiên, số đông khác không thừa nhận điều này.
Họ cho rằng, văn hóa truyền thông đại chúng là có thật vì thứ nhất, truyền thông đại
chúng chuyển tải thông tin luôn có mục đích nhất định chứ không cung cấp thông tin một
cách chung chung; thứ hai, văn hóa truyền thông đại chúng, ở một mức độ nào đó, dù có
khập khiễng, cũng có thể so sánh như văn hóa Mỹ, tức là sự tổng hợp, nhào trộn của
nhiều thứ văn hóa khác nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của mình. Đó là
những kinh nghiệm gián tiếp, bị động, nhanh đến, nhanh đi, mang tính cảm xúc nhất thời,
bị định hướng bởi thông tin mà ít khi được kiểm chứng, có khả năng tạo ra tâm lý đám
đông mà ít khi biết được tính chất đúng, sai của nguồn tin...

4. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là Internet, đã ảnh
hưởng rất lớn đến các phương tiện truyền thông đại chúng, và cùng với đó là văn hóa
truyền thông đại chúng. Nếu như trước kia, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả những
phần còn lại của thế giới, truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong việc định hướng

1
Schudson viết: “Tuy nhiên, các nhà tư tưởng khác, những người tự xưng là theo chủ nghĩa duy thực tâm lý, lại cho
rằng mỗi cá nhân đều có năng lực đặc biệt để biến giải, cưỡng lại, hay phá vỡ các thông điệp truyền thông, dù cho
chúng độc hại về tư tưởng như thế nào hay được che dấu tinh vi đến mức nào” [6, tr. 40].

78
dư luận, hình thành nên thế giới quan và hệ giá trị của cá nhân và xã hội, và đôi lúc người
ta còn nói quá lên rằng, truyền thông đại chúng là tất cả thế giới, thì dần dần các phương
tiện truyền thông mới trở thành một lực lượng thách thức lớn đối với các phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thống. Ngay tại thời điểm này, Internet đã vượt qua đài
phát thanh và báo in để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến
nhất. Nhiều tờ báo, thậm chí rất có uy tín, bị biến mất hoặc lui về dạng điện tử để tìm
kiếm bạn đọc. Nhiều chương trình truyền hình phải viện đến việc tương tác với Internet
để thu hút khán giả. Tất cả đều chỉ cho thấy một chỉ báo quan trọng rằng, truyền thông
đại chúng nói chung, văn hóa truyền thông đại chúng nói riêng đã và đang có những thay
đổi. Những thay đổi này cần có sự đánh giá đa chiều để có thể hiểu hết những giá trị mà
văn hóa truyền thông đại chúng đem lại cho xã hội ngày hôm nay.

5. Rất nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng: truyền thông là văn hóa. Nghiên cứu văn
hóa truyền thông đại chúng phải được đặt trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. Mỗi nền
văn hóa nhận ảnh hưởng khác nhau từ các phương tiện truyền thông địa chúng. Một số
nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy rằng, nhiều lúc, nhiều nơi phương tiện chuyển tải thông
tin hữu hiệu nhất lại là truyền miệng, hay những thông tin kiểu nửa kín, nửa công khai
mới là thông tin khiến người Việt Nam chú ý nhiều nhất. Hoặc trong một thời kỳ dài, do
nhiều lý do, cách đưa thông tin của các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta
có những vấn đề nhất định trong cách đánh giá, khen chê, đưa tin một chiều. Tất cả
những điều đó ảnh hưởng đến niềm tin, thái độ, tình cảm của công chúng đối với các
phương tiện truyền thông. Việc ít người tìm đọc báo Nhân dân hay thường lục tìm trên
Internet những thông tin mà họ thiếu thể hiện phản ứng ngược này đối với các phương
tiện truyền thông đại chúng. Theo lôgic như vậy, hiểu văn hóa Việt Nam sẽ giúp chúng ta
hiểu hơn về văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam.

6. Bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng cần được xem xét khi chúng
ta nghiên cứu về văn hóa truyền thông đại chúng. Điều này bắt nguồn từ việc, chúng ta đã
quen với nền kinh tế tập trung, bao cấp. Khi chuyển sang nền kinh tế mới, những quán
tính của xã hội cũ vẫn còn trong khi những hệ giá trị của xã hội mới chưa được xác định
một cách rõ ràng. Văn hóa truyền thông đại chúng vốn được hình thành từ cơ chế xin -
79
cho; bao cấp tất cả (kể cả thông tin) để mong muốn trang bị hiểu biết đầy đủ nhất, khoa
học nhất cho người dân; không có sự tranh luận tự do trên các phương tiện truyền thông
đại chúng... nay lại đối mặt với sự đa dạng nguồn thông tin, cạnh tranh với các phương
tiện truyền thông khác, cách cung cấp thông tin kiểu mới, bối cảnh xã hội mới đặc trưng
bởi mối quan hệ cung - cầu và lợi ích cá nhân, đã khiến cho các cơ quan truyền thông đại
chúng phải thay đổi cách thức quản lý, cung cấp thông tin của mình, nhiều khi dẫn đến
tình trạng1 “một số cơ quan truyền thông có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo
thị hiếu tầm thường” như trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành
Trung ương khóa XI của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong bối cảnh như vậy, các phương tiện truyền thông đại chúng có sự vận hành khác
trước. Quá trình hội nhập quốc tế cho chúng ta thấy những giá trị mới, những cách nhìn
mới cũng như những cách cung cấp thông tin mới. Nền kinh tế thị trường giúp chúng ta
nhìn nhận rõ hơn nhu cầu của khán giả2. Các phương tiện truyền thông đại chúng giờ đây
không chỉ còn là một cơ quan chủ yếu nhấn mạnh vào yếu tố tuyên truyền, giáo dục quần
chúng mà còn đảm nhận thêm nhiều chức năng khác không kém phần quan trọng. Việc
hình thành nhiều chương trình giải trí hay các chương trình kinh tế, tương tác với khán
giả thể hiện sự thay đổi này của truyền hình, và chắc chắn, ảnh hưởng đến văn hóa truyền
thông đại chúng.

Tài liệu tham khảo

1
Nhận định về thực trạng này, tác giả Hà Minh Đức cho biết: “Ở các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh cũng phổ biến hiện tượng một số tờ báo chạy theo lối kinh doanh báo chí tư sản, sưu tầm chuyện giật gân, đi
vào đời tư cá nhân và thêu dệt, tô điểm thêm cho hấp dẫn, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công
chúng, dẫn đến hạ thấp chất lượng tờ báo. Vì cạnh tranh độc giả, cạnh tranh báo chí, một số tờ báo chạy theo thị
hiếu tầm thường, thấp kém, tìm sự việc ly kỳ và rút tít giật gân, câu khách, phản ánh vụ án một cách ghê rợn, đi sâu
vào mảng đen, tiêu cực của xã hội, khai thác đời tư của các nhân vật, nhất là các giới ca sỹ, diễn viên, người mẫu
một cách tùy tiện, dẫn đến tình trạng báo chí có xu hướng “lá cải hóa” [3, tr. 20].
2
PGS.TS. Lê Thanh Bình nhận định: “từ phong cách phóng viên đến chương trình truyền hình đều dần mang dấu ấn
cảu thời đại mới: hơi thở cuộc sống thường nhật, thực tế, cụ thể, bớt thông tin một chiều mang tính tuyên truyền”.
[1, tr.138]

80
1. Lê Thanh Bình, 2005. Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội. Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Phương Châm, 2013. Internet: mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản
sắc. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Hà Minh Đức, 2013. Văn hóa truyền thông và truyền thông có văn hóa, in trong
cuốn Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập. Hội Nhà báo Việt Nam, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nxb. Thông tin và Truyền
thông, Hà Nội.

4. Đỗ Nam Liên (chủ biên), 2005.Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hồ Chí Minh.

5. Phan Quang, 2013. Báo chí và văn hóa, in trong cuốn Văn hóa truyền thông
trong thời kỳ hội nhập. Hội Nhà báo Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

6. Schudson, M., 2003. (Thế Hùng, Trà My dịch), Sức mạnh của tin tức truyền
thông (sách tham khảo), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

81
“VĂN HOÁ THAM GIA” TRÊN MẠNG XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG

TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐẠI CHÚNG

ThS. Bùi Trà My1

Ra đời cùng với sự phát triển của internet, công nghệ web 2.0 và mạng xã hội, văn
hoá tham gia đã trở thành một xu hướng văn hoá và truyền thông mới. Với những lợi thế
cạnh tranh về thời gian và không gian của mình, mạng xã hội cùng với văn hoá tham gia
đã và đang tác động mạnh mẽ tới hoạt động truyền thông và văn hoá đại chúng từ một số
khía cạnh cụ thể: hoạt động báo chí, hành vi giao tiếp xã hội của từng cá nhân, kinh tế
truyền thông và văn hoá thanh thiếu niên. Ngày nay, báo chí và các phương tiện truyền
thông truyền thống không còn là nguồn thông tin duy nhất đối với độc giả. Thay vào đó,
họ bắt đầu tìm kiếm tin tức ở trên mạng xã hội, và tham gia vào quá trình sản xuất - phân
phối - chia sẻ tin tức. Bài viết này phân tích những đặc điểm của văn hoá tham gia trên
mạng xã hội và tác động của nó tới hoạt động báo chí truyền thông hiện nay.

1. Mạng xã hội và sự ra đời – phát triển của văn hoá tham gia

Bắt đầu từ cuối thập niên 1990s, các trang mạng xã hội như Blogger (1999),
Wikipedia (2001), Myspace (2003), Facebook (2004), Youtube (2005), Twitter (2006),
… đã liên tục được phát triển và sử dụng trên toàn cầu (Dijck 2013, tr.5). Ở Việt Nam,
Facebook và Youtube là hai mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay (Alexa 2014). Tính đến
tháng 9/2013, Việt Nam có 22 triệu tài khoản Facebook, chiếm 71% tổng số người dùng
internet với mức tăng trưởng 164% chỉ sau một năm (Social Bakers, 2013). Còn Youtube
sau khi được sát nhập với Google cũng đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ (Chapman,
2010).

Được xây dựng trên nền tảng kĩ thuật và tư tưởng của công nghệ web 2.01, mạng xã
hội là một ứng dụng internet cho phép người dùng khởi tạo trang cá nhân để cập nhật

1
Khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

82
thông của mình cũng như quản lý các kết nối bạn bè và theo dõi tiểu sử của họ (Kaplan
và Haenlein 2010, tr. 60; Boyd và Ellison 2007, tr. 211). Đúng như tên gọi, hai đặc điểm
quan trọng nhất của các phương tiện truyền thông mới này là tính xã hội (social) và tính
giao tiếp kết nối (network). Các cá nhân kết giao với nhau không phải chỉ thông qua
không gian ngoài đời thật nữa mà bắt đầu cùng lúc thiết lập những mối quan hệ online
trên nhiều không gian mạng xã hội khác nhau.

Mỗi người sở hữu từ một đến nhiều nhân dạng online và kết nối tạo thành các mạng
lưới với nhiều mắt xích. Thông qua thuật toán của web, người dùng liên kết với nhau qua
trạng thái kết bạn, qua số lượng bạn bè chung, qua sở thích cá nhân, hay qua những địa
điểm chung mà họ từng đến,… Trong cuốn The Culture of Connectivity, tác giả José van
Dijck đã nhấn mạnh sự chuyển đổi vai trò của không gian online này từ mạng xã hội
thành một xã hội thực có tính mạng lưới (2013, tr.5). Mạng xã hội bắt nguồn từ một cuộc
cách mạng về công nghệ nhưng lại tiếp biến, phát triển với yếu tố con người và thực sự
trở thành nhiều không gian xã hội tồn tại song song và tương quan với xã hội truyền
thống. Hai loại không gianxã hội này có liên kết chặt chẽ và tác động qua lại chứ không
mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau.

Một đặc điểm quan trọng nữa của các phương tiện truyền thông xã hội là tính tham
gia. Không giống như những trang web được xuất bản với nội dung có sẵn, các trang web
này được thiết kế giống một khung cơ bản và để cho mỗi người đăng ký sử dụng tự điền
nội dung của mình vào (Dijck 2013, tr.7). Trên các trang facebook cá nhân, nội dung ấy
bao gồm thông tin cá nhân cơ bản, những sự kiện đời sống diễn ra hàng ngày hay bất cứ
dữ liệu gì mà người dùng muốn chia sẻ dưới nhân dạng online của mình. Còn trên các
Facebook page, hay các trang chia sẻ hình ảnh, video như Youtube, Instagram, Flickr,…
sự chia sẻ này không chỉ dừng lại ở phạm vi chia sẻ đời sống cá nhân. Trên Flickr hay
Instagram, công chúng có thể dễ dàng tìm thấy những bộ ảnh chụp bán chuyên/chuyên

1
Web 2.0 là một xu hướng trong thiết kế và phát triển web mà mục đích là nhắm tới những thuận tiện trong việc chia
sẻ, hợp tác và sáng tạo giữa các người dùng. Công nghệ web 2.0 cho phép tương tác cùng thời gian trên không gian
mạng.

83
nghiệp. Trên Youtube, người dùng tải lên các video tự quay, tự biên tập, thậm chí những
phim ngắn tự sản xuất. Bằng việc tham gia vào quá trình “tạo nội dung” cho các mạng xã
hội như vậy, vai trò của nhóm công chúng truyền thống bắt đầu thay đổi. Người dùng
không chỉ đơn giản là người tiêu thụ thông tin và các sản phẩm văn hoá nữa, mà người
dùng còn là nhà sản xuất, đài truyền hình, phóng viên, biên tập viên, thậm chí là tổng
biên tập. Thực tế này đã được Henry Jenkins nhắc đến từ năm 1992 với tên gọi: Văn hoá
tham gia - participatory culture.

Văn hoá tham gia (VHTG) là một xu hướng mới được hình thành cùng với sự phát
triển của công nghệ kĩ thuật số web 2.0 và liên kết chặt chẽ với thực hành truyền thông
trên không gian mạng xã hội (Dijck 2013, tr.4). Trong xu hướng ấy, tất cả các cá nhân
với những phương tiện cần thiết đều có thể đóng vai trò vừa là người sản xuất vừa là
người tiêu thụ (Jenkins, 2006). Ví dụ, với máy tính cá nhân nối mạng, mỗi người có thể
thiết lập tài khoản trên trang chia sẻ video Youtube và tải lên đó những video do chính
mình quay và biên tập. Cùng một lúc, người dùng vừa tiêu thụ không gian Youtube, vừa
sản xuất và phân phối video của chính mình, lại vừa làm khán giả của những video do
những người dùng khác tải lên. Bởi tất cả các không gian này đều miễn phí, cách thức sử
dụng lại đơn giản nên chúng nhanh chóng thu hút được một lượng người dùng đáng kể.
Tất cả những hành vi đó được gọi là Văn hoá Tham gia (VHTG). Theo Henry Jenkins
(2009, tr.7), VHTG có năm đặc điểm:

1) Thứ nhất, VHTG tạo điều kiện cho người dùng được tự do biểu đạt tất cả mọi tiềm
năng văn hoá, nghệ thuật của mình.

2) Thứ hai, VHTG hỗ trợ tốt cho hoạt động sáng tạo và đồng thời giúp chia sẻ - phân
phối các sản phẩm sáng tạo đó với người khác dễ dàng hơn.

3) Thứ ba, VHTG tạo điều kiện cho hình thức học tập gián tiếp thông qua hoạt động
chia sẻ kiến thức với nhau.

4) Thứ tư, không gian mạng xã hội cùng với VHTG giúp người dùng có cơ hội được
đóng góp và thể hiện bản thân.

84
5) Thứ năm, mạng xã hội với VHTG giúp nhiều người kết nối với nhau và tạo ra một
cộng đồng gắn bó

Nói một cách ngắn gọn, VHTG là một chuỗi hành vi được thực hiện trên internet mà
trong đó một người có thể sử dụng internet để tạo ra thông điệp, tự mình phân phối và
chia sẻ nó với những cộng đồng khác nhau trên mạng xã hội.

2. Văn hoá tham gia với hoạt động báo chí truyền thông và văn hoá đại chúng

Như đãđề cập tới ở trên, sự xuất hiện của web 2.0 và VHTG đã làm thay đổi mối quan
hệ truyền thông đại chúng truyền thống. Trước đây, mô hình truyền thông hầu như có xu
hướng một chiều từ đối tượng truyền thông đến đối tượng tiếp nhận thông điệp. Trong
bối cảnh hiện nay, những người trước đây chỉ tiếp cận thông tin một cách bị động thì giờ
đây đều có cơ hội trở thành nhà sản xuất (Burgess và Green, 2009; Chau, 2011). Chính
yếu tố này đã dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động báo chí truyền thông nói riêng và trong
ngành công nghiệp văn hoá nói chung.

- Thứ nhất, về hoạt động báo chí, có nhiều ý kiến cho rằng mạng xã hội với lợi thế về
không gian, thời gian và nguồn nhân lực tự nguyện - người dùng đang dần áp đảo tin tức
báo chí về độ nhanh nhạy và đa dạng. Trong cuốn Miễn phí - Tương lai của mức giá cách
mạng, Chris Anderson cũng đã đưa ra một nhận định về vấn đề này: “Cung về nội dung
đã tăng trưởng gấp hàng triệu lần, nhưng cầu thì không: chúng ta vẫn có hai mắt, hai tai
và hai mươi bốn giờ một ngày. Tất nhiên, không phải mọi nội dung đều được tạo ra như
nhau, các trang facebook không thể so với báo New York Times… Điểm khác biệt là số
trang facebook nhiều hơn số trang của tờ Times và chúng không được tạo ra với ý định
thu tiền người đọc” (Anderson 2009, tr.206). Trong trường hợp này, dường như “đám
đông” lại đang chứng tỏ được “trí tuệ” và sự sáng suốt của mình (Surowiecki, 2007). Nếu
như cá nhân nhà báo hay cả một toà báo chỉ có thể tiếp cận một số nguồn tin nhất định và
đưa tin một cách hạn chế thì trên mạng xã hội, ta có thể tìm thấy vô số bài viết bình luận
về cùng vấn đề đó. Trên thực tế, một số sự kiện gần đây như Đại tướng Võ Nguyên Giáp
qua đời, bạo động ở Bình Dương đều được chính công chúng có mặt ở hiện trường đăng

85
tải trước nhất trên mạng xã hội. Trong một buổi nói chuyện về đề tài Truyền thông xã
hội: Tai ương hay may mắn cho ngành báo chí? ở Viện Goethe Hà Nội (2014), vấn đề
này đã được đưa ra thảo luận và nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các
nhà báo tham gia thảo luận đều thừa nhận rằng, không gian mạng xã hội với sự tham gia
của công chúng vào vai trò truyền tin là một cơ hội quan trọng đối với hoạt động báo chí
hiện nay. Thông tin từ những người dùng được cho là những thông tin khởi đầu quan
trọng để các nhà báo tiếp tục thao tác nghiệp vụ để kịp thời đưa thông tin kiểm chứng tới
công chúng. Một mặt, sự tham gia đóng góp tin tức của công chúng đem lại lợi ích cho
nhà báo, mặt khác nó cũng tạo ra áp lực lớn hơn cho những người hoạt động báo chí. Một
ví dụ điển hình cho hiện tượng này là tờ New York Times, Mỹ. Để phát triển phù hợp
hơn với công nghệ truyền thông số và văn hoá truyền thông xã hội hiện nay, tờ báo này
đã phát hành một bản báo cáo dài 97 trang gồm những đề xuất đổi mới như: tương tác với
độc giả để tạo ra nội dung mới, sử dụng từ khoá tag triệt để, phóng viên phải tải lên
Twitter năm tin liên quan đến bài viết mà họ nộp về toà soạn, … (Benton, 2014).

- Thứ hai, ở khía cạnh giao tiếp cá nhân, có thể nói VHTG trên mạng xã hội đã góp
phần giúp chúng ta đạt được những nhu cầu cao cấp nhất trong cuộc sống. Theo tháp nhu
cầu của Maslow, con người sau khi đủ ăn, đủ mặc và được an toàn rồi thì bắt đầu có nhu
cầu giao lưu tình cảm, được quý trọng và cuối cùng là muốn được sáng tạo, tự do thể hiện
bản thân. Một số người e dè, nhút nhát trong không gian thực dường như lại dễ dàng chia
sẻ hơn trên mạng xã hội cùng với những phím chức năng như add friend - kết bạn, share -
chia sẻ, like - thích, … (Rosenwald, 2011) và nhận được sự quý trọng của mọi người nhờ
tham gia vào những cộng đồng mà mình thực sự hiểu biết. Không chỉ thế, tác động lớn
nhất của VHTG trên mạng xã hội đối với chuỗi nhu cầu này là nó kích thích sự sáng tạo,
thể hiện bản thân gần như không giới hạn. Đây là điều đã được hai tác giả Jean Burgess
và Joshua Green đề cập đến dưới tiêu đề Chính trị văn hoá1 trong cuốn Youtube: Video
trực tuyến và Văn hoá tham gia. Phân tích mạng xã hội chia sẻ video trực tuyến Youtube,
hai tác giả nhấn mạnh rằng đây là một không gian khuyến khích tất cả mọi người bình

1
Culture Politics

86
thường tham gia vào hoạt động văn hoá. Dù mang quốc tịch nào, thuộc nhóm sắc tộc văn
hoá ra sao, thì người tham gia vào mạng xã hội vẫn được đối xử công bằng và được mang
sản phẩm văn hoá của mình ra giới thiệu với công chúng cả thế giới (2009, tr.75).
Youtube mang đến một không gian văn hoá bình đẳng và tương đối đại chúng1, xoá nhoà
các ranh giới mang tính quyền lực thông thường.

- Thứ ba, trong nhiều trường hợp, nhu cầu biểu đạt và sáng tạo của người dùng nói
trên không những được thoả mãn mà còn được khuyến khích bằng yếu tố vật chất. Khi
ấy, các chủ tài khoản mạng xã hội bắt đầu có thêm một vai trò mới: doanh nghiệp cá thể.2
Trong một vài năm trở lại đây, mạng xã hội và VHTG đã góp phần mở rộng thêm quan
niệm về ‘doanh nghiệp’ và kinh tế truyền thông. Trong không gian web 2.0 này, bất kỳ ai
cũng có thể trở thành một doanh nghiệp cá thể. Một ví dụ điển hình và thú vị cho hình
thức mới mẻ này là các vloggers trên Youtube.

Vloggers là tên gọi viết tắt của video blogger, những người ghi lại nhật kí trên mạng
bằng hình ảnh động. Vlogger sử dụng đời sống riêng tư, quan điểm cá nhân của mình để
sản xuất ra các video mang tính giải trí và tải miễn phí lên không gian Youtube. Các sản
phẩm đó được đưa ra tiêu thụ với mức giá miễn phí cho người xem. Video càng hấp dẫn
thì số người click xem và ấn nút ‘yêu thích’ càng nhiều. Khi vlogger đạt được một số
lượng người xem và theo dõi nhất định, họ sẽ được kí một thoả thuận hợp tác với
Youtube. Theo đó, Youtube bắt đầu đưa các quảng cáo vào video của họ và trả tiền cho
chủ nhân kênh video dựa trên lượng người xem. Trong một số trường hợp, với những
vloggers làm nội dung có tính giáo dục, hoặc nâng cao ý thức xã hội, … ta còn có thể
nhìn nhận họ như những doanh nghiệp xã hội.

Đây là một cơ hội lớn với nhóm công dân trẻ tuổi, nhưng đồng thời cũng là thách thức
lớn với các nhà giáo dục truyền thông nói riêng và các nhà giáo dục nói chung. Đặc biệt,

1
Bởi internet vẫn chưa được phủ sóng toàn cầu và không phải ai cũng được tiếp cận với máy tính, tính đại chúng
của các phương tiện truyền thông xã hội này chỉ mang tính tương đối.
2
self-entrepreneurship

87
về mặt đạo đức báo chí, các chuyên gia tỏ ra lo ngại về vấn đề tự do thông tin trong khi
hoạt động giáo dục tiếp thụ thông tin lại chưa thực sự được quan tâm

- Thứ tư, bởi phần lớn nhóm công chúng sử dụng mạng xã hội và tham gia vào đóng
góp nội dung là thanh thiếu niên, việc nghiên cứu hành vi và nội dung của các sản phẩm
văn hoá - truyền thông này không thể tách rời văn hoá thanh thiếu niên Việt Nam hiện
nay bởi chúng tồn tại song song và tác động qua lại lẫn nhau. Cùng một lúc trong môi
trường VNTG của mạng xã hội, thanh thiếu niên vừa là người làm nội dung vừa là người
kết nối xã hội (Chau 2011, tr.65). Họ phát triển, tương tác, học hỏi và cả chỉ trích, phản
biện nhau trên đó. Trong bối cảnh Việt Nam, mặc dù thanh thiếu niên được nhìn nhận
như là ‘tương lai’ của đất nước, tiếng nói của nhóm công dân này không thực sự được coi
trọng. Trong cuốn sách Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành, tác giả Nguyễn Phương Hồng
viết:

Thanh niên nói chung là một bộ phận của xã hội không có tư tưởng
riêng. Bởi thế, giai cấp công nhân và Đảng tiên phong phải siết chặt, động
viên, giáo dục và thức tỉnh nhằm giúp họ tìm ra được chân lý cách mạng và
cố gắng phấn đấu vì chân lý ấy (1997, tr.6)

Trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, nhóm thanh thiếu niên đều được cho
là đối tượng cần được giáo dục. Tuy nhiên, cách giáo dục rập khuôn, nhiều lý thuyết ít
thực hành, đôi khi mang tính định kiến từ kinh nghiệm của những người đi trước (World
Bank Report) đã khiến cho tính sáng tạo của thanh thiếu niên Việt Nam không được bộc
lộ.

Trong bối cảnh ấy, mạng xã hội ra đời cho phép người dùng tham gia vào cùng sản
xuất nội dung đã trở thành một lựa chọn lý tưởng cho người Việt trẻ. Trên không gian
này, họ được tự do sáng tạo và nêu lên ý kiến cá nhân. Không chỉ nỗ lực giải quyết các
vấn đề cá nhân, nhóm công dân này còn bày tỏ những mối quan tâm với những sự kiện
văn hoá, xã hội và chính trị. Ví dụ, các vloggers Việt Nam ngoài những nội dung phơi

88
sáng đời tư cá nhân và/hoặc giải trí thì còn sản xuất một số lượng lớn các video bày tỏ
quan điểm nghiêm túc về các vấn đề như: Giáo dục ở Việt Nam, Giáo dục giới tính, Phản
ứng của giới trẻ với các sự kiện truyền thông, … Ở một chừng mực nào đó, chính những
hoạt động của nhóm thanh thiếu niên này là một thể hiện rõ ràng của quyền và nghĩa vụ
người công dân. Trước thực tế này, có một số ý kiến quan ngại cho rằng tự do thái quá sẽ
khiến các sản phẩm văn hoá kém chất lượng, các quan điểm ‘lệch lạc’ được phổ biến.
Tuy nhiên, tính xã hội tương tác của các phương tiện truyền thông mới cùng với các nút
like, unlike, dislike, report1 sẽ là cách kiểm duyệt dân chủ nhất bởi nó chứa đựng trong đó
sức mạnh của tập thể và trí tuệ của đa số (Surowiecki, 2007).

3. Kết luận

Tóm lại, mạng xã hội, VHTG và các tác động của nó là những hiện tượng tất yếu của
cả thế giới sau sự bùng nổ của internet và công nghệ web 2.0. Tầm ảnh hưởng toàn cầu
của các xu hướng này sẽ còn tiếp biến, lan rộng và hình thành nên những luồng văn hoá,
các yếu tố văn hoá - xã hội và chính trị mới. Trong tương lai, rất có thể các khái niệm về
cái tôi, nhân thân, công dân, nhà nước, xung đột, … sẽ không còn như cách chúng ta hiểu
trong hiện tại (Smitcht và Cohen, 2014). Trước tình hình đó, Henry Jenkins đã luôn đề
cập đến tầm quan trọng của công tác đào tạo, cung cấp cho người dân nói chung và giới
trẻ nói riêng những công cụ để ứng xử trong các môi trường truyền thông đại chúng mới
một cách văn minh và tỉnh táo nhất (2009). Ở Việt Nam hiện nay, sau rất nhiều cuộc
khủng hoảng thông tin và truyền thông, chúng ta đã bắt đầu chú ý tới tầm quan trọng của
việc giáo dục truyền thông cho đại chúng. Không phải chỉ riêng sinh viên ngành báo chí
và truyền thông mới cần hiểu về nó. Mà với VHTG và mạng xã hội, bất kỳ ai cũng cần
được trang bị kiến thức để sống sót trong bể thông tin và chia sẻ thông tin một cách có
trách nhiệm.

Tài liệu tham khảo

1
Các nút để người xem thể hiện thái độ đối với nội dung được tải lên, lần lượt là thích, bỏ thích, không thích, báo
cáo vi phạm.

89
1. Chris Anderson, 2009. Miễn phí: Tương lai của một mức giá cách mạng, Phan
Triều Anh dịch. NXB Trẻ.
2. Joshua Benton, 2014. The leaked New York Times innovation report is one of the
key document of this media age, Nieman Journalism Lab.
http://www.niemanlab.org/2014/05/the-leaked-new-york-times-innovation-report-is-one-
of-the-key-documents-of-this-media-age/
3. Jean Burgess and Joshure Green, 2009. Youtube: Digital Media and Society
Series. Cambridge: Polity
4. Clement Chau, 2010. Youtube as a participatory culture. New Media and
Technology: Youth as Content Creators.
5. Aaron Delwiche and Jennifer Jacobs Henderson, 2012. The Participatory Cultures
Handbook. USA: Routledge
6. José van Dijck, 2013. The Culture of Connectivity: A Critical History of Social
Media. Oxford: Oxford University Press
7. Jan van Dijk, 2012. The Network Society. London: Sage
8. Henry Jenkins, 1992. Textual Poachers: Television Fans & Participatory Culture.
Studies in culture and communication. NY: Routledge
9. Henry Jenkins et al., 2009. Confronting the Challenges of Participatory Culture:
Media Education for the 21st century. USA: MIT
10. Nguyen Phuong An, 2005. Youth and the State in Contemporary Socialist
Vietnam. Centre for East and South-East Asian Studies, Lund University.
11. Michael S. Rosenwald, 2011. Can Facebook help overcome shyness?, Washington
Post, 12.02.2011. http://www.washingtonpost.com/wp-
dyn/content/article/2011/02/12/AR2011021203069.html
12. James Surowiecki (2007). Trí tuệ đám đông, Nguyễn Thị Yến dịch. NXB Tri thức.

90
TỪ TOÀN CẦU HÓA ĐẾN XU HƯỚNG

ĐỊA PHƯƠNG HÓA TOÀN CẦU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA VIỆT

TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Đình Hậu1

1. Từ toàn cầu hóa thông tin đến xu hướng địa phương hóa toàn cầu

1.1. Toàn cầu hóa từ một nhu cầu

Quốc tế hóa truyền hình được bắt đầu vào khoảng những năm 1950-1960 tại châu Âu,
sau sự quốc tế hóa thông tin giữa các hãng thông tấn lớn như Havas (Pháp), Reuters
(Anh), Wolff (Đức), Associated Press - AP (Mỹ)... Quá trình quốc tế hóa này ban đầu
được thực hiện bằng hoạt động trao đổi hình ảnh hàng ngày giữa các kênh truyền hình
thông qua một ngân hàng hình ảnh để sử dụng cho chuyên mục quốc tế với khoảng 24
quốc gia châu Âu tham gia vào cuối những năm 1960.

Tuy nhiên, ngay sau đó, xu hướng này đã bị thay đổi bởi sự nổi lên của các kênh
truyền hình phát sóng liên tục, trong đó CNN International là kênh thời sự liên tục đầu
tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1985. Tiếp đó là sự trỗi dậy của các kênh truyền hình
thời sự quốc gia với mục tiêu kìm hãm sự ảnh hưởng toàn cầu của CNN (mà thực chất là
văn hóa Mỹ) như BBC World, Deutsche Welle (Đức), RAI Italia (Ý), NHK World
(Nhật), CCTV International (Trung Quốc), Russia Today TV (Nga), France 24 (Pháp),
TVE International (Tây Ban Nha), Al-Jazira (Qatar phát bằng tiếng Ả rập)... với thế
mạnh là sử dụng ngôn ngữ bản địa. Các kênh truyền hình thời sự quốc gia này ra đời còn
nhằm thể hiện những quan điểm chính trị, ngoại giao của quốc gia đó, điều bị lu mờ qua
ống kính phóng viên của những kênh truyền hình quốc tế khác.

Thế nhưng, vì mục tiêu mở rộng trong khi năng lực có hạn và nhu cầu ngày càng tăng
cao của công chúng, nên không ít các kênh truyền hình đã không có đủ chương trình để
phát sóng. Cuối cùng, họ lại phải lại buộc phải tìm đến Mỹ và Anh để mua tin tức, mua

1
Trung tâm Nghiệp vụKhoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

91
các bộ phim trinh thám, phim mạo hiểm, phim cao bồi... Điều đáng nói là với một nền
công nghiệp điện ảnh hàng đầu thế giới, những bộ phim Hollywood này hút khán giả tới
mức nó đem lại nguồn thu quảng cáo khiến các kênh truyền hình không thể ngừng nhập
khẩu. Kết quả là doanh thu quảng cáo càng tăng thì dòng phim Mỹ chảy vào quốc gia
càng lớn, cũng có nghĩa là sự xâm lấn của văn hóa Mỹ càng có cơ hội đồng hóa những
nền văn hóa khác.

1.2. Toàn cầu hóa thông tin đến xu thế địa phương hóa toàn cầu

Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, một số quốc gia vươn mình trở thành
những trung tâm khu vực khi xuất khẩu thành công những sản phẩm văn hoá nghe nhìn.
Điển hình có thể kể đến Hồng Kông tại Đông Á; Mexico, Brasil khối Mỹ La Tinh; Ấn
Độ ở Nam Á; Ai Cập trong cộng đồng Ả Rập và gần đây nhất là Hàn Quốc có sức ảnh
hưởng gần như toàn cầu. Các trung tâm khu vực này làm thay đổi diện mạo văn hóa thế
giới, ít nhất là khiến cho nó trở nên màu sắc và phong phú hơn.

Đầu thế kỷ XXI, khi mà ranh giới quốc gia, dân tộc bị xóa nhòa bởi công nghệ, người
ta thôi chăm chăm nói chuyện toàn cầu hóa1, họ bắt đầu nói đến tính đa nguyên của các
dòng chảy văn hóa.

Những ý kiến lạc quan nhìn thấy một sự giao thoa có vẻ như bình đẳng giữa các nền
văn hóa trên thế giới. Nhưng trên thực tế, văn hóa trung tâm Bắc Mỹ và Tây Âu vẫn
chiếm vị trí độc tôn, sự ra đời của các trung tâm khu vực dường như lại càng củng cố vị
trí của nó. Một mặt, nó vẫn tiếp tục xuất đi những siêu phẩm nghe nhìn khiến cho cả thế
giới cuốn theo; mặt khác, nó không xuất khẩu "nguyên con" nữa, mà bán định dạng các
chương trình MTV, gameshows và đặc biệt là truyền hình thực tế (THTT).
Một xu hướng ra đời bởi những chương trình xuất khẩu không còn nguyên vẹn đến các
quốc gia khác không phải là gốc rễ nơi các chương trình này sinh ra. Một xu hướng mới

1
Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận toàn cầu hóa như là một khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay
các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... trên quy mô toàn cầu.

92
mà các nhà nghiên cứu đang tập trung vào phân tích đó là xu hướng "địa phương hóa
toàn cầu".

1.3. Địa phương hóa toàn cầu (glocalization)

Thuật ngữ địa phương hóa toàn cầu xuất hiện từ những năm 1980, bắt nguồn từ sự
kết hợp giữa hai thuật ngữ toàn cầu hóa (globalization) và địa phương hóa (localization),
chỉ các cá nhân, nhóm người, tổ chức, sản phẩm hay dịch vụ phản ánh được cả tiêu chuẩn
toàn cầu lẫn các địa phương cụ thể. Như vậy địa phương hóa toàn cầu được hiểu là một
biệt ngữ thể hiện sự thích nghi của sản phẩm/dịch vụ với từng địa phương cụ thể nơi mà
sản phẩm/dịch vụ đó được bán ra.

Trên thế giới, một trong những người góp phần quan trọng trong việc hình thành khái
niệm khoa học cho xu hướng địa phương hóa toàn cầu là nhà xã hội học Roland
Robertson. Ông nghiên cứu toàn cầu hóa truyền thông qua góc nhìn của toàn cầu hóa
trong marketing. Qua góc tiếp cận này, toàn cầu hóa truyền thông của Robertson tập
trung vào làm rõ hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất, giải mã rõ nguồn gốc của quá trình toàn cầu hóa truyền thông. Cụ
thể, theo ông việc sản xuất mang tính toàn cầu của một sản phẩm truyền thông đều bắt
nguồn từ một sản phẩm truyền thông địa phương có chất lượng tốt.
Vấn đề thứ hai, Robertson nhận diện chiều quan hệ ngược lại trong mối quan hệ của
địa phương hóa đến toàn cầu hóa các sản phẩm truyền thông. Minh chứng cụ thể rằng,
việc bản địa hóa sản phẩm địa phương này ở một địa phương khác là một thành tố làm
gia tăng tính toàn cầu hóa của sản phẩm truyền thông đó. Theo chiều hướng này, yếu tố
địa phương trong quá trình toàn cầu hóa sẽ vẫn được nhận ra một cách chính xác thông
qua các biểu hiện đặc biệt (thường được gọi là bản sắc).
Thời kỳ Robertson nghiên cứu thuật ngữ địa phương hóa, THTT chưa đạt tới giá trị
đỉnh cao trong hoạt động. Do đó kết quả nghiên cứu mà ông đưa ra, thường đáp ứng chủ
yếu cho các chiến lược đa dạng của các công ty đa quốc gia. Đây là những doanh nghiệp
có định hướng toàn cầu hóa các sản phẩm của mình. Theo đó, một yêu cầu bức thiết phải

93
đặt ra cho định hướng này là phải gắn với các đặc điểm văn hóa của địa phương (địa
phương hóa), nơi mà sản phẩm của các công ty này hướng tới.
Trong cuốn "Understanding the Global Popularity of Television Formats, Television
& New Media", tác giả Silvio Waisbord cũng thể hiện đồng quan điểm của mình với
Robertson khi giải thích sự phổ biến của một định dạng THTT nào đó trên thế giới là do
tính chất kép của nó khi kết hợp giữa công nghệ và chiến lược sản xuất toàn cầu với
những nét dị biệt của thị hiếu công chúng địa phương.
Sự phổ biến rộng rãi của các định dạng truyền hình thể hiện một xu hướng luôn luôn
cần những sản phẩm đỉnh cao và mong muốn làm theo. Nó bộc lộ hai hướng phát triển
chủ đạo trong truyền hình đương đại: sự toàn cầu hóa phương thức kinh doanh truyền
hình và nỗ lực của các nhà sản xuất chương trình quốc tế cũng như nội địa nhằm gắn kết
với các nền văn hóa quốc gia.
Những nhà sản xuất các định dạng chương trình truyền hình nổi tiếng khi bắt đầu xây
dựng những format toàn cầu luôn suy nghĩ tìm cách thoát khỏi những đặc trưng văn hóa
địa phương và gia tăng vào đó yếu tố toàn cầu hóa. Khi chương trình được hoàn thành,
quá trình này lại đi ngược lại. Các định dạng chương trình toàn cầu hóa càng thành công,
thì phiên bản của nó tại các nước khác, lại thường được điều chỉnh bằng các yếu tố đặc
trưng văn hóa địa phương, gắn liền với các bản sắc dân tộc của quốc gia khi phiên bản đó
đặt chân tới.

Bằng việc toàn cầu hóa những cái chung, và địa phương hóa những đặc trưng riêng lẻ
của từng dân tộc; các định dạng truyền hình toàn cầu có thể giữ một vai trò năng động
trong quá trình kết nối các yếu tố bản sắc dân tộc, cung cấp chỗ đứng cho các nền văn
hóa quốc gia và quan trọng hơn là tạo cơ hội cho khán giả tự nhận ra vai trò thành viên
của mình trong cộng đồng dân tộc.

2. Một số vấn đề từ xu hướng địa phương hóa toàn cầu ở các chương trình
gameshow, truyền hình thực tế ngoại nhập tại Việt Nam

94
Hiện nay, thật khó để tách biệt rõ ràng cặp phạm trù quốc gia và quốc tế trước những
sản phẩm ghép lai của các chương trình THTT. Thông thường, cáckhung chương trình
mang yếu tố toàn cầu, còn nội dung thì đã được lồng ghépmang yếu tố bản địa.
Các quốc gia nhập khẩu được khuyến khích và tự do thể hiện bản sắc văn hóa của
mình trên nền chương trình sẵn có. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy ở các chương trình
có gắn mác "Việt Nam" như: Việt Nam - Idol, Việt Nam - Got Talent, Việt Nam - Next
Top Model, Giọng hát Việt…
Về nhận diện hình thức bên ngoài,các chương trình THTT ở Việt Nam hiện nay đã
nhấn mạnh và chú trọng đến yếu tố bản sắc dân tộc1. Bên cạnh sự đánh giá của các vị
giáo khảo có chuyên môn, thì một yếu tố không nhỏ quyết định sự chiến thắng của thí
sinh là sự ủng hộ của khán giả, thông qua nhiều hình thức bình chọn khác nhau.Người
chiến thắng trong cuộc thi được hiểu là người vừa phải có tài năng, vừa phải được số
đông yêu mến. Điều này có nghĩa là người chiến thắng là người đại diện cho cái được
cho là căn tính, tiêu chuẩn của quốc gia đó. Nói theo giáo sư người Úc Graeme Turner thì
người giành giải quán quân là người điển hình có tính quy ước nhất cho tính cách Việt
Nam, có thể hình dung được và thường là thí sinh ít gây bối rối nhất về mặt nhận diện
văn hóa.

Tuy nhiên, theo hai nhà nghiên cứu người Phần Lan, Minna Alasma và Mervi Pantti
thì kiểu kêu gọi tính dân tộc chủ nghĩa này chỉ mang tính hời hợt và thời điểm. Nó nhằm
thỏa mãn mục đích khiến công chúng truyền hình trở thành một khối thống nhất, gắn kết
nhất thời, để từ đó kêu gọi sự tương tác qua bình chọn của họ, gần giống như cách mà các
chính trị gia vẫn kêu gọi cử tri và những người ủng hộ mình bằng việc nhấn mạnh vào
những giá trị, quy ước chung để hướng cử tri vào một cộng đồng mang tính tưởng tượng
gọi là quốc gia.

1
Bản sắc dân tộc được hiểu là tổng thể những phẩm chất, đặc điểm, tính cách, cách thức để tồn tại và biểu hiện của
một cộng đồng xã hội - dân tộc cụ thể, riêng biệt mà nhờ nó người ta mới có thể xác định được một dân tộc giữa
quần thể các dân tộc trong cộng đồng nhân loại nói chung (Lê Thị Tuyết Ba, Vấn đề bản sắc dân tộc và quá trình
hội nhập).

95
Một phần nào đó, chúng ta có thể tin về những giá trị mà THTT mang lại. THTT so
với các chương trình nhập ngoại khác vẫn được coi là môi trường khuyến khích cho sự
thể hiện bản sắc quốc gia về mặt văn hóa. Nhưng ở khía cạnh nào đó, THTT cũng đưa ra
những thách thức về giá trị văn hóa. Những giá trị văn hóa tưởng như đã định hình, cố
kết, thì khi lai nhập không đúng cách, sẽ dẫn đến sự ra đời của những hình thức ghép lai
văn hóa.

Những cách hiểu khác nhau, và những sự va đập về văn hóa của yếu tố toàn cầu hóa
và địa phương hóa toàn cầu đã làm cho THTT trở nên gây tranh cãi và càng tranh cãi
càng thu hút sự chú ý của công chúng, không kể đến những “scandal” vô tình hoặc cố ý
của nhà sản xuất.

Chúng ta đều biết, THTT có khả năng lôi kéo một tầng lớp công chúng từ bỏ những
giá trị mà họ cho là đã lỗi thời. Sự tương tác văn hóa giữa định dạng và nội dung có thể
dẫn đến sự phủ nhận cái gọi là bản sắc truyền thống để hướng tới điều mà được cho là
phổ quát, toàn cầu. Những chuyện này xảy ra không chỉ đối với các quốc gia chậm phát
triển trên bản đồ văn hóa thế giới, mà với cả các nước phát triển hơn ở châu Âu như
Pháp, Đức, Thụy Điển chẳng hạn, nơi diễn ra những xung đột, lên án, thậm chí kêu gọi
tẩy chay các chương trình vì nhiều lý do văn hóa hoặc tôn giáo.

Ở Việt Nam, chuyện này càng dễ nhận thấy hơn. Đơn cử những phản đối trên báo chí
về việc người cầm cân nảy mực của Vietnam’s Next Top Model cư xử quá thô bạo, thậm
chí xúc phạm thí sinh, trong khi văn hóa truyền thống của ta vốn trọng sự mực thước, quy
phạm.
Hay những tranh luận về cuộc thi Giọng hát Việt mà nhiều khi yếu tố tây hóa lại lấn
át hơn cả bản sắc Việt từ việc chọn tiết mục cho đến phong cách biểu diễn của các thí
sinh.
Một ví dụ khác, khán giả truyền hình cả nước đã chứng kiến một cảnh “bỏng mắt”
trong chương trình truyền hình thực tế “Người giấu mặt” 2013 được pháttrên song truyền
hình VTV6. Mặc dù một số cảnh thí sinh cởi đồ khi lên sóng đã được làm mờ, nhưng
nhiều khán giả vẫn cho rằng đây là hành động phản cảm, nhất là khi nó được phát trên

96
một kênh giáo dục, giải trí dành cho thanh thiếu niên của Đài truyền hình Việt Nam.
Trong khi trước đó, bộ phận truyền thông của chương trình, không rõ do vô tình hay cố ý
đã phát tán những hình ảnh không che, không mờ này đến giới truyền thông và tràn lan
trên các trang mạng xã hội.
Một trường hợp khác, chương trình “Giọng hát Việt nhí” 2013 tuy là sân chơi cho trẻ
em, nhưng lại có quá nhiều ý kiến tranh cãi từ những người lớn. Trước đêm công bố kết
quả, trên mạng lan truyền một công văn được cho là của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
Hóa và UBND phường Đông Sơn (Thanh Hóa) kêu gọi bình chọn cho thí sinh Quang
Anh, khiến chiến thắng của một cậu bé 12 tuổi vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Không chỉ các chương trình THTT trên, mà hầu hết các chương trình THTT khác khi
nhập vào Việt Nam cũng gây ra những “scandal” về văn hóa. Trong chương trình Cặp đôi
hoàn hảo 2013, có khá nhiều ồn ào xunh quanh chuyện nhận xét thuyết phục hay không
thuyết phục của thành viên ban giám khảo. Điều đáng nói hơn là việc cả thí sinh, giám
khảo và những người liên quan đều đưa ra những lời tranh cãi “chặt chém” nhau trên
facebook cá nhân; hay chuyện thí sinh mắng giám khảo “stupid” (ngớ ngẩn, ngốc
nghếch) trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ 2013; lộ kết quả cuộc thi ở những ngày
cuối trước đêm thi trong chương trình Thử thách cùng bước nhảy...

Như vậy, mặc dù đặt mục đích mang Việt Nam bước vào nền văn hóa toàn cầu,
nhưng các chương trình THTT hiện nay lại chỉ tạo ra những cách hiểu đầy mâu thuẫn về
văn hóa. Và câu hỏi về căn tính, nhận diện văn hóa quốc gia so với thế giới vẫn còn bỏ
ngỏ với sự tranh cãi chưa có hồi kết. Văn hóa Việt Nam được nhìn như một nền văn hóa
vẫn còn nặng tính tập thể mà nhẹ tính cá nhân; mặt khác, nó cũng tiết lộ rằng việc nhập
khẩu định dạng THTT không phải là cái gì ở ngoài văn hóa.
3. Những giải pháp cho kênh truyền hình Việt trong xu hướng địa phương hóa
toàn cầu để đảm bảo yếu tố về vấn đề văn hóa Việt
3.1. Gợi mở về hướng đi từ kênh truyền hình Ấn Độ
Tại Ấn Độ, kênh MTV của Mỹ chỉ thu hút được người xem và tạo ra được bước đột
phá khi tiến hành "Ấn Độ hóa" nội dung.Khi MTV (Mỹ) đưa vào hoạt động tại Ấn Độ,
họ đã thực hiện một phép tính đơn giản, chỉ cần nhập vào quốc gia này những chương
97
trình mà họ phát sóng ở các nơi khác trên thế giới như nhạc các bài nhạc Anglo Saxon,
thời trang Mỹ, các bộ phim giáo dục gới tính... Nhưng rất nhanh chóng, họ đã hiểu ra sai
lầm của mình, đó là đã bỏ qua văn hóa Ấn Độ.
Với chiến lược "Ấn Độ hóa" chương trình này như đổi hình hiệu theo màu cờ Ấn Độ,
phát sóng 70% nhạc dân gian Ấn Độ và những chương trình tôn vinh các nghệ sĩ Ấn,
lượng khán giả của kênh này đã tăng đột biến, các công ty quảng cáo liên hệ tới tấp, các
nhà làm quảng cáo Mỹ như Pepsi-Cola, Coca Cola, Mc. Donal thường xuyên tài trợ cho
các chương trình.
Tương tự trên kênh Channel V (Ấn Độ), buổi sáng kênh phát chương trình Jump Sart,
một chương trình chọn lọc những bài hát hay nhất của nhạc pop Ấn Độ; buổi tối kênh
phát những bộ phim truyền hình nhiều tập Ấn Độ.
Bài học tưởng như nghịch lý, đi ngược với xu thế chung của thế giới lại đang diễn ra
một cách suôn sẻ, thậm chí cực kỳ thành công tại Ấn Độ đã đặt ra một câu hỏi cho truyền
hình thế giới: điều gì khiến truyền hình Ấn Độ có thể làm được điều này?

3.2. Những giải pháp cụ thể cho truyền hình Việt Nam

Đưa các nét riêng của Việt Nam vào các định dạng đã toàn cầu hóa

Việc đưa các nét riêng của Việt Nam vào định dạng đã toàn cầu hóa chính là làm cho
yếu tổ bản sắc nổi bật trên nền hiện đại của chương trình. Các bản sắc văn hóa được dịp
thể hiện trong một cấu trúc chương trình hiện đại sẽ có cơ hội vươn ra khỏi tầm ảnh
hưởng bản địa để đến với thế giới khi có điều kiện. Chương trình “Gương mặt thân quen
2014” trên VTV3 đã lồng ghép nghệ thuật dân gian dân tộc hát xẩm của nghệ nhân Hà
Thị Cầu, tạo được sức hút lớn của dư luận. Giới truyền thông đã tốn không ít bút mực về
thí sinh Hoài Nam khi thử sức với tiết mục này. Hay ở mùa thứ hai của “So you think you
can dance” - “Thử thách cùng bước nhảy”, nhà sản xuất đã bổ sung thêm, trong đó yêu
cầu đưa các điệu múa dân gian Việt Nam vào chương trình thi đấu của các thí sinh.

Rõ ràng sự thay đổi theo kiểu đưa các nét riêng của văn hóa Việt này đã gây được chú
ý nơi các biên đạo nước ngoài. Họ hoàn toàn kinh ngạc trước sức cuốn hút từ sự mềm

98
mại của các thí sinh nữ trên nền bản dân ca quan họ “Bèo dạt mây trôi” và phấn khích
trước điệu “Lý ngựa ô” khi so sánh với Gangnam style của Hàn Quốc.

Lồng ghép yếu tố giáo dục định hướng qua các chương trình ăn khách

Những chương trình THTT mua bản quyền ở nước ngoài, thường là những chương
trình thu hút được đông đảo đối tượng khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Việc tận dụng
các chương trình này, bản địa hóa nội dung, yêu cầu những nhà sản xuất lồng ghép yếu tố
giáo dục thẩm mỹ, định hướng nhận thức là cách làm hiệu quả bên cạnh các chương trình
mang tính giáo dục và định hướng truyền thống của ngành truyền hình Việt Nam.

Chương trình “Thử thách cùng bước nhảy” 2012, so với định dạng gốc, nhà sản xuất
đưa thêm vào chương trình những chi tiết chuyên môn để làm nổi bật bốn vấn đề: Một là
các giám khảo chuyên môn sẽ nhiều lần nhắc tới tính nghệ thuật và sự lao động sáng tạo
trong nghệ thuật múa, hai là các thí sinh sẽ tập trung trình bày quan điểm của mình theo
hướng khẳng định con đường nghề nghiệp mình đã chọn và phấn đấu đạt đỉnh cao trong
nghề nghiệp bằng đam mê nghệ thuật và lao động nghệ thuật chân chính; ba là nói không
với bất cứ “chiêu trò” thu hút dư luận và bốn là thống nhất quan điểm không cay cú ăn
thua trong thí sinh.

Hướng tới các chương trình đề cao những giá trị nhân văn trong cuộc sống

Ngoài việc nhập các chương trình THTT mang yếu tố giải trí, chúng ta cũng nên chú
trọng đến những chương trình hướng tới những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Chương
trình THTT “Vượt lên chính mình” là một chương trình hướng tới những giá trị như vậy.
Đây là một chương trình gốc từ Thái Lan với tên gọi tiếng Anh là Freedom (Tự do), được
xây dựng nhằm tạo ra cơ hội cho các hộ gia đình nghèo có thể nhận được một khoản tài
chính đủ để xóa nợ vay ngân hàng và được cấp thêm vốn để thoát khỏi cảnh nghèo và đổi
đời. Điều kiện bắt buộc là họ phải chứng minh được nghị lực vượt khó và kỹ năng nghề
nghiệp của mình thông qua những thử thách trong chương trình.

“Vượt lên chính mình” đã đặt vấn đề xóa nợ cho chính người tham dự chương trình
phải giải quyết và do đó hoàn toàn có thể tự hào về nỗ lực của chính mình. Tên gọi “Vượt
lên chính mình” đã trở thành một thành ngữ phổ biến trong xã hội khi đề cập đến những
99
trường hợp vượt qua những trở ngại chủ quan từ bản thân để đạt được mục tiêu phấn đấu.
Qua việc đặt tên tiếng Việt cho chương trình, văn hóa đối nhân xử thế của người Việt
Nam đã được vận dụng hết sức thành công trong việc bản địa hóa một định dạng THTT
có nguồn gốc nước ngoài.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Anh - Tú Trinh, 2013. Truyền hình thực tế và va đập văn hóa. Website:
http://www.tgs.vn/baiviet/Truyen-hinh-thuc-te-va-va-dap-van-hoa/1472

2. Thiên Hương, 2013. Những scandal của truyền hình thực tế năm 2013. Website:
thanhnien.com.vn

3. Hồng Minh, 2010. Truyền hình hội nhập: Toàn cầu hóa thông tin hay đồng nhất
văn hóa?. Website: http://www.vnpost.vn

4. Trương Văn Minh, 2013. Bàn về khái niệm Glocalization trong các chương trình
truyền hình thực tế tại Việt Nam. Website: daotao.vtv.vn

5. Thái Sơn, 2014. Mối nguy hại từ văn hóa ngoại lai: Cuộc đổ bộ trên màn ảnh nhỏ.
Website: http://danviet.vn/Print.aspx?id=180301

6. Robertson, R., 1995. Glocalization: Time-Space and Homogenity - Heterogenity.


In: M. Featherstone, S. M. Lash & R. Robertson, eds. Global Modernities.
Sage, London.

7. Waisbord, S, 2004. McTV: Understanding the Global Popularity of Television


Formats, Television & New Media.

100
QUẢN TRỊ NGUỒN THÔNG TIN VĂN HÓA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Sơn Minh1

Đầu năm 2012, một nhóm bạn trẻ đã quỳ xuống hôn chiếc ghế mà ca sĩ Bi Rain ngồi
tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cuối năm 2013, từ vụ việc hôi bia tại Đồng Nai, cơ quan chức
năng đề nghị truy tố 2 người và phạt hành chính 12 người. Tháng 3/2014, một người
dùng Facebook viết về chiếc máy bay Malaysia mất tích: “Chỉ có mỗi cái máy bay rơi
thôi mà cũng làm rần rần, chừng nào máy bay của SNSD (tên một ban nhạc Hàn Quốc) đi
tui mới quan tâm lo lắng”.

Ngay trước những sự kiện đáng quan ngại trên, cô bé DJ 24 tuổi tại TP Hồ Chí Minh
trả lại 78 triệu đồng và nhiều tài sản khác cho người đánh rơi và nói: “Mẹ đã dạy không
được lấy tiền của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất mà không cần
được báo đáp”…

Trong phối cảnh đa diện về con người Việt Nam mà báo điện tử đăng tải đó, ngày
18/3/2014, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 738/QĐ-BVHTTDL phê
duyệt Đề cương báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới về “Phát triển văn
hoá và xây dựng con người Việt Nam” (1986 – 2016).

Các nhà nghiên cứu chuyên môn và quản lý đã có nhiều luận giải về văn hoá Việt
Nam hiện nay và con người Việt Nam hiện đại. Có luận giải nhìn từ góc độ văn hoá cội
nguồn của người Việt, có luận giải xuất phát từ những biến chuyển của xã hội trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bài viết này tập trung trao đổi từ khía cạnh nội dung
thông tin về văn hoá trên một số báo điện tử hàng đầu Việt Nam, quy trình quản trị nội
dung đó và những tác động văn hoá đến công chúng báo điện tử.

1. Quản trị và quản trị nguồn nội dung thông tin báo điện tử

Quản trị (management/administration) và một quy trình phức tạp. Mary Parker Follett
gọi đó là “nghệ thuật”, và nhiều người đồng nhất quan điểm đó là “một khoa học, một
1
Phó Chủ nhiệmKhoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

101
nghệ thuật và là một nghề”. Koontz và O' Donnelcho rằng nhiệm vụ cơ bản của quản trị
là "thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong
các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định". James Stoner và
Stephen Robbins đã chỉ ra quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực
khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.Có ý kiến khác thì cho rằng: Quản trị
là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được
những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước, với mô hình:

Trong mô hình trên, vai trò của thông tin cũng được nhắc đến như là một thành tố tất
yếu và quan trọng của quy trình quản trị. Thông tin duy trì mọi mối quan hệ trong quy
trình quản trị: quan hệ lãnh đạo, tổ chức, hoạch định, kiểm soát, tương hỗ và biến động.
Tất nhiên, những bàn luận của chúng tôi trước hết sẽ không đề cập đến vai trò của thông
tin và yếu tố phản hồi trong những mối quan hệ này, điều đó sẽ nằm ở một nội dung
khác.

102
Từ những nghiên cứu này, quản trị có 4 chức năng cơ bản: Hoạch định, Tổ chức,
Lãnh đạo và Kiểm soát.

Nguồn tin trên báo điện tử không chỉ được hiểu là “người cung cấp thông tin”, mà là
“tất cả những nội dung thông tin được cung cấp lên website”, nhất là khi chúng ta xem
xét nó dưới góc độ quản trị. Bởi vì, một cơ quan báo chí điện tử sản xuất thông tin dựa
trên mô hình back-end/front-end. Có nhiều thông tin nguồn được cung cấp lên website
trong hoạt động của một CMS (Content Management System), toàn bộ toà soạn báo điện
tử thao tác phân quyền với thông tin nguồn đó. Hiểu đơn giản là: Phóng viên, cộng tác
viên, thông tin viên và công chúng cung cấp thông tin nguồn; biên tập viên, thư ký tòa
soạn xử lý thông tin nguồn; Lãnh đạo cơ quan báo chí duyệt và quảng bá thông tin nguồn
đã được xử lý; Toà soạn nhận và xử lý thông tin phản hồi từ công chúng sau khi họ bị tác
động bởi thông tin quảng bá. Nhưng, trong mô hình back-end/front-end, không phải bất
kỳ thông tin nào có trên CMS, nằm trên giao diện back-end đều được xuất bản (public),
mặc dù cơ quan báo chí vẫn phải quản lý và xử lý luồng thông tin đó. Cho nên, nếu coi
quy trình quản trị thông tin trên báo điện tử chỉ là quy trình trên giao diện xuất bản thì
không đầy đủ. Thậm chí trong một số trường hợp, xử lý thông tin trên back-end mới là
quy trình phức tạp hơn cả, thể hiện tư duy, bản lĩnh và tinh thần văn hoá của người làm
báo hơn cả.

Hiện nay, thông tin trên báo điện tử thể hiện rõ rệt mô hình many - many, khi một
website báo điện tử có xu hướng phát triển thành một cổng thông tin điện tử (portal) với
nhiều chức năng: ngoài thông tin báo chí có diễn đàn, trang chuyên biệt (như trường hợp
VEF, VLAND về bất động sản của Vietnamnet.vn); kết nối thanh toán trực tuyến (cước
Internet, dịch vụ di động, điện nước, truyền hình cáp, nạp tiền thẻ game như trường hợp
Thanh toán online của VnExpress.net); diễn đàn văn học-nghệ thuật (như trường hợp
eVăn của VnExpress.net) v.v... Dưới góc độ thông tin báo chí, hiện tượng website báo
điện tử tiếp nhận, xử lý và phát tán thông tin do công chúng cung cấp ngày càng phổ
biến. Những cơ quan báo điện tử hàng đầu như VnExpress.net, Vietnamnet.vn,

103
Dantri.com.vn, Tuoitre.vn… đều có chuyên trang, chuyên mục riêng dành cho công
chúng để đăng tải các dữ liệu văn bản, ảnh, video, ý kiến, bình luận.

Tuy nhiên, xem xét nguồn tin trên báo điện tử, nếu chỉ xuất phát từ những thông tin
do công chúng (tổ chức, cá nhân) cung cấp thì cũng là phiến diện. Vì báo chí xét cho
cùng là một thiết chế sản xuất thông tin nguồn. Cơ quan báo điện tử có chức năng, nhiệm
vụ hàng đầu là sản xuất, cung cấp thông tin thời sự về mọi mặt đời sống xã hội mà công
chúng quan tâm. Dưới góc độ tác nghiệp thực tiễn, báo điện tử Việt Nam hiện nay có 3
hoạt động thu thập và sản xuất thông tin chính: Toà soạn tự sản xuất, tổng hợp-biên tập từ
các nguồn thông tin khác nhau, và bạn đọc cung cấp.

Như vậy, quản trị nguồn tin báo điện tử là quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch thông tin của cơ quan báo điện tử, kiểm soát và đưa ra những quyết định để
đảm bảo kế hoạch thông tin được thực hiện theo đúng mục tiêu, nhằm đạt hiệu quả
truyền thông nhất định.

Quan điểm này cũng chế định rằng, quản trị nguồn tin trên báo điện tử nghĩa là các
thành phần tham gia vào sản xuất nguồn tin - thông tin nguồn đều có trách nhiệm kiểm
soát, tiếp nhận thông tin phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông.

2. Nhận diện về chuyên trang, chuyên mục thông tin văn hoá trên báo điện tử

Vietnamnet.vn có chuyên trang Văn hoá với nhiều tiểu mục: “Điều còn mãi, Phát
ngôn, Chúng tôi chọn, Vấn đề nóng, Nổi nhất, Xem-nghe-chơi, Nhạc, Phim, Sách,
Truyền hình-Sân khấu, Di sản-Mỹ thuật, Thời trang-Người đẹp, Đừng bỏ lỡ”… Ngoài ra,
chuyên trang có phần Tin tức riêng với đủ cấu trúc Tin top, Mới nhất, Nóng nhất, Nổi bật
chuyên đưa thông tin nhanh về các vấn đề văn hoá.

Dantri.com.vn có chuyên trang trang Văn hoá, với các tiểu mục liên quan trực tiếp với
các vấn đề văn hoá: “Đời sống văn hoá, Sân khấu-Dân gian, Du lịch-Khám phá, Văn học,
Điện ảnh, Âm nhạc”. Ngoài ra có mục “Tiêu điểm” và “Dòng sự kiện” đưa thông tin theo
hệ thống và có tính bình luận sâu sắc.

104
Tuoitre.vn có chuyên trang Văn hoá-Giải trí, ngoài mục Tin tức có các tiểu mục:
“Giải trí hôm nay, Điện ảnh-Truyền hình, Thế giới sách, Sân khấu, Âm nhạc, Bản quyền,
Nhiếp ảnh, Văn học, Mỹ thuật, Radio online, Ấn tượng”.

Thanhnien.com.vn có chuyên trang Văn hoá-Giải trí, ngoài phần Tin tức có các tiểu
mục: “Thời sự, Hậu trường, Thế giới sao, Góc nhìn-Diễn đàn, Giải trí-Truyền hình”.
Trong các cơ quan báo điện tử tác giả khảo sát, Thanh niên online là đơn vị ít đầu tư nhất
cho chuyên trang Văn hoá này. Cụ thể là, về nội dung: Thông tin không đầy đủ, cập nhật
với thời sự văn hoá. Về hình thức: Khó tiếp cận, nhất là về cấu trúc và bố cục các chuyên
mục trên giao diện.

VnExpress.net - một trong số các website báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt
Nam, nhưng không có chuyên trang riêng dành cho các vấn đề văn hoá. Tuy nhiên,
VnExpress lại có lượng thông tin khá lớn và phong phú về các lĩnh vực nhân vật văn hoá
(điện ảnh, thời trang, nghệ sĩ…), sự kiện văn hoá, hiện tượng văn hoá được chuyển tải
trong các chuyên mục khác như Đời sống, Giải trí.

3. Về quy trình quản trị nguồn thông tin văn hoá trên báo điện tử Việt Nam

Văn hoá là một phạm trù rộng, phức tạp nhưng gần gũi, nằm trong chính sự vận động
nội tại của đời sống xã hội. Khi đã hình thành chuyên mục và các tiểu mục chuyển tải nội
dung thông tin văn hoá, các cơ quan báo chí đều xây dựng một quy trình quản trị thông
tin nằm trong tổng thể kế hoạch thông tin của toà soạn. Bên cạnh đó, các toà soạn phân
công nhóm phóng viên, biên tập viên chuyên trách lĩnh vực này. Nhóm chuyên trách,
ngoài nhiệm vụ tiếp cận với nhân sự chuyên ngành (Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, Sở
Văn hoá tỉnh, thành phố…) còn phải bám sát những sự kiện mới, nóng của lĩnh vực, vụ
việc diễn viên Chánh Tín chẳng hạn. Ngoài ra, phóng viên chuyên trách còn phải xây
dựng, tiếp nhận hệ thống nguồn tin từ cộng tác viên, thông tin viên và công chúng gửi về
toà soạn, tương tác với những phản hồi, bình luận (comment) của công chúng khi tin bài
lên trang. Xuất phát từ nhiệm vụ đã được hoạch định và tổ chức đó, thông tin văn hoá
trên các báo điện tử Việt Nam được xây dựng và phát hành (quảng bá, phát tán, chuyển

105
tải). Thời gian qua, nguồn thông tin văn hoá được thực hiện trên các website báo điện tử
với một số đặc điểm sau:

Đặc điểm nổi bật nhất của nội dung thông tin văn hoá trên các cơ quan báo điện tử đã
khảo sát là lượng thông tin lớn, phản ánh nhiều lĩnh vực chuyên biệt và chủ yếu sử dụng
thể loại Tin tức (trong số 140 tin, bài khảo sát thời gian vừa qua, có 106 tác phẩm là dạng
tin tức, chiếm 75,7%). Vì được thể hiện dưới dạng tin tức nên các cơ quan báo điện tử
chủ yếu thông báo về sự kiện, những diễn biến biến về sự kiện, thông tin về hành vi, phát
ngôn của nhân vật, nêu vấn đề, hiện tượng văn hoá. Yếu tố bình luận có dung lượng rất
hạn chế, thậm chí không có trong các tác phẩm này. Ví dụ: thông tin về Lễ tế đàn Xã tắc
tại Huế ngày 18/3/2014 (18/2 Âm lịch) trên Thanhnien online chỉ được thông báo ngắn
gọn với một số ảnh minh hoạ. Mặc dù đây là một sự kiện có ý nghĩa và có giá trị văn hoá
lớn với người dân Việt Nam, nhưng thông tin không có bình luận, không giải thích chi
tiết, không nêu được sự trang nghiêm, trang trọng, tinh thần cao cả của một trong những
lễ tế quan trọng nhất trong mùa xuân của dân tộc. Thông tin như vậy, xét về mặt hình
thức, không khác gì so với tin tức về nữ diễn viên Amanda Seyfried mặc đồ quyến rũ trên
tạp chí W mà Vietnamnet đưa tin (cũng là thông tin sự kiện - nhân vật với những bức
hình minh họa), thậm chí còn ít bình luận hơn thông tin Tuoitre online đưa về “clip ca sĩ
Hương Tràm phẫu thuật thẩm mỹ”.

Đặc điểm nổi bật thứ hai, nguồn thông tin từ các website thông tin, các diễn đàn, các
mạng xã hội trong và ngoài nước ngày càng được khai thác nhiều hơn. Mối quan hệ và sự
tương hỗ giữa hệ thống thông tin chính thống và phi chính thống ngày càng được thể hiện
rõ hơn trong hoạt động biên tập, biên dịch, phát triển đề tài cho cơ quan báo điện tử. Bởi
vậy, các thông tin về lĩnh vực văn hoá ngày càng xuất hiện nhiều thông tin văn hoá nước
ngoài, trong đó chủ yếu là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước châu Âu (trong số
140 tin, bài khảo sát như đã nêu, có 26 tin, bài quốc tế chiếm 36,4%). Đó là chưa kể đến
những phân tích sâu sắc như về bộ phim Nymphomaniac (Cuồng dâm) của đạo diễn Lars
von Trier đang gây nhiều tranh cãi về tính nghệ thuật, nhân văn hay khiêu dâm trên thế
giới. Trong trường hợp ngẫu nhiên này, những thông tin phân tích (do phóng viên toà

106
soạn viết, hoặc dựa trên biên dịch, tổng hợp của biên tập viên từ báo chí nước ngoài)
được đánh giá tích cực. Nếu như những sự kiện văn hoá nhạy cảm như vậy (có sự tương
tác, quy chiếu giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá phương Tây, giữa truyền thống với
hiện đại) luôn có được phân tích và định hướng, thì những giá trị văn hoá mà bài báo
mang lại cho công chúng rất lớn.

Trong quan điểm nghiên cứu của chúng tôi, cơ quan báo chí muốn tạo ra hiệu quả
truyền thông, muốn có những tác động tư tưởng đến công chúng thông qua các tác phẩm
báo chí, thì trước hết cơ quan báo chí cần phân loại nguồn tin, lựa chọn được những
thông tin hấp dẫn, khiến công chúng say mê tìm kiếm, truy cập và tiếp nhận. Và trên cơ
sở đó, cơ quan báo chí và nhà báo nên có những phân tích và định hướng một chiều
hướng Chân - Thiện - Mỹ tích cực. Không thể trông mong hiệu quả truyền thông khi
chúng ta tuyên truyền mà công chúng không xem, không nghe, không truy cập. Ngược
lại, với những vấn đề phức tạp, khó khăn, thậm chí nhạy cảm trong tiếp nhận, như các
vấn đề văn hoá, cơ quan báo chí cũng không thể để cho công chúng tự hiểu, tự phân tích,
tự cảm nhận được. Trong góc nhìn này, Thanhnien online, Tuoitre online và VnExpress
là 3 cơ quan chú trọng nhiều hơn đến các yếu tố phân tích, bình luận, giải thích và định
hướng.

Đặc điểm nổi bật thứ ba trong quy trình quản trị thông tin văn hoá trên các cơ quan
báo điện tử là sự phát triển của ứng dụng đa phương tiện. 100% tin, bài khảo sát ngẫu
nhiên có ảnh tĩnh minh hoạ, một số tin bài, theo đặc thù, còn có series ảnh hoặc video clip
đính kèm. Đây là một thế mạnh nổi bật của báo điện tử, với khả năng truyền tải thông tin
lớn và khả năng sử dụng các siêu liên kết dữ liệu (văn bản, ảnh, audio, video). Qua quy
trình này, công chúng tiếp nhận thông tin nhiều chiều hơn, đầy đủ hơn. Khi một thông tin
về sự kiện, hiện tượng, vấn đề mới, lạ hay nhân vật có nhiều tranh luận, công chúng có
điều kiện tìm hiểu rõ ràng hơn, đầy đủ hơn những chiều sâu của sự kiện, những cống hiến
của nhân vật với cộng đồng. Tuy nhiên, với những phân tích ở trên, các cơ quan báo điện
tử Việt Nam chưa khai thác triệt để thế mạnh này, vẫn chú trọng thông báo ở bề mặt sự
kiện, nhân vật.

107
Đặc điểm thứ tư trong quy trình quản trị nguồn tin văn hoá nói riêng, ứng xử với
thông tin báo chí nói chung hiện nay, công chúng ngày càng tham gia nhiều hơn vào quy
trình sản xuất thông tin của cơ quan báo chí. Đối với báo điện tử, ngoài các công cụ
truyền thống như vote, e-mail toà soạn, ý kiến bạn đọc… các cơ quan báo điện tử đang
tận dụng triệt để công cụ bình luận (comment) ở dưới bài viết. Tuy nhiên, cũng trong
những phân tích của chúng tôi, cơ quan báo điện tử đã thực hiện công tác sàng lọc, lựa
chọn, đăng tải những comment hợp lý, đa chiều và đảm bảo tính đại chúng, được sự chấp
nhận của đại chúng, chứ không phải sự trao đổi nào cũng được đăng tải. Tuy vậy, qua
phân tích nội dung bình luận và những ý kiến của công chúng, chúng tôi nhận thấy có
nhiều ý kiến sáng tạo, có tinh chất, thậm chí cung cấp thêm thông tin rất hữu ích, trước
hết cho những độc giả khác của báo điện tử, sau đó chính là cho những người làm nội
dung trong toà soạn báo điện tử.

4. Một số kết luận bước đầu

Quy trình quản trị nguồn tin báo điện tử Việt Nam (mở rộng: nội dung thông tin trên
website báo điện tử) thực hiện theo 4 chức năng cơ bản của quản trị là: Hoạch định, Tổ
chức, Lãnh đạo và Kiểm soát; được triển khai khác nhau tại mỗi cơ quan báo điện tử, tuỳ
theo đặc thù của tổ chức toà soạn.

Nội dung thông tin văn hoá trên báo điện tử Việt Nam nhanh, phong phú, đa dạng.
Nguồn thông tin về chủ đề này được triển khai trên 3 phương thức: Tự sản xuất; Tổng
hợp, biên tập từ nhiều nguồn; Công chúng sản xuất. Trong đó, thông tin được quảng bá
chủ yếu từ nguồn tự sản xuất và tổng hợp. Việc sử dụng nguồn thông tin thứ ba do công
chúng cung cấp còn hạn chế, mặc dù có xu hướng ngày càng phát triển hơn (điều này
xuất phát từ đặc thù kiểm chứng xác thực thông tin trong hoạt động báo chí). Tuy nhiên,
thông tin và quan điểm từ công chúng đã thể hiện tính đa chiều trong hoạt động báo điện
tử, góp phần nâng cao nhận thức và văn hoá nhận thức cho công chúng.

Trong quy trình sản xuất nội dung thông tin văn hoá, báo điện tử Việt Nam đã vận dụng
các tiện ích và ưu thế của công nghệ website và Internet như đa phương tiện, tương tác

108
cao. Cho nên, thông tin văn hoá được tiếp cận rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, sinh động và
hấp dẫn hơn.Thông tin trên báo điện tử còn thiếu tính chiều sâu, chưa tận dụng triệt để
thế mạnh của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng trong khả năng phân tích, định
hướng thẩm mỹ cho công chúng.Trái lại, báo điện tử còn lạm dụng năng lực của mình
trong quy trình CMS, nên chưa cẩn trọng trong thông tin, kiểm chứng nguồn tin, sử dụng
ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, gây cho xã hội nhiều bức xúc và mất niềm tin.

Việc sử dụng thế mạnh của thông tin trên báo điện tử trước hết cần chú trọng đến xây
dựng đội ngũ làm báo, trong trường hợp này, những phóng viên, biên tập viên chuyên
trách về văn hoá cần học hỏi, vận dụng những tri thức văn hoá nền tảng, những tổng kết
sâu sắc của các chuyên gia trong lĩnh vực này, nhằm lý giải, đánh giá các sự kiện, hiện
tượng văn hoá mới. Tránh việc thông tin không có bình luận, thiếu định hướng.

Cuối cùng, quy trình quản trị nội dung thông tin nói chung, quản trị nguồn tin văn hoá
nói riêng trên báo điện tử cần được xây dựng các quy chế với các tiêu chí cụ thể, thông
tin nào được sử dụng, thông tin nào phải loại bỏ (kể cả những thông tin gây sốc, tăng
được lượng truy cập). Quan trọng hơn cả là bản lĩnh của người lãnh đạo, quản lý và trực
tiếp sản xuất, tiếp cận nguồn tin phải đánh giá được những giá trị mà thông tin đó mang
lại cho cộng đồng hôm nay, và lâu dài về sau.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), website
Vietnamplus.vn. Nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, 2010
2. Đào Duy Anh. Việt Nam văn hoá sử cương. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội,
2002
3. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb TPHCM, 2004
4. Trần Đình Hượu. Đặc sắc văn hoá Việt Nam. Website Đại học Văn hoá
(huc.edu.vn).
5. Website Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Thuỵ Điển (vietnamemb.se).
Văn hoá Việt Nam.

109
6. Website vietnamnet.vn
7. Website tuoitre.vn
8. Website dantri.com.vn
9. Website thanhnien.com.vn
10. Website vnexpress.net

110
MỘT THẢO LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA BREAKING NEWS

VÀ CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH

PGS.TS. Vũ Quang Hào1

Công chúng truyền hình ở Việt Nam đã thay đổi mạnh trong khoảng một thập niên
qua. Những nghiên cứu công chúng truyền hình trong khoảng thời gian này chủ yếu sử
dụng phương pháp của xã hội học hoặc của PR và nhìn từ hai góc độ này để quan sát nhu
cầu hoặc/và thị hiếu của công chúng truyền hình đối với sản phẩm truyền hình của Việt
Nam. Tuy nhiên chỉ như vậy thôi những nghiên cứu này cũng đã cho thấy sự thay đổi
mạnh mẽ của công chúng truyền hình ở nước ta. Theo khảo sát của Kantar Media năm
2011, công chúng cả nước đạt tỷ lệ theo dõi truyền hình là 98%, nhưng đến năm 2012 chỉ
còn 83%, giảm 15%. Còn theo nghiên cứu của TNS 2006 – 2008, thời lượng công chúng
xem truyền hình giảm từ 295 phút năm 2006 xuống 253 phút năm 2007 và chỉ còn 233
phút năm 2008.

Trong khi đó, một nghiên cứu mới nhất trên 1800 công chúng thuộc 5 tỉnh thành là
Phú Thọ, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, An Giang cho thấy sau 5 năm thời
lượng công chúng xem truyền hình giảm từ 233 phút vào năm 2008 còn 132,88 phút vào
năm 2013”2. Trong bối cảnh này, hầu hết các kênh của VTV đều được công chúng thích
xem nhất (so với nhiều kênh và đài truyền hình khác mà tác giả này khảo sát). Tuy nhiên
những chỉ số sau mà nghiên cứu này chỉ ra cũng đã cho thấy mức giảm so với những năm
trước: VTV1 37,2%, VTV3 18,7% và VTV2 7,9%.

Những thay đổi về định lượng này mặc dù rõ rệt nhưng đó chưa phải là sự thay đổi
đáng quan ngại. Trước đây một sản phẩm truyền hình đến với một công chúng đồng
nghĩa với việc nó đã kết thúc quá trình truyền thông và do vậy số công chúng của một
đài/kênh càng lớn càng tốt. Giờ đây, số ít công chúng truyền hình cũng có thể làm lan tỏa
thông tin từ truyền hình đến đám đông lớn hơn khi họ bám vào ưu thế của mạng.

1
Chủ nhiệm bộ môn Nghiên cứu Truyền thông, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà
Nội.
2
Lê Thu Hà,2014, Luận án tiến sĩ báo chí học, đã bảo vệ cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

111
Tuy nhiên sự thay đổi của công chúng truyền hình đáng quan tâm hơn cả là sự phân
khúc. Nhìn từ góc nhìn của truyền thông đại chúng, theo chúng tôi, công chúng truyền
hình ở Việt Nam thập niên qua bị phân khúc do hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh sống
của chính họ. Sự thay đổi này đã chế định đáng kể mối liên hệ giữa breaking news và
công chúng truyền hình.

Theo đó, thứ nhất là, công chúng đô thị tăng nhanh do làn sóng lao động từ nông
thôn dồn ra đô thị. Trong khi đó, theo thông lệ ,có sự khác biệt đáng kể về nhu cầu và
mối quan tâm đến tin tức của công chúng đô thị và công chúng nông thôn. Điều này đồng
nghĩa với việc nhà sản xuất tin tức thời sự cần tính đến câu chuyện công chúng mục
tiêucủa breaking news.

Thứ hai là, giờ đây ở Việt Nam đã hình thành những nhóm công chúng chuyên biệt
với mối quan tâm rất khác nhau khi hưởng thụ sản phẩm truyền hình, mà đặc biệt là tin
tức. Nói cách khác, mối quan tâm của công chúng chính là lợi ích của họ. Một tin nào đó
với nhà sản xuất hoặc với một số nhóm công chúng nào đó được coi là “nóng” (breaking
news) thì với một hay một số nhóm công chúng khác nó không ảnh hưởng gì tới họ ,nếu
không muốn nói là họ “dửng dưng” bởi nó nằm ngoài mối quan tâm của họ. Chẳng hạn,
một nghiên cứu về những mối quan tâm lớn nhất của phụ nữ hiện nay cho thấy: 3 mối
quan tâm hàng đầu của họ là: học hành của con cái,sức khỏe và tài chính (Theo Lê Thục
Hạnh, TBT Báo Phụ nữ Việt Nam). Thế nên, có thể là, với nhóm công chúng này, ưu tiên
tin tức của họ không phải là tin nóng từ chiến sự hay tranh cử… Do vậy, ở đây có vấn đề
về mối liên hệ giữa breaking news và công chúng chuyên biệt với những mối quan
tâm/lợi ích chuyên biệt.

Thứ ba là, PGS.TS Mai Quỳnh Nam, một chuyên gia xã hội học, khi nghiên cứu
công chúng đã cho rằng một trong bốn đặc điểm của công chúng truyền thông đại chúng
là “các thành viên của truyền thông đại chúng thường cô lập nhau xét về mặt không gian.
Điều đó khiến họ ít tương tác, tức là giữa họ không có mối quan hệ gì”. Luận điểm này
giờ đây đã không hoàn toàn như thế khi mà ở Việt Nam đã có tới 20 triệu người dùng
smartphone, bên cạnh đó là số lượng lớn người dùng ipad và laptop. Ba công cụ cầm tay

112
này là những công cụ mạnh nhất và hiệu quả nhất để công chúng muốn tham gia vào sự
kiện nóng bỏng trong quá trình sự kiện đó được tái hiện trên sóng truyền hình. Điều đó
nói lên rằng công chúng đã muốn xem truyền hình một cách chủ động, thứ vốn không
có hoặc rất mờ nhạt ở thập niên trước.

Cũng nhờ vào ba công cụ cầm tay này mà một sự kiện nóng nào đó được phát trên
truyền hình ngay lập tức có thể khơi nguồn rất nhiều ý kiến và trở thành dư luận xã hội.
Công chúng truyền hình đã tương tác, đã cố kết với nhau tạo ra dư luận xã hội.Đây là vấn
đề hiệu ứng của breaking news, một câu chuyện vốn rất ít được bàn luận ở nước ta. Tuy
nhiên trong bối cảnh mặt bằng công chúng như hiện nay thì câu chuyện này không thể
nằm ngoài sự quan tâm của nhà sản xuất tin nóng. Cùng với đây là câu chuyện mà nhà
sản xuất tin tức truyền hình cũng cần phải tính đến: quản trị breaking news sao cho nó
không bị lâm vào khủng hoảng, tức làm xã hội “nóng” lên một cách không cần thiết.

Thứ tư là, theo số liệu của Bộ Thông tin-Truyền thông và báo cáo “Vietnam Mobile
Internet 2014”, hết năm 2013, với dân số lên đến hơn 92,5 triệu người, Việt Nam đã có
hơn 21 triệu hộ gia đình và 36,1 triệu người sử dụng internet (chiếm 39% dân số), 134
triệu thuê bao điện thoại di động, 20 triệu tài khoản mạng xã hội facebook (chiếm 21,6%
dân số) và hơn 13 triệu người sử dụng mạng chia sẻ video Youtube. Những số liệu này
cho thấy có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa tin tức trên mạng và tin tức trên truyền hình.Với
tin nóng, không còn nghi ngờ gì nữa, công chúng sẽ đọc nó ngay trên mạng. Trong khi
với truyền hình, thời gian sản xuất, khung giờ phát sóng các bản tin thời sự…đã trở thành
rào cản đối với mặt bằng thông tin của breaking news. Trong khi việc phát breaking
news cắt ngang chương trình khác ở nước ta chưa phải là cách làm phổ biến. Thế nên, sự
kiện nóng khi trở thành breaking news trên màn hình đã kịp “nguội” khi công chúng biết
trước nhờ xem tin mạng. Có chăng trong khi bị hạn chế về mặt bằng thông tin, tin nóng
của truyền hình có khả năng lớn thuyết phục khán giả bằng hình ảnh. Tuy nhiên một sự ví
von rất khập khễnh sau đây cũng vẫn đáng lưu tâm: người hâm mộ bóng đá xem trận cầu
trên tivi (phát lại) sẽ ít hứng thú nếu đã biết tỉ số qua báo điện tử. Và do vậy, vấn đề đặt ra

113
là nhà sản xuất tin tức thời sự làm thế nào để breaking news luôn chiếm được mặt bằng
thông tin cần thiết.

114
TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG

TỪ GÓC ĐỘ LÝ THUYẾT PHỤ THUỘC TRUYỀN THÔNG

ThS.Vũ Trà My1

1. Dẫn nhập

Thời đại truyền thông xã hội, chúng ta thường đề cập nhiều hơn đến tính tích cực
và chủ động của công chúng trong việc tham gia vào chu trình truyền thông. Hiển nhiên
là công chúng thế kỷ XXI không còn thụ động chịu tác động từ truyền thông như thời kỳ
mà họ phải đón đọc các số báo, chờ đợi để nghe hay xem các chương trình phát thanh
truyền hình như trước nữa. Và cũng không lạ lẫm gì nếu đây đó trong dòng chảy của
truyền thông chính thống, chúng ta bắt gặp những thông điệp từ các trang blog, Vlog,
mạng xã hội được các cơ quan truyền thông tận dụng để làm phong phú và đa chiều hơn
những thông điệp hướng tới công chúng của mình trong kỷ nguyên truyền thông số.

Cũng trong xu hướng này, chúng ta có thể tranh cãi nhiều hơn về vị thế của truyền
thông xã hội, bản thân công chúng có thể hồ hởi bởi vị thế của họ đã được tăng cường khi
tham gia vào chu trình truyền thông, không chỉ với tư cách của người tiếp nhận mà với tư
cách của một “nhà báo công dân”. Vấn đề đặt ra là có hay không sự khác biệt trong mối
quan hệ nhà truyền thông và người tiếp nhận, có hay không sự khác biệt trong hiệu quả
mà truyền thông muốn đạt được khi mà bản chất của hoạt động truyền thông vẫn là
truyền và nhận thông tin giữa các bên.

Một trong những điểm được coi là khác biệt lớn trong mối quan hệ giữa công
chúng và truyền thông mà những nghiên cứu thời gian gần đây tập trung thảo luận đó là
tính tích cực và chủ động của công chúng đối với các phương tiện truyền thông. Sự tích
cực và chủ động được đề cập trong những trường hợp này chủ yếu là việc công chúng có
thể chọn lựa phương tiện hay thông điệp họ muốn tiếp cận hơn là những thông điệp mà
nhà truyền thông muốn truyền tải. Thực tế cho thấy giữa một biển thông tin đang từng
1
Khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

115
giây từng phút được đăng tải, công chúng không còn phải đối mặt với hiện tượng “đói”
thông tin mà họ càng cần phải trở nên minh mẫn để không bị “chìm” trong đó, để chọn
lựa được kênh truyền hay thông điệp thực sự hữu ích với mình. Và câu hỏi cần lời đáp là
tiêu chí gì khích lệ họ lựa chọn phương tiện này, thông điệp này chứ không phải là những
phương tiện khác hay thông điệp khác? Liệu trong sự tích cực và chủ động đó có tồn tại ít
nhiều yếu tố lệ thuộc về mặt cảm tính hoặc lý tính vào những tập quán trong ứng xử với
truyền thông?

Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập tới một trong những cách tiếp cận khác
nhau về hoạt động truyền thông của công chúng thông qua việc áp dụng lý thuyết phụ
thuộc truyền thông (Media Dependency Theory) hay còn được gọi là lý thuyết phụ thuộc
hệ thống truyền thông (Media System Dependency Theory).

2. Vài nét về Lý thuyết phụ thuộc truyền thông

Lý thuyết phụ thuộc truyền thông được Sandra Ball-Rokeach và Melvin Defleur
đề xuất năm 1976. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của những nghiên cứu xã hội học kinh
điển về vấn đề truyền thông và công chúng trong bối cảnh hệ thống xã hội. Lý thuyết phụ
thuộc truyền thông liên kết sự tương tác của các phương tiện truyền thông đại chúng với
mỗi cá nhân để luận giải về hiệu quả của truyền thông.

Lý thuyết này trực tiếp nghiên cứu lý giải mối liên kết giữa nội dung truyền thông,
thực tại xã hội và ứng xử của công chúng. Lý thuyết chỉ ra rằng công chúng trong xã hội
đô thị trở nên phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông đại chúng khi họ tiếp nhận
những thông điệp họ cần, từ đó đưa ra những quyết định liên quan đến cuộc sống thường
nhật.

Sandra Ball-Rokeach và Melvin DeFleur trong bài viết trên tạp chí Nghiên cứu
truyền thông (Communication Research) số 3 đã đưa ra quan điểm:

“Những giả thuyết cơ bản của Lý thuyết phụ thuộc truyền thông có
thể tóm tắt như sau: Khả năng những thông điệp truyền thông có thể đạt tới
hiệu quả về nhận thức, xúc cảm và hành vi sẽ được tăng cường khi hệ thống

116
các phương tiện truyền thông có được những chức năng thông tin cốt yếu
và khác biệt”[1].

Quan điểm này một lần nữa khẳng định một phương tiện càng có khả năng thỏa
mãn nhu cầu thông tin thì phương tiện đó càng trở nên hữu dụng.

Một trong những giả thuyết cơ bản của lý thuyết phụ thuộc chỉ ra rằng một người
càng lệ thuộc vào truyền thông để đáp ứng các nhu cầu của họ thì truyền thông càng có
tầm quan trọng trong cuộc sống của cá nhân đó và do đó truyền thông càng có hiệu quả
tác động đối với cá nhân này.

Stephen Littlejohn (1999) khi nghiên cứu về lý thuyết này cho rằng “Đầu tiên bạn
trở nên phụ thuộc hơn vào các phương tiện truyền thông có khả năng đáp ứng nhiều nhu
cầu của bạn hơn là những phương tiện truyền thông chỉ đáp ứng một phần nhu cầu” [8].
Khi nhu cầu của mỗi cá nhân thay đổi thì sự phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông
của họ cũng có những thay đổi tương ứng. Bởi vậy, nếu một người tìm được một phương
tiện có khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu của họ thì họ sẽ tiếp tục sử dụng phương tiện đó
và trở nên phụ thuộc vào nguồn thông tin có được từ phương tiện này.

Littlejohn cũng cho rằng tác nhân thứ hai của sự phụ thuộc chính là sự ổn định xã
hội. Trong môi trường có xung đột, thí dụ chiến tranh, thiên tai, thảm họa thì nhu cầu
truyền thông tăng đột biến và công chúng cần hơn sự định hướng từ các phương tiện
truyền thông về những diễn biến mới của xã hội và họ cũng phụ thuộc nhiều hơn vào
những gì truyền thông đăng tải.

Quan điểm của Chaffee và Berger (1997) cho rằng phụ thuộc truyền thông là một
trong những lý thuyết quan trọng trong số những lý thuyết khoa học về truyền thông bởi
lẽ:

Lý thuyết này có năng lực lý giải, hơn nữa là năng lực tiên
lượng bởi lý thuyết đã chỉ rõ mối liên hệ giữa sự phụ thuộc vào
truyền thông và tầm quan trọng của truyền thông đối với một cá
nhân.

117
Theo lý thuyết Phụ thuộc truyền thông, có một mối quan hệ nội tại giữa truyền
thông, công chúng và hệ thống xã hội. Công chúng chỉ học hỏi một phần từ cuộc sống
nhưng họ có thể sử dụng truyền thông để đáp ứng thêm những nhu cầu thông tin phù hợp.
Việc sử dụng các phương tiện truyền thông chi phối quan hệ phụ thuộc của công chúng
vào hệ thống này, đồng thời truyền thông với sức mạnh của mình có thể tạo ra mối liên
hệ phụ thuộc đối với công chúng mục tiêu để đạt được mục đích truyền thông.

Sự phụ thuộc vào truyền thông được tổng hợp từ ba mối liên hệ:

 Liên hệ giữa xã hội và truyền thông: Trong đó truyền thông tiếp cận và
được đánh giá là tiền đề quan trọng đối với trải nghiệm mang tính cá nhân
của công chúng đối với truyền thông. Bản chất của sự phụ thuộc truyền
thông vào hệ thống xã hội có sự khác biệt do hệ thống chính trị, kinh tế, văn
hóa quy định.

 Liên hệ giữa truyền thông với công chúng: Liên hệ này là sự khác biệt cơ
bản của lý thuyết phụ thuộc truyền thông bởi nó chi phối cách công chúng
có thể sử dụng một phương tiện truyền thông đại chúng. Mối liên hệ này
cũng có sự khác biệt giữa các hệ thống phương tiện truyền thông. Nhu cầu
truyền thông càng nổi trội thì hoạt động tìm kiếm thông tin được chuyển tải
trên truyền thông và sự phụ thuộc vào phương tiện càng mạnh mẽ. Kết quả
là, sự hứng thú của công chúng với truyền thông ngày càng lớn.

 Liên hệ giữa xã hội và công chúng: Xã hội có ảnh hưởng tới nhu cầu của
người tiêu dùng và các dạng thức sử dụng truyền thông đồng thời đề xuất
các quy chuẩn, giá trị, tri thức, luật lệ cho các thành viên xã hội.

Mối liên hệ giữa công chúng – truyền thông và xã hội đã được Ball-Rokeach và
DeFleur (1976) mô hình hóa như sau:

118
Hệ thống xã hội Hệ thống truyền thông

Công chúng

Hiệu quả nhận thức


và hành vi

3. Bản chất sự phụ thuộc của công chúng vào truyền thông

Sự phụ thuộc vào truyền thông của công chúng là một quá trình phức tạp và khá
tinh tế, bao gồm các bước cơ bản:

Ban đầu, truyền thông thu hút công chúng bằng cách cung cấp những thông điệp
có thể đáp ứng nhu cầu hiểu, giải trí và thông tin của công chúng.

Tiếp đó, hoạt động nhận thức thúc đẩy cá nhân công chúng duy trì các cấp độ chú
ý và việc được đáp ứng nhu cầu tư tưởng tình cảm sẽ giúp công chúng tăng cường mức
độ của sự hài lòng.

Cuối cùng, cả hoạt động nhận thức và tình cảm đều hướng công chúng đến mức độ
cao hơn trong hoạt động liên quan hoặc thúc đẩy quá trình truyền thông.

Lý thuyết phụ thuộc truyền thông tiên liệu về tương quan giữa sự phụ thuộc của
công chúng vào truyền thông và tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của truyền thông
đối với công chúng và xã hội nhưng mỗi cá nhân công chúng lại sử dụng truyền thông
theo những phương thức khác nhau. Bởi lẽ đó, truyền thông cũng sẽ ảnh hưởng tới công
chúng bằng những con đường khác nhau.

Trên thực tế, sự phụ thuộc vào truyền thông của mỗi cá nhân công chúng có nhiều
cấp độ. Các cấp độ phụ thuộc truyền thông tỷ lệ với những yếu tố sau:

119
 Cá nhân công chúng: Truyền thông có khả năng đáp ứng nhu cầu
của công chúng. Mỗi cá nhân công chúng sẽ trở nên phụ thuộc hơn vào truyền
thông nếu phương tiện đó đáp ứng được nhu cầu của họ.

 Tồn tại xã hội: Công chúng xem xét lại niềm tin, hành động và ứng
xử mỗi khi có những thay đổi hoặc mâu thuẫn xã hội mạnh mẽ có khả năng ảnh
hướng đến việc định hướng lại giá trị và đưa ra những quyết định mới. Trong
những giai đoạn này, sự phụ thuộc truyền thông có bước tiến vượt bậc bởi nhu cầu
được thông tin, hỗ trợ và chỉ dẫn rất mạnh mẽ.

 Tính tích cực của công chúng: Trong quá trình truyền thông, công
chúng tích cực chọn sự phụ thuộc vào truyền thông theo những nhu cầu cá nhân và
các nhân tố khác như điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa. Nếu như có nhiều
nguồn được lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của công chúng thì sự phụ thuộc vào
truyền thông sẽ giảm đi.

Quan điểm cốt lõi của lý thuyết Phụ thuộc truyền thông là sự phụ thuộc vào truyền
thông để đáp ứng những nhu cầu của mỗi cá nhân càng lớn thì truyền thông càng có vai
trò quan trọng đối với họ. Theo Ball-Rokeach và DeFleur, có ba dạng nhu cầu có thể chỉ
rõ truyền thông có vai trò quan trọng thế nào đối với một cá nhân

 Nhu cầu hiểu môi trường xã hội của một cá nhân

 Nhu cầu hành động có ý nghĩa và ảnh hưởng trong xã hội

 Nhu cầu trốn tránh môi trường xã hội khi căng thẳng tinh thần

Khi nhu cầu truyền thông cao, công chúng sử dụng truyền thông để đáp ứng nhu
cầu đó và bởi vậy, truyền thông càng có cơ hội lớn để tác động tới công chúng. Tuy
nhiên, không có nhu cầu truyền thông nào có thể tồn tại lâu dài. Những nhu cầu đó thay
đổi tùy thuộc vào môi trường xã hội.

Lý thuyết phụ thuộc truyền thông đưa ra hai điều kiện cụ thể mà theo đó, nhu cầu
truyền thông của con người, sự phụ thuộc của họ vào truyền thông và khả năng có được
hiệu quả truyền thông được tăng cường.

120
Điều kiện thứ nhất giúp tăng cường nhu cầu truyền thông xuất hiện khi số lượng
các kênh truyền thông và tính tập trung của các chức năng của truyền thông trong xã hội
cao. Điều kiện thứ hai để tăng cường nhu cầu truyền thông có được khi xã hội có những
biến đổi hoặc mâu thuẫn. Trong điều kiện chiến tranh hoặc mâu thuẫn dư luận ở mức độ
rộng lớn, hoặc trong thiên tai, thảm họa có tác động nghiêm trọng đến đời sống của con
người thì công chúng tìm đến các phương tiện truyền thông để phần nào thấu hiểu những
sự kiện, vấn đề quan trọng này. Bởi vậy, truyền thông sẽ có cơ hội lớn để tác động tới
công chúng trong thời điểm của những biến đổi hoặc mâu thuẫn xã hội.

Sự phụ thuộc vào hệ thống các phương tiện truyền thông của công chúng không
đồng đều. Thực chất, có hai nhân tố ảnh hưởng tới mức độ phụ thuộc các phương tiện
truyền thông của công chúng. Nhân tố thứ nhất là công chúng sẽ phụ thuộc nhiều hơn
vào loại hình truyền thông có khả năng đáp ứng đa số nhu cầu của họ hơn là những loại
hình truyền thông chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Nhân tố thứ hai chính là tồn tại xã hội.
Khi xã hội có những biến chuyển hoặc xung đột ảnh hưởng tới niềm tin, cách ứng xử
thậm chí là sự ổn định xã hội thì nhu cầu tìm kiếm thông tin có tính định hướng của công
chúng càng lớn. Nhu cầu của công chúng luôn mang tính cá nhân tuy nhiên nhu cầu đó
cũng chịu tác động khá mạnh mẽ từ môi trường văn hóa, hay sự đa dạng của điều kiện xã
hội. Nói cách khác, nhu cầu, cách thức hay hoạt động sử dụng các phương tiện truyền
thông của công chúng chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khách quan. Công chúng càng
có nhiều lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu truyền thông thì họ càng ít bị phụ thuộc vào một
phương tiện cụ thể và ngược lại.

Lý thuyết phụ thuộc truyền thông khi nghiên cứu về hiệu quả truyền thông được
coi là một trong những giải pháp mang tính lý thuyết trong đó bản chất của mối quan hệ
ba chiều công chúng - truyền thông - xã hội được coi là một trong những tác động trực
tiếp nhất tới hiệu quả mà truyền thông có được đối với con người và xã hội.

Lý thuyết này đề cập đến mối liên hệ giữa truyền thông và các cá nhân ở cấp độ vi
mô và giữa truyền thông và các thiết chế xã hội ở cấp độ vĩ mô. Ở cấp độ vi mô (cá
nhân), lý thuyết phụ thuộc truyền thông quan niệm các cá nhân có định hướng và chủ

121
động khi lựa chọn và sử dụng các thông điệp truyền thông. Có ba lĩnh vực phụ thuộc
trong đó mỗi cá nhân phụ thuộc vào truyền thông theo các cấp độ khác nhau, một là các
hành động cá biệt và hành động xã hội; hai là để khám phá bản thân và xã hội, ba là định
hướng hành động và định hướng tương tác.

Mức độ phụ thuộc vi mô chủ yếu diễn ra trong mối quan hệ giữa từng cá nhân và
truyền thông. Nghiên cứu sự phụ thuộc cấp vi mô hay cấp độ cá nhân vào hệ thống truyền
thông đánh giá các dạng hành động hướng những cá nhân công chúng tới việc sử dụng
truyền thông. Mục tiêu của góc độ nghiên cứu sự phụ thuộc cá nhân và truyền thông chú
trọng đến những nhu cầu định danh các dạng hành động có tác động đến ứng xử của công
chúng đối với truyền thông. Theo Sandra Ball-Rokeach và Melvin DeFleur, các mục tiêu
đó chính là những phương diện chính trong hành động sử dụng truyền thông của mỗi cá
nhân. Khi các nhu cầu bao hàm cả hoạt động có chủ ý và không chủ ý, thì các mục tiêu
chỉ bao gồm một hành động mang tính giải quyết vấn đề rất phù hợp với lý thuyết nghiên
cứu ứng xử với truyền thông dựa trên mối quan hệ mang tính phụ thuộc. Trong cấp độ
phụ thuộc vi mô này, có ba dạng mục tiêu tác động: tìm hiểu, định hướng và hành động.

1. Nhu cầu tìm hiểu đối với các cá nhân để có được sự hiểu biết cơ bản về thế
giới xung quanh

2. Nhu cầu định hướng đối với các cá nhân để định hướng hành động của mỗi
người một cách hiệu quả và tương tác thành công với những cá nhân khác trong cộng
đồng

3. Nhu cầu hành động là cách thức thông qua đó, mỗi người hiểu được vai trò,
quy chuẩn, các giá trị và chúng được phản ánh trong những hoạt động cụ thể như thể
thao, khiêu vũ, giải trí...

Theo quan điểm của Sandra Ball-Rokeach, sự phụ thuộc trong định hướng có liên
hệ mật thiết với sự phụ thuộc trong nhận thức. Cả hai quan hệ phụ thuộc này đều đòi hỏi
phải có được thông tin theo những mục tiêu cụ thể vốn liên quan đến những vấn đề phức
tạp. Bởi những yêu cầu cụ thể và phức tạp như vậy nên nhu cầu thông tin thường chi tiết
và chuyên sâu.

122
4. Vận dụng lý thuyết phụ thuộc truyền thông để nghiên cứu công chúng
truyền thông hiện đại

Trong hơn bốn thập kỷ qua, lý thuyết phụ thuộc truyền thông trở thành cơ sở lý thuyết
cho việc lý giải mối quan hệ giữa công chúng, ngành truyền thông và hệ thống truyền
thông ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Trong giai đoạn này, truyền thông số đã có bước phát
triển vượt bậc để trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
con người.

Cùng với sự phát triển của các loại hình truyền thông đại chúng mới ứng dụng
công nghệ hiện đại, công chúng truyền thông đại chúng cũng có những đặc điểm mới,
tương đối khác biệt so với những quan niệm truyền thống về công chúng truyền thông đại
chúng, trong đó chúng ta thường chú trọng đến tính phi đại chúng hóa của các nhóm công
chúng, đặc tính đề cao và khẳng định “cái tôi”, tập hợp thành nhóm trong một thế giới ảo,
tuy hình thức tổ chức theo nhóm, cộng đồng chỉ là tương đối nhưng đã có khả năng tương
tác cao với mức độ ý thức chung tương đối cao nhưng không kéo dài và thường bị chi
phối bởi cái tôi cá nhân. Một đặc tính quan trọng nữa của công chúng truyền thông hiện
đại là nhu cầu và khả năng chủ động, tích cực trong quá trình tiếp nhận thông tin và tham
gia vào quá trình truyền thông.

Với đa số trong công chúng, việc sử dụng phương tiện truyền thông là một hoạt
động thường xuyên, chiếm một phần đáng kể thời gian nhàn rỗi. Cùng với sự phát triển
của các phương tiện truyền thông mới và những công nghệ mới ứng dụng trong các
phương tiện truyền thông truyền thống, công chúng có thể tự trang bị cho mình rất nhiều
dạng phương tiện truyền thông khác nhau. Trước đây, công chúng chỉ có thể cầm theo
báo in nhưng giờ đây chúng ta có cơ hội hưởng thụ những tiện ích của các phương tiện
nghe nhìn bất cứ đâu và bất cứ khi nào với khả năng tưởng chừng vô tận của các thiết bị
truyền thông cầm tay thế hệ mới. Và nếu dư ra một khoảng trống trong ngày, công chúng
có thể dễ dàng lấp đầy khoảng trống đó bằng chính nội dung thông tin. Nhưng câu hỏi đặt
ra là: Vì sao một người lại sử dụng các phương tiện truyền thông theo cách đó? Họ tìm
kiếm điều gì từ các phương tiện truyền thông và họ có đạt được mục đích hay không?

123
Các phương tiện truyền thông có dễ dàng đáp ứng nhu cầu của công chúng hay công
chúng có thể thay đổi việc sự dụng các phương tiện truyền thông để tìm kiếm những điều
thú vị khác nữa? Liệu tính năng ngày càng đa dạng của một phương tiện truyền thông
mới có làm công chúng thay đổi thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông truyền
thống hay không?

Những câu hỏi này luôn được các nhà nghiên cứu truyền thông đặt ra mỗi khi có
một loại hình phương tiện truyền thông mới ra đời, khi mà công chúng vừa duy trì thói
quen sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống để thỏa mãn nhu cầu thông tin,
vừa háo hức với những tính năng mới mẻ, đa dạng và tiện dụng hơn của các phương tiện
truyền thông mới, đặc biệt là internet và các ứng dụng của phương tiện truyền thông này.

Năm 1998 Sandra Ball-Rokeach đã đưa ra những tranh luận về vấn đề này và tiên
lượng về tác động của internet đối với sự phụ thuộc truyền thông của công chúng. Bà
viết:

“Internet đã thâm nhập và tác động vào những mối liên hệ truyền thông
bằng cách tích hợp cùng hệ thống truyền thông phát triển có thể mở rộng độ tiếp
cận đối với sự hiểu biết, định hướng và thực hiện mục tiêu mà mỗi cá nhân, nhóm
hay tổ chức đều có thể đạt tới thông qua các quan hệ phụ thuộc truyền thông”.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề ngày, cần những nghiên cứu thực nghiệm công phu và tỉ
mỉ.
Có quan điểm cho rằng nghiên cứu hoạt động truyền thông của công chúng cần đặt
trong mối tương quan giữa nhiều phương pháp tiếp cận, cách tiếp cận xã hội - lịch sử,
cách tiếp cận xã hội - văn hoá, cách tiếp cận văn hoá, cách tiếp cận nhân cách, cách tiếp
cận sử dụng và hài lòng, cách tiếp cận cấu trúc...Trong đa số các nghiên cứuhướng tiếp
cận thực nghiệm “Sử dụng và hài lòng” (khảo sát việc chọn và sử dụng, khảo sát những
mong mỏi và sự thoả mãn những mong mỏi đó do việc sử dụng các phương tiện truyền
thông hoặc TTĐC) là hướng tiếp cận chủ yếu để nghiên cứu nhu cầu truyền thông của
công chúng. Phương pháp tiếp cận này vừa giúp chúng ta lượng hoá hành vi sử dụng các
phương tiện truyền thông, qua đó cho thấy công chúng “cần” thông tin gì, bằng phương

124
tiện nào, ở mức độ như thế nào; đồng thời cũng xác định được công chúng mong muốn
có thông tin gì, thoả mãn ra sao, phản ứng như thế nào với các thông điệp, công chúng
“đòi hỏi” những gì ở các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh đó, nghiên cứu hoạt động truyền thông của công cũng cần đặt trong mối
liên hệ đa chiều giữa công chúng, phương tiện truyền thông và bối cảnh đời sống xã hội,
đặc biệt là xét đến những điều kiện đặc trưng như môi trường truyền thông đại chúng,
khả năng tiếp cận và hưởng thụ sản phẩm văn hoá nói chung và sản phẩm TTĐC nói
riêng của công chúng, mức độ phụ thuộc của công chúng vào các phương tiện TTĐC ...
để có được những nhận định khách quan và khoa học trong quá trình nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

1. Ball-Rokeach, S. J., & DeFleur, M.L. (1976). A dependency model of mass media
effects. Communication Research, 3, 3-21.
2. Ball-Rokeach, S.J. (1998). A theory of media power and a theory of media use:
Different stories, questions, and ways of thinking. Mass Communication & Society, 1(1),
5-40.

3. Ball-Rokeach, S.J., Power, G.J., Guthrie, K.K., Waring, H.R. (1990). Value-
framing abortion in the United States: an application of media system dependency
theory.International Journal of Public Opinion Research, 3, 249-273
4. Sandra Ball-Rokeach and Melvin DeFleur, Theories of Mass Communication,
1989; Ball-Rokeach, Rokeach and Grube, The Great American Values Test

5. Blumler, J. G. (1979). The role of theory in uses and gratifications


studies. Communication Research, 6, 9-36.
6. Katz, Elihu, Jay Blumler and Michael Gurevitch. The Use of Mass
Communication. Beverly Hills, California: Sage, 1974.
7. Katz, Elihu, Jay Blumler and Michael Gurevitch. “Uses of Mass Communication
by the Individual.” Mass Communication Research: Major Issues and Future Directions.
Eds. W.P. Davidson and Fredrick Yu. New York: Praeger, 1974. 11-35.

125
8. Littlejohn, S. W. (1999). Theories of human communication (6th ed.).
Albuquerque, NM: Wadsworth Publishing, 351-354.
9. Rice, Ronald. The New Media. Beverly Hills, California: Sage, 1984. 107-108.
10. Uses & Gratifications/ Dependency Theory

http://zimmer.csufresno.edu/~johnca/spch100/7-4-uses.htm

126
NGÔN NGỮ MẠNG XÃ HỘI:

“CHÍNH THỐNG” HAY KHÔNG “CHÍNH THỐNG”

ThS.Nguyễn Minh1

“Ngôn ngữ luôn nằm ở trung tâm của Internet, và trung tâm của các hoạt động trực
tuyến là sự tương tác”

(David Crystal)

Trong đợt cập nhật gần đây nhất (08/2013), từ điển trực tuyến Oxford – một trong những
từ điển chuẩn mực nhất dành cho Anh ngữ - đã cập nhật thêm một số từ và thuật ngữ
công nghệ trên các mạng xã hội, đang trở nên phổ biến; ví dụ như “selfie” (chụp ảnh tự
sướng), “FOMO” (lo rằng mình bỏ lỡ một sự kiện thú vị), “bitcoin” (loại tiền kĩ thuật số
giúp người dùng có thể thanh toán trực tuyến mà không phải thông qua ngân hàng),...
Đây không phải lần đầu tiên bộ từ điển uy tín này đặt các từ “mới” – các từ mới được
hình thành và phổ biến gần đây trên các mạng xã hội - bên cạnh các từ tiếng Anh chuẩn
mực đã được khảo sát nghiên cứu công phu từ hàng trăm năm nay. Cùng với sự công
nhận ấy, một số từ ngữ mạng đã trở thành “quốc tế ngữ” của cộng đồng sử dụng internet
như “OMG” (chúa ơi), “LOL” (cười phá lên), “ASAP” (càng sớm càng tốt).

Việc này đặt ra câu hỏi với ngôn ngữ mạng xã hội trong tiếng Việt, rằng có nên đưa các
từ đang ngày càng trở nên phổ biến trên mạng xã hội như “khủng”, “phượt”, “tự sướng”,
“CLGT” vào từ điển tiếng Việt hay không – đồng nghĩa với việc các từ này sẽ xuất hiện
“chính thức” trên các báo; hay cao hơn nữa là chúng ta sẽ phải ứng xử với các từ “mới”
đó như thế nào trong thế đối sánh với các từ “cũ” trong từ điển.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả là nên đưa ngôn ngữ mạng xã hội vào từ điển, từ
đó bước đầu nên ra phương pháp tiếp cận nhóm từ vựng này. Quan điểm đó được thể

1
Khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

127
hiện thông qua việc bác bỏ các quan điểm thường được nhắc đến nhằm phản đối việc đưa
ngôn ngữ mạng xã hội vào từ điển như sau:

(1) Ngôn ngữ mạng xã hội chỉ là một hiện tượng “thứ cấp”, “không chính
thống”, vì thế không đáng để nghiên cứu.
Quan điểm trên xuất phát từ nhánh nghiên cứu ngôn ngữ học quy chuẩn (prescriptive
linguistics). Người ta cho rằng trong một ngôn ngữ, có những dạng từ ngữ là chuẩn mực,
có giá trị cao hơn các từ ngữ khác, và chỉ có ngôn ngữ đó mới có thể phổ biến và sử dụng
trong toàn bộ cộng đồng ngôn ngữ. Từ đó, họ hình thành các bộ quy tắc ngôn ngữ (ví dụ
như: từ điển ngữ văn hoặc cách dùng từ trong văn bản hành chính) nhằm đánh giá một
người dùng “đúng” ngôn ngữ hay dùng “sai” ngôn ngữ. Quan điểm này khá thịnh hành
trong thời Trung đại, khi mà chỉ các nhà văn hay các quý tộc mới có thể sử dụng thành
thục các bộ quy tắc ngôn ngữ hàn lâm, cũng như việc giới quý tộc coi việc sử dụng ngôn
ngữ chuẩn mực như một phương tiện đánh dấu đẳng cấp của mình.
Thế nhưng, trái ngược với quan điểm quy chuẩn về ngôn ngữ, nhánh nghiên cứu ngôn
ngữ học mô tả (descriptive linguistics) đã chỉ rõ những hạn chế của việc nghiên cứu và sử
dụng ngôn ngữ chỉ dựa trên các bộ quy tắc ngôn ngữ. Ngôn ngữ học mô tả nhấn mạnh
vào việc nghiên cứu ngôn ngữ phải dựa trên việc ngôn ngữ đang được thật sự sử dụng
trong giao tiếp hàng ngày như thế nào. Các nhà nghiên cứu theo hướng này nhấn mạnh
chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là dung để giao tiếp, vì thế không thể nghiên
cứu ngôn ngữ như một hệ thống “chết cứng”, nằm ngoài sự sinh động của giao tiếp
thường nhật. Tức là nó chấp nhận các biến thể ngôn ngữ khác nhau cùng tồn tại, thay vì
chỉ những gì tồn tại trong các bộ quy tắc ngôn ngữ. Các biến thể này sẽ được nghiên cứu
dựa vào việc tại sao cộng đồng nói năng (speech community) – một cộng đồng cùng sử
dụng một “ngôn ngữ” để phục vụ việc giao tiếp- lại sử dụng chúng trong các hoàn cảnh
giao tiếp nhất định. Càng ngày thời gian càng chứng minh tính đúng đắn của hướng tiếp
cận ngôn ngữ học miêu tả. Đặc biệt là trong khoảng 100 năm trở lại đây, cùng với sự ra
đời của radio, truyền hình, và nhất là internet; nhân loại đã “giao tiếp” với nhau với tần
suất lớn trước hàng nghìn lần với các lượt trao đổi thông qua điện thoại, chat, tin nhắn,
gọi trực tuyến (call online), bình luận (comment) trên diễn đàn, blog, mạng xã hội,….

128
Việc mở rộng giao tiếp dẫn đến tần suất giao tiếp lớn hơn rất nhiều lần dẫn đến số lượng
biến thể ngôn ngữ lớn hơn và đa dạng hơn, và đồng thời dẫn đến dẫn đến sự đa dạng cộng
đồng nói năng – đặc biệt là một cá nhân có thể là thành viên của rất nhiều cộng đồng nói
năng khác nhau.
Chính bởi thực trạng trên, các bộ quy tắc ngôn ngữ không chỉ thể hiện sự bất lực của
nó trước thay đổi chóng mặt của ngôn ngữ hiện đại mà còn không có nhiều giá trị về mặt
nghiên cứu.
Vì thế, hiện tượng ngôn ngữ mạng xã hội cũng bình đẳng như bất kì hiện tượng ngôn
ngữ nào khác; nó phải được khảo sát và nghiên cứu một cách nghiêm túc vì nó là một
hiện tượng đang diễn ra trong hoạt động giap tiếp hàng ngày.

(2) Ngôn ngữ mạng xã hội chỉ là các từ vựng thuộc về “ngôn ngữ nói”, thuộc
phong cách “khẩu ngữ”
Quan điểm trên xuất phát từ cách phân chia ngôn ngữ thành “ngôn ngữ nói” (spoken
language) “ngôn ngữ viết” (written language) “ngôn ngữ kí hiệu” (sign language). Những
người theo quan điểm kinh điển này cho rằng ngôn ngữ được sử dụng trên mạng xã hội là
“viết ra những gì chúng ta nói”, tức là dùng bàn phím để ghi lại những gì chúng ta vẫn
nói thường ngày. Vì thế, ngôn ngữ trên mạng xã hội là một thứ nằm giữa ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết, hay được gọi là “ngôn ngữ nói viết” (spoken writing) hoặc “ngôn ngữ viết
nói” (written speaking). Quan điểm này có rất nhiều điểm bất hợp lí, như David Crystal
đã chỉ ra trong chương 2 của cuốn “Language and the Internet” ví dụ như Netspeak (ngôn
ngữ được dùng trên internet) không truyền tải được ngữ điệu nói, Netspeak có thể chèn
rất nhiều hiệu ứng hình ảnh, Netspeak có thể có độ ngưng (lag) giữa các lượt nói,…
Chính vì thế ông chỉ ra rằng, Netspeak không thể nằm trong ba loại ngôn ngữ truyền
thống, cũng không thể là loại hỗn hợp nói - viết, mà phải phân chia lại ngôn ngữ thành
bốn loại là “ngôn ngữ nói” / “ngôn ngữ viết” / “ngôn ngữ kí hiệu” / “ngôn ngữ máy tính -
truyền thông hóa” (computer - mediated)”.
Quay lại với quan điểm (2), những người theo quan điểm này, do vướng phải cách
phân chia cũ, nên đã đẩy ngôn ngữ trên mạng xã hội vào dạng “ngôn ngữ nói”, từ đó cho

129
rằng ngôn ngữ mạng xã hội là một dạng “khẩu ngữ” mới. Chính vì thế mà ngôn ngữ
mạng xã hội chỉ được xuất hiện một cách hạn chế trong từ điển, và nếu có xuất hiện thì
cũng được đánh kí hiệu “khẩu ngữ”.
Nhưng từ quan điểm của David Crystal, ta thấy rằng ngôn ngữ mạng xã hội cũng là
một phương thức biểu hiện ngôn ngữ, tồn tại song song với các phương thức biểu hiện
ngôn ngữ khác. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ngôn ngữ mạng xã hội vào từ điển, và các
từ, cụm từ này được đánh kí hiệu “máy tính - truyền thông hóa” (computer - mediated).
Mặt khác, trở lại quan điểm của mục (1), một từ trở thành một mục từ trong từ điển phải
dựa trên tần suất của từ đó được sử dụng trong toàn xã hội - cộng đồng nói năng; vì thế
các từ “mới” trên mạng xã hội phải được đưa vào trong từ điển (như ta đã thấy trong
trường hợp từ điển Oxford được đưa ra ở đầu bài).

(3) Ngôn ngữ mạng xã hội chỉ là một “phương ngữ xã hội”
Quan điểm này cho rằng ngôn ngữ mạng xã hội, cũng có cùng một bản chất như
“tiếng lóng” hay “từ chuyên môn”; tức là chỉ được sử dụng hạn chế trong một nhóm
người nhất định, có quan hệ về mặt tổ chức hay chuyên môn, vì thế sản sinh ra một loại
ngôn ngữ đặc biệt nhằm đảm bảo các đặc thù giao tiếp trong nhóm đó, các nhóm khác
hay toàn dân khó lòng mà hiểu được. Vì thế, việc đưa vào từ điển là không cần thiết.
Quan điểm này dễ dàng vấp phải nhiều phản ví dụ. Ví dụ như từ “phượt” không chỉ
còn nằm trong các diễn đàn của những người trẻ thích đi du lịch nữa, mà giờ nó được sử
dụng ngay cả trên những tờ báo chính thống nhất như “Tuổi trẻ”1, “VOV”2, “Công an
nhân dân”3,… chứng tỏ hiện nay hầu hết công chúng đều có thể hiểu nghĩa được từ này,
dù nó không nằm trong “Từ điển tiếng Việt”4. Cũng như vậy đối với từ “đắng lòng”, lúc
đầu chỉ là một tiếng lóng5 - với nghĩa “cảm thấy khó chịu, đau khổ vì một điều gì đó
không tốt” - được sử dụng trong các trang mạng xã hội, sau đó nó được sử dụng và lan

1
http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=520171
2
http://vov.vn/Xa-hoi/Phong-su/Luot-phuot-dau-nam/134837.vov
3
http://cstc.cand.com.vn/vi-vn/phongsu-ghichep/phongsu/2013/9/185722.cand
4
Hoàng Phê (chủ biên), 2012, “Từ điển tiếng Việt”, Trung tâm từ điển học, NXB Đả Nẵng
5
Từ lóng này được sử dụng rất khác với nghĩa văn học của từ “đắng lòng” trong câu thơ của Chế Lan Viên:“Ăn một
miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc”.

130
rộng trên các trang báo trực tuyến lớn như thanhnien.com.vn, tuoitre.vn, vtc.vn,… với
tần suất sử dụng cao. Điều này chứng tỏ ban biên tập của các báo đã cân nhắc đến việc
chắc chắn các độc giả phổ thông của mình nắm được nghĩa của từ “mới” này.

Nói như David Crystal, mạng Internet thay vì tạo ra một ngôn ngữ đồng nhất thì nó
tạo ra một tuyển tập các phương ngữ đa dạng. Nhưng đây không phải hình ảnh các
phương ngữ cổ điển với sự cô lập về mặt địa lí, không có tương tác ngôn ngữ; mà là các
“phương ngữ điện tử” có sự tương tác không ngừng giữa những “người dùng” (user)
không gặp một sự “ngăn sông cấm chợ” nào hết. Vì thế, ngôn ngữ mạng xã hội, có khởi
đầu giống như “tiếng lóng” hay “từ chuyên môn”, chỉ phục vụ một nhóm nhỏ người
dùng, nhưng sau đó, nhờ vào sự kết nối không giới hạn của các mạng xã hội, mà nó
nhanh chóng trở thành một “tài sản chung” của một cộng đồng rộng lớn người dùng
thông qua sự tương tác vượt trội của mạng xã hội. Chính sự tương tác không giới hạn này
dẫn đến việc tất cả các thành viên của “cộng đồng nói năng” cùng đồng thời xây dựng
các biến thể ngôn ngữ và trao đổi chúng với những thành viên khác; thay vì “tuân theo”
một bộ chuẩn tắc ngôn ngữ hay các biến thể ngôn ngữ được tạo thành bởi các nét đặc

131
trưng cố hữu của cộng đồng đó. Và việc này dẫn đến sự sáng tạo cũng như đào thải
không ngừng của vốn từ “mạng xã hội”.
Cao hơn nữa, ngôn ngữ mạng xã hội không phải ngôn ngữ của những người- cùng-sử-
dụng-mạng-xã-hội. Khác với “từ chuyên môn” là ngôn ngữ của những người cùng làm
việc gì đó (ví dụ như “thuật ngữ khoa học” là từ chuyên môn của các chuyên gia cùng
làm nghề nghiên cứu khoa học, hay “từ kĩ thuật” là một số từ chỉ những người làm kĩ
thuật mới có thể hiểu rõ để áp dụng vào công việc của họ); ngôn ngữ mạng xã hội là của
những người cùng-giao-tiếp-thông-qua-mạng-xã-hội. Tức là toàn bộ quá trình giao tiếp
được bộc lộ bằng ngôn ngữ trên mạng xã hội chứ không phải giao tiếp về mạng xã hội.
Chính vì thế ngôn ngữ trên mạng xã hội vừa phản ánh những đặc thù giao tiếp trên mạng
xã hội, vừa phản ánh mọi hiện tượng của đời sống. “Tiêu chuẩn kép” đó sinh ra các từ
mới – “ngôn ngữ mạng xã hội”.

Một số hướng nghiên cứu ngôn ngữ mạng xã hội


Chính bởi tầm quan trọng đã nêu trên, mà ngôn ngữ mạng xã hội cần có những
phương pháp cũng như hướng tiếp cận riêng. Dựa vào quan điểm của David Crystal,
chúng tôi bước đầu đưa ra một số lĩnh vực nghiên cứu sau:
(1) Công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Search engine assistance)
Các công cụ tìm kiếm muốn hoạt động hiệu quả phải dựa trên các từ nổi bật (hit)
mang tính cập nhật, chính xác và quan yếu. Ví dụ như khi tìm kiếm từ khóa “apple” trong
tiếng Anh, các kết quả tìm kiếm sẽ hầu hết cho ra kết quả là hãng sản xuất Apple – nơi
sản xuất ra Iphone, Ipad,… chứ không phải “một loại quả”. Cũng như vậy, khi tìm kiếm
từ khóa “vãi” trong tiếng Việt, sẽ hiển thị hầu hết các kết quả liên quan đến tiếng lóng –
được dung như phụ từ ‘rất” - được giới trẻ sử dụng (như “vãi đạn, vãi lúa”) chứ không
phải hành động “ném rải ra nhiều phái trên một diện tích nhất định” hoặc “người đàn bà
có tuổi chuyên đi chùa lễ Phật” (theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê, 2012).
Việc thêm các nghĩa mới cho các từ nổi bật (hit) là rất quan trọng. Vì các cỗ máy tìm
kiếm rất cần đưa ra các khuyến nghị (sugget) cho người sử dụng để các kết quả là phù
hợp nhất với họ, giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian tìm kiếm cũng như nhanh chóng

132
có được các trang web có ý nghĩa với mình. Còn đối với nghiên cứu ngôn ngữ cũng như
nghiên cứu truyền thông, điều quan trọng là mô tả được các từ thường đi cùng với nhau
như thế nào để tạo ra các nghĩa mới, từ đó nhận ra được xu hướng giao tiếp của người
dùng.
(2) Quảng cáo trực tuyến
Điều quan trọng với quảng cáo trực tuyến là làm sao có thể có được những thông tin
liên quan đến tính cách, đặc điểm cá nhân của khách hàng. Điều này có thể đọc được
thông qua nhiều kênh, nhưng hiện nay, một trong những kênh quan trọng nhất là xem
anh/chị ta thuộc vào cộng đồng nói năng trên mạng nào. Khi thu thập được dữ liệu về
khách hàng đó, có thể dựa trên tần suất các biến thể ngôn ngữ được khách hàng đó sử
dụng trên các trang mạng xã hội để đánh giá các đặc điểm xã hội của người đó.
Cũng như vậy, các sản phẩm quảng cáo trên mạng (fanpage, mail,…) cũng phải sử
dụng một loại ngôn ngữ tương ứng với những biến thể ngôn ngữ mà khách hàng đó
thường sử dụng.
(3) Thương mại điện tử
Vấn đề trọng tâm nhất của thương mại điện tử luôn là làm thế nào để có nhiều lượt
truy cập nhất. Để đạt được điều đó, bắt buộc các trang web phải sử dụng các từ nổi bật
(hit). Việc này dẫn đến vấn đề là việc sử dụng tràn lan, không cân nhắc các biến thể ngôn
ngữ nhằm tăng lượng truy cập. Ở mặt tích cực, việc này giúp đa dạng hóa ngôn ngữ (như
đã nói ở trên); nhưng mặt khác nó dẫn đến tình trạng sử dụng ngôn ngữ kém hiệu quả. Ví
dụ như từ “đắng lòng” đã dẫn ở trên; với một tần suất lặp rất lớn trên một trang báo trực
tuyến, sẽ dẫn đến hiện tượng rập khuôn nhàm chán khi “giật” tít, thiếu đi tính sáng tạo và
hiệu quả của phong cách báo chí.
Tổng kết lại, từ việc phản biện lại ba quan điểm trên, chúng tôi khẳng định việc cập
nhật ngôn ngữ mạng xã hội vào từ điển tiếng Việt là cần thiết. Đứng từ bình diện ngôn
ngữ học mô tả, việc cập nhật ấy vừa thể hiện sự giàu có của tiếng Việt trong giai đoạn
“mạng xã hội” hiện nay, vừa vừa là thước đo không chỉ những chuyển biến trong truyền
thông mà rộng hơn còn là những chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam đương đại.

133
Tài liệu tham khảo

1. David Crystal, 2004. Language and the Internet. Cambridge University Express.
2. Đinh Văn Đức, 2012. Ngôn ngữ học đại cương. NXB Giáo dục, Hà Nội.

134
BÀI HỌC VỀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ CHÂM BIẾM
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH

PGS.TS. Hoàng Tất Thắng1

1. Nhận xét chung


Như mọi người đều biết, hài hước, dí dỏm, châm biếm không phải là nét bút độc đáo
duy nhất hay bao trùm trong văn chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh mà là bút pháp sở
trường, ưa thích của Người. Mục đích chung của việc châm biếm trong ngôn ngữ của
Người là nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Ngọn bút châm biếm của Hồ Chí Minh, trước hết, nhằm thẳng vào kẻ thù chính của
cách mạng với mục đích vạch trần, tố cáo, chế giễu bản chất xâm lược, tham lam, tàn ác
của chúng. Đồng thời, ở mức độ nhẹ nhàng hơn, Bác sử dụng bút pháp này để phê bình
các biểu hiện tiêu cực trong một số cán bộ, đảng viên, quần chúng lao động do bệnh cá
nhân nảy sinh, nhằm giúp họ tự nhìn lại mình và có chí hướng khắc phục lỗi lầm để vươn
lên.
Có thể nói, ngôn ngữ châm biếm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là vũ khí sắc bén góp
phần đánh bại kẻ thù về mặt tư tưởng, vừa là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cán bộ, nhân
dân ta chữa những căn bệnh tiêu cực của xã hội cũ còn rơi rớt lại, liều thuốc bổ yêu đời
và tràn trề tinh thần lạc quan cách mạng.
Ngôn ngữ châm biếm của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất hàm súc, mộc mạc, ngắn gọn, dễ
hiểu và dễ nhớ, rất ít khi Người dùng từ trừu tượng, không dùng điển tích xa lạ, khó hiểu,
phô trương.
Trong tất cả các bài viết có nội dung châm biếm, có thể thấy nổi bật hai phương diện
sau:
a. Bác Hồ sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như: đại từ, từ trái nghĩa, từ
mang nghĩa tốt, từ mang nghĩa xấu, từ nước ngoài xen từ Việt, thành ngữ, tục ngữ...

1
Chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH Khoa học Huế.

135
b. Bác còn sử dụng các cách thức diễn đạt như chơi chữ, xây dựng nghịch, lý,
lẩy Kiều...
Chúng tôi đã thống kê 200 văn bản chính luận để tìm hiểu nghệ thuật châm biếm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và có kết quả như sau:

STT Các phương tiện, cách thức Số bài Tỉ lệ Ghi chú


Dùng đại từ,từ trái nghĩa,từ ngoại
1 60/200 30%
quốc,từ có nghĩa xấu
2 Dùng thành ngữ, tục ngữ 50/200 25%
3 Dùng chơi chữ 20/200 10%
4 Dùng xây dựng các nghịch lý 55/200 27.5%
5 Dùng hình thức lẫy kiều 15/200 7.5%

2. Các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ chính luận Hồ Chí Minh
2.1. Sử dụng hệ thống đại từ để châm biếm
Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, có khả năng miêu tả
đầy đủ các mối quan hệ giữa con người với con người trong giao tiếp. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ tập trung vận dụng các đại từ nhân xưng ngôi thứ ba để làm phương tiện châm
biếm, trong đó, Người đặc biệt quan tâm khai thác nét nghĩa xấu để bày tỏ thái độ khinh
miệt, coi thường của mình đối với tổng thống của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chính
quyền bù nhìn cũng như các tướng tá, những kẻ chuyên tâm làm tay sai cho giặc, phản
dân hại nước.
Trong cách nhìn của Người, các đối tượng này là những nhân vật tầm thường, đáng
khinh, đáng nguyền rủa vì bản chất của chúng. Những đại từ như y, chúng, hắn, bọn, kẻ,
gã, mụ, chàng, lão,.... là những từ được Bác Hồ dùng để “tặng” cho những nhân vật nói
trên.
Chẳng hạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hai từ “chúng”, “chàng” để gọi tên của
Giôn-xơn và Gô-noa-tơ, các vị nguyên thủ quốc gia Mỹ: “Trong cuộc bầu cử này, Tổng
Giôn là người đảng dân chủ, Gô-noa-tơ là người thuộc đảng Cộng Hoà. Những ngày vận

136
động tranh cử chúng hết lời bêu rếu nhau. Mặt khác, cả hai chàng đều ra sức lừa bịp nhân
dân” (Trò tổng tuyển cử Mỹ - báo Nhân Dân 3/1/1964 ).
Thật đáng mỉa mai, khinh bỉ, chỉ cần hai từ “chúng, chàng”, các nguyên thủ “đáng
kính” của nước Mỹ bỗng chốc trở thành những “chàng trẻ tuổi” giàu năng khiếu “lừa
lọc”, tranh dành quyền lợi và mị dân.
Khi nhắc đến hai vị nguyên thủ đứng đầu hai chính phủ bù nhìn Việt Nam và Nam
Triều Tiên là Ngô Đình Diệm và Lý Thừa Vãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng từ gã
(trong tiếng Việt, gã dùng để chỉ những đấng mày râu có bản chất xấu xa, bỉ ổi) để “tặng”
cho chúng nhằm mục đích bộc lộ bản chất phản động bán nước, hại dân của Diệm và
Vãn. “Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên cách xa nhau hàng ngàn cây số thế mà Ngô
Đình Diệm và Lý Thừa Vãn giống nhau dữ: Hai gã đều do đế quốc Mỹ nặn thành bù nhìn
đẫm máu. Hai gã đều gầm gừ chống cộng và hò hét “Bắc tiến” (Báo Nhân dân, 3/5/1960).
Trong tiếng Việt toàn dân, từ mụ dùng để chỉ người đàn bà đáng khinh bỉ, Bác Hồ đã
dùng từ này để chỉ bọn địa chủ trong cải cách ruộng đất với thái độ khinh bỉ:
“Mụ địa chủ Báu ở xã H.S mưu gả con gái của nó cho anh cố nông tên là Duy vì anh
Duy biết tận gốc rễ của nó, nếu anh Duy đấu thì nó không thể chối cãi được....” (Báo
Nhân dân ngày 21/2/1954).
Ngoài việc sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba để làm phương tiện châm biếm, ta
còn thấy trong nhiều bài viết châm biếm kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kết hợp
dùng đại từ vừa gọi tên đối tượng trống không làm cho sắc thái châm biếm, mỉa mai đối
tượng càng tăng. Chẳng hạn, Bác sử dụng cùng lúc trong một đoạn văn vừa đại từ, vừa
gọi trống tên của đối tượng được châm biếm là tổng thống Ngô Đình Diệm, tổng thống
Hoa Kỳ Giôn xơn và đồng bọn của chúng: “Giữa năm 1961, Tổng Giôn (hồi đó là Phó
tổng thống Mỹ) đã ca tụng Diệm là “người cha của dân tộc”, “ dũng cảm và tinh anh”.
Cuối năm 1963, chính bọn Giôn đã cho rằng Diệm là một độc tài thối nát và bất lực, đã
cho giết Diệm và đưa Dương Văn Minh lên. Mồ Diệm cỏ mọc chưa xanh thì chúng đã hạ
Dương xuống và đưa Khánh thay vào. Chúng lại ca ngợi Khánh là “một lãnh tụ tài năng
lỗi lạc” (báo Nhân dân 15/7/1963).

137
Cũng có khi Hồ Chí Minh vừa kết hợp sử dụng đại từ vừa kết hợp với hình thức chơi chữ
- phiên âm tên riêng của đối tượng - để châm biếm: “ Nhưng có những việc bất ngờ làm
cho Y mất hồn vía. Việc số một là khi Vét mỡ lợn và Cá bột lót mời Zoon đến thăm Việt
Nam. Y hoa tay lia lịa và Y sợ quân du kích “hoan nghênh” (báo Nhân dân 7/5/1963).
2.2. Sử dụng từ khẩu ngữ để châm biếm
Bên cạnh việc sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba để làm phương tiện châm biếm,
Hồ chủ tịch còn sử dụng từ khẩu ngữ có sắc thái biểu đạt cao, có tính tạo hình đậm nét
gây ấn tượng mạnh mẽ để châm biếm. Những từ khẩu ngữ thường được Bác sử dụng là
những từ có nghĩa xấu mang sắc thái mỉa mai, đả kích, châm biếm cao.
Qua tư liệu, những từ khẩu ngữ được Bác thường sử dụng là trơ tráo, đốn mạt, mạt
kiếp, rêu rao, nói khoác, nói phét, ba hoa, hống hách, múa mép, bợm, trùm, lâu la, chó
săn...
Chẳng hạn, trong một đoạn văn ngắn của tiểu phẩm “Nói chuyện Mỹ”, Bác Hồ đã sử
dụng đến 5 từ khẩu ngữ : nói dối, nói khoác, nóiphét, leo lẻo, múa mồm kết hợp với các
từ xưng hô: bọn, từ nước ngoài “go home”, thành ngữ “sứt đầu mẻ trán”, “ba chân bốn
cẳng”... có tính chất biểu cảm cao, gây ấn tượng mạnh, qua đó bộc lộ đầy đủ các phương
diện khác nhau về bản chất của bọn trùm Nhà trắng và Lầu năm góc, đồng thời đả kích
cái công lý ngược đời của bọn đế quốc: “Nói dối, nói khoác, nói phét trở thành “quốc
sách” của bọn trùm Nhà trắng và Lầu năm góc. Bị nhân dân ta nện cho một trận sứt đầu
mẻ trán, không ba chân bốn cẳng mà “go home” cho nhanh để kịp thời bảo vệ cái “thể
diện địa ngục” của “nước mẹ Hoa Kỳ” lại còn leo lẻo múa mồm rằng: chắc Mỹ sẽ ở lại
Việt Nam và làm tất cả mọi điều cần thiết để thắng lợi.” (báo Nhân dân ngày 14/4/1965).
Đối với những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên hay quần chúng nhân dân,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một thái độ phê bình thẳng thắn. Với các đối tượng này,
Bác cũng thường sử dụng những từ khẩu ngữ gây ấn tượng mạnh, có sắc thái biểu đạt cao
để chỉ trích những khuyết điểm của đối tượng và bộc lộ thái độ phê phán của mình.
Những từ khẩu ngữ thường được Bác sử dụng như: trẻn, chén, ăn bớt, xoay,đùn, ta đây,
lên mặt, vác mặt,...

138
Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Bác đã phê bình cái vô duyên của anh chàng mắc bệnh
nói dài, ba hoa: “Nhiều người trước khi nói không sắp sửa kỹ càng. Lúc nói ra hoặc lặp
lại những cái trước đã nói hoặc lặp đi lặp lại một cái mình đã nói, lúng túng như gà mắc
tóc. Thôi thì trẽn. Nói nữa thì chán tai” (HCM TT, t.5, tr.21).
Hoặc Bác dùng động từ chén để phê bình thẳng thắn thói liên hoan lu bù, chén chú, chén
anh của các cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền để ăn chơi tiêu xài của dân mà không
hề nghĩ đến dân: “Dân ta làm cả ngày, cả đêm, mà một số người đụng cái gì cũng chén,
mà lại chén nhiều chứ không phải chén ít.”
2.3. Sử dụng các từ chỉ động vật, từ nước ngoài lẫn từ tiếng Việt để châm biếm
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng một số từ chỉ động vật làm phương tiện châm biếm
như: đực, cái, đàn, bầy, lũ, chó săn, chó sói... Những từ này khi dùng để chỉ người thì
mang sắc thái khinh miệt, coi thường, đáng xa lánh.
Chẳng hạn, trên báo Nhân dân ngày 26/2/1954, Bác đã viết: “Đầu năm nay, quân địch đã
thắng đến nỗi một bầy Bộ trưởng và lãnh tụ quân sự Pháp phải hấp tấp sang Việt Nam
cùng với một bầy quan thầy Mỹ để tìm cách vớt Na-va ra khỏi ‘kế hoạch’ thần tình của
hắn”. Với việc dùng từ bầy, Hồ chủ tịch đã ví bọn thực dân Pháp và quan thầy của chúng
là Mỹ như những con vật đáng khinh bỉ và coi thường.
Trong tiếng Việt, chó săn có nghĩa chỉ loại chó chuyên dùng vào việc đi săn. Thế
nhưng, Hồ chủ tịch đã dùng những từ này để chỉ những kẻ chuyên làm mật thám, chỉ
điểm, giúp bọn thực dân đế quốc lùng bắt những người cách mạng. Trong báo cáo chính
trị đọc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, Bác viết:
“Anh với Pháp là tay phải tay trái của Mỹ, các chính phủ phản động ở phương Đông và
phương Tây là lâu la của Mỹ. Bọn Titô là chó săn của Mỹ”.
Đối với bọn quan lại, phong kiến, địa chủ, cường hào... Hồ chủ tịch cũng đã dùng các từ
“đực”, “cái” để đả kích, châm biếm chúng: “Trong các cuộc phát động quần chúng, người
ta thấy địa chủ cái cũng hung ác, gian xảo, ngoan cố không kém địa chủ đực...” (báo
Nhân dân 2/9/1952).
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba mang
nghĩa xấu, từ khẩu ngữ, từ chỉ động vật... mà còn sử dụng các từ ngữ có nghĩa tốt, đưa

139
chúng vào các văn cảnh thích hợp để “khoác” lên người chúng một lớp nghĩa khác làm
cho văn châm biếm của Bác càng đa dạng, đủ màu sắc.
Trên báo Nhân dân ngày 23/10/1955, Bác Hồ đã dùng từ “chí sĩ” với nghĩa hoàn toàn đối
lập với nghĩa chính vốn có trong từ điển để đả kích, châm biếm Ngô Đình Diệm, tên tổng
thống bù nhìn - tay sai đắc lực của Mỹ.
“Ai mà chẳng biết “chí sĩ” Ngô Đình Diệm đời cha đến đời con, lợi dụng danh nghĩa
công giáo, nịnh hót bọn thực dân, đàn áp phong trào cách mạng, nhờ vậy mà cả nhà
thành đại địa chủ, làm quan to, vì bị Phạm Quỳnh hất cẳng mà “thượng” Diệm được
tiếng “thanh liêm”. Khi Nhật chiếm nước ta, thì Diệm đi theo Nhật. Những năm kháng
chiến cả nước cực khổ gian lao hy sinh chiến đấu thì Diệm thảnh thơi ở Mỹ. Nay thì
Diệm là tay sai cho Mỹ phá hoại hoà bình phá hoại thống nhất nước ta. Đó là công lao
của Ngô chí sĩ.”
Trong ngữ cảnh trên, các từ chí sĩ, công lao, thanh liêm đã mang nghĩa trái ngược với
nghĩa chính trong từ điển. Ai cũng hiểu rằng, chí sĩ ở đây mang nghĩa bất chính, phi
nghĩa, bán nước, hại dân của Ngô Đinh Diệm. Công lao trong ngữ cảnh này lại mang
nghĩa tội ác, thanh liêm lại mang nghĩa vụ lợi, cơ hội, tham nhũng của Ngô Đình Diệm.
Do đó, cách dùng các từ có nghĩa tốt đặt bên cạnh các từ chỉ các hành động xấu xa, bỉ ổi
của đối tượng châm biếm, Hồ chủ tịch đã làm nổi bật tính cách và bản chất của gia đình
họ Ngô – là một gia đình nhơ nhớp, xấu xa, bỉ ổi.
Để chỉ trích, phê phán những biểu hiện tiêu cực của một số cán bộ, đảng viên, Hồ Chủ
tịch cũng sử dụng những từ mang nghĩa tốt vào những cảnh nghịch lý để đả kích, châm
biếm. Trong bài: “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí” đăng trên báo Nhân dân
ngày 15/5/1960, Bác đã dùng các từ “đường hoàng”, “ngăn nắp”, “anh hùng” để phê
phán, mỉa mai một số cán bộ đã tham ô của công, nhưng lại tham ô một cách “đường
hoàng”, không giấu giếm, không sợ sệt: “Chàng thanh niên bảnh bao của một cơ quan nọ,
đã trộm cắp của công một cách đường hoàng, một cách có ngăn nắp và trộm cắp đã nhiều
lần. Điều đáng chú ý ở đây là những người xung quanh biết nó là kẻ trộm, chẳng những
không chống mà lại vỗ vai nó, khen ngợi nó, xem nó như một người anh hùng”.
2.4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ để châm biếm

140
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đây một phương tiện giao cảm nhiệm
mầu với quần chúng nhân dân. Dưới ngòi bút đầy sáng tạo và linh hoạt của Người, thành
ngữ, tục ngữ dã trở thành một phương tiện tu từ rất sinh động và tinh tế.
Trong số 50/200 bài viết của Bác đã được khảo sát, chúng tôi thấy Bác Hồ đã sử
dụng 156 thành ngữ và tục ngữ (tần số xuất hiện 200 lần), trong đó 136 thành ngữ (xuất
hiện 174 lần) và 20 tục ngữ (xuất hiện 26 lần).
Để phê phán lề lối làm việc thiếu trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên, Bác
không chỉ trích thẳng mà phê phán một cách tinh tế và sâu sắc bằng cách dựa vào quan hệ
trái nghĩa của hai thành ngữ: “miệng nói tay làm” (khen người nêu lên việc gì rồi tự mình
làm trước) và “chỉ tay năm ngón” (chê kẻ có quyền hành sai bảo người khác làm trong
khi bản thân mình chẳng làm gì): “Trong cán bộ có những đồng chí tốt “miệng nói tay
làm” nhưng cũng có một số đồng chí “chỉ tay năm ngón”, “không chịu làm” (báo Nhân
dân ngày 14/3/1967).
Với cán bộ, đảng viên, quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng các thành
ngữ như nước đổ đầu vịt, im hơi lặng tiếng, trốngđánh xuôi kèn thổi ngược, đầu voi đuôi
chuột, gặp chăng hay chớ, tự caotự đại, tự kiêu tự mãn... để phê bình, chỉ trích các biểu
hiện tiêu cực của họ. Với sự xuất hiện của các thành ngữ trên, trong mỗi câu văn của Bác
vừa giàu hình ảnh lại vừa tinh tế làm cho người bị phê bình không hề cảm thấy tự ái, tức
giận. Trái lại, họ càng thấm thía hơn lời răn dạy của Người, và càng có ý thức hơn trong
việc nhìn lại bản thân mình,để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm và vươn lên.
Đối với kẻ thù xâm lược và bọn tay sai bán nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng các
thành ngữ có sắc thái biểu đạt cao gây ấn tượng mạnh để đả kích, châm biếm kẻ thù như:
chết nết không chừa, giập đầu gãycánh, hứa hưu, hứa vượn, mồm loa mép dãi, bán
trờikhông văn tự, khẩu phật tâm xà, treo đầu dê bán thịt chó, ném đá dấu tay, đè đầu
cưới cổ...
“Bọn trùm đế quốc như tổng Ken đều là khẩu phật tâm xà, miệng là bồ tát, bụng là sa
tăng” (báo Nhân dân ngày 2/1/1955).
Hoặc “Mỹ mà phong không thuần, tục mà không mỹ” (báo Nhân dân ngày 1/9/1954).

141
Từ thành ngữ “thuần phong mỹ tục” (ca ngợi phong cách tốt đẹp của một dân tộc hay
một địa phương) Bác Hồ đã sáng tạo nên một thành ngữ mới với một nét nghĩa hoàn toàn
khác hẳn với nét nghĩa vốn có trong từ điển. Chính bằng nét nghĩa này, Hồ chủ tịch đã “
vả”, đã “tát” vào mặt bọn phản động Mỹ, vạch trần bộ mặt của Mỹ khi chúng tuyên
truyền rằng Mỹ là nước “văn minh”, “giàu có”, “tự do”, “bình đẳng”, “đạo đức” nhất thế
giới.
3. Kết luận
Như vậy, có thể nói rằng, một trong những thành công của bút pháp châm biếm của
Hồ chủ tịch là sự sáng tạo vừa sử dụng đại từ (ngôi thứ ba), vừa sử dụng khẩu ngữ có sắc
thái biểu đạt mạnh, vừa sử dụng ngôn ngữ dân gian, vừa kết hợp sử dụng tiếng nước
ngoài xen lẫn tiếng Việt... Do đó, đối với cán bộ, đảng viên hay quần chúng nhân dân,
cách châm biếm của Bác bao giờ cũng nhẹ nhàng, ân cần, sâu sắc như thái độ của người
Cha, người Bác, người Anh. Đối với kẻ thù, ngòi bút châm biếm của Người luôn luôn
vạch trần bản chất xấu xa, tàn bạo của chúng, đả kích, chế giễu chúng một cách không
thương xót.

Tài liệu tham khảo

1.Nhiều tác giả, 1998. Học tập phong cách ngôn ngữ Hồ Chủ tịch. Nxb KHXH, Hà
Nội.
2. Nhiều tác giả, 1988. Ngôn ngữ trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Nxb KHXH, Hà Nội.

142
TẠP CHÍ THANH NGHỊ- NƠI BIẾU ĐẠT TƯ TƯỞNG CỦA LỚP

TRÍ THỨC MỚI TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945

ThS. Phạm Đình Lân1

1. Hoàn cảnh ra đời


Xuất xứ của tờ báo Thanh Nghị đã được Chủ nhiệm báo Vũ Đình Hòe kể lại khá kỹ
trong hồi ký của ông: Ban đầu chỉ là tâm sự của những người bạn: Vũ Văn Hiền, Phan
Anh và Vũ Đình Hòe tốt nghiệp cử nhân luật và hoạt động tích cực cho Tổng hội sinh
viên cùng với Hoàng Thúc Tấn làm ở tòa Đốc lý Hà nội và Lê Huy Vân làm tại tòa
Thống sứ Bắc kỳ. Trước thời cuộc có nhiều biến động, là những người trí thức yêu nước,
đau đáu trước cảnh đất nước chìm trong nô lệ, họ cảm thấy mình phải có trách nhiệm. Họ
cảm nhận có một cái gì đó lớn lao phía sau biển lửa của thế chiến lần thứ hai, phía sau cái
âm u ngột ngạt của đời sống xã hội sắp xảy ra. Một ý nghĩ vụt lên: Phải làm một cái gì
đó, mà giá trị mang lại là chuẩn bị hành trang cho cộng đồng. Ngó sang đàn anh, các bậc
nho gia khăn xếp Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Hoàng Thúc Trâm, Khuông Việt,
Nhất Nam, Tiên Đàm, Chu Thiêm . . . đang vùi đầu vào vốn cổ, lục tìm những tinh khí để
chuẩn bị cho xuất bản tạp chí Tri Tân. Nhìn sang Văn mới với những gương mặt lão
luyện Trương Tửu, Đặng Thái Mai … đang mải mê đi tìm triết lý nhân sinh. Nhóm tri
thức mới cho rằng xã hội Việt Nam đang cần một hiện thực cho tương lai. Họ quyết định
ra một tờ báo. Một tờ báo, cho giới trí thức, cho thanh niên trí thức đọc. Một tiếng nói
công khai, hợp pháp, nhưng thẳng thắn, chân thành. Tất nhiên phải khôn khéo khôn
ngoan, để động viên lòng yêu nước của mọi người, trước hết là người trí thức. Đồng thời
nghiên cứu một số vấn đề của xã hội và đời sống đặt ra.
Như vậy sự ra đời ban đầu như là một cuộc chơi có ý thức của một nhóm trí thức yêu
nước, nhưng càng về sau họ cảm nhận chân giá trị của các vấn đề đã được trình bày trên
báo. Từ đó họ cảm thấy trách nhiệm của mình, gánh trên vai trách nhiệm đó, phải có tư
tưởng và hành động mới.

1
Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

143
Tư tưởng căn bản, cốt lõi của nhóm Thanh nghị “Thông hiểu sự vật và tư tưởng. Thu
nhặt tài liệu để góp vào giải quyết những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân tộc Việt
Nam. Phụng sự một nền nghệ thuật chân chính phổ thông mà không giảm giá”
Trong bối cảnh xã hội bị Pháp - Nhật cấu kết tìm cách bòn rút, phục vụ cho cuộc
chiến tranh ở chính quốc. Chính trị, tư tưởng rối ren, phức tạp làm cho lưỡi dao kiểm
duyệt báo chí ngày càng khắt khe tàn bạo. Chúng còn nâng giá báo, giá mực in nhằm làm
cho hoạt động báo chí đói khát nguyên liệu. Đó là chưa kể đến những chính sách báo chí
hết sức chủ quan để thực hiện bóp nghẹt báo chí trong thế chiến làn thứ hai. Để ra được
tờ báo, nhóm trí thức tân học đã khéo léo xin lại giấy phép từ một tờ Thanh Nghị “Tạp
chí văn chương - chính trị - kinh tế” sang Thanh Nghị “Nghị luận - văn chương - khảo
cứu”
Trong bài viết “Trai nước Nam làm gì?”, nhân đọc hồi ký Thanh Nghị của Vũ Đình
Hòe, xuất bản 1997 của giáo sư Đại học Proncace Trịnh Văn Thảo trên tạp chí Thời đại,
số 2, năm 1998 xuất bản tại Paris, đã đánh giá vai trò của Thanh Nghị nói riêng và của
thế hệ “Hai mươi lăm” nói chung. Ông cho rằng cái mà ảnh hưởng chủ yếu về tư tưởng
của họ chính là quá trình mà thế hệ “Hai mươi lăm” đi qua: “Họ là những người sanh đẻ
phần động trong giới nho gia vào hai thập niên đầu thế kỷ, họ bước vào ngưỡng cửa của
học đường dưới chế độ học chính Pháp-Việt của Alberb Sarraut năm 1917, xuống đường
đòi ân xá các lãnh tụ quốc gia như Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, công khai truy điệu
và để tang cụ Phan Chu Trinh… vào đại học những năm ba mươi, chứng kiến các phong
trào đấu tranh đầy máu và nước mắt của Việt Nam Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản.
Ra trường và đi tìm việc những năm điêu đứng của khủng khoảng kinh tế, những năm hi
vọng và thất vọng của Mặt trận bình dân và những cuộc tranh chấp quốc tế đưa đến thế
giới chiến lần thứ hai”.
Như vây, họ được lớn lên trong một nền chính giáo của Nhà nước bảo hộ. Họ được chứng
kiến những cuộc biến thiên của giai đoạn lịch sử mà một dân tộc thuộc địa phải gánh chịu
một chính sách cai trị thực dân. Họ phải chấp nhận một thực tế phũ phàng: nạn trí thức thất
nghiệp. Phần lớn các thành viên của Thanh Nghị được học thành nghề nhưng lại không được
hành đúng nghề. Bởi vậy, hiển nhiên trong con mắt của họ thì người Pháp, và chính phủ Bảo

144
hộ không như trong con mắt của lớp học giả đầu thế kỷ. Họ thực sự không tin vào người
Pháp. Pháp đã hèn hạ đầu hàng Đức, nhu nhược chấp nhận phát xít Nhật vào Đông Dương.
Pháp không những phản bội thuộc địa mà phản bội ngay chính mình.
2. Những nội dung chủ yếu
Thanh Nghị đại biểu cho khuynh hướng tân học của lớp thanh niên tri thức mới. Họ tự
cho “Thông hiểu sự vật là tư tưởng và muốn đứng ra thu nhặt tài liệu để góp vào việc
giải quyết những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân tộc Việt Nam”, cho nên tờ tạp chí
có tính chất bách khoa, khảo cứu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Khảo cứu về chính trị, hiến pháp: Bao gồm các bài viết của Phan Anh, Vũ Văn Hiền,
đưa ra những vấn đề chính thể đại nghị ở một số nước Pháp, Thổ, Ý, Trung Quốc; từ đó
để bàn luận chế độ nhà nước ta sau chiến tranh, về xã hội tại các cộng đồng làng xã với
những truyền thống tương thân, tương ái, phát triển kinh tế trở thành những đơn vị sản
xuất nông nghiệp tiến bộ hoàn chỉnh. Vấn đề hiến pháp của nhà nước Việt Nam được
Chủ nhiệm báo phân tích khá kỹ. Ông cho rằng: “Đã là dân chủ phải có hiến pháp, và
hiến pháp do Quốc hội soạn thảo và ban hành. Quốc hội do toàn dân bầu ra bằng đầu
phiếu phổ thông. Cơ cấu Nhà nước do Quốc hội chỉ định. Đó là những nguyên tắc dân
quyền trở thành bất di bất dịch, được đại đa số các nước trên thế giới hiện nay chấp nhận”
Khảo cứu về kinh tế, được tập trung chính vào hai số đặc biệt: Số 7 - số đặc biệt về
“Kinh tế Đông Dương” và đặc san “Vài vấn đề Đông Dương”. Các bài khảo cứu về nông
nghiệp được chú ý nhiều hơn cả. Cây bút chính là kỹ sư canh nông Nghiêm Xuân Yêm.
Ông nêu thực trạng dân quê đã dốt lại nghèo, bởi tại “Đám thanh niên tân học bỏ nghề
kéo nhau ra tỉnh, đã thế còn bĩu môi, khinh dân quê, lên mặt dạy người kỹ thuật canh
tác”. Các bài viết của ông chủ yếu đi sâu vào điều tra những vấn đề cụ thể như vấn đề
nước cho nhà nông: vấn đề chống độc canh trong sản xuất, vấn đề phát triển nghề chăn
nuôi trâu, bò…
Khảo cứu về Giáo dục là lĩnh vực mà Thanh Nghị đầu tư và cũng là lĩnh vực mà chủ
bút quan tâm nhiều hơn, viết nhiều hơn. Ông đặt giáo dục trên các phương diện giáo dục
gia đình, giáo dục xã hội, giáo dục học đường, giáo dục bình dân. Vấn đề giáo dục sinh
viên, xây dựng nền giáo dục Việt Nam, và nhất là coi trọng giáo dục để làm sao có một

145
thế hệ “Công dân mới”. Cho nên Thanh Nghị đặt vấn đề hàng đầu là vấn đề cải tạo tinh
thần thế hệ ngày nay; giáo dục nhi đồng, giáo dục thanh thiếu niên, giáo dục bình dân
theo kiểu mới.
Khảo cứu về Lịch sử, đáng chú ý loạt bài: “Xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII” của
Nguyễn Trọng Phấn bằng những trang dịch đặc sắc thực tế đời sống của nhân dân Bắc
Kỳ và Trung Kỳ thời xưa, về diện mạo con người, về phong tục tập quán, về nghề
nghiệp, và sự giao lưu giữa các vùng miền với nhau qua tác động của các cha cố truyền
đạo.
Tác giả Nguyễn Thiệu Lâu lại đặt một vấn đề mới mẻ hơn, đó là sự thành lập dân tộc
Việt Nam. Giáo sư Đặng Thai Mai đề cập ở một nội dung khác: “Vấn đề sử liệu trong sử
học nước ta ngày nay” (số 59-1944), trong đó nêu phương pháp sử học có nhiều quan
ngại bởi phải xếp lại quan điểm xưa, phải đối chiếu với sự thực để xác định một phương
pháp viết sử một cách khoa học. Sử liệu cũng cần phải tập hợp lại bởi nó còn tản mát
trong sách vở bằng chữ Tàu, hoặc ở thư viện ngoài nước thư viện tư nhân. Về các tư liệu,
phải chú ý đến hương ước, hương thôn các làng, gia phả các họ lớn, các văn bia, thư văn.
Các khí cụ ngày xưa như mảnh bát, tấm áo, đồng tiền cũ, con dao, chiếc nồi … cũng là sử
liệu quý để chứng minh.
Nhà sử học Trần Văn Giáp cung cấp cho Thanh Nghị “Lược khảo về tiểu thuyết
Tàu” và “Tiểu thuyết Việt Nam xưa” đăng trên nhiều kỳ. Tiến sỹ Nguyễn Văn Huyên cho
đăng “Lược khảo về khoa thi hội Quý Sửu”, Duy tân thứ 7 năm 1913. Đây là khoa thi mở
ra thời kỳ chính phủ bắt đầu chuyển học sang Pháp du học; học cũ sắp tàn, học mới bắt
đầu xuất hiện. Học giả Nguyễn Văn Tố bỏ công nghiên cứu: “Sử ta với sử Tàu”. Ngoài ra
ông còn có nhiều bài viết về sử liệu thuộc cổ sử và thời kỳ cận đại thế kỷ 17 đến nay.
Khảo cứu về Văn hóa, đây là mảng chính của tạp chí Thanh Nghị: “chiếm hơn một
phần ba tổng số trong suốt 120 số báo, rải ra trên 3000 trang báo rất phong phú về nội
dung và thể loại”.
Theo Chủ nhiệm báo Vũ Đình Hòe “Trong một chừng mực nhất định họ đã phác thảo
ra những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam trong buổi giao thời giữa hai trào lưu Đông
và Tây, giữ hai nền văn minh Âu - Á đang chạm trán nhau gần nửa thế kỷ. Đồng thời các

146
bài viết trên báo Thanh Nghị cũng phản ánh phần nào sự mò mẫm chật vật kéo dài của
các nhà văn, nghệ sỹ, khoa học, tư tưởng nước ta thời đấy, đang tim đường xây dựng một
nền văn chương và học thuật vừa mang tính chất hiện đại, vừa hợp với lí trí tình cảm của
dân mình”
Đinh Gia Trinh là cây bút chuyên cần trong lĩnh vực khảo luận và phê bình văn học,
ông có phương pháp phân tích sắc bén, nghiêm túc, có nhiều nhận định hay. Trong bài
“Xác định vị trí văn hóa Tây Âu trong văn hóa Việt Nam” (trong đặc san: Vài vấn đề
Đông Dương), ông cho rằng cái đặc sắc mà Tây phương mang lại là phương pháp khoa
học để tìm tòi, giải thích áp dụng có hiệu quả. Lê Huy Văn giải thích văn học nước ta kể
từ 1910 đến khi có văn hóa Tây Âu lấn át văn hóa Trung Hoa trong bài “Nghĩ về văn học
Việt Nam hiện đại, GS. Hoàng Xuân Hãn và nhà văn Hoài Thanh đi sâu nghiên cứu
Nguyễn Du và truyện Kiều …
Một lực lượng sáng tác văn học mới cũng được Thanh Nghị giới thiệu như Nguyễn
Tuân, Đỗ Đức Thu, Xuân Diệu, Tế Hanh, Huy Cận. Về sau còn giới thiệu thơ Vũ Hoàng
Chương…
Về hội họa âm nhạc, tiêu biểu có họa sỹ Tô Ngọc Vân thường xuyên viết cho Thanh
Nghị về tranh cổ, tranh tết Việt Nam. Nguyễn Xuân Khoát viết nhiều bài kèm bản nhạc
và tranh ảnh về đàn, cách phát âm tiếng hát …
Về khoa học kỹ thuật, nhà trí thức Ngụy Như Kon Tum là biên tập viên chủ chốt của
tạp chí Khoa học, cũng dành nhiều thì giờ viết bài cho Thanh Nghị. Ông viết về Vật lý,
Hóa học và phổ biến khoa học thường thức với các cây bút là y, bác sỹ: Nguyễn Đình
Hào, Vũ Văn Cẩn, Đặng Huy Lộc, Trịnh Văn Tuất… viết về cách chế biến thức ăn làm
sao cho đủ lượng, đủ chất trong hoàn cảnh cho phép; viết về cách phòng tránh các bệnh
truyền nhiễm lây lan; vấn đề vệ sinh ở thôn quê, bởi đây là vấn đề quan hệ đến sinh tồn
của dân tộc.
Tóm lại, Thanh Nghị đã chuyển tải một số lượng tương đối lớn các bài viết trên
nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các vấn đề mà Thanh Nghị khảo cứu có chọn lọc, có ý
nghĩa thực tiễn và thời cuộc lúc bấy giờ.
3. Nghệ thuật quảng bá

147
3.1. Động lực thúc đẩy
Nhóm Thanh Nghị ra đời cùng nhóm Tri Tân, Khoa Học nhưng Thanh Nghị có những
đặc điểm riêng biệt. Phần nhiều họ còn ở tuổi thanh niên mới qua quãng đời sinh viên,
bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc sống, nhưng lại gặp cảnh đời rối ren. Bản thân họ thất
nghiệp. Ngay những gia đình có thế lực cũng không tìm được việc làm như ý. Tuy nhiên
ở trong họ có một nhận thức chung, thấy rõ bộ mặt nhu nhược của Pháp và tàn ác của
Nhật. Mặc dù họ được học ở nước chính quốc hoặc trong hệ thống trường Anber Sarraut,
nhưng họ không tin những gì mà người Pháp đã nói, đã làm. Cái gì đã thúc đẩy họ?
Chính là lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước đó được biểu thị bằng 4 chữ: Phụng sự tổ
quốc. Trong hồi ký của mình, Chủ nhiệm báo Vũ Đình Hòe cho biết:
“Họ muốn làm một việc có ích để phụng sự Tổ quốc trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng
nhưng lại là một cơ hội ngàn năm có một. Trong khi còn bỡ ngỡ, mà tâm trạng thì rối bời,
họ cảm thấy chưa có điều kiện khách quan cần và đủ để lao ngay vào hành động trực tiếp
chiến đấu với kẻ thù dân tộc… Mục đích làm báo của Thanh Nghị là tập hợp những anh
em trí thức cùng chiều hướng suy nghĩ ấy mà cố gắng gây một dư luận xã hội thông cảm,
ủng hộ chiều hướng suy nghĩ ấy của bọn mình. Nguyên tắc tập hợp là “Đồng thanh tương
ứng” và độc lập tư tưởng, dù tả dù hữu miễn là yêu nước, hăng hái phục vụ dân chúng.
Như vậy, tinh thần yêu nước đã hun đúc họ đứng dậy, nhìn thẳng vào xã hội, vào cuộc
sống bằng tư tưởng của mình”. Bốn phương châm hành động chính là tôn chỉ của họ:
- Thông hiểu sự vật tư tưởng
- Thu nhặt tài liệu để góp vào việc giải quyết những vấn đề quan hệ đến đời sống của
dân tộc Việt Nam
- Phụng sự một nền nghệ thuật chân chính
- Phổ thông mà không giảm giá.
Như vậy, Thanh Nghị không chỉ phản ánh hiện trạng xã hội mà họ còn bàn luận các vấn
đề của xã hôi bằng tư tưởng của họ. Họ muốn xây dựng một xã hội Việt Nam sau chiến
tranh theo cách của họ. Thể hiện được điều đó trên bìa báo là “Nghị luận - Văn chương -
Khảo cứu”
3.2. Tổ chức chuyên đề; nhóm viết

148
Trong bốn năm hoạt động, xuất bản 120 số với trên 3000 trang báo, ban biên tập tạp
chí Thanh Nghị đã tổ chức 7 chuyên đề, bao gồm chuyên đề khảo cứu về chính trị; khảo
cứu về lịch sử , khảo cứu về nghề nông, khảo cứu về kinh tế, khảo cứu về giáo dục và hai
chuyên đề khảo cứu về văn hóa. Ngoài ra, tòa soạn còn tổ chức những số đặc san như:
Vài vấn đề về Đông Dương (1945), số đặc biệt về kinh tế Đông Dương (1941).
Có thể phân tích nhóm Thanh Nghị viết trên từng lĩnh vực như sau:
- Những bài xã luận, nghị luận các vấn đề xã hội, thời cuộc: Vũ Đình Hòe, Đỗ Đức
Dục, Phan Mỹ, Lê Huy Ruật, bà Phan Anh, Đặng Thị Hòa, Tân Phong, Thế Thụy,
Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng Đạo Thúy, Đỗ Xuân Dung, Phạm Gia Kính.
- Viết về khoa học, giáo dục: Vũ Văn Cẩn, Trịnh Văn Tuất, bà Phan Anh, Ngụy Như
Kon Tum, Đinh Gia Trinh, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Đình Hào, Lê Doãn Vỹ.
- Viết về chính trị luật pháp và triết học tôn giáo: Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Đỗ Xuân
Sảng, Bùi Tường Chiến, Đỗ Đức Dục, Đặng Thái Mai, Nguyễn Văn Tố, Hữu Tuyết …
- Viết về lịch sử: Ngô Đình Nhu, Nguyễn Trọng Thành, Nguyễn Văn Huyên,
Nguyễn Thiệu Lâu, Đặng Thai Mai, Lê Huy Văn, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, Hoàng
Xuân Hãn…
- Viết về văn hóa văn học: Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh,
Diệu Anh, Trương Chính, Trọng Đức, Nguyễn Mạnh Tường, Đỗ Đức Dục, Vũ Đình
Liên, Vũ Đình Hòe…
- Viết về kinh tế: Tạ Như Khuê, Vũ Văn Hiền, Nghiêm Xuân Yêm, Phan Mỹ,
Nguyễn Thiệu Lâu…
- Viết về nghệ thuật, âm nhạc, sáng tác văn học: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát,
Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Ngọc Minh, Đỗ Đức Thu, Xuân Diệu, Anh
Thơ, Nguyễn Tuân…
Với cách tổ chức như vậy, các đề tài được bàn luận, trao đổi ở nhiều góc nhìn khác
nhau.
3.3. Bàn luận phản biện
Những cây bút như Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng
Xuân Hãn, Đặng Thái Mai… viết được ở nhiều lĩnh vực. Các bài nghị luận, xã hội của họ

149
với bút pháp lập luận chặt chẽ, trình bày ngắn gọn, nêu rõ chính kiến quan điểm của mình
thể hiện bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, cống hiến với một tinh thần dân tộc cao. Thanh Nghị
chủ trương chấp nhận tất cả, hoan nghênh tất cả, miễn là chân thành yêu nước, hăng hái
phục vụ dân chúng. Có điều gì không nhất trí, chưa nhất trí thì thẳng thắn công khai thảo
luận trên mặt báo. Nhiều cuộc thảo luận có tính khoa học như cuộc thảo luận giũa Vũ Văn
Hiền và Đặng Thái Mai về duy tâm và duy vật; giữa Phan Anh và Đặng Thái Mai, Đỗ Đức
Dục về nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội; giữa Dương Đức Hiền và Vũ Đình Hòe về
vấn đề chọn con đường nào để hành động… đã tạo nên một trào lưu sinh hoạt khoa học mà
Thanh Nghị như là một diễn đàn, nơi biểu đạt tư tưởng của mỗi thành viên. Tiếng nói đa
chiều của Thanh Nghị hướng tới một mục đích là muốn đem sự hiểu biết của mình để
phụng sự Tổ quốc. Tờ báo trở thành nơi truyền đạt tư tưởng, nơi thể hiện khả năng của
mình với mục đích đã định sẵn. Mặc dù việc xuất bản báo phải chịu sự kiểm soát gắt gao
của nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương nhưng họ vẫn thể hiện bản lĩnh trước thời cuộc,
không chịu khuất phục trước kẻ mạnh, không tự ti hèn kém khi nước nhà bị xâm lược. Thái
độ chân thành thẳng thắn đó đã cho họ một cách nhìn riêng, một cách làm báo riêng, từ đó
có một hành động rõ ràng.

Tài liệu tham khảo

1. P.Brochex, 1982. Một nhóm trí thức Việt Nam và những vấn đề của đất nước họ,
Tạp chí Thanh Nghị 1941 – 1945. Hội thảo Quốc tế Việt Nam học tại ĐH Havad. (Bản
dịch của Đình Quang.)
2. Đỗ Quang Hưng, 2004. Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945. Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
3. Nhiều tác giả, 1985. Lịch sử Việt Nam (tập 2). Nxb Khoa học Xã hội.
4. Trịnh Văn Thảo. Trai nước Nam làm gì? Tạp chí Thời đại
5. Vũ Đình Hòe, 2000. Hồi ký Thanh Nghị. Nxb Văn học Hà Nội.

150
GIÁ TRỊ CỦA NGUỒN TIN VÀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN TIN

CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY

TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền1

Nguồn tin luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một
nền báo chí nói chung, với các nhà báo nói riêng. Hoạt động chính của nhà báo có thể
coi như một vòng xoay quanh việc tìm kiếm, thiết lập, duy trì và phát triển các nguồn tin,
để từ đó khai thác các thông tin phục vụ đông đảo công chúng. Bài viết dưới đây bàn về
khái niệm nguồn tin của báo chí, các cách phân loại nguồn tin, trách nhiệm của nhà báo
trong việc duy trì và bảo vệ nguồn tin. Đồng thời, thực trạng sử dụng các nguồn tin của
nhà báo qua khảo sát một số báo đài thời gian gần đây cũng sẽ được đề cập và thảo
luận.

1. Nguồn tin – Huyết mạch của hoạt động báo chí

Tin tức diễn ra quanh ta mọi lúc, mọi nơi: Một người được sinh ra hay mất đi, nhà
băng bị cướp, máy bay mất tích, cầu bị sập, công ty tăng trưởng hay phá sản, bão tố hay
hạn hán, nhà khoa học phát hiện ra một loại thuốc mới, học sinh đạt giải Olympic quốc
tế… Mỗi phút giây qua đi, những thông tin có giá trị đều hiện diện khắp nơi trên thế giới
này. Ngay cả khi bạn đang đọc dòng này, thì ở đâu đó quanh bạn, chắc chắn cũng đang
có điều gì đó đang diễn ra khiến mọi người phải quan tâm. Nhiệm vụ của nhà báo là phải
thu thập các thông tin về các sự kiện, nhân vật, quá trình, vấn đề… đó để cung cấp cho
công chúng của mình. Nhà báo cần nhiều phương pháp để thu thập thông tin về hàng
trăm, hàng ngàn sự kiện mà họ không thể chứng kiến tận mắt. Vì thế, khi ai đó hoặc điều
gì đó giúp cung cấp cho nhà báo một thông tin, chúng ta gọi đó là nguồn thông tin.

1
Phó Chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

151
Nguồn thông tin có thể là người, các tài liệu, phim, băng lưu trữ, thư, sách, trang
web…, là bất cứ thứ gì giúp nhà báo tạo ra các câu chuyện, tin tức của mình. Các nhà báo
thường cố gắng hết sức để chứng kiến tận mắt các sự việc xảy ra để tường trình về nó,
nhưng không phải trong trường hợp nào cũng như ý, bởi nhiều sự kiện kết thúc trước khi
nhà báo có mặt. Có cả những trường hợp sự việc chỉ hiện diện một phần trên bề mặt, như
cành và lá của một cái cây, còn phần quan trọng nhất thì như bộ rễ ẩn sâu dưới đất. Nhà
báo nếu chỉ dựa vào sự quan sát cá nhân mà thiếu các nguồn thông tin nói cho họ biết cái
sâu xa, cội rễ, bản chất của vấn đề thì vẫn là phản ánh thực tiễn một cách phiến diện.

Tiếp cận từ góc nhìn tác nghiệp báo chí

Theo cẩm nang trực tuyến dành cho các nhà báo chuyên nghiệp được tổ chức
UNESCO hỗ trợ xuất bản trên trang thenewsmanual.net, có nhiều loại nguồn tin cho nhà
báo, dù họ có viện dẫn trực tiếp trong tác phẩm của mình hay không, nhưng có thể khái
quát thành 4 nhóm chính dưới đây:

- Nhà báo: Trong phần lớn các trường hợp nhà báo trở thành nguồn tin khi họ là
cộng tác viên cho một cơ quan báo chí khác. Luật pháp ở hầu hết các nước không
cấm một nhà báo làm việc cho hơn một tòa soạn. Họ cũng có thể là các nhà báo từ
các thông tấn xã – nguồn cung cấp thông tin chính mà một cơ quan báo chí đăng
ký mua tin thường xuyên, hoặc là đồng nghiệp cùng tòa soạn. Cũng giống như các
nguồn tin khác, nhà báo vẫn phải kiểm chứng thông tin từ nguồn tin này để đảm
bảo sự chính xác. Trong trường hợp này, uy tín cá nhân của nguồn tin rất quan
trọng. Nếu anh/ chị ta thường xuyên đưa tin chính xác thì độ tin cậy của thông tin
họ đưa ra sẽ được đánh giá cao hơn. Ngược lại, khi họ đã từng cung cấp thông tin
sai thì khả năng phải kiểm chứng thông tin lần tiếp theo sẽ phải được thực hiện cẩn
thận hơn. Cũng có khi nhà báo trở thành nguồn tin dạng nhân chứng. Chẳng hạn,
chương trình Thời sự trên VTV1 lúc 19 giờ ngày 14/3/2014 có kết nối trực tiếp
giữa trường quay với phóng viên Duy Nghĩa đang tác nghiệp tại nước Cộng hòa tự
trị Crưm thuộc Ucraina. Trả lời câu hỏi của biên tập viên Hương Ly tại trường
quay, phóng viên Duy Nghĩa đã cho biết rằng tình hình ở Crưm rất yên tĩnh, bình

152
lặng, không có bóng dáng của quân đội Nga hay tiếng gầm rú của máy bay tập
trận, mọi người đi làm bình thường, giao thông công cộng vận hành như mọi
ngày… khác với phản ánh của một số báo đài phương Tây đã miêu tả. Công chúng
cảm thấy thông tin mà Duy Nghĩa cung cấp là đáng tin cậy, không chỉ bởi quang
cảnh bình lặng xung quanh Duy Nghĩa, mà còn bởi anh là một nhà báo nên có sự
quan sát mang tính chuyên nghiệp nhất định. Duy Nghĩa là nguồn tin trong trường
hợp này.
- Nhân vật, nhân chứng: Nhân vật chính trong sự kiện là một nguồn tin quan trọng,
ví dụ như một người thoát chết trong một tai nạn máy bay, hoặc chủ tịch công
đoàn của một công ty đang dẫn đầu cuộc đấu tranh với ông chủ… Nhân vật chính
của câu chuyện thường có thông tin đầy đủ về phía họ, nhưng vẫn phải kiểm
chứng vì không tránh khỏi sự chủ quan, thiên lệch. Họ dù sao cũng thường có
khuynh hướng bảo vệ lợi ích của mình. Còn nhân chứng là những người không
trực tiếp tham gia vào sự kiện nhưng chứng kiến quá trình nó diễn ra. Báo Tuổi
Trẻ (TP.HCM) là một trong những tờ báo đi đầu trong việc tận dụng thông tin của
các nhân chứng trong chuyên mục “Bạn đọc làm báo”. Trong đó, tiêu biểu là
trường hợp cô giáo Tòng Thị Minh đã ghi lại bản video clip quay cảnh các cô giáo
và học trò ở huyện Nạm Pồ (tỉnh Điện Biên) phải chui vào túi ni-lông để người
dân đưa qua suối lũ khiến ai xem cũng phải sửng sốt khi xem trên truyền hình
VTV1 tối 17/3/2014. Hoặc trước đó, cũng tờ báo này đã đăng tải video clip của
bạn đọc Phương Thanh quay cảnh vụ “hôi bia” nổi tiếng ở Đồng Nai khi một xe
chở bia gặp nạn trên đường. Cả hai vụ việc này đều để lại tiếng vang lớn trong dư
luận, và đều ghi nhận sự tham gia của người dân vào quá trình làm báo. Tuy nhiên,
không phải lúc nào các tòa soạn cũng gặp được những thông tin như thế. Dù thông
tin từ nhân chứng luôn có ít nhiều giá trị, nhưng vẫn phải giám định cẩn thận bởi
không phải nhân chứng nào cũng có khả năng truyền đạt lại chính xác chuyện gì
đã diễn ra bằng ngôn ngữ của chính họ.
- Các văn bản: Đây chính là một nguồn tài liệu quan trọng của nhà báo bởi nó
thường được viết ra sau nhiều sự nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận và có thể được

153
duyệt thông qua bởi người có thẩm quyền. Nhà báo vẫn phải kiểm chứng các
thông tin dạng văn bản này, chẳng hạn người ký duyệt có đủ thẩm quyền, năng lực
không, có đủ phương tiện tiếp cận với các thông tin để kết luận không, uy tín của
họ trên thực tế như thế nào… Đặc biệt, trong trường hợp nhà báo có được các văn
bản thông tin dạng “bị rò rỉ” thì càng phải kiểm chứng kỹ càng hơn, bởi việc công
bố các thông tin đó rất dễ bị các bên nắm giữ thông tin phản ứng lại. Cũng cần lưu
ý các nguồn tin văn bản trên mạng internet vì không phải nguồn tin nào cũng
chính xác hoàn toàn, nên kiểm chứng thật kỹ nguồn thông tin này, ngay cả các
thông tin do các báo mạng khác đăng tải cũng vẫn phải kiểm chứng trước khi tiếp
tục dẫn lại.
- Công chúng: Công chúng của báo chí chính là người tiêu thụ sản phẩm thông tin
của báo chí, đồng thời là người cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng cho hoạt
động báo chí. Nói cách khác, họ đóng vai trò ở cả đầu vào và đầu ra của ngành
công nghiệp báo chí truyền thông. Việc báo chí làm thỏa mãn cả nhu cầu cung cấp
và tiêu thụ thông tin của họ sẽ khiến họ không quay lưng lại với báo chí. Trong
thời đại internet, công chúng tạo ra cả thách thức và rất nhiều cơ hội về xây dựng
và phát triển nguồn tin cho nhà báo. Nhà báo có rất nhiều cách để tiếp nhận, xử lý
thông tin từ công chúng của mình, và thực trạng cũng như vấn đề liên quan đến
công chúng như một nguồn tin của báo chí sẽ được bàn kỹ hơn trong các phần tiếp
theo.

Cuốn “News Reporting and Writing” của Melvin Mencher1, một trong những giáo
trình chính trong các khoá đào tạo nhà báo chuyên nghiệp trong các trường đại học trên
thế giới hiện nay thì cho rằng có 2 nhóm nguồn tin chủ yếu: Đó là “người” và “vật”.
Nhóm 1 gồm những người có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đối với sự kiện, sự việc
(cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, đoàn thể…) hoặc có liên quan đến sự việc
(nhân chứng, người quen biết nhân vật…). Họ thường ít đáng tin cậy hơn nguồn thứ 2 bởi
họ thường có xu hướng bảo vệ lợi ích của mình, hoặc không được đào tạo trong việc

1
Melvin Mencher, 2006. News Reporting and Writing, 10th ed, McGraw-Hill.

154
quan sát để cung cấp thông tin cho nhà báo nên thông tin cần được kiểm chứng kỹ lưỡng.
Để tránh sai sót, giáo trình khuyên nhà báo nên tìm những người có quyền hạn cao nhất,
các nhân chứng trực tiếp, hoặc nhân viên trực tiếp phụ trách, người phát ngôn… để khai
thác thông tin. Nhóm thứ 2 gồm các tài liệu được lưu trữ, các tài liệu tham khảo, văn bản,
báo cáo điểm báo, thông tin trên mạng internet, và sự quan sát trực tiếp của nhà báo.
Thông tin dạng tài liệu, hoặc do nhà báo trực tiếp quan sát trong nhiều trường hợp có thể
đáng tin cậy hơn các nguồn tin là con người, nhưng vẫn không đảm bảo hoàn toàn chính
xác và khách quan bởi nó có thể được ngụy tạo, hoặc được tiết lộ ra ngoài bởi một mục
đích nào đó của người cung cấp, hoặc đơn giản là sự quan sát chủ quan của nhà báo vẫn
có thể phiến diện. Như vậy, có khá nhiều cách phân loại nguồn tin của nhà báo, nhưng
một trong những nguyên tắc chung thống nhất của nhà báo khi khai thác thông tin là phải
luôn kiểm chứng nguồn tin thật kỹ lưỡng.

Tiếp cận từ góc nhìn luật pháp về hoạt động cung cấp thông tin cho báo chícủa
cá nhân hay tổ chức,

Vấn đề nguồn tin của báo chí được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành
như: Luật Báo chí 1989; Luật Báo chí sửa đổi 1999; Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Nghị
định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí
xuất bản; Quy chế phát ngôn 2013 theo quyết định 25/2013/QĐ-TTg; Luật phòng chống
tham nhũng số 55/2005/QH11; Nghị định 90/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giải
trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao… Các
văn bản nói trên đã tạo ra hành lang pháp lý căn bản để giúp nhà báo xác định các nguồn
tin trong hoạt động tác nghiệp của mình, cũng như có công cụ để điều chỉnh hành vi của
mình trong quá trình tương tác với các nguồn tin đó. Chẳng hạn, theo Quy chế Xác định
nguồn tin trên báo chí (ban hành kèm theo quyết định số 52/2008/QĐ-BTTTT ngày 02
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), nguồn tin trên báo chí
có thể hiểu là bao gồm các tổ chức, cá nhân (điều 1), cơ quan báo chí phải viện dẫn rõ
ràng chính xác nguồn tin do ai cung cấp, hoặc thể hiện rõ là theo nguồn tin riêng của

155
phóng viên, cơ quan báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và tính
xác thực của nguồn tin (điều 2). Điều 3 và 4 của Quy chế này quy định viện dẫn nguồn
tin trong một số trường hợp cụ thể như vụ án đang điều tra, các thông tin cá nhân. Còn
Quy chế phát ngôn theo quyết định 25/2013/QĐ-TTg yêu cầu các cơ quan hành chính
nhà nước phải bổ nhiệm người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ cũng
như trong các tình huống đột xuất. Như vậy, theo quy định của pháp luật, nguồn tin trên
báo chí được xác định là người có quyền hạn và trách nhiệmđối với các thông tin mà họ
cung cấp cho báo giới, và cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà
họ khai thác từ các nguồn tin đó để đăng tải. Suy cho cùng, nguồn tin của nhà báo dù là
tài liệu hay băng hình, băng tiếng ghi lại qua sự quan sát của máy móc thì cũng vẫn có sự
hiện diện của yếu tố con người sau nó, đó có thể là người tạo ra hoặc đưa/ tiết lộ/ cung
cấp văn bản/ băng hình, tiếng… cho báo giới, hoặc chịu trách nhiệm bảo quản các loại tài
liệu trong các định dạng khác nhau nói trên.

Nguồn tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với huyết mạch hay sự sống còn của hoạt
động báo chí. Việc tạo dựng, nuôi dưỡng, phát triển để khai thác nguồn tin luôn là một
trong những nhiệm vụ mà bất cứ nhà báo hay tòa soạn báo chí nào cũng phải lưu tâm.
Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng dữ dội giữa các loại hình truyền thông đại
chúng hiện nay, giá trị của nguồn tin đối với báo chí ngày càng được đề cao. Việc quản
trị các nguồn tin của báo chí trở thành vấn đề bức thiết với các tòa soạn báo. Theo kết quả
nghiên cứu của Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) thực hiện1 được
công bố tháng 11/2013, qua khảo sát 279 nhà báo cho thấy 68% nhà báo sử dụng nguồn
tin do các công dân cung cấp qua kênh trực tiếp hoặc gửi đơn thư, đường dây nóng, mạng
xã hội, 66% nhà báo sử dụng nguồn tin từ các cơ quan nhà nước cung cấp, số sử dụng
nguồn tin từ các tổ chức độc lập cung cấp là 56%. Với internet, việc tiếp cận với các
nguồn tin được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Theo Tạp chí Người
làm báo, trên 90% số phóng viên làm việc trong các cơ quan báo chí truyền thông ở

1
Trung tâm truyền thông Giáo dục cộng đồng - MEC (2013) Báo cáo nghiên cứu – khảo sát mức độ phản hồi của cơ
quan nhà nước đối với kiến nghị, phê bình của tổ chức, công dân trên báo chí.

156
Trung Quốc sử dụng micro-blog, hơn một nửa số phóng viên thường xuyên sử dụng kênh
truyền thông xã hội để giao tiếp với các nguồn tin, trên 60% phóng viên được hỏi có ít
nhất 1 lần thông qua truyền thông xã hội phát hiện đầu mối thông tin và dựa vào nguồn
đó để phát triển tác phẩm của mình. Hãng BBC của Anh luôn coi mạng Twitter là diễn
đàn mở rộng nội dung, là công cụ thu thập thông tin và phỏng vấn cũng như giao tiếp với
nguồn tin đại chúng. Báo cáo của hãng thông tấn PRNewswire cho biết trên 90% số
phóng viên cho rằng các đầu mối thông tin trên mạng xã hội có giá trị nhất định1. Phát
biểu tại Hội thảo Truyền thông xã hội – Truyền thông cổ điển và Dư luận xã hội được
tổ chức ngày 24/10/2013 bởi Trường ĐH KHXH và NV phối hợp với KAS, nhà báo Lê
Quốc Minh (Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamplus.vn, TTXVN) cho rằng các nguồn tin
từ mạng xã hội rất phong phú, đa dạng, nhanh chóng, có thể là khởi nguồn đề tài cho
nhiều câu chuyện báo chí. Báo Vietnamplus.vn của TTXVN là tờ báo đầu tiên có bài viết
của người Việt Nam được gửi đăng từ vùng động đất, sóng thần ở Nhật Bản vào tháng
3/2011 vừa qua, chỉ sau khi thảm họa xảy ra 30 phút. Tuy nhiên, ông Lê Quốc Minh cũng
nhấn mạnh rằng: « Các nguồn tin từ mạng xã hội cần phải được kiểm chứng kỹ lưỡng, và
lượng thông tin sử dụng được chỉ vào khoảng 5 đến 7% trong cơ cấu các nguồn tin được
dùng của Vietnamplus.vnbởi giá trị thông tin không đảm bảo để đăng tải, phần lớn các
nguồn tin trên mạng xã hội có tác dụng như là gợi ý ban đầu để từ đó nhà báo tiếp tục
tìm kiếm bằng nghiệp vụ của mình »2.

Điểm chung của các tài liệu về báo chí và luật pháp là đều có những gợi ý, quy định
về trách nhiệm của nhà báo trong việc bảo vệ nguồn tin và người cung cấp thông tin cho
mình. Riêng các giáo trình báo chí thường nhắc nhở về việc «nuôi dưỡng » nguồn tin
bằng cách xây dựng niềm tin đối với nguồn tin để có sự hợp tác lâu dài và tin cậy lẫn
nhau. Mối quan hệ giữa nhà báo với nguồn tin (Source – Reporter/ Journalist

1
Nguyễn Thành Lợi, Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông, Tạp chí
Người làm báo, số 12.2013, tr.57
2
Kỷ yếu hội thảo Truyền thông xã hội – Truyền thông cổ điển và Dư luận xã hội, ngày 24/10/2013, tổ chức bởi
Trường ĐH KHXH và NV phối hợp với KAS.

157
relationship) là một mối quan hệ đã được nghiên cứu khá sâu dưới rất nhiều bình diện1.
Chẳng hạn, với nguồn thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhiều nghiên
cứu đều chỉ ra rằng các chính phủ đều có những quy định nghiêm ngặt trong việc cung
cấp thông tin cho nhà báo, để hạn chế tối đa khả năng bị rò rỉ thông tin bí mật. Nhưng, có
một thực tế là trong các hệ thống chính trị, luôn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin để phục
vụ một hay nhiều nhóm lợi ích nào đó. Trong trường hợp này, nhà báo không chỉ phải
bảo vệ, nuôi dưỡng nguồn tin để có thể tiếp tục khai thác lâu dài và thực hiện đúng pháp
luật về bảo vệ nguồn tin, mà cũng cần kiểm chứng các thông tin bị rò rỉ để tránh đưa tin
thiên lệch theo ý đồ của người cung cấp thông tin. Đối với các nguồn tin từ các doanh
nghiệp, mối quan hệ nguồn tin – nhà báo cũng được nghiên cứu rất kỹ trong mấy thập kỷ
vừa qua. Theo đó, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các nguồn thông tin đều cố
gắng đưa những thông tin có lợi cho doanh nghiệp của mình và tránh những thông tin bất
lợi. Vì thế, để tránh sự thiếu khách quan, thiếu chính xác, khi tiếp nhận các thông tin từ
phía doanh nghiệp, nhà báo cũng được khuyên là nên tìm kiếm hơn một nguồn tin về
cùng một nội dung để có thể kiểm chứng, đối chiếu tính xác thực và khách quan của nó.
Từ góc độ pháp luật, trách nhiệm bảo vệ nguồn tin của nhà báo Việt Nam được quy định
khá rõ trong Luật Báo chí 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí 1999
cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện. Chẳng hạn, điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Báo chí năm 1999 đã ghi rõ: « Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết
lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương
đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng ». Đồng thời, các
văn bản pháp luật cũng quy định khá rõ trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan
hành chính nhà nước cho báo chí qua các Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho
báo chí (2011, 2013), Quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao (2013), Luật khiếu nại (2011), Luật tố cáo
(2011), Luật phòng chống tham nhũng (2005)... Các văn bản quy định của pháp luật đã
có, vấn đề là nhà báo cần phải am hiểu về các văn bản này để đảm bảo thực hiện tốt công

1
www.nieman.harvard.edu

158
việc của mình trong khi phải điều chỉnh mối quan hệ với rất nhiều người, đặc biệt là
nguồn tin.

2. Diện mạo nguồn tin trên một số báo đài ở Việt Nam gần đây

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng
các nguồn tin trong một số chương trình phát sóng trên truyền hình, một số chuyên mục
trên báo in, báo điện tử thời gian gần đây. Các khảo sát này đều do sinh viên năm cuối
của Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH KHXH và NV Hà Nội) thực hiện dưới
sự hướng dẫn và giám sát trực tiếp của chúng tôi trong khuôn khổ một môn học độc lập
có tên là « Niên luận » thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành Báo chí. Trong đó, sinh
viên thống kê tin, bài về một lĩnh vực nào đó trong khoảng thời gian 1 tháng hoặc dài hơn
để đạt số mẫu khảo sát tối thiểu là 30. Sau đó, họ có nhiệm vụ rà soát và phân loại các
nguồn tin được sử dụng trong từng tin, bài để phân tích xem có những nguồn tin chủ yếu
nào được sử dụng trong các trường hợp phổ biến nào để từ đó có những phân tích, kết
luận rút ra bài học về tác nghiệp báo chí. Do mỗi sinh viên khảo sát về một mảng tin, bài
theo một chủ đề riêng nên tiêu chí phân loại các nguồn tin không hoàn toàn giống nhau.
Bên cạnh một số nguồn tin cơ bản như : cơ quan nhà nước, người dân, văn bản… thì tùy
từng chủ đề mà người khảo sát còn đưa ra những tiêu chí nguồn tin khác, chẳng hạn như
nhân vật, nhân chứng… Kết quả cụ thể như sau :

 Khảo sát 1 : Nguồn tin trong các tin bài tuyên truyền đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong chương trình Thời sự phát trên kênh
VTV1 lúc 19g00 từ 1/10/2013 đến 30/11/2013. Đây là một trong những chương
trình có số lượng người xem đông đảo nhất cả nước, là địa chỉ cung cấp thông tin
chính thống và đáng tin cậy nhất đối với khán giả Việt Nam hiện nay. Vì thế,
chương trình rất thuận tiện cho việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Nội dung mà 30 tin, bài phát sóng trong thời gian khảo
sát đề cập đến gồm rất nhiều vấn đề, nhưng có thể kể đến một số nội dung tiêu
biểu như: các cuộc thảo luận của Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ) về các
báo cáo tổng kết thực hiện nghị quyết của Đảng, về các chỉ đạo của BCHTƯ liên

159
quan đến các sự vụ đang diễn ra (VD : bão lũ, vì thời gian này có một số vụ thiên
tai lớn diễn ra), về các chiến lược phát triển hạ tầng giao thông, hiệu quả công tác
xóa nhà tạm, tiếp xúc cử tri của Thủ tướng, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết,
hoạt động của Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, phiên họp thường kỳ
của Chính phủ… Đây là những thông tin tuyên truyền các chủ trương lớn nên đều
phải chính xác và nhất quán, phần lớn xuất phát từ các văn bản gốc, từ những
người đứng đầu trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nguồn tin chủ yếu
trong các tin bài này gồm :

 Văn bản nghị quyết, tài liệu, báo cáo trong các phiên họp :
76,7%

 Phỏng vấn trực tiếp các đại biểu quốc hội, người đứng đầu
các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ : 23,3%

 Khảo sát 2 : Nguồn tin trong các tin bài về văn hóa – xã hội trong nước phát
sóng trên chương trình Thời sự phát trên kênh VTV1 lúc 19g00 từ 1/11/2013 đến
30/11/2013. So với mảng đề tài về chính trị, mảng đề tài văn hóa – xã hội có tần
suất xuất hiện nhiều hơn rất nhiều. Riêng trong tháng 11/2013, có tới 150 tin bài
về lĩnh vực này được phát sóng. Trong đó, đây là giai đoạn bão lũ xảy ra liên miên
nên có tới 60% lượng thông tin liên quan đến các vấn đề phòng tránh thiệt hại
thiên tai bão lũ cũng như sự ảnh hưởng của bão lũ đến đời sống của người dân,
khoảng 10% thông tin đề cập đến các vấn đề như phòng chống tham nhũng, pháp
luật liên quan đến lợi ích người dân, hơn 20% nội dung liên quan đến sản xuất
nông nghiệp, đời sống người nông dân, và còn lại là những thông tin về lễ hội,
hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo VN, giao thông, giá cả thị trường… Cơ cấu
nguồn tin được các phóng viên khai thác được tập hợp như sau :

 Ý kiến người dân : Gần 80%.

 Ban lãnh đạo các địa phương (UBND các xã, huyện, tỉnh,
thành) nơi có sự việc diễn ra : 90%

160
 Các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ, Ban,
Ngành : 50%

Đặc biệt, trong mảng tin văn hóa – xã hội, hầu hết các tin bài đều được lấy tư
liệu từ hơn 1 nguồn tin trở lên. Cá biệt, có bài còn được lấy từ 5 nguồn tin như
« Vai trò của bác sĩ trong tư vấn người dân sử dụng thực phẩm chức năng »
(3/11/2013), gồm: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, các chuyên gia trong
Hội nghị về thực phẩm chức năng, đại diện Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu
dùng, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Hội khớp học Việt Nam. Hoặc bài
« Tưởng nhớ cố nhạc sĩ Văn Cao » (30/11/2013) được lấy tư liệu từ 4 nguồn, gồm
tư liệu về cố nhạc sĩ, từ họa sĩ thi sĩ Văn Thao (con trai cố nhạc sĩ), nhạc sĩ Đỗ
Hồng Quân, ca sĩ Ánh Tuyết. Bài « Internet và xóa đói giảm nghèo » (23/11/2013)
phản ánh việc lắp đặt hàng ngàn bộ máy tính cho người dân các tỉnh vùng sâu,
vùng xa, đã sử dụng 4 nguồn tin, bao gồm thông tin từ lễ bàn giao trang thiết bị,
đại diện Quỹ Bill và Melinda Gates, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, và
một số người dân xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Như vậy, có thể
thấy rằng so với các thông tin về chính trị, các thông tin văn hóa – xã hội có lượng
nguồn tin được tiếp cận đa dạng, phong phú hơn, tiếng nói của người dân được thể
hiện rõ nét hơn.

 Khảo sát 3 : Nguồn tin trong các tin bài về mảng đời sống (hệ dân sự) trong
bản tin thời sự Ngày mới phát trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam
(QPVN) lúc 6g00 hàng ngày. QPVN là kênh truyền hình mới thành lập ngày
19/5/2013, chuyên biệt về nội dung quân sự, quốc phòng. Tôn chỉ mục đích của
kênh là phản ánh mọi hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của toàn quân,
góp phần đưa hình ảnh người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ đến gần nhân dân hơn. Hầu hết
các tin bài trong bản tin thời sự đều là những thông tin cập nhật về tình hình quân
sự tại các đơn vị trong toàn quân. Tuy nhiên, trong các bản tin đó cũng có đan xen
những phóng sự liên quan đến các vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm. Từ
đây phân ra hai luồng tin bài thuộc hệ Quân sự (liên quan đến quân đội, tình hình

161
huấn luyện… tại các đơn vị trong toàn quân) và tin bài thuộc hệ Dân sự (các thông
tin liên quan đến đời sống xã hội nói chung). Trong 1 tháng (15/11/2013 đến
15/12/2013), có tất cả 40 phóng sự về vấn đề trong nước thuộc hệ Dân sự đã được
phát sóng trên bản tin Ngày mới của QPVN. Các chủ đề thường gặp trong các
phóng sự này gồm : ô nhiễm môi trường, hàng giả, chất lượng dịch vụ y tế công
cộng, những tấm gương người tốt trong đời sống, những tác phẩm văn học nghệ
thuật tiêu biểu… Cơ cấu nguồn tin được thể hiện như sau :

 Người dân : 27,5%

 Các tổ chức xã hội : 15%

 Cơ quan nhà nước : 37,5%

 Nhân vật : 20%

Đáng chú ý là các bài phóng sự trong bản tin được khảo sát chưa có sự phong
phú về nguồn tin. Số lượng nguồn tin được thể hiện trong các phóng sự phổ biến
là 2 đến 3 nguồn, có bài cũng chỉ gồm một phỏng vấn nhân vật duy nhất, đặc biệt
là các bài về giới thiệu chân dung tác giả văn học nghệ thuật tiêu biểu.

 Khảo sát 4 : Nguồn tin trong 30 bài điều tra về các vấn đề xã hội trên báo
điện tử Dân trí, từ tháng 10 đến tháng 12/2013. Các chủ đề của loại bài này thường
thấy như : vi phạm pháp luật dân sự, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, y tế, án
oan… Phần lớn các bài điều tra đều có nguồn tin từ quần chúng nhân dân (90%),
từ UBND các cấp (33,33%), các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề mà báo
phản ánh (83,33%), từ các văn bản pháp luật (10%). Vì là bài điều tra nên hầu hết
các bài đều trích dẫn nguồn tin phong phú, đa dạng, từ hơn 1 nguồn tin trở lên.

 Khảo sát 5 : Nguồn tin trong 30 tin bài về các vụ trọng án trên báo
Doisongphapluat.com được đăng tải trong tháng 12/2013, bao gồm các vụ án lớn
như Dương Chí Dũng, bầu Kiên, một số vụ giết người dã man… Việc thẩm định
và xử lý được các nguồn tin trong các vụ trọng án là rất cần thiết, quan trọng, bởi

162
những thông tin liên quan cần phải được xem xét và xác minh tỉ mỉ đến từng chi
tiết nhỏ. Khảo sát cho thấy nguồn tin quan trọng nhất là từ phía cơ quan chức năng
(điều tra, kiểm sát…) chiếm tới 60% ; từ các chuyên gia, luật sư : 25% ; từ những
người có liên quan đến vụ việc (nhân chứng, người bị hại, thân nhân…) : 30% ; từ
chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ án : 35% ; từ người dân bình thường : 25%.
Đặc biệt, hầu hết các tin bài đều có trên 2 nguồn tin trở lên để tạo sự khách quan,
giúp người đọc báo có thể nhận diện vấn đề từ nhiều góc nhìn hơn.

 Khảo sát 6 : Báo Xây dựng đã sử dụng các nguồn tin từ đơn thư bạn đọc
gửi đến như thế nào? Đây là một nghiên cứu theo hướng hơi khác với các khảo sát
nói trên, nhưng cũng cho kết quả khá thú vị, bởi nó liên quan trực tiếp đến việc sử
dụng nguồn tin từ bạn đọc ở một tòa soạn cụ thể. Như chúng ta đã biết, các khiếu
nại, khiếu kiện thời gian gần đây phần lớn đều liên quan đến vấn đề đất đai, xây
dựng. Vì thế, là cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, báo Xây dựng hàng ngày
nhận khá nhiều đơn thư của độc giả gửi đến. Báo đã xây dựng quy trình xử lý đơn
thư độc giả gồm 9 bước rất bài bản và tiệm cận với quy trình chung trong việc xử
lý đơn thư của bạn đọc hiện đang áp dụng tại các tòa soạn báo hiện nay. Khảo sát
từ 1/2013 đến 20/6/2013, có 800 đơn thư của bạn đọc gửi đến báo Xây dựng, trong
đó gồm đơn thư khiếu nại về buôn bán, quản lý nhà đất, tranh chấp xây dựng, an
ninh trật tự trong xây dựng… Tùy theo nội dung, tính chất vụ việc, ban biên tập
dựa trên báo cáo phân loại đơn thư mà phóng viên ban bạn đọc đã xử lý để quyết
định triển khai các công việc viết bài nếu cần. Có khoảng 50% số đơn thư nói trên
(gần 400 đơn thư) đã được tòa soạn giao cho phóng viên điều tra theo thư để viết
tin bài, trong đó bài điều tra chiếm số lượng cao nhất : khoảng 52%, bài phản ánh :
27%, tin và các thể loại khác 21%. Trừ thể loại tin, với bài viết, tòa soạn yêu cầu
phải có đủ 4 thành phần trong kết cấu nội dung, bao gồm : người (đơn vị) gửi đơn,
người (đơn vị) bị kiếu kiện, cơ quan công quyền hữu trách (thanh tra, UBND các
cấp…), box luật sư. Các nguồn thông tin trong cơ cấu này giúp nội dung bài viết
có tính cân bằng hơn, thuyết phục hơn. Không dừng lại ở đó, sau khi đăng bài, vẫn
còn có 3 bước xử lý đơn thư của bạn đọc, trong đó bao gồm các hoạt động tương

163
tác với bạn đọc đã gửi đơn thư, các cơ quan hữu trách, và xử lý phóng viên nếu bài
báo thiếu chính xác… Như vậy, nguồn đơn thư bạn đọc đã giúp cho tờ báo có
nhiều thông tin gắn với đời sống cộng đồng hơn, làm phong phú hơn nội dung
phản ánh của tờ báo, giúp tờ báo thể hiện được rõ hơn trách nhiệm xã hội của
mình sau mặt báo.

3. Kết luận

Dựa trên kết quả các khảo sát nói trên, có thể thấy các nguồn tin chủ yếu mà báo chí
Việt Nam hiện khai thác là từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các chuyên gia,
và từ người dân. Tiếng nói người dân ngày càng được coi trọng hơn trên báo chí, và tỏ ra
được lưu ý đặc biệt trong các nội dung phản ánh về các vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh
trật tự, còn trong các tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước chưa được lưu ý nhiều. Báo chí đã phát huy được vai trò là cầu nối của dân với các
cơ quan hữu trách để giải quyết các vấn đề người dân quan tâm, đồng thời tận dụng
nguồn đơn thư của bạn đọc để khai thác các tin bài làm phong phú và thiết thực hơn các
nội dung phản ánh của mình, cũng như thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật về thông tin, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng… Phần lớn các tin
bài trên báo đài đều được thu thập từ hơn 1 nguồn tin trở lên, có nhiều bài đặc biệt dạng
phóng sự hoặc điều tra về các vấn đề trong đời sống xã hội có số lượng nguồn tin rất
phong phú, từ 4-6 nguồn. Không thấy tin bài nào có dẫn nguồn từ mạng xã hội trong toàn
bộ khảo sát của chúng tôi. Có thể, trùng với đánh giá của nhà báo Lê Quốc Minh như đã
đề cập trong bài, mạng xã hội chỉ là kênh thông tin ban đầu gợi ý chủ đề bài viết hoặc
giúp nhà báo liên lạc với nguồn thông tin, còn trên thực tế, nhà báo đều phải trực tiếp
khai thác các nguồn tin có địa chỉ và được kiểm chứng rõ ràng.

Do hạn chế về thời gian và nhân lực, các khảo sát về diện mạo nguồn tin trên báo đài
nói trên chỉ là những mảnh ghép nhỏ trên bức tranh rộng lớn về việc sử dụng và khai thác
các nguồn tin của báo chí Việt Nam hiện nay. Chúng tôi hi vọng khi có điều kiện sẽ khảo
cứu sâu rộng hơn để có thể khái quát chân thực hơn về bức tranh nguồn tin trên báo chí,

164
cũng như các phương pháp kỹ thuật để khai thác, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ nguồn
tin. Bởi suy cho cùng, nguồn tin là sức sống của một nền báo chí.

Tài liệu tham khảo

1. DFID, 2012. Báo cáo nghiên cứu khảo sát « Khó khăn và thuận lợi đối với báo chí
đưa tin tham nhũng ở cấp tỉnh », Bộ phát triển quốc tế Anh.

2. Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền
thông, Tạp chí Người làm báo, số 12.2013, tr.57

3. Luật Báo chí, 1989

4. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí, 1999

5. Melvin Mencher, 2006. News Reporting and Writing, 10th ed, McGraw-Hill

6. Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Báo chí

7. Nghị định của chính phủ số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 quy định trách nhiệm
giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao

8. Kênh truyền hình VTV1, QPVN, báo Xây dựng, báo điện tử Vietnamplus.vn,
dantri.com.vn, Doisongphapluat.com

9. Kỷ yếu hội thảo Truyền thông xã hội – Truyền thông cổ điển và Dư luận xã hội,
ngày 24/10/2013, tổ chức bởi Trường ĐH KHXH và NV phối hợp với KAS.

10. Quyết định 77/2007/Ttg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng chính phủ ban hành về
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

11. Quyết định 25/2013/Ttg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng chính phủ ban hành về
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

165
12. RED Communication, 2011. Báo cáo nghiên cứu – khảo sát các hành vi cản trở
tác nghiệp báo chí.

13. Trung tâm truyền thông Giáo dục cộng đồng – MEC, 2013. Báo cáo nghiên cứu –
khảo sát mức độ phản hồi của cơ quan nhà nước đối với kiến nghị, phê bình của tổ chức,
công dân trên báo chí.

14. Các website: vja.org.vn; thenewsmanual.net; nieman.harvard.edu

166
QUẢN TRỊ NGUỒN TIN

TRONG MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

ThS. Nguyễn Minh Hải1

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản cuộc sống
của con người trên thế giới. Trong đó, báo chí - truyền thông, một trong những lĩnh vực
ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cũng đã và đang chịu sự tác động của sự phát
triển này một cách nhanh nhất. Mô hình truyền thông mới - truyền thông hội tụ đã làm
biến đổi mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng. Trước kia, trong quy trình truyền
thông cũ, nhà báo luôn đóng vai trò chủ động tích cực trong quá trình truyền tải thông
tin, còn công chúng là người bị động tiếp nhận những gì mà nhà báo mang lại. Hiện nay,
quy trình một chiều ấy đã thay đổi, ranh giới giữa nhà báo và công chúng không còn quá
cách biệt. Cán cân chủ động đã được đẩy dần sang phía công chúng và chuyển mô hình
truyền thông từ đơn nhất sang tương tác. Công chúng lúc này đóng rất nhiều vai: là
nguồn tin, người tham gia thông tin và là đối tượng tiếp nhận, phản biện các tác phẩm,
sản phẩm báo chí. Thậm chí, với việc ứng dụng các công nghệ truyền thông tin hiện đại
và tiện lợi, công chúng với những nguồn tin của mình có thể làm thay đổi thói quen tiếp
nhận các sản phẩm truyền thông. Vấn đề đặt ra vô cùng cấp thiết đối với mỗi người làm
báo là trong môi trường bùng nổ truyền thông hiện nay, làm thế nào để có thể tiếp cận
nguồn tin một cách nhanh nhất, nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để có thể quản trị
nguồn tin một cách hiệu quả nhất?

1. Nguồn tin và vai trò của nguồn tin

Nguồn tin có thể coi là yếu tố khởi xướng cho hoạt động truyền thông. Đó có thể là
một người, nhóm người, một tổ chức, hay những tài liệu, bài phát biểu, thông cáo báo
chí, trang web, băng, đĩa, hình ảnh,v.v… có thể cung cấp thông tin cho nhà báo.

1
Chủ nhiệm khoa Báo chí, trường Cao đẳng Truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam), NCS của khoa Báo chí và
Truyền thông, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG HN.

167
Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên có thể khai thác thông tin từ rất nhiều nguồn
khác nhau: các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế, từ thông cáo báo chí,… Ở bài viết
này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ nguồn tin từ công chúng - đây là nguồn
thông tin phong phú, sinh động nhất và cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần bàn luận.

Nguồn tin từ công chúng: bao gồm công chúng bình thường và công chúng đặc biệt.

Nguồn tin từ công chúng bình thường là nguồn tin được cung cấp từ những người dân
thường: Nhóm công chúng này chiếm đa số, họ có mặt ở khắp mọi nơi, chứng kiến các sự
việc nảy sinh trong cuộc sống.

Trong khi đó, thực tế số lượng nhà báo, phóng viên nhỏ hơn rất nhiều lần so với công
chúng của họ. Vì vậy, không phải lúc nào phóng viên cũng có thể bao quát hết các sự
kiện, vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống. Hơn nữa, không phải lúc nào nhà báo, phóng
viên cũng có thể có mặt kịp thời tại hiện trường - nơi xảy ra sự việc. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với một số sự kiện bất ngờ như tai nạn, vụ cháy, thiên tai….

Lúc này, công chúng là nguồn tin đầu tiên và đáng tin cậy nhất để phóng viên khai
thác, thu thập thông tin. Với những sự việc, sự kiện xảy ra bất ngờ, thì việc trông cậy vào
những nhân chứng sống tại hiện trường là cách tốt nhất, thậm chí là duy nhất để nhà báo
lấy được thông tin.

Nhận thức được giá trị của thông tin, hay đơn giản chỉ là một thú vui trong cuộc sống,
mà ngày nay, không ít người dân kịp thời ghi âm, quay lại được những clip, chụp lại
những hình ảnh sống động nhất về các sự việc khi họ chứng kiến hoặc tham gia vào sự
kiện đó. Những thông tin này đã trở thành nguồn dữ liệu vô cùng hữu ích để các nhà báo
khai thác.

Một ví dụ rất điển hình gần đây, vụ việc sập cầu treo ở xã Sơn Bình, huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu làm rất nhiều người rơi xuống suối, trong đó, 8 người chết, hàng
chục người khác bị thương. Những hình ảnh chân thực nhất về vụ sập cầu, thậm chí là
hình ảnh về giây phút cuối cùng của những người xấu số đã được người dân ghi lại. Ngay
lập tức, những thông tin này của công chúng đã được các phóng viên khai thác triệt để.
Rõ ràng, phóng viên dù có giỏi nghề đến mấy, công nghệ làm báo dù có hiện đại đến đâu
168
cũng không thể có được những hình ảnh, thông tin quý giá như vậy nếu không dựa vào
công chúng. Ý kiến của những người chứng kiến, tham gia vào sự việc là những thông tin
khách quan, chân thực, giúp các nhà báo có các thông tin phong phú, nhiều chiều, kịp
thời đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.

Ngày 04/12/2013 có thể được coi là ngày “sốc văn hóa” đối với người Việt khi một
đoạn clip do người dân ghi lại cảnh một đám đông đổ xô vào “hôi của” một xe chở bia bị
đổ ở Đồng Nai. Sự việc này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận xã
hội không chỉ trong nước mà cả những hãng truyền thông nước ngoài. Đoạn clip về hôi
bia đã xuất hiện trong chương trình tin tức 24h, lúc 8h30 sáng 9/12 của Đài Truyền hình
Rentv, đây là Đài Truyền hình tư nhân hàng đầu ở Nga với lượng khán giả khổng lồ lên
đến hơn 113 triệu người xem. Trang điện tử tiếng Nhật Viet-jo.com (chuyên cập nhật tin
tức về Việt Nam hằng ngày bằng tiếng Nhật) cũng đăng tải nội dung tương tự.

Như vậy, không chỉ có phóng viên Việt Nam mà phóng viên các nước trên thế giới
cũng rất quan tâm, khai thác chất liệu từ các nguồn tin do công chúng cung cấp. Đây quả
thực là nguồn tư liệu vô cùng dồi dào, sống động và có tính thời sự cao nhất, giúp các
phóng viên thực hiện sứ mệnh của mình.

Tác phẩm “Vượt suối bằng túi nilong” được phát trong chương trình thời sự lúc 19
giờ, ngày 17/3/2014 của Đài Truyền hình Việt Nam đã làm cho người xem vô cùng bàng
hoàng trước những hình ảnh các em nhỏ và cả cô giáo ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện
Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải vượt suối đến trường bằng cách chui vào túi nilong và nhờ
người kéo. Những hình ảnh chân thực này đã được cô giáo Tòng Thị Minh ghi lại. Cô
Minh cũng chính là người hàng ngày phải vượt qua suối theo cách đó. Thực tiễn đau lòng
và hàm chứa rất nhiều mối hiểm nguy này do chính người dân cung cấp đã mở ra cho các
nhà báo rất nhiều đề tài, góc độ phản ánh khác.

Nguồn tin từ công chúng đặc biệt: là nguồn tin lấy từ những người có uy tín, vị trí
trong xã hội, có tầm ảnh hưởng nhất định cũng như có trình độ, kiến thức chuyên sâu về
từng lĩnh vực (các chuyên gia, nhà chức trách, …).

169
Đây là nguồn tin giúp phóng viên có cái nhìn đa chiều, hiểu đúng, hiểu sâu về sự việc
cần phản ánh. Hơn thế, với những sự việc phức tạp, việc khai thác và đưa ra các ý kiến
của những người có uy tín trong xã hội hoặc các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về
lĩnh vực phản ánh có vai trò định hướng thông tin, định hướng dư luận rất hiệu quả. Đây
cũng là đòi hỏi, mong muốn của công chúng khi tiếp nhận thông tin.

Dư luận trong nước và thế giới đang dành sự quan tâm đặc biệt đến sự kiện máy bay
của Malaysia đột ngột mất tích sau khi cất cánh được khoảng 40 phút. Ngay sau khi máy
bay Boing777 số hiệu MH370 của Malaysia Airline mất tích ngày 8/3/2014, truyền thông
Việt Nam đã nhanh chóng thông tin về sự kiện này. Tra cứu thông tin trên Google, chỉ
trong 0,44 giây cho ra 5.970.000 kết quả về sự kiện Máy bay Malaysia mất tích (thời
điểm 10.45 phút sáng 17/3/2014). Mỗi ngày trung bình có khoảng 50.000 lượt tìm kiếm
thông tin về sự kiện này. Công chúng đặt ra rất nhiều câu hỏi mong muốn báo chí đưa ra
những thông tin kịp thời để giải đáp như: Vấn đề an ninh hàng không của Malaysia và cả
Việt Nam như thế nào? Tại sao máy bay lại mất tín hiệu? Nguyên nhân của việc máy bay
mất tích là gì?

Trước thực tế này, các phóng viên Việt Nam đã không thể dửng dưng, quay lưng với
nhu cầu thông tin của công chúng mà đã thực sự nhảy vào cuộc, thông tin kịp thời những
diễn biến mới nhất về sự việc này.

Trong các bản tin thời sự của VTV, phóng viên Hữu Hưng thường trú tại Maylaysia
đã đưa thông tin trực tiếp từ các buổi họp báo của chính phủ Maylaysia, phỏng vấn quan
chức ngành hàng không Malaysia. Trên các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi trẻ, Tiền
Phong... có nhiều bài báo đã lấy thông tin từ những nguồn tin chính thống như Bộ Ngoại
giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Maylaysia, từ Hãng
MalaysiaAirline...

Phải nhìn nhận rằng, đây là một sự kiện đã không còn chỉ trong phạm vi của
Malaysia. Nó đã trở thành một sự kiện với sự tham gia, vào cuộc của nhiều quốc gia trên
thế giới (trong đó có cả Việt Nam). Việc tham gia này thể hiện sự chung tay giúp đỡ của
các nước với Malaysia. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện khác, đây cũng là một trong những

170
nguyên nhân gây ra việc nhiễu loạn thông tin. Một loạt các giả thiết, ý kiến, phân tích
được đưa ra làm cho chính bản thân sự kiện càng trở nên bí ẩn và công chúng lại càng bị
cuốn theo những giả thiết ấy với tâm trạng thấp thỏm. Thậm chí, công chúng còn hoảng
hốt, hồi hộp khi có một thông tin nhận định mới, nhưng ngay lập tức sau đó lại “ỉu” đi khi
thông tin đó được xác minh là không chính xác.

Trong hoàn cảnh này, làm thế nào để có thể có những thông tin chuẩn xác nhất? Các
nhà báo đã tiếp cận nhiều kênh thông tin ở đầu nguồn thông tin để cung cấp thông tin
nhanh nhất cho công chúng như từ Đại sứ quán, nhà chức trách Malaysia, các chuyên gia
đầu ngành về hàng không, cơ quan an ninh…

Cụ thể, tờ Wall Street Journal cho biết các nhà điều tra Mỹ đang xem xét khả năng
MH370 bay tổng cộng 5 giờ, dựa trên các dữ liệu mà hai động cơ máy bay tự động thu
thập và chuyển về cho hệ thống bảo trì động cơ toàn cầu mà hãng chế tạo Rolls-Royce ký
với hàng không Malaysia. Tuy nhiên, đến chiều ngày 13/3, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm
quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein bác bỏ thông tin rằng
máy bay có thể bay thêm 4 giờ nữa sau khi mất tín hiệu.

Cùng ngày, Trung Quốc cho biết hình ảnh vệ tinh do nước này chụp cho thấy ba vật
thể lớn khả nghi trên khu vực máy bay mất tích trong vùng biển nằm giữa phía đông bắc
Malaysia và phía nam Việt Nam. Nhưng ông Hishammuddin Hussein đã khẳng định
Trung Quốc vừa nói với phía Malaysia rằng những bức ảnh vệ tinh được công bố "nhầm
và không thấy bất cứ mảnh vỡ nào" của chiếc phi cơ mất tích.

Ngày 15/3, Thủ tướng Malaysia chính thức lên tiếng với báo giới: "Theo thông tin
mới được lấy từ vệ tinh, chúng tôi có thể chắc chắn rằng hệ thống ACARS của máy bay
đã bị ngắt ngay trước lúc nó đi qua bờ biển phía Đông của Bán đảo Tây, Malaysia.
Không lâu sau đó, hệ thống phát tín hiệu của máy bay cũng bị ngắt khi nó bay đến gần
vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia.". Đây là nhận định đồng nghĩa với việc
thừa nhận khả năng máy bay MH370 của Malaysia bị can thiệp có chủ ý bởi người nào
đó chứ không phải rơi xuống Biển Đông như nước này nhận định trước đó.

171
Chưa đề cập đến sự chính xác của thông tin, bởi sự việc này còn đang trong quá trình
điều tra, làm rõ, nhưng phải khẳng định rằng, những thông tin khai thác từ những người
có uy tín của chính nước chủ nhà Malaysia đã góp phần làm cho sự bí ẩn bao trùm sự
kiện dần được hé mở. Những giả thiết và ý kiến của các chuyên gia nước ngoài về sự việc
này được báo chí đăng tải có phải chăng chỉ là trách nhiệm phải thông tin một cách đầy
đủ, đa diện cho công chúng. Còn bản thân mỗi nhà báo, phóng viên luôn nhận thức được
rằng, ở đâu sẽ cho họ những thông tin “có bảo hành” nhất: không ai khác, ngoài chính
những người trong cuộc ở Malaysia. Công chúng giờ đây bắt đầu tin tưởng hơn những
thông tin từ nguồn này và đỡ “thấp thỏm” hơn việc phải nghe, xem và đọc những ý kiến
từ những người ngoài cuộc với ý muốn quan tâm, giúp đỡ.

2. Quản trị nguồn tin, những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết

2.1. Những bất cập trong công tác quản trị nguồn tin

- Khai thác sử dụng nguồn tin thiếu chọn lọc

Trong một môi trường truyền thông năng động, công chúng không chỉ là người cung
cấp thông tin mà còn đóng vai trò chủ thể sáng tạo, truyền bá thông tin thông qua các
trang mạng xã hội. Dù không phải là những sản phẩm báo chí chính thống thì những
thông tin này của công chúng vẫn nhanh chóng được phát tán trên mạng và ảnh hưởng
sâu sắc đến dư luận xã hội. Nếu báo chí đứng ngoài cuộc, không tận dụng nguồn tin này
thì không những trở nên lạc hậu trước dòng chảy thông tin và còn không làm tròn trách
nhiệm khơi nguồn và hướng dẫn dư luận xã hội. Và nếu không biết cách quản trị nguồn
tin thì tất yếu sẽ dẫn tới một thực tế như hiện nay: các thông tin thiếu chính xác, thông tin
giật gân, câu khách tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và hành động của
không ít công chúng. Đây chính là một trong những bất cập trong công tác quản trị nguồn
tin hiện nay.

Điển hình nhất là phong trào săn thông tin từ Facebook. Những thông tin cá nhân
theo chiều hướng “sốc, sến, sex” được săn lùng và đăng tải, thậm chí còn tạo vệt thông
tin như một thành tích “đáng nể” trong công nghệ truyền thông mới. Không ít tin, bài
đăng những hình ảnh nóng bỏng, những câu status vô thưởng, vô phạt của các nghệ sĩ.

172
Điều đáng buồn là hiện nay, những tác phẩm kiểu này tràn ngập trên các trang báo mạng,
và đáng lo hơn là giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước – đang bị cuốn hút bởi
những thông tin thất bại như vậy.

- Thiếu sự kiểm chứng thông tin, gây hậu quả nghiêm trọng

Hiện tượng này không còn là cá biệt mà đã trở thành chuyện khá thường ngày của báo
chí. Điển hình là vụ việc “Bố chồng dính chặt con dâu” ở Tiền Giang do phóng viên của
VOVonline đưa tin. Sau khi Công an Tiền Giang vào cuộc điều tra mới phát hiện ra
nhiều tình tiết câu chuyện không đúng sự thật. Phóng viên viết bài sau này có tường trình
là chỉ tình cờ nghe được câu chuyện trong một quán bia, nhưng anh này đã không suy xét
mà vội vàng đưa tin gây ra nhiều hệ lụy không đáng có. DùVOVonline đã cải chính lại
thông tin và cáo lỗi, nhưng sự việc này đã làm suy giảm niềm tin của công chúng với tờ
báo. Đây là sự việc được đánh giá là “rất xấu hổ” trong làng báo chí Việt Nam. Điều
đáng nói ở đây là những tờ báo ăn theo không cần kiểm chứng thông tin đã đồng loạt
đăng tải, lan truyền sự việc này tới công chúng để rồi sau đó lại phải gỡ xuống và nhận
một cái nhìn không hề thiện cảm từ các độc giả dành cho báo mình.

Quản trị nguồn tin đang đặt bài toán khó cho các nhà quản lý. Điển hình như sự kiện
Flappy Bird vừa qua, chỉ trong 0,22 giây có đến 183.000.000 kết quả tìm kiếm (thời điểm
12h ngày 18/3/2014), trong số đó, phần lớn là những bài báo về nhân vật chính Nguyễn
Hà Đông và Game Flappy Bird của anh. Từ đầu năm 2014, cả thế giới mới bắt đầu quan
tâm đến anh, tác giả của trò chơi rất hấp dẫn, nhưng có nhiều thông tin trái chiều xung
quanh sự việc này. Bên cạnh những thông tin đảm bảo tính chính xác, còn xuất hiện
nhiều thông tin với những đồn đoán không có cơ sở. Mới đây nhất, khi Nguyễn Hà Đông
trả lời phỏng vấn báo chí, anh mới đưa ra lý do chính thức phải gỡ bỏ trò chơi này bởi vì
nó có yếu tố gây nghiện cho người chơi, nên anh không muốn game này tồn tại. Rõ ràng
thông tin này đã thổi bay những thông tin mà một số cơ quan báo chí thời gian qua đã
khai thác, nào là Hà Đông “tự sát”, “bị thủ tiêu”, “bị các game thủ săn lùng”, “dỡ bỏ
game để chốt lời”... Câu chuyện về Flappy Bird là một trong những câu chuyện khiến báo

173
chí Việt Nam không khỏi “đỏ mặt” khi nhắc lại. Lối đưa tin tùy tiện, dễ dãi, thiếu kiểm
chứng là những nguyên nhân của bài học trên.

2.2. Một số đề xuất nhằm quản trị tốt nguồn tin

Mary Parker Follett - người có ý tưởng tiên phong giới thiệu tâm lý con người và các
mối quan hệ con người vào quản lý công nghiệp - cho rằng: Quản trịlà nghệ thuật đạt
được mục đích thông qua người khác.

Trong hoạt động báo chí, có thể coi quản trị nguồn tin là nghệ thuật giao tiếp, ứng xử,
khai thác, quản lý, sử dụng nguồn tin phục vụ cho hoạt động báo chí của nhà báo. Để có
thể quản trị nguồn tin tốt, phóng viên cần:

- Xác định mục tiêu và đánh giá nguồn tin

Việc xác định được mục tiêu của cơ quan báo chí và nhà báo trong từng giai đoạn sẽ
giúp cho người làm báo xây dựng được phương hướng, kế hoạch, đối tượng để tiếp cận
khai thác, xử lý nguồn tin.

Với từng đối tượng công chúng, nhà báo cần xác định một mục tiêu phù hợp, dựa trên
mức độ liên quan của công chúng đó với sự việc, trình độ hiểu biết và địa vị xã hội của
công chúng. Ví dụ, muốn lấy thông tin về vụ mùa, giá lúa, nông sản thì cần phải hướng
tới nguồn tin từ người nông dân, người kinh doanh các loại nông sản…; muốn lấy thông
tin về thủy hải sản thì phải phỏng vấn ngư dân ở các vùng biển, các doanh nghiệp nuôi
trồng và chế biến thủy hải sản…

Quay lại với sự kiện máy bay mang số hiệu MH370 bị mất tích của Malaysia, rõ ràng,
chúng ta nhận thấy rằng thông tin từ chính nước chủ nhà Malaysia luôn là mục tiêu mà
các nhà báo săn đuổi, nhắm tới vì họ chính là người trong cuộc của sự việc. Những nhân
vật được trích dẫn tuyên bố và nhận định của Malaysia cũng là những người có trình độ
và vị trí xã hội cũng như tầm ảnh hưởng nhất định của đất nước này. Những thông tin về
các động thái của Malaysia được đưa trên các trang báo là chủ yếu, còn những thông tin
từ các nước khác dường như chỉ là việc cung cấp cho đầy đủ và toàn diện hơn cho công
chúng.

174
Nhà báo cần phải có sự tìm hiểu kĩ càng về vấn đề mà mình đề cập trong tác phẩm,
lập được danh sách những đối tượng công chúng có thể cung cấp thông tin cùng những
đặc điểm liên quan đến việc có thể tiếp cận và cung cấp thông tin hay không của họ như
vùng miền, cơ quan, vị trí xã hội và thậm chí là gia đình, tâm lý, tính cách.

Việc đánh giá nguồn tin thể hiện việc nhà báo, phóng viên có định hướng trong vấn
đề mình cần hỏi. Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá nguồn tin phù hợp với vấn đề của
mình hay không mà nhà báo phải đánh giá được khả năng trả lời, trình độ hiểu biết của
đối tượng công chúng đó. Một vấn đề mang tính nghiên cứu thì bắt buộc phải hỏi một
công chúng trong nhóm đặc biệt chứ không thể phỏng vấn một công chúng bình thường.
Hay như một ví dụ rất điển hình trong truyền hình đó là khả năng xuất hiện trên hình của
công chúng đó. Một người nông dân với giọng địa phương quá “nặng” hoặc không có
khả năng trả lời lưu loát cũng sẽ không phải là sự lựa chọn hoàn hảo của nhà báo.

Đánh giá được nguồn tin sẽ giúp cho nhà báo tìm ra được đúng đối tượng có khả năng
cung cấp thông tin mà mình đang tìm kiếm. Quá trình thực hiện tác phẩm cũng vì thế mà
tiết kiệm được thời gian cũng như mang lại hiệu quả thông tin hơn. Các nhà báo, phóng
viên nên đánh giá được đúng nguồn tin của mình bởi: nếu đánh giá quá cao, thông tin thu
không được như mong muốn sẽ mất thời gian còn nếu đánh giá quá thấp thì có thể bỏ lỡ
mất nhiều thông tin quan trọng.

- Xây dựng kế hoạch tiếp cận nguồn tin

Đối với mỗi nguồn tin, cần xây dựng kế hoạch tiếp cận khác nhau mới có thể thu thập
được thông tin cần tìm. Thậm chí, phải căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng để xây
dựng cách thức khai thác thông tin cho phù hợp.

Danh bạ, điện thoại hay sổ tay ghi địa chỉ, nơi công tác và số liên lạc của các cộng tác
viên dường như là quyển cẩm nang sống của mỗi nhà báo, phóng viên. Việc xây dựng
một hệ thống cộng tác viên đáng tin cậy ở nhiều nơi đồng nghĩa với việc nhà báo, phóng
viên có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tin một cách nhanh nhất. Khi mạng lưới hoạt
động này rộng rãi, hiệu quả thì việc chạm đến sự thật của mỗi nhà báo sẽ dễ dàng và
nhanh chóng hơn.Vì vậy, cần tạo cơ chế thuận lợi để thúc đẩy cộng tác viên cung cấp

175
thông tin thường xuyên và kịp thời. Báo Tuổi trẻ TP HCM đã làm rất tốt công việc này và
luôn là tờ báo có những thông tin nóng hổi nhất thu nhận được từ cộng tác viên.

Để công chúng tin tưởng và cung cấp thông tin cho báo chí, chúng ta phải tạo được
lòng tin với công chúng và phải bảo vệ nguồn tin của mình. Đó là cách để nhà báo, phóng
viên có thể xây dựng được một mạng lưới hoạt động của mình sâu rộng và hiệu quả hơn.
Việc lấy thông tin cũng vì thế mà dễ dàng hơn rất nhiều.

Với những công chúng đặc biệt (người có vị trí quan trọng trong xã hội hoặc các
chuyên gia…), nếu tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nhóm công chúng này sẽ giúp
cho nhà báo, phóng viên có chỗ dựa về kiến thức, nhất là những kiến thức chuyên môn để
có thể phân tích, đánh giá, thẩm định và định hướng thông tin một cách có hiệu quả.

- Kiểm chứng nguồn tin

Nhiều phóng viên cho rằng, nếu dành thời gian để kiểm tra, thẩm định thông tin thì có
thể sẽ làm mất tính thời sự của thông tin. Vì vậy, rất nhiều nhà báo, phóng viên đã chạy
theo độ “nóng” của thông tin mà lơ là công tác kiểm chứng, thẩm định nguồn tin dẫn tới
những hậu quả nghiêm trọng. Việc tìm hiểu đúng bản chất của hiện thực là yêu cầu bắt
buộc và cũng là trách nhiệm của mỗi người làm báo. Để kiểm chứng, thẩm định nguồn
tin, nhà báo cần phải khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng linh hoạt
các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong quá trình tác nghiệp. Việc am hiểu pháp
luật và có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội sẽ là cơ sở để nhà báo
phân tích, đánh giá nguồn tin. Tất nhiên, nhà báo không thể bỏ qua kênh thông tin quan
trọng từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là các ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà
khoa học, nhà chức trách… Nhà báo nên có sự hoài nghi đối với mỗi thông tin và những
kết luận, đánh giá, nhận định của nhà báo về sự việc phải trên cơ sở khoa học, khách
quan nhất.

- Trau dồi kiến thức đa lĩnh vực và nâng cao trình độ nghiệp vụ

Xu hướng phát triển với tốc độ chóng mặt của các phương tiện truyền thông, đặc biệt
là truyền thông hội tụ đã và đang tạo ra những thách thức lớn cho những người làm báo ở
nước ta. Không những thế, xu thế toàn cầu hóa thông tin hiện nay cũng đặt ra không ít
176
khó khăn cho các cơ quan báo chí trong việc cạnh tranh với báo chí nước ngoài. Vì vậy,
phóng viên cần phải đổi mới mình để thích ứng với công nghệ làm báo truyền thông hiện
đại. Ngoài việc nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức về mọi lĩnh vực, ứng dụng tốt các
thiết bị công nghệ hiện đại thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng phải được coi trọng và
thực thi một cách có hiệu quả.

Rõ ràng, trong bối cảnh đa dạng hóa nguồn tin như hiện nay, việc kiểm soát quản lý
và thẩm định thông tin sẽ dễ dàng hơn nếu nhà báo có trình độ chuyên môn cao, biết tổng
hợp và chắt lọc thông tin. Khả năng phân tích, thẩm định nguồn tin của nhà báo sẽ tạo ra
giá trị thông tin. Nếu công việc này không được phát huy tốt, không tìm ra được bản chất
của sự thật thì nhà báo sẽ dễ rơi vào thế tạo ngòi nổ cho sự lũng đoạn thông tin. Lúc này,
nạn nhân không ai khác chính là công chúng báo chí.

3. Kết luận

Bản thân mỗi người làm báo cần nhận ra một điều then chốt rằng, giá trị của nghề báo
không chỉ đơn thuần là thu thập và cung cấp thông tin. Mà hơn cả, trong một môi trường
thông tin đầy ắp và phức tạp như hiện nay, việc chắt lọc hợp lý, đánh giá khách quan, tìm
ra bản chất sự thật, từ đó mang đến cho công chúng sự khẳng định, phân tích đúng đắn
nhất, giúp họ hiểu và nắm mọi thông tin một cách chân thực, hệ thống và sâu sắc những
gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của họ.

Có thể nói, nguồn tin từ công chúng như một con dao hai lưỡi. Đó sẽ là nguồn tin rất
quý giá nếu như phóng viên biết cách khai thác và xử lý tốt. Để làm được điều này,
phóng viên phải thực sự trang bị cho mình một hành trang vững vàng về tri thức. Ngược
lại, nếu thiếu những nền tảng kiến thức và đạo đức nghề nghiệp, phóng viên sẽ tự tay kí
vào án “khai tử” cho nghề nghiệp và danh dự của mình. Nguy hiểm hơn, những thông tin
thiếu trách nhiệm mà phóng viên cung cấp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, thậm chí là hành
động của cả một thế hệ. Và khi con người bị lệch hướng, thì mọi lĩnh vực cũng sẽ không
thể nào phát triển đúng quỹ đạo của nó.

Tài liệu tham khảo

177
1. Trần Bá Dung, 2012. 4K và nghề báo. Wesite: nguoilambao.vn.
2. Lê Thu Hà, 2014. Sự gia tăng tính tương tác của công chúng – tương lai của báo
chí. Website: nghebao.com
3. Đinh Thị Thúy Hằng, 2008. Báo chí thế giới – xu hướng và phát triển, Nxb Thông
tấn.
4. Đinh Thị Thúy Hằng, 2013. Đào tạo báo chí ở trường đại học trong xu thế báo chí
hiện đại, Tạp chí Người
5. Nguyễn Đức Hạnh, 2013. Việc ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực báo chí,
truyền thông. Website: nguoilambao.vn
6. Nguyễn Thành Lợi, 2013. Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong
môi trường truyền thông hội tụ truyền thông. Website: nguoilambao.vn
7. John Medeiros, 2013. Những phát minh online và vi phạm bản quyền online. Hội
thảo bản quyền truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam.
8. Trung tâm Tin tức 24, 2013. Truyền thông đa phương tiện- xu hướng của báo chí
hiện đại, Tài liệu của Đài Truyền hình Việt Nam.
9. Vũ Ngọc Thanh, 2013. Đào tạo phóng viên đa năng cho truyền thông đa phương
tiện. Website: Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
10. Nguyễn Thanh Vân, 2013. Khung pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan và
tình hình vi phạm trong lĩnh vực báo chí, truyền hình. Hội thảo bản quyền Truyền
hình, Đài Truyền hình Việt Nam.
11. Đinh Đắc Vĩnh, 2013, Đài THVN trong giai đoạn chuyển đổi công nghệ số, sự
thay đổi tư duy và nhận thức trong sản xuất chương trình và điều hành quản lý,
kinh doanh, Tài liệu của Đài Truyền hình Việt Nam.

178
CẦN CÓ NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ

“CHIẾN TRANH THÔNG TIN HIỆN ĐẠI”

TS. Bùi Chí Trung1

Khái niệm chiến tranh thông tin hiện đại (CTTT) ra đời trong bối cảnh cuộc chiến
tranh Xô - Mỹ thế kỷ XX. Tuy quan niệm về chiến tranh thông tin hay mặt trận thông tin ở
nhiều nước còn có những điểm khác nhau, nhưng tất cả đều khẳng định vai trò quan
trọng, hiệu quả cao của loại hình chiến tranh này và đây là một loại hình không thể thiếu
được trong các cuộc chiến tranh, xung đột, trong các mối quan hệ quốc tế đa chiều hiện
tại và tương lai.

1. Vụ việc giàn khoan “Hải Dương 981” và “liên hoàn kế” truyền thông Trung
Quốc
Từ ngày 02/5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 và nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu
quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Nam. Vị trí hoạt động của giàn khoan chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý. Các
tàu của Trung Quốc đã vây ép, cố tình đâm húc, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu
cảnh sát biển, tàu kiểm ngư đang thực thi nhiệm vụ quản lý biển trong vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm bị thương nhiều cán bộ kiểm ngư của Việt Nam
và gây tổn thất cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, thậm chí
đâm chìm tàu cá của Việt Nam.
Cùng những diễn tiến phức tạp trên thực địa, nhà cầm quyền Bắc Kinh sử dụng bộ
máy truyền thông khổng lồ, mở một chiến dịch nói xấu, thổi phồng với dã tâm làm méo
mó hình ảnh Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và xóa nhòa đi hình ảnh hung hăng hiếu
chiến mà Trung Quốc đã phơi bày. Cuộc chiến truyền thông đó được thể hiện ở nhiều
dạng thức khác nhau, thể hiện rõ tính liên thông, liên kết với những lớp lang mưu kế

1
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

179
thâm hiểm. Ba mũi thông tin chủ yếu có thể nhận thấy là “thông tin báo chí”, “hệ thống
phát ngôn” của nhà chức trách và quá trình xuất hiện các “bằng chứng lịch sử” do phía
Trung Quốc bịa đặt. Tùy diễn tiến của từng thời điểm mà các chiêu bài được thể hiện ở
mỗi dạng thức, nhưng chắc chắn nhưng đều xuất phát từ một định hướng chỉ đạo chung,
rất bám sát với cả với các hành động sai trái thực địa và quá trình dựng chuyện, giảo biện
của các “nhạc trưởng” điều hành.
Trên báo chí, phương thức mà Trung Quốc thực hiện thường tập trung theo kiểu “vu
oan giá họa”, ví dụ như lợi dụng sự kiện một số thành phần bất hảo tại Việt Nam mượn
danh nghĩa biểu tình chống Trung Quốc xâm lược để đập phá không chỉ cơ sở của người
Trung Quốc, mà cả của các nơi khác như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…Các ấn phẩm
xuất bản tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong như: xã luận "Việt Nam sẽ bị tác hại kinh
tế từ những cuộc biểu tình bạo lực" của Tân Hoa Xã (ngày 18/5/2014), xã luận "Mức độ
nghiêm trọng của tình trạng bạo lực" đăng trên nhật báo Anh ngữ China Daily (số ra
ngày 19/5/2014) đã thổi phồng tình trạng bạo lực tại Việt Nam, thu hút sự chú ý của công
luận thế giới, xóa nhòa đi hình ảnh hung hăng hiếu chiến mà Trung Quốc đã lộ rõ khi đưa
một hạm đội hùng hậu, hộ tống giàn khoan tiến vào hoạt động trong vùng biển của Việt
Nam”. Nguy hiểm hơn là Bắc Kinh còn nhấn mạnh đến tính chất môi trường kinh doanh
thiếu an toàn tại Việt Nam, đúng vào lúc mà Hà Nội đang nỗ lực thu hút đầu tư ngoại
quốc vốn càng lúc càng có ý muốn rời bỏ Trung Quốc.
Với luận điệu xuyên tạc, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” và trang “Quốc Thổ” ngày 3/7 tiếp
tục vu cáo Việt Nam khi cắt xén có chủ ý khi dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:
"Có người hỏi nhỡ xảy ra chiến tranh thì sao? Thì chúng ta phải chuẩn bị tất cả mọi khả
năng." Tờ báo này cố tình bỏ mất vế sau trong phát biểu của Tổng bí thư Đảng cộng sản
Việt Nam: "Chúng ta mong chiến tranh không xảy ra và cố gắng làm cho nó đừng xảy
ra” để giật tít gây hiểu lầm rằng Việt Nam khiêu khích. Tờ “Nhân Dân Nhật báo”, tờ báo
chính thức lớn nhất của Trung Quốc vào ngày 8/7 tiếp tục đăng bài xuyên tạc rằng chính
sách của Việt Nam là muốn đối đầu với Trung Quốc. Theo bài báo, gần đây Chính phủ
Việt Nam cho biết sẽ cấp 540 triệu USD chế tạo 32 tàu tuần tra cho lực lượng chấp pháp
biển Việt Nam, đồng thời cấp 225 triệu USD khuyến khích ngư dân Việt Nam chế tạo tàu

180
cá đánh bắt xa bờ để tăng cường kiểm soát đối với Biển Đông, hy vọng qua đó bảo vệ
“lợi ích đã có” ở Biển Đông, từ đó “tiến hành đối đầu lâu dài” với Trung Quốc
Chất liệu để các phương tiện thông tin đại chúng ra sức xuyên tạc chủ yếu là các
“bằng chứng lịch sử” do phía Trung Quốc tự thổi phồng nhưnhững "bản đồ về sự sỉ nhục
quốc gia" cho rằng lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc bao gồm tất cả các chư hầu trước
kia đã từng “quy phục” hoàng đế Trung Hoa. Họ cho rằng lãnh thổ của Trung Quốc bao
gồm cả bán đảo Triều Tiên, một khu vực rộng lớn của Nga, Trung Á, Hymalaya và nước
ở Đông Nam Á. Giai thoại về chuyến đi còn nhiều tranh cãi của Trịnh Hòa - "đô đốc thái
giám" của Trung Quốc ở thế kỷ 15, ký ức mơ hồ về phái đoàn cấp tỉnh của Trung Quốc
đã đến quần đảo Hoàng Sa, vào ngày 06/6/1909, trong một cuộc thám hiểm kéo dài chỉ
một ngày bằng cách “đi ké” con tàu của một thuyền trưởng người Đức mượn từ công ty
kinh doanh Carlowitz mà người Trung Quốc không đủ khả năng tổ chức. Cũng vào thời
điểm dư luận quốc tế lên án hành động, Trung Quốc tại Biển Đông thì nước này lại tiếp
tục xuất bản bản đồ lãnh thổ mới, với đường 10 đoạn ôm trọn gần như toàn bộ Biển
Đông, trong đó có cả các vùng biển, đảo và bãi đá của các nước láng giềng trong khu
vực. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, chiến thuật “chiến tranh bản đồ” mà Bắc Kinh đang
áp dụng như là một phần của cái gọi là Giấc mộng Trung Hoa.
Các thông tin xuyên tạc trên báo chí thường xuất hiện dầy đặc nhất để phụ họa trong
những thời điểm có phát ngôn chính thức từ bộ ngoại giao Trung quốc - một “mũi tiến
công cơ bản” của liên hoàn kế truyền thông trên trường quốc tế. Khi vụ việc giàn khoan
Hải Dương 981 bước sang tuần thứ 7, ngày 9/6/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt
trận mới, khi ông Vương Dân – Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc (LHQ),
chuyển đến Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon một bản tuyên bố lập trường chính thức của
Bắc Kinh về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó tới toàn bộ 193 thành
viên LHQ. Nội dung của bản tuyên bố này “vu vạ” rằng Việt Nam đang xâm phạm chủ
quyền của họ bằng cách “ngăn cản hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981”, và gây
sức ép buộc Liên Hợp Quốc phải can thiệp để giải quyết vấn đề này theo chiều hướng có
lợi cho Bắc Kinh.

181
Một ngày sau khi Trung Quốc gửi văn kiện trên, bà Hoa Xuân Oánh – một phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tuyên bố rằng, Bắc Kinh bác bỏ đề nghị làm trọng tài
của LHQ trong cuộc tranh chấp với Việt Nam.Nhiều người khá ngỡ ngàng, khó hiểu khi
việc Trung Quốc đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra Liên Hợp Quốc, bởi từ trước đến
nay nước này vẫn khăng khăng chỉ trích các quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền của
họ và phản đối bất cứ sự liên quan nào của bên thứ ba, chẳng hạn như Mỹ, để thực hiện
cái mà Trung Quốc gọi là “quốc tế hóa” vấn đề. Vấn đề này chỉ được Trung Quốc nêu lên
ở cấp diễn đàn khu vực, chẳng hạn như Đối thoại Shangri-La hay các hội nghị thượng
đỉnh của ASEAN. Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vụ kiện của
Philippines tại Tòa Thường trực Quốc tế của Liên Hợp Quốc về “đường lưỡi bò” trên
Biển Đông. Phải chăng đó là một “mưu kế” thâm hiểm Trung Quốc- bậc thầy của kiểu
tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân” này để đối phó với những “làn sóng” dư
luận quốc tế.
Trong bài viết “China’s Information Warfare Campaign and the South China Sea:
Bring it on!” (tạm dịch: Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử
xem!” của giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc đăng trên tờ The
Diplomat (Nhật), phương thức truyền thông mà Trung Quốc tác động đến LHQ hòng
đánh bật các nỗ lực tuyên truyền của Việt Nam và để cô lập Việt Nam. Đại đa số các
thành viên của LHQ không có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Nhiều nước Đông Nam Á vốn quan ngại về các hành động của Trung Quốc, sẽ né tránh
khi buộc phải công khai lập trường về vấn đề này. Bằng chiến lược “tiên phát chế nhân”
này, Bắc Kinh chắc hẳn đang hy vọng rằng đó sẽ là một biện pháp răn đe để khiến các
nước láng giềng nhụt chí trong việc ủng hộ Việt Nam. Mánh khóe tuyên truyền này cũng
nhằm bao biện cho hành vi ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tránh đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc
tế.
Kể từ ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đã có gần 80
nghìn bài báo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau lên án hành động của quốc gia này. Trong
khi các hãng tin lớn trên thế giới như CNN, Reuters, AP, FoxNews, AFP, BBC rầm rộ

182
đưa tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, những tờ báo lớn của Trung Quốc (Xinhua, Nhân dân nhật
báo, Hoàn Cầu, China Daily, China News…) đều “im ắng”, thậm chí các kênh truyền
hình Trung Quốc cũng không thể chứng minh bằng hình ảnh thực rằng Việt Nam đưa tầu
quân sự ra khu vực này hoặc chứng minh một hình ảnh dù nhỏ nhoi nhất về việc tầu Việt
Nam cố tình đâm va tới “hàng nghìn lần”. Đổi trắng thay đen, kênh CCTV4 Đài truyền
hình trung ương Trung Quốc đã phát sóng nhiều lần phim tài liệu gồm 8 phần với thời
lượng 3 tiếng có tựa đề “Hành trình trên Nam Hải” (tức Biển Đông). Áp dụng kế sách
“chỉ tang mạ hòe”, thông qua con mắt của các phóng viên CCTV theo chân những nhân
viên do thám của Trung Quốc, hay theo các cuộc tuần tra, các lực lượng chấp pháp, ngư
dân và chuyên gia biển trong các hành trình ở Biển Đông để tự tạo dựng “một câu chuyện
ly kỳ” về cái gọi là sự “chính nghĩa” của các lực lượng. Cách thức tạo dựng nội dung
phim hư cấu này không chỉ hướng tới khán giả Trung Quốc mà còn là công cụ để cảnh
báo chính phủ các nước đối đấu rằng Trung Quốc sẽ dùng nhiều hình thức vũ lực nhằm
thực hiện cái gọi là “quyền chủ quyền” của họ”...
Trong những tình huống xẩy ra trên thực địa mà sự phi lý ở mức không thể chối cãi,
những thông tin họ đưa ra, nếu có, chỉ là thông cáo của Bộ Ngoại giao và đổ lỗi cho nước
khác gây ra tình hình căng thẳng mà không nói gì về việc tàu nước họ đâm va, dùng vòi
rồng tấn công tàu Việt Nam gây thương tích, thiệt hại. Ngoài ra, để đánh lạc hướng dư
luận, báo chí nước này sẽ chọn một đề tài để tập trung chỉ trích như việc Philippines bắt
và truy tố 9 ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của
Philippines. Rõ ràng, Trung Quốc muốn giảm tối đa phản ứng dư luận thế giới để phục
vụ ý đồ mở rộng vùng chiếm đóng trái phép.
Năm 2003, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Quân sự Trung ương
Trung Quốc đã chính thức thông qua học thuyết “tam chủng chiến pháp” (3 phương thức
chiến tranh). Học thuyết này là một trong những nhân tố thiết yếu của chiến tranh thông
tin. Theo công trình nghiên cứu “Ba phương thức chiến tranh của Trung Quốc” do
Timothy A.Walton viết năm 2012, “tam chủng chiến pháp” của Trung Quốc bao gồm 3
thành tố: chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin, hay còn gọi là chiến tranh truyền

183
thông và chiến tranh pháp lý. Chiến pháp thông tin là một chiến lược được thiết kế nhằm
tác động lên dư luận quốc tế, tạo hậu thuẫn cho Trung Quốc và khiến đối thủ nản lòng
trong việc theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc.

2. Một số nghiên cứu về vấn đề “chiến tranh thông tin” trong và ngoài nước
Thông tin vừa là tài nguyên, vừa là mục tiêu, là vũ khí, trên cơ sở đó đã xuất hiện khái
niệm “chiến tranh thông tin” (CTTT). Tuy quan niệm về CTTT ở nhiều nước còn có
những điểm khác nhau, nhưng tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng, hiệu quả cao của
loại hình chiến tranh này và đây là một loại hình không thể thiếu được trong các cuộc
chiến tranh, xung đột, trong các mối quan hệ quốc tế đa chiều hiện tại và tương lai.
Cho đến nay, các chuyên gia và các nhà lý luận trên thế giới vẫn chưa thống nhất
được một định nghĩa chung về CTTT. Các định nghĩa được chấp nhận về CTTT có thể
được xem xét theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp, ở cấp độ quốc gia và cấp độ lĩnh vực cụ
thể (quân sự, quan hệ quốc tế, báo chí truyền thông, công nghệ thông tin...). Ở đây, góc
độ tiếp cận mà chúng tôn muốn đề cập chủ yếu trên khía cạnh mục đích quốc gia, với một
lĩnh vực trực tiếp là truyền thông đối ngoại. CTTT theo nghĩa rộng là việc sử dụng thông
tin để đạt được mục đích quốc gia. Nó chỉ mọi hành động chiến tranh, phi chiến tranh do
các trang bị công nghệ thông tin (CNTT) hoặc lực lượng sử dụng công nghệ thông tin
tiến hành, trong đó hoạt động CNTT có tác dụng chủ yếu, thông tin chiếm vai trò chủ
đạo. Nó không chỉ bao gồm lĩnh vực quân sự, mà còn gồm cả những lĩnh vực khác như
chính trị, quan hệ quốc tế, kinh tế, văn hoá, vật chất và tinh thần. Như vậy, CTTT được
hiểu là diễn ra trên “chiến trường”, trong đó xảy ra cuộc xung đột quốc gia với quốc gia ở
cấp chiến lược và “các hoạt động khác với chiến tranh” cũng đang được thực hiện.

Ngoài ra, có thể hiểu CTTT theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm sự đối kháng giữa các hệ
thống thông tin quân sự. Trên thực tế, nếu xem xét phạm vi tác dụng thực tế của CTTT
tương lai, thì CTTT không thể chỉ hạn chế ở những cuộc đối đầu trong lĩnh vực quân sự,
mà nó sẽ thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội, làm cho khái niệm và phạm
vi chiến tranh mở rộng chưa từng có. CTTT là vận dụng những thủ đoạn của chiến tranh
điện tử, chiến tranh mạng máy tính và chiến tranh tâm lý... để tiến công vào toàn bộ hệ

184
thống thông tin, vũ khí thông tin hoá (bao gồm cả con người) phá hoại luồng thông tin
chiến trường nhằm làm ảnh hưởng, suy giảm và phá huỷ khả năng chỉ huy kiểm soát của
đối phương, đồng thời bảo vệ khả năng chỉ huy kiểm soát của mình khỏi bị ảnh hưởng
bởi những hành động tương tự của đối phương

Thuật ngữ “Chiến tranh thông tin” xuất hiện khoảng giữa thập niên 70 của thế kỷ 20.
Ở phương Tây, Tomas Ron được cho là cha đẻ của thuật ngữ này. Vào năm 1976 (thời
điểm quyết liệt của chiến tranh lạnh) ông đã cho rằng thông tin là khâu yếu nhất của lực
lượng vũ trang và quốc phòng.

Tiến sĩ Rastorguev S. P - Chuyên gia trong lĩnh vực Lý thuyết đấu tranh thông tin của
Nga xác định khái niệm CTTT là “một loạt các tác động có mục đích được tiến hành bí
mật và công khai lên hệ thống thông tin để đạt được thắng lợi nào đó về vật chất”. Theo
quan điểm của ông, thời gian đối phương đang khắc phục các hậu quả thì chính là lúc
phía kia đang giành ưu thế. CTTT không khác biệt so với chiến tranh thông thường nếu
xét theo góc độ các dấu hiệu thất bại. Kẻ xâm lược chỉ giành được thắng lợi sau khi đã
buộc các cơ quan điều khiển (lãnh đạo) của đối phương phải hoàn toàn khuất phục. Các
cơ quan điều khiển đó chính là mục tiêu thông tin.

Từ đó, Rastorguev S.P. đưa ra các nhiệm vụ chính cần thực hiện: giảm quy mô của
mục tiêu, tăng cường bảo vệ mục tiêu; thường xuyên loại bỏ “thông tin pha tạp”, thiết lập
sự kiểm tra chặt chẽ các hệ thống điều khiển riêng biệt. Rastorguev S.P khẳng định, chiến
lược áp dụng vũ khí thông tin chỉ mang tính chất tấn công, đó là quan điểm rất quan trọng
mà giới khoa học - xã hội vẫn chưa nhận thức được. Tính chất tấn công của vũ khí thông
tin sẽ xác định hình thái của CTTT và cho phép xác định chủ thể gây CTTT. Như vậy, có
thể coi khối lượng thông tin được truyền một cách có chủ đích từ nước này sang nước
khác là thước đo mức độ xâm lược thông tin.

Sách trắng về “Học thuyết An ninh Thông tin của Nga” đã được phê chuẩn vào tháng
9/2000, đã định nghĩa Chiến tranh thông tin và An ninh thông tin như là “sự bảo vệ
những lợi ích quốc gia của Nga trong môi trường thông tin được xác định bằng tổng thể

185
các lợi ích được cân bằng đối với cá nhân, xã hội và nhà nước”. Nó bao quát các vấn đề
về bảo vệ dữ liệu, sự riêng tư cá nhân và việc thâm nhập vào các thông tin bí mật và truy
cập tới thông tin của nhà nước. Năm 2010, Chính phủ Nga đã xác định 4 mục tiêu trọng
tâm của chính sách thông tin nhà nước, bao gồm:

- Phát triển một hệ thống các giá trị cho xã hội Nga;

- Đảm bảo sự hỗ trợ các hoạt động của nhà nước từ quan điểm của quốc gia và quốc
tế (hỗ trợ công khai đối với chính sách của nhà nước);

- Chống lại các hệ tư tưởng phá hoại, chủ nghĩa cực đoan về tôn giáo, và thông tin
đánh lạc hướng về các chính sách nhà nước (các khía cạnh thông tin chính trị);

- Chống lại phá hoại sự ổn định và hoạt động an toàn của hạ tầng thông tin quốc gia
(bao gồm các khía cạnh quân sự, công nghệ và chính trị).

Khác với quan điểm của Nga về “an ninh thông tin” và “không gian thông tin” có
những ý nghĩa rộng hơn về triết học và chính trị, quan điểm của Mỹ lại hướng CTTT
thiên hướng về công nghệ, trong khi những khái niệm của Công nghệ được thừa nhận chỉ
như là một trong nhiều thành phần trong an ninh thông tin và không được xem như là yếu
tố quan trọng nhất.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng Mỹ đã có một số sáng kiến và chính sách cơ bản
trong trong lĩnh vực này, trong đó có việc nghiên cứu Chiến lược Quốc gia về chia sẻ
Thông tin (năm 2007) và sáng kiến An ninh KGM tổng thể Quốc gia CNCI
(Comprehensive National Cybersecurity Initiative) (năm 2008). Cơ quan chủ trì các chiến
lược này trong Chính phủ Liên bang Mỹ là Bộ An ninh Nội địa, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc
phòng, Văn phòng về An ninh KGM và Truyền thông, Trung tâm Bảo vệ Hạ tầng Quốc
gia, và Bộ phận Sở hữu Trí tuệ và Tội phạm Máy tính của Bộ Tư pháp.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu lý luận về CTTT rất cần phải bổ sung, hoàn thiện trong
tình hình mới. Hiện nay, ngoại trừ một số tài liệu, bài viết được nghiên cứu đề phục vụ
các mục đích chuyên biệt về quân sự và công nghệ thông tin như: “Chiến tranh thông tin

186
trên không gian mạng” của tác giả Việt Hưng (Báo QĐND, 2010), “Tài liệu về CTTT và
công tác của ngành công an” TS. Trần Đức Lịch, KS. Phạm Quốc Hoàng, Lê Văn Toàn
(Tạp chí An toàn thông tin, 2014), “Chiến tranh thông tin và nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ
quốc gia trên không gian mạng” – tác giả Đinh Thế Cường (Cục CNTT, Bộ Quốc Phòng,
2013), “Chiến tranh mạng - cuộc đọ sức của bàn phím và màn hình”, Dương Minh Hào,
Triệu Anh Ba, NXB Quân đội nhân dân, 2008... Một số nghiên cứu khác có đề cập một
số nội dung có liên quan tới CTTT trên lĩnh vực kinh tế nước ta như: “Kinh tế Việt Nam,
thăng trầm và đột phá” (Tác giả Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng, NXB Chính trị
Quốc gia, 2012)

Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, một số luận án gần đây đã đề cập về vai trò của công
tác thông tin đối ngoại trong hoạt động quan hệ quốc tế, kiến nghị đối với chính sách đối
ngoại của Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội cũng như giảm thiểu thách thức do sự đối
đầu quốc tế như: “Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” -
LATS Quan hệ Quốc tế, tác giả Lưu Thuý Hồng (2013), “Tác động của quan hệ Mỹ -
Trung đến an ninh Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh” - LATS Quan hệ
Quốc tế, tác giả Lê Hải Bình (2013), “Vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á tới năm
2020 và định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam” - LATS Quan hệ quốc tế, tác
giả Nguyễn Hùng Sơn (2013)... Tuy nhiên có thể thấy rằng vẫn còn thiếu vắng những
công trình nghiên cứu thực sự chuyên sâu, đúc kết được cơ sở lý luận về vấn đề chiến
tranh thông tin quốc tế, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công
tác thông tin đối ngoại, cả trên định hướng chiến lược lâu dài và trong những thời điểm
mang tính phức tạp, khủng hoảng. Những nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng bộ quy
trình tác nghiệp thông tin đối ngoại, phù hợp với định hướng ngoai giao theo quan điểm,
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

3. Nhận thức mới về “chiến tranh thông tin”, “mặt trận thông tin” trong bối
cảnh hiện nay
Trong quan hệ với các nước, Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác vì lợi ích của
cả hai bên, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, chủ

187
động hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực. Công tác thông tin đối ngoại đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI, với nhiệm vụ quảng bá một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đổi
mới và hội nhập quốc tế toàn diện, đấu tranh với những quan điểm sai trái, xuyên tạc về
Việt Nam. Thời gian qua hoạt động thông tin đối ngoại nói chung và của Bộ Ngoại giao
nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc triển khai thành công đường lối đối ngoại rộng
mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà
nước ta, kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài, làm cho thế giới hiểu rõ về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, thành
tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong nước,
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, và đóng góp của cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời đại thông tin kỹ thuật số, truyền thông internet, báo chí và truyền thông
đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình
ảnh đất nước. Báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng, tuân thủ định hướng của Đảng và
Nhà nước trong các vấn đề đối ngoại. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông kỹ thuật
số, mạng xã hội, blog cá nhân cũng là những nhân tố mới trong công tác thông tin, đối
ngoại.

Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn
trọng luật pháp quốc tế. Mặt trận thông tin, công tác thông tin trong những tình huống
phức tạp, sẽ chủ yếu diễn ra trong các vấn đề khác biệt, tranh chấp dẫn tới tình huống
khủng hoảng, trong đó công tác thông tin không chỉ được coi là một hoạt động mang tính
“tham góp” mà cần được nhận thức trở thành những đường hướng mang tính chiến lược,
thể hiện sự chủ động, tích cực và bài bản. Trong tình huống khủng hoảng, các biện pháp
thông tin đối ngoại đóng vai trò quan trọng, góp phần thông tin cho nhân dân trọng nước,
dư luận quốc tế về diễn biến tình hình, quan điểm, chủ trương giải quyết của Việt Nam,
đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, bóp méo, thậm chí bịa đặt, tạo sự đồng thuận
của nhân dân trong nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong
việc bảo vệ các lợi ích quốc gia thiêng liêng như chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển
188
đảo... Có thể tóm lược hai nhóm vấn đề chính mà công tác thông tin đối ngoại trong thời
gian tới sẽ phải tập trung thực hiện là:

- Xử lý thông tin trong tình huống khủng hoảng liên quan đến trật tự, an ninh như các
vụ gây rối dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Trong đó, việc kịp thời thông
tin, thông tin nhất quán cho nhân dân trong nước, cộng đồng quốc tế về tình hình, bản
chất vụ việc và đấu tranh với những luận điệu, thông tin xuyên tạc, thậm chí bịa đặt trắng
trợn của những thế lực thù địch có ý nghĩa quan trọng, hạn chế những thông tin mang
tính tiêu cực, đồn đoán. Việc tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông trong
nước và nước ngoài được đi tới thực địa, tận mắt chứng kiến, trực tiếp phỏng vấn người
dân địa phương có tính thuyết phục dư luận cao.

-Xử lý thông tin trong tình huống khủng hoảng liên quan đến cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển đảo, chủ yếu là do yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cần nhận thức rằng, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, tác động mạnh mẽ tới tâm tư tình
cảm của nhân dân trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thực tế từ các
vụ việc nước ngoài tấn công tàu cá, ngăn cản các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí
của Việt Nam, củng cố yêu sách theo đường chín đoạn…. cho thấy đây là cuộc đấu tranh
phức tạp, diễn biến khó lường.

Các vụ việc vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra từ nhiều năm. Trung Quốc
thúc đẩy các hoạt động thông tin, tuyên truyền để khẳng định yêu sách chủ quyền ở biển
Đông, bất chấp sự thật lịch sử, bằng chứng thực tiễn, phớt lờ quy định của luật pháp quốc
tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và
tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, gây ra tình huống khủng hoảng. Trong cuộc
đấu tranh thông tin, Việt Nam cần tranh thủ mọi hình thức, mọi đối tượng, chuyển tải
thông điệp nhất quán bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyềnvà quyền tài phán của Việt Nam
ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật phápquốc tế, Công ước Liên hợp

189
quốc về Luật Biển 1982, mong muốn hòa bình, ổn định, mong muốn duy trì quan hệ với
Trung Quốc, chú trọng các hình thức thông tin mới, gắn kết lợi ích dân tộc với lợi ích
chung của cộng đồng quốc tế.

Trên cơ sở các kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai, các cơ quan chuyên trách về
thông tin đối ngoại cần tiếp tục nghiên cứu các biện pháp tăng cường hiệu quả đấu tranh
trên mặt trận thông tin, đặc biệt là thông tin đối ngoại để bảo vệ lợi ích quốc gia, phù hợp
với Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại đến năm 2020 theo Kết luận số 16-KL/BCT
năm 2011 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 21/2012/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm
2012 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển thông tin
đối ngoại giai đoạn 2013 – 2020.

Tài liệu tham khảo

1. Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, 2011. “Ngoại giao kỹ thuật số”, Tài liệu
chuyên khảo.

2. Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, 2008. “Thông tin đối ngoại và quảng bá
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Tài liệu chuyên khảo.

3. Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, 2014. “Chiến tranh thông tin thế kỷ 21 và
những vấn đề đặt ra cho công tác thông tin đối ngoại”, Thuyết minh đề tài khoa học cơ
sở.

4. Wei Jincheng, 1960. Information war: a new form of people’s war, the Military
Forum column, Liberation Army Daily.

5. Richar Nixon, 1999. Victory without war, Simon & Schuster Inc.

6. Các website: chinhphu.vn, tuoitre.vn, chinadaily.com.cn, globaltimes.cn….

190
MỘT SỐ QUAN NIỆM CHỦ YẾU

VỀ ĐÀO TẠO NHÀ BÁO ĐA PHƯƠNG TIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TS. Đỗ Chí Nghĩa1

Đào tạo nhà báo đa phương tiện (multimedia journalist) là một vấn đề lý thú và mới
mẻ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Việc khuôn các chương trình đạo tạo trong
lớp học chính thống đã không còn thật phù hợp với đối tượng và loại hình nghề nghiệp
năng động này. Cho nên, nói đến đào tạo nhà báo đa phương tiện nhất thiết phải đề cập
đến đào tạo cả ở trong nhà trường chính quy, cả đào tạo ngay tại các cơ quan báo chí, các
trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày.
Sự bùng nổ của Internet đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội của con người và
ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí thế giới. Theo hình thức truyền thông
thông thường, với một loại hình báo chí thông tin được truyền tải mang tính chất đơn
nhất, công chúng chỉ có thể được tiếp cận thông tin bằng cách đọc, nghe hoặc xem,
nhưng với phương thức truyền thông đa phương tiện, tính chất đơn nhất ấy đã bị phá vỡ,
khi thể hiện một nội dung thông tin trên các website, người ta có thể vừa thể hiện bằng
bản chữ viết (text), vừa trình bày hoặc minh họa hoặc bằng hình ảnh (picture, video), âm
thanh (audio) đó là phương thức truyền tải thông tin đặc thù của truyền thông đa phương
tiện. Với cách tiếp cận này, công chúng được tiếp nhận thông tin bằng cách thoả mãn các
giác quan khác nhau, tạo nên hiệu ứng tương tác mạnh mẽ nhất so với các loại hình
truyền thông truyền thống, và trong một thời gian hình thành và phát triển ngắn, loại hình
truyền thông đa phương tiện đã có một vị trí khá vững chắc và khẳng định sẽ là xu hướng
phát triển mạnh mẽ nhất về mặt phương thức truyền thông cả hiện tại và tương lai.
Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc.
Tính đến tháng 2 năm 2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1084 ấn phẩm; 615 cơ
quan tạp chí; 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thông tin điện tử tổng
hợp; 67 Đài phát thanh, Truyền hình TW và địa phương; Cả nước hiện có gần 17.000 nhà
1
Chủ nhiệm khoa PR- Quảng cáo, Học viện Báo chí Tuyên truyền

191
báo được cấp thẻ hành nghề; hơn 19.000 Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Xu hướng báo
chí đa phương tiện và hội tụ truyền thông đã được nhiều cơ quan báo chí thúc đẩy triển
khai. Phần lớn các cơ quan báo in có trang thông tin điện tử hoặc song hành ra báo điện
tử. Đài TNVN có báo in VOV, Đài THVN và một số đài PTTH địa phương có tạp chí
riêng, các đài đều có trang thông tin điện tử. Sự pha trộn thông tin, nguyên lý một đầu
vào nhiều đầu ra đang được các cơ quan báo chí tận dụng tối đa để đáp ứng cao nhất nhu
cầu thông tin đa dạng của công chúng trong xã hội.
Trong điều kiện nhu cầu thực tiễn nóng bỏng đó, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện
đang đặt ra cấp bách và cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Không
thể có các cơ quan báo chí đa phương tiện phát triển đúng nghĩa nếu thiếu một đội ngũ
nhà báo đa phương tiện thực thụ. Từ báo chí truyền thống sang báo chí đa phương tiện là
một bước chuyển quan trọng mà đào tạo nhà báo đa phương tiện là khâu then chốt. Thực
tế hiện nay, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên
cứu, phân tích cho thấu đáo, trên cơ sở đó xác lập các chương trình đạo tạo xứng tầm đòi
hỏi của thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển của các cơ quan báo chí.
Từ đầu thế kỉ XXI, vấn đề báo chí đa phương tiện và đào tạo nhà báo đa phương tiện
là một chủ đề hấp dẫn, với nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Với quan điểm đào tạo
truyền nghề đầy thực tế, nhiều cơ sở đào tạo hàng đầu về báo chí trên thế giới đã coi việc
đào tạo tại toà soạn và khả năng tự đào tạo là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại. Chỉ
cần một chiếc điện thoại và sự nhạy bén cần thiết, bất cứ ai cũng có thể trở thành người
săn tin cung cấp thông tin cho báo chí. Mojo (viết tắt của mobile journalist) là một từ
thông dụng để chỉ các phóng viên di động, một mình tác nghiệp độc lập trong môi trường
truyền thông số không biên giới.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều ý kiến về đào tạo báo chí đa phương tiện hiện nay
đang ngả theo tính chất truyền nghề, đáp ứng ngay yêu cầu công việc. Các lớp học ngắn
ngày, chuyển tải kĩ năng cụ thể là lựa chọn hợp lý. Sự tiện ích của các phương tiện hiện
đại và môi trường truyền thông số là mảnh đất màu mỡ cho các tài năng cá nhân thể hiện.
Thực tế nghề nghiệp là nơi đào tạo lý tưởng nhất cho các nhà báo đa phương tiện, các
phóng viên săn tin đa kĩ năng và các toà soạn vận hành theo mình hình toà soạn hội tụ.

192
Do đó, thật khó có thể kể tên một công trình nghiên cứu tiêu biểu về nhà báo đa phương
tiện và đào tạo nhà báo đa phương tiện. Tuy nhiên, những tri thức kinh nghiệm, các bài
giảng và thông tin trên các trang báo quốc tế cũng đã cho thấy khá rõ nét xu hướng báo
chí da phương tiện và mô hình dào tạo – tác nghiệp của các nhà báo đa phương tiện.

Các bản tin điện tử của các hãng truyền thông danh tiếng như BBC, AFP, CNN, và cả
Huffington Post đều đang “tận hưởng” những lợi thế to lớn về khai thác nguồn tin và khả
năng phát hành của mạng xã hội. Đi xa hơn nữa, CNN từ 6 năm qua đã liên tục phát triển
iReport như một công cụ để mời gọi cộng đồng chia sẻ mọi thể loại thông tin, dưới mọi
định dạng: tin viết, tin hình, tin tiếng, tin multimedia… BBC tạo hàng trăm trang blog để
phóng viên trao đổi và độc giả bình luận đủ loại đề tài, thậm chí cả về đạo đức nghề báo
tại BBC. AFP có ứng dụng riêng trên mobile và iPad, cho phép độc giả “theo” tin của
hãng qua Twitter…

Nhà báo Paul Bradshaw (Mỹ) đúc kết: “Trong thế giới Mojo, để tồn tại, hãy nhớ trang
bị cho mình một vị trí trong cộng đồng mạng, một thái độ trực chiến (“always-on”
approach), một tình yêu tha thiết với công nghệ di động mới, một tinh thần khát khao sự
khác biệt, không bằng lòng với những gì có sẵn trên mạng, và niềm đam mê sáng tạo vô
tận với tất cả những công cụ hiện đại nhất. Ở đây không có rào cản nào, vì chưa có luật lệ
nào được viết ra”1.

Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập các khía cạnh khác nhau về xu hướng
đào tạo báo chí đáp ứng nhu cầu thay đổi. Tác giả Đinh Thị Thuý Hằng trong cuốn sách
“Báo chí thế giới và xu hướng phát triển”, NXB Thông tấn phát hành năm 2008 đã phân
tích một số vấn đề mới mẻ về lý luận, khái niệm, phạm trù, hoạt động báo chí thế giới.
Đặc biệt, tác giả đã quan tâm nghiên cứu, phân tích các xu thế hội tụ truyền thông, xu thế
phát triển của báo chí hiện đại.
Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển”, NXB Lý
luận Chính trị phát hành năm 2004 đã đi vào chi tiết mô hình đào tạo báo chí ở một quốc
1
http://onlinejournalismblog.com/2009/10/21/what-does-a-mobile-journalist-need/

193
gia phát triển ở Bắc Âu. Sự xen cài giữa quan điểm, các thủ thuật làm báo được tác giả
trình bày rất chân thực và ấn tượng. Đặc biệt, yêu cầu và các kĩ năng làm báo hiện đại,
gắn chặt với công nghệ và kĩ thuật như làm tin, phỏng vấn, viết ký chân dung, ảnh báo
chí, làm quảng cáo, làm báo mạng, làm layout… được tác giả đi sâu phân tích và bước
đầu có những kiến giải khá thú vị. Mô hình đào tạo báo chí Thuỵ Điển là một mô hình
hay cần tham khảo, bởi tính thực tế của nó. Mô hình này cũng đã được một số toà soạn ở
Việt Nam vận dụng thông qua các chương trình đào tạo triển khai tại toà soạn trong
khuôn khổ các dự án của SIDA tại Việt Nam.
Tác giả Bùi Hoài Sơn với cuốn sách “Phương tiện truyền thông mới và những thay
đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội phát hành năm 2008 cũng đã khái
quát về lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam, cũng như
phân tích tác động của phương tiện truyền thông mới đến văn hóa xã hội ở Việt Nam.
Kỉ yếu hội thảo quốc tế “Báo chí và Truyền thông đại chúng: đào tạo và bồi dưỡng
trong thời kỳ hội nhập” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tháng 6 năm 2008
đã tập hợp nhiều bài viết, nhiều góc nhìn đa chiều về đào tạo báo chí trong xu thế phát
triển mới. Đây là những tư liệu tham khảo quý giá để đi sâu, nghiên cứu, đánh giá và đề
xuất các giải pháp cho đào tạo báo chí nói chung và đào tạo nhà báo đa phương tiện nói
riêng ở nước ta hiện nay.

Có thể thấy rằng, do vấn đề còn mới mẻ, những công trình nêu trên mới chỉ ít nhiều
đề cập mà chưa đi sâu vào báo chí đa phương tiện và đào tạo nhà báo đa phương tiện.
Thế nhưng, những nghiên cứu đơn lẻ công bố trên các tạp chí chuyên ngành đề cập về
đào tạo nhà báo đa phương tiện cũng có ý nghĩa nhất định, đưa ra nhiều nội dung, khía
cạnh có giá trị. Theo đó, có hai xu hướng đào tạo nhà báo đa phương tiện ngay tại toà
soạn và đào tạo các kĩ năng đa phương tiện tại các cơ sở đào tạo báo chí chính quy.

Đi sâu phân tích việc đào tạo nhà báo đa phương tiện tại cơ quan báo chí, bài viết
“Đào tạo phóng viên đa năng cho truyền thông đa phương tiện” của tác giả Vũ Ngọc
Thanh trên websie Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội đã đưa ra nhiều luận giải có ý
nghĩa. Tác giả cho rằng: “Nhà báo thời truyền thông đa phương tiện (multimedia

194
journalist) phải có kĩ năng của nhiều loại hình báo chí, có thể tác nghiệp nhanh nhạy và
sử dụng thành thạo các sản phẩm công nghệ hỗ trợ như laptop, điện thoại di động có định
vị vệ tinh, máy ảnh, camera… Dù mỗi tờ báo đều trải qua không ít thăng trầm để phát
triển cũng như đem lại nhiều bài học sống còn trong hoạt động thì kinh nghiệm bao trùm
của họ là việc đào tạo phóng viên đa năng cho tình hình mới, nhiệm vụ mới, cơ cấu tổ
chức mới: báo chí đa phương tiện, và việc mới cần người mới”.

Về thời gian đào tạo, tác giả cho rằng: “Việc mất bao lâu để đào tạo được phóng viên
đa năng ở mỗi tờ báo lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu người được học về truyền thông
thì có nhiều khả năng nhanh hơn. Tuy nhiên, trong khi phóng viên tại Thụy Điển học kỹ
năng biên tập trong 3 tuần là đủ làm việc tại tòa soạn báo chí đa phương tiện thì phóng
viên tại Đan Mạch, Tây Ban Nha cần học lâu hơn và trải nghiệm thực tế nhiều hơn. Và
dù ở đâu thì việc học tập là không phân biệt đối với các phóng viên, khi họ luôn nhắc nhở
nhau “đừng làm hư mình bằng ý nghĩ mình già rồi không học được nữa”.

Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí trong đào tạo và
sử dụng phóng viên đa phương tiện tại toà soạn. “Không chỉ cần chiến lược đào tạo, tòa
báo còn cần kỹ năng quản lý nhân sự đã được đào tạo, nói cách khác người lãnh đạo giỏi
là người không phải tự mình làm nhiều việc. Trong kỹ năng quản lý nhân sự thì điều
quan trọng chính là “dụng nhân như dụng mộc” và những người đặc biệt phải được quản
lý, đối xử một cách đặc biệt. Điều đó cũng có nghĩa là phải làm cho họ hiểu họ đang làm
trong một tập thể, phải tạo ra môi trường làm việc, có những quy tắc tối thiểu phải tuân
thủ.

Do định hướng về nhu cầu đối với phóng viên báo chí và với xã hội thay đổi, nên
phương pháp đào tạo và việc tổ chức, quản lý phóng viên cũng cần được vận động, biến
đổi cho phù hợp với bản thân người làm báo. Và do phóng viên, biên tập viên là những
người thực hiện công việc hàng ngày trong cơ quan báo chí nên cần cho họ có đủ thời
gian và những điều kiện cần và đủ để họ cùng một lúc làm được cả công việc ở báo viết,
báo mạng lẫn báo hình”.

195
Trong khi đó, với tư cách người đang giảng dạy tại một cơ sở đào tạo đại học báo chí
có truyền thống, PGS.TS. Đinh Thị Thuý Hằng qua bài viết “Đào tạo báo chí ở trường
đại học trong xu thế báo chí hiện đại” trên tạp chí Người làm báo tháng 7 năm 2013 lại
quan tâm đến đối tượng đào tạo báo chí đa phương tiện là sinh viên đại học. “Đối với
một sinh viên báo chí, nếu chỉ chăm chú vào học kỹ năng viết tin bài thôi thì còn xa mới
đủ”. Tác giả khẳng định: “Trước xu thế phát triển báo chí hiện đại, báo chí đa phương
tiện, một nhà báo cần phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in, mà
còn có thể viết cho báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình. Tác giả nêu dẫn chứng về
nhu cầu đào tạo báo chí đa phương tiện từ thực tế cuộc khảo sát do Trung tâm Bồi dưỡng
Nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tiến hành để điều tra nhu cầu đào tạo của các
nhà báo trong giai đoạn 2013-2018. Đã có 215 người tham gia trả lời phiếu câu hỏi, trong
đó có 134 phóng viên, biên tập viên, 72 nhà quản lý báo chí và 9 đối tượng khác gồm
phát thanh viên, kỹ thuật viên, giảng viên báo chí đang làm việc tại các cơ quan báo in,
phát thanh-truyền hình và báo điện tử. Khi được hỏi kỹ năng báo chí nào là quan trọng và
cần phải được học bồi dưỡng với nhà báo thì câu trả lời được nhiều nhà báo chọn nhất là
kỹ năng làm báo đa phương tiện - multimedia (112 nhà báo).

Tác giả Đinh Thị Thuý Hằng cho rằng, ví dụ trên “một lần nữa khẳng định xu hướng
mới của báo chí hiện nay là sự phát triển của mô hình tòa soạn báo chí hội tụ, tòa soạn đa
phương tiện. Đây là hướng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và tại Việt Nam. Chính vì
vậy, mà ngày càng nhiều cơ quan báo chí ở các nước đòi hỏi các nhà báo của mình phải
trở thành các nhà báo đa năng, có nghĩa là các nhà báo cần phải nắm bắt được các kỹ
năng của tất cả các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và biết
cả chụp ảnh, các phương pháp làm báo trên nền thiết bị mới như máy tính bảng, điện
thoại thông minh… Trước xu thế phát triển báo chí hiện đại, báo chí đa phương tiện, một
nhà báo cần phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in, mà còn có thể
viết cho báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình. Nhà báo cần có sự tinh nhuệ để xử lý
thông tin cho các kênh truyền thông”.

196
Từ thực tiễn nghề nghiệp đó, tác giả đề cập đến nhu cầu đổi mới đào tạo báo chí trong
trường đại học, cụ thể là Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Việc đào tạo báo chí của
Học viện cần gắn với công việc ở trong các tòa soạn hiện nay. Một mặt, vẫn cần phải đào
tạo các kỹ năng sản xuất ra các sản phẩm báo chí như tin tức, phóng sự, phóng sự điều
tra, bình luận, ý kiến, phỏng vấn và các bài viết về phong cách cuộc sống, phim tài liệu
phát thanh truyền hình, phóng sự chuyên đề… Mặt khác, sinh viên báo chí cần phải được
đào tạo đa kỹ năng, đa loại hình. Việc đào tạo cử nhân báo chí đóng khung trong một
chuyên ngành như hiện nay sẽ làm chậm lại sự đóng góp của nguồn nhà báo trẻ đối với
sự phát triển của báo chí hiện đại”.

Tác giả nhấn mạnh yêu cầu đào tạo về kĩ thuật trong đào tạo nhà báo đa phương tiện:
“Để trở thành nhà báo đa kỹ năng, các sinh viên báo chí cần phải được trang bị các kỹ
năng về công nghệ thông tin dành cho các nhà báo. Ví dụ cần có môn học về sử dụng các
phương tiện truyền thông mới cho hoạt động báo chí, đặc biệt sử dụng công nghệ hiện đại
trong khai thác, tìm kiếm thông tin, cách xử lý tích hợp multimedia – đa phương tiện trên
báo điện tử”.

Từ những ý kiến nêu trên cho thấy, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam
đang là vấn đề cấp thiết. Việc đào tạo ở các cơ quan báo chí cần được phát huy, song việc
đào tạo nhà báo đa phương tiện một cách bài bản, căn cơ ở bậc đại học cũng cần được
quan tâm một cách thích đáng. Từ năm 2013, Học viện Báo chí Tuyên truyền bắt đầu mở
ngành đào tạo cử nhân báo chí đa phương tiện. Đây là nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội,
đồng thời thể hiện vai trò của một cơ sở đào tạo có uy tín về báo chí truyền thông trước
đòi hỏi của thực tiễn. Việc đào tạo chuyên ngành này cần quan tâm đến một số vấn đề
sau:

Thứ nhất, quá trình đào tạo phải gắn giữa kĩ năng làm báo với khả năng sử dụng
phương tiện kĩ thuật; vai trò của tác nghiệp thực tế, lăn lộn thực tế làm nghề được đề cao
hàng đầu trong đào tạo… Hiện nay, các điều kiện kĩ thuật trong cơ sở đào tạo còn hạn
chế, trong khi công nghệ, thiết bị đang thay đổi từng ngày. Người học không thể né tránh
việc học sâu các thao tác kĩ thuật vì đó là đặc trưng của báo chí đa phương tiện. Sự tích

197
hợp các phương tiện, các loại hình báo chí đang làm nên sức hấp dẫn và khả năng cạnh
tranh của báo chí đa phương tiện. Do đó, các cơ sở đào tạo cần quan tâm đầu tư cơ sở vật
chất tương xứng ở mức cao nhất, đồng thời tận dụng các nguồn lực xã hội hoá, khả năng
liên kết với các cơ quan báo chí, truyền thông để bảo đản điều kiện về cơ sở vật chất kĩ
thuật cho nhu cầu đào tạo một chuyên ngành mới mẻ và đầy tính cạnh tranh này.

Thứ hai, việc đào tạo phải theo hướng mở, phát huy cao độ khả năng và nhu cầu của
người học. Với quỹ thời gian đào tạo 4 năm như các chuyên ngành báo chí khác, chương
trình, nội dung đào tạo cần được xây dựng theo hướng trang bị các tri thức và kĩ năng cơ
bản, tạo khả năng thích ứng nghề nghiệp tốt nhất, đồng thời tạo cơ hội phát huy khả năng
và thiên hướng cá nhân để đi vào một số kĩ năng cần thiết do từng sinh viên lựa chọn.
Thực tế, xu hướng đa phương tiện ở các cơ quan báo chí mới đang bắt đầu, các cơ quan
báo chí đa phương tiện thực sự chưa có nhiều. Nhiều sinh viên học ngành báo chí đa
phương tiện ra trường có thể vẫn tác nghiệp ở một hoặc hai loại hình báo chí đơn nhất.
Do đó, chuyên ngành báo chí đa phương tiện chính là việc phá rào quan niệm chia ngành
quá hẹp, dẫn đến hạn chế trong thích ứng nghề nghiệp vốn đang thay đổi từng ngày.

Đào tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam vẫn đang là vấn đề mới mẻ. Các nghiên
cứu trên đều mới chỉ là đề xuất bước đầu, chưa chạm đến những thao tác có tính chất
“hậu trường”, “bếp núc” của nghề đào tạo. Về lâu dài, rất cần sự khảo sát, nghiên cứu
công phu, bài bản để làm rõ hơn các khía cạnh của thực trạng đào tạo nhà báo đa phương
tiện cũng như giải pháp thiết thực để thúc đẩy nhiệm vụ quan trọng này nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của thực tiễn sôi động hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Quang Hào, 2004. Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển. Nxb Lý luận Chính
trị, Hà Nội.
2. Đinh Thị Thuý Hằng, 2013. Đào tạo báo chí ở trường đại học trong xu thế báo
chí hiện đại, Tạp chí Người làm báo, số tháng 7/2013.

198
3. Đinh Thị Thuý Hằng, 2008. Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb Thông
tấn. Hà Nội.
4. Bùi Hoài Sơn, 2008. Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã
hội ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
5. Vũ Ngọc Thanh, 2013. Đào tạo phóng viên đa năng cho truyền thông đa phương
tiện, Website Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.
6. Trần Đăng Tuấn, 2006. Cơ chế nào cho tập đoàn truyền thông đa dịch vụ, Tạp
chí Người làm báo, số tháng 8/2006.

199
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TRONG

MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

TS. Nguyễn Thành Lợi1

1. Tầm quan trọng của truyền thông quốc tế

Ngay từ khi ra đời, hoạt động truyền thông quốc tế của các phương tiện truyền thông
đã có mối liên hệ mật thiết với lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế của quốc gia. Trước
Chiến tranh thế giới thứ hai, truyền thông quốc tế là một công cụ quan trọng chuyên phát
tán thông tin với những ngôn từ mang tính đe dọa. Năm 1923, hai nước Đức – Pháp đã
triển khai cuộc chiến truyền thông đầu tiên trong lịch sử xung quanh sự kiện Ruhr2.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến truyền thông này diễn ra rất quyết liệt,
Đức đã sử dụng chiến lược khủng bố để triển khai “chiến tranh” truyền thông với Tiệp
Khắc, Ba Lan, Hà Lan, Na Uy... Năm 1941, Đức lên kế hoạch dùng 88 đài sóng ngắn để
mở các chương trình phát thanh nhằm vào Châu Âu nhưng không cho phép người dân
của Đức nghe chương trình phát thanh, nếu không sẽ bị kết án tử hình.

Năm 1942, Cục Thông tin chiến tranh Mỹ (Office of war information) được trao
quyền phát triển tác chiến tâm lý và phát thanh quốc tế. Cùng năm đó, Đài tiếng nói Mỹ
(VOA) được thành lập. Năm 1948, Quốc hội Mỹ trao quyền cho VOA triển khai hoạt
động truyền thông quốc tế dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao. Có thể nói, không có sự
can thiệp của chính phủ sẽ không thể có sự phát triển của truyền thông quốc tế.

Song song với đó, cục diện kinh tế thế giới cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động truyền thông quốc tế của các phương tiện truyền thông, các hãng truyền thông có
1
Phó giám đốc thường trực Trung tâm bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí - Hội nhà báo Việt Nam
2
Ngày 11/1/1923, Pháp và Bỉ đưa 60.000 quân chiếm đóng hạt Ruhr của Đức, phá vỡ cục diện “hòa bình” được xây
dựng trên hệ thống hòa ước Versailles sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, gây ảnh hưởng lớn trong cộng đồng quốc
tế. Trước tình hình đó, Chính phủ Anh, Mỹ đã cực lực gây sức ép cho Pháp, buộc nước này phải rút quân vào năm
1925, kết thúc sự chiếm đóng. Sau sự kiện đó, chính sách ngoại giao của Pháp đã gặp thất bại nặng nề.

200
ảnh hưởng lớn trên thế giới hoặc khu vực đều tập trung ở các nước phát triển như Mỹ và
Châu Âu. Điển hình là các hãng truyền hình, phát thanh như CNN, CBS (Columbia
Broadcasting System), ABC (American Broadcasting Company), FOX (FOX
broadcasting Company), DISCOVERY (kênh truyền hình cáp kỹ thuật số và vệ tinh của
Mỹ được phát sóng năm 1985, nhà sản xuất phim tài liệu lớn nhất thế giới), BBC (British
Broadcasting Company), TV5 của Pháp, công chúng của các hãng truyền thông này
chiếm gần 70% số lượng công chúng toàn cầu, lượng thông tin truyền thông chiếm trên
60% tổng lượng thông tin của thế giới, gần như thao túng mọi “góc độ” và “quan điểm”
của toàn thế giới.

Kênh truyền hình France 24 của Pháp (đài quốc tế phát trên 3 thứ tiếng: tiếng Anh,
Pháp và tiếng Ả Rập) – đối thủ cạnh tranh hàng đầu của CNN và BBC ra đời tháng 12-
2006, từ khi được Chính phủ Pháp quy hoạch thành lập đến khi phát sóng và phát triển
được như ngày hôm nay, đã nhận được sự can thiệp trực tiếp và thúc đẩy mạnh mẽ của
các nhiệm kỳ Tổng thống Pháp. Có thể nói, sự ra đời và quá trình phát triển của France
24 đã thể hiện rõ vai trò hết sức quan trọng của chính phủ trong quá trình xây dựng hãng
truyền thông quốc tế. Năm 2007, dự toán ngân sách chi cho kênh France 24 lên tới 86
triệu Euro, các cơ quan truyền thông khác của Pháp cũng đã ủng hộ France 24 hết mình,
tạo ra làn sóng ủng hộ France 24 của tất cả các phương tiện truyền thông của Pháp. Đài
truyền hình quốc tế với tiếng Anh là ngôn ngữ chính đầu tiên của Nga RT – Russia
Today cũng được Cục Thông tin báo chí của Chính phủ Nga huy động nguồn ngân sách
lên tới 30 triệu USD để xây dựng, trực thuộc quyền sở hữu của hãng thông tấn Nga RIA
Novosti. Cũng giống như Nga và Pháp, Hiệp hội phát hình NHK Nhật Bản đã mở kênh
truyền thanh quốc tế NHK World cũng xuất phát từ nhu cầu chính trị Chính phủ Nhật
Bản muốn “truyền tải một cách chính xác, nhanh chóng lập trường và chủ trương của
Nhật Bản trong các vấn đề quốc tế”. Để tăng cường năng lực truyền thông đối ngoại cho
NHK World, Chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ mạnh mẽ về mặt tài chính, chỉ riêng năm
2010, chính phủ nước này đã chi khoản ngân sách lên tới 6,8 tỉ Yên cho NHK World,
ngoài ra còn có khoản ngân sách riêng chuyên dành cho hoạt động xây dựng các trạm thu
phát tín hiệu ở nước ngoài, giúp NHK World tăng số lượng thính giả ở nước ngoài.

201
Thông qua nghiên cứu hoạt động truyền thông quốc tế của các phương tiện truyền
thông, chúng ta không khó phát hiện ra rằng, phương tiện truyền thông, đặc biệt là các
phương tiện truyền thông mang tính chất truyền thông quốc tế đều có những thuộc tính và
đặc trưng của sản phẩm truyền thông công cộng điển hình. Tức là không những cung cấp
các sản phẩm tinh thần phong phú và có ích cho công chúng xã hội, mà còn trở thành một
phần quan trọng của năng lực cạnh tranh quốc gia, có vai trò hết sức quan trọng. Kết luận
này cũng khiến chúng ta có sự nhận thức khá rõ nét về mục tiêu và đặc trưng của hoạt
động truyền thông quốc tế của các phương tiện truyền thông hiện nay.

2. Mục tiêu và đặc trưng của hoạt động truyền thông quốc tế
2.1. Sự định vị của các hãng truyền thông

Tin tức luôn phải chân thực, khách quan, tuy nhiên các phương tiện truyền thông
không phải là cỗ máy “photo copy tin tức”, cùng một sự kiện, nhưng trải qua sự lựa
chọn, trình bày và đọc hiểu khác nhau, sẽ tạo ra các sản phẩm tin tức hoàn toàn khác
nhau, điều này vừa thể hiện tính khuynh hướng của báo chí, đồng thời cũng là hình thức
biểu hiện của sự cạnh tranh khác biệt giữa các phương tiện truyền thông. Sự kiện tồn tại
khách quan, tuy nhiên phương thức truyền thông lại được quyết định bởi việc xác định
mục tiêu và quan niệm giá trị của phương tiện truyền thông. Nghiên cứu và phân tích
quá trình phát triển của hoạt động truyền thông quốc tế của các hãng truyền thông lớn
trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, dựa vào nội dung đưa tin, công chúng mục
tiêu và phạm vi truyền thông của phương tiện truyền thông có thể chia thành 4 loại:
truyền thông tin tức tổng hợp mang tính toàn cầu; truyền thông tin tức chuyên nghiệp
mang tính toàn cầu; truyền thông tin tức tổng hợp mang tính khu vực và truyền thông tin
tức chuyên nghiệp mang tính khu vực.

Từ những mục tiêu của báo chí truyền thông thế giới hiện nay, sự định vị của các
hãng truyền thông đối với hoạt động truyền thông quốc tế chủ yếu thể hiện trên hai mô
hình truyền thông tin tức chuyên nghiệp mang tính toàn cầu và truyền thông tin tức
chuyên nghiệp mang tính khu vực.

202
2.2. Đặc trưng của truyền thông quốc tế

Cùng với sự xuất hiện của thời đại toàn cầu hóa kinh tế, đặc trưng toàn cầu hóa của
truyền thông quốc tế cũng ngày càng rõ nét. So với các quốc gia và khu vực có trình độ
tương đối thấp trong công tác thu thập, sản xuất thông tin và công nghệ truyền thông, vai
trò chủ đạo của các quốc gia và khu vực có tiếng nói trong hoạt động chính trị, kinh tế thế
giới đối với xu thế phát triển của truyền thông quốc tế ngày càng nổi bật. Điều này được
thể hiện ở một số phương diện sau:

Thứ nhất, khả năng thu thập thông tin, truyền thông trở thành yếu tố cạnh tranh then
chốt của truyền thông quốc tế. Các phương tiện truyền thông có thế mạnh trong hoạt
động truyền thông quốc tế đều có các cơ quan thường trú ở nước ngoài trên phạm vi toàn
cầu, phóng viên có mặt khắp nơi hoặc thuê cộng tác viên, thể hiện thế mạnh và tăng
cường sức mạnh cho mình.

Thứ hai, đặc trưng truyền thông theo hình thức sàng lọc ngày càng rõ nét và không
ngừng được tăng cường. Hoạt động truyền thông quốc tế có mối liên hệ mật thiết với lợi
ích quốc gia, do đó, trong quá trình truyền thông đối ngoại ắt phải lựa chọn những thông
tin trực tiếp liên quan đến lợi ích quốc gia, sàng lọc hoặc xóa bỏ những thông tin có hại,
trong quá trình truyền thông phải mang khuynh hướng chính trị và màu sắc hình thái ý
thức rõ nét.

Thứ ba, chú trọng nhiều hơn đến những ứng dụng kỹ xảo truyền thông, nhằm tăng
cường hiệu quả cho hoạt động truyền thông quốc tế. “Đóng gói” khéo léo nội dung thông
tin, để thông tin được thể hiện một cách khách quan, công bằng trong bản tin; xây dựng
các chương trình và người dẫn chương trình mang thương hiệu quốc tế, phát huy sức
mạnh truyền thông khổng lồ do hiệu ứng thương hiệu mang lại.

Thứ tư, ý thức dịch vụ truyền thông quốc tế không ngừng được tăng cường. Coi việc
cung cấp các dịch vụ nội dung tiện lợi, nhanh chóng, đa dạng... là một trong những biện
pháp quan trọng của truyền thông quốc tế, trở thành nhận thức chung của ngày càng
nhiều hãng truyền thông có thế mạnh trong hoạt động truyền thông quốc tế. Ý thức dịch

203
vụ được tăng cường khiến nội dung truyền thông rất phù hợp với thị hiếu của công
chúng, song song với việc đáp ứng nhu cầu chính trị còn đem lại lợi nhuận kinh tế lớn lao
cho chủ thể truyền thông.

Thứ năm, kiên trì quan niệm giá trị then chốt, tính đối đầu của truyền thông quốc tế
ngày càng thể hiện rõ xu hướng. Các quốc gia hoặc khu vực có tiếng nói trong các lĩnh
vực chính trị, đồng thời quyết định quyền định hướng dư luận trong hoạt động truyền
thông quốc tế. Họ thường sử dụng công cụ dư luận mà mình kiểm soát để áp dụng chiến
dịch chống tuyên truyền rầm rộ đối với những “thái độ” đi trái với lợi ích quốc gia và
quan niệm giá trị hạt nhân của mình, từ đó khiến ý thức đối đầu giữa các phương tiện
truyền thông có hình thái ý thức khác nhau trở nên rõ rệt hơn trong hoạt động truyền
thông quốc tế.

Thứ sáu, có hình thức kinh doanh quốc tế, sở hữu mô hình kinh doanh tạo lợi nhuận
khá hoàn chỉnh. Thông qua sự ảnh hưởng của thương hiệu do hoạt động truyền thông
quốc tế tạo nên, có khả năng kinh doanh và đem lại nguồn doanh thu tốt đó là một trong
những hoạt động chính trong truyền thông quốc tế của một số phương tiện truyền thông
lớn hiện nay trên thế giới.

3. Xu hướng phát triển của truyền thông quốc tế và sự tác động của các phương
tiện truyền thông mới
3.1. Xu hướng phát triển trong tương lai

Một là, chức năng quốc tế hóa và địa phương hóa được phân chia nhỏ và hợp lý
hơn.Trong bối cảnh hoạt động truyền thông quốc tế của các phương tiện truyền thông
ngày càng được chính phủ các nước coi trọng như hiện nay, số lượng kênh truyền thông
quốc tế của các hãng truyền thông không ngừng gia tăng, diện tích phủ sóng càng ngày
càng rộng, công tác xây dựng mạng lưới truyền thông mang tính toàn cầu đang bước vào
giai đoạn tăng tốc. Cùng với đó, trình độ địa phương hóa trong hoạt động xây dựng mạng
lưới truyền thông quốc tế của các hãng truyền thông cũng được nâng cao rõ rệt, sự tương
tác, hòa nhập với nước đối tác hợp tác và truyền thông cũng toàn diện và triệt để hơn. Để

204
cải thiện hiệu quả truyền thông, trước nhu cầu khác biệt của công chúng các nước trên
phạm vi toàn cầu, hầu hết các hãng truyền thông quốc tế đều áp dụng sách lược truyền
phát một số nội dung đã được địa phương hóa. Các hãng truyền thông phương Tây cũng
có xu hướng tuyển dụng ngày càng nhiều phóng viên nước bản địa làm việc cho cơ quan
thường trú tại nước ngoài của mình, do “thân phận nước ngoài” của các hãng truyền
thông này đã được xóa mờ, nên họ đã né tránh được nhiều rào cản chính trị của nước bản
địa và hội nhập vào nước bản địa bằng hình thức kín đáo hơn.

Hai là, phân hóa hai cực trên góc độ toàn cầu và khu vực. Đã từ lâu, các nước trên thế
giới phổ biến cho rằng, truyền thông quốc tế cần phát triển theo mô hình đa ngôn ngữ,
nhưng gần đây quan điểm này đã xuất hiện ý kiến trái chiều. Hãng VOA của Mỹ và BBC
của Anh đã lần lượt cho dừng chương trình phát thanh bằng nhiều thứ tiếng – trong đó có
cả tiếng Trung Quốc. Hãng AP cũng đã cắt giảm chương trình phát thanh tiếng Hà Lan,
tiếng Đức và có kế hoạch cắt chương trình phát thanh tiếng Pháp, đồng thời AP cũng chỉ
rõ trọng tâm phát triển của hãng này trong tương lai là tiếng Anh – ngôn ngữ mang tính
toàn cầu. Trái với đó, hãng thông tấn Pháp AFP lại đưa ra “chiến lược ngôn ngữ ít người
sử dụng”, trên cơ sở giữ nguyên ngôn ngữ gốc viết bản tin, hợp tác với cơ quan truyền
thông bản địa và xây dựng bản tin tiếng Indonesia, tiếng Urdu..., AFP còn có kế hoạch
xây dựng bản tin tiếng Thái Lan, tiếng Mianma...

Ba là, từ “nhất nguyên” chuyển sang “đa nguyên”. Nhiều năm qua, giới nghiên cứu có
3 quan điểm chính về chủ thể truyền thông quốc tế. Quan điểm thứ nhất chủ trương
“truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông giữa quốc gia với quốc gia lấy xã hội
quốc gia làm đơn vị cơ bản, lấy truyền thông đại chúng làm trụ cột” – với thuyết chủ thể
“nhất nguyên”. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Truyền thông quốc tế là quá trình trao đổi
thông tin xuyên hai quốc gia hoặc hai quốc gia trở lên hoặc giữa các nền văn hóa khác
nhau. Trao đổi thông tin là chỉ cá nhân, đoàn thể, chính phủ thông qua các biện pháp khác
nhau để truyền tải thông tin và số liệu”, đó là thuyết chủ thể “đa nguyên”. Quan điểm thứ
ba là phi chủ thể, tập trung vào miêu tả hiện tượng truyền thông quốc tế: “Định nghĩa đơn
giản về truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông xuyên biên giới quốc gia, tức hoạt

205
động truyền thông được tiến hành giữa các dân tộc, các quốc gia”. Môi trường toàn cầu
hóa được xác lập và những thay đổi trong quan niệm truyền thông do công nghệ mới, sản
phẩm mới đã khiến thuyết chủ thể truyền thông quốc tế từ “nhất nguyên” từng bước quá
độ sang “đa nguyên”.

3.2. Sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới

Thứ nhất, truyền thông quốc tế phối hợp mật thiết với chiến lược ngoại giao. Sự xuất
hiện và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, coi máy tính cá nhân,
điện thoại di động... làm thiết bị đầu cuối và các trang mạng xã hội như Twitter,
Facebook...là “công cụ” truyền thông chính đã tạo ra những thay đổi lớn cho ngành
truyền thông toàn cầu và cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Sự ảnh hưởng trực
tiếp nhất tới truyền thông quốc tế là quốc gia (chính phủ) không còn là chủ thể truyền
thông chủ yếu hoặc duy nhất định hướng quá trình truyền thông, các tổ chức khác nằm
ngoài chính phủ và cá nhân cũng đã thoát khỏi vị thế phụ thuộc và trở thành nhà truyền
thông.

Truyền thông quốc tế trong kỷ nguyên số đã khiến hoạt động này không còn là những
“sự vụ” của các riêng phương tiện truyền thông. Các nước phương Tây kết hợp mật thiết
truyền thông quốc tế với chiến lược ngoại giao, hình thành nên hợp lực giữa “thế giới
mạng Internet” và “thế giới hiện thực”. Sau khi lên giữ chức ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary
Clinton đã tập trung thúc đẩy “quốc sách thế kỷ XXI” (21st Century Statecraft), áp dụng
công nghệ số hóa và tin tức hóa với hệ thống ngoại giao của Mỹ, để thích nghi với yêu
cầu của thời đại Internet. Khi thực hiện chiến lược ngoại giao đối ngoại, Mỹ coi mạng
Internet là mặt trận quan trọng và đưa ra hệ thống truyền phát, tương tác và định hướng
thông tin Internet đa phương tiện, đa cấp độ nhằm vào các ngôn ngữ khác nhau, các khu
vực có điểm nóng ngoại giao khác nhau.

Thứ hai, kỹ thuật phương tiện truyền thông mới.Đối với hoạt động đòi hỏi phải có
tiềm lực tài chính mạnh mới có thể tiến hành như truyền thông quốc tế, sự phát triển của
công nghệ truyền thông mới có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển của hoạt động này. Đơn

206
cử như kênh truyền hình đảm nhận vai trò truyền thông quốc tế, việc đầu tư thiết bị và
xây dựng mạng lưới truyền thông cần có sự đầu tư lớn về kinh phí xây dựng, kinh phí vận
hành và kinh phí bảo dưỡng. Hơn nữa, để có thể dẫn trước đối thủ dù chỉ là một phút
trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường, hãng truyền thông phải bám sát và
nghiên cứu hệ thống thu thập và truyền thông nhạy bén hơn đối thủ, và hệ thống này buộc
phải xuyên suốt và gắn kết cả quá trình phỏng vấn, biên tập và truyền thông với kinh phí
đầu tư rất lớn. Do chi phí xây dựng và bảo dưỡng đối với hình thức và công nghệ truyền
thống rất tốt kém, vô hình trung khiến truyền thông quốc tế có “ngưỡng cửa” giá thành
cao, đầu tư lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của công nghệ phương
tiện truyền thông mới đã hạ thấp “ngưỡng cửa” này, đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng
mới trong lĩnh vực truyền thông quốc tế của nhân loại.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã khiến hội tụ truyền thông trở thành xu thế
phát triển tất yếu không thể thay đổi. Vài năm gần đây, khái niệm hội tụ truyền thông
được giới nghiên cứu lý luận cũng như các nhà báo trong và ngoài nước đề cập khá
nhiều. Thực tiễn cho thấy, hội tụ truyền thông không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt
động kinh tế của nhân loại, mà còn tác động mạnh mẽ đến kết cấu xã hội, đặc biệt là lĩnh
vực truyền thông quốc tế. Trong môi trường hội tụ truyền thông, hình thành nên văn hóa
hội tụ, điều quan trọng hơn, làm thế nào để giải mã cặn kẽ những vấn đề về lý luận đang
đặt ra đối với lĩnh vực truyền thông quốc tế, đòi hỏi cần có nhiều công trình nghiên cứu
hơn về vấn đề “nóng” mang tính toàn cầu này.

Tài liệu tham khảo

1. Alison Harcourt, 2005. The European Union and the Regulation of Media
Markets. Manchester University Press, 2005.
2. Stephen Quinn, 2005. Convergence Journalism, The Foudametals of Multimedia
Reporting, N.Y: Peter Lang Publishing, Inc.
3. Andrew Nachison, 2001. Good Business or Good Journalism? Lessons from the
Bleeding Edge, A presentation to the World Editors’ Forum, Hong Kong.

207
4. Ithiel de Sola Pool, 1983. Technologies of Freedom, Belknap Press, Harvard
University Press.
5. Đinh Thị Thúy Hằng, 2008. Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb Thông
tấn.
6. Nguyễn Thành Lợi: Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, Hồ sơ sự kiện –
chuyên san của Tạp chí Cộng sản, số 218.
7. Lewin, Kurt. Forces behind food habits and methods of change. Bulletin of the
National Research Council
8. Nie, N,H.&Erbring, L., 2000. Internet and Society: A preliminary report
9. Cristol, Hope, 2002. News in the digital age: Newspapers embrace a multimedia
future. The Futurist.
10. Deloitte, 2007. The future of media: Profiting from generational differences.

208
QUỐC TẾ HOÁ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG:

TỪ SẢN PHẨM ĐẾN THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU

TS. Nguyễn Thị Quý Phương1

NCS. Nguyễn Thị Huyền

1. Khái niệm "quốc tế hóa truyền thông"

Khái niệm "quốc tế hóa truyền thông" cùng với lý thuyết về quốc tế hóa truyền thông
(Internationalising Media Theory, Théories de l'internationalisation des médias) được đề
cập đến ngay từ những nghiên cứu đầu tiên của khoa học thông tin và truyền thông.
Trong những công trình được công bố sau Thế chiến thứ Nhất như quyển "Biện pháp
tuyên truyền trong Thế chiến" (Propaganda Technique in the World War) xuất bản năm
1927, hay "Chính trị thế giới và sự mất an toàn cá nhân" (World Politics and Personal
Insecurity) xuất bản năm 1935, Harold Lasswell - cha đẻ của lý thuyết truyền thông - đã
lưu ý về ảnh hưởng của thông tin và tuyên truyền đến bối cảnh địa chính trị thế giới và
đến đời sống của cá nhân cũng như của xã hội ở phạm vi rộng hơn nhiều lãnh thổ quốc
gia.

Sau Thế chiến thứ Hai, các quốc gia bắt đầu công cuộc tái thiết và cải tổ mạnh mẽ,
nhất là các nước ở thế giới thứ ba. Cùng với việc tìm ra cơ chế và các quy luật vận hành
của chu trình truyền thông, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan mật thiết, thậm chí
là quan hệ điều kiện giữa truyền thông và sự phát triển của quốc gia. Có thể kể đến những
công trình tiêu biểu khẳng định điều này là "Sự chuyển hóa của xã hội truyền thống. Hiện
đại hóa các nước Trung Đông" (The Passing of Traditional Society. Modernizing the
Middle East) của Lerner Daniel năm 1958, "Truyền thông đại chúng và sự phát triển của
quốc gia" (Mass media and national development) của Schramm Wilbur năm 1964.
Theo Lerner và Schramm, truyền thông đại chúng là chìa khóa của hiện đại hóa đất nước,
từ đó tiến lên con đường phát triển bởi truyền thông đại chúng mang đến sự hiểu biết, dân
1
Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương.

209
chủ trong tri thức và giúp cho những nền sản xuất truyền thống bắt kịp thế giới về khoa
học kỹ thuật.

Đến cuối thập kỷ 60, nhà triết học, nhân chủng học người Canada Marshall
McLuhan đã trở thành bậc tiên tri về thế giới hiện đại 30 năm sau, khi ông đưa ra cụm từ
nổi tiếng "ngôi làng toàn cầu" (The global village) trong công trình kinh điển "Chiến
tranh và hòa bình trong ngôi làng toàn cầu" (War and Peace in the Global village) năm
1968 - cuốn sách đi trước 28 năm "Cuộc chiến giữa các nền văn minh và sự thiết lập trật
tự thế giới" (The clash of Civilizations and the remaking of World Order) của Samuel P.
Huntington, luận giải về một thế giới trở nên mong manh hơn, dễ chuyển biến hơn bởi
dòng chảy liên tục không biên giới của thông tin khiến cho các quốc gia liên kết nhau,
phụ thuộc nhau và va chạm nhau trong sự trao đổi giao tiếp về văn hóa và tư tưởng.

Cùng với sự bùng nổ của truyền thông Mỹ và công nghệ truyền hình, thập niên 70 là
thời kỳ vàng của các nghiên cứu về quốc tế hóa truyền thông. Nghiên cứu về cơ chế tác
động và vùng ảnh hưởng của sản phẩm truyền thông khi ra khỏi biên giới lãnh thổ có các
công trình "Nghiên cứu văn hóa" (Cultural Studies) trường phái Anh với hai đại diện tiêu
biểu là Richard Hoggart và Stuart Hall với các phân tích sau này được tổng hợp trong
cuốn "Nguồn gốc, Văn hóa và Truyền thông: nhìn lại và nhìn tiếp Cultural Studies"
(Race, Culture and Communication: Looking Backward and Forward at Cultural
Studies), xuất bản năm 1992. Đặc biệt, Stuart Hall còn có một đóng góp quan trọng đối
với sự ra đời và phát triển của lý thuyết tiếp nhận (Theory of Reception) với tác phẩm
"Mã hóa và Giải mã trong ngôn ngữ Truyền hình" (Encoding and Decoding in the
Television Discourse), xuất bản năm 1973. Giả thiết về mã hóa và giải mã của S. Hall đã
mở đường cho rất nhiều các nghiên cứu về cơ chế cấu thành, các nguyên lý tác động và
tâm lý đối tượng cũng như cơ chế tác động đến đối tượng của thông tin và sản phẩm
truyền thông, nhất là các sản phẩm truyền thông Mỹ. Chỉ riêng bộ phim truyền hình
Dallas của những năm 70 với vòng đời tại gần 60 quốc gia đã là đề tài của hàng chục
cuốn sách nghiên cứu, trong đó có "Xuất khẩu các Ý niệm. Tiếp cận đa văn hóa phim
Dallas" (The Export of Meanings. Cross-cultural Readings of Dallas), xuất bản năm
1990 của Liebes Tamar và Katz Elihu.
210
Cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, ngành công nghiệp truyền thông đang tạo
nên những đế chế kinh tế có khả năng thao túng mạnh không chỉ nền kinh tế thế giới, mà
còn có thể gây sức ép lớn đối với sự tự chủ về chính trị, tư tưởng và văn hóa ở bất kỳ
quốc gia nào. Bởi vậy, các chuyên gia về lý thuyết quốc tế hóa truyền thông đã hướng
mục tiêu nghiên cứu đến việc dự đoán và cảnh báo những nguy cơ ngày càng hiện hữu về
một "chủ nghĩa thực dân kiểu mới" bằng công cụ truyền thông xuyên quốc gia. Người
Anh John Tomlinson với cuốn "Toàn cầu hóa và Văn hóa" (Globalization and Culture)
xuất bản năm 1999 và tác giả gốc Ấn Arjun Appadurai với cuốn "Hậu chủ nghĩa thực
dân. Những hậu quả văn hóa của toàn cầu hóa" (Après le colonianisme. Les
conséquences culturelles de la globalisation) xuất bản năm 2001 là những đại diện tiêu
biểu. Đồng hành với các nhà nghiên cứu trong những nỗ lực bảo vệ các nền văn hóa thiểu
số truyền thống trước cơn bão toàn cầu hóa, UNESCO đã xây dựng các chương trình
hành động tập trung vào các khái niệm "ngoại lệ văn hóa" và "đa dạng văn hóa" ngay từ
những năm 90. Tháng 10 năm 2005, Liên hiệp Quốc đã thông qua bản Công ước Quốc tế
về Đa dạng văn hoá do UNESCO đề xuất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự tôn trọng "đa
dạng văn hóa" và khả năng tự bảo vệ của các nền văn hóa có tiếng nói thiểu số là một
điều kiện và cũng là mục đích để hướng tới nền hoà bình bền vững, tới sự phát triển thịng
vượng và công bằng trong thế giới hiện đại, dựa trên sự hiểu biết, chấp nhận và tôn trọng
sự khác biệt về văn hoá, tư tưởng và đức tin giữa các cộng đồng, các dân tộc, các quốc
gia.

2. Những tiếp cận từ kinh tế học báo chí và lý thuyết về toàn cầu hoá truyền
thông

Với lịch sử nghiên cứu gần trăm năm như vậy, lý thuyết về quốc tế hóa truyền thông
từ lâu đã là chuyên ngành quan trọng của khoa học thông tin và truyền thông. Chuyên
ngành này được nghiên cứu và giảng dạy ở tất cả các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về truyền
thông ở các nước phát triển và một số nước châu Á trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ,
Singapore.

211
Ở chuyên ngành rộng là "kinh tế truyền thông", khái niệm “kinh tế thông tin” hay “thị
trường truyền thông” xuất hiện trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX, theo
những nghiên cứu của nhà kinh tế học người Hoa Kỳ Marc Porat của trường đại học
Columbia. Tiếp theo Marc Porat, tại các trung tâm nghiên cứu KH xã hội và nhân văn
châu Âu, các học giả tên tuổi như Thiery Breton (Pháp), Abrahams Moles (Anh)... đã gọi
kinh tế thông tin là “nền kinh tế hậu công nghiệp”. Rất nhiều các công trình khoa học và
các luận án tiến sĩ, sau tiến sĩ đã chứng minh rằng kinh doanh báo chí là một hoạt dộng
kinh tế quan trọng với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và chiếm một sức nặng đáng kể
trong nền kinh tế toàn cầu. Đến nay, tất cả các cơ sở đào tạo báo chí các cấp trong hệ
thống giáo dục phương Tây đều có chuyên khoa và chuyên ngành kinh tế truyền thông
hoặc kinh doanh báo chí.

Song ở Việt Nam, đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X ngày 12 tháng 6 năm 1999 mới
thông qua “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí” trong đó bổ sung Điều
17C về “Tài chính của cơ quan báo chí”, theo đó thừa nhận “Cơ quan báo chí được tổ
chức hoạt động kinh doanh phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình...”. Điều này
cho thấy khái niệm kinh doanh trong báo chí là khái niệm hoàn toàn mới mẻ ở nước ta.
Trên phương diện nghiên cứu khoa học, theo sự thu thập của người đề xuất đề tài, cho
đến thời điểm này, số lượng các đề tài từ khóa luận cử nhân đến luật án tiến sĩ đã được
bảo vệ có liên quan đến vấn đề này còn giới hạn, trong đó nổi bật có một công trình
nghiên cứu liên ngành được thực hiện bởi Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, hai luận văn
thạc sỹ bảo vệ tại Hội đồng Khoa báo chí, Đại học KHXH-NV.
Tháng 12 năm 2006, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kết hợp với Hội Nhà báo Việt
Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế "Toàn cầu hóa và sự phát triển của báo chí, truyền thông
Việt Nam" với sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu báo chí, truyền thông, các
nhà quản lý báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế. Các tham luận trong Hội thảo
cùng hướng tới việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức những cơ hội cũng
như những thách thức mà tiến trình toàn cầu hóa đặt ra cho ngành báo chí, truyền thông
nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam nói chung. Tham luận của GS.TS. Tạ
Ngọc Tấn và TS. Trần Đăng Tuấn cùng đề cập đến vấn đề tập đoàn báo chí với các mô

212
hình Âu Mỹ và gần đây là mô hình Trung Hoa, từ đó đưa ra tầm nhìn cho sự hình thành,
phát triển kinh tế truyền thông ở Việt Nam trong cơ chế thị trường và bối cảnh hội nhập.
Bản thân "kinh tế truyền thông" ở Việt Nam vẫn là một đề tài mới, vừa đưa vào giảng
dạy trong các chuyên đề trong vài ba năm trở lại đây, vì thế còn rất nhiều khía cạnh
nghiên cứu cần khai thác. Riêng "Quốc tế hóa các sản phẩm truyền thông" không chỉ là
đề tài mới, mà còn là đề tài đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của báo chí, truyền
thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cần nhắc lại là trong lý thuyết truyền thông
và cơ sở lý luận báo chí Việt Nam, sản phẩm truyền thông còn chưa thực sự được thừa
nhận là một tài sản riêng hay một hàng hóa. Cũng như trong thực tế, mặc dù sự thành
công hay thất bại của kinh doanh sản phẩm truyền thông cho thấy sức mạnh hay sự yếu
thế của không chỉ nhà sản xuất, mà còn của cả hệ thống quản trị truyền thông và của cả
nền văn hóa trong tiến trình hội nhập; song thực tế đó vẫn chưa thực sự được nhìn nhận
đúng mức từ phía nhà quản lý báo chí, truyền thông cũng như từ phía đội ngũ những
người làm truyền thông và công chúng.

3. Sản phẩm truyền thông đại chúng là hàng hoá


Ở nước ta trong vòng hai mươi năm trở lại đây, khái niệm cơ chế thị trường (hay nền
kinh tế vận động theo cơ chế thị trường) gắn liền với công cuộc đổi mới từ sau Hiến pháp
năm 1991. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương thức quản lý kinh tế theo cơ chế thị
trường được coi là sự chuyển dịch tất yếu nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
từ đó tạo đà phát triển về mọi mặt chính trị, văn hóa, xã hội... Báo chí, truyền thông Việt
Nam cũng không thể nằm ngoài guồng quay đổi mới đó. Cùng với việc thừa nhận nền
kinh tế thị trường, cơ chế quản lý báo chí cũng thay đổi từng bước theo chiều hướng năng
động để thích nghi với quy luật vận động của thị trường phi tập trung, linh hoạt và thực
tế. Nếu như trước đây, dưới nền kinh tế tập trung bao cấp, báo chí được chỉ thị một cách
xác định đối tượng mà tờ báo cần hướng tới, cũng như số lượng và cách thức phát hành
cần thiết; thì trong cơ chế thị trường, mỗi cơ quan báo chí đều phải tự tính toán hoạch
định cho mình cách thức tốt nhất để có thể phát hành với số lượng lớn nhất. Nói một cách
khác, khi cơ chế bao cấp trong ngành báo chí, truyền thông đã không còn, bắt đầu từ giai

213
đoạn 1991-1995, các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam phải đối mặt với thực tế
khắc nghiệt và triết lý sống còn của thị trường thông tin: “kinh hoanh để tồn tại”.

Bởi bản chất của một sản phẩm báo chí, truyền thông mang hai đặc tính: vừa là một
tài sản chung, xét theo góc độ nội dung thông tin mà nó cung cấp, vừa là một tài sản
riêng, xét theo góc độ hình thức chuyển tải nội dung đó.

Ngành công nghiệp truyền thông chịu ảnh hưởng của nhiều phương diện khác nhau :
xã hội, thẩm mỹ, chính trị và kinh tế. Báo in cũng giống như truyền hình và các sản phẩm
xuất bản khác vừa là một sản phẩm trí tuệ và cũng là một sản phẩm công nghiệp. Các
nhân tố cấu thành của báo chí cũng mang hai đặc tính. Báo in có chức năng truyền thông
tin (theo nghĩa chung với các nội dung giải trí, tranh ảnh, v.v…) thông qua hình thức xuất
bản. Vì thế báo in không thể tách rời khỏi vỏ vật chất của mình là giấy viết.

Thông tin được coi như một tài sản chung. Để định nghĩa một tài sản, các nhà kinh tế
chủ yếu dựa vào tiêu chí do Paul Samuelson đưa ra (1954) tài sản chung hay tài sản
riêng. Đặc điểm chung và riêng này không chỉ đơn thuần khác biệt về mặt nghĩa. Khi một
tài sản được coi là tài sản chung thì quá trình sản xuất, tiêu thụ và đến với công chúng
của sản phẩm đó thường có sự đóng góp của công chúng.

Đặc điểm đầu tiên của một tài sản chung đó là chịu tác động của nguyên tắc không
cạnh tranh, tức là khi được một người sử dụng, tài sản này sẽ giữ nguyên tình trạng và
chất lượng ban đầu khi được những người khác sử dụng sau. Một số lượng tài sản chung
nhất định có thể được một số người tiêu dùng cùng lúc sử dụng. Như vậy, việc một người
đọc các thông tin in trên một tờ báo sẽ không làm ảnh hưởng gì đến việc một số người
khác cũng đọc các thông tin trên tờ báo đó : « Các thông tin trong một văn bản là tài sản
phi vật chất, không thể sờ thấy, không thuộc quyền sở hữu của ai và cũng không thể bị
chia nhỏ » (theo Arrow, 1984).

Nghĩa là bản chất của thông tin trên báo chí khiến cho nó trở thành một tài sản chung.
Tuy nhiên, công cụ vật chất để chuyển tải các thông tin báo chí lại không thể nằm trong
cùng loại này.

214
Mặc dù tại thời điểm xuất phát, truyền hình và truyền thanh vẫn được coi là tài
sản chung (theo Samuelson, 1954), khi mà một cá nhân sở hữu một máy thu hình hay
một ăng ten thu sóng hoàn toàn có thể xem các chương trình của các đài truyền hình
(nguyên tắc không loại trừ) và điều này không ảnh hưởng đến chất lượng của các
chương trình khi các cá nhân khác cũng xem các chương trình đó (nguyên tắc không
cạnh tranh). Trong các điều kiện như vậy, một doanh nghiệp truyền hình không thể
tiến hành bán các chương trình của mình dưới hình thức truyền hình trả tiền. Tuy
nhiên, từ đó đến nay, sau khi kênh truyền hình Canal+ tại Pháp được phủ sóng (để
xem được các chương trình của kênh truyền hình này, người xem phải trả tiền) cùng
với nhiều kênh truyền hình trả tiền khác ra đời, truyền hình không thể còn được coi là
một tài sản chung. Tại Việt Nam, sự tồn tại của các kênh truyền hình analog sẽ chấm
dứt vào năm 2015, và sẽ chỉ còn truyền hình cáp, vệ tinh... các kênh truyền hình trả
tiền. Thực tế là truyền hình K+ (sản phẩm của sự hợp tác giữa Canal+ Pháp với truyền
hình Việt Nam).
Báo in hay các sản phẩm xuất bản đã luôn là các tài sản riêng. Một văn bản báo
chí không thể bị tách rời khỏi vỏ vật chất của nó, và thông tin khi tồn tại dưới vỏ vật chất
này sẽ trở thành một mặt hàng. Khi mua mặt hàng này, người mua mang danh nghĩa một
cá nhân và phải trả một khoản tiền nhất định để sở hữu tờ báo đó. Như vậy, khi được nhìn
nhận dưới góc độ này, báo in hay sản phẩm xuất bản là một tài sản riêng.
Trên cơ sở thừa nhận sự thật hiển nhiên này, ngành nghiên cứu kinh tế báo chí,
truyền thông đã được hình thành và phát triển gần một thế kỉ nay ở các nước phát triển,
đặc biệt là ở Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản và mới đây là Hàn Quốc. Nhưng ở Việt
Nam, ngành kinh tế truyền thông là ngành học còn xa lạ và mới mẻ, ngay cả ở các cơ sở
đào tạo uy tín, lâu năm về báo chí như Học viện Báo chí và Tuyên truyền hay Khoa Báo
chí, Đại học KHXH&NV.
Trong thực tế, nghiên cứu kinh tế truyền thông là một ngành nghiên cứu có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành truyền
thông nói riêng, và với cả sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa nói chung của một
quốc gia. Đặc biệt, khi kinh tế truyền thông là nền tảng cho các chiến lược quốc tế hóa

215
các sản phẩm truyền thông, với mục đích là những lợi nhuận kinh tế khổng lồ, những sự
nghiệp đa quốc gia và vị thế văn hóa chiếm lĩnh trên trường quốc tế.
Bởi sản phẩm truyền thông là một tài sản riêng, nó là hàng hóa - một loại hàng hóa
đặc biệt, vừa mang giá trị vật chất, vừa mang giá trị phi vật chất. Khi sản phẩm truyền
thông trở thành hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông trong thương mại quốc tế, nó có thể
mang lại giá trị kinh tế gấp rất nhiều lần giá trị vật chất cấu thành nó. Và quốc tế hóa các
sản phẩm truyền thông ngày càng trở nên đáng lưu tâm, khi mà hiệu quả kinh tế của sản
phẩm truyền thông khi xuất khẩu được tăng lên nhiều lần so với tiêu thụ trong nước. Siêu
phẩm Avatar của Hollywood với tổng mức kinh phí đầu tư là 278 triệu đô la, đã đạt
doanh thu toàn cầu là 2,7 tỷ đô la Mỹ, trong đó, chỉ có 700 triệu đô la thu được từ thị
trường Mỹ và Canada. Tại thị trường toàn cầu, chỉ sau 28 ngày công chiếu, Avatar đã đạt
doanh thu 1 tỷ đô la. Riêng tại Việt Nam, Avatar đã lập kỷ lục rạp chiếu phim Việt Nam
với doanh thu phòng vé là 1 triệu đô la Mỹ. Trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, không có
bộ phim Việt Nam nào đạt mức doanh thu đó. Trong lĩnh vực truyền hình, American
Idols đã trở thành điển hình sống động cho thành công của quốc tế hóa sản phẩm truyền
thông với 53 phiên bản ở 50 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, Công ty
Truyền thông BHD đã phải trả hơn 10 tỷ tiền bản quyền cho FremantleMedia Enterprises
để có quyền khai thác format gốc, từ đó sản xuất chương trình “Vietnam Idols - Thần
tượng Âm nhạc”.
4. Từ xuất khẩu sản phẩm truyền thông đến quốc tế hoá các giá trị văn hoá
quốc gia
Điều đáng nói là, sản phẩm truyền thông khi được quốc tế hóa mang lại không chỉ lợi
nhuận kinh tế, nó còn mang lại những chiến thắng vô hình trong tư tưởng, trong văn hóa
khi vượt biên giới xâm nhập các xã hội và các nền văn hóa khác. Từ thập kỷ 70 đến nay,
thế giới gần như bị thống trị bởi các sản phẩm văn hóa truyền thông Mỹ, truyền bá cho
cái gọi là "giấc mơ Mỹ" và những "giá trị Mỹ". Sự thống trị truyền thông hỗ trợ và tăng
cường, thậm chí là mở đường cho sức mạnh thống trị tiền tệ, kinh tế và vị thế chính trị.
Truyền thông giúp cho văn hóa Mỹ và các sản phẩm tiêu thụ mang nhãn mác USA theo
chân len lỏi đến cả những thành trì văn hóa kiên cố nhất, tràn qua Vạn lý Trường thành,

216
xâm nhập những khu chợ Ả Rập và trở thành lối sống trẻ ở các nước Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là: liệu có phải có một trật tự thế giới trong lĩnh vực truyền thông do
quyền lực kinh tế chính trị chi phối? Và có lẽ nào văn hóa Mỹ đang dần dần thống trị văn
hóa thế giới dưới sự thao túng của các tập đoàn truyền thông đa quốc gia? Nếu nhìn vào
những nỗ lực của thế giới Ả Rập trước sự xâm lăng của văn hóa Mỹ, nếu nhìn vào những
"làn sóng Hàn Quốc hallyu" đang tác động ngược trở lại trên màn ảnh và trong những
thói quen ăn uống sinh hoạt ở Mỹ và châu Âu, nếu nhìn vào nền ẩm thực Nhật và những
cuốn manga tràn ngập trong các hiệu sách từ Oslo đến California..., chúng ta có thể nói
vẫn có những nền văn hóa đủ mạnh để đứng vững và lan tỏa, ngay cả khi quốc gia đó rất
nhỏ và tiếng nói của họ không phải tiếng Anh. Song để làm được điều đó, ở Nhật, hay
Hàn Quốc, hay các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, chiến lược quốc tế hóa các sản
phẩm truyền thông là một trong những quốc sách được chú trọng hàng đầu.

Đất nước Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn hiến Việt Nam từng là anh hùng trong sự
ngưỡng mộ của nhân dân thế giới suốt dọc dài những năm tháng chiến tranh. Thời kì đổi
mới và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến những tác động kép vào xã hội và
văn hóa nước nhà. Nếu nhìn lên màn ảnh nhỏ Việt Nam, chúng ta không khó để nhận
thấy những người làm truyền thông Việt Nam đang hoang mang giữa ma trận những ảnh
hưởng của Mỹ và Hàn Quốc. Số lượng các chương trình truyền hình mua bản quyền
format của nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ đã lên đến con số trăm. Các phim truyền hình
Hàn Quốc thống trị các giờ phim (ngoại trừ giờ vàng trên hệ thống kênh của Đài Truyền
hình Việt Nam do quy định của Chính phủ về tỷ lệ phim Việt). Phim điện ảnh Việt Nam
hầu như không có cơ hội cạnh tranh với phim Mỹ ngay trên chính sân nhà. Thực trạng
này bộc lộ những hạn chế không thể làm ngơ của báo chí, truyền thông Việt Nam. Trên
nhiều diễn đàn và trên các mạng xã hội, công chúng đang lên tiếng báo động về tình trạng
tràn lan những sản phẩm truyền thông ngoại nhập khôngđược lựa chọn, cũng như về sự
yếu thế của sản phẩm truyền thông Việt Nam trên chính thị trường trong nước. Đó cũng
là nguy cơ tiềm ẩn của việc chính báo chí, truyền thông đang là một trong những tác nhân
hủy hoại các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của người Việt.

217
Dù vậy, vẫn có những điểm sáng của sáng tạo và bản sắc Việt trong bức tranh với
những gam màu yếu của truyền thông Việt Nam trên con đường quốc tế hóa. Những bộ
phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh, các dự án điện ảnh tham vọng của đạo diễn trẻ Phan
Đăng Di hay sức lôi cuốn của các sản phẩm thị trường mang dấu ấn đạo diễn Vũ Ngọc
Đãng, những chuyến xuất ngoại của Duyên dáng Việt Nam hay ấn tượng Lung linh Sắc
Việt trong Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng... có thể mang đến niềm hy vọng cho khả
năng xuất khẩu sản phẩm truyền thông “made in Vietnam”, tạo đà phát triển cho ngành
công nghiệp truyền thông Việt Nam hiện đại, mạnh mẽ và đậm đà bản sắc dân tộc.

Tài liệu tham khảo

1. APPADURAI Arjun, 2001. Après le colonianisme. Les conséquences culturelles


de la globalisation (Hậu chủ nghĩa thực dân. Những hậu quả văn hóa của toàn cầu hóa)
- Payot, Paris.

2. BARRAT (J.), 1992. Géographie économique des médias (Địa kinh tế Truyền
thông) – Paris, M.-Th. Génin, 1992, 2 tập.

3. DANIEL Lerner, 1958. The Passing of Traditional Society. Modernizing the


Middle East (Sự chuyển hóa của xã hội truyền thống. Hiện đại hóa các nước Trung
Đông)- The Free Press, New York, 1958.

4. ELIHU Katz và TAMAR Liebes, 1990. The Export of Meanings. Cross-cultural


Readings of Dallas (Xuất khẩu các Ý niệm. Tiếp cận đa văn hóa phim Dallas) - Oxford
University Press, New York.

5. GOURNEY (B.), 2002. Exception culturelle et mondialisation (Ngoại lệ văn hoá


và Toàn cầu hoá) – Paris, Presses de Sciences Po, Tủ sách La bibliothèque du citoyen (Thư
viện công dân).

6. HALL Stuart, 1973. Encoding and Decoding in the Television Discourse. (Mã hóa
và Giải mã trong ngôn ngữ Truyền hình) - Birmingham: Centre for Contemporary
Cultural Studies.

218
7. HUNTINGTON Samuel P., 1996. The clash of Civilizations and the remaking of
World Order (Cuộc chiến giữa các nền văn minh và sự thiết lập trật tự thế giới) - Simon
& Schuster, New York, 1996.

8. LASSWELL Harold, 1927. Propaganda Technique in the World War (Biện pháp
tuyên truyền trong Thế chiến) - NXB Yale University.

9. LASSWELL Harold, 1935. World Politics and Personal Insecurity (Chính trị thế
giới và sự mất an toàn cá nhân) - NXB Yale University.

10. MCLUHAN Marshall, 1968. War and Peace in the Global village (Chiến tranh và
hòa bình trong ngôi làng toàn cầu) - 1st Ed.: Bantam, New York.

11. MORRIS (N.) et WAISBORD (S.), 2001. Media and globalization. Why the State
matters (Truyền thông và Toàn cầu hoá. Tại sao các chính quyền quan ngại?) – Lanham
(USA); Rowman & Littlefield Publishers.

12. LUCAS (D.), TIFFREAU (A.), 2001. Guerre économique en information (Chiến
tranh kinh tế trong lĩnh vực thông tin) – Paris, Ellipses.

13. RUPERT (M.), 2000. Ideologies of Globalization(Hệ tư tưởng của Toàn cầu hoá) –
USA, Ripe Series in Global Political Economy.

14. TACET (D.), 1998. Comment Ted Turner a fait de CNN la première télé du monde
(Con đường Ted Turner gây dựng CNN thành kênh truyền hình số 1 thế giới) – Paris,
Assouline

15. Tạ Ngọc Tấn,2001. Truyền thông đại chúng. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. TOMLINSON John,1999.Globalization and Culture(Toàn cầu hóa và Văn hóa) -


Polity Press, Cambridge.

17. UNESCO, 1980. Các ngành công nghiệp văn hóa.Một thách thức đối với văn hóa,
UNESCO, Paris,

18. UNESCO, 2005. Công ước Quốc tế về Đa dạng văn hoá.

219
19. WARNIER (J.-P), 2003. La mondialisation de la culture(Toàn cầu hoá văn hoá)
Paris, La Découverte et Syros, coll. Repères.

20. WILBUR Schramm, 1964. Mass media and national development (Truyền thông
đại chúng và sự phát triển của quốc gia) - Stanford University Press Stanford, CA.

220
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH

TRONG KỈ NGUYÊN KĨ THUẬT SỐ

PGS.TS. Dương Xuân Sơn1

1. Đặt vấn đề

Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học đã dự báo về khả năng phát triển
mạnh mẽ có tính chất bùng nổ mà mở rộng quy mô ảnh hưởng toàn thế giới của các
phương tiện truyền thông đại chúng, dẫn tới việc thu nhỏ không gian và thời gian thông
tin - truyền thông trên phạm vi toàn thế giới, hình thành “làng thông tin toàn cầu”. Những
dự báo đó đã dần trở thành hiện thực từ những năm giữa thế kỷ XX khi nhân loại bước
vào cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ ba - cuộc cách mạng tin học, với sự ra
đời của mạng máy tính Internet, hệ thống cáp quang và hệ thống vệ tinh địa tĩnh.

Sự bùng nổ thông tin đại chúng trên thế giới bắt đầu từ giữa những năm 50 của thế kỷ
XX khi lần đầu tiên số lượng máy thu thanh đã nhiều hơn số lượng bản in của các tờ báo
hằng ngày. Cũng có thể coi thời điểm này là mở đầu cho tiến trình toàn cầu hóa thông tin
đại chúng. Thực tế ấy đang mở ra những khả năng to lớn cho con người, song cũng đặt ra
không ít thách thức đối với từng quốc gia, dân tộc nhất là các nước nghèo, chậm phát
triển.

Trong suốt 50 năm qua thời gian rảnh rỗi của người Mỹ chủ yếu cống hiến cho truyền
hình. Nhưng trong hơn một thập kỷ qua, người sử dụng internet bắt đầu dành thời gian
xem truyền hình để lướt net. Thời gian và sự quan tâm dành cho những phương tiện
truyền thông cũ vì thế ít đi và hạn chế hơn, thực tế cho thấy sự xa rời truyền hình, truyền
thông truyền thống đang diễn ra nhanh hơn khi ngày càng nhiều người quay sang Internet
để tìm kiếm thông tin cũng như để giải trí. Doanh số bán báo in sụt giảm, quảng cáo trên
radio thì chẳng hơn gì, còn số lượng khán giả xem truyền hình không màng đến chiếc
điều khiển từ xa đang lên tới những con số kỷ lục….Theo thống kê của Asia Digital

1
Chủ nhiệm bộ môn PT-TH, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

221
marketing Yearbook, tính đến năm 2013, thế giới đã có hơn 1,7 tỷ người sử dụng internet
toàn cầu. Trong đó có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu chiếm gần 80% số người sử
dụng internet toàn cầu. Riêng Việt Nam, theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực
Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013, Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng trực
tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN, nằm trong tốp 20 quốc gia dẫn đầu lượng người sử
dụng internet trên thế giới.

Tại Mỹ, trong năm 2013 số người xem truyền hình đã giảm gần 3 triệu so với 2010.
Tất nhiên con số này còn quá nhỏ so với tổng số người xem truyền hình, nhưng ngay cả
những người còn tìm đến với màn hình tivi thì thời lượng xem mỗi ngày cũng giảm đáng
kể. Sự sụt giảm về tỷ lệ xem truyền hình đa số là trong giới trẻ. Tại châu Âu, một nghiên
cứu từ năm 2012 của hiệp hội quảng cáo tương tác châu Âu đã cho thấy một nửa trong
nhóm trẻ từ 15 đến 21 tuổi bớt thời gian xem truyền hình để chuyển sang web. Một
nghiên cứu đăng trên tờ The Guardian của Anh năm 2013 nổi bật với tiêu đề “Giới trẻ tắt
tivi để lướt web”. Tình trạng “tắt tivi” ở Mỹ khiến cho độ tuổi trung bình của khán giả
truyền hình hiện tăng lên tới 50 tuổi.

Cũng có người lập luận rằng truyền hình không thể chết vì chưa có các hình thức thay
thế trên internet. Báo in là dạng văn bản nên có thể đưa lên web dễ dàng, và để nắm bắt
thông tin thì nhiều khi vài dòng cũng đã đủ cho người đọc. Radio thì đã có những hình
thức như Podcast, hay một ví dụ rõ nhất là Last.fm – website âm nhạc cộng đồng và
internet radio đang có 21 triệu người sử dụng ở 200 quốc gia, có thể nghe trên máy tính
hay tải về để nghe bằng các thiết bị di động. Nhưng dẫu nhiều người mua sắm hoặc xem
video trên mạng, xét về khía cạnh giải trí thì bấm một nút trên máy truyền hình đơn giản
hơn nhiều. Phát biểu tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến lược xây dựng chương
trình truyền hình số và nội dung truyền thông mới”, Ông David Botbol, phó giám đốc
Tạp chí thể thao và Tin tức, kênh Truyền hình Pháp và bà Francoise Tassera, Giám đốc
FTA Media, nhấn mạnh: “Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, truyền hình
vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng. Số lượng các kênh truyền hình ở từng quốc gia dù ít
hay nhiều, là truyền hình trả tiền hay bao cấp, do nhà nước hay tư nhân sáng lập và quản

222
lý …đều có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển truyền thông. Ở mỗi quốc gia đều
có sự khác biệt trong chiến lược phát triển truyền hình dựa trên luật pháp, phong tục tập
quán, sự đầu tư của Chính phủ…Tuy nhiên, tất cả đều có mục đích chung đó là làm thỏa
mãn tối đa thông tin tới khách hàng. Do đó, để lĩnh vực này phát triển lớn mạnh, điều
đầu tiên là phải đầu tư mạnh mẽ công nghệ cho truyền hình, số hóa và từ đó khách hàng
không nhất thiết phải xem truyền hình qua chiếc vô tuyến đơn thuần .”

Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XX đã có những bước phát triển nhanh
chóng về năng suất, tốc độ. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới Thứ hai đến những năm đầu
thế kỷ XXI, mức tăng trưởng GDP của một số nước tăng lên hàng chục lần. Việc ứng
dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và các giải pháp công nghệ tiên tiến cho phép tăng
nhanh năng suất lao động, chất lượng và sự đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa. Những
rào cản trên thị trường khu vực và quốc tế dần bị dỡ bỏ, hệ thống tài chính và thị trường
vốn liên kết toàn cầu, sự hình thành thị trường lưu thông hàng hóa trên toàn thế giới càng
thúc đẩy nhanh vòng quay đồng vốn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất.
Trong điều kiện đó các công ty, tập đoàn kinh tế nhanh chóng bành trướng sức mạnh, quy
mô, nhiều tập đoàn trở thành cơ cấu đa quốc gia, cơ cấu kinh tế toàn cầu. Sự phát triển
kinh tế, một mặt, tạo tiền đề vật chất, nguồn lực cho việc đầu tư phát triển và tiêu thụ sản
phẩm truyền thông đại chúng. Mặt khác, nó cũng dẫn đến việc mở rộng, tăng nhanh nhu
cầu truyền thông đại chúng, phục vụ cho thông tin quảng bá hàng hóa, dịch vụ, mở rộng
thị trường, tạo điều kiện cho việc mở rộng đầu tư sản xuất.

Trước những biến động và thay đổi nhanh chóng của bối cảnh truyền thông thế giới,
truyền hình đang dần bị interner đè bẹp hay buộc phải thay đổi cách thức truyền tải nội
dung bằng cách bắt tay với internet là một vấn đề đang được giới học thuật truyền thông
quan tâm nghiên cứu. Không nằm ngoài dòng chảy của bối cảnh truyền thông thế giới,
truyền thông truyền hình thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng cũng đang đứng trước
những nguy cơ thách thức, nhưng cũng không ít cơ hội để làm mới mình, tiếp tục phát
triển toàn diện và cạnh tranh trước sự lên ngôi của loại hình báo điện tử, đồng thời tiếp
tục làm tròn và phát huy chức năng thông tin và định hướng dư luận xã hội của mình.

223
2. Các xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại

2.1. Xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình

Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ truyền hình và nhu cầu hưởng thụ của công
chúng truyền hình đã có những tác động mạnh mẽ đến truyền hình. Trước sự bùng nổ của
các phương tiện truyền thông, trước hết là do thành tựu khoa học công nghệ mang đến,
như số hóa, công nghệ mobile, internet…đã làm thay đổi vị thế của truyền hình. Nền tảng
ứng dụng công nghệ số sẽ đem lại cho truyền hình khả năng phát triển nội dung vượt trội,
truyền hình internet, truyền hình mobile…với việc áp dụng các công nghệ truyền dẫn
khác nhau để đưa nội dung truyền hình đến với các đối tượng khán giả đã chuẩn bị cho sự
bùng nổ của các dịch vụ truyền hình cáp, kỹ thuật số mặt đất, vệ tinh, IPTV, truyền hình
di động. Truyền hình Việt Nam sẽ bắt nhịp với thế giới với việc cho ra đời nhiều công
nghệ hiện đại như HDTV, 3D TV, Connected TV…

Truyền hình Kỹ thuật số

Với truyền hình tương tác analog, nhược điểm lớn nhất của nó là tính tương tác kém,
nội dung chương trình phụ thuộc vào kế hoạch phát sóng của đài, đôi khi điều này gây ra
sự gò bó cho khách hàng. Nền tảng ứng dụng công nghệ số sẽ đem lại cho truyền hình
khả năng phát triển nội dung vượt trội, giúp công chúng chủ động hơn trong việc lựa
chọn những kênh thông tin mà mình quan tâm. Năm 1970 truyền hình Việt Nam phát
chương trình đầu tiên khi truyền hình thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.
Năm 1986, khi Đài truyền hình Trung ương phát sóng chương trình truyền hình màu thì
thế giới đã thụ hưởng thành quả trước đó 20 năm. Tuy nhiên, thời điểm Việt Nam bắt đầu
thử nghiệm công nghệ truyền hình số vào những năm 2000, thì đó cũng là thời điểm công
nghệ này đang từng bước phát triển tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Càng về sau này, khoảng
thời gian được áp dụng và thay đổi công nghệ truyền hình mới ở Việt Nam càng xích gần
lại với thế giới. Khán giả truyền hình về cơ bản đã có thể thu hưởng được tất cả các dịch
vụ của truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp, vệ tinh, truyền hình di dộng,
internet….Những dịch vụ này đang phát triển phổ biến trên thế giới.

224
Ở thời điểm 2009 – 2010 khán giả Việt Nam đã không đi sau thế giới khi thu hưởng
công nghệ truyền hình HD mà nay là truyền hình 3D do VTC, VTV cung cấp. Các công
nghệ mới như IPTV hay truyền hình di động cũng không còn quá xa lạ với người dân
Việt Nam. Sự phát triển của công nghệ truyền hình với những thiết bị nghe nhìn ngày
càng tiên tiến không chỉ đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống mà còn là
động lực kích thích sự phát triển của thị trường truyền hình cả về quy mô và chất lượng.
Hiện nay, việc thúc đẩy số hóa truyền hình và phát triển những ứng dụng công nghệ cao
là đinh hướng quan trọng và xuyên suốt của hệ thống truyền hình Việt Nam.

Cơ sở pháp lý cho định số hóa hệ thống truyền hình Việt Nam căn cứ vào quyết định
số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch truyền dẫn, phát sóng, phát
thanh, truyền hình đến năm 2020. Quy định này đặt ra mục tiêu phấn đấu cho truyền hình
Việt Nam đến năm 2015 phủ sóng truyền hình mặt đất với 100% dân cư, đảm bảo hầu hết
các hộ dân đều có thể thu, xem được các chương trình truyền hình quảng bá; mạng truyền
hình cáp được triển khai tại 100% trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến năm 2020 sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ analog để chuyển sang
phát sóng truyền hình công nghệ số, khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả
năng thu được các kênh chương trình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn ,
phát sóng số khác nhau, ngừng việc sử dụng truyền hình tương tự trước năm 2020 để
chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% cáp mạng dọc, các tuyến đường phố chính
của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngầm hóa.

Truyền hình HD, 3D

Đó là quá trình tạo ra một hiệu ứng giả lập về chiều không gian thứ ba, chiều sâu,
ngoài sự giới hạn về chiều cao, chiều rộng ở hình ảnh 2D trên những TV và HDTV công
nghệ thông thường. Hình ảnh 3D được xây dựng dựa trên việc con người có thể cảm
nhận được chiều sâu của vật thể, đối tượng bất kỳ trước mặt khi quan sát trực tiếp bằng
mắt, tạo nên chiều sâu của hình ảnh thể hiện trong bộ não người, tạo ra những xúc cảm
tâm lý rất đặc biệt. Truyền hình Việt Nam và thế giới sẽ hướng tới công nghệ 3D – công

225
nghệ màn hình cho phép khán giả tại nhà có thể thưởng thức hình ảnh các chương trình
TV, phim ảnh, trò chơi và nhiều nội dung khác với các hiệu ứng nổi.

Truyền hình di động

Dù là mới (thực sự chỉ mới được cung cấp ở một số nước phát triển) nhưng dịch vụ
truyền hình trên điện thoại di động hiện đã có đến 4 chuẩn chính đang được các nhà khai
thác cung cấp, gồm: Truyền hình mặt đất DVB-H (Digital Video Broastcast - Handheld),
Truyền hình vệ tinh DMB (Digital Multimedia Broadcasting), Media - Flo và 3G (hoặc
CDMA 2000 1x EV - DO). Hiểu một cách đơn giản, truyền hình di động hiện có 2 chiều
hướng, thứ nhất là xem truyền hình như bạn vẫn xem trên tivi ở nhà (Công nghệ DVB –
H và DMB), thứ 2 là vào mạng internet xem tivi trên máy tính (Media Flo và 3G). Xét
về mặt kỹ thuật, với công nghệ DVB - H và DMB chỉ cần có đài phát và thiết bị thu là có
thể xem tivi trong khi với Media Flo và CDMA 2000 1x EV - DO thì người dùng phải
phụ thuộc vào đường truyền dữ liệu (không phụ thuộc băng tần). Ở Việt Nam hiện nay,
cả hai hình thức xem TV như trên đều đã được triển khai: DVB - H của Nokia và VTC;
CDMA 2000 1x EV - DO của S-Fone.

Từ cuối năm 2009 lần lượt các hệ thống viễn thông Vinaphone, Mobiephone, Vietel
đã ra mắt mạng 3G và tung ra các gói truyền hình di động Mobile TV dành cho các thuê
bao của mình. Với dịch vụ này khán giả có thể theo dõi các kênh truyền hình trực tiếp TV
của VTV, VTC, HTV, các đài địa phương, nhiều kênh truyền hình nước ngoài qua điện
thoại. Ưu điểm của công nghệ viễn thông giúp cho các thuê bao điện thoại đồng nghĩa
với khán giả truyền hình có thể lựa chọn xem những đoạn clip truyền hình trên nhiều lĩnh
vực nội dung: Thời sự, giải trí, thể thao…có thể lưu trữ, gửi tặng người thân hoặc phản
hồi tương tác. Tuy nhiên dịch vụ mobile TV trên hạ tầng viễn thông triển khai chưa lâu,
mặt khác theo thống kê số lượng sử dụng 3G còn chưa nhiều nên hình thức này chưa
được sử dụng phổ biến.

Truyền hình trực tuyến (Internet TV)

226
Khác với truyền hình cáp hay vệ tinh, truyền hình trực tuyến Internet TV không phụ
thuộc vào thời gian phát sóng chương trình. Người xem có thể thưởng thức bất cứ
chương trình nào vào bất kỳ thời điểm nào, nên không phải lo bỏ lỡ chương trình mình
yêu thích . Internet TV có khả năng truyền phát trên toàn cầu đến bất cứ nơi nào có kết
nối Internet băng thông rộng và có thể tương tác với người dùng qua việc cho phép họ
chọn nội dung theo ý muốn, còn chất lượng hình ảnh cũng không thua gì chất lượng
truyền thống.

Một điểm mạnh của internet TV là truyền hình theo yêu cầu (Video on demand), cho
phép bạn chọn và xem lại các chương trình đã phát trước đó hay có thể hát karaoke, chơi
game, nghe nhạc…Về phương thức thanh toán, có thể phân chia như sau: Thuê bao trọn
gói, trả theo số lượng chương trình đã xem (Pay - per - view) hoặc trả theo tổng thời gian
thực đã sử dụng dịch vụ ( pay - per - minute). Thông thường internet TV được cung cấp
đến khách hàng dựa trên công nghệ IP TV (internet Protocol Television) . Tín hiệu được
truyền qua hạ tầng mạng ADSL và thông qua bộ giải mã truyền thẳng đến TV, IPTV phát
triển trên nền tảng và hạ tầng internet hỗ trợ cho người dùng thuê bao ADSL có tốc độ
đạt tiêu chuẩn trong lúc truyền hình cáp phải triển khai hệ thống dây truyền tín hiệu.

Bên cạnh hình thức theo dõi truyền hình tương tự analog, truyền hình cáp và vệ tinh,
sự phát triển của internet tại Việt Nam cũng cho thấy dấu hiệu của khả năng phát triển
công nghệ truyền hình tích hợp internet, trước tiên là loại hình qua giao thức IP (IPTV) .
Theo “Sách trắng về công nghệ thông tin - truyền thông”, tháng 9 năm 2012 thế giới có
2,405,518,376 người sử dụng internet, chiếm 34,3% tổng dân số thế giới. Trong đó,Việt
Nam có gần 32 triệu hộ gia đình có kết nối internet, chiếm 33,9% tổng dân số. Đó là chưa
kể tới hơn 16 triệu thuê bao điện thoại 3G có khả năng theo dõi truyền hình di động.

Hiện tại, ở Việt Nam đã có một số dịch vụ như iTV là dịch vụ truyền hình theo yêu
cầu do FPT Telecom cung cấp; dịch vụ MyTV của VASC (thuộc VNPT), Sài gòn TV là
dịch vụ truyền hình qua giao thức internet sử dụng đường truyền băng thông rộng ADSL
của VNPT cung cấp ở thị trường TP.HCM; VipTV là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu ở
Hải Phòng do VNPT Hải Phòng cung cấp.

227
2.2. Xu hướng truyền hình mở, truyền hình tương tác

Nội dung các chương trình truyền hình như Khởi Nghiệp, Làm giàu không khó, Sức
sống mới (VTV), Nói và làm, Chào buổi sáng, Tôi và chúng ta (HTV), Talk 9 (VTC1),
Talk Việt Nam (VTV4)…gần đây không còn nằm trong phạm vi đóng của một kịch bản
khô cứng dựng sẵn mà đã mở ra cho khán giả cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến. Ở
chương trình bình luận thể thao trên VTV3, những tin nhắn góp ý, bình luận nội dung các
MC đang nói hay dự đoán của khán giả được hiển thị phía dưới màn hình tivi ngay khi
chương trình đang được phát sóng trực tiếp. Chương trình “Nói và Làm” hàng tháng trên
truyền hình TP.HCM thu hút nhiều người xem bởi chương trình này như một phiên chất
vấn thu nhỏ của đại biểu HĐND thành phố với lãnh đạo các ban ngành về những câu
chuyện đời sống vừa mang tính thời sự như đất đai, giáo dục, nhà ở…Truyền hình tương
tác tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện đúng nghĩa ở một vài chương trình như game show
“Vui cùng Hugo”, “Stinky và Stomper”, chương trình thể thao truyền hình trực tiếp như
“Cuồng nhiệt với thể thao”. Ngoài ra, tương tác gián tiếp như V–Clip 45, Bài hát Việt,
Ngôi sao Tiếng hát truyền hình.

Xu hướng chuyển đổi vai trò vị thế khán giả là yếu tố khác biệt trong nội dung truyền
hình hiện đại. Ngày nay, thông tin đang tràn ngập mọi nơi: Điện thoại di động, máy ảnh
số, blog (mạng xã hội), email, chat… tất cả đều đang tạo thuận lợi cho việc kiến tạo nội
dung ở mức độ trong hai thập niên trước đây chúng ta không thể nào hình dung nổi, đó
chính là sự tham gia làm báo của mọi người, ở mọi nơi và vào mọi lúc. Truyền hình cùng
như tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng khác đang đối mặt với một áp lực mới
về nội dung được tạo ra bởi người sử dụng hay còn gọi là “báo chí công dân”- một mảng
chủ đạo trong sự phát triển của báo chí.

Muốn có được nhiều khán giả hơn thì phải tạo ra sự tham gia. Sự tham gia của người
dân vào truyền hình đã càng ngày càng rõ ràng. Ví dụ như kênh VTV6 với chương trình
“Nút REC của tôi”, khán giả tự gửi Clip và có website để khán giả đưa ý kiến của mình
hoặc gửi SMS qua di động. Hầu như chương trình nào cũng có sự tương tác rất cao. Dần

228
dẩn xu hướng này trở nên rất thịnh hành và nhận được sự tham gia của nhiều người trong
xã hội.

Rất có thể trong tương lai gần một phần rất lớn hàm lượng nội dung chương trình
truyền hình sẽ được hình thành bởi chính những người sử dụng là khán giả truyền hình.
Và nếu như khán giả là thành tố quan trọng tạo ra nội dung tác phẩm phát sóng thì chính
họ sẽ là người chi phối định hướng nội dung của kênh sóng, chương trình, ảnh hường tới
hình thức thể loại tác phẩm và cách thức thực hiện. Đương nhiên, một thể loại tác phẩm
được sử dụng sẽ mang dạng thức sinh động, biến hóa và tránh sự khô cứng, đơn điệu.

Dù ở thời điểm này, những nội dung hình ảnh mà khán giả cung cấp, ví dụ như các tin
tức thời sự, các vấn đề sự kiện mà chính người dân phát hiện trong cuộc sống được phát
trên sóng truyền hình chưa nhiều, nhưng luôn có sức hút đặc biệt .

2.3. Xu hướng chuyên môn hóa, phát triển các chương trình truyền hình
chuyên biệt

Quá trình chuyên môn hóa cũng là một xu hướng không kém phần quan trọng của
truyền hình hiện đại. Đó là một phương thức trong đó có một ấn phẩm báo chí tập trung
vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống nhằm vào một đối tượng công chúng xác định cụ
thể. Trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin các phương tiện thông tin đại chúng ngày
càng thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên môn hóa, tạo cơ hội cho những tổ
chức này tìm được vị trí xã hội của mình, hướng đến một tầng lớp dân cư hoàn toàn xác
định, tác động hiệu quả đến người đọc, người nghe và người xem. Việc ra đời các chương
trình truyền hình chuyên biệt, kênh dành cho sức khỏe, kênh phim… đã giúp nâng cao
hiệu quả của các thông tin đối với đối tượng chung trung tâm mà chương trình hướng
đến. Quá trình chuyên biệt hóa truyền hình giúp thiết lập những chương trình chuyên sâu
vào một lĩnh vực, giúp công chúng có thể dễ dàng lựa những nội dung phù hợp và thụ
hưởng những giá trị thông tin sâu sắc hơn. Trong tương lai việc khu biệt đối tượng và lựa
chọn cho mình một lĩnh vực để kinh doanh truyền thống là một xu hướng tất yếu của
truyền hình. Nếu lấy mốc là tháng 4/2007 khi kênh dành cho thanh niên VTV6 ra mắt đến

229
nay đã có hơn chục kênh truyền hình “Made in Vietnam” mới. Trong đó, kênh VTV9
mang đạm chất Nam Bộ với mục đích phục vụ khán giả vùng Đông Nam Bộ và vùng
sông Hậu đã phục vụ có hiệu quả.

Trên hệ thống truyền hình Cáp và kỹ thuật số tình hình lại càng “rôm rả”. Cụ thể HTVC
lần lượt ra đời kênh HTVC phụ nữ, HTVC du lịch và mua sắm, Astro cảm xúc phim,
Yeah1 TV (dành cho giới trẻ), và thử nghiệm kênh Nhịp cầu mua sắm. Hệ thống truyền
hình cáp VCTV cũng ra mắt thêm hai kênh: O2TV (kênh truyền hình về sức khỏe và
cuộc sống), TV shopping (kênh mua sắm).Dù là đài địa phương nhưng Bình Dương mới
phát triển thêm kênh BTV4 (phim truyện), BTV9 (văn hóa- du lịch- lịch sử). Hầu hết các
kênh đều có những “chiêu” riêng biệt để thu hút khán giả. Chương trình Siêu mẫu Mỹ
(phát sóng lúc 20h15 thứ sáu, chủ nhật hàng tuần), American Idol (20h15 thứ năm, thứ
bảy hàng tuần) trên kênh HTV2 khiến nhiều bạn trẻ thích thú, hai chương trình này tiếp
tục được HTV2 mua bản quyền cho năm tiếp theo. Ngoài ra phải kể đến phim truyền
hình nước ngoài và những chương trình thiếu nhi, khoa học giáo dục được lồng tiếng
đang là “đặc sản” trên HTV3.

Còn phải kể đến xu hướng xây dựng nhiều chương trình trực tiếp (live), trực tiếp hóa
truyền hình nhằm thay đổi thói quen người xem. Nhằm phát huy thế mạnh trực quan sinh
động cũng như độ tin cậy của khán giả xem TV, truyền hình ngày càng đầu tư hệ thống
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để xây dựng chương trình trực tiếp. Có thể thấy ở Việt
Nam trước đây rất hiếm các chương trình truyền hình trực tiếp bởi tính chất truyền dẫn
phức tạp và tốn kém của nó. Những năm trở lại đây, các chương trình truyền hình trực
tiếp bắt đầu xuất hiện nhiều, trung bình có ít nhất 3-5 chương trình trực tiếp vào cuối tuần
dành cho khán giả như: “Giọng hát Việt”, “Bước nhảy hoàn vũ”… Tiêu biểu như tường
thuật trực tiếp các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ hay trực tiếp những chương trình văn hóa
xã hội mang tầm cỡ quốc tế. Đường truyền trực tiếp ngày càng nhanh, mạnh và khán giả
được thụ hưởng toàn bộ giá trị thông tin nhanh nhất, chính xác và đáng tin cậy. Bên cạnh
đó, với những sự kiện nóng hổi truyền hình hiện đại cũng xông pha đưa tin ngay tại hiện
trường, cập nhật kịp thời không kém so với các loại hình báo chí khác. Ví dụ như cầu

230
truyền hình trực tiếp từ các nước về sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nóng hổi
hay những sự kiện thể thao… được khán giả trong nước hết sức quan tâm.

2.4. Xu hướng xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo

Dưới áp lực của môi trường cạnh tranh, tất cả các cơ quan truyền hình luôn phải nỗ
lực nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm nội dung. Nội dung luôn là vấn đề trọng
tâm, vừa là nền tảng, vừa là động lực cho các hoạt động phát triển truyền hình. Xu hướng
phát triển sản xuất chương trình truyền hình có những thay đổi về thể loại, phương thức
sản xuất, quy trình sản xuất, cũng như đối tượng khán giả. Về kinh tế, đầu tiên phái kể đến
xu hướng mở rộng các kênh sản xuất chương trình, xã hội hóa sản xuất chương trình truyền
hình. Xã hội hóa lĩnh vực truyền hình bao gồm xã hội hóa sản xuất chương trình truyền
hình và xà hội hóa truyền dẫn phát sóng.Với mục tiêu cao nhất là phát triển sự nghiệp
truyền hình cung cấp ngày càng nhiều sản phấm dịch vụ truyền hình chất lượng cao. Phục
vụ lợi ích và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Sự phát triển của khoa
học công nghệ trong đó có công nghệ truyền dẫn cũng đã có tác động quan trọng vào nhận
thức và hướng đi của truyền hình hiện đại trong việc triển khai các hoạt động xã hội hóa.

Xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo là một xu thế tất yếu, xu hướng này đã được hình
thành ngay từ những ngày đầu thành lập. Vì không ai sản xuất chương trình truyền hình
chỉ để cho mình xem cả. Phải sản xuất cho công chúng xem và phục vụ nhu cầu xem của
công chúng. Nhu cầu xem ngày càng đa dạng, càng cao, thì truyển hình càng phải nỗ lực
hơn để thỏa mãn điều ấy.

Cùng với những thành tựu kinh tế, điều kiện sống của xã hội được phát triển sau gần
30 năm đổi mới,nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao, không chỉ có ăn ngon mặc
đẹp mà còn được thưởng thức giải trí, đó cũng là một lợi thế cạnh tranh của truyền hình.
Mở rộng hợp tác với các công ty truyền thông trong sản xuất chương trình truyền hình,
phát huy lợi thế của truyền hình để cạnh tranh vào thị trường giải trí. Truyền hình đã trở
thành một rạp hát khổng lồ, đa năng giúp cho công chúng có thể tìm thấy tất cả những
loại hình sân khấu, giải trí phù hợp với nhu cầu của mình. Và thay vì đến các địa điểm

231
vui chơi, giải trí, công chúng có thể lựa chọn địa điểm ở nhà để thực sự thư giãn đầu óc
với vòng quay “Chiếc nón kỳ diệu”, hay cùng hồi hộp với “ Đấu trường 100”, “Ai là triệu
phú”…

Tóm lại nhu cầu của công chúng không chỉ cung cấp thông tin thời sự chính trị mang
dấu ấn của báo chí nữa, mà đòi hỏi truyền hình phải tích cực, năng động, sáng tạo trong
sản xuất chương trình. Xã hội hóa sản xuất chương trình để phục vụ ngày một tốt hơn
nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công chúng. Tuy nhiên nhu cầu ở đây không phải là
một phép tính cộng thuần túy thành tổng nhu cầu của các cá nhân. Bởi vậy, nếu không
chú trọng chất lượng, xu hướng này sẽ sa vào thỏa mãn nhu cầu phi văn hóa.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2010. Sách trắng về Công nghệ thông tin và Truyền
thông Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông. Hà Nội.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Thông tư 19/2009/ TT – BTTTT, Quy định về
việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh truyền hình, ngày
28/5/2009. Hà Nội.
3. Phan Quang, 2007. Về diện mạo Báo chí Việt Nam, Nxb Văn hóa -Thông tin. Hà Nội .
4. Trần Hữu Quang, 2001. Chân dung công chúng truyền thông – trường hợp TP. Hồ
Chí Minh, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
5. Castells M, 1996. The information Age – economy, society and culture, Blackwell.
6. Eli Noam, Jo Groeble, Darcy Gerbarg, 2004. Internet Television, Lauwrence
Erlbaumassociates publishers, New Jersey.
7. Pavlik, John V,1996. New media technology: Cultural and commercial perspectives,
Allyn and Bacon, Boston.
8. Rohn, Wendy Goldman, 2004.The digital transformation of a media empire, John
Wiley & Sons. New York.
9. Đặng Thị Thu Hương, 2013. Báo chí các nước Asean. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nhiều tác giả, 2010. Báo chí những vẫn đề lý luận và thực tiễn (tập 7), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.

232
11. Nhiều tác giả, 2011. Báo chí những vẫn đề lý luận và thực tiễn (tập 8), Nxb Thông tin
– Truyền Thông, Hà Nội.
12. Nhiều tác giả, 2013. Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập, Nxb Thông tin và
Truyền Thông, Hà Nội.
13. Dương Xuân Sơn, 2011. Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
14. Dương Xuân Sơn, 2013. Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
15. Bùi Chí Trung, 2013. Tìm hiểu kinh tế Truyền hình. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 22/2009/QĐ – TTg, Phê duyệt quy hoạch truyền
dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020, Hà Nội.
17. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 1755/QĐ – TTg, Phê duyệt đề án “ Đưa Việt
Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông”, Hà Nội.
18. Mạnh Tiến, 2011. Tập đoàn kinh tế truyền thông là một xu hướng tất yếu, Tạp chí
Truyền hình số 3, Hà Nội.
19. Hoàng Ly, 2010. 3DTV sẽ là cú huých trên thị trường truyền hình, Báo điện tử VTC
News, ngày 19/12/2010.
20. Website : www.vnnie.vn, www.vtv.vn, www.baomoi.vn

233
NĂNG LỰC VỀ TIN TỨC

TRONG XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

ThS. Hoàng Thị Thu Hà1

Bài viết này trình bày một số nét phát triển của truyền thông xã hội (social media)
trên thế giới, trong đó nhấn mạnh vào mạng xã hội (social networking sites, SNS). Từ đó
tác giả muốn bàn về ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với quá trình tiếp nhận và
phản hồi tin tức của công chúng. Sau cùng, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
giới thiệu và phát triển các kĩ năng cần thiết để nâng cao năng lực về tin tức2 (news
literacy) cho công chúng.

1. Khái niệm “truyền thông xã hội” và đôi nét về lịch sử phát triển

Năm 2010, tạp chí Thời đại (Time Magazine) uy tín của Mỹ đã chọn ra tới hai gương
mặt tiêu biểu của năm. Trong khi độc giả của tờ này chọn Julian Assange, người sáng lập
Wikileaks3, thì sự lựa chọn của ban biên tập là Mark Zuckerberg, người sáng lập mạng xã
hội4 Facebook. Tạp chí này đã viết: “Facebook hiện đang là quốc gia lớn thứ ba trên trái
đất và chắc chắn có thông tin về các công dân của nó nhiều hơn bất kì chính phủ nào”.
Tháng 7 năm 2013 vừa qua, công ty Facebook, chủ sở hữu mạng xã hội Facebook phổ
biến nhất hiện nay trên thế giới, đã công bố báo cáo thường kì, sau quý hai. Theo đó,
trung bình số người dùng mạng xã hội Facebook hàng ngày (daily active users) trong
tháng 6 năm 2013 là 699 triệu người dùng, tăng 27% so với cùng kì năm trước. Và trung
bình số người dùng mạng xã hội Facebook hàng tháng (monthly active users) là 1.15 tỉ
người dùng, tăng 21% so với cùng kì năm trước. Đáng chú ý nhất là số lượng người dùng
mạng xã hội Facebook hàng tháng qua điện thoại di động tăng 51% so với cùng kì năm

1
Giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
2
Giữa một số cách chuyển ngữ, tác giả tạm dịch news literacy là năng lực về tin tức.
3
Một tổ chức trực tuyến quốc tế và phi lợi nhuận với mục đích công bố các thông tin mật từ các nguồn tin định danh
hoặc vô danh
4
Là các trang web trên mạng internet nhằm kết nối những người dùng mạng internet để cùng tạo ra và chia sẻ các
loại nội dung khác nhau.

234
trước, đạt 819 triệu người dùng. Trong đó, châu Á và một số thị trường đang phát triển
khác đóng góp phần trăm lớn nhất cho các số liệu phát triển kể trên.

Câu chuyện về sự phát triển vượt trội của mạng xã hội Facebook tuy là tiêu biểu nhất
song chỉ thể hiện một phần cho xu hướng truyền thông xã hội (social media) trong những
năm gần đây. Có thể nói đây là xu hướng nổi bật nhất trên không gian ảo của mạng
internet kể từ sau “cơn bão dot.com”1 đầu thập kỉ trước và là một trong những xu hướng
chủ đạo của truyền thông thế giới trong thời gian qua.

Cho tới nay đã có nhiều nỗ lực trong việc định nghĩa “truyền thông xã hội”. Và cũng
còn nhiều tranh luận xung quanh thuật ngữ này và một số thuật ngữ liên quan (tiếng Anh
và cả cách chuyển ngữ sang tiếng Việt). Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì có thể
hiểu truyền thông xã hội (social media) hàm chỉ một nhóm các ứng dụng trên internet,
cho phép người dùng tạo ra, chia sẻ, trao đổi, thảo luận và thay đổi các loại nội dung
trong các cộng đồng hoặc các mạng lưới trên mạng internet. Điểm khác biệt cơ bản giữa
truyền thông xã hội với các hình thức truyền thông truyền thống ở chỗ các loại nội dung
(content) được lưu chuyển trong các cộng đồng hoặc mạng lưới này là do người dùng
khởi tạo/khởi xướng và được lưu chuyển trực tiếp giữa những người dùng với nhau, mà
không thông qua các loại hình truyền thông đại chúng truyền thống (báo in, phát thanh và
truyền hình). Vì vậy, với truyền thông xã hội, không tồn tại khái niệm “nhà báo” hay các
“cơ quan thông tấn báo chí” theo nghĩa là các “bộ lọc” như thường thấy.

Các ứng dụng trên nền internet cấu thành truyền thông xã hội gồm nhiều loại đa dạng,
từ các diễn đàn, các loại blog, tiểu blog (microblogging)2, các trang thuộc hệ thống
wikis3, các mạng xã hội (social networking sites), các podcast1, cho tới các trang chuyên

1
Hay còn gọi là “bong bóng dot.com”, là hiện tượng ra đời hàng loạt các công ty trực tuyến trong khoảng 1997-2000
và sụp đổ hàng loạt, hoàn toàn hoặc một phần, trong khoảng 2000-2001.
2
Đặc điểm cơ bản của tiểu blog là các nội dung được đăng tải thường rất nhỏ, có thể chỉ là một vài câu (thay vì các
bài viết hoàn chỉnh như thường thấy trên các blog).
3
Một ứng dụng web cho phép người dùng bổ sung, thay đổi hoặc xóa nội dung, trong sự hợp tác với những người
dùng khác.

235
để chia sẻ ảnh, video, để xếp hạng hoặc chia sẻ các “đánh dấu” (bookmarks)2 của người
dùng về các loại tài liệu trên mạng internet. Có thể thấy các loại nội dung của truyền
thông xã hội rất đa dạng, có thể là các bức ảnh, video, tin tức thời sự, các bài viết cá
nhân, các đánh dấu, các bài điểm sách, phim, truyện (reviews), các danh mục các bài
hát,…

Truyền thông xã hội thực ra đã ra đời nhiều năm trước, không bao lâu sau phát minh
ra ba chữ www của Tim Berners Lee. Đó là trang Geocities (ra đời năm 1994), với ý
niệm là để cho người dùng tạo ra các trang web của riêng họ - được phân loại thành sáu
“thành phố” (cities) dựa trên nội dung của trang web. Tiếp đó là sự ra đời của
TheGlobe.com, cho phép người dùng tương tác với những người dùng khác mà có chung
sở thích (1995), và AOL Instant Messenger và SixDegree.com, lần đầu tiên cho phép
người dùng tạo tiểu sử sơ lược của mình (profile) và kết bạn với nhau (1997). Sự kiện
đầu tiên ghi dấu sự phát triển vượt trội của truyền thông xã hội là khi mạng xã hội
Friendster đạt ba triệu người dùng chỉ ba tháng sau khi xuất hiện (2002), tạo tiền đề cho
sự ra đời của các mạng xã hội lớn sau đó như MySpace (2003) và Facebook (2004).
Trang web Facebook.com được Mark Zuckerberg đưa lên mạng với mục đích ban đầu là
kết nối các sinh viên đại học của Mỹ, bắt đầu từ trường đại học Harvard. Sau khi trở nên
nổi tiếng, Facebook.com mở rộng phạm vi, cho phép những người không phải là sinh
viên cũng được đăng kí tài khoản. Năm 2008 là dấu mốc phát triển quan trọng của mạng
xã hội này, khi Facebook vượt qua MySpace, trở thành mạng xã hội lớn nhất.

Truyền thông xã hội đã thực sự tiến hóa trong suốt quá trình phát triển từ năm 1994,
và đến nay đã trở thành một trong những xu hướng chủ đạo của truyền thông thế giới.
Các công ty nghiên cứu thị trường uy tín như Nielsen thường kì vẫn đưa ra các số liệu
cho thấy người dùng mạng internet ngày càng dành nhiều thời gian truy cập vào các trang
web truyền thông xã hội hơn bất kì trang web nào khác. Ví dụ trong trường hợp của Mỹ,
1
Một hình thức truyền thông số, gồm các loạt file âm thanh, hình ảnh, Pdf hay ePub mà người dùng có thể tải về từ
mạng internet.

2
Trang Delicious là một ví dụ

236
thì tổng thời gian mà người dùng dành cho truyền thông xã hội thông qua máy tính để
bàn và các thiết bị di động đã tăng 37% vào tháng 7 năm 2012, đạt 121 tỉ phút [3]. Đối
với người dùng thì lợi ích từ việc tham gia vào truyền thông xã hội đã không chỉ dừng lại
ở những chia sẻ mang tính xã hội, mà còn đem lại danh tiếng, các cơ hội nghề nghiệp và
các nguồn thu nhập mới. Ở cấp độ vĩ mô, truyền thông xã hội còn tạo tiền đề cho những
thay đổi quan trọng về văn hóa và chính trị trên thế giới1.

Ở một góc nhìn khác, xu hướng truyền thông xã hội phần nào khiến giới truyền thông
xem xét lại vai trò của các loại hình truyền thông đại chúng truyền thống (báo in, phát
thanh và truyền hình), theo đó, là vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí, và, các nhà
báo. Vì nếu trong cả thế kỉ 20, vai trò trung gian của các phương tiện truyền thông đại
chúng là hiển nhiên, trong việc tiếp cận công chúng, thì bắt đầu từ thế kỉ 21, người ta
không nhất thiết phải viện tới vai trò trung gian này nữa. Có thể nói đây là sự thay đổi
quan trọng, về mặt cấu trúc, của truyền thông thế giới.

2. Công chúng (audience), người dùng (users) và sự “quá tải” thông tin

Thuật ngữ “công chúng” (audience) không mấy khi được sử dụng khi bàn về truyền
thông xã hội. Có lẽ bởi nội hàm của thuật ngữ này, theo cách hiểu thường thấy (là đối
tượng của các phương tiện truyền thông đại chúng, trong một quá trình xã hội là truyền
thông đại chúng) không còn chính xác với hình thức truyền thông mới là truyền thông xã
hội. Thay vào đó, chủ thể lưu chuyển các loại nội dung trong các cộng đồng hoặc các
mạng lưới của truyền thông xã hội, là những người dùng/người sử dụng truyền thông xã

1
Năm 2008, Barack Obama trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Tờ New York Times (Mỹ) nhận
xét: “Một trong rất nhiều cách thức mà chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama đã học tập chiến dịch
tranh cử của John F. Kennedy chính là cách Obama đã sử dụng một loại phương tiện truyền thông mới – mà sẽ mãi
mãi thay đổi nền chính trị. Với Kennedy, đó là tivi. Với Obama, đó là mạng internet”. Bằng cách tận dụng mọi lợi
thế của truyền thông xã hội, gồm Facebook, Twitter và Youtube, Barack Obama đã thay đổi cách thức mà một chính
khách có thể tổ chức các nhóm người ủng hộ, vận động cử tri, gây quỹ tranh cử, và thông tin tới công chúng. Cuối
năm 2010, truyền thông xã hội chứng tỏ sức mạnh vô cùng qua làn sóng cách mạng “Mùa xuân Ả Rập” chưa từng
có tiền lệ tại các quốc gia Ả Rập. Một số diễn biến, gồm cuộc cách mạng tại Ai Cập, được cho là đã bắt đầu từ mạng
xã hội Facebook.

237
hội trên mạng internet (users). Khác với công chúng của truyền thông đại chúng, được
cho là bao gồm các cá nhân nặc danh, rất ít tương tác và quan hệ lỏng lẻo, khó tiến hành
các hoạt động xã hội chung, thì ngược lại, những người dùng của truyền thông xã hội hầu
như có thể nắm được các thông tin cụ thể về nhau, có quan hệ với nhau thông qua các
tương tác, có thể rất mạnh mẽ, trên các trang web truyền thông xã hội. Và sự tương tác
này có thể là cơ sở cho các hoạt động xã hội chung. Mặt khác, những người dùng của
truyền thông xã hội đồng thời vẫn là công chúng của các phương tiện truyền thông đại
chúng. Nhưng cũng chính vì sự “đồng thời” này mà bản thân khái niệm “công chúng”
như cách hiểu thường thấy cũng đã thay đổi.

Nhưng sự thay đổi đáng nói nhất ở đây, có lẽ, nằm ở sự đa dạng chưa-từng-có của
truyền thông đương đại. Đa dạng về phương tiện truyền thông (các phương tiện truyền
thông đại chúng và các phương tiện truyền thông mới, hay tất cả đều chỉ là các nền tảng
công nghệ khác nhau – platforms, để chạy các ứng dụng?), đa dạng về thông điệp truyền
thông (dựa trên các loại nội dung – contents, khác nhau) và đa dạng về các chủ thể trong
quá trình truyền thông (nhà báo/nhà truyền thông và công chúng hay tất cả chỉ đơn thuần
là người dùng của một loại công nghệ - platform nào đó?). Dù sao đi nữa thì sự phát triển
mạnh mẽ và đa dạng chưa-từng-có này thôi thúc các tổ chức truyền thông triển khai các
loại nội dung của mình trên càng nhiều càng tốt các nền tảng công nghệ, nhằm mở rộng
tối đa khả năng tiếp cận công chúng. Do vậy, với một vài nội dung về cùng một sự kiện,
một tổ chức truyền thông có thể cùng lúc đưa vào các ấn phẩm báo, tạp chí, đưa lên sóng
truyền hình, phát thanh, đưa lên các trang báo mạng có các tính năng chia sẻ và bình
luận. Và đồng thời cũng có thể đưa lên các trang web truyền thông xã hội, ví dụ thông
qua các kênh (channels) của Youtube hay mạng xã hội Facebook nhằm định hướng phần
nào cho quá trình khởi tạo/khởi xướng các loại nội dung từ phía người dùng. Ngày càng
nhiều các tổ chức truyền thông chính thức hiện diện trên các trang web truyền thông xã
hội. Dĩ nhiên, ở đó, họ trở thành một “người dùng”, và bình đẳng với tất cả người dùng
khác.

238
Chưa bao giờ công chúng và người dùng, có thể tiếp cận đa dạng các loại tin tức
thông qua đa dạng các loại phương tiện truyền thông như hiện nay, từ các loại truyền
thống như báo chí, phát thanh, truyền hình, cho tới các loại phương tiện mới như điện
thoại di động, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy đọc sách điện tử.
Và cũng thông qua từng ấy cách thức mà các loại tin tức có thể tiếp cận công chúng và
người dùng. Giám đốc điều hành Eric Schmidt của Google từng nói rằng hiện nay “cứ
mỗi hai ngày chúng ta lại tạo ra một lượng thông tin bằng với lượng thông tin mà chúng
ta đã từng tạo ra cho tới tận năm 2003”. Khối lượng thông tin khổng lồ mà con người tiếp
nhận mỗi ngày vừa là một thành tựu vừa là một vấn đề.

Vậy nên cũng chưa bao giờ những tranh luận về tính chính xác, độ tin cậy và vấn đề
bản quyền của các loại nội dung trên truyền thông lại sôi nổi như hiện nay. Hơn bao giờ
hết, đây là lúc người ta nhắc lại câu nói của nhà tương lai học John Naisbitt: “Chúng ta
đang chết đuối trong biển thông tin nhưng lại bị đói tri thức”, vì liệu bao nhiêu % trong
số các thông tin chúng ta tiếp nhận hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện truyền thông
là chính xác, là tin cậy, và quan trọng nhất, là có thể giúp ta ra quyết định và hành động?

3. Năng lực về tin tức – một đề xuất cho con người hiện đại

Năng lực về tin tức (news literacy) được hiểu là khả năng sử dụng các kĩ năng thuộc
về tư duy phê phán (critical thinking) để đánh giá độ tin cậy (reliability) và độ tín nhiệm
(credibility) của tin tức trên báo chí, phát thanh – truyền hình hay mạng internet.

Một trong những nơi đầu tiên trên thế giới đề xướng nghiên cứu và giảng dạy cho
sinh viên về năng lực về tin tức (news literacy) là Trường Báo chí của Đại học Stony
Brook (Mỹ) từ cuối năm 2005. “Cha đẻ” của chương trình này, một nhà báo kì cựu từng
đạt giải Pulitzer, Howard Schneider, đã nhận ra tầm quan trọng của việc đào tạo năng lực
về tin tức khi ông đang giảng dạy một môn về đạo đức nghề nghiệp và các giá trị của nền
báo chí Mỹ tại trường này. Chương trình đào tạo năng lực về tin tức của Stony Brook
nhanh chóng thành công và được nhiều trường đại học của Mỹ và ngoài nước Mỹ tiếp
nhận và ứng dụng toàn bộ hoặc một vài khái niệm của chương trình. Hiện nay, tại Mỹ và

239
một số quốc gia khác, năng lực về tin tức đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh các
trường phổ thông. Khóa đào tạo năng lực về tin tức đầu tiên ở Việt Nam đã được triển
khai năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh).

Một trong những nội dung cơ bản của năng lực về tin tức là đề xướng việc phân loại
thông tin mà công chúng tiếp nhận hàng ngày thông qua các loại phương tiện truyền
thông. Tin tức (news) chỉ là một trong số này:

240
Tin tức (báo chí) Giải trí (Entertainment) Quảng cáo, quan hệ công Tuyên truyền Thông tin thô
chúng (Promotion) (Propaganda) (Raw information)
(Journalism)

Mục đích cơ Để thông báo Để giải trí hoặc thu hút con Để bán các loại hàng hóa, Để xây dựng sự ủng hộ Để tránh “bộ lọc”
bản người vào các hoạt động dịch vụ và cá tính/tài năng trên diện rộng đối với của các cơ quan
nào đó trong lúc họ rảnh. bằng cách làm tăng độ hấp một tư tưởng bằng cách truyền thông và
Họ khá bị động trong các dẫn của họ với người mua. “tô hồng” hoặc “bôi tránh chi phí phát
hoạt động này. đen” những người đứng tán thông thường,
đầu hoặc những người nhằm để bán, quảng
phản đối. bá, ủng hộ, giải trí
và thông báo.

Phương Quá trình kiểm tra, Kể chuyện, trình diễn, Các hoạt động quan hệ Các giải thích một phía Facebook,
pháp tính độc lập và trách nghệ thuật thị giác và âm công chúng và quảng cáo hoặc những lời nói dối Youtube, blog,
nhiệm giải trình nhạc mất phí, các thông cáo báo rõ ràng, dựa trên sự vận Twitter, các trang
chí, các phát ngôn trước động về mặt tình cảm, web, bình luận, tin
công luận, các sự kiện thông qua các hình ảnh, nhắn, email, tờ rơi,
nhiều giai đoạn, các dựa trên các giá trị của hình vẽ, chữ viết
chương trình tài trợ, sự sắp số đông và lập luận trên tường
đặt các sản phẩm, các trang ngụy biện (graffiti), v.v.
web, video, v.v.

Người thực Phóng viên, nhà Nhà văn, diễn viên, nghệ Các công ty quảng cáo, Các nhân viên và tổ Bất kì ai có kết nối
hành báo ảnh, người ghi sĩ, nhạc công, nhà thiết kế, chuyên viên quan hệ công chức chính trị internet, máy
hình, biên tập viên, v.v. chúng, nhà phát ngôn, v.v. photocopy hoặc
nhà sản xuất, v.v. bình sơn

Kết quả “Trao” quyền cho Làm xao lãng hoặc thay Tăng doanh số bán hàng và Giúp một nhóm tư tưởng Đầu ra cho các hình
công dân bằng cách đổi các góc nhìn về cuộc dịch vụ hoặc tăng phí cho nắm lấy hoặc duy trì thức tự thể hiện,
giáo dục họ sống hàng ngày. Củng cố các tài năng/ cá tính được quyền lực, bằng cách giải trí, quảng bá,
hoặc phê phán các giá trị quảng bá gây ảnh hưởng tới dư ủng hộ, tuyên
xã hội. luận xã hội và thúc đẩy truyền
công chúng hành động
theo tư tưởng đó.
Tác giả dịch từ Bảng phân loại thông tin – Trung tâm Năng lực về tin tức, Đại học Stony Brook, Trường Báo chí

241
Con người ngày nay với tư cách là công chúng (hay người dùng) các phương tiện
truyền thông đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó gồm khối lượng thông tin
quá lớn, ranh giới giữa các loại thông tin (như bảng trên) ngày càng không rõ ràng, các
thành kiến cá nhân ngày càng phức tạp và tính chính xác của thông tin ngày càng kém.
Trong khi đó, chính công chúng, chứ không thể là ai khác, là người quyết định xem thông
tin đó có đáng tin cậy không, và có ích gì với bản thân trong việc ra quyết định.

Dưới đây là bộ phương pháp cơ bản nhằm giúp phân tích các tin tức (journalism) trên
truyền thông xem thực sự có phải là tin tức hay không, hay thuộc về loại thông tin nào
khác:

1) Tóm tắt các điểm chính của bài viết và kiểm tra: Tít (headline) và phần dẫn (lead)
có hỗ trợ các điểm chính không?
2) Phóng viên có trực tiếp tiếp cận/có bằng chứng không? Mức độ trực tiếp đến đâu?
3) Đánh giá độ tin cậy của các nguồn tin:
 Các nguồn tin độc lập thì tốt hơn các nguồn tin có khả năng tư lợi
 Nhiều nguồn tin thì tốt hơn một nguồn tin
 Các nguồn tin đã kiểm chứng thì tốt hơn các nguồn tin nói “Tôi biết rằng”,
“Tôi tin rằng”, v.v.
 Các nguồn có căn cứ (được thông báo trực tiếp) thì tốt hơn các nguồn tin
không được thông báo.
 Các nguồn tin định danh thì tốt hơn các nguồn tin vô danh.
4) Phóng viên có thể hiện tác phẩm của mình một cách rõ ràng, minh bạch không?
5) Phóng viên có đặt câu chuyện của mình vào bối cảnh không?
6) Những câu hỏi thiết yếu có được trả lời không?
7) Bài viết có công bằng không?

Bảng phân loại thông tin và bộ phương pháp phân tích tin tức kể trên thuộc về những
kĩ năng cần thiết để giúp công chúng truyền thông, đặc biệt trong xu hướng truyền thông
xã hội đang phát triển mạnh mẽ hiện nay có thể định vị được loại thông tin mình tiếp
nhận mỗi ngày, xác định đúng kì vọng nên có đối với loại thông tin đó, đánh giá được độ
tin cậy của thông tin, và quan trọng nhất, có cơ sở để ra những quyết định phù hợp.

Tài liệu tham khảo

1. Trang web của công ty Facebook, Báo cáo Quý 2 năm 2013,
http://investor.fb.com/index.cfm

242
2. Lịch sử của mạng xã hội (The history of social networking),
http://www.webmasterview.com/2011/08/social-networking-history/
3. Công ty Nielsen, Thực trạng truyền thông: Báo cáo về truyền thông xã hội năm 2012
(State of the media: The social media report 2012).
4. Trung tâm Năng lực về tin tức, Trường Báo chí, Đại học Stony Brook. Tài liệu khóa
đào tạo Năng lực về tin tức.
5. Trang web của Trung tâm Năng lực về tin tức, Trường Báo chí, Đại học Stony Brook
(Mỹ), http://www.centerfornewsliteracy.org/
6. Từ điển mở trực tuyến Wikipedia.com.

243
TIẾP CẬN NỘI DUNG ẢNH BÁO CHÍ QUA

PHÂN TÍCH THỦ PHÁP TƯƠNG PHẢN

ThS. Phan Văn Kiền1

Bài viết này, thông qua việc phân tích thủ pháp tương phản trong quy luật thị giác, sẽ
tiếp cận nội dung của hai bức ảnh báo chí tiêu biểu. Việc tiếp cận hai bức ảnh báo chí
này có thể là những gợi ý cơ bản về một hướng tiếp cận nội dung ảnh báo chí – hướng
tiếp cận qua phân tích các thủ pháp thị giác.

1. Thủ pháp tương phản trong nhiếp ảnh


Trong nhiếp ảnh nói chung, có thể nói thủ pháp phản là một trong những yếu tố tạo
hình thường gặp nhất trong ngôn ngữ tạo hình của các bức ảnh. Đây là một thủ pháp dễ
vận dụng, hiệu quả cao và có nhiều hình thức lựa chọn cho người chụp.

Người ta có thể gặp tương phản mọi lúc, mọi nơi trong mọi bối cảnh chủ đề để có thể
thể hiện nội dung ảnh. Vấn đề còn lại là việc nhận ra tương phản để vận dụng vào trong
quá trình tạo hình, bởi mỗi bối cảnh sẽ có những kiểu tương phản khác nhau và sự phù
hợp giữa các dạng thủ pháp tương phản cũng phù hợp với từng bối cảnh riêng.

Vậy tương phản là gì?

Từ điển tiếng Việt định nghĩa : “Tương phản: có tính chất trái ngược, đối chọi nhau
rõ rệt”2

Tương phản vốn là một thủ pháp trong văn học với tên gọi “nghệ thuật miêu tả tương
phản”. “Miêu tả tương phản trong tác phẩm văn học là miêu tả những mặt trái ngược,
đối lập nhau. Đây là bút pháp mà các nhà văn lãng mạn thường sử dụng trong việc tái

1
Giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
2
Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà nẵng, tr. 1081.

244
hiện đời sống con người và làm nổi bật: tính cách nhân vật, đặc điểm cảnh vật, tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm”.1

Từ hai khái niệm trên có thể thấy, bản chất của sự tương phản là sự đối sánh. Để có
được sự đối sánh thì trong quá trình đối sánh, bắt buộc phải có từ hai đối tượng trở lên.
Khi đặt hai hoặc nhiều đối tượng có những tính chất trái ngược nhau, thậm chí là đối chọi
nhau thì bản thân sự trái ngược, đối chọi đó sẽ tạo ra những lớp nghĩa tương phản. Những
cách để tạo ra sự tương phản đó gọi là thủ pháp tương phản2.

Mục đích của tương phản là để cho các đối tượng tự thân thể hiện sự khác biệt của
mình, từ đó, đối tượng cần nhấn mạnh sẽ trở nên nổi bật thông qua sự khác biệt đó. Trong
thủ pháp tương phản, hai đối tượng càng đối lập nhau thì sự tương phản càng rõ nét. Vấn
đề còn lại là người thực hiện thủ pháp tương phản sẽ đặt hai đối tượng nào cạnh nhau để
khi tạo ra sự tương phản, đối tượng cần nhấn mạnh sẽ thực sự nổi bật. Đó là một thách
thức đối với người vận dụng thủ pháp tương phản trong mọi loại hình nghệ thuật.

Nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng là loại hình thông tin đặc thù. Đặc thù
lớn nhất nằm ở chỗ, nó thể hiện thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh. Sự khác biệt lớn nhất
của việc thể hiện tương phản trong nhiếp ảnh và trong các loại hình nghệ thuật khác cũng
nằm ở sự chế định của đặc thù này.

Trong nhiếp ảnh, sự tương phản được xây dựng dựa trên cảm giác về sự mất cân bằng
trong cảm nhận. Cho nên, việc đặt hai đối tượng trái ngược cạnh nhau chỉ là việc tạo
dựng bố cục, còn sự tương phản nằm ở sự cảm nhận về mất cân bằng. Sự mất cân bằng
trong quy luật thị giác là cơ sở để tạo ra trọng lượng thị giác – một yếu tố cơ bản để tạo ra
sự nhấn mạnh trong việc thể hiện đối tượng.

Tuy nhiên, trong ảnh báo chí, mọi sự sắp đặt sẽ không được chấp nhận. Bởi vậy, sự
đối lập của các mặt tương phản trong ảnh báo chí phải là sự đối lập một cách tự nhiên,

1
Trích từ: https://www.facebook.com/OnThiDaiHocKhoiDNam2013/posts/526073277414066
2
Nhiều người gọi nó như là một quy luật: phép tương phản

245
không sắp xếp, không bố cục. Cái khó của người chụp ảnh báo chí khi tạo ra sự tương
phản trong ảnh cũng nằm ở chỗ đó. Bởi vậy cho nên, khi một bức ảnh báo chí tạo ra được
sự tương phản, bức ảnh đó đã tiềm chứa năng lực của một bức ảnh tốt.

Như vậy để thấy rằng, chụp ảnh báo chí với thủ pháp tương phản không phải là việc
khó. Việc khó nằm ở sự tinh tế của người chụp ảnh. Đó là việc người chụp có cảm nhận
được sự tương phản (được tạo ra do sự mất cân bằng trong bố cục ảnh) hay không.

Khó như vậy, nhưng tại sao sự tương phản lại vẫn là thủ pháp hay gặp nhất trong các
tác phẩm ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng?

Bởi vì trong nhiếp ảnh nói chung, đăc biệt là với ảnh báo chí, những khuôn hình có ý
nghĩa, về cơ bản là những khuôn hình “có vấn đề”. Nghĩa là trong nội hàm của khuôn
hình đó, chất chứa một sự bất thường nào đó. Sự bất thường này là do cảm nhận của
người chụp và nó chính là gốc rễ tạo ra sự mất cân bằng trong ngôn ngữ hình ảnh.

Sự mất cân bằng trong nhiếp ảnh rất phong phú. Chính vì thế mà sự tương phản trong
nhiếp ảnh cũng không hiếm gặp. Nó không chỉ là sự mất cân bằng mà mắt thường mới
nhìn thấy được (như lớn – bé, cao – thấp, sáng – tối, những gam màu…) mà còn là sự
mất cân bằng trong ý nghĩa của sự vật.

Có thể liệt kê một số dạng tương phản trong các dạng cảm nhận thị giác như sau:

TT Dạng tương phản Kiểu tương phản Cụ thể

1 Tương phản về lượng Số lượng Nhiều - ít

Trọng lượng Nặng - nhẹ

Chất lượng Tốt - xấu

2 Tương phản về độ Tốc độ Nhanh - nhậm

Trường độ Dài - ngắn

246
Quang độ Sáng - tối

Nhiêt độ Nóng - lạnh

Sắc độ Đậm - nhạt

3 Tương phản về trật tự tự Thực - hư


nhiên
Lồi - lõm

Gần - xa

Hiện - ẩn

Tĩnh - động

4 Tương phản về thể trạng Thuộc tính Trơn tru - thô ráp

Cứng - mềm

Cảm giác Khô - ướt

Dáng vẻ Cong - thẳng

Khoảng cách Rộng - hẹp

Thực hư Rõ - nhòe

5 Tương phản về màu sắc Gam nóng - gam


lạnh

6 Tương phản về ý nghĩa Vật chất Giàu - nghèo

Tuổi tác Già - trẻ

Giới tính Nam - nữ

Cảm xúc Buồn - vui

Trong ảnh báo chí, sự mất cân bằng về ý nghĩa thường được sử dụng nhiều nhất.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa về ý nghĩa thị giác, người chụp thường kết hợp giữa sự

247
tương phản về ý nghĩa (yếu tố bên trong) với các dạng tương phản còn lại (tương phản về
hình thức bên ngoài).

1. “O du kích nhỏ” – Một phép tương phản điển hình


Một nữ dân quân nhỏ nhắn, tay cầm khẩu súng trường tự tin áp giải một tù binh cao to
gấp rưỡi người chị phía trước. Khuôn mặt nữ dân quân quắc thước, nghiêm trang ngẩng
cao. Khuôn mặt tên tù binh cao lớn cúi gằm xuống mặt đất. Bức ảnh này cùng với tên
tuổi phóng viên Phan Thoan đi vào lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam như một tác phẩm kinh
điển.

Bức ảnh ấy vẫn được giới nhiếp ảnh và khán giả gọi và nhớ bằng cái tên “O du kích
nhỏ”. Tuy nhiên, cái tên ban đầu của nó được đặt là “Uy thế không lực Hoa Kỳ” hay
“Giải giặc lái Mỹ”.

“O du kích nhỏ” có thể nói là thành công lớn nhất trong sự nghiệp báo chí của nhà
báo Phan Thoan (lúc đó là phóng viên báo Hà Tĩnh). Bức ảnh đã được trao Giải thưởng
Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007 và Huy chương vàng tại Bungary năm 1968.

“O du kích nhỏ” được Phan Thoan chụp ngày 21 tháng 9 năm 1965 trong bối cảnh
không quân Hoa Kỳ oanh tạc dữ dội miền Bắc Việt Nam. O du kích trong bức ảnh tên
thật là Nguyễn Thị Kim Lai, “thằng Mỹ” trong bức ảnh là phi công Mỹ tên thật là
William Andrew Robinson.

248
Chị Kim Lai hiện nay đã ngoài 60 tuổi, đang sống ở Hà Tĩnh, kể lại trên báo Thế giới
và Việt Nam: “Do điểm đổ bộ của bốn viên phi công gần với biên giới Lào, bộ đội ta
quyết tâm bắt sống những viên phi công trong ngày, không để sang ngày hôm sau. Hơn 5
giờ chiều, trời nhá nhem tối, quân ta chưa bắt được một tên nào, mọi người động viên
nhau vào sâu trong rừng tìm kiếm tiếp. Khi phát hiện trong một hốc đá có tiếng động, tui
tiến lại gần. Thấy một viên phi công đang ngồi co ro. Chưa nhìn được mặt, tui bắn ba
phát súng chỉ thiên. Viên phi công đó giơ hai tay xin đầu hàng. Nghe được tiếng súng,
mọi người chạy đến, trói tay viên phi công cao lớn. Thấy tui là người nhỏ nhất trong tiểu
đội thanh niên xung phong xã, và là người phát hiện tên giặc lái, mọi người đã nói: Để o
Lai giải viên phi công này, xem o có to bằng cái đùi của nó không”1

1
Dẫn theo: http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=1122

249
Yếu tố tạo nên thành công nổi bật nhất của bức ảnh ngoài việc Phan Thoan đã “chộp”
được một khoảnh khắc đẹp là phép tương phản được thể hiện tối đa. Đó là sự tương phản
giữa vóc dáng cao lớn của gã tù binh và vóc dáng nhỏ bé của người du kích. Đó là sự
tương phản giữa thái độ cúi gằm mặt của viên phi công và khuôn mặt ngẩng cao tự tin
của người du kích. Đó là sự tương phản giữa một bên là đội quân được trang bị tối tân lại
trong vai tù binh, một bên là du kích đơn sơ lại trong vai người áp giải. Đó là sự tương
phản giữa một bên là phái mạnh và một bên là phái yếu. Đó là sự tương phản giữa màu
đen nổi bật của bộ đồ trên người du kích và màu trắng nhạt nhòa của người tù binh.

Yếu tố tương phản về màu sắc này giúp tác giả đạt được ý đồ ở chỗ: Dù người du kích
chiếm một diện tích khiêm nhường trong bức ảnh thì sự nổi bật của chị vẫn là điểm nhấn
của bức ảnh. Cho nên, trong bức ảnh này, đối tượng được nhấn mạnh là chị du kích nhỏ
chứ không phải là người phi công cao lớn.

Trong lý thuyết về hình ảnh, phép tương phản nếu được vận dụng tốt sẽ góp phần lớn
làm cho hình ảnh đạt hiệu quả thông tin và nghệ thuật tối đa. Một hình khối sẫm mầu sẽ
nổi bật trên một nên sáng, hoặc hình khối sáng sẽ nổi trên nền tối qua hiệu quả tương
phản. Đó là một cách thức đơn giản để nhấn mạnh, để kéo một hình người hay đồ vật ra
xa cách với bối cảnh. Một hình khối to lớn sẽ vượt trội lên cảnh trí nếu được so với một
hay nhiều hình khối khác nhỏ bé hơn. Tầm cỡ của hình khối có thể có thể tăng thêm trong
tương quan với khung ảnh nhờ cách lựa chọn góc độ thu hình.

Trong bức hình này, người tù binh cao lớn tưởng sẽ vượt trội lên so với vóc dáng nhỏ
bé của người du kích nhưng có hai yếu tố đã dung hòa sự vượt trội đó. Thứ nhất là yếu tố
màu sắc như đã phân tích ở trên. Màu sắc của trang phục người tù binh bị hòa lẫn với
màu chủ đạo của bức ảnh. Còn hình ảnh của người du kích màu đen lại trở nên nổi bật (là
ảnh đen trắng thì sự tương phản lại càng rõ nét).

Thứ hai là yếu tố nội dung. Khi nhìn vào tư thế của hai nhân vật trong bức ảnh, và
biết được một bên là tù binh, một bên là người áp giải, thì sự to lớn của người tù binh
bỗng biến thành một sự mỉa mai.

250
Nhà thơ Tố Hữu khi xem bức ảnh này trong triển lãm ảnh toàn quốc năm 1966 đã
“đọc” ra được sự mỉa mai này bằng một bài thơ mà từ đó gắn liền với tên thường gọi của
bức ảnh:

“O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế, to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu phải cứ mày râu”.

Chính phép tương phản đã tạo ra cho bức ảnh một sự thành công ngoài sức tưởng
tượng. Đến mức, sau khi bức ảnh trở nên nổi tiếng trên thế giới, nhiều phóng viên nước
ngoài đã đến Việt Nam để tìm nhân vật trong ảnh nhưng không gặp được. Vì vậy, họ đã
nghi ngờ bức ảnh nổi tiếng này là một bức ảnh được… ghép bằng kỹ thuật!

Năm 1995, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương phối hợp với Đài truyền hình
NHK của Nhật Bản thực hiện bộ phim tài liệu “Cuộc hội ngộ sau 30 năm”, kể lại câu
chuyện trong bức ảnh. Lúc này, người phi công tù binh năm nào, nay là một công dân
thất nghiệp, không có con và sống nghèo khổ trong một chung cư ở Mỹ. Nhờ bộ phim
này mà anh được tạo điều kiện gặp lại người du kích dũng cảm đã áp giải mình năm xưa
ở Việt Nam.

Tác phẩm này còn được đưa lên tem thư của bưu chính Việt Nam năm 1967.

2. Một bức ảnh lặng câm mà sống động


Những mảng tường xanh đỏ, những ô cửa sổ tối, những đường dọc ngang chi chít cắt
nhỏ khuôn hình. Một bức hình lặng câm tỏa sáng. Một không gian âm u tịnh không một
bóng người. Những chi tiết ấy tự thân nói lên thật nhiều ý nghĩa cho bức ảnh. Và thành
công cũng xuất phát từ những chi tiết này.

Giải Nhất hạng mục “Cuộc sống hằng ngày” của Giải thưởng Ảnh báo chí thế giới
năm 2012 đã được trao cho bức ảnh tấm chân dung Kim Nhật Thành, cố chủ tịch Triều

251
Tiên, được treo tại khu nhà ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia
Damir Sagolj (Nga) chụp cho hãng thông tấn Reuters.

Thành công của bức ảnh này là gì?

Về mặt hình thức, bức ảnh thành công ở việc tạo ra được một phép tương phản về ánh
sáng. Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, việc tạo ra được những gam màu, ánh sáng tương phản…
sẽ tạo ra những hiệu quả rất bất ngờ. Đối tượng sẽ “tự thân” được nhấn mạnh mà không
cần phải dùng đến một thủ pháp về bố cục nào. Bố cục của bức hình cũng sẽ do sự tương
phản đó quyết định.

Mỗi chi tiết khác nhau trong một bức hình đều có những “trọng lượng thị giác” nhất
định. Và “trọng lượng thị giác” này giúp quyết định yếu tố nào có thể thu hút mắt nhìn
đầu tiên. Thông thường, những chi tiết có “trọng lượng thị giác” lớn là những chi tiết

252
khiến mắt nhìn chú ý đầu tiên. Đó là những gam màu “nóng”, đó là những vật thể có
chiều kích tương phản trong tương quan với chi tiết bên cạnh.

Thông thường, một vật thể nhỏ đặt cạnh một vật thể lớn hơn sẽ cho cảm giác vật lớn
thì càng lớn, vật bé lại càng có chiều hướng “thu mình” lại. Tuy nhiên, nếu đặt vật thể bé
trong một gam màu “nóng” hơn (nhiệt độ màu cao hơn) hoặc sáng hơn trên một khuôn
hình tối thì tình thế lại có vẻ đảo ngược khi vật bé sẽ là nơi thu hút mắt nhìn đầu tiên.

Trong bức ảnh này, Sagolj đã bắt được khoảnh khắc khi toàn bộ các tòa nhà tắt điện
và chỉ còn ngọn đèn chiếu sáng vào bức hình cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Bức hình tự
nhiên được “tỏa sáng” trên một nền tối của không gian xung quanh. Vì vậy, đối tượng
của bức ảnh chính là bức chân dung Kim Nhật Thành.

Tương quan về trọng lượng thì bức hình của cố chủ tịch Kim có vẻ bị lọt thỏm giữa
khuôn hình với những tòa nhà đồ sộ ngang dọc. Nhưng vì bức hình lại là điểm được
chiếu sáng nên trở thành điểm hút ánh mắt người xem lớn nhất.

Những đường dẫn ngang dọc do các tòa nhà và các mảng màu sắc của mái nhà sẽ rất
bất lợi nếu tất cả không gian đều được chiếu sáng như nhau. Những đường dọc ngang
liên tục trong bức hình sẽ là các nhân tố chia nhỏ không gian hình ra và làm cho bố cục bị
phân tán. Nhưng vì tất cả các đường dẫn này đều được “dìm” vào bóng tối nên bố cục
bức hình vẫn được đảm bảo.

Yếu tố kỹ thuật là một trong những thành công để bức ảnh này vượt qua 101.254
bức ảnh cạnh tranh của 5.247 nhiếp ảnh gia đếntừ 124 quốc gia trên toàn cầu tham gia
tranh giải năm 2012, và cuối cùng, được Ban giám khảo của Giải thưởng Ảnh báo chí thế
giới trao tặng Giải Nhất hạng mục “Cuộc sống thường nhật”.

Tài liệu tham khảo

1. Báo Việt Nam và Thế giới, dẫn theo


http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=1122

253
2. Báo Vnexpress.net, dẫn theo http://vnexpress.net/photo/cuoc-song-do-day/cuoc-
song-sung-tuc-dan-len-cua-nguoi-trieu-tien-3096140.html
3. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, dẫn theo http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Chosun-
Binh-Nhuong-tuyen-truyen-Han-Quoc-con-ngheo-kho-hon-Trieu-Tien-post118016.gd
4. Phan Văn Kiền, 2014. Tập bài giảng ảnh báo chí, tài liệu lưu hành nội bộ
5. Nguyễn Hoàng Tùng, Những yếu tố tương phản trong tranh, Tạp chí Nghiên cứu
mỹ thuật. Dẫn theo www.shopmynghe.com/tuvan.php?id=112
6. Website Giải thưởng Ảnh báo chí thế giới http://www.worldpressphoto.org/

254

You might also like