You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Hưng Yên, tháng 10 năm 2019


Chương 2: TIẾP NHẬN VĂN BẢN

-Viết luận văn khoa học


-Tóm vắt văn bản
-Tổng thuật văn bản.
Hoạt động 1: Làm việc nhóm

Nội dung:
1.Tại sao phải lập đề cương nghiên cứu khi nghiên cứu
khoa học ?
2.Đề cương nghiên cứu gồm những nội dung gì?

Thời gian: 15 phút


Sản phẩm: đại diện các nhóm báo cáo
Đề cương nghiên cứu

Một luận văn khoa học gồm 3 phần:


-Phần mở đầu

-Phần nội dung nghiên cứu

-Phần kết luận


Đề cương nghiên cứu

Phần mở đầu gồm có các mục:

1.Lý do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3.Đối tượng nghiên cứu

4.Nội dung nghiên cứu (nhiệm vụ nghiên cứu)

5.Giả thuyết khoa học

6.Phương pháp nghiên cứu

7.Những đóng góp mới của đề tài


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: Là tâm điểm mà đề tài phải khám phá, là
vấn đề cốt lõi khoa học mà ta phải giải thích và làm sáng tỏ.
 Khách thể nghiên cứu: Là miền, khu vực, phạm vi của đối tượng
nghiên cứu.

Xác định đối tượng là xác định cái trung tâm, còn xác định
khách thể là xác định giới hạn chứa đựng cái trung tâm, cái vùng mà
đề tài không được phép vượt qua.
XÁC ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Giả thuyết khoa học:


Là điều nêu ra trong khoa học để giải thích một hiện tượng nào đó và
tạm thời được công nhận, chưa được kiểm nghiệm chứng minh.
(Theo từ điển Tiếng việt 1992).
 Giả thuyết khoa học trong nghiên cứu khoa học là một dự đoán khoa
học về bản chất các hiện tượng giáo dục, tiến trình, nguyên nhân, kết
quả và những cái mới sẽ xuất hiện trong quá trình nghiên cứu.
 Bản chất của giả thuyết là một kết luận giả định do nhà nghiên cứu
hoặc do cơ quan đặt hàng đề ra và hoàn toàn phụ thuộc vào nhận
thức chủ quan của người đề xuất.
Giả thuyết khoa học có chức năng:
 Tiên đoán bản chất sự kiện;
 Chỉ đường để khám phá đối tượng.
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nhiệm vụ nghiên cứu:


 Là mục tiêu cụ thể mà đề tài phải thực hiện nhằm nâng cao
tính hiệu quả của đề tài. Là toàn bộ các công việc đã trở
thành hoạt động được định hướng, được thể hiện trên kế
hoạch nghiên cứu của mỗi cá nhân hoặc tổ chức nghiên
cứu.
 Một đề tài nghiên cứu thường có ba nhiệm vụ:
+ Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài;
+ Phân tích, khảo sát thực trạng, làm rõ bản chất và qui luật
của đối tượng nghiên cứu;
+ Đề xuất những giải pháp ứng dụng, cải tạo hiện thực.
XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Giới hạn đề tài:


 Là phạm vi mà đề tài phải thực hiện: Phạm vi về thời gian, không
gian, nội dung, số lượng, địa dư, những mặt, những chỉ số cần điều
tra, quan sát, nghiên cứu, phát hiện…
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
 Đề tài được tiến hành dựa trên những quan điểm nào? Trình bày rõ
ràng và đầy đủ phương pháp tiếp cận đối tượng hay cơ sở phương
pháp luận mà mình dựa vào để nghiên cứu.
 Trình bày các phương pháp dự kiến sử dụng, ý đồ và kỹ thuật sử
dụng chúng. Việc lựa chọn, phối hợp sử dụng các phương pháp phù
hợp thể hiện năng lực của tác giả và khả năng thành công của đề tài
nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu

Phần nội dung nghiên cứu gồm có các chương:


-Chương 1: …
1.1. …
1.1.1….
1.1.2. …

Kết luận chương 1
-Chương 2: …

2.1.

2.1.1.
Đề cương nghiên cứu

Phần kết luận gồm có:

1.Kết luận

2. Khuyến nghị

Phần phụ lục (nếu có nhiều phụ lục thì đánh số cho
từng phụ lục)
Hoạt động 2: Thảo luận

Nội dung:
1.Cách thức thầy/cô tạo lập bản tóm tắt bản luận văn của
một công trình nghiên cứu khoa học mà thầy/cô thực hiện
như thế nào?
2. Văn bản tóm tắt kết quả nghiên cứu khác gì với bản đề
cương nghiên cứu?

Thời gian: 15 phút


Sản phẩm: người học báo cáo bằng lời
Tóm tắt văn bản

Khái niệm
- Là công việc trình bày lại nội dung của văn bản gốc
theo một mục đích đã được định trước.

Các cách tóm tắt:


- Tóm tắt thành đề cương
- Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh.
Yêu cầu trong tóm tắt văn bản:

-Diễn đạt ngắn gọn, súc tích càng tốt, dứt khoát loại bỏa nhữn thông tin
không cần thiết với mục đích tóm tắt.

- Phản ánh trung thành các tư tưởng luận điểm của văn bản gốc, không
được xuyên tạc, thêm thắt.

- Diễn đạt theo các nội dung tóm tắt theo cách riêng của mình, tránh đến
mức tối đa dùng lại nguyên si các câu, các đoạn của văn bản gốc.
Kỹ thuật tóm tắt:

- Tìm câu chủ đề của mối đoạn văn, xác định chủ đề và nội dugn hạn
định về chủ đề.

- Bằng một hoặc vài câu thích hợp, hãy diễn giải lại câu chủ đề, chú ý
làm nổi rõ những nội dung hạn định về chủ đề.

- Dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết các câu văn lại với nhau thành
một văn bản hoàn chỉnh.
Một số điều cần lưu ý:

- Thứ nhất: Cần sử dụng đúng các thuật ngữ chuyên ngành được sử
dụng trong tài liệu

- Thứ hai: Để bảo đảm tính khách quan và chính xác, nhiều lúc trong
văn bản tóm tắt phải trích dẫn nguyên văn.
Hoạt động 3: Tóm tắt văn bản

Nội dung: Tóm tắt 1 trong 3 văn bản sau:

1. Bản Tuyên ngôn độc lập.

2. Luật giáo dục 2019;

3. Luật Viên chức 2011.


Thời gian: 30 phút

Sản phẩm: trình bày trên giấy A0


Ngôn ngữ trong luận văn khoa học
- Phong cách khoa học: tính trừu tượng, khái quát hóa cao; tính logic
nghiêm ngặt; tính khách quan chính xác.
- Từ ngữ: dùng nhiều từ ngữ chuyên ngành, các từ ngữ khoa học
chung, chỉ được dùng với nghĩa gốc, nghĩa thuật ngữ. Không dùng từ
ngữ biểu cảm, từ địa phương, khẩu ngữ, biện pháp tu từ.
- Ngữ pháp:
+Chủ yếu sử dụng loại câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ.
+ Dùng câu vô nhân xưng, câu khuyết chủ ngữ, hoặc chủ ngữ phiếm
chỉ (chúng tôi)
+ Dùng nhiều câu trần thuật, câu hỏi chính danh.
+ Sử dụng nhiều câu ghép, câu phức với nhiều từ ngữ có tác dụng liên
kết, chuyển đoạn (tăng tính mạch lạc)
Những lỗi thường gặp trong văn bản khoa học:
-Sử dụng chưa đúng phong cách ngôn ngữ
VD: “Trong các công trình nghiên cứu, luận án của tác giả A là công
trình có giá trị tham khảo với đề tài hơn cả.”

-Trình bày dài dòng, lủng củng, trúc trắc

-Thừa từ, thiếu từ

-Chưa đúng cấu trúc, ngữ nghĩa của câu.


TỔNG THUẬT CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU KHOA HỌC

Tổng thuật là kỹ năng giới thiệu và trình bày lại


những thông tin cơ bản rút ra từ một số văn bản gốc cùng
một chủ đề hoặc cùng có mối quan hệ nào đó với chủ đề.

Mục đích và yêu cầu:

- Để giới thiệu các công trình khoa học hoặc một khuynhn
hướng, một vấn đề khoa học nào đấy.

- Tổng thuật tài liệu khoa học có những nét tương tự như
tóm tắt nhưng yêu cầu cao hơn, khái quát hơn, đối tượng
phức tạp nhơn, nội dung nhiều hơn...
Các bước tổng thuật:

1. Xác định bối cảnh ra đời của văn bản tổng thuật

2. Đọc văn bản gốc nhiều lần cho đến khi thực sự nắm được các ý
quan trọng, cơ bản nhất

3.Tập hợp và phân loại các nội dung cơ bản được rút ra từ các văn bản
gốc

4.Vạch một dàn ý tóm tắt cho bản tổng thuật.

5. Viết tổng thuật: Cố gắng diễn đạt theo ngôn ngữ của riêng mình tuy
nhiên cần giữ lại ở mứcđộ nào đó hệ thuật ngữ của văn bản gốc.
Chú thích khoa học
- Chú thích thông tin về sách:

VD1: Nguyễn Ngọc Diệp (1989), Luyện tiếng Pháp, tập I,Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, tr. 9.

VD2: Đại học SPKT Hưng Yên (2017), Chương trình đào tạo nghiệp vụ
sư phạm, dành cho hệ đại học chính quy, Hưng Yên.

-Chú thích thông tin về bài công bố trên tạp chí chuyên ngành

VD: Hồ Ngọc Vinh (2013), “Một số vấn đề dạy học tích hợp trong đào
tạo nghề”, Tạp chí Giáo dục, số 310, tr.34-38.

You might also like