You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶC TRƯNG TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
1.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ
Định nghĩa: là một phương pháp trình bày ngữ liệu mới trong dạy học TV. Ngữ liệu mới ở đây
đó chính là những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp TV.
Cách thức tiến hành
- Bước 1: GV giới thiệu ngữ liệu cần phân tích.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát và phân tích ngữ liệu theo định hướng của nội dung bài
học.
- Bước 3: GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm lí thuyết cần đúc kết qua phân tích hiện
tượng ngôn ngữ.
- Bước 4: GV hướng dẫn HS củng cố và vận dụng lí thuyết đã học vào việc luyện tập phân tích
một số hiện tượng ngôn ngữ.
 Ưu điểm:
- Phù hợp với kiểu bài tìm hiểu những tri thức lí thuyết mới hoặc tìm hiểu mối quan hệ giữa
bản thân các yếu tố ngôn ngữ với nhau.
- Kích thích sự sáng tạo, sự chủ động của HS trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ, giúp cho HS
hiểu cặn kẽ hoặc có được cái nhìn rõ ràng hơn về hiện tượng ngôn ngữ cần nhận thức và nhớ kĩ
bài học hơn.
- Rèn luyện tư duy cho HS trong quá trình phân tích ngôn ngữ.
 Hạn chế:
- Dễ dẫn đến chú ý phân tích cấu trúc ngôn ngữ mà xa rời phân tích giá trị sử dụng của đơn vị
ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp.
- Chủ yếu hướng tới việc cung cấp những kiến thức về Tiếng Việt với tư cách là đối tượng
nghiên cứu của Việt ngữ học.
Ví dụ: Bài 10 (Vui đến trường) - Tiếng Việt 2 - tập 1 - sách Cánh diều.
Phần Luyện tập
Bài 1 : Cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a) Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng học phòng thực hành.
b) Các bạn đang nặn đồ chơi vẽ tranh.
c) Cậu bé đã hiểu ra rất thích đi học.
 Có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đọc câu a
GV có thể gọi một số em đọc cho cả lớp nghe.
Bước 2: Phân tích cách đọc (cách ngắt nghỉ hơi khi đọc của HS)
GV có thể cho 2 – 3 HS lên bảng đánh dấu cách ngắt nghỉ hơi khi đọc câu a.
Bước 3: GV có thể đọc mẫu (thể hiện quãng nghỉ ngắn ở chỗ sẽ đặt dấu phẩy: “Cậu bé được
dẫn đi thăm các phòng học / phòng thực hành.”, sau đó nói với HS: Khi viết câu này, chúng ta
cần dùng dấu phẩy để tách các từ cùng chỉ sự vật với nhau: Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng
học, phòng thực hành.)
Bước 4: Thực hiện yêu cầu bài tập theo cách làm mẫu và phân tích mẫu.
1.2. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THEO MẪU
Khái niệm: là phương pháp dạy học dùng mẫu để minh họa cho quá trình tiến hành các thao
tác nhận thức. Thông qua những mẫu cụ thể GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ
chế của mẫu,… HS tiếp nhận ngôn ngữ không chỉ bằng cách nghe âm thanh ngôn ngữ mà còn
bằng cách quan sát mẫu một cách tường minh.
Để sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu, GV cần phải làm các công việc sau:
- Nắm chắc được mẫu.
- Có khả năng tạo các mẫu tiếng Việt bằng cách “thị phạm”.
- Nắm chắc những điểm còn sai lệch ở HS so với mẫu.
- Có những thủ thuật dạy học để chuyển những sản phẩm sai mẫu của HS về đúng mẫu.
 Ưu điểm:
- Quá trình nhận thức và sản sinh lời nói theo mẫu tiết kiệm được thời gian học tập.
- Các sản phẩm tiếp nhận hoặc sản sinh lời nói dựa theo mẫu có tính chuẩn xác cao.
 Hạn chế:
- Dễ tạo tâm lý phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo.
- Mẫu lời nói thường thay đổi theo thời gian, do đó nói theo mẫu dễ lỗi thời.
Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV chọn lọc giới thiệu mẫu.
Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích mẫu để nhận biết các bộ phận tạo thành mẫu, đặc điểm của
mẫu.
Bước 3: Hướng dẫn HS mô phỏng mẫu để tạo lời nói của mình (có khuyến khích sự sáng tạo
của HS).
Bước 4: Hướng dẫn HS kiểm tra, đánh giá.

* Ví dụ: Bài 1: Cuộc sống quanh em - (Cánh diều, lớp 2, tập 1), trang 9
Phần Luyện viết chữ A hoa
Bước 1: GV giới thiệu chữ mẫu.
Bước 2: Phân tích mẫu chữ
- HS quan sát mẫu chữ A hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa.
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ A hoa.
Bước 3: HS thực hành viết (bảng con, vở tập viết).
Bước 4: Từng cặp HS đổi vở cho nhau.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH GIAO TIẾP
Khái niệm: là phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích HS vận dụng ngôn ngữ đã biết, một
cách tự do và sáng tạo thông qua các bài tập tình huống giao tiếp đa dạng cụ thể. Phương pháp
này được sử dụng sau khi HS đã nắm lý thuyết hoặc đã được luyện tập theo mẫu dưới sự giám
sát chặt chẽ của GV.
 Ưu điểm:
- Là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp HS nắm được các quy tắc sử dụng ngôn ngữ
trong giao tiếp để có thể giao tiếp có hiệu quả.
- Nội dung học tập sinh động, thiết thực với đời sống, vì thế HS hứng thú học tập hơn.
- PP thực hành giao tiếp bổ sung cho hai PP phân tích ngôn ngữ và luyện tập theo mẫu, có thể
tạo cơ hội cho HS vận dụng đầy đủ và sáng tạo kiến thức TV.
- Phát huy được tính tích cực hoạt động sử dụng ngôn ngữ của HS khi GV đưa ra tình huống
thích hợp, cách tổ chức và phương tiện hoạt động tương ứng, nhờ đó tạo cho HS nhiều điều
kiện hình thành năng lực giao tiếp.
 Hạn chế:
- Chủ yếu dùng để giúp HS biết cách sử dụng tiếng Việt với tư cách là một phương tiện giao
tiếp, do đó việc trình bày các kiến thức lí thuyết không liên tục.
- Khi sử dụng phương pháp này, nếu GV không chuẩn bị chu đáo hoặc thiếu bản lĩnh sư phạm,
không có cách tổ chức và hướng dẫn chặt chẽ và thích hợp thì giờ dạy sẽ lộn xộn, rời rạc, có vẻ
thiếu tính mục đích.
- PP này khó thực hiện với lớp có sỉ số đông hoặc tài liệu tham khảo, phương tiện trực quan,
cách bố trí bàn ghế lớp học không tương thích.
- Đòi hỏi GV phải có năng lực linh hoạt, sáng tạo trong việc điều hành các hoạt động diễn ra
trên lớp, vì các họat đông không luôn luôn khớp với dự kiến trong giáo án.
Cách thức tiến hành
Bước 1: Tạo tình huống, kích thích nhu cầu giao tiếp ở HS.
Bước 2: Giúp HS theo định hướng giao tiếp (nói với ai? Nói về cái gì? Nói trong hoàn cảnh
nào?)
Bước 3: HS căn cứ vào nhiệm vụ giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp mà vận dụng ngôn ngữ để tạo
lời.
Bước 4: HS hoạt động học tập.
Bước 5: GV và HS nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Ví dụ : Bài 33: En, ên, in, un - Tiếng Việt 1 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1.
Hoạt động nói: Xin lỗi
- Bước 1: Giới thiệu nội dung (chủ đề) luyện nói, tạo tình huống, môi trường giao tiếp.
GV cần giúp HS hiểu rõ tình huống giao tiếp: tạo được môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện;
khai thác, lựa chọn hoặc có thể điều chỉnh nội dung (chủ đề) luyện nói phù hợp với đặc điểm
đối tượng HS của địa phương.
- Bước 2: Hướng dẫn giao tiếp
HS quan sát tranh, GV đặt câu hỏi cho HS trả lời (Việc gì đã xảy ra giữa Nam và bác bảo vệ?
Nam có lỗi không? Nếu là Nam, em xin lỗi bác bảo vệ như thế nào?)
2 – 3 HS trả lời những câu hỏi trên. (Gợi ý: Nam và bạn đá bóng gần cổng trường, quả bóng rơi
vào lưng bác bảo vệ. Nam là người có lỗi. Nam phải xin lỗi bác. Có thể xin lỗi như sau: Cháu
xin lỗi bác! Lần sau cháu không vô ý như thế nữa!)
- Bước 3: HS chia nhóm, đóng vai tình huống diễn ra giữa Nam và bác bảo vệ: Nam đá bóng
vào lưng bác bảo vệ. Bác bảo vệ nhặt bóng và nói: “….”. Nam nói lời xin lỗi.
- Bước 4: GV và HS nhận xét.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC VẦN
2.1. Dạy bài âm – vần mới
GV cần có kĩ năng tạo âm thanh vần, thành tiếng; kĩ năng phân tách tiếng/từ thành âm –
vần; GV cần có kiến thức về chữ cái-âm-thanh tiếng Việt.
a. Giai đoạn 1: Hình thành khái niệm âm/vần cần học
Giới thiệu âm/vần bằng cách cho HS tự khám phá trên cơ sở ngôn ngữ dạng nói đã có;
nêu cấu tạo, cách viết, cách phát âm chuẩn của âm vần; trình bày âm vần một cách trực quan,
gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của HS.
Các phương pháp sử dụng tương ứng:
+ Sử dụng phương tiện trực quan (vật thật, một tình huống, một trò chơi đóng vai, một
câu chuyện, một bài hát, tựa đề của một cuốn sách hoặc bài báo,…) kết hợp đàm thoại.
+ Dùng mô hình, phấn màu trình bày cấu tạo âm/vần.
+ Dùng thẻ chữ và biện pháp nối – ghép.
+ So sánh đối chiếu các âm/vần đã học.
+ Dùng âm/vần đã học như một điểm tựa để trình bày âm/vần mới.
b. Giai đoạn 2: Vận dụng có hướng dẫn
- Đọc, đánh vần phần vần, đánh vần tiếng, đọc trơn.
- Nhận diện và phân tích âm vần:
+ HS phân tích các tiếng có chứa âm/vần đang học, rồi hình dung và tự viết lại. VD: vần
“an”, HS nói tiếng “lan”, GV hỏi để HS nhận ra tiếng “lan” có âm “lờ” và vần “an”. Nếu âm
“lờ” HS đã học thì HS có thể hình dung ra được từ “lan” và viết được.
+ HS phát hiện và tìm cách đọc từ ngữ có chứa âm vần trong một văn bản
(ngữ/câu/đoạn).
+ Nhìn tranh, vật thật để phát lên các tiếng chứa âm vần đang học rồi phân tích dưới
dạng nói to, sau đó viết vào bảng con.
- Viết: viết các âm, vần, tiếng trên vào bảng con hay vở: thận trọng, đúng quy cách ngay
từ các nét viết đầu tiên.
c. Giai đoạn 3: Củng cố kĩ năng, mở rộng các kĩ năng đã học nâng cao khả năng vận
dụng tổng hợp
- Tạo từ mang âm/vần đang học.
- Viết chính tả văn bản trong đó có chứa các âm/vần đã học và đang học.
- Đặt câu với từ có chứa các âm/vần đã học và đang học.
- Tìm trong văm bản và nhóm các từ có cùng các âm/vần đã và đang học.
- Tập đọc một văn bản ngắn trong đó có chứa các âm/vần đã, đang học.
- Tập nói về một chủ đề có thể sử dụng các tiếng từ mang âm/vần đã học.
2.2. Dạy bài ôn tập
a. Giai đoạn 1: Tổ chức hoạt động giúp học sinh hệ thống âm/vần đã học
- Cho học sinh nhận diện lại, tự khám phá các âm vần đã học bằng cách đọc một vài văn
bản có chứa các âm vần đã học; học sinh nêu cấu tạo, cách viết, cách phát âm chuẩn của
âm/vần; so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa các âm/vần.
- Các phương pháp sử dụng tương ứng:
+ Sử dụng phương tiện trực quan (vật thật, tranh, một tình huống) kết hợp đàm thoại.
+ Dùng mô hình, phấn màu trình bày cấu tạo âm/vần.
+ Dùng thẻ chữ và biện pháp nối – ghép.
+ So sánh đối chiếu các âm/vần đã học.
+ Dùng màu và phấn màu sơ đồ hóa các âm vần đã học.
+ Dùng phiếu bài tập.
b. Giai đoạn 2: Thực hành củng cố các kĩ năng tạo vần, tạo tiếng và đọc trơn
- Cho một văn bản (ngữ/câu/đoạn) chứa từ mang âm vần đang ôn cho học sinh nhận
diện.
- Nhìn tranh/vật thật nói để phát lên tiếng có chứa âm vần đã học. Viết các từ ấy vào
bảng con, vào vở.
- Học sinh nghe một học sinh khác hoặc giáo viên kể chuyện ngắn hay đọc một đoạn, rồi
phát hiện tiếng chứa âm vần đang ôn thì đọc to.
c. Giai đoạn 3: Vận dụng tổng hợp, thực hành mở rộng các kĩ năng tạo vần, tạo
tiếng/từ và đọc trơn
- Liệt kê các từ theo chủ đề càng nhiều càng tốt, xác định các từ mang âm/vần đã học và
giải nghĩa.
- Viết chính tả văn bản chứa các âm/vần đã học.
- Điền từ vào chỗ trống của một đoạn bằng từ chứa âm/vần đang ôn.
- Tập nói về một chủ đề sử dụng các tiếng, từ mang âm, vần đã học.
- Trò chơi truyền điện hay dây chuyền bằng cách tạo từ có âm đầu là âm cuối của từ đi
trước.
- Thi đua đọc theo nhóm các từ ngữ có âm vần đã học; Thi viết các từ có âm vần đã học
dựa theo chủ đề.
3. QUY TRÌNH LĨNH HỘI KỸ NĂNG ĐỌC TRONG GIỜ HỌC ĐỌC
a. Giai đoạn tri nhận bài học
- Đọc lướt qua bài, tựa bài hay tranh minh họa...để có ý tưởng chung về bài đọc.
- Bước đầu truy cập vốn hiểu biết đã có liên quan đến bài đọc để định hướng và gợi hướng tìm
hiểu bài.
- Trong khi lướt nhìn, nhận diện những từ khó, từ chưa hiểu nghĩa rõ và cố gắng tự giải thích
(đoán) để nắm bắt ý của ngữ, của câu.
b. Giai đoạn phân tích tổng hợp
- Sau khi tri nhận ý tổng quát, HS tìm hiểu bài để nhận ra các ý cơ bản theo kết cấu bài.
- Nhận diện từ khóa, các cụm từ/câu quan trọng, từ đó giải nghĩa từ (giải nghĩa thầm hay giải
nghĩa miệng); trên cơ sở đó chi tiết hóa các ý chính của bài. (Lưu ý: các thao tác trên có thể
được diễn ra theo trình tự ngược lại: đi từ việc nắm ý chi tiết đến ý chính và ý khái quát).
- Đồng thời nhận diện trình tự các ý chính. 
- Phát hiện mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ/câu, hiểu lớp nghĩa bên trong của văn bản chữ
không chỉ lớp nghĩa hiển minh bằng cách vận dụng hiểu biết có từ ngữ cảnh của văn bản kết
hợp với hiểu biết kinh nghiệm có trước. 
- Hình dung ra cụ thể nội dung của bài (đại ý, chủ đề, phạm vi hiện thực, tư tưởng được đề
cập). Nhận xét, suy luận về nội dung cơ bản ấy.
c. Giai đoạn vận dụng
- Nhận ra đích giao tiếp của văn bản, thể hiện được sự cảm hiểu thông qua giọng đọc.
- Liên hệ nội dung văn bản với đời sống, mở rộng thêm những hiểu biết của bản thân.
- Ứng dụng các kiến thức và kĩ năng đã có được từ việc tìm hiểu văn bản vào giao tiếp, giải
quyết những nhiệm vụ học tập mới, đọc hiểu văn bản mới.
Mặt khác, tùy theo mục đích cụ thể mà người đọc hướng tới, hoạt động đọc trên lớp sẽ có
những phương thức đọc phù hợp: 
- Đọc lướt để nắm ý khái quát.
- Đọc để nắm các ý chính, tóm tắt nội dung văn bản.
- Đọc kỹ để tìm ra những chi tiết cần thiết liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu. 
- Đọc để nắm những hàm ý của tác giả.
4. KỸ THUẬT GIẢNG DẠY MỘT SỐ KHÂU QUAN TRỌNG TRONG DẠY ĐỌC VĂN
a. Giới thiệu bài, tạo tâm thế
Giới thiệu bài là một khâu quan trọng trong tiến trình một tiết học. Hoạt động này ần tạo được
những hiệu quả sau:
- Giúp HS định hướng học và tìm hiểu bài đọc: biết mình cần tìm hiểu những gì và tìm hiểu
như thế nào
- Làm cho HS cảm thấy thích bài đọc, lôi cuốn sự chú ý và quan tâm của HS đến bài đọc
- Kích thích HS suy nghĩ tích cực bằng cách khơi gợi những kinh nghiệm HS đã có liên quan
đến nội dung bài đọc, nhờ vậy HS có tâm thế sẵn sàng tham gia vào việc đọc và tìm hiểu bài
Một số biện pháp nhằm tác động tạo tâm thế đọc và tìm hiểu bài đọc cho HS:
- Lời đọc thành tiếng diễn cảm của GV
- Sử dụng phương tiện trực quan kết hợp đàm thoại hay kể chuyện
- Kể chuyện
- Trò chơi đóng vai
- Đàm thoại định hướng và lôi cuốn HS vận dụng kinh nghiệm có liên quan đến bài đọc
- Cho HS đọc đầu để và đoán nội dung bài sẽ nói những điều gì
- Khai thác các chi tiết, yếu tố có vấn đề, thiết lập tình huống có vấn đề để định hướng cho HS
đọc, kích thích HS suy nghĩ tìm hiểu bài.
b. Củng cố
- Yêu cầu người đọc lần lượt trả lời lại những câu hỏi đã đặt ra trong phần tìm hiểu bài.
- Giảng lại phần trọng tâm
- Hướng dẫn HS lặp lại điều mới vừa được giảng để nhớ nội dung trọng tâm của bài
- Hoạt động hướng HS nhìn lại các chi tiết của bài đọc, vận dụng những thông tin đã nắm được
từ bài đọc theo một cách khác hơn, theo hướng tổng hợp và nâng cao hơn.
c. Dặn dò
Bao gồm 2 việc là: dặn HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Học bài cũ: GV cần chỉ ra cho HS hướng học bài và cách học bài sao cho các em có thể học
chủ động, sáng tạo hơn là học thuộc lòng.
- Chuẩn bị bài mới: 
+ GV có thể đưa ra một vài câu hỏi nhỏ, bài tập ngắn thú vị kích thích HS phải đọc tìm hiểu bài
để có thể trả lời chúng. 
+ GV nên xem và đưa kết quả hoạt động chuẩn bị bài của HS vào dạy bài mới.
+ Những điều HS được dặn dò, chuẩn bị nên được công nhận, vận dụng, khai thác làm cơ sở
hướng dẫn học tiếp tục tìm hiểu bài trên lớp.
d. Dạy đọc thành tiếng
Căn cứ vào yêu cầu và chất lượng đọc, hình thức đọc thành tiếng trong nhà trường chia thành
hai mức độ: đọc đúng và đọc diễn cảm. Thật ra, sự phân chia này chỉ là tương đối.
- Các mặt cần hướng dẫn HS đọc thành tiếng:
+ Đọc rõ tiếng, rõ lời.
+ Đọc đúng chính âm: tập trung rèn đọc đúng các âm HS thường đọc sai do phương ngữ hoặc
các từ chứa vần khó đọc.
+ Ngắt giọng đúng chỗ: nghỉ sau chỗ ngắt ngữ đoạn trong văn xuôi, và tiết đoạn (ngắt nhịp)
trong thơ, sau dấu chấm, dấu phẩy hoặc ngắt những câu dài mà HS khó đọc.
+ Ngắt nghỉ trong lúc đọc thành lời là khả năng hiểu được nội dung văn bản, ngắt nghỉ phù hợp
với ngữ cảnh của câu để nắm nghĩa của các từ ngữ.
+ Đọc phù hợp với thể loại văn bản: 
 Đọc các thể thơ: GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp thơ, ý thức cảm nhận tình cảm, cảm
xúc của nhà thơ được thể hiện qua nhịp và tiết tấu của bài thơ.
 Đọc văn kể chuyện: GV hướng dẫn HS cách thể hiện tính cách của nhân vật, quan điểm,
ý nghĩ của người kể.
 Đọc văn bản thuộc phong cách công vụ, hành chính hay khoa học: thể hiện mức độ rõ
ràng, logic của nội dung văn bản.
                  + Ngữ điệu phù hợp với nội dung của bài đọc: hướng dẫn HS thể hiện tự nhiên, hồn nhiên,
trung thực việc hiểu nội dung bài của các em.
                 - Cách thức hướng dẫn HS đọc thành tiếng:
                  + GV tổ chức, hướng dẫn HS xác định cách đọc, cách ngắt nghỉ một số câu quan trọng trong
bài.
                  + Tổ chức đọc đồng thanh: sử dụng ở lớp 1 và học kì một lớp 2, sau đó tập trung thời gian cho
HS đọc cá nhân. 
                   + Đọc cá nhân: theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học
                   + Tổ chức các trò chơi luyện đọc trong khâu củng cố.
                   + Đặc biệt trong lúc trẻ đọc thành tiếng luôn hướng trẻ gắn việc đọc với nội dung ý nghĩa của
các phần đang được đọc và sử dụng các kĩ thuật kết hợp đọc (thành tiếng) với phát triển
vốn từ nhận biết:
 Sử dụng những thẻ trống che từ ngữ/ câu: gv che 1 phần vb (câu ) để một số chữ cho HS
thấy (bảo đảm rằng nội dung văn bản quen thuộc hoặc có thể phỏng đoán được). Sau khi
HS nghe GV đọc thì sẽ phỏng đoán từ được che là gì.
 Nhận diện văn bản (từ, ngữ, câu) quen thuộc: GV che các từ, ngữ, câu. Sau đó GV gợi
ý cho HS đoán.
 Ghép nối: ghép nối các đoạn thành bài; ghép nối các hàng thành một đoạn; ghép nối các
cụm từ thành câu; ghép nối các từ thành câu.
 Điền từ: GV trình bày một văn bản có vần điệu với mỗi từ trên mỗi thẻ, đọc lớn cả bài
rồi rút dần các thẻ từ ra khỏi văn bản, mỗi lần một hoặc hai từ và yêu cầu HS nhận diện
và đọc lớn các từ bỏ trống.
 Thay thế: GV thể hiện một số câu văn bản lên bảng (vd: Mai ngồi bên cửa sổ). Sau đó,
GV nói lại câu đó và tạo yếu tố sai (vd: Mai ngồi bên bàn học). HS sửa từ sai rồi đọc lại
cả dòng. Có thể đưa ra một đoạn văn với những từ gạch dưới và đề nghị các em thay thế
bằng các từ ngữ khác với điều kiện ý nghĩa của câu không thay đổi.
 Nói nhịu: Cách nói đảo lộn lẫn nhau một chuỗi từ nào đó ngẫu nhiên, những âm đầu của
hai hay nhiều từ trong lúc nói (vd: kiên nhẫn - nhiên cẫn,...)
 Các hoạt động trên có thể thực hiện bằng hai hình thức: sử dụng phiếu học tập, hỏi
đáp tức thời.
5. DẠY KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐỌC
- Kĩ năng hiểu nghĩa từ của văn bản đọc:
Hiểu từ là bước để HS hiểu câu. Hiểu câu là bước để HS hiểu ý, đoạn. Hiểu đoạn là bước để
HS hiểu bài. Do vậy, hiểu từ là bước quan trọng trong dạy đọc hiểu.
+ Cách sử dụng phần chú thích về nghĩa từ trong sgk: cho HS xem tranh ảnh, video, đọc lại các
câu có chứa từ đó đồng thời giải thích nghĩa để các em hiểu ý của các từ rõ ràng.
+ Phân loại các dạng từ mà HS cần hiểu và cách thức GV tổ chức cho HS hiểu nghĩa của dạng
từ ấy:
Từ không thể hiểu bằng ngữ cảnh và HS cũng chưa hề có một kinh nghiệm nào liên quan.
GV dùng tranh, vật thật, phim ảnh hoặc lời giải thích cụ thể. 
Từ có thể hiểu bằng ngữ cảnh (từ liên quan đến trạng thái tinh thần, cảm xúc,...) nhưng
HS chưa có trải nghiệm liên quan (băn khoăn, bâng khuâng,...): GV nêu ví dụ một câu chuyện,
tình huống để HS hiểu ý nghĩa của từ.
Từ có thể hiểu bằng ngữ cảnh và HS đã có trải nghiệm liên quan (thật thà, siêng năng,...):
GV tổ chức cho HS nêu ví dụ về các từ đó.
Từ khóa, từ có ý nghĩa khái quát nội dung của văn bản đọc (kiên trì, nhẫn nại,...): kết hợp giải
nghĩa từ với tìm hiểu ý của đoạn, bài.
Một số động từ thể hiện tác động (loạng choạng, thập thò,...) hay từ khó hiểu (ngập
ngừng, ngại ngùng,...): GV dùng hành động, cử chỉ,... để thể hiện ý nghĩa của chúng.
Với những từ ý tại ngôn ngoại trong văn bản, đặc biệt là thơ: GV đọc diễn cảm hoặc dựa
vào ngữ cảnh để HS hiểu.
+ Rèn kĩ năng đoán nghĩa từ mới cho HS, giúp HS hiểu từ ngữ và hiểu ý bài đọc một cách chủ
động:
GV hướng dẫn HS cách đoán nghĩa từ bằng cách dựa vào ngữ cảnh; hướng dẫn HS dùng
kinh nghiệm có trước để lí giải các từ ngữ trong đầu khi lướt mắt trên bài đọc.
- Kĩ năng nhận diện nhiều chi tiết, sự kiện có sẵn trong bài để trả lời câu hỏi đọc hiểu:
+ HS đọc câu hỏi, hay bài tập, xác định yêu cầu cần trả lời.
+ Đọc lướt bài đọc, định vị, giới hạn phạm vi chứa thông tin liên quan đến yêu cầu bài tập, câu
hỏi.
+ Xem xét, nhận diện các chi tiết dữ kiện liên quan trực tiếp đến yêu cầu câu hỏi bằng cách
gạch dưới các chi tiết, dữ kiện ấy.
+ Sắp xếp các từ ngữ đã tìm thành câu trả lời.
- Kĩ năng nắm các ý (từ khóa, câu khóa) và sắp xếp thành dàn ý
Tiến trình hướng dẫn HS thực hiện kĩ năng này có thể được thực hiện như sau:
+ Sau khi HS tìm được từ khóa, câu khóa, đề nghị các em đánh số thứ tự chi tiết quan trọng ấy.
+ Lưu ý HS dấu hiệu ngắt đoạn. Các từ khóa, câu khóa trong một đoạn thường thể hiện cùng
một ý quan trọng.
+ HS liệt kê các chi tiết hay từ khóa, câu khóa theo trật tự bài.
+ HS nhóm các chi tiết của một đoạn và đặt tên cho nhóm chi tiết ấy (khái quát thành ý chính).
+ HS nhận diện lại dàn ý: các ý chính, mỗi ý chính với chuỗi chi tiết trong một đoạn.
- Kĩ năng xác định các ý chính và tóm tắt: bao gồm kĩ năng nắm các ý (từ khóa, câu khóa,...)
và sắp xếp thành dàn ý.
- Kĩ năng xác định ý khái quát, chủ đề: đòi hỏi HS thâu tóm các ý quan trọng và diễn đạt các
ý bằng một câu.
- Kĩ năng suy luận để nắm ý nghĩa của câu, bài: giúp HS phát triển khả năng suy lí, tư duy
trừu tượng.
+ Trường hợp mối liên hệ dễ nhận biết trong bài: GV hướng dẫn HS đọc toàn bài để nhận diện
mối liên hệ của các dữ kiện.
+ Trường hợp mối liên hệ không dễ nhận biết trong bài: GV giới thiệu và giải thích về mối liên
hệ và yêu cầu HS nhắc lại.
* QUY TRÌNH DẠY HỌC VẦN – KIỂU BÀI DẠY ÂM VẦN MỚI

Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

- HS tham gia trò chơi hoặc hoạt động giải trí có nội dung liên quan với chủ đề (Ưu tiên trò
chơi hoặc hoạt động giải trí có cài đặt âm vần được học và liên quan với chủ đề; GV có thể tổ
chức hoặc không).

- HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ, nói câu có tiếng chứa cần được học ở bài trước.

2. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động


- HS mở SGK

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài/ tên chủ đề, quan sát GV viết tên bài/ tên chủ đề (trong sự
kết nối với bài học trước, chủ đề trước)

- HS có thể đánh vần tên chủ đề/ tìm đọc âm vần đã học.

Hoạt động 2: Hình thành âm/vần


- HS nêu được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong chủ đề mà tên chủ đề (tranh chủ đề) có thể gợi
ra (theo gợi ý của GV)

- HS quan sát tranh khởi động, trao đổi, nói ra những từ ngữ chứa tiếng có vần được học

 GV có thể sử dụng một số câu hỏi gợi ý như:


 Tranh vẽ ai/ cái gì/ con gì?
 Họ/ nó đang làm gì?
 Họ/ nó thế nào?
- HS nêu các tiếng đã tìm được

- HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được

VD : cà, cò, cô – chung âm đầu

bàn, đàn, sàn, lan – chung vần


- HS phát hiện âm vần mới sẽ học

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học và quan sát chữ ghi tên bài.

 Nhận diện âm vần mới, tiếng có âm vần mới:


- Nhận diện âm vần mới:

 HS quan sát chữ ghi âm vần mới (nếu phần âm chữ sẽ thêm chữ in hoa)
 HS đọc chữ ghi âm vần mới
- Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:

 HS quan sát mô hình đánh vần tiếng


 HS phân tích tiếng (phần vần: phân tích tiếng đại diện)
 HS đánh vần tiếng theo mô hình
 HS đánh vần thêm tiếng khác (phần này dùng cho phần học vần)
 Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa
- HS phát hiện từ khóa, âm/ vần mới trong tiếng khóa

- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa

- HS đọc trơn từ khóa

Hoạt động 3: Tập viết


 Viết vào bảng con
- Viết chữ/vần:

 HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ/ vần
 HS viết chữ vào bảng con
 HS nhân xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có
- Viết từ khóa:

 HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ ghi tiếng khóa (gồm những chữ
nào, vị trí, dấu thanh)
 HS viết chữ ghi từ khóa vào bảng con
 HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có
 Viết vào vở tập viết
 HS viết chữ ghi âm/ vần, từ khóa vào vở tập viết
 HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có
 HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình
Hoạt động 4 : Luyện tập đánh vần, đọc trơn
- Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:

 HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng chứa âm vần mới học
 HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng (qua việc quan sát tranh minh họa trong sách hoặc
qua ảnh/ vật thật, có thể cho HS nói 1,2 câu với từ mở rộng)
 HS tìm thêm các từ có chứa âm/ vần mới
- Đọc và tìm hiểu nghĩa của câu, đoạn, bài ứng dụng:

 HS nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn nhớ chữ in hoa


 HS tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong câu, đoạn, bài đọc
 HS đánh vần một số từ khó đọc (nếu có) và đọc thành tiếng câu, đoạn, bài ứng dụng
 HS tìm hiểu nghĩa của câu, đoạn, bài (GV sử dụng câu hỏi gợi ý)
Hoạt động 5 : Hoạt động mở rộng
- HS đọc câu lệnh (nếu bài có câu lệnh)

- HS quan sát tranh, phát hiện nội dung tranh (nếu bài có tranh)

- HS xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng

- HS thực hiện hoạt động mở rộng

3. Củng cố, dặn dò

- HS nhận diện lại tiếng, từ có âm, vần mới học

- HS đọc, viết thêm ở giờ tự học hoặc ở nhà (với HS học 1 buổi)

- HS chuẩn bị cho tiết học sau


* QUY TRÌNH DẠY ĐỌC

Đọc gồm 3 phần:

- Đọc thành tiếng:

1. GV đọc mẫu ⇒ VBVH (đọc diễn cảm, xác định cách đọc).
2. GV hướng dẫn đọc từ khó do những biến thể của phương ngữ và hướng dẫn ngắt nghỉ
câu dài.
3. Cho HS tự phân đoạn. ⇒ làm việc theo nhóm nhỏ, luyện đọc đoạn.

- Đọc hiểu:

1. GV giải thích nghĩa của từ khó, từ địa phương.


2. Cho HS đọc thầm, tổ chức hoạt động cho HS trả lời câu hỏi trong sgk.
3. Nêu nội dung bài đọc.
4. Liên hệ bản thân.

- Đọc lại:

1. GV kết nối hoạt động trên giúp HS xác định giọng đọc và lưu ý 1 số từ ngữ cần nhấn
giọng.
2. GV đọc mẫu. Lưu ý: GV kết hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với bài đọc.
3. Tùy bài mà GV cho HS đọc lại các chi tiết khó.
4. Luyện đọc theo nhóm nhỏ.

* QUY TRÌNH DẠY HĐ ĐỌC MỞ RỘNG - LỚP 2 (bài 2 và 4)

HĐ1a. Chia sẻ về 1 truyện, 1 bài đã đọc

1. GV tổ chức cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1a (chia sẻ …)
2. HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về truyện , bài đã đọc.
3. Một vài HS sẽ chia sẻ trước lớp.
4. Các bạn lắng nghe và GV nhận xét.
HĐ1b. Viết vào phiếu đọc sách mà các em chia sẻ

1. GV tổ chức cho HS xác định được yêu cầu của bài tập 1b.
2. HS viết vào phiếu đọc sách những nội dung mà bài tập yêu cầu.
3. Một vài HS chia sẻ phiếu học tập trước lớp.
4. HS nghe bạn và GV nhận xét. 

* QUY TRÌNH DẠY HĐ ĐỌC MỞ RỘNG - LỚP 3 (bài 1 và 3)

HĐ1a. Viết phiếu đọc sách …

1. HS đọc ở nhà/ thư viện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.
2. HS viết vào phiếu đọc sách và trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung đã đọc.

HĐ1b. Chia sẻ phiếu đọc sách với bạn …

1. HS chia sẻ trong nhóm nhỏ phiếu đọc sách với bạn


2. Một vài HS chia sẻ phiếu học tập trước lớp/ dán phiếu đọc sách vào góc học tập.
3. HS nghe bạn và GV nhận xét. 

* QUY TRÌNH DẠY HĐ LUYỆN ĐỌC MỞ RỘNG - LỚP 2 (bài 1 và 3)

1. HS xác định yêu cầu của hoạt động cùng sáng tạo (ví dụ: bài “Bé Mai đã lớn”: kể
chuyện những việc em đã làm ở nhà, ở trường).
2. Cho HS làm việc nhóm.
3. Một vài HS trình bày kết quả trước lớp.
4. GV nhận xét. 

* QUY TRÌNH DẠY HĐ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP - LỚP 1

1. GV đọc mẫu.
2. GV hướng dẫn đọc từ khó do những biến thể của phương ngữ và hướng dẫn ngắt nghỉ
câu dài.
3. GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng (theo nhóm nhỏ).
4. HS giải thích nghĩa của từ với sự gợi ý của GV (hạn chế dùng nghĩa từ điển).
5. HS đọc lại bài đọc và tìm tiếng trong bài có vần cần học.
6. Tìm từ ngữ ngoài bài có vần cần học.
7. Đặt câu với từ ngữ mới tìm được, GV dùng từ mẫu hướng dẫn HS đặt câu.
8. Cho HS làm việc theo nhóm nhỏ trả lời câu hỏi trong sách.

You might also like