You are on page 1of 39

Contents

Chương I: Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học[1].........................................................2
I. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học................................................................................................2
1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng cho xã hội loài người, có tính chất phổ biên và vĩnh
hằng............................................................................................................................................................2
2. Tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục..............................................................................................3
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học..............................................................................................3
a. Vài nét về sự hình thành giáo dục học – Một khoa học về giáo dục con người.....................................3
b. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học.................................................................................................3
c. Những đặc trưng của quá trình sư phạm................................................................................................3
d. Cấu trúc của quá trình sư phạm..............................................................................................................4
II. Các khái niệm cơ bản của giáo dục học [5]..........................................................................................4
III. Hệ thống khoa học giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác.....................5
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.........................................................................................................6
1. Hiện tượng giáo dục là gì? Tại sao hiện tượng giáo dục là hiện tượng xã hội đặc trưng cho xã hội loài
người có tính chất phổ biến và vĩnh hằng? Hãy cho ý kién của mình về hiện tượng “mèo dạy con trèo
cây bắt chuột; người dạy thú làm xiếc”.....................................................................................................6
2. Hệ thống những kinh nghiệm lịch sử xã hội là gì? Tại sao việc truyền thụ và tiếp thu hệ thống những
kinh nghiệm lịch sử xã hội lại làm cho xã hội loài người không chỉ tồn tại và phát triển?.......................6
3. Phân tích tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục và hãy cho ý kiến của mình về các quan điểm sau
đây “ Muốn phát triển nền giáo dục của nước này thì hãy nhập khẩu nền giáo dục của nước phát triển
hơn”“ có nên giữ nguyên mô hình giáo dục đã được hình thành ở giai đoạn lịch sử trước đó khi xã hội
đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới”..................................................................................................7
4. Trình bày đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học và từ đó cho ý kiến về vai trò của giáo
dục học trong đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm hiện nay.........................................................8
5. Phân biệt các khái niệm: Giáo dục, giáo duỡng và dạy học...................................................................9
6. Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục học và các khoa học có liên quan.............................................10
Chương II: Giáo dục và sự phát triển..................................................................................................10
I. Giáo dục và sự phát triển xã hội........................................................................................................10
1. Các chức năng xã hội của giáo dục......................................................................................................10
a. Chức năng kinh tế – sản xuất............................................................................................................11
b. Chức năng chính trị - xã hội...............................................................................................................11
2.2. Xu thế phát triển của giáo dục trong thế kỉ XXI và định hướng phát triển giáo dục........................11
II. Giáo dục với sự phát triển nhân cách..............................................................................................11
Câu 1: Hãy phân tích các chức năng xã hội của giáo dục để thấy được vai trò của giáo dục với sự phát
triển xã hội................................................................................................................................................12
Câu 2: Hãy phân tích các đặc điểm của thời đại và những thách thức đặt ra cho giáo dục và từ đó hãy
cho biết trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay......................................13
Câu 3: Háy trình bày các khaí niệm; Con người, nhân cách và sự phát triển nhân cách.........................13
Câu 4: Phân tích vai trò của giáo dục với sự phát triển nhân cách và từ đó rút ra những kết luận sư phạm
cần thiết....................................................................................................................................................13
Câu 5: Hãy trình bày sự hiểu biết của mình về sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi và vai trò của giáo
dục với sự phát triển nhân ách theo lứa tuổi............................................................................................14
Câu 1: Phân tích khái niệm quá trình dạy học..........................................................................................21
Câu 2: Hãy phân tích cấu trúc của quá trình dạy học, từ đó hãy cho biết điều kiện cần và đủ để đảm bảo
cho quá trình dạy học có kết quả..............................................................................................................21
Câu 3: Phân tích bản chất của quá trình dạy học và từ đó hãy cho ý kiến của mình về quan điểm sau
đây: “Quá trình dạy học về bản chát là quá trình chuyển tải tri thức đơn thuần từ Thầy sang trò”.........21
Câu 4: Bằng lí luận và thực tiễn dạy học anh chị hãy chứng tỏ rằng: “Quá trình dạy học là quá trình liên
tục hình thành mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn”................................................................................21
Câu 5: Hãy phân tích các khâu của quá trình dạy học và mối quan hệ giữa các khâu.............................21
Vấn đề 5: Đặc điểm, bản chất của quá trình giáo dục..............................................................................21
Vấn đề 6 : Nội dung và phương pháp giáo dục(*)..................................................................................24
(*) Trình bày và phân tích nội dung của PP đàm thoại trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn.......................26
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP kể chuyện trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn.......................26
(*) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp giảng giải trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn......27
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP nêu gương trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn.......................27
(*) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp nêu yêu cầu sư phạmtrong giáo dục. Liên hệ thực
tiễn............................................................................................................................................................28
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP luyện tập trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn.........................28
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP rèn luyện trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn.........................28
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP khen thưởng trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn...................29
(*)Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp trách phạt trong giáodục. Liên hệ thực tiễn........29
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP thi đua trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn.............................30
(*)Trình bày những yêu cầu khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp giáo dục......................................31

Chương I: Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học[1]
I. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học
1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng cho xã hội loài người, có tính chất phổ biên và
vĩnh hằng
Muốn xã hội loài người không chỉ tồn tại mà còn phát triển thì thế hệ đi trước phải truyền lại cho thế hệ
đi sau hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội và thế hệ đi sau tiếp thu lấy hệ thống những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội và làm cho hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội phong phú hợn đa dạng
hơn lên
- Tại sao giáo dục là hiện tượng xã hội đặc trưng cho xã hội loài người? Vì hiện tượng giáo dục chỉ có
và chỉ có trong xã hội loài người.
- Hiện tượng giáo dục có tính chất phổ biến: Ở đâu có con người thì ở đó có hiện tượng giáo dục; hiện
tượng giáo dục không chỉ có trong nhà trường, gia đình mà nó có ở mọi nơi, mọi lúc mọi chỗ cứ ở đâu
có con người là ở đó có hiện tượng giáo dục.
- Hiện tượng giáo dục có tính vĩnh hằng: Hiện tượng giáo dục tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của xã hội
loài người. Hiện tượng giáo dục chỉ mất đi khi xã hội loài người bị diệt vong.
* Hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội là gì? Hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội với
tư cách là kết quả của việc con người khám phá thế giới khách quan được thể hiện ở 4 thành phần sau
đây:
+ Hệ thống những tri thức khoa học về tự nhiên, về xã hội, về con người và về cách thức hoạt
động đã biết.
Tri thưc kinh nghiệm là tri thức được con người khám phá ra bằng cách tri giác trực tiếp các sự vật
hiện tượng xảy ra xung quanh con người ngay trong thực tiễn cuộc sống.
Tri thức khoa học là tri thức được con người phát hiện ra bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học
và được thực tiễn kiểm nghiệm.
+ Hệ thống những kĩ năng kĩ xảo thực hiện các cách thức hoạt động đã biết
+ Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động tìm tòi sáng tạo
+ Hệ thống những qui phạm qui định mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người
và thế gới khách quan.
4 thành phần này của hệ thống những kinh nghiệm lịch sử – xã hội được lưu giữ dưới một dạng rất đặc
biệt đó là nền văn hoá xã hội.
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ nhất giúp con người biết
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ hai giúp con người biết làm.
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ ba giúp con người biết làm sáng tạo.
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ tư giúp con người có thái độ đúng.
Như vậy việc truyền thụ và tiếp thu hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội giúp mỗi cá nhân trở
thành một nhân cách và chính những nhân cách này góp phần làm cho xã hội không chỉ tồn tại mà còn
phát triển.
Chính vì vậy mà giáo dục được coi như là một chức năng của xã hội. Điều này có nghĩa là xã hội muốn
phát triển thì xã hội phải thực hiện chức năng quan trọng của mình đó là chức năng giáo dục.
2. Tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục
- Vì giáo dục là hoạt động xã hội nên giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội (chịu sự quy định của
các lĩnh vực của đời sống xã hội). Khi xã hội thay đổi thì giáo dục cũng thay đổi theo. Chính vì vậy mà
giáo dục luôn mang tính lịch sử và tính giai cấp.
- Tính lịch sử của giáo dục
Ứng với mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tương ứng với nó là nền giáo dục khác nhau, nền giáo dục
của giai đoạn lịch sử này khác nền giáo dục của giai đoạn lịch sử kia là ở mục đích, nội dung và
phương pháp
- Trong cùng một giai đoạn lịch sử, khi lịch sử thay đổi thì giáo dục cũng thay đổi theo
Một nền giáo dục phát triển phải là nền giáo dục có thể đào tạo ra được những con người có khả năng
đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của lịch sử xã hội.
- Tính giai cấp của giáo dục: Trong xã hội có giai cấp thì giáo dục mang tính giai cấp rõ rệt.
- Ứng với mỗi giai cấp khác nhau có một nền giáo dục khác nhau, nền giáo dục của giai cấp này khác
nền giáo dục của giai cấp kia là ở mục đích, nội dung và phương pháp.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học
3.1. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học
a. Vài nét về sự hình thành giáo dục học – Một khoa học về giáo dục con người
b. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học như: triết học, Tâm lí học, Sinh lí học, Y học,
Giáo dục học…Song mỗi khoa học nghiên cứu con người dưới góc độ riêng.
Giáo dục học không nghiên cứu sự xuất hiện , sự tồn tại và vị trí của con người trong xã hội như Triết
học; không nghiên cứu cấu trúc cơ thể con người và chức năng của các bộ phận cấu trúc cơ thể con
người như sinh lí học; không nghiên cứu khả năng phục hồi chức năng của các bộ phận cấu trúc cơ thể
con người như Y học; không nghiên cứu tâm lí, ý thức của con người như Tâm lí học… Giáo dục học
lại nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển con người
Trong quá trình hình thành và phát triển, con người luôn chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên và
các nhân tố xã hội. Quá trình hình thành và phát triển con người dưới tác động của các nhân tố xã hội
được gọi là quá trình xã hội hoá con người.
Trong quá trình xã hội hoá con người, những nhân tố xã hội vừa tác động đến con người một cách tự
giác (tác động một cách có tổ chức có mục đích, có kế hoạch), vừa tác động đến con người một cách tự
phát ngẫu nhiên. Theo nghĩa rộng xã hội hoá con người là một quá trình hai mặt, một mặt, cá nhân lĩnh
hội kinh nghiệm xã hội bằng cách gia nhập vào môi trường xã hội , vào các mối quan hệ xã hội , một
mặt, cá nhân tự giác tích cực tái sản xuất ra những mối quan hệ xã hội bằng hoạt động sống của mình,
bằng sự tham gia tích cực vào môi trường xã hội . Quá trình xã hội hoá con người dưới tác động tự giác
của các nhân tố xã hội được gọi là quá trình sư phạm (quá trình giáo dục theo nghĩa rộng) và quá trình
sư phạm được hiểu như vậy chính là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học. Như vậy quá trình sư
phạm là một bộ phận của quá trình xã hội hoá con người, chỉ bao gồm những tác động có tổ chức có
mục đích có kế hoạch của các nhân tố xã hội ... Việc tổ chức quá trình đó do những người có kinh
nghiệm , có chuyên môn và nghiệp vụ tổ chức gọi là những nhà giáo dục. Nơi tổ chức quá trình đó
được gọi là nhà trường.
c. Những đặc trưng của quá trình sư phạm.
Quá trình sư phạm với tư cách là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học có những đặc trưng sau:
- Quá trình sư phạm là một quá trình tự giác hướng vào việc truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm
lịch sử – xã hội (Hướng vào việc phát triển con người) , căn cứ vào yêu cầu và điều kiện xã hội cụ thể.
- Là một quá trình trong đó có sự tác động qua lại lẫn nhau trên bình diện cá nhân cũng như tập thể,
giữa người giáo dục và người được giáo dục tạo thành một loại quan hệ đặc biệt đó là quan hệ giáo dục
(quan hệ sư phạm – quan hệ giữa nhà sư phạm và học sinh).
- Đó là quá trình mà ở đó người giáo dục tổ chức, hướng dẫn, lãnh đạo các hoạt động và giao lưu cho
người được giáo dục và người được giáo dục tự giác tích cựcn và sáng tạo tham gia vào các loại hình
hoạt động và giao lưu nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử – xã hội.
- Đó là một bộ phận chủ yếu hoặc toàn bộ hoạt động sống hoặc sinh hoạt của người được giáo dục. Là
cuộc sống đầy đủ, vui tươi và hạnh phúc của người được giáo dục nếu quá trình giáo dục được tổ chức
tốt.
d. Cấu trúc của quá trình sư phạm
+ Cấu trúc vĩ mô: Quá trình sư phạm được cấu thành bởi hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học
và quá trình giáo dục. Hai quá trình này tương đối độc lập với nhau và thống nhất với nhau để tạo nên
quá trình sư phạm toàn vẹn.
Quá trình dạy học và quá trình giáo dục là hai quá trình độc lập với nhau vì hai quá trình này có:
*Chức năng trội riêng (nếu chức năng trội của quá trình dạy học là học vấn thì chức năng trội của quá
trình giáo dục là đạo đức)
*Mục đích riêng: Mục đích của quá trình dạy học là tài thì mục đích của quá trình giáo dục là đức.
*Nội dung riêng: Nếu nội dung dạy học là những tri thức kĩ năng kĩ xảo thì nội dung của quá trình giáo
dục đạo đức là các chuẩn mực đạo đức xã hội và các hành vi thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn
mực xã hội.
*Phương pháp riêng và các hình thức tổ chức riêng.
Quá trình dạy học và quá trình giáo dục là hai quá trình có mối quan hệ biện chứng với nhau vì:
* Hai quá trình này đều hướng vào đạt được mục đích chung của quá trình giáo dục là đào tạo những
con người phát triển toàn diện vừa có đức vừa có tài. Quá trình dạy học đảm nhận mặt tài; quá trình
giáo dục đạo đức đảm nhận việc đức.
* Hai quá trình này được thực hiện trong quá trình của nhau; trong quá trình dạy học có quá trình giáo
dục và ngược lại; hai quá trình này tồn tại với tư cách mục đích và phương tiện: Quá trình giáo dục là
mục đích, quá trình dạy học là con đường, thông qua dạy chữ để dạy người.
+ Cấu trúc vi mô: Quá trình sư phạm được cấu thành bởi các nhân tố cấu trúc sau
- Mục đích của quá trình sư phạm (quá trình giáo dục): là đào tạo những con người phát triển tòan diện.
- Nội dung giáo dục là nền văn hoá xã hội.
- Chủ thể giáo dục là nhà giáo dục và các lực lượng giáo dục khác.
- Khách thể giáo dục là học sinh.
- Phương pháp và phương tiện giáo dục. Phương pháp giáo dục là con đường và cách thức mà nhà chủ
thể giáo dục sử dụng để giúp cho khách thể giáo dục nắm được nội dung giáo dục thông qua đó đạt
được mục đích giáo dục... Phương tiện giáo dục là những sản phẩm vật chất và tinh thần có chứa đựng
nội dung giáo dục và được sử dụng trong quá trình giáo dục.
- Kết quả của quá trình giáo dục là trình độ được giáo dục mà khách thể đạt được sau một quá trình
giáo dục.
Các nhân tố cấu trúc của quá trình giáo dục có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên quá trình sư
phạm toàn vẹn.
3. 2. Các nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học
Giáo dục học hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển của các hiện tượng giáo dục, tìm ra đặc điểm bản chất, cấu
trúc, nội dung, các nguyên tắc và các phương pháp và các hình thức tổ chức quá trình giáo.
- Tìm ra một hệ thống lí luận cho việc dạy học, giáo dục và quản lí giáo dục, tìm ra con đường đúng
nhất để hoàn thành thành nhiệm vụ của quá trình dạy học và qúa trình giáo dục đạo đức cho con người.
- Phát hiện ra những điều kiện cần và đủ để đảm bảo cho quá trình dạy học và quá trình giáo dục đạt
được kết quả.
- Nghiên cứu và dự báo xu hướng phát triển của giáo dục trong tương lai, xây dựng những chiến lược
mới cho từng giai đoạn phát triển của giáo dục.
- Nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong
giáo dục…
II. Các khái niệm cơ bản của giáo dục học [5]
1. Giáo dục (nghĩa rộng): Là quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa chủ thể giáo dục và đối tượng
giáo dục, được tổ chức có mục đích và có kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của chủ thể giáo dục, đối tượng
giáo dục tự giác tích cực, tự lực tự hình thành nhân cách cho bản thân.
2. Giáo dục (nghĩa hẹp): Là quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa chủ thể giáo dục và đối tượng
giáo dục, được tổ chức có mục đích và có kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của chủ thể giáo dục, đối tượng
giáo dục tự giác tích cực, tự lực nắm vững hệ thống những quan điểm niềm tin thái độ, những định
hướng giá trị, hình thành những hành vi và thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.
3. Dạy học: Là quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa giáo viên và học sinh, được tổ chức có mục
đích và có kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh tự giác tích cực, tự lực nắm vững hệ thống
những tri thức khoa học phổ thông cơ bản phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi và tình hình thực tiễn
của đất nước, hình thành những kĩ năng kĩ xảo tương ứng; phát triển năng lực nhận thức và năng lực
hành động; trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cần thiết của
con người mới.
4. Các khái niệm khác: Giáo dục suốt đời; giáo dục cộng đồng; giáo dục chính qui; giáo dục tại chức;
giáo dục vừa làm vừa học; giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề; công nghệ dạy học…
III. Hệ thống khoa học giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác.
1. Hệ thống khoa học giáo dục
Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người được chia thành các chuyên nghành khoa học
riêng biệt sau:
- Giáo dục học đại cương
- Giáo dục học lứa tuổi ( Giáo dục học mầm non; giáo dục học tiểu học; giáo dục học trung học; giáo
dục học trung học chuyên nghiệp dạy nghề; giáo dục học cao đẳng và đại học)
- Giáo dục học khuyết tật: Nghiên cứu hệ thống lí luận về việc dạy học và giáo dục trẻ em khuyết tật
- Giáo dục học giới tính
- Lịch sử giáo dục và giáo dục học
- Giáo dục học bộ môn
- Giáo dục học chuyên biệt (giáo dục học so sánh; kinh tế học giáo dục; giáo dục học tội phạm; quản lí
giáo dục…)
2. Mối quan hệ giữa giáo dục học và các khoa học khác
Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người nên giáo dục học có liên quan đến nhiều khoa học
khác đặc biệt là những khoa học nghiên cứu về con người.
- Giáo dục học với triết học: Triết học là khoa học nghiên cứu về sự xuất hiện sự tồn tại; bản chất của
con người và vị trí của con người trong xã hội. Giáo dục học lấy các thành tựu nghiên cứu của triết học
làm cơ sở triết học cho việc giải quyết tất cả các vấn đề của giáo dục học.
- Giáo dục học với sinh lí học: Sinh lí học là khoa học nghiên cứu về sinh lí con người. Giáo dục học
lấy các thành tựu nghiên cứu của sinh lí học làm cơ sở sinh lí cho việc giải quyết các vấn đề của giáo
dục học.
- Giáo dục học với Tâm lí học: Tâm lí học là khoa học nghiên cứu tâm lí ý thức của con người; quá
trình hình thành phát triển tâm lí con người. Giáo dục học lấy các thành tựu nghiên cứu của tâm lí học
làm cơ sở tâm lí cho việc giải quyết các vấn đề của giáo dục học
- Giáo dục học với xã hội học: Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các vấn đề xã hội. Giáo dục học
lấy các thành tựu nghiên cứu của xã hội học làm cơ sở xã hội học cho việc giải quyết các vấn đề của
giáo dục học...
IV Các phương pháp nghiên cứu của giáo dục học.
Để giải quyết các vấn đề của giáo dục học giáo dục học sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Là phương pháp mà nhà giáo dục sử dụng lí luận giáo
dục để phân tích ,đánh giá những kinh nghiệm giáo dục mà người khác đã nói, người khác đã làm nhằm
rút ra kinh nghiệm có tính khái quát, có tính lí luận
2. Phương pháp quan sát: là phương pháp nghiên cứu mà nhà khoa học chủ động tri giác các sự kiện
hiện tượng giáo dục nhằm phát hiện ra những tri thức khoa học về các sự kiện hiện tượng giáo dục.
Nhà khoa học có thể quan sát trực tiếp, có thể quan sát gián tiếp. Có thể quan sát bộ phận có thể quan
sát toàn thể. Có thể quan sát tự nhiên có thể quan sát bố trí. Có thể quan sát kiểm tra có thể quan sát
phát hiện.
3. Phương pháp điều tra: Là phương pháp mà nhà khoa học thu thập những số liệu lài liệu về những sự
kiện hiện tượng giáo dục có liên quan đến những vấn đề giáo dục mà nhà khoa học cần phát hiện bằng
cách đặt ra trước đối tượng điều tra những câu hỏi đã đươc chuẩn bị trước.
Nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (angkét), có thể điều tra băng phỏng
vấn. Khi dùng phiếu hỏi có thể sử dụng phiếu kín có thể sử dụng phiếu hở. Mỗi cách thức điều tra có
những ưu nhược điển riêng của nó nên trong nghiên cứu tốt nhất là sử dụng phối hợp các hình thức điều
tra.
4. Phương pháp trò chuyện: là phương pháp nghiên cứu mà nhà khoa học sử dụng để thu thập những số
liệu tài liệu có liên quan đến những vấn đề của giáo dục học cần giải quyết bằng cách chủ động trò
chuyện với đối tượng trò chuyện.
Khi sử dụng phương pháp này nhà khoa học có thể trò chuyện trực tiếp hay gián tiếp và có thể trò
chuyện theo đường vòng hoặc theo đường thẳng
5. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: là phương pháp mà nhà khoa học chủ động tổ chức việc trao đổi
với các chuyên gia thuộc lĩnh vực mà giáo dục học cần giải quyết. Thông qua sự va chạm ý kiến quan
điểm của các chuyên gia mà nhà khoa học phát hiện ra những tri thức khoa học mới hoặc khẳng định
một vấn đề khoa học nào đấy.
6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của con người: là phương pháp mà nhà khoa học chủ động
nghiên cứu sản phẩm do con người làm ra. Sản phẩm do con người làm ra có thể là sản phẩm vật chất,
có thể là sản phẩm tinh thần. Theo Mác: năng lực người kết tinh trên chính sản phẩm do con người làm
ra
7. Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp nghiên cứu mà nhà giáo dục chủ động tạo ra hiện tượng
nghiên cứu để thu thập những số liệu và tài liệu cần thiết có liên quan đến vấn đề cần giải quyết của
giáo dục học.
8. Phương pháp đọc sách : là phương pháp mà nhà giáo dục sử dụng để giải quyết những vấn đề của
giáo dục học bằng cách đọc sách và các lài liệu tham khảo có liên quan.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Hiện tượng giáo dục là gì? Tại sao hiện tượng giáo dục là hiện tượng xã hội đặc trưng cho xã hội loài
người có tính chất phổ biến và vĩnh hằng? Hãy cho ý kién của mình về hiện tượng “mèo dạy con trèo
cây bắt chuột; người dạy thú làm xiếc”
Hiện tượng giáo dục là gì?
 Kết quả của việc con người khám phá thế giới khách quan qua nhiều thế hệ bằng conđường tri
giác trực tiếp hay bằng con đường nghiên cứu khoa học là con người tích luỹ được một hệ thống những
kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội được lưu giữ dưới một dạng
rất đặc biệt đó là nền văn hoá xã hội.
 Hiện tượng thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau hệ thống những kinh nghiệm lịch sử- xã
hội gọi là hiện tượng dạy
 Hiện tượng thế hệ đi sau tiếp thu lấy hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội và làmcho hệ
thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội phong phú hơn đa dạng hơn lên gọi là hiệntượng học.
Vậy hiện tượng giáo dục là gì? Hiện tượng giáo dục là hiện tượng thế hệ đi trước truyền lạicho thế hệ đi
sau hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội và thế hệ đi sau tiếp thu lấyhệ thống những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội và làm cho nó phong phú hơn đa dạng hơn
Tại sao hiện tượng giáo dục là hiện tượng xã hội đặc trưng cho xã hội loài người có tính chất phổ
biến và vĩnh hằng?
Vì hiện tượng giáo dục chỉ có và chỉ có trong xã hội loài người.
Khả năng học hỏi: Loài người có khả năng học hỏi rất phát triển, giúp họ chuyển đạt kiến thức và kinh
nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm giàu bản thân và cộng đồng.
Xã hội hóa: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xã hội
hóa con người. Nó giúp hình thành những giá trị, quy tắc, và phong tục xã hội, tạo ra một cộng đồng
nhận biết.
Chuyển động văn hóa: Giáo dục giúp chuyển động và bảo tồn văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nó giữ cho kiến thức và giá trị của xã hội được truyền đạt và duy trì qua thời gian.
Phát triển cá nhân và xã hội: Giáo dục là một yếu tố chính để phát triển cả cá nhân và xã hội. Nó giúp
con người phát triển tư duy, kỹ năng, và nhận thức về thế giới xung quanh.
Ý kiến về hiện tượng "mèo dạy con trèo cây bắt chuột; người dạy thú làm xiếc":
Hiện tượng này thể hiện sự học hỏi và truyền đạt kỹ năng không chỉ tồn tại ở con người mà còn ở nhiều
loài động vật khác. Mèo dạy con trèo cây bắt chuột và người dạy thú làm xiếc là ví dụ về khả năng
chuyển đạt kỹ năng và kiến thức từ thế hệ mẹ sang thế hệ con, không phụ thuộc vào ngôn ngữ mà chủ
yếu là qua hành động và mô phỏng. Điều này thể hiện rằng sự học hỏi và truyền đạt kiến thức không
chỉ là đặc quyền của con người mà còn là một phần quan trọng của tự nhiên và sinh học.
Hiện tượng giáo dục có tính chất phổ biến:Ở đâu có con người thì ở đó có hiện tượng giáo dục. Hiện
tượng giáo dục không chỉ cótrong nhà trường, gia đình mà nó còn có ở mọi nơi, mọi lúc mọi chỗ, cứ ở
đâu có con ngườithì ở đó có hiện tượng giáo dục
Hiện tượng giáo dục có tính chất vĩnh hằng:
Hiện tượng giáo dục tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của xã hội loài người. Hiện tượng giáodục chỉ mất
đi khi xã hội loài người bị diệt vong.

* Hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội là gì? Hệ thống những kinh nghiệm lịch sử -xã hội với
tư cách là kết quả của việc con người khám phá thế giới khách quan được thểhiện ở 4 thành phần sau
đây:
2. Hệ thống những kinh nghiệm lịch sử xã hội là gì? Tại sao việc truyền thụ và tiếp thu hệ thống những
kinh nghiệm lịch sử xã hội lại làm cho xã hội loài người không chỉ tồn tại và phát triển?
Thành phần thứ nhất của hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội là: Hệ thống nhữngtri thức
về tự nhiên, về xã hội, về con người và về cách thức hoạt động.
- Tri thức là những dấu hiệu (những đặc điểm) cho ta biết về các sự vật hiện tượng trongthế giới khách
quan và là kết quả của việc con người khám phá thế giới khách quan
–Tri thức kinh nghiệm là tri thức được con người khám phá ra bằng cách tri giác trực tiếpcác sự vật,
hiện tượng xảy ra xung quanh con người, ngay trong thực tiễn cuộc sống.Nhữngtri thức kinh nghiệm
của nhân loại hiện nay đang được đúc kết trong tục ngữ, ca dao và dânca.
–Tri thức khoa học là tri thức được con người phát hiện ra bằng các phương pháp nghiêncứu khoa học
và được thực tiễn kiểm nghiệm
Thành phần thứ 2 của hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội: Hệ thống những kĩ năngkĩ xảo thực
hiện các cách thức hoạt động đã biết
Kĩ năng là khả năng thực hiện thành thạo một động tác nào đó, nếu nó được nâng lên ở mứcđộ tự động
hoá thì nó trở thành kĩ xảo. Trong quá trình khám phá thế giới khách quan conngười không chỉ biết về
thế giới khách quan mà còn biết cách biết về thế giới khách quan vàvận dụng những trí thức về các sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan một cách thànhthạo vào thực tiễn cuộc sống để tồn tại.
Thành phần thứ ba của hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội: Hệ thống những kinhnghiệm hoạt
động tìm tòi sáng tạo
Nhờ việc con người khám phá thế giới khách quan mà con người không chỉ biết về thế giớikhách quan,
biết vận dụng tri thức về thế giới khách quan vào thực tiễn cuộc sống mà cònbiết vận dụng một cách
sáng tạo những tri thức về thế giới khách quan vào thực tiễn cuộcsống.
Thành phần thứ tư của hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội :Hệ thống những quiphạm quy định
mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và thế giới kháchquan.
Trong quá trình khám phá xã hội, con người biết được người với người sống để yêu nhau,học sinh phải
lễ phép với thầy cô giáo, con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ...đó chínhlà những quy phạm quy
định mối quan hệ giữa con người và con người...
→4 thành phần này của hệ thống những kinh nghiệm lịch sử – xã hội được lưu giữ dướimột dạng rất
đặc biệt đó là nền văn hoá xã hội.
Như vậy nói đến hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội là nói đến 4 thành phần trên,nói đến nền
văn hóa xã hội cũng là nói đến 4 thành phần trên
* Tại sao việc truyền thụ và tiếp thu hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội lại làmcho xã hội
không chỉ tồn tại mà còn phát triển?
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ nhất giúp con người biết
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ hai giúp con người biết làm.
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ ba giúp con người biết làm sáng tạo
+ Việc truyền thụ và tiếp thu thành phần thứ tư giúp con người có thái độ đúng.
Biết; biết làm; biết làm sáng tạo và có thái độ đúng là một nhân cách.
Như vậy việc truyền thụ và tiếp thu hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội giúp mỗicá nhân trở
thành một nhân cách và chính những nhân cách này góp phần làm cho xã hộikhông chỉ tồn tại mà còn
phát triển.
Thực tiễn cho thấy: Xã hội chỉ cần tồn tại mà không cần phát triển thì xã hội chỉ cần dựavào số lượng
người. Xã hội càng đông dân số thì tốc độ diệt vong càng chậm và chắc chắnđến lúc nào đó xã hội sẽ bị
diệt vong. Xã hội muốn phát triển thì xã hội phải dựa vào chấtlượng người tức là dựa vào những con
người được đào tạo. Những con người được đàotạo là sản phẩm của giáo dục.
Chính vì vậy mà giáo dục được coi như là một chức năng của xã hội. Điều này có nghĩalà xã hội muốn
phát triển thì xã hội phải thực hiện chức năng quan trọng của mình đó làchức năng giáo dục.
Vì giáo dục là hoạt động xã hội nên giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội (chịu sự quyđịnh của các
lĩnh vực của đời sống xã hội). Khi xã hội thay đổi thì giáo dục cũng thay đổitheo. Chính vì vậy mà giáo
dục luôn mang tính lịch sử và tính giai cấp.
3. Phân tích tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục và hãy cho ý kiến của mình về các quan điểm sau
đây “ Muốn phát triển nền giáo dục của nước này thì hãy nhập khẩu nền giáo dục của nước phát triển
hơn”“ có nên giữ nguyên mô hình giáo dục đã được hình thành ở giai đoạn lịch sử trước đó khi xã hội
đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới”
Tính lịch sử của giáo dục
- Ứng với mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tương ứng với nó là nền giáo dục khác nhau,nền giáo dục
của giai đoạn lịch sử này khác nền giáo dục của giai đoạn lịch sử kia là ở mụcđích, nội dung và phương
pháp.
Lịch sử phát triển giáo dục thế giới đã chứng minh. Cho đến nay xã hội đã trải qua 5 giaiđoạn lịch sử
khác nhau, và ứng với mỗi giai đoạn lịch sử đó là một nền giáo dục khác nhau.Ứng với xã hội cộng sản
nguyên thuỷ có giáo dục cộng sản nguyên thủy, ứng với xã hộichiếm hữu nô lệ có giáo dục chiếm hữu
nô lệ, ứng với xã hội tư bản chủ nghĩa có giáo dụctư bản chủ nghĩa và ứng với xã hội chủ nghĩa có giáo
dục xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục phong kiến khác nền giáo dục tư bản chủ nghĩa; nền giáo dục tư
bản chủ nghĩa khác nềngiáo dục xã hội chủ nghĩa. Những nền giáo dục này khác nhau về mục đích, nội
dung,phương pháp.
- Trong cùng một giai đoạn lịch sử, khi lịch sử thay đổi thì giáo dục cũng thay đổi theo
Tính lịch sử của giáo dục là một tính quy luật quan trọng của sự phát triển giáo dục. Điềunày có nghĩa
là muốn phát triển giáo dục chúng ta phải căn cứ vào tính lịch sử của giáo dụchay nói cách khác là phải
căn cứ vào yêu cầu đòi hỏi của lịch sử xã hội về con người.
Một nền giáo dục phát triển phải là nền giáo dục có thể đào tạo ra được những con người cókhả năng
đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của lịch sử xã hội. Một nền giáo dục Việt Nam pháttriển phải là nền giáo
dục Việt Nam có thể đào tạo ra được những con người Việt Nam cóthể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tính giai cấp của giáo dục:
Trong xã hội có giai cấp thì giáo dục mang tính giai cấp rõ rệt.
- Ứng với mỗi giai cấp khác nhau có một nền giáo dục khác nhau, nền giáo dục của giai cấpnày khác
nền giáo dục của giai cấp kia là ở mục đích, nội dung và phương pháp.
Ứng với giai cấp chủ nô có giáo dục chiếm hữu nô lệ; ứng với giai cấp phong kiến có nềngiáo dục
phong kiến; ứng với giai cấp tư sản có nền giáo dục tư bản chủ nghĩa, ứng với giaicấp vô sản có nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục của giai cấp này khác nền giáodục của giai cấp kia là ở mục
đích, nội dung và phương pháp.
Thực tiễn cho thấy:
- Bất kì giai cấp nào cũng lấy nhà trường làm công cụ của chuyên chính giai cấp. Lấy nhàtrường làm
công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp. Những giai cấp bóc lột lấy giáo dụclàm công cụ để bảo vệ
quyền được áp bức bóc lột của giai cấp bóc lột; giai cấp vô sản cũnglấy nhà trường làm công cụ để bảo
vệ quyền lợi của giai cấp vô sản mà quyền lợi của giaicấp vô sản là quyền lợi của nhân dân lao động.
Điều này được thể hiện trong quan điểmgiáo dục của Đảng “Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của toàn
dân, nhà trường là công cụcủa chuyên chính vô sản”
- Bất kì giai cấp nào cũng lấy môi trường nhà trường và môi trường giáo dục làm võ đài đấutranh giai
cấp.
Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra khó khăn nhất, âm thầm nhất và quyết liệt nhất không phảilà trên mặt
trận quân sự mà trên mặt trận tư tưởng và văn hóa trong đó giáo dục là một trậnđịa. Trong cuộc đấu
tranh giai cấp thắng hay thua là trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.
- Nếu nét đặc trưng của nền giáo dục của giai cấp bóc lột là tồn tại trong nó 2 loại nhàtrường, một loại
nhà trường dành cho con em của giai cấp bóc lột, một loại nhà trườngdành cho con em của giai cấp bị
bọc lột,phương pháp đào tạo là phương pháp truyền thụtrực tiếp, cầm tay chỉ việc thì nét đặc trưng của
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là tồn tạitrong đó một loại nhà trường đó là nhà trường của toàn thể con
em nhân dân lao động vớimục tiêu là đào tạo con em nhân dân lao động trở thành những con người
phát triển toàndiện, với nội dung giáo dục toàn diện và phương pháp đào tạo là phương pháp nhà
trường.
- Nếu giai cấp bóc lột thực hiện một nền giáo dục phân biệt và bất bình đẳng thì giai cấp vôsản lại thực
hiện một nền giáo dục dân chủ và bình đẳng.
-Tính giai cấp của giáo dục là một tính quy luật của sự phát triển giáo dục.
-Tính giai cấp của giáo dục là một cơ sở khoa học của việc đổi mới giáo dục và đào tạo hiệnnay. Muốn
đổi mới giáo dục và đào tạo thành công chúng ta phải căn cứ vào tính giai cấpcủa giáo giáo dục, căn cứ
vào yêu cầu đòi hỏi của Đảng về con người
-Trong đổi mới phải căn cứ vào câu trả lời trên để xác định lại mục tiêu giáo dục và lấy mục tiêu giáo
dục làm cơ sở cho mọi hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo.
Tóm lại: Giáo dục là một phạm trù mang tính lịch sử và tính giai cấp. Tính lịch sử và tínhgiai cấp của
giáo dục là những tính quy luật của sự phát triển giáo dục và là những cơ sởkhoa học của việc đổi mới
giáo dục và đào tạo

4. Trình bày đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học và từ đó cho ý kiến về vai trò
của giáo dục học trong đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm hiện nay
Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục Học:
Người học: Nghiên cứu về quá trình học tập, phát triển của học sinh, yếu tố ảnh hưởng đến sự học tập
và phát triển cá nhân.
Người dạy: Tìm hiểu về quy trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự nghiệp giảng dạy, và những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất giảng dạy.
Môi trường học tập: Nghiên cứu về tác động của môi trường học tập (trường học, gia đình, xã hội) đối
với quá trình học tập và phát triển.
Nhiệm vụ của Giáo dục Học:
Nghiên cứu các quy trình học tập: Hiểu rõ cơ cấu và quá trình của sự học, từ việc tiếp thu thông tin đến
việc áp dụng kiến thức vào thực tế.
Phát triển phương pháp giảng dạy hiệu quả: Nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy, công nghệ giáo
dục, và chiến lược giảng dạy để tối ưu hóa quá trình học.
Đánh giá hiệu suất giáo dục: Đo lường và đánh giá sự hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập.
Nghiên cứu về phát triển cá nhân và xã hội: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân
và xã hội của học sinh.
Vai trò của Giáo dục Học trong Đào Tạo Giáo Viên:
Hiểu rõ hơn về Quy trình Học Tập và Giảng Dạy: Giáo dục học giúp giáo viên hiểu rõ hơn về cách học
sinh học và cách họ có thể giảng dạy một cách hiệu quả hơn.
Áp dụng Phương Pháp Giảng Dạy Hiện Đại: Nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học giúp giáo viên
cập nhật kiến thức về các phương pháp giảng dạy mới, công nghệ giáo dục, và các chiến lược hỗ trợ sự
học tập đa dạng.
Phát triển Kỹ Năng Đánh Giá và Đo Lường: Giáo dục học có thể giúp giáo viên nắm vững kỹ năng
đánh giá và đo lường hiệu suất học tập của học sinh, từ đó tối ưu hóa quá trình giảng dạy.
Nâng cao Năng lực Quản lý Lớp Học: Hiểu rõ về tâm lý học học sinh và kỹ thuật quản lý lớp giúp giáo
viên tạo ra môi trường học tập tích cực và hiệu quả.
Hỗ trợ Quyết định và Chiến lược Chính Sách: Giáo dục học có thể cung cấp thông tin và nghiên cứu để
hỗ trợ quyết định và phát triển chính sách giáo dục hiệu quả trong các trường sư phạm.
5. Phân biệt các khái niệm: Giáo dục, giáo duỡng và dạy học
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức,có kế hoạch, có nội dung và
bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tớingười được giáo dục trong các cơ quan giáo dục,
nhằm hình thành nhân cách chohọ.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáodục lí tưởng, động cơ, tình cảm,
niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội
thông qua việc tổ chứccho họ các hoạt động và giao lưu.
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằmgiúp cho người học lĩnh hội
những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt động nhậnthức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động
sáng tạo, trên cơ sở đó hìnhthành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục
đíchgiáo dục.
* Phân biệt các khái niệm trên
Các khái niệm trên gắn với các quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng), quátrình giáo dục (theo nghĩa hẹp)
và quá trình dạy học được phân biệt ở sự khác nhauvề việc thực hiện chức năng trội của chúng:
- Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa rộng): phát triển nhân cách toàndiện ở người học sinh bao
gồm cả năng lực và phẩm chất
- Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa hẹp) : phát triển về mặt phẩm chấtở người học sinh
- Chức năng trội của dạy học triển về mặt năng lực ở người học sinh
Định nghĩa:
Giáo Dưỡng (Upbringing): Là quá trình tạo dựng và phát triển tính cách, phẩm chất, giáo dục đạo đức
và tình cảm, thường thông qua môi trường gia đình và xã hội.
Giáo Dục (Education): Là quá trình tổ chức và hướng dẫn cung cấp kiến thức, kỹ năng, giá trị và văn
hóa cho một người hoặc nhóm người.
Dạy Học (Teaching and Learning): Là quá trình truyền đạt kiến thức và kỹ năng từ người giáo viên đến
người học thông qua các phương tiện và phương pháp giảng dạy.
Phạm Vi:
Giáo Dưỡng: Liên quan đến môi trường nhân nuôi, gia đình và xã hội, nơi cá nhân hình thành và phát
triển.
Giáo Dục: Bao gồm quá trình học tập ở các cấp độ học vụ và ngoại trường, cũng như những trải
nghiệm học tập từ môi trường xã hội và gia đình.
Dạy Học: Tập trung vào quá trình giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục chính thức như trường
học, đại học hoặc các tổ chức học tập khác.
Mục Tiêu:
Giáo Dưỡng: Xây dựng nhân cách và giáo dục đạo đức, định hình giá trị và tư tưởng, thúc đẩy sự phát
triển tích cực và xã hội hóa.
Giáo Dục: Phát triển tư duy, kỹ năng và giáo dục, đồng thời cũng tạo ra sự hiểu biết về thế giới xung
quanh và văn hóa.
Dạy Học: Chuyển đạt kiến thức, kỹ năng và giáo dục để hỗ trợ sự phát triển của học sinh.
Mối Quan Hệ Gia Đình và Xã Hội:
Giáo Dưỡng: Liên quan chặt chẽ đến môi trường gia đình và xã hội, nơi người trẻ tiếp xúc với những
giáo lý, thực hành và giáo dục đạo đức.
Giáo Dục: Môi trường gia đình và xã hội có ảnh hưởng đến giáo dục, nhưng giáo dục còn diễn ra ở các
cơ sở giáo dục chính thức.
Dạy Học: Tập trung vào môi trường học tập như trường học và giảng dạy bởi giáo viên.
Thời Gian:
Giáo Dưỡng: Là quá trình liên tục suốt cuộc sống, bắt đầu từ khi trẻ con mới sinh.
Giáo Dục: Có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống, từ học mầm non đến giáo dục người
trưởng thành.
Dạy Học: Thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hạn, ví dụ như trong một kỳ học.
Tổng quát, giáo dưỡng, giáo dục và dạy học là các quá trình quan trọng và tương đồng nhưng có mục
tiêu và phạm vi khác nhau. Giáo dưỡng thường xuyên liên quan đến môi trường gia đình và xã hội, giáo
dục bao gồm cả học tập và trải nghiệm xã hội, trong khi dạy học tập trung vào quá trình giảng dạy và
học tập tại các cơ sở giáo dục chính thức.
6. Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục học và các khoa học có liên quan.

7. Trình bày các tính chất của giáo dục


Tính phổ biến, vĩnh hằng của giáo dục
- Giáo dục chỉ có ở xã hội loài người, nó là một phần không thể tách rời củađời sống xã hội, giáo dục
có ở mọi thời đại, mọi thiết chế xã hội khác nhau.
- Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội và nó mất đi khi xã hội không tồn tại, là điều kiện
không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển củamỗi cá nhân và xã hội loài người.
- Như vậy, giáo dục tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội loài người, là conđường đặc trưng cơ bản để
loài người tồn tại và phát triển.
Tính lịch sử của giáo dục (Giáo dục chịu sự quy định của xã hội)
- Giáo dục là một hoạt động gắn liền với tiến trình đi lên của xã hội, ở mỗigiai đoạn phát triển của lịch
sử đều có nền giáo dục tương ứng, khi xã hội chuyểntừ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái
kinh tế – xã hội khác thì toàn bộ hệthống giáo dục tương ứng cũng biến đổi theo.
- Giáo dục chịu sự quy định của xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển kinhtế – xã hội và đáp ứng các
yêu cầu kinh tế – xã hội trong những điều kiện cụ thể.Giáo dục luôn biến đổi trong quá trình phát triển
của lịch sử loài người, không cómột nền giáo dục rập khuôn cho mọi hình thái kinh tế – xã hội, cho
mọi giai đoạncủa mỗi hình thái kinh tế – xã hội cũng như cho mọi quốc gia, chính vì vậy giáodục
mang tính lịch sử. Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì giáo dục khác nhau vềmục đích, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Các chính sách giáodục luôn được hoàn thiện dưới ảnh
hưởng của những kinh nghiệm và các kết quảnghiên cứu
Tính giai cấp của giáo dục
- Trong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp.- Giáo dục thuộc về một giai cấp
xác định – giai cấp thống trị xã hội.
- Giáo dục được sử dụng như một công cụ để duy trì và củng cố vai tròthống trị của mình.
- Giáo dục cũng được sử dụng như một công cụ, phương tiện để đấu tranhgiai cấp – đối với giai cấp bị
bóc lột, bị thống trị.
- Giáo dục làm phương tiện đánh tranh, lật đổ giai cấp thống trị
- Tính giai cấp của giáo dục thường được biểu hiện qua mục đích giáo dụcvà nó chi phối, định hướng
chính trị đối với sự vận động và phát triển của giáo dục.
- Theo V.I.Lênin: Trong xã hội có giai cấp, không thể có thêm một nền giáodục, một nhà trường nào lại
đứng trên hay đứng ngoài giai cấp.
Ở Việt Nam, mục đích của Nhà nước ta là hướng tới xóa bỏ áp bức bóc lột,từ đó hướng tới sự bình
đẳng, công bằng trong giáo dục. Khi chuyển sang cơ chếthị trường, bên cạnh những mặt tích cực cơ
bản vẫn có những mặt trái khó tránhđược, nhà nước ta đã cố gắng đưa ra những chính sách đảm bảo
công bằng tronggiáo dục như:
– Mọi công dân đều có quyền tiếp cận hệ thống giáo dục.
– Đảm bảo cho những học sinh, sinh viên có năng khiếu, tài năng tiếp tụcđược đào tạo lên cao bất kể
điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôngiáo v.v. .
– Tiến hành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục.
– Đa dạng, mềm dẻo các loại hình đào tạo, các loại hình trường lớp nhằmtạo cơ hội học tập cho mọi
tầng lớp nhân dân

Chương II: Giáo dục và sự phát triển


I. Giáo dục và sự phát triển xã hội
1. Các chức năng xã hội của giáo dục
1.1. Vì giáo dục là một chức năng của xã hội nên giáo dục có khả năng tác động đến các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Khả năng tác động của giáo dục đến các lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi là các
chức năng xã hội của giáo dục.
1.2. Các chức năng xã hội của giáo dục
a. Chức năng kinh tế – sản xuất
Giáo dục góp phát triển nền kinh tế - sản xuất của xã hội bằng cách:
+ Giáo dục đào tạo ra sức lao động mới khéo léo hơn hiệu quả hơn
+ Giáo dục nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật cho người đang lao động
.
b. Chức năng chính trị - xã hội
Giáo dục có khả năng tác động đến cấu trúc xã hội và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc xã hội
nên giáo dục có khả năng làm cho tình hình chính trị của một quốc gia ổn định hay bất ổn; làm cho tình
hình xã hội của một quốc gia thuần nhất hay phức tạp.
c. Chức năng tư tưởng - văn hoá.
Giáo dục góp phần xây dựng hệ tư tưởng chi phối toàn bộ xã hội và lối sống phổ biến có văn hoá cho
toàn thể nhân dân lao động bằng cách giáo dục tuyên truyền, giáo dục phổ biến, giáo dục đưa hệ tư
tưởng chi phối toàn bộ xã hội đến mọi người, đến mọi nhà và đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;
bằng cách giáo dục phổ cập giáo dục thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá cho toàn thể con em
nhân dân lao động.
2. Giáo dục trong xã hội phát triển
2.1. Xã hội hiện đại và những thách thức đặt ra cho giáo dục
a. Đặc điểm của xã hội hiện đại
+ Cuộc cách mạng khoa học đang phát triển như vũ bão
+ Là xã hội của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
+ Là xã hội của nền kinh tế tri thức
+ Là xã hội mà con người nhận được nhiều cơ may những cũng phải đứng trước nhiều thách thức
+ Là xã hội mà ở đó vốn kinh nghiệm sống của con người rất đa dạng và phong phú
b. Những thách thức đặt ra cho giáo dục
+ Giáo dục phải tiếp cận những tri thức mới, hiện đại để dần thay thế cho những tri thức khoa học đã bị
lão hoá.
+ Giáo dục phải tiếp cận với các phương tiện kĩ thuật hiện đại và đưa các phương tiện kĩ thuật hiện đại
cũng như công nghệ hiện đại vào trong giáo dục
+ Giáo dục cần hướng vào việc đào tạo ra những con người vừa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cuộc
cách mạng trong nước mà còn phải đáp ứng được yêu cầu toàn cầu hoá (đào tạo ra những con người có
thể hoà nhập với thế giới)
+ Giáo dục phải góp phần xây dựng nên một nền văn hoá tiên tiến nhưng không làm mất đi tính dân
tộc.
+ Giáo dục vừa phải có những chiến lược phát triển lâu dài vừa phải có những chiến lược phát triển
trước mắt.
+ Cần quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục trong đó có sự cạnh tranh cần thiết song phải đảm
bảo tính bình đẳng giữa giáo dục và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
+ Cần chú ý đến việc giáo dục toàn diện cho con người. Không chỉ quan tâm đến việc dạy cho con
người tri thức khoa học mà cần quan tâm đến việc giáo dục cho con người đạo đức và lí tưởng sống, kĩ
năng sống.
Tự học trong [1] học liệu bât buộc. Từ trang 40 đến trang 62
2.2. Xu thế phát triển của giáo dục trong thế kỉ XXI và định hướng phát triển giáo dục
+ Xu thế phát triển giáo dục (Nhận thức mới về giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia; Xã hội
hoá giáo dục; Giáo dục suốt đời; áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình giáo dục; đổi mới
mạnh mẽ về quản lí giáo dục; phát triển giáo dục đại học
+ Định hướng phát triển giáo dục (Chiến lược phát triển giáo dục của UNESCO với 21 điểm)[1trg 56]
+ Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục ở Việt Nam [1trg 58]
II. Giáo dục với sự phát triển nhân cách
1. Một số khái niệm
a. Khái niệm con người: Theo Mác con người vừa là một thực thể của tự nhiên vừa là sản phẩm của
lịch sử xã hội
- Con người bao hàm trong nó 2 mặt:
+ Mặt vật chất (Tự nhiên sinh học). mặt tự nhiên sinh học sinh ra đã có.
+ Mặt tinh thần (mặt xã họi
Nhân cách là bộ mặt tâm lí xã hội của con người được hình thành và bộc lộ trong hoạt động và giao
tiếp.
c. Sự phát triển nhân cách:
Sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi tổng thể các mặt: Thể chất, tâm lí, xã hội
2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Với sự phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo
a. Giáo dục định hướng cho sự phát triển nhân cách và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách
theo định hướng đó.
b. Giáo dục có khả năng can thiệp vào những yếu tố khác có liên quan đến sự hình thành và phát triển
nhân cách góp phần làm cho những yếu tố đó giữ được vị trí vai trò của nó đối với sự phát triển nhân
cách nhờ đó mà nhân cách con người được hình thành và phát triển đúng hướng
+ Với yếu tố bẩm sinh, di truyền
- Giáo dục phát hiện ra những tư chất năng lực vốn có của con người và xác định được khả năng và
triển vọng của những tư chất năng lực đó, rồi giáo dục tạo ra những môi trường tương ứng cho những
tư chất năng lực vốn có đó được hình thành và phát triển.
- Giáo dục khắc phục những khuyết tật của đứa trẻ bằng cách giáo dục hình thànhn ở đứa trẻ khuyết tật
khả năng mới hoặc phát triển khả năng khác vốn có của đứa trẻ mà chưa bị mất đi ngay từ khi mới sinh
ra để thay thế cho những khả năng vốn có của đứa trẻ đã bị mất đi ngay từ khi mới sinh ra, nhờ đó mà
trẻ em có khuyết tật cũng có cơ hội tiếp thu nền văn hoá xã hội, có cơ hội được hưởng nền giáo dục như
những trẻ em bình thường khác.
- Giáo dục góp phần phát triển cơ thể đứa trẻ theo đúng quy luật của thể chất; hình thành những phẩm
chất vận động cần thiết và khả năng chịu đựng của cơ thể trong những điều kiện tự nhiên khác nhau
bằng cách giáo dục tổ chức luyện tập thể dục thể thao theo những chương trình bài bản nhất đinh.
+ Với yếu tố môi trường
- Giáo dục phát hiện ra những ảnh hưởng tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường đến đứa
trẻ rồi giáo dục tìm ra những biện pháp cần thiết để tăng cường hoặc ngăn chặn, hạn chế những tác
động từ môi trường đến đứa trẻ (tăng cường những ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực).
- Giáo dục tổ chức cho con người tham gia cải tạo môi trường xã hội biến môi trường xã hội thành môi
trường giáo dục
+ Với hoạt động và giao tiếp cá nhân.
Trong sự phát triển nhân cách thì hoạt động và giao tiếp cá nhân giữ vai trò quyết định.

3. Giáo dục với sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi [3]
Giáo dục như là một hoạt động có tổ chức, có mục đích có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành
những phẩm chất đạo đức cho con người và nó phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí của nhóm người theo lứa
tuổi. Mỗi lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau vì vậy giáo dục phải căn cứ vào
đặc điểm tâm lí (nhân cách) theo tường nhóm tuổi, cá nhân để xác định được mục đích, nội dung và lựa
chọn phương pháp tác động cho phù hợp
Sự phát triển nhân cách của trẻ diến ra theo thời gian, mang tính quy luật, tính chu kì nhất định trong sự
luân phiên các hình thái phản ánh các hoạt động chủ đạo. Mỗi giai đoạn phát triển đều chuẩn bị cho sự
phát triển của giai đoạn tiếp theo. Sự phát triển của giai đoạn sau khác giai đoạn phát triển trước về
chất.
Các giai đoạn lứa tuổi là những chặng đường tất yếu trong sư phát triển của mối đứa trẻ bình thường
song độ dài của mỗi giai đoạn đó là khác nhau.
Sự phát triển của trẻ thường diễn ra qua 2 thời kì và 6 gai đoạn khác nhau
a. Thời kì trước tuổi đến trường phổ thông với 3 giai đoạn:
- Tuổi sơ sinh (Từ lúc lọt lòng đến 3 tháng tuổi)
- Tuổi nhà trẻ (Từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi
- Tuổi mẫu giáo (từ 36 tháng tuôpỉ đến 72 tháng tuổi
b. Thời kì đi học phổ thông gồm 3 giai đoạn:
- Lứa tuổi tiểu học (đầu tuổi học) (7 tuổi đến 11 tuổi)
- Lứa tuổi trung học cơ sở (Giữa tuổi học)(11 tuổi đến 15 tuổi)
- Lứa tuổi trung học phổ thông (Cuối tuổi học, đầu tuổi thanh niên) (từ 16 đến 18 tuổi)

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC


Câu 1: Hãy phân tích các chức năng xã hội của giáo dục để thấy được vai trò của giáo dục với sự
phát triển xã hội.
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục nhằm
hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầucủa xã hội.Với tư cách là một hiện tượng xã hội,
giáo dục tác động vào từng cá nhân đểtrở thành những nhân cách theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Giáo dục tác độngđến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người làchủ
thể. Những tác động đó, xét dưới góc độ xã hội học, được gọi là những chứcnăng xã hội của giáo dục.
Giáo dục trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã thực hiện 3chức năng xã hội của mình: Chức năng kinh tế-
sản xuất; chức năng chính trị- xãhội và chức năng tư tưởng- văn hóa.
1. Chức năng kinh tế - sản xuất
Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo nên sức lao động mới có chấtlượng cao hơn, thay thế sức
lao động cũ đã lạc hậu, đã già cỗi hoặc đã mất đibằng cách phát triển những năng lực chung và năng
lực chuyên biệt của conngười, nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn, thúc đẩy sản xuất, phát
triểnkinh tế xã hội. Xã hội hiện đại đặt ra những yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực:có trình
độ học vấn cao, có tay nghề vững vàng, năng động, sáng tạo, linh hoạtđể thích nghi, đáp ứng được
những yêu cầu của tiến trình phát triển xã hội. Dạyhọc theo tiếp cận năng lực là một trong giải pháp
quan trọng để phát triển nănglực hành động cho người học trong các nhà trường, đáp ứng được yêu cầu
củathị trường lao động hiện nay. Kết luận sư phạm:- Giáo dục luôn gắn kết với thực tiễn xã hội.- Tiếp
tục thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài. - Hệ thống giáo dục nhà
trường không ngừng đổi mới nhằm phát triển nănglực hành động cho người học, đáp ứng tốt yêu cầu
của thực tiễn nghề nghiệp.
2. Chức năng chính trị - xã hội
Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, tức là tác động đến các bộ phận, cácthành phần xã hội (các giai
cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội...) làm thay đổitính chất mối quan hệ giữa các bộ phận, thành phần
đó bằng cách nâng cao trìnhđộ văn hóa chung cho toàn thể xã hội.Giáo dục trở thành phương tiện, công
cụ để khai sáng nhận thức, bồi dưỡngtình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các
lực lượng xã hội,nhằm duy trì, củng cố thể chế chính trị- xã hội cho một quốc gia nào đó. Giáo dục xã
hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuầnnhất, làm cho các giai cấp, các tầng lớp,
các thành phần xã hội.. ngày càng xíchlại gần nhau. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà
nước, đại diện cho quyềnlực “của dân, do dân, vì dân” trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tưtưởng Hồ Chí Minh, giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàndân. Giáo dục phục
vụ cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh.
Kết luận sư phạm:
- Người giáo viên luôn phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương củaĐảng, pháp luật của nhà
nước.
- Giúp học sinh hiểu, tin tưởng và thực hiện theo đường lối, chủ trương củaĐảng, pháp luật của nhà
nước
3. Chức năng tư tưởng – văn hóa
Với chức năng tư tưởng- văn hóa, giáo dục tham gia vào việc xây dựng mộthệ tư tưởng chi phối toàn xã
hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong xã hộibằng cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ
ngày càng cao cho mọi tầnglớp xã hội.
Thông qua giáo dục, những tư tưởng xã hội được thấm đến từng con người,giáo dục hình thành ở con
người thế giới quan, giáo dục ý thức, hành vi phù hợpvới chuẩn mực đạo đức xã hội. Nhờ giáo dục, tất
cả các giá trị văn hoá của nhânloại, của dân tộc, của cộng đồng được bảo tồn và phát triển, trở thành hệ
thốnggiá trị của từng con người.
Kết luận sư phạm
- Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dụcquốc dân,nhằm tạo cơ hội
cho người dân được đi học và học suốt đời
- Sử dụng sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong ba chức năng xã hội của giáo dục, chức năng kinh tế - sản xuất làchức năng quan trọng nhất, nó
là cơ sở để thực hiện chức năng chính trị - xã hội,chức năng tư tưởng – văn hóa

Câu 2: Hãy phân tích các đặc điểm của thời đại và những thách thức đặt ra cho giáo dục và từ đó
hãy cho biết trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay.

Câu 3: Háy trình bày các khaí niệm; Con người, nhân cách và sự phát triển nhân cách.

Câu 4: Phân tích vai trò của giáo dục với sự phát triển nhân cách và từ đó rút ra những kết luận
sư phạm cần thiết.
1. Khái niệm con người, cá nhân và nhân cách
- Con người là một thực thể sinh vật- xã hội mang bản chất xã hội, là chủ thểcủa hoạt động nhận thức
và thực tiễn, của những quan hệ xã hội và giao tiếp.
- Cá nhân là một thực thể sinh vật- xã hội- văn hóa với các đặc điểm về sinh lý,tâm lý và xã hội trong
sự liên hệ thống nhất với các chức năng xã hội chung củaloài người.
- Nhân cách là hệ thống giá trị làm người mà cá nhân đạt được với sự trưởngthành về phẩm chất và
năng lực trong quá trình thực hiện các chức năng xã hội củamình, được xã hội đánh giá và thừa nhận.
2. Khái niệm sự phát triển cá nhân
Phát triển cá nhân thực chất là khẳng định bản chất xã hội của conngười, khẳng định trình độ phát triển
nhân cách của chính cá nhân. Sự pháttriển nhân cách cá nhân được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:
- Sự phát triển về mặt thể chất: Thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao,trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn
thiện chức năng các giác quan, sự phối hợp cácchức năng vận động của cơ thể.
- Sự phát triển về mặt tâm lý: Thể hiện sự biến đổi cơ bản trong đời sống tâmlý của cá nhân: trình độ
nhận thức, khả năng tư duy, quan điểm, lập trường, thóiquen, xúc cảm, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng,
nhu cầu, ý chí, v.v...
- Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong cácmối quan hệ với những người
xung quanh, ở tính tích cực nhận thức tham giavào các hoạt động cải biến, phát triển xã hội.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cánhân

4. Khái niệm giáo dục


Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục nhằm
hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầucủa xã hội.
5. Vai trò của yếu tố giáo dục
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhâncách, bởi vì nó được thực
hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cáchlý tưởng mà xã hội đang yêu cầu.
6. Vai trò của yếu tố giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cáchđược thể hiện:
- Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh mà
còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quátrình đó đến kết quả mong muốn.
- Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại nhữngtiến bộ mà các yếu tố di
truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh không thểtạo ra được do tác động tự phát.
- Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành thành phẩm chấtlệch lạc không phù hợp với
yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quảquan trọng của giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc
người phạm pháp.
- Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật hoặcthiểu năng do bệnh tật, tai
nạn hoặc bẩm sinh, di truyền tạo ra. Nhờ có sự can thiệp sớm, nhờ có phương pháp giáo dục, rèn luyện
đặc biệt cùng với sự hỗ trợcủa các phương tiện khoa học có thể giúp cho người khuyết tật, thiểu năng
phụchồi một phần chức năng đã mất hoặc phát triển các chức năng khác nhằm bù trừnhững chức năng
bị khiếm khuyết, giúp cho họ hoà nhập vào cuộc sống cộngđồng.
- Giáo dục là những tác động có điều khiển và điều chỉnh cho nên khôngnhững thích ứng với các yếu tố
di truyền, bẩm sinh, môi trường, hoàn cảnh trongquá trình hình thành và phát triển nhân cách mà nó
còn có khả năng kìm hãmhoặc thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó theo một gia tốc phù
hợpmã di truyền và môi trường không thể thực hiện được.
Chú ý: Liên hệ để xây dựng ví dụ minh họa cho từng nội dung
7 Kết luận sư phạm
- Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đến sự hình thành và pháttriển nhân cách.
- Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở người học
- Tổ chức quá trình giáo dục một cách khoa học, hợp lý:
+ Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS
+ Yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức với HS
+ Tổ chức các hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú cho HS
+ Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp và các phương pháp giáo dục khoa học
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
+ Khơi dậy khả năng tiềm ẩn, tố chất di truyền, tính tích cực trong hoạt động cánhân của học sinh nhằm
mang lại hiệu quả cho quá trình giáo dục

Câu 5: Hãy trình bày sự hiểu biết của mình về sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi và vai trò
của giáo dục với sự phát triển nhân ách theo lứa tuổi.

Chương 1: Quá trình dạy học


I. Khái niệm về quá trình dạy học
1. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động phốí hợp tương tác giữa giáo viên và học sinh được tổ chức
một cách có mục đích có kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh tự giác tích cực và tự lực
hoàn thành các nhiệm vụ dạy học
2. Nhận xét:
2.1. Quá trình dạy học là quá trình tự giác.
2.2. Mục đích của quá trình dạy học : Quá trình dạy học hướng vào việc đạt được 3 mục đích : Mục
đích kiến thức; mục đích kĩ năng; mục đích thái độ.
+ Mục đích kiến thức (Giáo dưỡng): Giúp cho học sinh nắm vững những tri thức khoa học phổ thông
cơ bản, hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước
và của địa phương.
Tri thức khoa học là những tri thức được con người phát hiện ra bằng các phương pháp nghiên cứu
khoa học và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Tri thức khoa học của nhân loại rất đa dạng và phong phú. Trong dạy học chúng ta chỉ dạy cho học sinh
những tri thức khoa học phổ thông cơ bản. Những tri thức khoa học phổ thông cơ bản là những tri thức
khoa học tổi thỉểu mà học phải nắm vững để tiếp tục học tập lên cao hơn hoặc trực tiếp tham gia vào
lao động sản xuất. tri thức khoa học phổ thông cơ bản cũng rất nhiều, trong dạy học chúng ta cần dạy
cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại. Tri thức khoa học phổ thông cơ bản
hiện đại là những tri thức khoa học phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất và có thể giải quyết
được những vấn đề do thời đại và thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại cũng còn rất nhiều, trong dạy học chúng ta chỉ dạy
cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh Việt Nam nói chung và theo lứa tuổi nói riêng. Tri thức khoa học phù hợp với đặc
điểm tâm lí học sinh Việt Nam là những tri thức khoa học mà học sinh Việt Nam có thể tiếp thu và vận
dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống Việt Namtrên cơ sở phát huy hết khả năng năng năng lực của
mình.
Tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học
sinh Việt Nam còn nhiều, trong dạy học chúng ta phải lựa chon những tri thức khoa học phổ thông cơ
bản hiện đại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Việt Nam và phù hợp tình hình thực tiễn
của đất nước và địa phương. Tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh Việt Nam và tình hình thực tiễn của đát nước và của địa phương là những tri thức
khoa học có thể giải quyết được những vấn đề mà đất nước và địa phương đặt ra.
+ Mục đích kĩ năng (Phát triển): Hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết đặc biệt là kĩ
năng nhận thức (Phát triển ở học sinh năng lực nhận thức và năng lực hành động)
- Năng lực nhận thức là khả năng sử dụng các giác quan để tri giác tài liệu học tập và khả năng sử dụng
các thao tác tư duy để lĩnh hội khái niệm.
Trong dạy học ta phải dạy cho học sinh biết nhìn, biết nghe, biết ngửi, biết nếm biết sờ mó. Đứa trẻ
sinh ra chỉ nhìn được mà chưa biết nhìn;nghe được mả chưa biết nghe; ngửi được mà chưa biết ngửi;
mếm được mà chưa biết nếm; sờ được mà chưa biết sờ. muốn đứa trẻ biết nhìn, biết nghe, biết ngửi,
biết nếm biết sờ mó thì người lớn phaỉo dạy cho nó và trong dạy học chúng ta phỉ dạy chọ học sinh biết
nhìn, biết nghe, biết ngửi, biết nếm biết sờ mó và rèn luyện thành kĩ năng kĩ xảo. Đứa trẻ sinh ra không
biết sử dụng các thao tác tư duy, dạy học trong nhà trường phổ thông phải dạy cho cho học sinh biết sử
dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội khái niệm và rèn luyện thành những kĩ năng kĩ xảo sử dụng các
thao tác tư duy.
- Năng lực hành động là khả năng vận dụng các tri thức đã nắm được để giải quyết những nhiệm vụ học
tập do quá trình dạy học đặt ra và những nhiệm vụ do thực tiễn cuộc sống đặt ra trong những tình
huống khác nhau.
+ Mục đích thái độ (Giáo dục): Hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo
đức cần thiết của con người mới
- Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về tự nhiên về xã hội về con người
- Thế giới quan được chia làm 2 loại: Thế giới quan giai cấp và thế giới quan cá nhân.
+ Thế giới quan giai cấp là hệ thống những quan điểm về tự nhiên về xã hội về con người của giai cấp.
Thực chất thế giới quan giai cấp chính là hệ tư tưởng của giai cấp. Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản là
học thuyết Mác – Lê nin, nên thế giới quan của giai cấp vô sản chính là học thuyết Mác – Lênin. Mà
học thuyết Mác – Lênin là học thuyết khoa học nhất, tiến bộ nhất và cách mạng nhất vì vậy thế giới
quan của giai cấp vô sản là thế giới quan khoa học. Dạy học trong nhà trường phổ thông là phải hình
thành cho học sinh thế giới quan khoa học, mà thực chất là giúp cho học sinh nắm vững được học
thuyết Mác – Lênin.
- Thế giới quan cá nhân là hệ thống những quan điểm về tự nhiên về xã hội về con người
được hình thành ở mỗi cá nhân.
Nếu thế giới quan giai cấp mang tính giai cấp thì thế giới quan cá nhân mang tính cá nhân.
Dạy học trong nhà trường phổ thông phải hình thành cho học sinh thế giới quan cá nhân khoa học. Thế
giới quan cá nhân khoa học là thế giới quan cá nhân được hình thành trên cơ sở của thế giới quan của
giai cấp vô sản. Nhờ thế giới quan cá nhân khoa học mà học sinh có cơ sở khoa học để đánh giá được
tất cả những sự kiện hiện tượng xảy ra xung quanh con người: Biết được đi học muộn là tốt hay xấu, đi
học đúng giờ là tốt hay xấu; lễ phép với thầy cô là tốt hay xấu, vô lễ với thầy cô là tốt hay xấu…cơ sở
để hình thành ở học sinh hành vi và thói quan hành vi đạo đức.
Như vậy quá trình dạy học hướng vào việc hoàn thành 3 nhiệm vụ (Giáo dưỡng, phát triển và giáo dục
hay kiến thức, kĩ năng, thái độ) 3 nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng với nhau và được thực hiện
đồng thời trong quá trình dạy học và ở mọi khâu của quá trình dạy học. Nhiệm vụ thứ nhất là cơ sở của
nhiệm vụ thứ 2; nhiệm vụ thứ 2 vừa là hệ qủ của nhiệm vụ thứ nhất vừa là điều kiện của nhiệm vụ thứ
3. Nhiệm vụ thứ 3 vừa là hệ quả của nhiệm vụ thứ 2 vừa là điều kiện của nhiệm vụ thứ 1 và nhiệm vụ
thứ 2.
2.3. Tính chất đặc trưng của quá trình dạy học đó là tính chất hai mặt.
Tính chất hai mặt của quá trình dạy học được thể hiện ở chỗ: Quá trình dạy học luôn luôn tồn tại trong
nó 2 hoạt động : hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này tương đối độc lập với nhau nhưng
lại thống nhất với nhau để tạo nên quá trình dạy học hoàn chỉnh.
+ Hoạt động dạy: Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên; khách thể của hoạt động dạy là học sinh.
+ Hoạt động học: Chủ thể của hoạt động học là học sinh; khách thể của hoạt động học là tài liệu học tập
(Sách giáo khoa, sách tham khảo; các phương tiện dạy học trực quan; vốn tri thức của giáo viên).
Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau và tạo thành một hệ
thống hoàn chỉnh
Ta có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chỉ đạo (Tổ chức, lãnh đạo, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học);
hoạt động học giữ vai trò tự giác tích cực và tự lực (Tự giác tham gia vào hoạt động học; tích cực tư
duy, tích cực suy nghĩ, tích cực tìm tòi…; tự lực hoàn thành các nhiệm vụ dạy học không trông chờ vào
bạn, không trông chờ vào thầy)

II. Cấu trúc của quá trình dạy học


1. Các nhân tố cấu thành quá trình dạy học:
Quá trình dạy học được cấu thành bởi các nhân tố cấu trúc sau đây:
a. Mục đích và nhiệm vụ dạy học (M)
Dạy học trong nhà trường phổ thông hướng vào việc đạt được 3 mục đích (nhiệm vụ) kiến thức, kĩ
năng, thái độ.
b. Nội dung dạy học (N)
Nội dung dạy học là những tri thức khoa học và những kĩ năng kĩ sảo mà học sinh cần tiếp thu trong
qúa trình dạy học và được lấy ra từ nền văn hoá xã hội (từ hệ thống những kinh nghiệm lịch sử - xã hội)
nhưng không phải là tất cả mà chỉ lấy ra những những tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện đại, phù
hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và của địa phương.
Những tri thức này được sắp xếp theo một trình tự lôgíc chặt chẽ rồi đưa vào trong sách giáo khoa làm
nội dung dạy học.
c. Giáo viên và hoạt động dạy (G)
d. Học sinh và hoạt động học (H)
e. Phương pháp phương tiện dạy học (PPPT)
Phương pháp dạy học là con đường cách thức mà thày trò sử dụng đẻ giúp cho trò chiếm lĩnh lấy nội
dung dạy học thông qua đó mà đạt được mục đích dạy học.
Phương tiện dạy bao gồm phương tiện dạy học trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học.
Phương tiện dạy học trực quan là những sản phẩm vật chất và tinh thần có chứa đựng nội dung dạy học
và được sử dụng trong quá trình dạy học.
Phương tiện kĩ thuật dạy học là sản phẩm vật chất có tính kĩ thuật cao được sử dụng để hỗ trợ cho quá
trình dạy học ví dụ như máy vi tính, đầu chiếu, đầu video, máy chiếu hắt; radio catset…
g. Kết quả của quá trình dạy học (K)
Kết quả của quá trình dạy học là trình độ tri thức kĩ năng kĩ sảo mà học sinh đạt được sau một qua trình
dạy học và được phát hiện bằng phương pháp kiểm tra và đánh giá.
Như vậy quá trình dạy học được cấu thành bới 6 nhân tố cấu trúc, trong đó nhân tố mục
đích là nhân tố cơ bản xuyên suốt toàn bộ quá trình dạy học, có tác dụng chỉ đạo mọi hoạt động của
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học; hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học đó là nhân tố
G và nhân tố H. Hai nhân tố này quyết định đến sư tồn tại hay không tồn tại của quá trình dạy học. Sự
có mặt của 6 nhân tố cấu trúc cùng với mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc góp phần làm cho quá
trình dạy học không chỉ tồn tại mà còn vận động và phát triển. Vấn đề ở chỗ quá trình dạy học vận động
và phát triển đúng hướng hay không đúng hướng thì phụ thuộc vào việc thiết lập các mối quan hệ giữa
các nhân tố cấu trúc đúng hay không đúng. Nếu đúng thì quá trình dạy học vận động và phát triển đúng
hướng, nếu sai thì quá trình dạy học vận động và phát triển sai hướng.
2. Mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học
Các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học có mối quan hệ biện chứng với nhau: Mục đích quy định nội
dung, phương pháp và kết quả. Nội dung quy định phương pháp và phương pháp quy định kết quả.
Mục đích quy định mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh và cuối cùng là đi đến kết quả. Mối
quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:
Từ sơ đồ trên ta thấy: Quá trình dạy học bắt đầu từ nhân tố mục đích. Nhân tố mục đích trước hết tác
động vào giáo viên (G), G căn cứ vào mục đích dạy học lựa chọn nội dung và dùng các phương pháp,
phương tiện dạy học tác động vào học sinh giúp cho học sinh nắm vững nội dung dạy học. Giáo viên
tác động đến học sinh không chỉ gián tiếp thông qua nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên
trong quá trình dạy học còn trực tiếp tác động đến học sinh thông qua nhân cách của giáo viên.
Mục đích cũng tác động đến học sinh, học sinh căn cứ vào mục đích nhiệm vụ dạy học để tự lựa chọn
nội dung và dùng các phương pháp học để tự tiếp thu nội dung dạy học. Kết quả là làm cho học sinh
biến đổi tức là quá trình dạy học đạt được kết quả.
Quá trình dạy học không dừng lại ở việc phát hiện ra kết quả của quá trình dạy học mà sau khi phát
hiện ra kết quả của quá trình dạy học thì thầy và trò cùng nhau phân tích kết quả của quá trình dạy học
tức là đem kết quả đối chiếu với mục đích dạy học. Nếu kết quả của quá trình dạy học phù hợp với mục
đích dạy học thì quá trình dạy học kết thúc và chuyển sang một quá trình dạy học mới với mục đích
mới, nội dung mới và phương pháp mới. Nếu kết quả của quá trình dạy học không phù hợp với mục
đích thì thầy và trò cùng tìm hiểu nguyên nhân. Nếu nguyên nhân thuộc về phía thầy thì thầy phải tự
điều chỉnh. Nếu nguyên nhân thuộc về phía trò thì thầy giúp cho trò tự điều chỉnh hoạt động của mình
cho đến khi kết quả của quá trình dạy học phù hợp với mục đích dạy học đã xác định.
Mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố cấu trúc giúp cho quá trình dạy học tạo thành một hệ thống
hoàn chỉnh hay tạo thành một hệ kín.

Nhờ các mối quan hệ nghịch ngoài và nghịch trong mà quá trình dạy học trở thành một chu
trình khép kín.
Toàn bộ quá trình dạy học được diễn ra trong đièu kiện kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, khoa học và
công nghệ…
Phương châm trong qúa trình dạy học là phải làm cho qúa trình dạy học trở thành một chu trình khép
kín.
Từ cấu trúc của quá trình dạy học chúng ta có một định nghĩa mới về quá trình dạy học như sau:
“Quá trình dạy học là một hệ thống hoàn chỉnh, trong đó các nhân tố cấu trúc có mối quan hệ biện
chứng với nhau theo những quy luật nhất định”
Quá trình dạy học chứa đựng trong nó nhiều quy luật. Quy luật của quá trình dạy học là những mối
quan hệ bền vững và tất yếu giữa các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học: Mối quan hệ bền vững và
tất yếu giữa mục đích và nội dung ; giữa nội dung và phương pháp, giữa Thầy và trò…
III. Bản chất của quá trình dạy học
1. Cơ sở để xác định bản chất của quá trình dạy học
a. Căn cứ vào mối quan hệ giữa nhận thức và dạy học
Trong xã hội loài người luôn tồn tại hai hoạt động: Hoạt động nhận thức và hoạt động dạy học. Hoạt
động nhận thức diễn ra trước, hoạt động dạy học diễn ra sau. Đại diện cho hoạt động nhận thức của
nhân loại đó là hoạt động của các nhà khoa học.
b. Mối quan hệ giữa dạy và học
Như chúng ta đã biết: Trong quá trình dạy học hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ biện
chứng với nhau và tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Nếu tách riêng hoạt động học ra thì học sinh và
tài liệu học tập cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành hệ thống hoàn chỉnh nhưng nó tồn
tại với tư cách là hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn dạy và học. Ta có thể biểu diến theo sơ đồ sau:

Từ sơ đồ trên ta có mấy nhận xét sau đây:


- Trong quá trình dạy học, đảm bảo được sự thống nhất giữa dạy và học là nhằm đảm bảo tốt mối quan
hệ giữa học sinh và tài liệu học tập.
- Kết quả chung của quá trình dạy học được tập trung và thể hiện ở kết quả học tập của học sinh
Từ 2 nhận xét trên ta đi đến kết luận sau đây:
Chúng ta chỉ tìm thấy bản chất của quá trình dạy học trong mối quan hệ giữa học sinh và tài liệu học
tập.
2. Bản chất của quá trình dạy học.
Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo
viên..
Để chứng minh cho kết luận trên chúng ta đi so sánh hoạt động nhận thức của nhà khoa học và hoạt
động của học sinh trong hoạt động dạy học
Sự giống nhau giữa 2 quá trình chứng tỏ rằng: Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức.
Sự khác nhau giữa 2 quá trình chứng tỏ rằng: Qúa trình nhận thức của học sinh có tính chất độc đáo.
a. Sự giống nhau:
- Về mục đích klhám phá khám phá thế giới khách quan: Cả nhà khoa học và học sinh trong qúa trình
dạy học đều nhằm mục đích là khám phá thế giới khách quan để cải tạo thế giới khách quan và cải tạo
chính bản thân mình
- Về con đường khám phá thế giới khách quan: Cả nhà khoa học và học sinh đều đi theo con đường mà
Lê Nin đã đưa ra “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng trở về thực
tiễn…”
- Về điều kiện khám phá thế giới khách quan: Cả nhà khoa học và học sinh đều dựa trên sự huy động ở
mức độ cao nhất của các thao tác trí tuệ.
b. Sự khác nhau
- Về mục đích nhận thức: Nếu mục đích nhận thức của nhà khoa học là nhằm phát hiện ra những chân lí
khách quan thì mục đích nhận thức của học sinh là nhằm phát hiện ra những chân lí chủ quan.
- Về con đường nhận thức: Nếu con đường nhận thức của nhà khoa học là con đường vòng quanh co
khúc khuỷu, mất nhiều thời gian thậm chí thất bại thì con đường nhận thức của học sinh là con đường
thẳng, mất ít thời gian không bao giờ thất bại.
- Về điều kiện nhận thức: Nếu điều kiện nhận thức của nhà khoa học là độc lập mò mẫm, không cần ôn
tập củng cố, không cần kiểm tra đánh giá, lứa tuổi không cần đặt ra thì điều kiện nhận thức của học sinh
là có sự hướng dẫn của giáo viên, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá là những khâu không thể thiếu
được và lứa tuổi là điều kiên rất quan trọng.
Từ bản chất của quá trình dạy học chúng ta định nghĩa qúa trình dạy học như sau: Quá trình dạy học là
quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh là:
- Tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác tài liệu học tập
- Tổ chức cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội khái niệm.
2.3. Kết luận sư phạm
+ Trong dạy học không cường điệu hoá tính độc đáo của quá trình nhận thức của học sinh ; không đồng
nhất hai hoạt động: hoạt động nhận thức và hoạt động dạy học. Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến
sự vi phạm các nguyên tắc dạy học.
+ Trong quá trình dạy học , giáo viên phải giữ đúng vai trò của thày và vai trò của trò trong quá trình
dạy học, đồng thời phải luôn chú ý đến việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học chủ
động và sáng tạo. Xu hướng càng lên bậc học cao thì phương pháp học tập của học sinh càng gần với
phương pháp nghiên cứu của nhà khoa học.
+ Mỗi giáo viên phải tự hình thành cho mình kĩ năng, kĩ xảo tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
IV. Động lực của quá trình dạy học
1. Bất kì hoạt động nào của con người bao giờ cũng được thúc đẩy bởi yếu tố nào đó, yếu tố thúc đẩy
mọi hoạt động của con người gọi là động lực.
2. Theo học thuyết Mác - Lênin : “Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển, nó vận động
và phát triển được là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập”
Như vậy: Yếu tố thúc đẩy mọi hoạt động của con người chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu
thuẫn.
Theo học thuyết Mác – Lênin: Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong nó 2 loại mâu thuẫn: mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài và chỉ những mâu thuẫn bên trong và việc giải quyết các mâu
thuẫn bên trong mới là động lực của mọi sự phát triển.
3. Động lực của quá trình dạy học chính là các mâu thuẫn bên trong và việc giải quyết các mâu thuẫn
bên trong của quá trình dạy học.
Mâu thuẫn bên trong của qúa trình dạy học là mâu thuẫn giữa các nhân tố cấu trúc với các nhân tố cấu
trúc của quá trình dạy học; giữa các yếu tố với các yếu tố trong cùng một nhân tố.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học với các điều kiện kinh tế
chính trị, văn hoá xã hội, khoa học và công nghệ.
Mâu thuẫn bên trong cùng với việc giải quyết nó tạo nên động lực của quá trình dạy học.
4. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học
Để xác định mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học, cần căn cứ vào 3 điều kiện sau đây:
- Mâu thuẫn phải tồn tại từ đầu đến cuối quá trình dạy học
- Việc giải quyết các mâu thuẫn khác suy cho đến cùng là nhằm giải quyết tốt mâu thuẫn đó.
- Mâu thuẫn đó phải liên quan đến sự vận động và phát triển của nhân tố trò (H)
Từ 3 điều kiện trên mà mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa nhân tố mục đích
(M) và nhân tố trò (H). Đó là mâu thuẫn giữa một bên là mục đích nhiệm vụ dạy học do quá trình dạy
học đặt ra với một bên là trình độ tri thức kĩ năng kĩ xảo hiện có của học sinh.
Mâu thuẫn cơ bản cùng việc giải quyết nâu thuẫn cơ bản tạo nên động lực chủ yếu của quá trình dạy
học.
5. 3 điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực
- Mâu thuẫn phải được học sinh ý thức được một cách sâu sắc và có nhu cầu giải quyết.
- Mâu thuẫn phải vừa sức
- Mâu thuẫn phải nảy sinh tất yếu trên con đường dạy học.
Từ đây chúng ta lại có một định nghĩa mới về quá trình dạy học: Quá trình dạy học là quá trình liên tục
hình thành mâu thuẫn và liên tục giải quyết mâu thuẫn.
V. Lôgíc của quá trình dạy học
1. Khái niệm về lôgíc của quá trình dạy học: Lôgíc của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy
luật tối ưu của quá trình dạy học kể từ trình độ tri thức kĩ năng kĩ xảo khi học sinh bắt đầu nghiên cứu
môn học (một phần, một chương hay một bài) đến trình độ tri thức kĩ năng kĩ xảo khi học sinh hoàn
thành xong việc nghiên cứu môn học (một phần, một chương hay một bài) .
Quá trình dạy học vận động theo lôgíc môn học (Lmh) và chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh,
quy luật nhận thức của học sinh
Vậy lôgíc của quá trình dạy học (Lqtdh) là sự hợp thành giữa lô gíc môn học (Lmh) và lôgic tâm lí
nhận thức của học sinh (Ltlnt)
Ta có thể biểu diễn theo công thức sau:
Lqtdh = Lmh + Ltlnt
2. Các khâu của quá trình dạy học
2.1. Khâu thứ nhất : Kích thích học sinh học tập (hình thành hứng thú học tập cho học sinh; kích thích
trí tò mò khoa học cho học sinh) thực chất của khâu này là hình thành mâu thuẫn cơ bản, giúp học sinh
ý thức mâu thuẫn cơ bản và hình thành ở học sinh nhu cầu giải quyết mâu thuẫn cơ bản.
2.2. Khâu thứ 2: Tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức mới. Thực chất của khâu này là thầy và trò cùng
sử dụng các phương pháp dạy học để giải quyết mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học . Có các mức
độ giải quyết mâu thuẫn sau:
Một là: Thầy giải quyết mâu thuẫn, trò nghe, hiểu và ghi nhớ.
Hai là: Thầy và trò cùng giải quyết mâu thuẫn.
Ba là: Trò tự lực giải quyết mâu thuẫn dưới sự hướng dẫn của thầy.
Bốn là: Trò tự hình thành mâu thuẫn và tự giải quyết mâu thuẫn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2.3. Khâu thứ 3: Tổ chức hình thành cho học sinh những kĩ năng kĩ xảo tương ứng. Thực chất của khâu
này là thày tổ chức cho học sinh vận dụng những tri thức đã nắm được vào để giải quyết những nhiện
vụ học tập và những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra dưới dạng các bài tập vận dụng và dưới dạng
các bài tập thực tiễn.
2.4. Khâu thứ 4: Tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố, hệ thống hoá, khái quát hoá tri thức, kĩ năng kĩ
xảo.
Thực chất của khâu này là giáo viên giúp cho học sinh nắm lại những tri thức đã nắm được một cách có
hệ thống. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức sau để ôn tập, củng cố hệ thống hoá, khái quát hoá tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh:
- Giáo viên nhắc lại một cách có hệ thống những tri thức mà học sinh đã nắm được, học sinh nghe và
nhớ lại.
- Giáo viên đặt ra những câu hỏi ôn tập củng cố hướng vào những tri thức mà học sinh đã học, thông
qua việc trả lời những câu hỏi đó mà học sinh nắm lại những tri thức đã học một cách có hệ thống.
- Giáo viên ra cho học sinh những bài tập ôn tập củng cố. Thông qua việc hoàn thành những bài tập ôn
tập củng cố mà học sinh nắm lại những tri thức đã học một cách có hệ thống.
2.5. Khâu thứ 5: Kiểm tra và đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh
Trong quá trình dạy học đây là khâu cũng không thể thiếu được. Mục đích của khâu này là nhằm phát
hiện ra trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh đạt được sau một quá trình dạy học.
Có các hình thức kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên
- Kiểm tra định kì
- Kiểm tra tổng kết.
Bằng các phương pháp:
- Kiểm tra vấn đáp
- Kiểm tra viết ( Tự luận hoặc trắc nghiệm)
Kiểm tra tự luận là hình thức kiểm tra mà người được kiểm tra phải tự trả lời câu hỏi bằng hành văn của
chính mình
Kiểm tra trắc nghiệm là hình thức kiểm tra mà người được kiểm tra chỉ cần lựa chọn phương án đúng.
Có các dạng trắc nghiệm sau:
+ Trắc nghiệm đúng sai. Là dạng trắc nghiệm chỉ cần lựa chọn phương án đúng hoặc
+ Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
+ Dạng trắc nghiệm điền thế
+ Dạng trắc nghiệm cặp đôi
+ Dạng trắc nghiệm trả lời ngắn
- Kiểm tra thực hành
2.6 Khâu thứ 6: Phân tích kết quả học tập của học sinh
Thực chất của khâu này là thầy và trò đem kết quả đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ dạy học đã đặt
ra. Nếu có sự phù hợp giữa kết quả và mục đích thì xem như quá trình dạy học đã đạt được kết quả và
quá trình dạy học kết thúc. Nếu không có sự phù hợp giữa kết quả và mục đích thì thầy và trò cùng tìm
hiểu nguyên nhân, trên cơ sở nguyên nhân Thầy và Trò cùng tìm ra những biện pháp phù hợp để khắc
phục nguyên nhân (điều chỉnh). Nguyên nhân có thể từ thầy, nguyên nhân có thể từ trò. Nếu nguyên
nhân từ thầy thì thầy phải tự điều chỉnh, nếu nguyên nhân từ trò thì thầy phải giúp cho trò điều chỉnh
hoạt động học tập của bản thân.
3 Mối liên hệ giữa các khâu của quá trình dạy học
Sự phân chia các khâu của quá trình dạy học như trên cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế dạy học các
khâu trên của quá trình dạy học chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và chúng được thực hiện
đồng thời đan chéo vào nhau trong suốt quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học giáo viên không
nhất thiết phải thực hiện tuần tự theo những khâu trên, tuỳ theo trình độ của giáo viên mà các khâu trên
của quá trình dạy học được thưc hiện một cách linh hoạt và sáng tạo.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Câu 1: Phân tích khái niệm quá trình dạy học

Câu 2: Hãy phân tích cấu trúc của quá trình dạy học, từ đó hãy cho biết điều kiện cần và đủ để
đảm bảo cho quá trình dạy học có kết quả.

Câu 3: Phân tích bản chất của quá trình dạy học và từ đó hãy cho ý kiến của mình về quan điểm
sau đây: “Quá trình dạy học về bản chát là quá trình chuyển tải tri thức đơn thuần từ Thầy sang
trò”

Câu 4: Bằng lí luận và thực tiễn dạy học anh chị hãy chứng tỏ rằng: “Quá trình dạy học là quá
trình liên tục hình thành mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn”

Câu 5: Hãy phân tích các khâu của quá trình dạy học và mối quan hệ giữa các khâu.

Vấn đề 5: Đặc điểm, bản chất của quá trình giáo dục
1. Khái niệm quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp)
Quá trình giáo dục là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhàgiáo dục, người được giáo dục
tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm thựchiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
2. Những căn cứ xác định bản chất của quá trình giáo dục
- Quá trình xã hội hóa cá nhân: Đây là quá trình biến cá nhân thành mộtthành viên của xã hội, có đầy
đủ các giá trị xã hội để tham gia vào các hoạt độngxã hội.
- Mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục : Đây là mối quanhệ sư phạm – một loại quan
hệ xã hội đặc thù.
3. Bản chất của Quá trình giáo dục
Bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức cáchoạt động và giao lưu cho
người được giáo dục tham gia một cách tự giác, tíchcực, độc lập, sáng tạo nhằm chuyển hóa những yêu
cầu và những chuẩn mực của
xã hội quy định thành hành vi và thói quen hành vi tương ứng ở họ trên cơ sở đó,thực hiện tốt các
nhiệm vụ giáo dục.
a. Quá trình giáo dục – quá trình xã hội nhằm giúp đối tượng giáo dục biến cácyêu cầu khách quan
thành yêu cầu chủ quan của cá nhân
Quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển cá nhân con người trởthành những thành viên xã hội.
Những thành viên này phải thỏa mãn được hai mặt:vừa phù hợp (thích ứng) với các yêu cầu xã hội ở
mỗi giai đoạn phát triển, vừa cókhả năng tác động cải tạo, xây dựng xã hội làm cho nó tồn tại và phát
triển. Những nét bản chất của cá nhân con người chính là do các mối quan hệ xã hội hợp thành.Quá
trình giáo dục là quá trình làm cho đối tượng giáo dục ý thức được các quanhệ xã hội và các giá trị của
nó, biết vận dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội:kinh tế, văn hóa – xã hội, đạo đức, tôn giáo,
pháp luật, gia đình, ứng xử … nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội.
Khi đứa trẻ mới sinh ra, ý thức, nhân cách của nó chưa được hình thành. Cácchuẩn mực, các quy tắc …
của xã hội vốn tồn tại khách quan bên ngoài, độc lậpvới đứa trẻ. Quá trình trẻ lớn lên trong môi trường
văn minh của xã hội loài người,thẩm thấu những giá trị văn hóa của loài người để tạo ra nhân cách của
chính mình– quá trình xã hội hóa con người. Đó là quá trình giúp trẻ biến những yêu cầukhách quan
của xã hội thành ý thức, thành niềm tin và thái độ, thành những thuộctính, những phẩm chất nhân cách
của cá nhân. Bên cạnh đó, quá trình này cũnggiúp đối tượng biết loại bỏ khỏi bản thân những quan
niệm, những biểu hiện tiêucực, tàn dư cũ, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
b. Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáo dục
Quá trình giáo dục là quá trình hình thành bản chất người – bản chất xã hộitrong mỗi cá nhân một cách
có ý thức, là quá trình tổ chức để mỗi cá nhân chiếmlĩnh được các kinh nghiệm xã hội.
Hoạt động và giao lưu là hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc sống của conngười và cũng là điều kiện
tất yếu của sự hình thành và phát triển nhân cách của cánhân. Tâm lí học đã khẳng định: hoạt động và
giao lưu vừa là nguồn gốc vừa làđộng lực của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Các thuyết về hoạt động đã chứng tỏ là con người muốn tồn tại và phát triểnphải có hoạt động và giao
lưu. Nếu các hoạt động và giao lưu của cá nhân (hoặcnhóm người) được tổ chức một cách khoa học với
các điều kiện, phương tiện hoạtđộng tiên tiến, phong phú, cá nhân được tham gia vào các hoạt động và
giao lưu đóthì sẽ có rất nhiều cơ hội tốt cho sự phát triển.
Chính vì vậy quá trình giáo dục vừa mang tính chất của hoạt động, vừamang tính chất của giao lưu.
Giáo dục là một quá trình tác động qua lại mang tínhxã hội giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục,
giữa các đối tượng giáo dục vớinhau và với các lực lượng, các quan hệ xã hội trong và ngoài nhà
trường
4. Kết luận sư phạm
- Cần tổ chức các hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho học sinh.
- Bồi dưỡng tính tự tin và tinh thần tập thể cho học sinh trong khi tổ chức các hoạtđộng giáo dục
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong các hoạt động do nhường tổ chức….
(*) Trình bày và phân tích các đặc điểm của quá trình giáo dục, từ đó rút ranhững kết luận sư phạm cần
thiết (theo nghĩa hẹp)
Quá trình giáo dục là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhàgiáo dục, người được giáo dục
tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm thựchiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
2. Đặc điểm của quá trình giáo dục
a. Giáo dục là một quá trình có tính mục đích: Mọi tác động giáo dục đềucó mục đích nhất định.
Mục đích giáo dục xuất phát từ những yêu cầu xã hội về phẩm chất nhâncách con người, bị chi phối bởi
trình độ kinh tế xã hội.
- Giáo dục là một quá trình có tính lâu dài: Quá trình giáo dục nhằm hìnhthành những phẩm chất,
những nhân cách của cá nhân nên nó đòi hỏi một thời gianlâu dài mới đạt được kết quả. Tính chất lâu
dài của quá trình giáo dục được xemxét ở các góc độ sau:
+ Quá trình giáo dục được thực hiện trong suốt cả cuộc đời con người từ khisinh ra cho đến khi không
còn sống nữa (Giáo dục suốt đời).
+ Việc hình thành một phẩm chất nhân cách cũng cần có thời gian lâu dài.Việc hình thành và trở nên
bền vững, ổn định của một hành vi, thói quen của cánhân đòi hỏi một thời gian lâu dài đi từ nhận thức
đến niềm tin, thái độ đến hành vithói quen, công việc đó không phải một sớm một chiều mà có được.
+Quá trình hình thành một phẩm chất nhân cách đòi hỏi một thời gian lâudài, việc sửa đổi, cải tạo một
nét nhân cách là đòi hỏi lâu dài hơn.
+ Những phẩm chất mới của nhân cách chỉ có được và trở nên vững chắc khingười được giáo dục tiếp
nhận và trải qua một thời gian tập luyện và thể nghiệm,thể hiện, đấu tranh bản thân trong cuộc sống
thực tế để trở thành kinh nghiệm sốngcủa chính mình càng đòi hỏi một thời gian lâu dài.
+ Kết quả tác động giáo dục, nhất là các tác động nhằm hình thành nhậnthức mới, niềm tin ...thường
khó nhận thấy ngay và có thể kết quả đó lại bị biến đổihoặc bị mất đi. Do đó công tác giáo dục phải
được tiến hành bền bỉ, liên tục theomột kế hoạch ổn định, lâu dài đồng thời trong quá trình giáo dục
phải phát huy caođộ tính tự giác, nỗ lực tự giáo dục kéo dài, liên tục của người được giáo dục thìmới
đạt được hiệu quả cả quá trình giáo dục
Kết luận sư phạm: Trong quá trình giáo dục nhà giáo dục không được nônnóng, vội vàng, đốt cháy
giai đoạn. Nhà giáo dục cần phải có đức tính kiên trì, bềnbỉ, có tính tự kiềm chế cao.
b. Giáo dục là một quá trình có tính phức tạp và chịu tác động bởi nhiềunhân tố:
Tính phức tạp được thể hiện ở chỗ:
+ Tính phức tạp của quá trình giáo dục trước hết nằm ở đối tượng của nó.Đối tượng của quá trình giáo
dục là con người, thực chất là tâm hồn con người, cáingười khác không trực tiếp nhìn thấy, còn đối
tượng của các quá trình hoạt độngkhác có thể nhìn thấy được một cách trực quan, có thể tri giác trực
tiếp. Quá trìnhgiáo dục tạo ra sự chuyển biến trong tâm hồn mỗi con người cũng không thể đánhgiá
ngay được, khó định lượng được một cách rõ ràng. Mỗi cá nhân là một thế giớiđầy bí ẩn và hết sức
phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện mới có thểnhận thức được.
+ Thứ hai kết quả quá trình giáo dục chịu sự tác động của rất nhiều yếu tốkhách quan, chủ quan, bên
trong, bên ngoài khác nhau. Vì vậy trong quá trình tiếnhành giáo dục nhà giáo dục cần quan tâm đến
các điều kiện, các yếu tố khách quan,chủ quan, bên trong, bên ngoài của quá trình giáo dục. Đó là các
điều kiện kinh tếchính trị, tôn giáo, phong tục tập quán, văn hoá...đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnhsống,
điều kiện gia đình...của đối tượng. Muốn giáo dục có hiệu quả nhà giáo dụcphải hiểu đối tượng, nắm
bắt được đối tượng.
+ Thứ ba, kết quả quá trình giáo dục không nhìn thấy ngay được, khôngđánh giá ngay được, là những
cái khó định tính, định lượng một cách chính xác.Kết quả giáo dục phải có thời gian, có điều kiện ,
hoàn cảnh mới bộc lộ ra ngoài.Vì vậy việc đánh giá con người, đánh giá kết quả quá trình giáo dục phải
hết sứcthận trọng, đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp, phải có thời gian và hoàn. Kếtquả của hoạt
động giáo dục nhiều khi không tỷ lệ thuận với cường độ lao động, vớisự đầu tư... tất cả những điều đó
nói lên tính khó khăn, phức tạp của quá trình giáodục.
c, Quá trình giáo dục bao giờ cũng mang tính cụ thể: Quá trình giáo dục được thực hiện trong cuộc
sống, hoạt động và giao lưucủa mỗi cá nhân. Với tư cách là người được giáo dục, tiếp nhận các tác
động giáodục theo những quy luật chung mang tính khái quát, đồng thời giáo dục lại phảichú ý tới
những đặc điểm riêng biệt, cụ thể của đối tượng thì mới có hiệu quả dotránh được những tác động một
cách cứng nhắc, công thức giáo điều. Tính cụ thể của quá trình giáo dục được thể hiện:
+ Tác động giáo dục theo từng cá nhân người được giáo dục với những tìnhhuống giáo dục cụ thể,
riêng biệt.
+ Mỗi học sinh đề là một cá nhân có tính độc lập tương đối của nó về trìnhđộ được giáo dục, về kinh
nghiệm sống, về thái độ, về tình cảm, thói quen…nên quá trình tác động giáo dục phải phù hợp với cái
riêng, cụ thể của họ, giáo dụcphải đi sát, phù hợp với đối tượng chính là thể hiện sự nhận thức đúng đắn
về đặcđiểm này của quá trình giáo dục.

+ Công tác giáo dục phải tính đến đặc điểm của từng loại đối tượng cụ thể:Đặc điểm tâm lý lứa tuổi,
điều kiện hoàn cảnh sống, những diễn biến phức tạp, éole của từng tình huống cụ thể để nhà giáo dục
có thể tìm thấy hoặc dự đoán nhữngnguyên nhân của các biểu hiện (thái độ, hành vi, thói quen) từ đó
mới có biện phápphù hợp.
+ Quá trình giáo dục luôn phải giải quyết những mâu thuẫn, xung đột cụ thểgiữa yêu cầu, nhiệm vụ
giáo dục và phẩm chất, năng lực tâm lý của người đượcgiáo dục . Mâu thuẫn trong quá trình giáo dục
thường nảy khi học sinh phải giảiquyết một nhiệm vụ giáo dục mới nhưng trình độ giáo dục hiện có lại
chưa đủ.
+ Quá trình giáo dục phải đặc biệt chú ý rèn luyện, luyện tập phương thức,thao tác, kỹ năng thể hiện
các yêu cầu, nội dung giáo dục, biến những yêu cầu từbên ngoài thành nét tính cách riêng, độc đáo của
mỗi con người. Đó cũng chính làkết quả phải đạt được của quá trình giáo dục.
+ Quá trình giáo dục được diễn ra trong thời gian, thời điểm, không gian vớinhững điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể.
+ Kết quả quá trình giáo dục cũng mang tính cụ thể đối với từng loại đốitượng giáo dục, đối với từng
mặt, từng yêu cầu giáo dục hoặc tổng quát trọn vẹncủa một quá trình giáo dục cho những đối tượng cụ
thể.
Vì giáo dục mang tính cá biệt, cụ thể tức là giáo dục phải phù hợp với từngcá nhân cụ thể, từng điều
kiện hoàn cảnh cụ thể mới có hiệu quả nên trong quátrình giáo dục, nhà giáo dục phải thực sự thương
yêu học sinh, quan tâm sâu sáthọc sinh để hiểu tường tận về các em, có vậy mới có thể có cách tác động
phù hợpvới từng đối tượng.
d Quá trình giáo dục thống nhất biến chứng với quá trình dạy học
- Giáo dục và dạy học là hai quá trình có cùng mục đích là hình thành vàphát triển nhân cách, tuy nhiên
chúng không đồng nhất.
- Dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh có chất lượng và hiệu quả nội dung học
vấn; giáo dục hình thành những phẩm chất đạo đức, hànhvi, thói quen. . . hai hoạt động này không tách
biệt mà có quan hệ biện chứng vớinhau. Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ dạy học thì thế giới quan và
các phẩmchất đạo đức của học sinh được hình thành và phát triển, ngược lại, giáo dục tốt cácphẩm chất
sẽ thúc đẩy hoạt động đạt kết quả cao, dạy học là quá trình điều khiểnđược, còn quá trình giáo dục là
quá trình phức tạp khó kiểm soát.
- Học sinh là khách thể (đối tượng) của quá trình giáo dục, là chủ thể củaquá trình tựu giáo dục: Trong
quá trình giáo dục học sinh luôn nhận các tác độnggiáo dục từ phía nhà giáo dục các lực lượng giáo dục
khác, khi đó học sinh làkhách thể của quá trình giáo dục. Nhưng khi tiếp nhận các tác động giáo dục đó
người học không hoàn toàn thụ động mà là một thực thể xã hội, có ý thức mangtính tích cực, học sinh
với tư cách là chủ thể của quá trình giáo dục khi nó tự giác,chủ động và tích cực thực hiện các yêu cầu
của giáo dục từ bên ngoài. Hiệu quảquá trình giáo dục phụ thuộc rất lớn vào vào tính chủ thể này của
người được giáodục.
Tóm lại: Trên đây là những đặc điểm cơ bản của quá trình giáo dục. Để thựchiện tốt quá trình giáo dục,
các nhà giáo dục cần nghiên cứu kỹ và nắm vững đượcnhững đặc điểm nêu trên của quá trình giáo dục.

Vấn đề 6 : Nội dung và phương pháp giáo dục(*)


Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục là hệ thống những tri thức, thái độ, hành vi, thói quenhành vi phù hợp với những
chuẩn mực xã hội quy định cần được giáo dục chongười được giáo dục.
Nội dung giáo dục trong nhà trường được thiết kế theo mục đích giáo dục,được chi tiết hóa thành từng
mảng cụ thể phù hợp với trình độ, lứa tuổi, theo từngcấp học, phù hợp với từng tình huống giáo dục cụ
thể.Nội dung giáo dục trong nhà trường bao gồm giáo dục đạo đức và ý thức công dân,giáo dục văn
hóa, thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp,giáo dục môi trường, giáo dục giới
tính và sức khỏe sinh sản, giáo dục dân số, giáodục phòng chống các tệ nạn xã hội,…
(*)Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương pháp giáo dục
Phương pháp là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục. Thực tiễnhoạt động giáo dục cho thấy:
trong cùng một hoạt động giáo dục với mục tiêu, chủthể, đối tượng, điều kiện, phương tiện thực hiện
hoạt động là như nhau nhưng kếtquả của hoạt động mang lại khác nhau. Có thể lí giải sự khác nhau này
chính là do phương pháp tiến hành hoạt động đó có sự khác nhau.
Phương pháp là từ gốc tiếng Hy Lạp “Metodos” có nghĩa là con đường theodõi đối tượng.
Phương pháp cũng đồng nghĩa với biện pháp kỹ thuật, biện pháp khoa học,tổ hợp những quy luật,
nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của con người đạt đến mụcđích đặt ra…
Theo quan niệm của Hêghen: “Phương pháp là ý thức về hình thức vậnđộng bên trong của nội dung sự
vật” (V.I.Lênin, 1963, Bút kí triết học, Nxb Sựthật, tr 103). Hình thức vận động bên ngoài nhưng lại có
liên quan đến nội dung(các quy luật) của sự vật. Điều này có nghĩa là muốn có phương pháp thì cần
phảinhận thức và hành động tuân theo các quy luật của sự vật hiện tượng mà con ngườiđã nhận thức
được.
Theo Paplop: “Phương pháp khoa học là những quy luật nội tại của sự vậnđộng của tư duy với tư cách
là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan” …“là những quy luật khách quan được “chuyển” và
“dịch” trong ý thức của conngười và được sử dụng một cách có ý thức và có hệ thống như một phương
tiện đểgiải thích và cải tạo thế giới” (Tôđo Páp lốp, 1949, Lí luận phản ánh, Mát cơ va,Sách tiếng Nga).
Như vậy muốn có phương pháp thì cần phải nhận thức được quyluật khách quan và hành động phù hợp
với quy luật khách quan đó.
Từ các quan niệm nêu trên về phương pháp ta có thể định nghĩa mộtcách khái quát về phương pháp như
sau: Phương pháp là con đường, là cách thứchoặc trình tự thực hiện các công việc cụ thể để đạt được
mục tiêu đặt ra.
Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổchức cuộc sống, các hoạt động và
giao lưu cho người được giáo dục tham gia nhằmgiúp người được giáo dục chuyển hóa các yêu cầu
chuẩn mực xã hội thành hành vivà thói quen hành vi tương ứng ở họ. Chính vì vậy, bản chất phương
pháp giáo dụclà cách thức tổ chức cuộc sống, các hoạt động và giao lưu cho người được giáo dụctham
gia ở gia đình, nhà trường và xã hội nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đặtra.
Trong quá trình giáo dục luôn bao gồm sự tác động qua lại của hai chủ thểgiáo dục là nhà giáo dục giáo
dục) và người được giáo dục nhằm thực hiện mụctiêu giáo dục đặt ra. Mỗi chủ thể có vai trò, chức năng
riêng trong quá trình giáodục. Nhà giáo dục có vai trò là người tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm
tạo môitrường giáo dục tích cực để người được giáo dục tham gia trên cơ sở đó thực hiệntốt các nhiệm
vụ giáo dục. Bên cạnh đó, người được giáo dục với tư cách là chủthể hoạt động quyết định sự lựa chọn
các tác động giáo dục từ môi trường và quyếtđịnh sự phát triển nhân cách của bản thân. Vì vậy trong
quá trình giáo dục, phươngpháp giáo dục được hiểu như sau:
Phương pháp giáo dục là hệ thống cách thức hoạt động của nhà giáodục và người được giáo dục thực
hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thựchiện tốt các nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo
dục đặt ra.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra đòi hỏi hệ thống cáccách thức hành động của nhà giáo
dục phải phù hợp với bản chất, quy luật của quátrình giáo dục và đối tượng giáo dục.
Phương pháp giáo dục là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện,phương diện khác nhau. Có thể
nêu ra một số đặc trưng của phương pháp giáo dụcnhư sau:
- Phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở định hướng của mục đích giáo dục.
- Phương pháp giáo dục là sự thống nhất của cách thức tổ chức của nhà giáodục và cách thức tham gia
tích cực tự giáo dục của người được giáo dục.
- Phương pháp giáo dục thực hiện thống nhất tác động tới nhận thức, thái độ vàhành vi ứng xử của
người được giáo dục trong quá trình giáo dục
- Phương pháp giáo dục là sự thống nhất của logic nội dung giáo dục và lôgictâm lý của người được
giáo dục.
- Phương pháp giáo dục có tính khách quan và chủ quan.
- Phương pháp giáo dục là sự thống nhất của cách thức hành động với điều kiệnphương tiện giáo dục.
- Phương pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiê ~n và đặc điểm tâm sinhlý của đối tượng giáo
dục cụ thể.
Kết luận: để có hiệu quả của hoạt động giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục khilựa chọn, sử dụng các phương
pháp giáo dục cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ mụcđích, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, đối tượng,
phương tiện, môi trường, hoàn cảnhgiáo dục cụ thể.
(*)Trình bày hệ thống các phương pháp giáo dục
Khái niệm phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là hệ thống cách thức hoạt động của nhà giáo dục vàngười được giáo dục thực
hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thực hiện tốt cácnhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo
dục đặt ra.2. Một số cách phân loại các phương pháp giáo dục Quá trình giáo dục là một quá trình
phức tạp, các phương pháp giáo dụcđược hiểu trên nhiều bình diện khác nhau và có cách phân chia
nhóm phương phápgiáo dục gọi tên khác nhau.
Sau đây là một số cách phân loại các phương pháp giáo dục:
- Dựa trên cơ sở lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục ta cócác phương pháp giáo dục:
Nhóm phương pháp giáo dục gia đình, nhóm phươngpháp giáo dục xã hô ~i, nhóm phương pháp giáo
dục đoàn thể, nhóm phương phápgiáo dục nhà trường.
- Dựa trên cơ sở nô ~i dung giáo dục, ta có các phương pháp giáo dục: phươngpháp giáo dục đạo đức,
phương pháp giáo dục thẩm mỹ, phương pháp giáo dụcpháp luật....
- Dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lý lứa tuổi của đối tượng giáo dục ta có cácphương pháp giáo dục:
phương pháp giáo dục trẻ trước tuổi học, phương pháp giáodục học sinh tiểu học, phương pháp giáo
dục học sinh THPT....
- Dựa trên cơ sở tiếp cận phương thức tác động giáo dục trực tiếp hay giántiếp đối tượng giáo dục ta có:
phương pháp giáo dục tác động “tay đôi”, phươngpháp “bùng nổ sư phạm”, phương pháp giáo dục tác
động song song, phương pháptạo dư luận…
- Dựa trên cơ sở quy trình các khâu của quá trình giáo dục, ta có 3 nhómphương pháp giáo dục sau đây
+ Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân của người được giáodục về các chuẩn mực xã hội
quy định (Đàm thoại, Kể chuyện, Giảng giải, Nêugương)
+ Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động hình thành hành vi và thóiquen hành vi ứng xử cho người
được giáo dục phù hợp với các chuẩn mực xã hội(CMXH) quy định (Phương pháp giao việc, Phương
pháp tập luyện, Phương pháp rèn luyện)
+ Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử củangười được giáo dục phù hợp
với các CMXH quy định (Khen thưởng, Trách phạt,Phương pháp thi đua )
Các cách phân chia phương pháp giáo dục nêu trên đều dựa trên cáccách tiếp cận khác nhau và tùy
thuộc vào mục đích, mục tiêu giáo dục đặt ra mànhà giáo dục lựa chọn, sử dụng các phương pháp giáo
dục cho phù hợp.
3. Hệ thống các phương pháp giáo dục
Theo cách phân loại phổ biến về hệ thống các phương pháp giáo dục - cáchphân loại dựa trên cơ sở
logic của quá trình giáo dục, hệ thống các phương phápgiáo dục bao gồm:
(1) Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân của người được giáodục
- Đàm thoại
- Kể chuyện
- Giảng giải
- Nêu gương
(2) Nhóm các PP hình thành hành vi và thói quen hành vi của người đượcgiáo dục
- Yêu cầu sư phạm
- Luyện tập
- Rèn luyện
(3) Nhóm các PP kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử củangười được giáo dục
- Khen thưởng
- Trách phạt
- Thi đua
Cách phân chia các phương pháp giáo dục thành 3 nhóm phương pháp nêutrên chỉ có tính chất tương
đối. Quá trình giáo dục tác động tới người được giáodục không nhất thiết phải tuần tự tác động tới nhận
thức, cảm xúc, tình cảm rồimới tác động tới hành vi, thói quen hành vi ứng xử của người được giáo
dục. Trongthực tiễn giáo dục, các tác động giáo dục luôn đan xen vào nhau, hỗ trợ cho nhauvà thực
hiện một cách linh hoạt với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người được giáo dục khác nhau, trong
những tình huống, bối cảnh giáo dục đa dạng củacuộc sống.
(*) Trình bày và phân tích nội dung của PP đàm thoại trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Đàm thoại là phương pháp trò chuyện chủ yếu giữa nhà giáo dục và người đượcgiáo dục về các chủ đề
có liên quan đến các CMXH nói chung, các chuẩn mực đạođức, pháp luật, thẩm mỹ nói riêng bằng một
hệ thống các câu hỏi do nhà giáo dụcchuẩn bị trước.
Các loại đàm thoại: tùy vào mục tiêu của hoạt động đàm thoại, ta có các loạinhư sau: đàm thoại gợi mở,
đàm thoại củng cố, hệ thống hoá...
Ý nghĩa của phương pháp đàm thoại:
+ Thông qua đàm thoại, người được giáo dục có cơ hội giải thích, đánh giánhững sự kiện, hiện tượng
có liên quan đến các hành vi tích cực hay tiêu cực, giảithích những tình huống đạo đức, pháp luật…trên
cơ sở đó nắm vững được nhữngtri thức về các CMXH quy định và từ đó rút ra những kết luận bổ ích
cho bản thân.
+ Thông qua đàm thoại, người được giáo dục có điều kiện để khắc sâu, pháttriển, hệ thống hoá những
vấn đề có liên quan đến các CMXH đã được giáo dục, từđó hình thành, phát triển xúc cảm, tình cảm
tích cực đối với các CMXH.
+ Qua đàm thoại sẽ hình thành và phát triển được ở người được giáo dục niềmtin đối với các CMXH và
trên cơ sở đó hình thành được ý thức cá nhân của ngườiđược giáo dục đối với các CMXH quy định.
Yêu cầu thực hiện phương pháp đàm thoại:
+ Công tác chuẩn bị đàm thoại: Nhà giáo dục cần xác định rõ chủ đề, mục tiêu, nội dung của buổi đàm
thoại;xây dựng hệ thống câu hỏi (chính – phụ) và thông báo cho người được GD chuẩnbị trước.
+ Tổ chức đàm thoại: Người tổ chức nêu lên chủ đề, mục tiêu, nội dung vàcác câu hỏi đặt ra của buổi
đàm thoại; Sau đó tổ chức trò chuyện giữa nhà giáodục với người được giáo dục và giữa những người
được giáo dục với nhau; Các ýkiến được lật đi lật lại cho đến khi hoàn thành mục tiêu chủ đề đàm
thoại.
+ Kết thúc đàm thoại: Nhà giáo dục cần kích thích những người được giáodục rút ra những kết luận, bài
học cần thiết đối với bản thân và những người xungquanh. Sau cùng nhà giáo dục tổng kết đánh giá kết
quả đàm thoại.Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP kể chuyện trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Kể chuyện là phương pháp tác động rất mạnh mẽ tới cảm xúc của ngườinghe thông qua cách thức kể
chuyện của người kể và các nhân vật, tình huống trong nội dung của cốt truyện. Vì vậy, kể chuyện là
phương pháp được sử dụng rấtphổ biến trong quá trình giáo dục với những người được giáo dục nhỏ
tuổi.- Định nghĩa kể chuyện là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, điệu bộ,cử chỉ, nét mặt để thuật
lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáodục.- Ý nghĩa của phương pháp kể chuyện:
+ Qua nội dung truyện kể và cách thức kể chuyện, người được giáo dục sẽhình thành phát triển tri thức,
xúc cảm tình cảm tích cực, niềm tin đúng đắn đối vớicác CMXH.
+ Người được giáo dục sẽ học tập được những gương tốt và tránh đượcnhững gương phản diện với óc
phê phán nhận xét, đánh giá thông qua nội dung câuchuyện.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp kể chuyện:
+ Lựa chọn truyện kể: Nhà giáo dục cần trên cơ sở mục tiêu giáo dục, vớiđối tượng giáo dục cụ thể
xác định chủ đề truyện kể; Lựa chọn cốt truyện được xâydựng phong phú, hấp dẫn chứa đựng các tình
huống giáo dục hướng tới mục tiêugiáo dục; Lưu ý khối lượng truyện kể phải phù hợp về mặt thời gian,
phù hợp vớitrình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý người được giáo dục.
+ Người kể chuyện phải thể hiện lời nói sinh động, giọng nói, cử chỉ, điệubộ, nét mặt phải phù hợp với
các tình tiết, các nhân vật trong cốt truyện. Nhằm gâysự tập trung chú ý, cảm xúc mạnh mẽ cho người
được giáo dục; Lưu ý có thể cóthể kết hợp với băng hình, các bức tranh ảnh minh hoạ cho những tình
huống nổibật.
+ Sau khi kể chuyện : Đối với người được giáo dục tuổi nhỏ, nhà giáo dụccó thể yêu cầu trẻ tập kể lại
và nêu một số câu hỏi cho người được giáo dục traođổi nhằm khắc sâu những bài học về các CMXH,
củng cố niềm tin đối với cácCMXH và phát triển năng lực tưởng tượng sáng tạo của người được giáo
dục.Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(*) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp giảng giải trong giáodục. Liên hệ thực tiễn
Giảng giải là phương pháp trong đó, nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích,chứng minh các CMXH đã
được quy định, nhằm giúp cho người được giáo dụchiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung, quy tắc thực
hiện các chuẩn mực này.Ý nghĩa phương pháp giảng giải:
+ Người được giáo dục nắm vững những tri thức về các CMXH một cách tựgiác trên cơ sở những luận
cứ, luận chứng khoa học, ví dụ cụ thể, rõ ràng… thôngqua cách phân tích, giảng giải của nhà giáo dục.
+ Thông qua giảng giải giúp hình thành niềm tin ở người được giáo dục vềcác CMXH quy định
+ Qua giảng giải người được giáo dục tránh được các tình trạng: nắm cácCMXH, mù quáng, máy móc,
hình thức dẫn đến những hành vi tương ứng khôngtự giác.
- Yêu cầu trong quá trình giảng giải:
+ Chuẩn bị nội dung diễn giải đầy đủ, chính xác, đáp ứng các câu hỏi: Tạisao? Nội dung gồm? Thực
hiện theo quy tắc nào?
+ Khi giảng giải phải:
●Lời nói: rõ ràng, khúc chiết, không lan man dài dòng.
●Lập luận: chính xác, dễ hiểu, lô gíc.
●Minh họa: Tranh ảnh, băng hình (nếu cần), giáo dục thực tế gần gũiđời thường của người được giáo
dục.
●Có thể và nên thu hút người được giáo dục tham gia vào giải thíchchứng minh… và rút ra kết luận
trong quá trình giảng giải.
●Nên liên hệ để người được giáo dục liên hệ với thực tế, với bản thân.Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP nêu gương trong giáo dục. Liên hệthực tiễn
Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương sáng của các cá nhân hoặccủa tập thể để kích thích
những người được giáo dục học tập và làm theo.Phương pháp nêu gương có thể dùng những tấm
gương tốt để người được giáodục học tập và gương xấu để tránh những hành vi tương tự.
+ Nêu gương tốt (chính diện) nhằm giúp người được giáo dục khắc phụcnhững khó khăn gặp phải của
bản thân, học tập và làm theo gương tốt, hướng vào những hành vi tích cực (làm việc thiện).
Ví dụ về những tấm gương tốt: học sinh học giỏi, giúp đỡ bạn, giúp đỡ nhữngngười có hoàn cảnh khó
khăn, luôn có trách nhiệm, nhiệt tình trong các hoạt động,“sinh viên nghèo vượt khó”, “các nhà doanh
nghiệp trẻ”, lao động giỏi, dũng cảmhy sinh vì nước vì dân, …
+ Nêu gương xấu (gương phản diện) nhằm giúp người được giáo dục phântích, tránh hành vi tương
tự.Ví dụ gương xấu như: lười học, chơi bời lêu lổng, cờ bạc rượu chè, ăn cắp,gây gổ, ăn nói vô lễ, trốn
thuế…
Ý nghĩa phương pháp nêu gương:
+ Qua nêu gương, nhà giáo dục sẽ giúp người được giáo dục phát triểnnăng lực phê phán, đánh giá
được hành vi của người khác và rút ra những kết luậnbổ ích.
+ Người được giáo dục biết học những gương tốt đồng thời biết tránh gươngxấu trong cuộc sống và các
hoạt động thực tiễn
+ Qua việc phân tích, đánh giá của nhà giáo dục về những tấm gương sẽ giúpngười được giáo dục hình
thành niềm tin về các CMXH và mong muốn có nhữnghành vi phù hợp với các CMXH quy định.
Yêu cầu thực hiện phương pháp nêu gương:
+ Trên cơ sở: mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, đặc điểm tâm sinh lí củangười được giáo dục, nhà
giáo dục lựa chọn những tấm gương sáng và gương phảndiện cho phù hợp. Tránh lạm dụng những
gương phản diện vì dễ dẫn tới tác dụngphản giáo dục
.+ Những tấm gương lựa chọn phải thoả mãn điều kiện sau đây:
●Gần gũi với cuộc sống đời thường của người được giáo dục, tránh xalạ, không thích hợp.
●Có tính điển hình, cụ thể. Tránh lan man, chung chung.
●Phải có tính khả thi với người được giáo dục. “Tránh” quá lý tưởngnên người được giáo dục chỉ có
thể “chiêm ngưỡng” mà không bắt chước được.+ Trong quá trình nêu gương, nhà giáo dục nên khuyến
khích người đượcgiáo dục liên hệ thực tế, nêu những tấm gương cần học tập, phê phán và tham giatích
cực vào phân tích, đánh giá những tấm gương đó để rút ra kết luận bổ ích.+ Nhà giáo dục cần phải tự
rèn luyện, xây dựng nhân cách bản thân trởthành là một tấm gương sáng trước người được giáo
dục.Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(*) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp nêu yêu cầu sư phạmtrong giáo dục. Liên hệ thực
tiễn
Giao việc (nêu yêu cầu sư phạm) là phương pháp nhà giáo dục lôi cuốnngười được giáo dục vào các
hoạt động đa dạng với những công việc nhất định,với những nghĩa vụ cá nhân và xã hội nhất định mà
người được giáo dục phải hoànthành.
- Ý nghĩa của phương pháp giao việc: Qua thực hiện công việc, hoạt động được giao người được giáo
dục sẽ hình thành những hành vi, thói quen phù hợpvới các yêu cầu công việc được giao, yêu cầu của
các CMXH quy định và được thểhiện những kinh nghiệm ứng xử của mình trong mối quan hệ đa dạng.
Yêu cầu thực hiện phương pháp giao việc:
+ Trước khi giao việc, nhà giáo dục cần giúp người được giáo dục ý thức đầyđủ về ý nghĩa xã hội và ý
nghĩa cá nhân của công việc phải làm và kích thích họ tựgiác, tích cực hoạt động thực hiện công việc
được giao.
+ Nhà giáo dục đưa ra những yêu cầu cụ thể mà người được giáo dục phảihoàn thành và giúp họ định
hướng đúng đắn toàn bộ chuỗi hành động phải hoànthành.
+ Giao việc phải tính tới hứng thú, năng khiếu, điều kiện thực tiễn và tính khảthi của hoạt động của
người được giáo dục nhằm phát huy thế mạnh ở họ tronghoạt động.
+ Quá trình thực hiện hoạt động nhà giáo dục cần theo dõi, giúp đỡ tạo điềukiện (nếu cần) để người
được GD hoàn thành mọi yêu cầu của công việc đượcgiao.
+ Cần kiểm tra đánh giá công khai kết quả hoàn thành công việc của cá nhânhay tập thể người được
giáo dục. Lưu ý: nhà giáo dục luôn có nhận xét cụ thể,những chỉ dẫn hỗ trợ và khuyến khích, động viên
người được giáo dục tiếp tụctham gia các hoạt động thực tiễn.
+ Có thể phát huy ý thức tự quản của tập thể học sinh bằng việc để tập thểhọc sinh giao việc cho cá
nhân trong các hoạt động của lớp mà không nhất thiếtgiáo viên giao việc.Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP luyện tập trong giáo dục. Liên hệthực tiễn
Tập luyện là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện một cáchđều đặn và có kế hoạch
các hoạt động nhất định, nhằm biến những hành động đóthành những thói quen ứng xử ở người được
giáo dục.
Ý nghĩa của phương pháp luyện tập:
+ Người được giáo dục có môi trường hoạt động thực tiễn để trải nghiệm,củng cố, phát triển niềm tin
đối với các CMXH và biến ý thức cá nhân về cácCMXH thành những hành vi tương ứng ở họ.
+ Người được giáo dục có môi trường hoạt động thực tiễn để lặp đi lặp lại cáchành vi hoạt động theo
quy trình xác định trên cơ sở đó tạo lập thành những thóiquen hành vi ứng xử tương ứng ở họ, đảm bảo
tính bền vững của hành vi ứng xửphù hợp với các CMXH quy định ở người được giáo dục.Yêu cầu khi
thực hiện phương pháp luyện tập:
+ Nhà giáo dục cần giúp cho người được giáo dục nắm được quy tắc hành vi vàhình dung rõ hành vi đó
cần thực hiện như thế nào? để giúp họ có thể định hướngcho việc thực hiện hành vi qua tập luyện.
+ Trong những trường hợp cần thiết, nhà giáo dục có thể làm mẫu cho ngườiđược giáo dục về những
hành vi cần tập luyện.
+ Cần tạo điều kiện cho người được giáo dục tập luyện theo quy tắc hành vi,theo mẫu hành vi đã giới
thiệu.
+ Nhà giáo dục cần khuyến khích người được giáo dục tập luyện thườngxuyên, lặp đi lặp lại những
hành vi đã tập luyện qua việc thực hiện chế độ sinhhoạt hàng ngày, các hoạt động thực tiễn của cuộc
sống
+ Nhà giáo dục cần tiến hành kiểm tra uốn nắn thường xuyên hành vi hoạtđộng của người được giáo
dục theo yêu cầu quy trình chuẩn đồng thời khuyếnkhích, động viên họ tự kiểm tra, tự uốn nắn hành vi
của mình trong quá trình luyệntập.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP rèn luyện trong giáo dục. Liên hệthực tiễn
Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục được thể nghiệm ýthức, tình cảm, hành vi
của mình về các CMXH trong những tình huống đa dạngcủa cuộc sống. Qua đó hình thành và củng cố
được những hành vi phù hợp với cácCMXH đã quy định.
Ý nghĩa của phương pháp rèn luyện:
+ Thông qua những tình huống, hoạt động mới, đa dạng của cuộc sống thực,người được giáo dục được
trải nghiệm là chính mình đưa ra những quyết định vàchịu trách nhiệm với những quyết định đó. Trên
cơ sở đó nhận ra mình là ai, nhữngcái phù hợp và chưa phù hợp từ đó điều chỉnh bản thân đáp ứng yêu
cầu của CMXH.
+ Chính trong quá trình “thâm nhập” vào những tình huống mới, đa dạng củacuộc sống, người được
giáo dục phải tiến hành cuộc đấu tranh động cơ để tự xácđịnh động cơ đúng đắn, định hướng cho hoạt
động nhằm giải quyết đúng đắnnhững tình huống đó. Điều đó sẽ giúp cho ý thức về các CMXH ở
người được giáodục được khắc sâu, phát triển đảm bảo những hành vi, hoạt động tương ứng mangtính
tự giác, bền vững cao và hình thành thói quen hành vi tương ứng ở họ.
+ Quá trình được trải nghiệm, lặp đi lặp lại những hành vi đó trong những tìnhhuống khác nhau của
cuộc sống thực sẽ giúp người được giáo dục biến những hànhvi đó trở thành thói quen bền vững.
Yêu cầu:
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục “Thâm nhập” vào những tình huốngđa dạng từ đơn giản đến
phức tạp, từ dễ đến khó của cuộc sống thực.
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục dựa vào kết quả của tập luyện, lặp đilặp lại những hành vi đó
trong những tình huống khác nhau của cuộc sống thực đểnhững hành vi đó trở thành thói quen bền
vững.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra của nhà giáo dục và tự kiểm tra của ngườiđược giáo dục .
+ Tổ chức liên tục có hệ thống các hoạt động thông qua tình huống tự nhiêncủa cuộc sống thực hoặc
tạo ra những tình huống thích hợp nhằm thu hút ngườiđược giáo dục tích cực tham gia.Sinh viên liên
hệ để lấy ví dụ
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP khen thưởng trong giáo dục. Liênhệ thực tiễn
Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự đồng tình, sự đánh giá tích cực của nhàgiáo dục đối với thái
độ, hành vi ứng xử của người được giáo dục trong những tìnhhuống nhất định nhằm đạt được mục tiêu
giáo dục đặt ra.
Ý nghĩa của khen thưởng:
+ Khen thưởng là cách thức để khẳng định hành vi của người được giáo dụclà đúng đắn, phù hợp với
các CMXH đã quy định.
+ Qua việc khen thưởng sẽ giúp người được giáo dục tự khẳng định những hànhvi tốt của mình, củng
cố và phát triển niềm tin đối với các CMXH có liên quan đếnnhững hành vi tốt của mình đã thực hiện.
+ Khen thưởng sẽ kích thích người được giáo dục duy trì, phát triển những hànhvi tích cực đồng thời
tránh được những hành vi tiêu cực không phù hợp cácCMXH.
Vì vậy có thể nói: khen thưởng là phương pháp rất quan trọng và có ý nghĩa sâusắc đối với người được
giáo dục, khen thưởng mang lại sức mạnh và niềm tin chongười được giáo dục trong quá trình học tập
và rèn luyện bản thân.Các hình thức khen thưởng: Để lựa chọn đưa ra quyết định về hình thức vàmức
độ khen thưởng phù hợp với người được giáo dục , đòi hỏi nhà giáo dục cầncăn cứ vào: tính chất, mức
độ, phạm vi ảnh hưởng, động cơ, sự nỗ lực của ngườiđược giáo dục … đối với hành vi tích cực đó mà
nhà giáo dục có hình thức, mứcđộ khen thưởng phù hợp. Ví dụ: về các mức độ khen thưởng đối với
hành vi tích cực của người đượcgiáo dục (theo chiều tăng dần):
+ Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hoặc giántiếp.
+ Tỏ lời khen với những hành vi tốt.
+ Biểu dương những hành vi tốt.
+ Tặng giấy khen, bằng khen có kèm thưởngLưu ý: thưởng có thể bằng nhiều hình thức như vật phẩm,
tiền mặt, họcbổng, chuyến du lịch…
Yêu cầu khi thực hiện khen thưởng:
+ Đảm bảo khen thưởng trên cơ sở hành vi thực tế đạt được của người đượcgiáo dục.
VD: Nhà giáo dục cần xem xét hành vi đó thể hiện có phù hợp với cácCMXH hay không?
Có động cơ đúng đắn không? Có tính phổ biến, tính thườngxuyên không?
+ Đảm bảo khen thưởng phải khách quan, công bằng không vì thiên vị mà đánhgiá cao, thành kiến mà
đánh giá thấp
+ Đảm bảo khen thưởng phải kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, tránh khen thưởng ởnhững nơi không thích
hợp, tuỳ tiện quá sớm hay quá muộn.
+ Đảm bảo kết hợp khen thưởng thường xuyên với khen thưởng quá trình.
+ Đảm bảo khen thưởng phải gây được dư luận tập thể đồng tình, ủng hộ.
Vì khi dư luận tập thể đồng tình, ủng hộ sẽ làm tăng thêm giá trị, ý nghĩa củahành vi tốt, kích thích
người được GD tiếp tục phát triển hành vi tốt và kích thích,định hướng cho những người khác noi theo
những hành vi tốt.
(*)Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp trách phạt trong giáodục. Liên hệ thực tiễn
Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phêphán những hành vi sai trái
của người được giáo dục so với các CMXH quy định.Ý nghĩa của việc trách phạt:
+ Trách phạt sẽ buộc người mắc lỗi trong ứng xử phải ngừng ngay hành vi saitrái một cách tự giác,
nâng cao ý thức tự kiềm chế trong tương lai không tái phạmnữa mà trái lại có những hành vi đúng đắn,
tích cực phù hợp với các CMXH quyđịnh.
+ Tạo cơ hội nhắc nhở những người khác không vi phạm các CMXH, không rơivào những hành vi sai
trái như người bị trách phạt.Các hình thức trách phạt :
Tùy vào từng trường hợp mà nhà giáo dục có thể đưa ra quyết định hình thức,mức độ trách phạt phù
hợp theo mức độ tăng dần như sau: Nhắc nhở (khuyên bảo),chê trách, phê bình, cảnh cáo, buộc thôi
học, đuổi học.
Khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức, mức độ trách phạt đòi hỏi nhà giáodục cần căn cứ vào các
yếu tố sau đây:
+ Loại hình của hành vi sai lệch là học tập, lao động hay ứng xử ? sẽ có cáchtrách phạt khác nhau.
+ Tính chất của hành vi sai lệch (Nghiêm trọng hay không nghiêm trọng? thườngxuyên hay không
thường xuyên? cố tình hay vô ý?).
+ Phạm vi và mức độ tai hại do hành vi sai lệch gây ra (Tai hại nhiều hay ít?, ởdiện rộng hay diện hẹp?)
Yêu cầu khi trách phạt:
+ Đảm bảo trách phạt phải khách quan: Nhà giáo dục phải thận trọng xem xétđánh giá những hành vi
sai lệch của người được giáo dục, cũng như đưa ra nhữngquyết định về mức độ, hình thức trách phạt
sao cho đúng đắn, chính xác và thỏađáng. Tránh tình trạng đánh giá sai, không phù hợp với thực tế
(Quá cao hay quáthấp)
+ Đảm bảo trách phạt phải công bằng: Nhà giáo dục khi đưa ra quyết định tráchphạt cần phải công
bằng với mọi người, tránh thiên vị mà trừng phạt nhẹ, thànhkiến mà trừng phạt nặng
+ Đảm bảo khi trách phạt phải làm cho người được giáo dục thấy rõ đượcsai lầm của mình và chấp
nhận hình thức, mức độ trách phạt đối với mình “Tâmphục, khẩu phục”. Cụ thể: Khi trách phạt phải
làm cho người được giáo dục thấy rõđược lý do bị trách phạt, tính tất yếu của sự trách phạt; Người
được giáo dục thểhiện thái độ ân hận về lỗi lầm của mình và chấp nhận tính hợp lý của hình thức
vàmức độ trách phạt. Có như vậy người được giáo dục mới quyết tâm sửa chữa sailầm, không tái phạm.
+ Đảm bảo tôn trọng nhân phẩm của người bị trách phạt: Cụ thể: Khitrách phạt nhà giáo dục không
được làm nhục, không xúc phạm tới thể xác ngườibị trách phạt; Không dùng trách phạt để trả thù; Phải
chỉ ra hướng để giúp chongười bị trách phạt sửa chữa sai lầm một cách tích cực và tự tin; Đồng thời
luôn tỏthái độ chân thành, lòng tin tưởng ở sự tiến bộ của họ.
+ Đảm bảo tính cá biệt trong trách phạt: Khỉ trách phạt, nhà giáo dụccần quan tâm tới đặc điểm tâm
sinh lý (xu hướng, năng lực, vốn kinh nghiệm, tínhcách, điều kiện hoàn cảnh…) của từng cá nhân
người mắc lỗi trong từng bối cảnhcụ thể để có cách thức giáo dục phù hợp.
+ Đảm bảo trách phạt của nhà giáo dục phải tạo được dư luận tập thểđồng tình với sự trách phạt. Sự
đồng tình của dư luận tập thể với việc trách phạtcủa nhà giáo dục sẽ tạo thêm sức mạnh hỗ trợ người bị
trách phạt quyết tâm nhanhchóng sửa chữa sai lầm đồng thời ngăn chặn những người khác không vi
phạm sailầm.Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(*)Trình bày và phân tích nội dung của PP thi đua trong giáo dục. Liên hệthực tiễn
Thi đua là phương pháp thông qua các phong trào hoạt động tập thể nhằm kíchthích khuynh hướng tự
khẳng định ở người được giáo dục, thúc đẩy họ đua tàigắng sức, hăng hái nỗ lực vươn lên ở vị trí hàng
đầu và lôi cuốn những người kháccùng tiến lên giành thành tích cá nhân hay tập thể cao nhất.
Phong trào thi đua có thể tổ chức trong các hoạt động học tập, lao động, vệ sinhtrường lớp, văn hóa văn
nghệ, thể dục, thể thao…của tập thể các lớp, các câu lạcbộ ở nhà trường…VD: “Người đạt điểm cao
nhất trong tháng”, “Người có nhiềuđóng góp xây dựng bài nhất trong tháng”…; “Lớp học xanh, sạch,
đẹp”….
Ý nghĩa của phương pháp thi đua:
+ Thi đua kích thích nhu cầu khẳng định bản thân của người được giáo dục.Những người được giáo dục
sẽ nỗ lực hết mình tham gia vào quá trình hoạt độngthi đua để giành thắng lợi cao nhất trên cơ sở đó đạt
được các mục tiêu giáo dụcđặt ra.
+ Thi đua tạo môi trường hoạt động tích cực và hiệu quả của những ngườigiáo dục tham gia trên cơ sở
đó mục tiêu giáo dục đạt được hiệu quả cao
+ Trong hoạt động thi đua, với sự nỗ lực hết mình của người tham gia, ngườiđược giáo dục sẽ tự nhận
thức, đánh giá được bản thân mình trên cở sở đó có sựđiều chỉnh kịp thời đối với bản thân.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp thi đua:
+ Mục tiêu thi đua phải được xác định: cụ thể, rõ ràng và thiết thực
+ Các hoạt động thi đua cần phải động viên được tất cả mọi người được giáodục hăng hái tham gia với
động cơ đúng đắn.
+ Các hình thức hoạt động thi đua phải thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫnngười được giáo dục
tham gia.
+ Thi đua cần có phương thức đánh giá kết quả thi đua tường minh, công khaikích thích sự tham gia hết
mình của các thành viên và cần có so sánh công khai kếtquả thi đua mà họ đạt được.
+ Tiến hành sơ tổng kết các hoạt động thi đua đều đặn để giúp người đượcgiáo dục điều chỉnh kịp thời
hoạt động của bản thân trên cơ đó đạt hiệu quả caonhất của hoạt động thi đua.
+ Nhà giáo dục cần biểu dương khen thưởng công bằng, thích đáng các cánhân và tập thể đạt thành tích
cao hoặc có nhiều nỗ lực trong thi đua.
(*)Trình bày những yêu cầu khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp giáo dục
Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng đối với mọi nhà giáo dục,cho mọi đối tượng giáo dục,
trong mọi tình huống, điều kiện giáo dục…Mỗi nhóm phương pháp, mỗi phương pháp giáo dục có ưu,
nhược điểmriêng và thực hiện với những nhiệm vụ giáo dục nhất định. Do đó, trong quá trìnhgiáo dục
đòi hỏi nhà giáo dục cần biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp giáodục để đạt được mục tiêu GD
đặt ra.Mục đích của nhà giáo dục sử dụng các phương pháp giáo dục để giúp ngườiđược giáo dục tự
chuyển hóa yêu cầu của các CMXH quy định thành hành vi vàthói quen hành vi ứng xử tương ứng ở họ
trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụgiáo dục.
Vì vậy trong hoạt động thực tiễn giáo dục, đòi hỏi nhà giáo dục khi lựachọn, sử dụng các phương
pháp cần lưu ý những điều sau đây:
+ Khi lựa chọn phối hợp các phương pháp giáo dục cần dựa trên cơ sở: Mụcđích, nhiệm vụ giáo dục
xác định; Nội dung giáo dục cụ thể; Đặc điểm của đốitượng giáo dục ; Năng lực sư phạm của nhà giáo
dục; Những điều kiện, bối cảnhthực tế của vấn đề giáo dục.
+ Trong quá trình vận dụng các phương pháp giáo dục cần đảm bảo được sựthống nhất giữa hoạt động
giáo dục - vai trò chủ đạo của nhà giáo dục với hoạtđộng tự giáo dục - vai trò tự giác tích cực, độc lập
năng động của người được giáodục
Tuyệt đối tránh 2 xu hướng:Nếu quá đề cao vai trò của nhà giáo dục, coi nhẹ, coi thường vai trò
củangười được giáo dục. Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục áp đặt mang tính hìnhthức.Nếu hạ thấp
vai trò nhà giáo dục, quá đề cao vai trò người được giáo dục.Điều đó dẫn đến hậu quả người được giáo
dục tự do, vô tổ chức trong giáo dục.

You might also like