You are on page 1of 33

LỜI CẢM ƠN.

Kiến tập sư phạm là trải nghiệm đầu tiên của em trên con đường trở thành một
nhà giáo dục. Những băn khoăn khi nghĩ cách tiếp cận học sinh, những bỡ ngỡ khi
bắt đầu xây dựng những bài giáo án hay cả sự thích thú khi tìm và hiểu được học
sinh… tất cả đều là những cảm xúc khó quên, khó phai nhòa trong tâm trí em. Từ
ngày đầu bước chân về thực tập tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, đoàn kiến tập
chúng em đã được đón nhận những tình cảm chân thành, những sự chỉ bảo tận tâm
cùng những cử chỉ thân thiện từ tập thể lãnh đạo, các quý thầy cô và cán bộ công
nhân viên trong trường. Bên cạnh sự chỉ bảo tận tình của đội ngũ cán bộ giáo viên,
em còn được sự chỉ dẫn, chỉ bảo từ cô giáo Vũ Thị Thuý – giáo viên chủ nhiệm lớp
6A1. Cô là người dìu em lên con đò nhà giáo, cho em ngắm nhìn những điều đẹp
đẽ ở môi trường này. Cô cũng chính là một giáo viên giỏi với ngọn lửa nhiệt huyết
với nghề. Với sự tận tình và chu đáo, cô đã cho em thấy và hướng em đến cái
phong thái chuẩn mực, phù hợp trong môi trường giáo dục. Kết thúc hai tuần kiến
tập, em không chỉ tích lũy cho mình những kinh nghiệm bổ ích, mà còn lưu giữ
nhiều kỉ niệm đẹp bên thầy và tập thể lớp 6A1.Trong thời gian thực tập tại Trường
THCS Trần Hưng Đạo, dù đã cố gắng học hỏi hết mình, nhưng với sự non trẻ của
người đang học nghề, chúng em biết bản thân mình không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, chúng em kính mong các thầy các cô với vai trò là những người
dẫn đường đi trước trong nghề sẽ hiểu.

Mong thầy cô thông cảm và chỉ dạy tận tình cho chúng em để rút kinh nghiệm
sau những thiếu sótmà chúng chúng em mắc phải.Cuối cùng chúng em xin chân
thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường THCS Trần Hưng Đạo, Trường Đại học
Hải Phòng; cô Vũ Thị Thuý – giáo viên chủ nhiệm lớp 6A1, cùng toàn thể các thầy
cô hướng dẫn, các thầy cô trong trường đã tạo cơ hội để chúng em được kiến tập
trong một môi trường giáo dục chuyên nghiệp và đầy sáng tạo. Em xin chân thành
cảm ơn và kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công trong sự
nghiệp trồng người cao cả của mình!

1
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
I. Lý do viết báo cáo sư phạm.
Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện
những hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành
và áp dụng khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả
đạt được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập
củng cố, rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.

Là một người giáo viên tương lai, em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất quan
trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quan trọng và quí báu để giáo
sinh tiếp cận các cháu thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lí tình cảm của các
cháu đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác
chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn
thiếu để mình hiểu biết ngày càng tốt hơn.để có thể trao dồi những kinh nghiệm và
thực hiện tốt những cong việc được giao một cách tốt hơn. Vì vậy, em viết báo cáo
thực tập như một phần củng cố thêm kiến thức chuyên ngành của mình

II. Nhiệm vụ viết báo cáo.


Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vì thế trong bài báo
cáo cần làm rõ được một số nhiệm vụ nổi bật như:

Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường THCS Trần Hưng Đạo nơi thực tập.

Dự giờ giảng mẫu, soạn giáo án, thực tập công tác chủ nhiệm, công tác quản lý
nhóm lớp.

Những kết quả đạt được sau đợt thực tập.

Phương hướng phấn đấu.

2
PHẦN II: KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ( Từ ngày 30/1/2023 đến
4/2/2023 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU THỰC TẬP
1. Mục đích thực tập :
1.1. Đối với giáo sinh
- Giúp sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững nhiệm vụ của người giáo viên
để từ đó hình thành ý thức và tình cảm nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế giáo dục để
rèn luyện hình thành kĩ năng sư phạm.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với giáo viên và học sinh.
- Giúp lớp tiến bộ về mọi mặt và giữ vững những thành tích hiện có.
1.2. Đối với lớp chủ nhiệm
- Giúp tập thể lớp phát huy tinh thần thi đua, ý thức học tập của học sinh.
- Giúp học sinh chấn chỉnh nề nếp, tác phong và rèn luyện những phẩm chất đạo
đức của người học sinh.
- Hạn chế những khuyết điểm còn tồn tại, xây dựng một tập thể đoàn kết, có tinh
thần giúp đỡ nhau vì lợi ích chung của tập thể lớp.
2. Yêu cầu thực tập :
2.1. Đối với giáo sinh
- Học hỏi kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên trong trường ,
nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn.
- Chủ động tiếp xúc lớp, nắm bắt tình hình hoạt động của lớp, của từng thành viên
để thực hiện tốt việc quản lý lớp.
- Luôn bám sát các hoạt động của học sinh, theo dõi kế hoạch của trường đề ra để
kịp thời triển khai và đôn đốc các em thực hiện tốt.
2.2. Đối với học sinh
- Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch giáo viên đã triển khai.
- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc tác phong nề nếp của học sinh, phát huy những
mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực.
3
- Rèn luyện những phẩm chất của người học sinh, đảm bảo chất lượng học tập,
phấn đấu đưa thành tích của lớp lên cao hơn kết quả học kì I.
II. MỤC TIÊU VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
1. Mục đích :
- Giúp cho học sinh đi vào nề nếp , thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
- Giúp các em hoạt động có kế hoạch hơn, khoa học hơn nâng cao chất lượng học
tập.
- Tạo sự thân thiết gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
- Nâng cao thành tích lớp.
2. Biện pháp :
- Ban cán sự lớp theo dõi lớp và báo cáo lại tình hình lớp cho giáo viên chủ nhiệm.
- Tham gia giúp đỡ hướng dẫn học sinh ôn tập tốt để thực hiện mùa thi nghiêm túc.
- Quan tâm gần gũi và tìm hiểu tâm tư cá nhân, đời sống tình cảm của từng em.
- Nhắc nhở các em kịp thời khi mắc lỗi, đôn đốc kịp thời các hoạt động ngoại khóa
cũng như tình hình học tập của các em.
- Tổ chức các tiết hoạt động phong trào về Đội lên phong phú đa dạng tạo cho các
em cơ hội đứng trước đám đông từ đó tự tin và nhiệt tình khi tham gia các hoạt
động văn hóa văn nghệ.

III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP HỌC.

1. Số liệu :

Sĩ số lớp : 49 học sinh


+ Nam : 20 học sinh
+ Nữ : 29 học sinh
1.1. Ban cán sự lớp
- Lớp trưởng : Lương Quỳnh Chi
- Lớp phó học tập : Vũ Quốc Việt
- Lớp phó lao động : Đào Bích Ngọc
4
- Lớp phó văn thể mĩ : Nguyễn Thu An
- Lớp phó đạo đức : Trần Phương Anh
1.2. Cơ cấu lớp:
Lớp được chia thành 4 tổ
- Tổ trưởng tổ 1: Tâm Như
- Tổ trưởng tổ 2: Huyền Trang
- Tổ trưởng tổ 3: Thanh Hiền
- Tổ trưởng tổ 4: Thảo Nguyên
1.3. Những thuận lợi khó khăn:
a, Thuận lợi:
+ Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào.
+ Đa số học sinh có tinh thần đoàn kết, chấp hành tốt nội quy, hăng hái tham gia
các phong trào được phát động từ nhà trường.
b, Khó khăn:
+ Các em mới vào lớp 6 còn nhiều bỡ ngỡ chưa làm quen hết với môi trường mới.
+ Một số học sinh còn hơi rụt rè.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
NGƯỜI THỰC
NGÀY
TUẦN NỘI DUNG CÔNG VIỆC HIỆN
THÁNG
Thứ - Dự tiếp xúc với Hội đồng GV trường. - CB, GV.
7/28/1 - Hop đoàn IV với Ban chỉ đạo và GV SV THTX.
hướng dẫn,nghe báo cáo, nhận nhiệm - Đoàn THTX
vụ. - GVCN, SV
-Tham quan cơ sở vật chất của nhà
trường.
- Đoàn hội ý triển khai kế hoạch TT và
công tác tuần 1.

1 Thứ - Dự chào cờ toàn trường. Đoàn hội ý - BGH, GV.

5
2/30/1 triển khai kế hoạch TT và công tác SV THTX.
- BGH,GV. SV THTX. - Đoàn THTX
- Nhận lớp chủ nhiệm, gặp HS. - GVCN,SV
- Tìm hiểu thực hành công tác chủ
nhiệm lớp.

Thứ - Tìm hiểu thực hành công tác chủ - Tổ CM,SV


3/31/1 nhiệm lớp. - Nghiên cứu, tập soạn KH - SV,GV
bài dạy, dự giờ, rút kinh nghiệm. Tham - SV
gia các hoạt động tập thể của trưởng lớp. - TPT, SV

Thứ - Tham gia các hoạt động tập thể của - Tổ CM,SV
4/1/2 trường lớp Tìm hiểu công tác chủ nhiệm - SV,GV
lớp. - TPT, SV
- Nghiên cứu, tập soạn KH bài dạy, dự
giờ, rút kinh nghiệm.

Thứ - Dự hội giảng mùa xuân - SV,GV,SVTT


5/2/2 - Dự sinh hoạt chuyên môn tổ - GVCN,SV
- Nghiên cứu, tập soạn KH bài dạy, dự
giờ, rút kinh nghiệm. Tham gia các hoạt
động tập thể của trường, lớp.

Thứ - Nghiên cứu, tập soạn KH bài dạy, dự Tổ CMSV


6/3/2 giờ, rút kinh nghiệm. GVHD
- Dự các hoạt động tập thể của HS lớp Trưởng BCĐ
CN. Tham gia các hoạt động tập thể của THTX SV
trường, lớp

Thứ -Nghiên cứu, tập soạn KH bài dạy, dự DCD THDX


7/4/2 giờ, rút kinh nghiệm. GVCN,SV
- Hoàn thành, các phiếu dự giờ HS
- Tham hỏi gia đình HS (nếu có) DCĐ THDX
- Tham gia các hoạt động tập thể của
trường, lớp

2 Thứ - Dự buổi chào cờ tại lớp CN, sinh hoạt BCD THTX
2/6/2 đầu tuần và rút kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, tập soạn KH bài dạy, dự
giờ, rút kinh nghiệm.
6
- Hoàn thành các phiếu dự giờ. Rút kinh
nghiệm.
- Tham gia các hoạt động tập thể của
trường lớp.

Thứ - Nghiên cứu, tập soạn KH bài dạy, dự BGH,GV,HD,


3/7/2 giờ, rút kinh nghiệm. SV,SV,SV,GV
- Tham gia các hoạt động tập thể của
trường lớp.
- Hoàn thành các phiếu dự giờ.
- Tập hợp tư liệu làm báo cáo.

Thứ - 8 giờ trình bày báo cáo trước nhóm để SV,GV


4/8/2 nhóm SV bình xét đánh giá, xếp loại ý GV,HD,SV
thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội GVCN,SV
quy ...
- 16 giờ nộp báo cáo TTSP cho GV
hướng dẫn TTCN chấm.
- Tham gia các hoạt động tập thể của
trường lớp.

Thứ - Dự sinh hoạt nhóm chuyên môn. SV


5/9/2 - 14 giờ GV hướng dẫn TTCN nộp báo GVHD,SV
cáo THTX và kết quả cho Trưởng ban GVCN,SV
chỉ đạo. HS,PHHS
- Ban chỉ đạo hoàn thiện nhận xét đánh
giá hồ sơ của SV.

Thứ - Trưởng ban chỉ đạo hoàn thiện nhận GVCN,SV


6/10/2 xét đánh giá hồ sơ của SV. HS
- Chia tay lớp chủ nhiệm. SV
- Ban chỉ đạo họp bình xét đánh giá kết TPT,GVCN,SV
quả TT của SV.

Thứ - Trưởng ban chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ Nhóm


7/11/2 THTX. CM,GV,SV,HS
Tổng kết đoàn, chia tay với Hội đồng TPT,GV,SV
SP trường THCS.

7
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC
GIAO.
I. Tình hình hình thực tế của trường THCS Trần Hưng Đạo.
,,

1. Giới thiệu về trường.

Trường THCS Trần Hưng Đạo được thành lập theo Quyết định số 87/QĐUB
ngày 25/6/1996 của Chủ tịch UBND quận Kiến An. Qua 27 năm xây dựng và phát
triển, Trường THCS Trần Hưng Đạo trải qua nhiều thử thách khó khăn nhưng cũng
có rất nhiều thuận lợi. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững, hoạt động
ổn định và có nhiều bước phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất, đội ngũ CB - CNV.
Cụ thể năm học 2022 - 2023 như sau:

1.1.Tổ chức nhà trường:

+ Chi bộ Đảng : 21 đảng viên (20 đảng viên chính thức)


+ Ban giám hiệu : 02 người.
+ Công đoàn cơ sở : 36 đoàn viên, lao động.
+ Liên đội TNTP Hồ Chí Minh : 16 chi đội với 676 đội viên.
+ Tổ chuyên môn : Có 03 tổ gồm tổ văn phòng, tổ KHTN, tổ KHXH.

- Tổ Khoa học xã hội có 15 đ/c ( GV dạy Ngữ văn 6 đ/c).

- Tổ Khoa học tự nhiên có 15 đ/c.

- Tổ văn phòng có 6 đ/c.

1.2. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên:

- Nhà trường có 33 CB - GV- NV, trong đó:

+ BGH có 02 người: 01 Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng

+ Biên chế: 30 giáo viên, nhân viên kế toán 1.

8
+ Hợp đồng trường: 03 nhân viên

+ Đội ngũ CBGV được quan tâm bồi dưỡng đạt 100% trên chuẩn, thạc sĩ 04
đạt 0,12%. CBGV NV tâm huyết, tận tụy đoàn kết, trách nhiệm, trình độ chuyên
môn tương đối đồng đều chất lượng giáo dục, trong vài năm gần đây cao hơn so
vài năm với trước. Cơ bản cán bộ GV chấp hành nghiêm túc nội quy cơ quan và
quy chế chuyên môn. Với học sinh, các em có ý thức học chuyên cần trong học tập
và rèn luyện tu dưỡng đạo đức ngày càng tăng.

*. Song bên cạnh đó còn có những khó khăn sau; về đội ngũ định biên giáo
viên nhân viên chưa đủ (thiếu 01 GV dạy Sử và 3 nhân viên thư viện, thiết bị thi
nghiệm, văn thư), một bộ phận học sinh điều kiện gia đình nghèo còn nhiều khó
khăn, có em không có cha mẹ nuôi dưỡng trực tiếp nên thiếu sự quan tâm.

1.3. Học sinh:

- Học sinh nhà trường chủ yếu là con em của nhân dân phường Lâm Hà và 1 số
tổ dân phố Lê Duẩn, Trường Chinh thuộc phường Quán Trữ. Đặc điểm tình hình
kinh tế ở khu vực còn nhiều khó khăn, nhiều học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia
đình khó khăn, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ. Tuy vậy các em luôn ý thức và tự
rèn luyện bản thân để vượt khó vươn lên trong học tập.

Trường THCS Lãm Hà với quy mô 16 lớp gồm 676 học sinh: Có 04 lớp = 168
em Khối 8: Có 04 lớp = 174 em Khối 7: Có 04 lớp = 151 em Khối 9: Có 04 lớp =
183 em Khối 6: Trong đó: học sinh lưu ban: 0; Tuyển mới lớp 6: 168 học sinh, con
thương binh 3, con gia đình hộ nghèo con hộ cận nghèo 5, con gia đình khó khăn
30, con không có người nuôi dưỡng trực tiếp 3 em.

2. Cơ sở vật chất.

+ Trường THCS THCS Trần Hưng Đạo nằm ở địa bàn thuộc tổ dân phố số 10,
tổng diện tích 4.600m, khu phòng bộ môn cải tạo từ nhà đa năng thành 5 phòng,
năm 2016 được xây thêm 1 khu 2 phòng học; có 04 khu nhà gồm: 1 khu hiệu bộ có
7 phòng, 2 khu phòng học, 2 nhà xe HS, 1 nhà xe GV.

9
+ Dãy nhà khu hiệu bộ gồm phòng Hiệu trưởng, PHT, phòng chờ giáo viên,
phòng thư viện, phòng Đoàn Đội, phòng thư viện, phòng kế toán và phỏng văn thư
kiêm phòng y tế tiếp dân.

+ 2 khu phòng học gồm có 16 phòng đều được trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng,
máy tính ti vi, loa, camera, hệ thống âm thanh. Hệ thống quạt, đèn chiếu sáng và
trang trí phòng học đúng quy cách.

+ Có 05 phòng học bộ môn, các phòng học đều được trang bị cơ bản đầy đủ
các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ hoạt động dạy và học. Phòng tin có 24 máy
được kết nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập bộ môn Tin học, 8 máy phục vụ quản
lý. Có 2 màn hình Led trong hội trường và sân khấu.

+ Ngoài ra có 01 phòng bảo vệ; 01 phòng cach ly; có máy lọc nước uống ở
từng phỏng khu hiệu bộ và 16 lớp học; 03 nhà vệ sinh riêng biệt dành riêng cho CB
- GV - NV và học sinh.

Nhà trường xây dựng khuôn viên sân trường gồm các cây xanh, cây bóng mát,
cây cảnh và sân chơi, có tường bao đảm bảo trường Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn.

Nhà trường được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận Kiến An, Đảng ủy
UBND phường Lãm Hà, sự quan tâm đầu tư của các bậc phụ huynh HS trong công
tác tài trợ giáo dục mua sắm màn hình Led. Nhà trường tăng cường bổ sung cơ sở
vật chất và đồ dùng thiết bị thí nghiệm thiết bị đảm bảo đáp ứng điều kiện dạy và
học của GV HS và trang trí cảnh quan trường lớp tạo không gian xanh sạch đẹp.

Khó khăn: CSVC tuy đã được đầu tư sửa chữa nâng cấp song khu chứa đồ
dùng phòng bộ môn xuống cấp hệ thống cửa một hỏng, nền nhà bong tróc, thường
xuyên bị lụt, thiếu các phòng đồ dùng và phòng bộ môn Nhạc, phòng Tiếng Anh,
phòng truyền thống.

II. Tìm hiểu về công tác chủ nhiệm.


1. Lớp chủ nhiệm.

1.1. Số học sinh: 52 học sinh

10
Nam: 20 học sinh

Nữ: 32 học sinh

1.2. Cán bộ lớp:

+ Lớp trưởng: Vũ Viết Tiến Hoàng.


+ Lớp phó học tập: Bùi Khánh Linh.
+ Lớp phó đời sống: Trần Thị Minh Châu.
+ Lớp phó văn thể mỹ: Nguyễn Đặng Bảo Ngọc.
+ Giữ sổ đầu bài: Vũ Ngọc Anh.
+ Tổ trưởng tổ 1: Dương Nguyễn Hà Anh.
+ Tổ trưởng tổ 2: Phạm Thùy Dương.
+ Tổ trưởng tổ 3: Lương Lê Hải Yến.
+ Tổ trưởng tổ 4: Phạm Việt Anh.
+ Tổ trưởng tổ 5: Lê Thu Thủy.
+ Tổ phó tổ 1: Nguyễn Hồng Thiên Thảo.
+ Tổ phó tổ 2: Đỗ Minh Đạt.
+ Tổ phó tổ 3: Nguyễn Hoàng Thảo Chi.
+ Tổ phó tổ 4: Bùi Thanh Huyền.
+ Tổ phó tổ 5: Vũ Tuấn Vinh.

1.3. Cơ cấu tổ chức lớp:

Giáo viên chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Mịn.

Bộ môn giảng dạy: Toán.

11
Ban cha mẹ học sinh:

+ Chi hội trưởng: Đoàn Thị Thủy

+ Chi hội phó: Nguyễn Thị Kim Tuyến

+ Chi hội phó: Trần Thị Thu Hà

+ Chi hội phó: Doãn Văn Triều

1.4. Những thuận lợi khó khăn:

a, Thuận lợi:

+ Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào.

+ Đa số học sinh có tinh thần đoàn kết, chấp hành tốt nội quy, hăng hái tham
gia các phong trào được phát động từ nhà trường

b, Khó khăn:

+ Là học sinh lớp 8, tâm sinh lí cũng thay đổi nên khó nắm bắt.

+ Các em còn rụt rè, nhút nhát khi làm quen và giao lưu với sinh viên kiến
tập.

12
1.5. Thời khóa biểu:

Buổi Tiết Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

1 HĐTT Thể dục Lí Toán Mĩ thuật Văn

2 HĐTT Sử Công dân Toán Sinh Toán

3 Văn Anh Thể dục Anh Văn Hóa


Sáng
4 Văn Tin Hóa CN Tự chọn Anh

5 Toán Sinh Nhạc Địa Địa

1 Anh Toán Văn


Chiều 2 Anh Toán Văn

3 KNS Văn Toán

4 KNS Văn Toán

13
1.6. Kế hoạch chủ nhiệm chi tiết.

Thời Nội dung Thành phần thực Kết quả cần đạt Ghi chú
gian hiện
Tuần 1: 30/01/2023 – 05/01/2023.
Thứ 2 - Đến trường sớm hơn 10 - GVCN. - Nhận lớp, nắm rõ công
30/01/ phút so với giờ quy định để - GV trực ban. tác chủ nhiệm.
2023 dự buổi Chào cờ tháng 2 dưới -TTS Nguyễn - Nắm rõ công việc trực
sân trường. Thị Tuyết Anh. ban, tìm hiểu về học
- Nhận nhiệm vụ trực ban ca - TTS Đặng Thái sinh trong trường.
sáng: An. - Thực hiện công việc
+ Quản thúc học sinh vào lớp - Học sinh 8C1. GVCN phổ biến.
đúng giờ, giữ trật tự học - Nắm rõ tình hình lớp
đường. học được phân công
+ Kiểm tra sĩ số, tình hình CN.
trực nhật. + Sĩ số đủ, trực nhật
- Nhận lớp được phân công sạch sẽ, gọn gàng.
chủ nhiệm, bảng tổng hợp kết + Nề nếp nghiêm túc,
quả học tập, rèn luyện cùa ổn định.
học sinh trong kì 1 do GVCN + Thái độ học sinh tốt.
cung cấp và phổ biến.
- Nhận nhiệm vụ quản lý lớp.
- Theo GVCN nhận lớp, giới
thiệu bản thân, làm quen với

14
học sinh.
- Tìm hiểu và nắm rõ tình
hình lớp học: Thời khoá biểu,
cán bộ lớp, sĩ số, chỗ ngồi, nề
nếp học sinh.
- Dự tiết sinh hoạt đầu tuần
của lớp CN.
- Xây dựng kế hoạch tìm hiểu
môi trường giáo dục.
- Tan học, ở lại làm nhiệm vụ
trực ban cũng như trông coi
hoạt động trực nhật lớp chủ
nhiệm được giao.

Thứ 3 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Nắm bắt được tình
31/01/ tra tác phong, đồng phục học - TTS Nguyễn hình lớp, tình hình học
2023 sinh. Thị Tuyết Anh. sinh của lớp được phân
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Đặng Thái công.
muộn, vi phạm quy định An. - Lớp có tiết dự giờ vào
trường và thực hiện nhắc nhở - Cán bộ lớp 8C1 tiết 4 buổi sáng, giữ vệ
học sinh. gồm lớp trưởng sinh chưa sạch sẽ, bị
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp và tổ trưởng. nhắc nhở.
để bắt đầu giờ học.
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ
GVCN và các thầy cô khác.
- Tìm gặp cán bộ lớp được
phân công chủ nhiệm để trao
15
đổi về điểm thi đua và cách
xếp hạng rèn luyện các bạn
trong lớp.
- Thực hành việc tiếp cận các
văn bản, tài liệu quy định
thực tế dạy học và giáo dục.
- Theo dõi sổ đầu bài để tăng
cường tình hình lớp.
- Tan học ở lại giám sát học
sinh trực nhật và ra về.

Thứ 4 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Nắm bắt được tình - Học sinh
01/02/ tra tác phong, đồng phục học - TTS Nguyễn hình lớp, tình hình học mang bài
2023 sinh. Thị Tuyết Anh. sinh của lớp được phân Tây đến
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Đặng Thái công. lớp chơi.
muộn, vi phạm quy định An. (Đã thu lại
trường và thực hiện nhắc nhở - Học sinh 8C1. và nhắc
học sinh. nhở học
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp sinh).
để bắt đầu giờ học.
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ
GVCN và các thầy cô khác.
- Tiếp tục làm quen với các
em học sinh thông qua những
giờ giải lao (hoàn cảnh gia
đình, thông tin cá nhân, sở
thích, nguyện vọng của học
16
sinh,…)
- Để ý tình hình học tập lớp.
- Tan học, kiểm tra công tác
nội vụ học sinh lớp học.

Thứ 5 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCV. - Cải thiện kĩ năng trong - TTS
02/02/ tra tác phong, đồng phục học - GV dự Hội công tác chủ nhiệm. Nguyễn
2023 sinh. giảng. - Học hỏi, rút kinh Thị Tuyết
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Nguyễn nghiệm từ những tiết dự Anh
muộn, vi phạm quy định Thị Tuyết Anh. giờ. không thể
trường và thực hiện nhắc nhở - TTS Đặng Thái - Biết các thao tác lên đưa học
học sinh. An. lớp một bài giảng. sinh vào
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp - Học sinh lớp vị trí
để bắt đầu giờ học. 8C1. chuẩn bị
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ vì dự giờ
GVCN và các thầy cô khác. tiết 3.
- Dự giờ tiết 1 môn Ngữ Văn TTS Đặng
lớp 7B3. Thái An
- Dự giờ tiết 2 môn Hoạt động quản lí
trải nghiệm lớp 7B2. học sinh.
- Hướng dẫn học sinh kê xếp
bàn ghế chuẩn bị cho Hội
giảng mùa xuân.
- Trông lớp tiết 4, làm thân
với học sinh.
- 13h, dự lễ khai mạc Hội

17
giảng mùa xuân.
- Dự tiết 1 môn Ngữ Văn lớp
9D2.
- Dự tiết 3 môn Địa Lí lớp
8C4.
- 16h, quan sát hướng dẫn học
sinh lớp chủ nhiệm vào vị trí
phòng học để dự Hội giảng
mùa xuân.
- Nộp kế hoạch bài giảng cho
GVHD.
- Tan học, đôn đốc học sinh
trực nhật, kê xếp lại bàn ghế
.
Thứ 6 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Nắm vững tình hình - Học sinh
03/02/ tra tác phong, đồng phục học - GV chuyên lớp học. có hiện
2023 sinh. ngành. - Học hỏi, rút kinh tượng đi
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Nguyễn nghiệm từ những bài dự dép đến
muộn, vi phạm quy định Thị Tuyết Anh. giờ. trường
trường và thực hiện nhắc nhở - TTS Đặng Thái (Đã nhắc
học sinh. An. nhở và
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp - Học sinh 8C1. khiển
để bắt đầu giờ học. trách)
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ - Học sinh
GVCN và các thầy cô khác. không làm
- Hoàn thiện kế hoạch bài bài và
giảng, lên giáo án bài giảng. thiếu bài
18
- Dự giờ tiết 4 môn Ngữ Văn tập nhiều.
lớp 7B4.
- Chỉnh đốn nề nếp, tác phong
đến trường của học sinh lớp
phân công chủ nhiệm.
- Nộp kế hoạch bài giảng cho
GVHD.
- Tan học, đôn đốc học sinh
công tác vệ sinh và ra về.

Thứ 7 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Học sinh rút kinh
04/02/ tra tác phong, đồng phục học - TTS Nguyễn nghiệm về những vi
2023 sinh. Thị Tuyết Anh. phạm đã mắc phải trong
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Đặng Thái tuần.
muộn, vi phạm quy định An. - Dọn dẹp sạch sẽ trước
trường và thực hiện nhắc nhở - Học sinh 8C1. khi nghỉ cuối tuần.
học sinh. - Bản thân rút kinh
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp nghiệm cho các giờ học
để bắt đầu giờ học. sau.
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ
GVCN và các thầy cô khác.
- Dự giờ tiết 5 môn Địa Lí lớp
7B4.
- Tổng hợp lại tình hình lớp
học trong 1 tuần qua, rút kinh
nghiệm và lập bảng kế hoạch,

19
phổ biến tuần sau.
- Tiếp tục cùng các kiến tập
viên và các em từng bước
hoàn thành quá trình kiến tập.
- Tan học, ở lại, giám sát đôn
đốc vệ sinh dọn dẹp.
- Báo cáo kế hoạch công tác
chủ nhiệm tuần vừa qua cho
GVCN.

Tuần 2: 06/01/2023 – 12/01/2023.


Thứ 2 - Đến trường sớm hơn 10 - GV trực ban. - Quan sát tình hình các - Dự giờ
06/01/ phút so với giờ quy định để - TTS Nguyễn lớp học, đốc thúc nề tiết 4 môn
2023 nhận nhiệm vụ trực ban ca Thị Tuyết Anh. nếp. Ngữ Văn
sáng: - TTS Đặng Thái - Học hỏi và biết được lớp 8C2
+ Quản thúc học sinh vào lớp An. những thao tác trong chuyển
đúng giờ, giữ trật tự học - Học sinh lớp một buổi sinh hoạt lớp. sang hôm
đường. 8C1. - Tạo buổi hoạt động sau.
+ Kiểm tra sĩ số, tình hình thư giãn cho học sinh. - Trông
trực nhật. Từ đó tiếp xúc và gần lớp tiết 4.
- Dự giờ tiết 1 buổi sinh hoạt gũi học sinh trong lớp.
lớp 8C4. - Tiếp tục học hỏi, tham
- Tiết 2 lên buổi hoạt động khảo các tiết dạy, giờ
ngoài giờ, chủ đề: Internet – lên lớp từ những tiết dự
Mạng xã hội và xã hội mạng. giờ.
- Nghiên cứu tài liệu cho báo

20
cáo thực tập.
- Dự giờ tiết 4 môn Ngữ Văn
lớp 8C2.
- Dự giờ tiết 5 môn Ngữ Văn
lớp 6A3.
- Chỉnh đốn nề nếp, tác phong
đến trường của học sinh lớp
phân công chủ nhiệm.
- Tan học, đôn đốc học sinh
công tác vệ sinh và ra về.

Thứ 3 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Nắm vững tình hình - Dự giờ
07/01/ tra tác phong, đồng phục học - TTS Nguyễn lớp học. tiết Ngữ
2023 sinh. Thị Tuyết Anh. - Học hỏi, rút kinh Văn tại
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Đặng Thái nghiệm từ những đóng lớp 8C2.
muộn, vi phạm quy định An. góp từ giáo viên.
trường và thực hiện nhắc nhở - Học sinh lớp - Hoàn thiện các tài liệu
học sinh. 8C1. khác.
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp
để bắt đầu giờ học.
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ
GVCN và các thầy cô khác.
- Hoàn thiện và nộp Kế hoạch
công tác chủ nhiệm và Báo
cáo thực tập. Hạn: 8 giờ.
- Tiết 2 – tiết dự giờ GVCN,
môn Toán: Giúp đỡ GV trong
21
công tác tổ chức và ổn định
học sinh.
- Tham gia các hoạt động tập
thể của trường lớp.
- Hoàn thành các phiếu dự
giờ.
- Chỉnh đốn nề nếp, tác phong
đến trường của học sinh lớp
phân công chủ nhiệm.
- Tan học, đôn đốc học sinh
công tác vệ sinh và ra về.

Thứ 4 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Nắm vững tình hình
08/01/ tra tác phong, đồng phục học - TTS Nguyễn lớp, quản lí lớp được
2023 sinh. Thị Tuyết Anh. phân công chủ nhiệm.
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Đặng Thái - Rút kinh nghiệm, học
muộn, vi phạm quy định An. hỏi thêm từ các giáo
trường và thực hiện nhắc nhở - Học sinh lớp viên khác.
học sinh. 8C1. - Bình xét, đánh giá, xếp
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp loại ý thức sau khi nghe
để bắt đầu giờ học. báo cáo. Tập trung chú
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ ý rút kinh nghiệm.
GVCN và các thầy cô khác.
- 8 giờ nghe trình bày báo cáo
để bình xét, đánh giá, xếp loại
ý thức kỉ luật, thực hiện nội

22
quy.
- Tham gia các hoạt động tập
thể của trường lớp.
- Chỉnh đốn nề nếp, tác phong
đến trường của học sinh lớp
phân công chủ nhiệm.
- Tan học, đôn đốc học sinh
công tác vệ sinh và ra về.

Thứ 5 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Nắm vững tình hình
09/01/ tra tác phong, đồng phục học - TTS Nguyễn lớp, quản lí lớp được
2023 sinh. Thị Tuyết Anh. phân công chủ nhiệm.
- Ghi tên các học sinh đi - TTS Đặng Thái - Rút kinh nghiệm, học
muộn, vi phạm quy định An. hỏi thêm từ các giáo
trường và thực hiện nhắc nhở - Học sinh lớp viên khác.
học sinh. 8C1. - Lắng nghe ý kiến đóng
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp góp từ học sinh để rút
để bắt đầu giờ học. kinh nghiệm và có thay
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ đổi phù hợp.
GVCN và các thầy cô khác.
- Cuối giờ buổi sáng hẹn gặp
học sinh để chia sẻ, nhận
đóng góp ý kiến và nói lời
chia tay.

Thứ 6 - Đến trường đúng giờ, kiểm - GVCN. - Nắm vững tình hình
tra tác phong, đồng phục học - TTS Nguyễn lớp, quản lí lớp được
23
10/01/ sinh. Thị Tuyết Anh. phân công chủ nhiệm.
2023 - Ghi tên các học sinh đi - TTS Đặng Thái - Rút kinh nghiệm, học
muộn, vi phạm quy định An. hỏi thêm từ các giáo
trường và thực hiện nhắc nhở - Học sinh lớp viên khác.
học sinh. 8C1. - Tạm biệt lớp vui vẻ.
- Ổn định nề nếp, trật tự lớp
để bắt đầu giờ học.
- Tiếp thu ý kiến đóng góp từ
GVCN và các thầy cô khác.
- Chính thức chia tay lớp chủ
nhiệm được phân công.
- Tổng kết tuần học lớp được
phân công chủ nhiệm.
- Chỉnh đốn nề nếp, tác phong
đến trường của học sinh lớp
phân công chủ nhiệm.
- Tan học, đôn đốc học sinh
công tác vệ sinh và ra về.
Thứ 7 - Đến trường đúng giờ. - BGH. - Có thêm kiến thức cho
11/01/ - Tổng kết đoàn. - Đoàn TTS những bước tiến mới
2023 - Chia tay với hội đồng Sư Trường ĐHHP. trên con đường trở
phạm trường THCS. thành một nhà giáo dục
tốt.

III. Tình hình dự giờ và rút kinh nghiệm.


A, Môn Ngữ Văn.

24
Thời gian: 13h15p – 14h00.

Môn: Ngữ Văn Lớp: 9D2 Tiết: 01

Tên bài/ Chủ đề: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Chủ đề: Sống có ước mơ.

Họ và tên giáo viên dạy: Vũ Thị Bích Hạnh.

Nhận xét:

Nội
Tiêu chí Nhận xét
dung
Chuỗi các hoạt động: Giao lưu trả lời
Mức độ phù hợp của câu hỏi, làm phiếu học tập và hoạt
chuỗi hoạt động học với mục động nhóm trình bày bảng phụ. Các
tiêu, nội dung và phương pháp hoạt động phù hợp với mục tiêu tạo
dạy học được sử dụng. hứng thú cho học sinh, khiến học sinh
tập trung, tìm tòi kiến thức mới.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, Phần bài giảng rõ ràng, rành mạch với
1. Kế nội dung, kĩ thuật tổ chức và những ý chính được hệ thống hóa
hoạch sản phẩm cần đạt được của bằng những con số. Nên học sinh
và tài mỗi nhiệm vụ học tập. không thấy rối khi tiếp thu kiến thức.
liệu dạy
học Mức độ phù hợp của thiết bị
dạy học và học liệu được sử Thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại, sử
dụng để tổ chức các hoạt động dụng tốt.
học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương
án kiểm tra, đánh giá trong quá
Hợp lí.
trình tổ chức hoạt động học của
học sinh.
2. Tổ Mức độ sinh động, hấp dẫn học
chức sinh của phương pháp và hình
Bài giảng thiết kế sinh động, hấp dẫn.
hoạt thức chuyển giao nhiệm vụ học
động tập.
học cho
Khả năng theo dõi, quan sát, Tốt. Giáo viên nhận ra và cảm thông

25
phát hiện kịp thời những khó được cho một em học sinh do khá lo
khăn của học sinh. lắng mà nói có chút vấp.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của
Tốt. Giáo viên giao lưu học sinh tốt và
các biện pháp hỗ trợ và khuyến
học sinh dưới phong trào khuyến
khích học sinh hợp tác, giúp đỡ
khích của giáo viên cũng đã hưởng
nhau khi thực hiện nhiệm vụ
ứng theo.
học sinh học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của
giáo viên trong việc tổng hợp,
Hiệu quả: Học sinh nắm bắt được kiến
phân tích, đánh giá kết quả
thức.
hoạt động và quá trình thảo
luận của học sinh.
Khả năng tiếp nhận và sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ học
Khả năng tiếp nhận tốt.
tập của tất cả học sinh trong
lớp.
Mức độ tích cực, chủ động,
Học sinh chủ động chuẩn bị bài từ
sáng tạo, hợp tác của học sinh
trước và cũng rất năng nổ sáng tạo,
3. Hoạt trong việc thực hiện các nhiệm góp ý kiến cho bài giảng.
động vụ học tập.
của học Mức độ tham gia tích cực của
sinh học sinh trong trình bày, trao Học sinh tham gia tích cực: Có bài
đổi, thảo luận về kết quả thực trình chiếu và cả bài viết tay bảng phụ.
hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác,
phù hợp của các kết quả thực Hoàn toàn đúng đắn, phù hợp và cần
hiện nhiệm vụ học tập của học thiết.
sinh.

B, Môn Địa Lý.

Thời gian: 10h35 - 11h20

Môn: Địa Lí Lớp: 7B4 Tiết: 05

Tên bài/ Chủ đề: Đặc điểm dân cư xã hội châu Phi.
26
Họ và tên giáo viên dạy: Đào Thị Huyền.

Nhận xét:

Nội
Tiêu chí Nhận xét
dung
Mức độ phù hợp của
Chuỗi hoạt động: Đoán tranh, hoàn
chuỗi hoạt động học với mục
thành phiếu học tập, thảo luận nhóm.
tiêu, nội dung và phương
Các hoạt động đều phù hợp với lớp.
pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu,
Bài giảng rõ ràng, hệ thống kiến thức có
nội dung, kĩ thuật tổ chức và
1. Kế sản phẩm cần đạt được của logic. Học sinh dễ dàng theo dõi bài
hoạch hơn.
mỗi nhiệm vụ học tập.
và tài
liệu dạy Mức độ phù hợp của thiết bị
học dạy học và học liệu được sử Thiết bị tiên tiến, hiện đại.Sử dụng phù
dụng để tổ chức các hoạt hợp cho giáo viên và học sinh.
động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương
Phương án kiểm tra bằng phiếu học tập:
án kiểm tra, đánh giá trong
Bao quát được năng lực của tất cả các
quá trình tổ chức hoạt động
học sinh. Hợp lí.
học của học sinh.
2. Tổ Mức độ sinh động, hấp dẫn
chức học sinh của phương pháp và Bài giảng thiết kế sinh động, phương
hoạt hình thức chuyển giao nhiệm pháp vui vẻ, gây hứng thú.
động vụ học tập.
học cho
Khả năng theo dõi, quan sát, Giáo viên phát hiện ra học sinh chưa
học sinh
phát hiện kịp thời những khó làm kịp phiếu học tập: Đưa ra gợi ý
khăn của học sinh. giúp học sinh hoàn thiện phiếu học tập.
Mức độ phù hợp, hiệu quả Phù hợp.
của các biện pháp hỗ trợ và
khuyến khích học sinh hợp
tác, giúp đỡ nhau khi thực
hiện nhiệm vụ học tập.

27
Mức độ hiệu quả hoạt động
của giáo viên trong việc tổng
Hiệu quả: Học sinh tích cực, nắm được
hợp, phân tích, đánh giá kết
kiến thức.
quả hoạt động và quá trình
thảo luận của học sinh.
Khả năng tiếp nhận và sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ học Học sinh tích cực, chủ động hoàn thành
tập của tất cả học sinh trong nhiệm vụ được giao.
lớp.
Mức độ tích cực, chủ động,
sáng tạo, hợp tác của học
Độ hoàn thiện khá cao.
3. Hoạt sinh trong việc thực hiện các
động nhiệm vụ học tập.
của học Mức độ tham gia tích cực của
sinh Học sinh hăng hái, tích cực. Lớp sôi
học sinh trong trình bày, trao
động nhưng đôi khi mất kiểm soát do
đổi, thảo luận về kết quả thực
tình trạng nói leo trong giờ.
hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác,
phù hợp của các kết quả thực
Hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.
hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh.

PHẦN III: SUY NGHĨ VÀ KINH NGHIỆM BẢN THÂN


1. Suy nghĩ của bản thân về công tác dạy học ở trường trung học cơ sở:

Là những người đi tập nghề, đứng trước bao sự bỡ ngỡ về học thuật, chuyên
môn, em đã cố gắng lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu của thầy cô trong 02 tiết
giảng mẫu. Trong nội dung nhiệm vụ thực tập dạy học, thiết kế bài giảng có vị trí
rất quan trọng được xem như là hạt nhân của hoạt động chuyên môn. Bởi lẻ, quá
trình thiết kế bài giảng đòi hỏi phải thể hiện dầy dủ yêu cầu về mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, hình thức kiểm tra, dự kiến thời gian
của một tiết dạy.

28
Qua đợt kiến tập này, em đã có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo
dục và nghề dạy học của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt là giáo dục bậc
trung học- Nền tảng quan trọng của cả quá trình giáo dục. Một giáo viên trung học
cần có tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, không nản lòng trước khó khăn, phải rèn luyện,
ứng dụng những kiến thức được học, kĩ năng giáo dục và dạy học, hình thành kĩ
năng sư phạm.

Trong thời gian kiến tập, em đã đúc kết được một số kinh nghiệm quý giá từ
phong cách lên lớp đến việc tổ chức sao cho hấp dẫn, sinh động, lựa chọn phương
pháp hình thức giảng dạy cho phù hợp và có cách ứng xử tình huống sư phạm kịp
thời và hợp lí, lôi cuốn học sinh học tập. Không chỉ vậy em còn học được ở giáo
viên hướng dẫn những nghệ thuật sư phạm giúp cho người giáo viên thao tác
nhanh mà đem lại hiệu quả bởi người giáo viên giống như người diễn viên trên bục
giảng.

2. Một số kinh nghiệm đã được đúc kết lại:

- Cách bao quát lớp. Cách trình bày bảng. Cách phân bố thời gian. Cách chia
nhóm học tập. Cách vào bài, chú ý trọng tâm bài dạy.

- Hiểu biết nhiều hơn về tâm sinh lý cũng như tình cảm của học sinh trung học
phổ thông, điều này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công tác giáo dục sau này.
đạt kiến thức. không nên cứng nhắc một phương pháp

-Tự tin, mạnh dạn truyền đạt.

- Giọng nói to, rõ, phát âm chuẩn với âm lượng vừa đủ nghe.

- Trước khi lên lớp phải xem kỹ bài, dự kiến các tình huống sư phạm có thể
xảy ra cũng như dự đoán trước những chỗ học sinh khó hiểu trong bài học để kịp
thời giải đáp cho học sinh hiểu.

- Quá trình lên lớp cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức khác
nhau và vận dụng chúng một cách linh hoạt vì không có phương pháp nào là vạn
năng cà.

29
- Giáo viên nên hình thành cho học sinh những nề nếp, kỷ luật riêng của lớp
mình ngoài những nội quy chung của nhà trường.

- Không ngừng trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu không ngừng những phương
pháp giáo dục mới.

- Nhận ra những mặt thiếu sót của bản thân trong lĩnh vực chuyên môn, từ đó
có hướng khắc phục và hoàn thiện hơn.

- Linh động trong mọi tình huống, trang bị những kiến thức về cách xử lí tình
huống sư phạm.

LỜI KẾT
Là một sinh viên trong quá trình kiến tập sư phạm, với vốn kiến thức hạn chế
và chưa có kinh nghiệm đối với công tác dạy học em luôn tự nhắc nhở mình phải

30
luôn tiếp thu ý kiến nhận xét của các thầy cô giáo hướng dẫn cùng như học hỏi
kinh nghiệm và phương pháp, mọi hoạt động tổ chức trong lớp học trong các buổi
dự giờ. Những kinh nghiệm mà thầy cô truyền đạt hướng dẫn, chỉ đạo là vốn kinh
nghiệm quý báu đối với bản thân để là hành trang ban đầu. cho quá trình dạy học
sau khi ra trường. Do vậy em luôn ghi nhớ những lời căn dặn, chỉ đạo của giáo
viên hướng dẫn cũng như những thiếu sót và những ưu điểm mà thầy cô đã chỉ ra
trong quá trình thực tập dạy học. Em luôn mong muốn có những lời góp ý, dặn dò,
nhắc nhở của thầy cô hướng dẫn và các thầy cô trong trường

Trong thời gian thực tập tại trường THCS Trần Hưng Đạo bản thân em dù đã
cố gắng học hỏi hết mình nhưng với sự non trẻ của người học nghề nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong các thầy cô giáo với vai trò là người
dẫn dắt đi trước trong nghề hiểu, thông cảm và bỏ qua những thiếu sót mà em đã
mắc phải.

Em xin hứa sẽ cố gắng sửa chữa và hoàn thiện bản thân trong thời gian tới để
về trường học tập thêm , chuẩn bị cho đợt thực tập năm sau.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường THCS
Trần Hưng Đạo, cô giáo hướng dẫn chủ nhiệm, thầy cô giáo hướng dẫn chuyên
môn và các thầy cô giáo trong nhà trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong
thời gian thực tập vừa qua.

MỤC LỤC

31
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................2
I. Lý do viết báo cáo sư phạm...............................................................................2
II. Nhiệm vụ viết báo cáo......................................................................................2
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO.
...................................................................................................................................3
I. Tình hình hình thực tế của trường THCS Trần Hưng Đạo................................3
II. Tìm hiểu về công tác chủ nhiệm.......................................................................5
III. Tình hình dự giờ và rút kinh nghiệm.............................................................20
PHẦN III: SUY NGHĨ VÀ KINH NGHIỆM BẢN THÂN....................................23
LỜI KẾT..................................................................................................................26

32

You might also like