You are on page 1of 201

lOMoARcPSD|18529809

SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

quản trị học (Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)
lOMoARcPSD|18529809

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


TS. Đỗ Hồng Cường - ThS. Phạm Việt Quỳnh

GIÁO TRÌNH
SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................7

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC
1.1. Khái quát về cơ thể người ......................................................................................9
1.2. Khái quát về sinh lý học người ............................................................................11
1.3. Sinh trưởng và phát triển của trẻ em ....................................................................12
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................................ 17

Chương 2. SINH LÝ MÁU VÀ TUẦN HOÀN


2.1. Sinh lý máu ........................................................................................................19
2.2. Dịch kẽ và dịch bạch huyết của cơ thể ................................................................30
2.3. Sinh lý tuần hoàn ................................................................................................32
2.4. Vệ sinh máu và hệ tuần hoàn ở trẻ lứa tuổi Tiểu học ............................................38
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .................................................................................................40

Chương 3. SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA


3.1. Khái quát về hệ tiêu hóa ......................................................................................41
3.2. Khoang miệng, hầu và thực quản ........................................................................44
3.3. Dạ dày ...............................................................................................................49
3.4. Ruột non và các tuyến tiêu hóa lớn (gan và tụy) ..................................................52
3.5. Ruột già và hậu môn ...........................................................................................58
3.6. Vệ sinh hệ tiêu hóa của trẻ em lứa tuổi Tiểu học..................................................59
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .................................................................................................61

Chương 4. SINH LÝ HÔ HẤP

4.1. Khái quát về hệ hô hấp .......................................................................................63


4.2. Cấu tạo hệ hô hấp...............................................................................................64

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

4 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

4.3. Hoạt động hô hấp ...............................................................................................68


4.4. Vệ sinh hệ hô hấp ở trẻ em lứa tuổi Tiểu học .......................................................72
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .................................................................................................72

Chương 5. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG


5.1. Khái quát về trao đổi chất và năng lượng .............................................................74
5.2. Trao đổi chất ......................................................................................................75
5.3. Trao đổi năng lượng ............................................................................................82
5.4. Một số bệnh liên quan đến trao đổi chất và năng lượng ở trẻ em
lứa tuổi Tiểu học .................................................................................................83
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .................................................................................................85

Chương 6. SINH LÝ BÀI TIẾT VÀ SINH DỤC


6.1. Sinh lý bài tiết .....................................................................................................87
6.2. Sinh lý sinh dục ..................................................................................................93
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................100

Chương 7. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT


7. 1. Đại cương về nội tiết ........................................................................................102
7.2. Cấu tạo và chức năng các tuyến nội tiết ............................................................105
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................110

Chương 8. SINH LÝ VẬN ĐỘNG


8.1. Đại cương về xương ..........................................................................................111
8.2. Đại cương về cơ ................................................................................................122
8.3. Vệ sinh hệ vận động của trẻ lứa tuổi Tiểu học ...................................................131
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................132

Chương 9. SINH LÝ THẦN KINH


9.1. Tế bào thần kinh ...............................................................................................134
9.2. Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh .............................................................141
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................152

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Mục lục 5

Chương 10. CƠ QUAN PHÂN TÍCH


10.1. Đại cương về cơ quan phân tích ......................................................................153
10.2. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích .......................................154
10.3. Vệ sinh cơ quan phân tích ...............................................................................168
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................171

Chương 11. SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
11.1. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ............................................172
11.2. Ức chế phản xạ có điều kiện ở trẻ em..............................................................178
11.3. Giấc ngủ của trẻ em........................................................................................183
11.4. Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao ................................................187
11.5. Các hệ thống tín hiệu ......................................................................................191
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................195

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................197

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

LỜI NÓI ĐẦU

Trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước và cũng là niềm hy
vọng của toàn nhân loại. Do đó, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em
đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện trong Công
ước quốc tế về Quyền trẻ em được thông qua tại Hội đồng Liên hợp quốc ngày
20/11/1989 và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới ký
Công ước này. Nâng cao và cải thiện các chỉ số cơ bản về sức khỏe của trẻ em
lứa tuổi tiểu học là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học là môn học nghiên cứu quá trình phát triển
các chỉ số sinh học, chức năng và hoạt động chức năng của các tế bào, các cơ
quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ. Đồng thời nó cũng nghiên cứu sự điều
hoà các hoạt động chức năng nhằm đảm bảo cho cơ thể trẻ tồn tại, phát triển
và thích ứng với sự biến đổi của môi trường. Cuốn giáo trình này được viết
nhằm đáp ứng các yêu cầu mới được đặt ra trong chương trình đào tạo sư
phạm đối với ngành Giáo dục Tiểu học. Theo đó, tài liệu này không chỉ giúp
người giáo viên Tiểu học tương lai nắm vững các kiến thức cơ bản về quá
trình phát triển cơ thể trẻ mà còn có thể vận dụng những kiến thức của môn
học này trong việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi tiểu học.
Giáo trình này gồm 11 chương, được biên soạn theo hướng từ hiện
tượng tới bản chất, từ nguyên nhân đến kết quả. Ở mỗi chương đều đề
ra những mục đích và yêu cầu cụ thể để người học có thể vận dụng trong
quá trình giáo dục trẻ lứa tuổi tiểu học. Để thực hiện được điều này, trong
mỗi chương có so sánh và phân tích cụ thể để người học có thể hiểu vấn
đề một cách hệ thống. Những câu hỏi đặt ra ở mỗi chương đều giúp sinh
viên có thể xây dựng được những nội dung kiến thức, hình thành kỹ
năng và giúp cho việc vận dụng vào thực tiễn giảng dạy sau này.
Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để giáo trình được
hoàn thiện hơn trong những lần tái bản tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn!
CÁC TÁC GIẢ

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về sinh lý học người.
- Phân tích được các quy luật sinh trưởng và phát triển của trẻ em.
- Trình bày được các quan điểm phân chia các thời kì của trẻ em và
đặc điểm sinh lý của các thời kì đó, đặc biệt là giai đoạn lứa tuổi tiểu học.
- Phân tích được các chỉ số thể chất của trẻ em lứa tuổi tiểu học từ đó
rút ra những đặc điểm chung về sinh lý học của trẻ giai đoạn này.
- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm sinh lý trẻ em lứa tuổi tiểu
học trong công tác chăm sóc và giáo dục học sinh tiểu học.

NỘI DUNG

1.1. Khái quát về cơ thể người


Trong quá trình tiến hóa, các chức năng sinh lý đã phát triển và hoàn
chỉnh dần dần. Nhờ có sự tiến hóa không ngừng của các chức năng sinh
lý, cơ thể con người luôn thể hiện như một khối thống nhất để thích nghi
với điều kiện môi trường luôn thay đổi. Tế bào gốc là nguồn gốc chung
để tạo thành các tế bào khác nhau, từ đó tạo thành các bộ phận, các cơ
quan trong cơ thể. Cơ thể sinh trưởng và phát triển nhờ sự phát triển của
các bộ phận và các cơ quan. Các cấp độ tổ chức trong cơ thể từ phân tử
(ADN) - tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể (Hình 1.1).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

10 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Cơ thể người là một thể thống nhất về cấu tạo và chức năng:
- Sự thống nhất về cấu
tạo: Điểm đầu tiên thể hiện
sự thống nhất của cơ thể là
tất cả các bộ phận và các cơ
quan của cơ thể đều được
cấu tạo từ các tế bào. Tế bào
được coi là đơn vị cấu tạo
cơ bản của tất cả các bộ
phận và các cơ quan trong
cơ thể. Cơ thể người có từ
75 triệu đến 100 triệu tế bào.
Tế bào gồm nhân và tế bào
chất được một lớp màng
bao bọc. Trong tế bào chất
có các bào quan (ti thể, bộ Hình 1.1. Các cấp độ tổ chức của cơ thể người [18]
máy Golgi, lưới nội chất...)
đảm nhận các chức phận
khác nhau.
+ Mô là tập hợp những
yếu tố có cấu trúc tế bào và
không có cấu trúc tế bào, hình
thành trong quá trình tiến
hóa của sinh vật, từ những lá
phôi nhất định và đảm nhiệm
những chức năng nhất định
trong cơ thể. Dựa vào nguồn
gốc phát sinh, chức năng và
cấu tạo người ta chia ra 4 loại
mô: mô cơ, mô liên kết, mô
biểu bì, mô thần kinh.
+ Cơ quan được tạo thành
từ nhiều tổ chức khác nhau
trong đó có một mô cơ bản. Hình 1.2. Sơ đồ các hệ cơ quan của cơ thể [18]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 1. Những vấn đề chung về sinh lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học 11

Các cơ quan là đơn vị hoạt động của cơ thể. Chúng mang tính chất chuyên
biệt nhằm hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp để đảm bảo sự tồi tại tối ưu
nhất của cơ thể như một thể thống nhất.
+ Các cơ quan có cùng chức năng sẽ tập hợp với nhau để tạo thành
hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan khác nhau. Các hệ cơ quan
đều liên hệ mật thiết và tương tác với nhau trong hoạt động để đảm bảo
sự thống nhất của cơ thể về mặt cấu tạo và chức năng.
- Sự thống nhất về chức năng: Tuy có cấu tạo vô cùng phức tạp nhưng
cơ thể người luôn là một khối thống nhất vì toàn bộ các tế bào, bộ phận,
cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động đồng bộ. Mọi hoạt động
của cơ thể đều được thể hiện qua quá trình trao đổi chất và năng lượng
và do cơ chế thần kinh - thể dịch điều tiết.

Hình 1.3. Sơ đồ sự hòa hợp giữa các hệ cơ quan của cơ thể và môi trường [18]

1.2. Khái quát về sinh lý học người


Sinh lý học người nghiên cứu về hoạt động chức năng của tế bào, cơ
quan và hệ thống cơ quan trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa
cơ thể với môi trường; nghiên cứu về sự điều hòa chức năng nhằm đảm
bảo sự tồn tại phát triển và thích ứng của cơ thể với sự biến đổi của môi
trường sống.
Giải phẫu học người là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc và các
quy luật phát triển của cơ thể người cũng như các cơ quan trong cơ thể.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

12 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Giải phẫu và sinh lý người có vai trò đặc biệt quan trọng trong
chương trình đào tạo của ngành sư phạm tiểu học, cụ thể:
+ Giúp người học hiểu được đặc điểm giống và khác giữa cơ thể trẻ lứa
tuổi tiểu học với người lớn: về cấu tạo, chức phận của từng cơ quan và cơ thể.
+ Vận dụng sự hiểu biết về sinh lý học trẻ em giúp cho giáo viên tiểu
học tương lai xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục học sinh tiểu học
một cách khoa học, tạo điều kiện tốt cho sự hoàn thiện và phát triển thể
chất của các em.
+ Trang bị những kiến thức cơ sở để người học có khả năng tiếp thu
những kiến thức của môn học khác như tâm lý học, giáo dục học, phương
pháp dạy học tự nhiên và xã hội... Đồng thời vận dụng kiến thức về sinh
lí trẻ vào tổ chức dạy học nội dung con người và sức khỏe trong chương
trình môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở Tiểu học.

1.3. Sinh trưởng và phát triển của trẻ em


1.3.1. Khái niệm “phát triển” và “sinh trưởng”
Phát triển là quá trình thay đổi về cả số lượng và chất lượng xảy ra
trong cơ thể. Quá trình phát triển ở người thể hiện ở 3 yếu tố sinh trưởng,
phân hóa (biệt hóa) tế bào (hay các cơ quan, hệ cơ quan) và phát sinh hình
thái các cơ quan và cơ thể.
Sinh trưởng là quá trình tăng sinh liên tục khối lượng và kích thước
của cơ thể theo thời gian (ở các mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ
thể), có liên quan đến sự gia tăng về số lượng các phân tử hữu cơ tạo nên
chúng, nghĩa là sự thay đổi về số lượng.
Quá trình sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ biện chứng, có
tính nhân quả mật thiết, đan xen nhau và luôn tương tác với môi trường
sống. Quá trình sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển. Sự sinh
trưởng diễn ra không đồng đều và không đồng thời. Mỗi cơ quan, bộ
phận tăng trưởng với tốc độ riêng, khi nhanh, khi chậm... Vì vậy cơ thể
luôn thay đổi. Nhịp độ sinh trưởng của cơ thể cũng không đồng đều: có
những cơ quan thời gian đầu tăng trưởng nhanh nhưng sau đó chậm lại
hoặc ngược lại. Ví dụ, ở người, sinh trưởng nhanh nhất trong giai đoạn
thai nhi đến 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 1. Những vấn đề chung về sinh lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học 13

Cơ thể của trẻ đang sinh trưởng và phát triển. Quá trình này cũng
tuân theo quy luật chung của sự tiến hóa sinh vật; đi từ thấp lên cao, từ
đơn giản đến phức tạp. Quá trình tiến hóa này diễn ra từ từ, liên tục và
có thể có những bước nhảy vọt, có sự khác về chất chứ không đơn thuần
về số lượng. Ở trẻ em, mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh học riêng, chi
phối sự phát triển.

1.3.2. Các quy luật của sinh trưởng và phát triển ở trẻ
- Quy luật phát triển theo giai đoạn: Tốc độ sinh trưởng khác nhau tùy
từng giai đoạn phát triển, và không đồng nhất ở các bộ phận và cơ quan.
Ví dụ, ở giai đoạn nhi đồng, sự tăng về chiều cao và cân nặng chậm hơn
so với giai đoạn trước đó (giai đoạn nhũ nhi), trung bình mỗi năm chiều
cao tăng được 5 cm, cân nặng tăng 1,5 - 2 kg. Giai đoạn dậy thì, sự tăng
trưởng về chiều cao và cân nặng tăng nhanh nhất (trung bình chiều cao
tăng 7 - 8 cm/ năm, cân nặng tăng 5kg/ năm).
- Quy luật phát triển không đồng thời, không đồng tốc: Nhờ có sự phát
triển không cùng lúc mà cơ thể không bị quá tải, điều động tối ưu nguồn
lực của cơ thể vào các hoạt động sống và hoàn thiện, phát triển từng bộ
phận, từng cơ quan. Sự phát triển không đồng thời thì tốc độ phát triển
của các bộ phận và các cơ quan trong các thời điểm cũng không giống
nhau. Điều này có thể thấy qua hiện tượng tăng tốc ở trẻ.
- Hiện tượng tăng tốc: Là hiện tượng tăng kích thước của cơ thể và
trưởng thành sinh dục sớm. Khi so sánh khối lượng, cân nặng của trẻ
dưới 1 tuổi hiện nay thường nặng hơn và cao hơn so với giai đoạn trước
(cách đây 50 - 75 năm). Ngày nay, sự trưởng thành về sinh dục cũng đến
sớm hơn so với thời điểm cuối thế kỷ XIX. Hiểu biết về sự tăng tốc là cơ
sở để nuôi dạy, tổ chức các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với
từng lứa tuổi nhằm phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ tốt nhất.

1.3.3. Các giai đoạn phát triển của trẻ lứa tuổi tiểu học
Sự phân chia các thời kỳ phát triển của trẻ em là một thực tế khách
quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng và có sự khác
biệt ở từng trẻ, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau. Cách phân
chia các giai đoạn đều dựa trên đặc điểm cơ bản về sinh học của trẻ.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

14 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

A.F. Tua phân chia thành các giai đoạn:


- Thời kỳ trong tử cung: thời kì phôi và thai nhi.
- Thời kỳ sơ sinh: từ lúc trẻ sinh ra cho đến 28 ngày (4 tuần hay 1 tháng).
- Thời kỳ bú mẹ: từ 1- 12 tháng sau sinh.
- Thời kỳ răng sữa: từ 1- 6 tuổi.
- Thời kỳ thiếu niên: từ 7 - 15 tuổi.
- Thời kỳ dậy thì: bắt đầu không giống nhau, phụ thuộc từng trẻ và
giới tính. Bình thường, bé gái bắt đầu từ 13 - 14 tuổi, bé trai bắt đầu từ
15 - 16 tuổi. Hiện nay, ở nước ta, độ tuổi dậy thì của trẻ đến sớm hơn, với
bé gái từ 8-13 tuổi, bé trai từ 9 - 14 tuổi.
Tổ chức Y tế Thế giới phân chia thành các giai đoạn:
- Sơ sinh: từ lúc sinh ra - 1 tháng tuổi.
- Trẻ bú mẹ: 1- 23 tháng tuổi.
- Trẻ tiền học đường: 2- 5 tuổi.
- Trẻ nhi đồng: 6- 12 tuổi.
- Vị thành niên: 13- 18 tuổi.
Như vậy, trẻ em lứa tuổi tiểu học nằm trong thời kỳ thiếu niên hoặc
trẻ nhi đồng ứng với từng cách phân chia ở trên.
Thời kỳ thiếu niên có thể chia thành hai giai đoạn sau: Giai đoạn tiểu
học từ 7-11 tuổi; Giai đoạn tiền dậy thì (học sinh lớn) từ 12-15 tuổi. Ở giai
đoạn này, đặc điểm hình thái và chức năng các cơ quan gần như đã phát
triển hoàn toàn. Hệ cơ phát triển mạnh, các cơ nhỏ đã phát triển nên trẻ có
thể làm những việc khéo léo hơn. Răng vĩnh cửu thay thế dần cho răng sữa.
Tế bào thần kinh đã hoàn toàn biệt hóa, chức năng vỏ não phát triển mạnh
và phức tạp hơn, trí tuệ phát triển và hình thành rõ rệt tâm sinh lý giới tính.
Trẻ có thể mắc các bệnh như người trưởng thành, đặc biệt là các bệnh
nhiễm trùng như viêm amidal, thấp tim, viêm cầu thận; các bệnh xuất
hiện trong quá trình học tập như bệnh biến dạng cột sống (cong, vẹo), cận
thị hoặc viễn thị, bệnh răng miệng và rối loạn tâm lý. Vì vậy, trong thời
kỳ này cần quan tâm tới y tế học đường để giúp trẻ em lứa tuổi này phát

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 1. Những vấn đề chung về sinh lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học 15

triển đầy đủ. Cần nắm vững đặc điểm sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học để có
những biện pháp nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển
toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tâm lý.
Thời kỳ dậy thì thực chất bắt đầu từ lứa tuổi thiếu niên, khi bắt đầu có
những biểu hiện tính sinh dục thứ yếu như thay đổi tuyến vú, tinh hoàn,
mọc lông ở nách và xương mu, vỡ giọng,… Sự thay đổi về hệ thần kinh, hoạt
động của các tuyến sinh dục, gây ra những biến đổi hình thái và sự tăng
trưởng của cơ thể. Sau khi dậy thì hoàn toàn, tốc độ tăng trưởng giảm xuống
rất nhanh và ngừng hẳn ở nữ vào tuổi 19 - 20 và nam ở tuổi 21 - 25. Trẻ dễ bị
rối loạn chức năng tim mạch và phát hiện những dị hình ở bộ phận sinh dục.
Đồng thời, có sự thay đổi về tâm lý (cảm xúc giới tính, tính khí, nhân cách…).
Vì vậy, chúng ta cần lưu ý giáo dục giới tính vị thành niên.
Mỗi thời kỳ phát triển của trẻ có đặc điểm riêng. Phụ huynh, giáo viên
cần nắm vững đặc điểm sinh lý của trẻ để nuôi dưỡng và có biện pháp giáo
dục phù hợp cho từng thời kỳ. Ranh giới giữa các thời kỳ không cố định,
song tất cả trẻ em đều trải qua các thời kỳ đó. Do đó, chúng ta cần có quan
điểm linh động khi nghiên cứu về các thời kỳ phát triển của trẻ em.

1.3.4. Chỉ số thể chất của trẻ em lứa tuổi tiểu học
Để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ em có thể dựa vào các giá trị của
các thông số nhân trắc như trọng lượng, chiều dài/cao, chu vi các vòng, tỷ
lệ các phần cơ thể, tuổi xương, các dấu Hiệu trưởng thành về tính dục…
Các chỉ số thể chất của trẻ em lứa tuổi tiểu học thể hiện thông qua:
* Sự phát triển về chiều cao: Chiều cao là một trong những chỉ số phát
triển thể chất và sức khỏe quan trọng nhất. Sự tăng lên về chiều cao cơ thể
phụ thuộc chủ yếu vào quá trình tăng trưởng, khối lượng toàn bộ thân và
một số cơ quan khác. Trẻ từ 8 - 12 tuổi có chiều cao trung bình 121,3 cm -
137,7 cm ở nam và 120,7 cm - 140,3 cm ở nữ. Để ước tính chiều cao của trẻ
trên 1 tuổi, người ta có thể áp dụng công thức:
X = chiều cao của trẻ tính bằng cm
75 cm = chiều cao của trẻ 1 tuổi
X(cm) = 75 cm + 5 (N-1)
5 = mỗi năm trung bình 5 cm
N = số tuổi của trẻ

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

16 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

* Sự phát triển về cân nặng: Là chỉ số được dùng để đánh giá về dinh
dưỡng - thể lực của con người. Cân nặng của một người gồm 2 phần:
+ Phần cố định: chiếm 1/3 tổng số cân nặng, gồm xương, da, các tạng
và thần kinh.
+ Phần thay đổi: chiếm 2/3 tổng số cân nặng, gồm 3/4 là trọng lượng
của cơ thể và 1/4 là mỡ và nước. Trung bình cân nặng ở trẻ tăng 2 kg/năm,
cân nặng của bé gái thường nhẹ hơn bé trai khoảng 1 kg ở tuổi từ 6- 12 tuổi.
Bước vào độ tuổi dậy thì, cân nặng tăng từ 3- 4 kg/năm ở bé gái và 4 -5
kg/năm ở bé trai, sau giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chậm. Trẻ từ 8 - 12
tuổi có cân nặng trung bình từ 22,3 - 32,6 kg ở nam và 21,5 - 33,2 kg ở nữ.
* Sự phát triển về vòng đầu - vòng ngực - vòng cánh tay ở trẻ lứa tuổi
tiểu học: Vòng đầu của trẻ phụ thuộc vào sự phát triển của khối lượng
não bộ. Do đó, nó là một chỉ số nói lên sự phát triển về khối lượng của
não bộ. Vòng ngực là số đo được dùng cùng với chiều cao và cân nặng
để tính thể lực và các hệ số tương quan giữa ba số đo đó. Vòng cánh
tay được đo ở cánh tay không thuận, buông lỏng. Xác định điểm chính
giữa xương vai và điểm nhọn nhất của cùi chỏ. Sau đó vòng thước dây
qua điểm này, vòng thước dây nên để vuông góc với cánh tay được đo.
Vòng đầu 10 tuổi là 51 cm, 15 tuổi là 53 – 54 cm; vòng ngực thường lớn
hơn vòng đầu 2 – 3 cm, đến tuổi dậy thì vòng ngực vượt xa vòng đầu;
vòng cánh tay.
Bảng 1.1. Chiều cao, cân nặng, vòng ngực theo tuổi
và giới tính của trẻ lứa tuổi tiểu học
(Theo “ Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 - thế kỷ XX” [3])

Nam Nữ
Tuổi
Chiều cao Cân nặng Vòng ngực Chiều cao Cân nặng Vòng ngực
7 114,43±5,18 17,59±2,10 53,40±2,23 110,64±5,17 16,91±1,96 52,07±2,20
8 117,43±5,05 19,53±2,32 54,82±2,42 116,51±5,02 18,80±2,23 53,46±2,20
9 121,16±5,04 21,05±2,30 56,17±2,45 121,14±5,08 20,55±2,44 54,94±2,58
10 126,02±5,17 23,22±2,70 57,80±2,55 126,07±5,35 22,62±2,72 56,56±2,79
11 130,41±5,50 25,14±3,04 59,29±3,03 132,17±6,12 25,42±3,55 58,31±3,37
12 135,01±5,97 27,63±3,94 61,18±3,21 137,78±6,73 28,74±4,66 60,54±3,87

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 1. Những vấn đề chung về sinh lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học 17

* Tỉ lệ giữa các phần của cơ thể trẻ thay đổi theo hướng đầu nhỏ, thân
ngắn và chân dài ra. Ví dụ, chiều cao đầu với chiều cao đứng sẽ giảm dần
theo tuổi, tỉ lệ này ở trẻ 6 tuổi là 1/6, 12 tuổi là 1/7 và người trưởng thành
là 1/8.
Bảng 1.2. Tuổi bắt đầu dậy thì ở trẻ trai và trẻ gái
(Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 - thế kỷ XX” [3])
Vùng Nam Nữ
Hà Nội 11 05 tháng ±1 01 tháng
n n
12 05 tháng ±1n00 tháng
n

Chung cả nước 11n10 tháng ±1n04 tháng 13n05 tháng ±1n04 tháng

Trẻ độ tuổi từ 11- 15 hoặc có khi sớm hơn trẻ đều trải qua giai đoạn
dậy thì (bảng 1.2). Có thể thấy, hiện nay độ tuổi dậy thì đến sớm hơn,
đối với bé gái là cuối cấp tiểu học và bé trai là đầu cấp trung học cơ sở.
Cơ thể trẻ có sự biến đổi về thể chất mạnh mẽ do các nội tiết tố sinh
trưởng và sinh sản phát triển. Trẻ gái bắt đầu có kinh nguyệt và trẻ trai
bắt đầu xuất tinh. Tâm lý trẻ có sự biến đổi lớn như: khuynh hướng
sống tự lập, tính tự trọng cao, thích tham gia nhóm bạn bè cùng sở
thích, đồng thời cảm thấy băn khoăn về những biến đổi cơ thể, có ý thức
mạnh về giới tính, cảm xúc nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Bên cạnh những
thay đổi về chỉ số thể chất, trẻ lứa tuổi này bắt đầu đi học. Đến trường
là thay đổi môi trường xã hội rất lớn, chịu tác động của nhiều yếu tố,
nên trẻ cần được chuẩn bị chu đáo về tâm lý cũng như thể chất. Trẻ cần
được rèn luyện thêm trong điều kiện mới, biết kiềm chế, tập trung chú
ý, biết chấp nhận quy tắc chung của lớp, trường, hòa nhập bạn bè, chịu
được các tác động phức tạp. Khả năng hiểu biết, tưởng tượng, sáng tạo
tiếp tục phát triển khi trẻ được tiếp nhận khối lượng kiến thức từ nhà
trường. Vì vậy, nhà trường, các nhà giáo dục, phụ huynh và cộng đồng
cần quan tâm, thấu hiểu đặc điểm sinh lý trẻ độ tuổi này để có những
biện pháp chăm sóc và giáo dục đúng đắn.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

18 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Sinh trưởng và phát triển là gì? Phân biệt các khái niệm sinh
trưởng và phát triển? Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu
những đặc điểm cơ bản đặc trưng cho quá trình sinh trưởng và phát triển
ở trẻ độ tuổi tiểu học?
Câu 2. Tại sao phải phân chia quá trình phát triển cơ thể trẻ ra thành
các giai đoạn khác nhau?
Câu 3. Hiểu như thế nào về hiện tượng tăng tốc? Nguyên nhân dẫn
tới hiện tượng tăng tốc trong sự phát triển cơ thể của trẻ? Từ đó vận dụng
trong việc nuôi và dạy trẻ như thế nào?
Câu 4. Đặc điểm sinh lý của trẻ em độ tuổi tiểu học là gì? Trong giáo
dục học sinh tiểu học, cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề gì về mặt sinh lý?
Câu 5. Đặc điểm của tuổi dậy thì? Tại sao cần tiến hành giáo dục giới
tính cho học sinh tiểu học?
Câu 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ lứa
tiểu học? Từ đó, hãy đề xuất những biện pháp tác động nhằm nâng cao
thể chất của trẻ em lứa tuổi tiểu học?

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2

SINH LÝ MÁU VÀ TUẦN HOÀN

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về máu: cấu tạo, chức năng, thành
phần của máu và các đặc điểm về máu.
- Hiểu được các tính chất chung của máu, sự đông máu, các nhóm
máu (ABO và Rh), nguyên tắc truyền máu. Vẽ và giải thích sơ đồ tóm tắt
quá trình đông máu.
- Hiểu được cấu tạo và chức phận của hệ tuần hoàn ở trẻ lứa tuổi tiểu
học. Vẽ và giải thích đường đi của máu trong hệ tuần hoàn.
- Vận dụng kiến thức về hệ tuần hoàn trong việc vệ sinh phòng bệnh
liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Vận dụng kiến thức về sinh lý máu và tuần hoàn trong việc thực hiện
sơ cứu cầm máu và vệ sinh hệ tuần hoàn.

NỘI DUNG
2.1. Sinh lý máu
Động vật không xương sống có hệ tuần hoàn hở, máu không khác
với dịch mô. Ở người và động vật có xương sống, máu chảy trong mạch
kín. Máu là mô liên kết lỏng có màu đỏ, vị mặn và được lưu thông liên
tục trong hệ tuần hoàn của cơ thể.
2.1.1. Thành phần của máu
Ở người, máu chiếm khoảng 6 - 8 % trọng lượng cơ thể ở người lớn,
7 - 8 % trọng lượng cơ thể ở trẻ. Thể tích máu của người trưởng thành
khoảng 4,5 - 5,5 lít ở nữ và 5 - 6 lít ở nam. Khối lượng máu thay đổi tùy
thuộc vào trạng thái chức năng của cơ thể.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

20 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Để phân tách các thành phần trong máu, người ta để máu trong ống
nghiệm có thêm chất kháng đông, rồi để lắng hoặc quay ly tâm. Kết quả máu
phân làm 2 lớp, lớp trên là huyết tương có màu vàng nhạt (55 – 60% thể tích
máu), lớp dưới là hồng cầu có màu đỏ thẫm, phủ một lớp mỏng bạch cầu và
tiểu cầu (40 – 45% thể tích máu) (Hình 2.1). Như vậy, máu gồm 2 thành phần
cơ bản là huyết tương và các tế bào máu (huyết cầu).

Hình 2.1. Sơ đồ tách huyết tương và tế bào máu bằng phương pháp ly tâm [19]

2.1.1.1. Huyết tương


Huyết tương chiếm 55 - 60% thể tích máu, trong đó chiếm 90% là
nước và các chất hòa tan như protein, gluxit, lipid, muối khoáng,... Huyết
tương là một chất dịch trong suốt, màu hơi vàng nhạt, vị hơi mặn.
Huyết tương có chức năng sau:
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp lưu thông dễ dàng trong mạch.
- Làm dung môi hòa tan các chất qua đó vận chuyển các chất dinh
dưỡng và chất thải.
- Tham gia vào quá trình đông máu.
- Đảm bảo ổn định áp suất thẩm thấu và giữ cho độ pH của máu ổn định.
- Tham gia vào cơ chế miễn dịch của cơ thể.

2.1.1.2. Hồng cầu


Tế bào máu gồm các loại tế bào khác nhau (hồng cầu, bạch cầu và
tiểu cầu) nhưng đều được sinh ra từ các tế bào gốc ban đầu (Hình 2.2).
Hồng cầu là thành phần chủ yếu của máu, Hồng cầu hình đĩa lõm hai
mặt, đường kính trung bình khoảng 7,5µm, chiều dày 1µm ở trung tâm và

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 21

2µm ở ngoại vi. Vì hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt nên làm tăng diện tích
tiếp xúc của màng hồng cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng vận
chuyển khí và trở nên mềm dẻo
khi đi qua các mao mạch rất nhỏ.
Hồng cầu là tế bào không có nhân
và các bào quan nên hồng cầu
không có khả năng phân chia
nhưng lại giúp hồng cầu giảm
tiêu hao năng lượng trong quá
trình vận chuyển.
Thành phần chủ yếu của
hồng cầu là hemoglobin (Hb).
Hb là một phân tử protein có
sắc tố Hem tạo màu đỏ ở hồng
cầu (Hình 2.3). Mỗi hồng cầu có
khoảng 200 - 300 triệu phân tử Hb,
chiếm 1/3 khối lượng hồng cầu.
Hb có khả năng kết hợp và phân
ly với O2 và CO2, do đó đóng vai Hình 2.2. Các tế bào gốc ban đầu tạo ra các
dòng tế bào máu khác nhau [19]
trò vận chuyển các chất khí này.

Hình 2.3. Cấu trúc phân tử Hemoglobin [19]

Số lượng hồng cầu bình thường trong máu ngoại vi ở nam giới là
5,05 ± 0,38 T/l (x1012 tế bào/ lít) và ở nữ là 4,66 ± 0,36 T/l (x1012 tế bào/ lít),

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

22 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

có thể dao động theo tuổi và trạng thái sinh lý của cơ thể. Thời gian sống
của hồng cầu trung bình 100 - 120 ngày, tối đa 150 ngày. Mỗi phút có
khoảng 150 triệu hồng cầu già bị các đại thực bào tiêu hủy ở gan, lách và
tủy xương. Khi các hồng cầu bị tiêu hủy, Hb bị phá vỡ các thành phần của
chúng được tái tuần hoàn và sử dụng lại trong cơ thể
Bảng 2.1. Các giá trị sinh học của hồng cầu trong máu ngoại vi của trẻ Việt Nam
(Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 - thế kỷ XX” [3])

Nhóm tuổi Giới Hồng cầu (T/l) Huyết sắc tố Hb (g/l)

Nam 4,88±0,38 126±10


2-6
Nữ 4,85±0,44 127±10
Nam 4,78±0,44 128±10
7- 17
Nữ 4,80±0,49 128±9

Những tuần đầu của thời kỳ bào thai, hồng cầu được sinh ra từ nội
mô mạch máu trong các tiểu đảo Wolff và Pander. Từ tháng thứ ba, quá
trình sinh hồng cầu được thực hiện ở gan và lách. Từ tháng thứ năm đến
lúc trẻ ra đời, tủy xương là nơi duy nhất tạo hồng cầu.

Hình 2.4. Sơ đồ các bước chính sản sinh hồng cầu [19]

2.1.1.3. Bạch cầu


Bạch cầu là những tế bào máu có khả năng vận động, vô định hình,
không màu, có nhân. Bạch cầu có khả năng bảo vệ cơ thể nhờ khả năng
thực bào các chất hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng
các chất truyền tin hóa học, các enzyme... Bạch cầu có thể biến đổi hình
dạng, di chuyển tích cực bằng chân giả dọc theo thành của các mạch máu,
thâm chí đi ngược chiều dòng máu và chui ra khỏi mao mạch, xâm nhập
vào khoảng gian bào và di động đến các mô.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 23

Người ta phân loại bạch cầu dựa trên hình dạng của nhân, sự có mặt
hay vắng mặt của các hạt trong bào tương của tế bào (Hình 2.5). Bạch
cầu chứa những hạt lớn trong bào tương gọi là bạch cầu hạt (bạch cầu đa
nhân). Bạch cầu hạt được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axít
và bạch cầu ưa base. Bạch cầu không chứa hạt trong bào tương là bạch
cầu không hạt, gồm hai loại là bạch cầu mono và bạch cầu lympho.

Hình 2.5. Các loại bạch cầu trong máu ngoại vi

Bảng 2.2. Các giá trị sinh học của hồng cầu trong máu ngoại vi của trẻ Việt Nam
(Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 - thế kỷ XX” [3])
Nhóm tuổi Giới Bạch cầu Bạch cầu trung tính Bạch cầu Bạch cầu Bạch cầu lympho
(T/l) (%) axít (%) mono (%) (%)
Nam 10,4±3,0 45,0±11,0 44,6 ±9,5
2-6
Nữ 10,1±4,5 42,7±10,0 46,6±9,0
Nam 9,7±2,4 45,9±8,9 43,8±7,9
7- 17
Nữ 9,2±2,1 47,1±9,4 45,9±8,0

Số lượng bạch cầu trong máu khoảng 600 - 800/mm3 ở người lớn, ở
trẻ từ 7 - 17 tuổi khoảng 7 - 10/mm3 (bảng 2.2). Thời gian sống của bạch
cầu trung tính và bạch cầu có khả năng vận động và thực bào chỉ tồn tại
vài phút đến vài ngày do chúng liên tục bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm
nhập của vi khuẩn và chết đi trong quá trình này. Riêng bạch cầu lympho
có khả năng sống được 100 - 300 ngày. Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế
bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương. Các tế bào gốc sinh máu vạn
ăng phát triền thành các tế bào tiền thân dòng lympho và các tế bào tiền
thân dòng tủy. Những tế bào tiền thân này sẽ tăng sinh và biệt hóa qua

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

24 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

các giai đoạn để tạo ra các loại bạch cầu khác nhau. Các bạch cầu già bị
phá hủy ở gan, lách, tủy xương và các hạch bạch huyết.

2.1.1.4. Tiểu cầu


Tế bào tiểu cầu có hình dạng không ổn định, không có nhân, đường
kính 2 - 4µm, có màng bao bọc. Tiểu cầu chỉ sống 3 - 5 ngày, tiểu cầu già bị
hủy ở gan và lách. Khi mạch bị tổn thương, tiểu cầu giải phóng ra emzym
tromboplastin để tham gia vào quá trình đông máu nhằm bảo vệ cơ thể.
Tiểu cầu là những tế bào được tách ra từ một tế bào rát lớn là mẫu tiểu
cầu. Một mẫu tiểu cầu có thể sinh ra khoảng 6000 tiểu cầu. Mẫu tiểu cầu
có nguồn gốc từ tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương.

2.1.2. Chức năng của máu


Trong cơ thể người, máu lưu thông trong hệ mạch và có các chức
năng sau:
- Chức năng vận chuyển: máu vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất
thải, hormone, khí O2 và CO2. Máu tham gia vận chuyển các chất dinh
dưỡng (axít amin, glucozơ, axít béo, vitamin, nước, chất khoáng) từ ống
tiêu hóa (ruột non) đến tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải (urê,
axít uric, amoniac, các muối khoáng) từ quá trình trao đổi chất của tế bào
đến cơ quan bài tiết để bài xuất chúng ra khỏi cơ thể. Máu tham gia vận
chuyển O2 từ phổi đến tế bào của cơ thể và ngược lại, vận chuyển khí
CO2 từ tế bào về phổi để đào thải ra ngoài môi trường. Máu tham gia vận
chuyển hormone từ tuyến nội tiết đến tế bào đích.
- Chức năng điều hòa nhiệt độ: Chức năng này được thực hiện nhờ sư
lưu thông máu liên tục trong toàn bộ cơ thể và khả năng làm mát của
lượng nước trong máu. Máu đem nhiệt từ các bộ phận sâu trong cơ thể
đến da và đường hô hấp trên thể nhiệt được khuyếch tán ra ngoài.
- Chức năng bảo vệ: Nhờ các tế bào bạch cầu trong máu có khả năng
thực bào hoặc sản sinh ra các kháng thể để chống lại các vi khuẩn gây
bệnh và các yếu tố có hại đối với cơ thể. Máu cũng tham gia vào quá trình
đông máu giúp cơ thể chống mất máu khi thành mạch bị tổn thương.
- Chức năng điều hòa hoạt động cơ thể: Máu mang các hormone, khí O2
và CO2, chất điện giải, Ca++, K+, Na+…, điều hòa hằng tính nội môi và điều

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 25

hoà hoạt động của các tế bào, cơ quan khác nhau thông qua cơ chế thần
kinh, thể dịch đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ
thể. Ví dụ, máu mang chất tiết của tuyến nội tiết đến cơ quan đích, có tác
dụng kích thích hoặc kìm hãm hoạt động của cơ quan đó.

2.1.3. Cơ chế cầm máu


Cầm máu là những cơ chế hạn chế hoặc ngăn cản sự mất máu khi
thành mạch bị tổn thương nhằm bảo vệ cơ thể, chống mất máu. Đông
máu gồm chuỗi các phản ứng hóa học của các yếu tố đông máu có trong
huyết tương, các mô tổn thương và tiểu cầu. Có 4 cơ chế tham gia vào quá
trình cầm máu: co mạch tại chỗ, tạo nút tiểu cầu, tạo cục máu đông và tan
cục máu đông.
Co mạch tại chỗ: Khi mạch bị tổn thương, mạch máu lập tức co lại
nhằm làm giảm lưu thông lượng máu, hạn chế sự mất máu và tạo điều
kiện hình thành nút tiểu cầu. Sự co thắt của cơ trong thành mạch tại chỗ
và các phản xạ giao cảm làm co mạch.
Tạo nút tiểu cầu: Các tế bào tổn thương của thành mạch giải phóng ra
ADP. ADP hấp dẫn tiểu cầu đến tiếp xúc với các sợi collagen được bộc lộ
ở thành mạch. Các tiểu cầu trở nên hoạt hóa và khử hạt, giải phóng ADP,
Serotonin và những yếu tố cần thiết cho sự đông máu, đồng thời cũng hấp
dẫn các tiểu cầu khác, làm cho chúng phồng lên và trở nên kết dính. Một
lượng lớn tiểu cầu kết tụ tại vị trí tổn thương tạo thành nút tiểu cầu để bịt
miệng vết thương và tạo ra một bộ khung cho cục máu đông hình thành.
Tạo cục máu đông: được hình thành do các sợi fibrin kết lại với nhau
thành một mạng lưới giam giữ các tế máu và huyết tương. Quá trình tạo
cục máu đông được chia làm 3 giai đoạn:
- Hình thành và giải phóng troboplastin: Trombopastin là một
loại photpholipoprotein gồm hai nhóm là tromboplastin ngoại sinh và
tromboplastin nội sinh. Trombopastin ngoại sinh do mô của co thể tiết ra
khi bị tổn thương. Tromoboplastin nội sinh do tiểu cầu tiết ra khi mạch
máu bị tổng thương, máu chảy qua chảy qua viết thương ra ngoài làm
cho tiểu cầu bị vỡ, giải phóng tromboplastin với sự tham gia của một số
yếu tố khác.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

26 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Hoạt hóa protrombin: Dưới tác động của tromboplastin, protrombin


trong huyết tương ở dạng không hoạt động chuyển hóa thành thrombin
hoạt động. Tiểu cầu thực hiện phản ứng thải các chất gây đông máu - các
sợi huyết xuất hiện nhiều ở vùng tổn thương.
- Các sợi fibrin tạo thành mạng lưới bao vây hồng cầu: Dưới tác động
của thrombin, chất fibrinogen ở dạng hòa tan liên kết với nhau để tạo
thành các sợi fibrin. Các sợi fibrin tạo thành một mạng lưới, chằng giữa
các tế bào máu tạo thành cục máu đông. Cục máu đông bít thành mạch
tổn thương ngăn cản mất máu.
Tan cục máu đông: Một khi cục máu đông được hình thành, nó diễn tiến
theo 2 cách sau: Các cục máu đông hình thành tại vết thương nhỏ của thành
mạch sẽ bị xâm lấn bởi các nguyên bào xơ, rồi hình thành nên tổ chức liên
kết giúp liền sẹo vết thương. Các cục máu đông lớn hơn hoặc cục máu đông
trong lòng mạch sẽ bị tan ra dưới tác dụng của hệ thống tan máu.
Hiện tượng tan cục máu đông diễn ra như sau: Khi cục máu đông
được hình thành, plasminogen cũng bị giam giữ bên trong nó. Dưới
tác dụng của yếu tố hoạt hoá plasminogen tổ chức (t-PA), plasminogen
sẽ chuyển thành plasmin có tác dụng tiêu protein. Plasmin sẽ tiêu huỷ
các sợi fibrin cũng như một số yếu tố đông máu và làm cục máu đông
tan ra. t-PA được tổ chức tổn thương hoặc tế bào nội mạc tiết ra khoảng
1 ngày (hoặc muộn hơn) sau khi cục máu đông được hình thành. Ngoài
ra, thrombin và yếu tố XIIa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt
hoá plasminogen thành plasmin.

(a) (b)
Hình 2.6. a-Sơ đồ cơ thế đông máu;
b-Sơ đồ mạng lưới fibrin giam giữ các hồng cầu [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 27

Tan cục máu đông giúp dọn sạch các cục máu đông trong tổ chức và
tái thông mạch máu, tạo điều kiện liền sẹo. Đặc biệt nó giúp lấy đi các
huyết khối nhỏ trong mạch máu nhỏ để tránh thuyên tắc mạch.

2.1.4. Nhóm máu và truyền máu


Máu của những người khác nhau có những đặc tính kháng nguyên
và kháng thể khác nhau. Người ta đã tìm ra khoảng 30 loại kháng nguyên
thường gặp và hàng trăm kháng nguyên hiếm khác. Do đó, máu người
được phân nhóm theo nhiều hệ khác nhau như hệ ABO, Rh, hệ M, hệ Kell,
hệ Kidd, hệ Ss. Trong đó, có hai nhóm kháng nguyên quan trọng có thể gây
ra các phản ứng trong truyền máu, đó là hệ thống ABO và hệ thống Rh.

2.1.4.1. Hệ nhóm máu ABO


Hệ nhóm máu ABO do Karl Landsteiner và cộng sự tìm ra lần đầu
tiên vào năm 1901. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sự có mặt của các
kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu, các kháng thể tương ứng α
và β trong huyết tương và hiện tượng ngưng kết hồng cầu giữa các cá
thể trong cùng một loài. Hồng cầu có A sẽ bị ngưng kết (kết dính với
nhau) khi gặp huyết tương chứa α và hồng cầu có B sẽ bị ngưng kết khi
gặp huyết tương chứa β. Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng
nguyên A và B người ta phân thành 4 loại nhóm máu chính: A, B, AB và O
(Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Kháng nguyên và kháng thể của các nhóm máu hệ ABO

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

28 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Nhóm máu O: trên màng hồng cầu không có kháng nguyên nào,
trong huyết tương có cả 2 loại kháng thể α và β.
- Nhóm máu A: trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, trong huyết
tương có kháng thể β.
- Nhóm máu B: trên màng hồng cầu có kháng nguyên B, trong huyết
tương có kháng thể α.
- Nhóm máu AB: trên màng hồng cầu có cả hai kháng nguyên A và B,
trong huyết tương không có kháng thể α và β.
Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Trọng và cộng sự (2003) trên người
Việt Nam cho thấy, trong tộc người Kinh thì nhóm máu O có tỷ lệ cao
nhất sau đó là các nhóm máu B - A - AB (bảng 2.4).
Bảng 2.4. Nhóm máu hệ ABO của người Việt Nam
(Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 - thế kỷ XX” [3])

Dân tộc A (%) B (%) O (%) AB (%)


Kinh 21,14 28,34 45,08 5,44
Êđê 29,2 31,9 23,6 15,3
Dao 30,60 21,21 41,71 6,42
Sán dìu 26,60 28,10 37,31 7,9
Mông 33,70 13,6 48 4,7

Về nguyên tắc truyền máu: để


đảm bảo an toàn trong truyền máu
thì kháng nguyên trên màng hồng
cầu người cho không bị ngưng kết
với kháng thể trong huyết tương
của người nhận. Việc truyền máu
của người này cho người khác phải
thực hiện theo sơ đồ hình 2.8 và máu
Hình 2.7. Sơ đồ truyền máu
người cho không mang các mầm
bệnh lây truyền qua đường máu.
Hiện nay, nhu cầu máu là rất lớn trong khi nguồn dự trữ máu có hạ,
một phần do số người hiến máu quá ít, một phần do sự không hòa hợp giữa

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 29

máu người cho và máu người nhận. Để khắc phục tình trạng này người ta
truyền màu từng phần thay vì truyền máu toàn phần. Ví dụ truyền hồng
cầu cho bệnh nhân thiếu máu, truyền huyết tương cho bệnh nhân bị bỏng,
truyền tiểu cầu cho bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu…..Truyền máu
toàn chỉ được chỉ định khi bệnh nhân mất một lượng máu lớn.

2.1.4.2. Hệ nhóm máu Rhezus


Năm 1940, Lansteiner và cộng sự đã tìm ra kháng nguyên của
hệ thống Rh trên loài khỉ Rhesus. Với những người có yếu tố Rh gọi là
Rhesus dương Rh+, những người không có yếu tố Rh gọi là Rhesus âm Rh-.
Nếu truyền máu của người có Rh+ cho người có Rh- thì sẽ gây ra hiện tượng
ngưng kết, do máu của người có Rh- sẽ sản sinh ra một loại kháng thể đặc
biệt gọi là kháng thể chống Rh+. Kháng thể chống Rh+ không có sẵn trong
huyết tương của máu mà chỉ được hình thành ở những người có Rh- sau
khi nhận được nhiều lần một lượng máu có Rh+. Kháng thể này được kí
hiệu là Rh, nó phát triển chậm, khoảng từ hai đến 3 tháng sau khi nhận
kháng thể Rh+ nó mới nhận phản ứng. Như vậy, không được truyền máu
Rh+ cho người nhận Rh- nhưng có thể truyền máu Rh- cho người nhận Rh+.

Hình 2.8. Tai biến sản khoa trong bất đồng nhóm máu Rh [19]
Giống như kháng nguyên A và B của hệ thống nhóm máu ABO, sự có
mặt hay vắng mạt khánh nguyên Rh là do yếu tố di truyền. Nhóm máu
Rh+ có gen trội và Rh- có gen lặn. Nếu người bố có Rh+ đồng hợp tử, mẹ
có Rh- thì thai nhi sẽ có Rh+. Một hậu quả của nhóm máu Rh có thể xảy

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

30 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

ra trong sản khoa khi không có sự hòa hợp Rh giữa nhóm máu người mẹ
Rh- và nhóm máu thai nhi Rh+. Trong quá trình mang thai, máu mẹ sẽ sản
sinh ra kháng thể Rh chống lại Rh+ của con làm cho hồng cầu của con bị
ngưng kết. Lần mang thai đầu tiên, lượng kháng thể này còn ít nên thai
nhi có thể phát triển an toàn đến lúc sinh ra. Nhưng lần mang thai sau,
lượng kháng thể được sản xuất nhiền hơn nên dễ dẫn đến sảy thai, đẻ
non hoặc thai chết lưu (Hình 2.8).
Tỉ lệ Rh+ ở người da trắng là 85%, người Mỹ da đen là 95%, người
châu Phi là 100%, người Việt Nam là 99,92%.

2.2. Dịch kẽ và dịch bạch huyết của cơ thể


Khoảng 2/3 lượng dịch của cơ thể nằm ở bên trong các tế bào được gọi
là dịch nội bào. Phần còn lại nằm bên ngoài tế bào là dịch ngoại bào. Dịch
ngoại bào chủ yếu và lưu thông khắp cơ thể gồm huyết tương, dịch kẽ và
dịch bạch huyết. Huyết tương là thành phần lỏng của máu, ngăn cách với
dịch kẽ bởi màng mao mạch (xem mục 2.1.1.1). Dịch kẽ là dịch trực tiếp bao
quanh các tế bào. Dịch bạch huyết là các dịch ở kẽ các tế bào, các dịch được
lưu thông trong các mạch bạch huyết của cơ thể. Bạch huyết là dịch trong
suốt, bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn
khỏi các mô. Bạch huyết thâm nhập hệ tuần hoàn qua các mạch bạch huyết.

2.2.1. Dịch kẽ


Dịch kẽ nằm trong các khoảng kẽ giữa các tế bào. Thể tích dịch kẽ bằng
15 % trọng lượng cơ thể (khoảng 10,5 lít). Thể tích và thành phần của dịch
kẽ phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất giữa huyết tương và dịch kẽ qua
thành mao mạch. Chức năng của dịch kẽ là cung cấp oxy và các chất dinh
dưỡng cho tế bào, đồng thời nhận của tế bào CO2 và các sản phẩm chuyển
hóa. Các chất này sẽ theo máu đến phổi và thận để được bài xuất ra ngoài.

2.2.2. Dịch bạch huyết


2.2.2.1. Thành phần của dịch bạch huyết
Dịch bạch huyết là dịch kẽ chảy vào hệ hống bạch huyết. Hệ thống bạch
huyết sẽ đưa dịch bạch huyết trở về máu tĩnh mạch qua ống ngực và bạch
huyết phải. Dịch bạch huyết là chất dịch trong suốt, màu vàng nhạt, có tỉ
trọng và độ nhớt thấp hơn huyết tương. Dịch bạch huyết có thành phần vô

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 31

cơ gần giống với máu bao gồm 3 - 4 % protein, 1% glucozơ, 08 - 0,9% các
muối khoáng. Nhưng dịch bạch huyết không có hồng cầu, mà có nhiều bạch
huyết bào (lymphocyte) và đại thực bào (macrophage). Các đại thực bào có
nhiệm vụ bao vây và ăn sinh vật ngoại lai. Còn bạch huyết bào có nhiệm vụ
trung hoà các vi sinh vật ngoại lai bằng hoá học. Thành phần của dịch bạch
huyết trong các cơ quan phụ thuộc vào trạng thái chức năng của cơ thể.

2.2.2.2. Hệ thống bạch huyết


Bạch huyết được luân chuyển trong hệ bạch huyết theo sơ đồ: Mao
mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch
huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (thuộc hệ tuần hoàn máu).

Hình 2.9. Mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết [19]

Mạch bạch huyết là ống nhỏ,


bít một đầu. Thể dịch có khuynh
hướng chảy ra khỏi mao mạch
máu đổ vào khoang mô. Mao mạch
bạch huyết khác với mao mạch
máu là chúng không có lớp màng
nền và tế bào biểu mô đơn giản có
hình vảy hơi chồng lên nhau và tế
bào này đính vào tế bào kia một
cách lỏng lẻo.
Các mao mạch bạch huyết có
ở hầu khắp các mô trong cơ thể,
ngoại trừ ở thần kinh trung ương,
tuỷ xương và các mô không có tưới Hình 2.10. Vị trí của các hạch bạch huyết
máu, như sụn, biểu bì và giác mạc. trong cơ thể [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

32 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Một nhóm mao mạch bạch huyết nông nằm ở phần dưới da và hạ bì. Một
nhóm mao mạch bạch huyết sâu dẫn lưu cho các cơ, khớp, phủ tạng và
các cấu trúc nằm trong sâu.
- Hạch bạch huyết nhỏ, tròn, cấu trúc hình hạt đậu, kích cỡ đa dạng
dài từ 1-25 mm, phân bố dọc theo đường đi của mạch bạch huyết. Trong
hạch có chứa bạch huyết, các vi khuẩn và các chất thải ra. Có khoảng
450 hạch bạch huyết được tìm thấy khắp cơ thể.
- Sau khi đi qua các hạch bạch huyết, các mạch bạch huyết hội tụ lại
để tạo thành các mạch lớn hơn gọi là các vòi bạch huyết, mỗi vòi dẫn lưu
cho một phần chủ yếu của cơ thể.
2.2.2.3. Chức năng của bạch huyết
- Chức năng quan trọng của bạch huyết là vận chuyển lipid và
protein. Bạch huyết vận chuyển protein từ mô vào máu, vận chuyển axít
béo và glyxerin từ ruột về tĩnh mạch chủ trên rồi theo máu đổ về tim.
- Tham gia vào quá trình điều hòa lượng nước trong cơ thể và đào
thải một số sản phẩm của quá trình trao đổi chất.
- Thực hiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Thu gom các vật lạ,
vi trùng, vi khuẩn trong các tổ chức đưa vào các hạch bạch huyết để làm
nhiệm vụ xử lý, gạn lọc cho máu.

2.3. Sinh lý tuần hoàn


Hệ tuần hoàn ở người gồm tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh
mạch và các mao mạch). Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy,
cacbon điôxít, hormone, tế bào máu đi và đến các tế bào trong cơ thể, để
nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể, độ pH
và duy trì cân bằng nội môi.
2.3.1. Tim
2.3.1.1. Vị trí, hình dạng và cấu tạo của tim
Tim nằm trong lồng ngực, giữa 2 lá phổi, hơi lệch về bên trái, đằng
sau xương ức, phía trên cơ hoành. Tim trông giống như một hình tháp có
ba mặt, một đỉnh và một nền; đỉnh tim hướng sang trái, xuống dưới và
ra trước, nền hướng ra sau, lên trên và sang phải. Trục tim là một đường
chếch xuống dưới, sang trái và ra trước (Hình 2.11).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 33

Ở người trưởng thành có chiều dài tim trung bình 10 - 15 cm. Về trọng
lượng, trái tim của nữ là 250 - 300 g, nam là 300 - 350 g. Ở trẻ 11 tuổi trọng
lượng tim 200 - 250 g, cơ tim trẻ càng nhỏ càng yếu, nên trẻ dễ suy tim.
Hằng ngày, tim bơm khoảng 7.600 lít máu (trung bình từ 5 - 30 lít/phút)
vào các mạch máu độ dài tổng cộng gần 100.000 km.

(a) (b)
Hình 2.11. Vị trí (a) và cấu tạo (b) nhìn từ phía ngoài của tim

Tim có chức năng như một


cái bơm, vừa hút vừa đẩy máu
trong hệ thống tuần hoàn, nên
tim là đông lực chính của hệ
tuần hoàn. Vì vậy, tim có cấu
tạp rất đặc biệt phù hợp với
chức năng của nó. Tim được
cấu tạo bởi các tế bào cơ tim.
Về mặt cấu trúc tế bào cơ tim
vừa gống vơ vân, vừa giống cơ
trơn. Do đó tế bào cơ tim có cả
tính chất của tế bào cơ vân và
tế bào cơ tim nên co bóp khỏe. Hình 2.12. Cấu tạo của tim ở người

Tim được bao bọc bởi 1 - Tâm nhĩ phải; 2 - Tâm nhĩ trái; 3 - Tĩnh mạch
chủ trên; 4 - Động mạch chủ;
xoang bao tim. Tim là một khối
5 - Động mạch phổi; 6 - Tĩnh mạch phổi;
cơ rỗng, cấu tạo bằng cơ tim. 7 - Van hai lá; 8 - Van động mạch chủ;
Tim chia thành hai nửa trái và 9 - Tâm thất trái; 10 - Tâm thất phải;
phải nhờ các vách ngăn. Mỗi 11 - Tĩnh mạch chủ dưới;
12 - Van ba lá; 13 - Van động mạch phổi

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

34 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

nửa của tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Tâm
nhĩ có thành mỏng, chức năng chủ yếu là chứa máu. Tâm thất là khối cơ
lớn, có thành dày, chức năng là đẩy máu vào động mạch. Giữa tâm nhĩ
và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chạy theo một chiều từ tâm
nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải có van ba lá, giữa
tâm nhĩ trái và tâm thất trái có van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van
ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái. Van tim có cấu tạo
từ mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mối lồi cơ
ở thành trong của tâm thất qua các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn
tâm nhĩ với tâm thất. Giữa tâm thất trái với động mạnh chủ và tâm thất
phải với động mạch phổi có van bán nguyệt (van tổ chim). Van này giúp
cho máu chảy một chiều từ tâm thất lên động mạch chủ, động mạch phổi
và không chảy ngược lại.

2.3.1.2. Chu kỳ hoạt động của tim


Hoạt động của tim gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại một cách đều
đặn, nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định tạo nên chu kỳ hoạt động
của tim. Ở người bình thường có tần số tim là 75 nhịp/phút thì thời gian
của một chu kỳ tim là 0,8 giây, gồm có ba giai đoạn chính là nhĩ thu, thất
thu và tâm trương toàn bộ. Nhịp tim ở trẻ nhỏ đập nhanh hơn người lớn
(Bảng 2.5): 5 tuổi là 100 lần/phút, 7 tuổi là 90 lần/phút, 15 tuổi là 80 lần/phút.

Bảng 2.5. Tần số tim của trẻ em Việt Nam lứa tuổi Tiểu học
(Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 - thế kỷ XX” [3])

Nhóm tuổi X±SD Min - max


7-8 93,2±10 70 -120
9 - 11 90,8±11,3 69-126

- Giai đoạn tâm nhĩ thu: Tâm nhĩ thu là cơ tâm nhĩ co, làm giảm áp suất
trong tâm nhĩ cao hơn áp suất trong tâm thất, lúc này van nhĩ thất đang
mở, đẩy nốt lượng máu còn trong tâm nhĩ xuống tâm thất (khoảng 35%
lượng máu từ nhĩ xuống thất trong 1 chu kỳ tim), làm áp suất trong thất
tăng nhẹ. Sau giai đoạn nhĩ thu, tâm nhĩ giãn ra trong suốt thời gian còn
lại của chu kỳ tim (0,7s).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 35

Hình 2.13. Các giai đoạn của một chu kì tim [19]
a- Nhĩ thu; b- Thất thu; c- Tâm trương toàn bộ

- Giai đoạn tâm thất thu: là giai đoạn tâm thất co lại, bắt đầu sau giai
đoạn tâm nhĩ thu. Thời gian thâm thất thu là 0,3 giây, gồm 2 thời kỳ là
thời kỳ tăng áp và thời thì tống máu.
Thời kỳ tăng áp (0,05s): cơ tâm thất co, áp suất trong tâm thất tăng
cao hơn áp suất trong tâm nhĩ làm van nhĩ thất đóng lại và nhô về phía
tâm nhĩ (làm áp suất tâm nhĩ tăng nhẹ). Lúc này thể tích trong tâm thất
không thay đổi (vì các van đang đóng), áp suất tâm thất tăng rất nhanh,
gọi là giai đoạn co cơ đẳng trương vì chiều dài sợi cơ tâm thất không thay
đổi đến khi áp suất trong tâm thất cao hơn động mạch chủ và động mạch
phổi, làm mở van tổ chim và chuyển sang thời kỳ tống máu.
Thời kỳ tống máu (0,25s): máu được tống vào động mạch, tâm thất
tiếp tục co, áp suất tâm thất vẫn tiếp tục tăng, máu vẫn tiếp tục được tống
vào động mạch. Thời kỳ tống máu được chia làm 2 thì:
+ Thì tống máu nhanh (0,09s): 4/5 lượng máu của tâm thất được tống
vào động mạch.
+ Thì tống máu chậm (0,16s): lượng máu tống tiếp vào động mạch.
Trong điều kiện bình thường (lúc nghỉ ngơi), mỗi lần tâm thất thu tống

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

36 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

vào động mạch khoảng 60 – 70 ml máu, thể tích này được gọi là thể tích
tâm thu. Sau thì tâm thất thu, lượng máu còn lại trong thất khoảng 50 ml.
Khi máu được tống vào động mạch, tạo một phản lực làm cho sàn van
nhĩ – thất hạ xuống, tâm nhĩ giãn ra làm áp suất trong tâm nhĩ giảm xuống.
- Giai đoạn tâm trương toàn bộ: Đây là giai đoan cơ tim giãn và nghỉ
toàn bộ để hút máu ở các tĩnh mạch về 2 tâm nhĩ. Lúc này tâm nhĩ vẫn
đang giãn), áp suất trong tâm thất bắt đầu giảm, đến khi nhỏ hơn áp
suất trong động mạch chủ và động mạch phổi, làm van tổ chim đóng lại.
Tâm thất tiếp tục giãn, đây là thời kỳ giãn đẳng tích, thể tích tim không
đổi vì các van đang đóng, áp suất trong tâm thất tiếp tục giảm xuống rất
nhanh, cho đến khi áp suất trong tâm thất thấp hơn áp suất trong tâm nhĩ
làm mở van nhĩ – thất, máu được hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất (chiếm
khoảng 65% tổng lượng máu từ nhĩ xuống thất trong 1 chu kỳ tim).
Kết thúc giai đoạn trương tâm toàn bộ, tâm thất tiếp tục giãn thêm
0,1s nữa, trong khi tâm nhĩ bắt đầu co, mở đầu cho chu kỳ tim tiếp theo.
Như vậy, mỗi chu kỳ tim lâu khoảng 0,8 giây, trong đó tim làm việc
nửa thời gian và nghỉ nửa thời gian. Điều hòa hoạt động của tim nhờ cơ
chế điều hòa cơ bản là tự điều hòa theo cơ chế Frank - Starling và điều hòa
theo cơ chế thần kinh và thể dịch. Nhờ đó mà tim có sự thích nghi và đáp
ứng được với những thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

2.3.2. Mạch máu


Hệ thống mạch máu gồm 3 loại mạch chính: động mạch, tĩnh mạch
và mao mạch (Hình 2.14).

Hình 2.14. Sơ đồ cấu trúc hệ mạch máu

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 37

- Động mạch: là những mạch dẫn máu từ tim đến các bộ phận tế bào.
Động mạnh có chức năng vận chuyển máu với áp suất cao, do đó thành
động mạnh khỏe, bền để có thể dẫn máu chảy nhanh. Thành động mạch
dày và được cấu tạo gồm ba lớp: lớp trong nằm trong cùng được cấu tạo
bởi các tế bào nội mô dẹt, lớp giữa gồm các sợi cơ trơn và các sợi đàn
hồi, lớp ngoài do các tổ chức liên kết sợi tạo nên. Đặc tính sinh lý của
động mạch là tính đàn hồi và tính co thắt. Nhờ tính đàn hồi mà động
mạch giãn ra trong thời kỳ tâm thu và trở lại trạng thái ban đầu trong
thời kỳ tâm trương. Đồng thời, nhờ tính co thắt mà động mạch có thể
thay đổi tiết diện để điều hòa máu đến các cơ quan theo nhu cầu. Ví dụ:
ở lúc bắc cơ đang vận động, ở thành ống tiêu hóa sau bữa ăn thì các tiểu
động mạnh giãn to, máu đến nhiều.
Động mạch có 2 mạch chính là động mạch chủ và động mạch phổi.
Động mạch chủ dẫn máy đỏ tương từ tâm thất ra đi. Động mạch phổi
dẫn máu đỏ thẫm từ tâm thất phải lên hai phổi.
- Tĩnh mạch: là những mạch dẫn máu từ các cơ quan trở về tim. Nên
máu của tĩnh mạch chạy theo hướng ngược dòng với máu động mạch,
tĩnh mạch càng gần tim thì càng có đường kính lớn. Tĩnh mạch gồm các
tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới. Thành của
tĩnh mạch cũng gồm ba lớp như ở động mạch, nhưng thành động mạch
dày và có độ đàn hồi lớn hơn do lớp giữa dày và chứa nhiều sợi đàn hồi
hơn. Ở tĩnh mạch, lớp trong có các van tĩnh mạch. Đó là những nếp chập
đôi của lớp trong, có tác dụng cho máu chảy theo một chiều.
- Mao mạch: là những mạch rất nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
Thành mao mạch chỉ có một lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào này có
những lỗ nhỏ cho quá trình trao đổi chất giữa các tế bào và máu được
thực hiện. Mao mạch có chức năng quan trọng đó là nơi diễn ra trao đổi
chất giữa máu và dịch kẽ.

2.3.3. Các vòng tuần hoàn


Tim cùng các mạch máu tạo thành vòng kín gồm có hai vòng tuần hoàn:
Vòng đại tuần hoàn (hay tuần hoàn hệ thống) mang máu động mạch
giàu oxy và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

38 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

lưới mao mạch ở các cơ quan. Ở các mô và tế bào, các tiểu động mạch tiếp
nối với mạng mao mạch, dưỡng chất và khí O2 sẽ trao đổi qua các thành
mỏng của mao mạch. Sau đó, sẽ
thu nhận khí CO2 và các chất thải
vào các tiểu tĩnh mạch, được mang
ra khỏi mô, tập trung vào những
tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch
chủ dưới về tâm nhĩ phải rồi xuống
tâm thất phải.
Vòng tiểu tuần hoàn (hay
tuần hoàn phổi) mang máu tĩnh
mạch từ tâm thất phải theo động
mạch phổi lên phổi. Ở mao mạch
phổi, khí CO2 được thải ra ngoài
và máu nhận O2 để trở thành máu
động mạch, theo tĩnh mạch phổi
về tâm nhĩ trái rồi đổ vào tâm thất
trái, tiếp đó bắt đầu một chu trình
tương tự qua vòng đại tuần hoàn.
Hình 2.15. Sơ đồ vòng tuần hoàn ở người [19]
Như vậy, hoạt động của tim là
động lực chính của tuần hoàn, tim hút và đẩy máu vào động mạch. Động
mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến tổ chức và từ tổ chức về tim. Mao mạch
chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và mô.

2.4. Vệ sinh máu và hệ tuần hoàn ở trẻ lứa tuổi Tiểu học
Có nhiều yếu tố có hại cho tim mạch ở trẻ em: ngoài các yếu tố mang tính
bẩm sinh, di truyền... thì những yếu tố khác đều bắt nguồn từ thói quen
sống, sinh hoạt như: chế độ ăn uống không hợp lý, các món ăn nhiều mỡ,
đạm động vật... dẫn đến béo phì; căng thẳng; mất ngủ; lười vận động; sử
dụng các chất kích thích... Ngoài ra, một số virút và vi khuẩn gây hại cho
hệ tuần hoàn như bệnh thấp tim, bệnh cúm, bệnh thương hàn,...
Các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim mạch như luyện
tập thể dục, thể thao, xoa bóp ngoài da thường xuyên đều có ý nghĩa làm
tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Phụ huynh cần hướng cho

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 39

trẻ chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống lành mạnh. Đồng thời, cho trẻ
kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm nhất các biểu hiện của bệnh
tim mạch.
Một số bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn ở trẻ lứa tuổi tuổi tiểu học như:
- Bệnh thấp tim:
Thấp tim (còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp) là một bệnh
viêm khớp và viêm tim do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra.
Biểu hiện của bệnh là các hội chứng như: viêm đa khớp, viêm tim, chorea,
hạt dưới da, ban đỏ vòng. Bệnh thường gặp ở trẻ lứa tuổi học đường 6 - 15,
ở Việt Nam tỷ lệ thấp tim ở trẻ em dưới 16 tuổi là 0,45%. Khi bị thấp tim,
tim thường bị viêm một phần hoặc viêm toàn bộ làm tim bị to gây suy
tim, các khớp bị viêm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện
nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh thấp tim.
Đặc điểm của vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A là rất hay
kháng thuốc nếu dùng một loại thuốc kéo dài nhiều năm. Khuyến cáo
chỉ dùng 2 loại thuốc để phòng bệnh thấp tim tái phát đó là: penicilin (ưu
tiên số 1) và erythromycin (nếu dị ứng với penicilin).
Để phòng bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ cần chú ý biện pháp tuyên truyền
để người dân biết lợi ích của việc điều trị viêm họng cho trẻ cũng như hậu
quả tai hại của bệnh van tim đối với trẻ. Phổ biến giáo dục sức khỏe, cho
trẻ giữ vệ sinh, giữ ấm tránh nhiễm lạnh, nâng cao thể chất. Khi có dấu
hiệu viêm đường hô hấp hoặc biểu hiện đau khớp thì cần đưa ngay trẻ
đến khám tại các cơ sở y tế để điều trị sớm và triệt để.
- Bệnh suy tim trẻ em:
Suy tim làm rối loạn chức năng co bóp của tim dẫn đến tim mất khả
năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể. Các nguyên nhân dẫn đến
suy tim bao gồm: Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim, rối loạn
nhịp tim, cường giáp trạng, thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng, dò động
mạch - tĩnh mạch… Các triệu chứng của suy tim là khó thở, cơn hen tim,
phù phổi cấp, nhịp tim nhanh, đau tức vùng gan khi gắng sức… Để điều
trị suy tim, trẻ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc, dùng các thuốc tăng cường
co bóp cơ tim, lợi tiểu, giãn mạch và điều trị nguyên nhân. Để phòng

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

40 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

suy tim ở trẻ nhỏ cần dự phòng để không xảy ra các bệnh tim mạch như
phòng thấp khớp cấp và phòng nhiễm liên cầu, tránh làm việc quá sức,
nhiễm khuẩn, cảm cúm…

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của máu. Phân biệt 3 loại tế
bào máu về các tiêu chí: số lượng, sinh lý, bệnh lý, đời sống, chức năng.
Câu 2. Vẽ và giải thích sơ đồ tóm tắt các giai đoạn của quá trình đông
máu. Vai trò của quá trình đông máu đối việc bảo vệ cơ thể trẻ em?
Câu 3. Nhóm máu là gì? Các xách định nhóm máu và ứng dụng của
chúng trong việc truyền máu?
Câu 4. Mô tả cấu trúc của hệ thống bạch huyết, vẽ sơ đồ và chú thích
vị trí của các hạch bạch huyết trên cơ thể?
Câu 5. Trình bày cấu tạo và hoạt động của tim? Tại sao tim tách rời
khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng nếu cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng?
Câu 6. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? Giải thích sự
biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch? Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu và giải
thích sơ đồ đó.
Câu 7. Kể tên các bệnh thường gặp về máu và hệ tuần hoàn ở học
sinh tiểu học. Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh các bệnh này?
Câu 8. Hướng dẫn người học ứng dụng các kiến thức về hệ tuần
hoàn trong chương trình giảng dạy khoa học tự nhiên ở tiểu học.
Câu 9. Áp dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn trong giáo dục,
chăm sóc trẻ em lứa tuổi tiểu học.
Câu 10. Một trẻ sống ở vùng đồng bằng chuyển lên sống ở vùng núi
cao, không khí có hàm lượng O2 thấp hơn. Hãy cho biết trong cơ thể trẻ
có những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ tuần hoàn và hệ
hô hấp?

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3

SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu và trình bày được cấu tạo và chức phận các cơ quan của hệ
tiêu hóa trẻ em lứa tuổi tiểu học.
- Phân tích được quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong hệ tiêu hóa.
- Áp dụng những hiểu biết về sinh lý hệ tiêu hóa trong vệ sinh
ăn uống, phòng tránh một số bệnh liên đến tiêu hóa ở trẻ em lứa tuổi
tiểu học.

NỘI DUNG

3.1. Khái quát về hệ tiêu hóa

3.1.1. Cấu tạo


Hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hoá
và các tuyến tiêu hoá (Hình 3.1).
Ống tiêu hoá gồm: khoang
miệng → hầu → thực quản →
dạ dày → ruột non (tá tràng,
hỗng tràng, hồi tràng) → ruột già
(manh tràng, đại tràng lên, đại
tràng ngang, đại tràng xuống,
đại tràng sigma, trực tràng) →
hậu môn.
Hình 3.1. Sơ đồ hệ tiêu hóa ở người [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

42 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Các tuyến tiêu hoá gồm: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ và
nhiều tuyến nhỏ nằm trong thành dạ dày và ruột non.
Ống tiêu hóa từ thực quản trở xuống đều có một kiểu cấu tạo chung
nhưng mỗi đoạn lại có những biến đổi về cấu trúc và chức năng gắn liền
với chức năng chuyên biệt của từng đoạn. Thành ống tiêu hóa có cấu tạo
chung gồm các lớp từ trong ra ngoài như sau (Hình 3.2.):
- Lớp niêm mạc (tunica mucosa): là lớp biểu mô, lót ở mặt trong của ống
tiêu hoá có chức năng bảo vệ, tiết dịch và hấp thu. Tùy theo chức năng
khác nhau mà có cấu tạo và hình dạng khác nhau. Ví dụ, ở thực quản nơi
dễ bị nhiệt độ gây tổn thương hay hậu môn nơi dễ bị kích thích bởi phân
nên có cấu tạo là lớp biểu mô lát tầng, trong khi đó dạ dày và ruột non là
biểu mô trụ đơn...
- Tấm dưới niêm mạc (tele submucosa): là mô liên kết lỏng lẻo, trong đó
có các mạch máu, các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết.
Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi
cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc (lamina muscularis mucosae). Khi
co rút, cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp.
Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt
hoá thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hoá đổ vào lòng ruột qua các ống
tiết. Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào (ví dụ tuyến ruột), có
các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành
nhiều ống tuyến.
Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức
lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ. Ở một
số nơi, tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong
tấm dưới niêm mạc, hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức
lympho (có nhiều ở hồi tràng).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 43

Hình 3.2. Cấu tạo thành ống tiêu hóa

- Lớp cơ trơn (tunica muscularis): chia thành hai tầng, tầng ngoài gồm
các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng. Phần trên của thực quản
có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh khi nuốt. Từ
dạ dày đến ruột non, tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục. Ở ruột
già, các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát
đại thể. Ngoài ra, trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ xiên.
- Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa): Là tổ chức liên kết thưa nằm
giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể
bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.
- Lớp thanh mạc (tunica serosa): Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc.
Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên
nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc
mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

44 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

3.1.2. Chức năng


- Chức năng vận động: Là những vận động cơ học trong hệ thống tiêu
hóa chủ yếu do sự co và giãn của các cơ trơn ở thành ống. Nhờ đó mà hệ
tiêu hóa giúp vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ, nhào
trộn với dịch tiêu hoá...
- Chức năng hoá học: Hoạt động của các dịch tiêu hoá giúp phân giải
thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu.
- Chức năng hấp thu: Đưa thức ăn đã được tiêu hoá trong ống tiêu hoá
vào máu và bạch huyết.
- Chức năng bài tiết: Các tế bào của ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
bài tiết các dịch gồm nước, các chất điện giải, chất nhầy, enzyme và nhiều
chất khác vào lòng ống tiêu hóa.
- Chức năng nội tiết: Thành ống tiêu hóa có khả năng bài tiết một số
hormone có tác dụng tại chỗ.

3.2. Khoang miệng, hầu và thực quản


3.2.1. Khoang miệng
3.2.1.1. Cấu tạo khoang miệng
Khoang miệng gồm ba phần chính: bộ răng, lưỡi, tuyến nước bọt
(Hình 3.3).

Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo khoang miệng (a) và răng (b) ở người [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 45

- Răng: Răng có chức năng cắt, xé và nghiền thức ăn góp phần vào tiêu
hóa ở khoang miệng. Cấu tạo của răng gồm 3 phần: thân răng (vành răng) là
phần ở phía trên lợi, chân răng là phần nằm trong huyệt răng, cổ răng là chỗ
thắt ở giữa có lợi bao quanh. Trên thiết đồ cắt đứng dọc qua một răng gồm
có ba lớp: Lớp trong cùng là tuỷ răng có mạch máu và thần kinh, lớp giữa là
ngà răng (một chất rắn màu vàng); lớp ngoài cùng ở vành răng được bao bọc
bởi tổ chức rắn hơn ngà răng, trong, bóng gọi là men răng. Chân răng được
phủ bởi một chất chắc, màu vàng đục gọi là cement hay xương răng.
Ở trẻ em, răng sữa bắt đầu xuất hiện trong ổ miệng từ 6 tháng đến
2 tuổi, và khoảng 12 tuổi các răng sữa đều đã rụng cùng với sự nhú lên
của răng vĩnh viễn. Số lượng răng sữa là 20 chiếc, công thức răng cho
1/2 hàm là: răng cửa: 2/2; răng nanh: 1/1; răng hàm bé: 2/2.
Ở người lớn, răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện từ 6 tuổi (độ tuổi bắt
đầu đi học tiểu học) và thay thế toàn bộ răng sữa cho đến 12 tuổi. Răng
vĩnh viễn gồm 32 chiếc, công thức cho 1/2 hàm là: răng cửa: 2/2; răng
nanh: 1/1; răng hàm bé: 2/2; răng hàm lớn: 3/3.
- Lưỡi: cấu tạo bởi một khối cơ vân được bao phủ bởi niêm mạc. Là cơ
quan vị giác và có vai trò quan trọng trong việc nhào trộn, nuốt thức ăn
và nói. Trên mặt và hai bên lưỡi có các gai lưỡi có tác dụng thu nhận các
kích thích về đau đớn và nóng lạnh. Xen kẽ giữa các gai lưỡi có các gai vị
giác có chức năng thu nhận các kích thích về vị giác (Hình 3.4).

Hình 3.4. Các vùng cảm giác trên lưỡi Hình 3.5. Các tuyến nước bọt lớn

- Các tuyến nước bọt: Có nhiều tuyến nước bọt đổ vào khoang miệng
và nằm rải rác khắp niêm mạc của miệng. Trong đó có 3 đôi tuyến lớn

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

46 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

là tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm và tuyến nước bọt
dưới lưỡi. Về chất tiết, các tuyến nước bọt chia làm 3 loại tuyến: tuyến
nước - tuyến nước bọt mang tai, tuyến nhầy - tuyến nước bọt dưới lưỡi,
tuyến hỗn hợp - tuyến nước bọt dưới hàm (Hình 3.5).

3.2.1.2. Tiêu hóa ở khoang miệng


a/ Sự tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm. Răng cửa cắt thức ăn,
răng nanh xé thức ăn, răng hàm nghiền thức ăn. Các chức năng này được
thực hiện nhờ sự nâng lên hạ xuống của hàm dưới, làm cho 2 hàm răng
ép sát vào nhau. Thức ăn được trộn đều với nước bọt rồi tạo thành các
viên nhỏ, trơn dễ nuốt.
Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp, được thực hiện qua các
giai đoạn.
- Giai đoạn ở miệng: Thức ăn sau khi được nhai và trộn đều với nước
bọt và tạo viên trên mặt lưỡi, lưỡi sẽ thụt lại đẩy viên thức ăn về phía sau.
Đây là giai đoạn có ý thức hay phản xạ tuỳ ý.
- Giai đoạn ở hầu: Hầu là đoạn
thông giữa khoang miệng với thực
quản, thanh quản và khí quản. Đây
là giai đoạn không có ý thức hay
phản xạ tự động. Khi viên thức ăn
chạm vào thành hầu, kéo theo một
loạt các cử động: Gốc lưỡi cong
lên đóng kín đường trở lại khoang
miệng, môi ngậm lại, màng khẩu
cái nâng lên che kín đường thông Hình 3.6. Nuốt và đẩy thức ăn xuống
thực quản
lên mũi. Lưỡi thụt về phía sau,
thanh quản nhô lên che kín đường vào thanh quản. Sụn thanh - thiệt ngả
về phía sau đậy kín khí quản và thanh quản.
- Giai đoạn ở thực quản: Các cử động nhu động của thực quản đẩy
viên thức ăn xuống dạ dày. Khi đứng ăn thì thức ăn sẽ được chuyển
nhanh hơn do tác dụng của trọng lực.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 47

b/ Sự tiêu hoá hoá học


Các thành phần có trong nước bọt thực hiện tiêu hóa hóa học thức
ăn ở khoang miệng:
+ Nước: giúp hoà tan các chất có trong thức ăn. Do đó đẩy nhanh sự
cảm nhận vị giác của các gai vị giác trên lưỡi.
+ Chất nhày muxin: giúp bôi trơn khối thức ăn để dễ nuốt và còn
giúp lưỡi chuyển động dễ dàng hơn
+ Enzyme amilaza (còn gọi ptyalin): Đóng vai trò quan trọng trong
việc thủy phân tinh bột thành đường mantozơ. Amilaza hoạt động trong
pH = 6.0 ~ 7.4. Ngay cả khi vào dạ dày amilaza vẫn hoạt động trước khi
acid ngấm vào khối thức ăn ức chế amilaza.
+ Lyzozim: Là một enzyme phá huỷ thành tế bào của vi khuẩn.
Lyzozim giúp cho khoang miệng luôn sạch và tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Như vậy, ở khoang miệng chủ yếu xảy ra tiêu hoá cơ học nhờ nhai
và bài tiết nước bọt, thức ăn được cắt, nghiền và trộn lẫn với nước bọt
thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng và thực
quản. Sự tiêu hoá hoá học là quá trình thuỷ phân tinh bột thành mantozơ
(là 1 đường đôi).

3.2.2. Hầu (họng)


Hầu là ngã tư của đường tiêu hoá và đường hô hấp, cấu tạo gồm ba phần:
- Phần trên là tỵ hầu (hầu mũi) thông với hốc mũi bởi hai lỗ mũi sau
và thông với hòm nhĩ qua hai lỗ vòi nhĩ.
- Phần giữa là khẩu hầu (hầu miệng) thông với ổ miệng qua eo họng.
- Phần dưới là thanh hầu (hầu thanh quản) mở trực tiếp vào thực
quản ngang mức đốt cổ 6, 7 và thanh hầu cũng thông với thanh quản qua
lỗ vào thanh quản.
Như vậy, có 7 lỗ thông với hầu: Hai lỗ vòi nhĩ, hai lỗ mũi sau, một lỗ
eo họng, một lỗ thực quản, một lỗ thanh quản. Khi nuốt chỉ có một lỗ mở
thông hầu với thực quản còn lỗ mũi sau lỗ vòi nhĩ được màn hầu nâng lên
khi cơ nâng màn hầu co (mỗi bên có 3 cơ) lỗ thanh quản được đóng bởi
sụn nắp thanh quản.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

48 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Khi cắt ngang thì hầu gồm 3 lớp: Lớp trong cùng là lớp niêm mạc
có một tổ chức bạch huyết rất phát triển tạo thành các tuyến hạch hạnh
nhân bao quanh hầu. Lớp giữa là lớp cơ vân gồm cơ nâng hầu (khi co
có tác dụng nâng hầu lên cho động tác nuốt), cơ khít hầu khi co đón và
đẩy thức ăn xuống dưới. Lớp ngoài cùng là tổ chức liên kết.

3.2.3. Thực quản


Thực quản là một ống cơ dài khoảng 25 - 30 cm thông với hầu và dạ
dày. Giới hạn trên là miệng thực quản tương ứng với bờ dưới sụn nhẫn,
ngang tầm đốt sống cổ thứ 6 (C6). Giới hạn dưới tương ứng với tâm vị dạ
dày, ngang mức sườn trái của đốt sống lưng D10 – D11. Chức năng của
thực quản là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày.
Về cấu trúc, thực quản gồm lớp cơ và niêm mạc:
- Lớp cơ: Cơ trơn gồm cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài, lớp cơ dọc
mỏng hơn, ở hai đầu dày lên. Cơ vân ở 1/4 trên dày, liên tiếp với các bó
sợi cơ vân bao quanh họng, càng xuống dưới thì mỏng dần và đến đoạn
tâm vị thì xoắn lại tạo thành cơ thắt tâm vị.
- Lớp niêm mạc lót trong lòng thực quản, dày khoảng 500 – 800 µm
được cấu tạo bởi lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.
- Lớp dưới niêm mạc lỏng lẻo, có các mạch máu và thần kinh.
Về hoạt động sinh lý của thực quản:
Nhờ sự co giãn các cơ trong họng, sự nâng lên của thanh quản để đẩy
các thức ăn xuống miệng thực quản. Tiếp theo, các cơ ở miệng thực quản
giãn ra để thức ăn vào thực quản.
Những chất lỏng, nhão thì rơi ngay xuống dạ dày mà không có quá
trình nhu động chậm kết hợp. Những chất đặc di chuyển trong thực quản
nhờ sóng nhu động chậm kết hợp với trọng lượng của thức ăn. Phần thực
quản dưới viên thức ăn giãn ra trước, sau đó có sự co của thực quản phần
trên viên thức ăn. Cứ như vậy viên thức ăn được đẩy xuống trong lòng
thực quản đến tâm vị.
Tâm vị luôn luôn đóng, khi viên thức ăn dừng lại có thể do trọng
lượng của nó mà lớp cơ vân giãn ra nhanh để thức ăn rơi qua tâm vị xuống

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 49

dạ dày. Lưu ý: miệng thực quản thường đóng kín để không khí không vào
thực quản khi mở, nó chỉ mở ra khi thực quản thực hiện động tác nuốt.
Tâm vị cũng luôn được đóng kín, có thể có thêm một van để ngăn chặn sự
trào ngược của dịch vị. Trong các trường hợp nhược cơ, viêm niêm mạc sẽ
làm các cơ thắt trên không đóng kín thường xuyên và dẫn tới các rối loạn.

3.3. Dạ dày

3.3.1. Cấu tạo của dạy dày


Dạ dày là phần phình
lớn nhất của ống tiêu hoá,
ở trên thông với thực quản
ở dưới thông với tá tràng.
Dạ dày rỗng hình chữ J với
2 thành trước và sau có 2 bờ
là bờ cong lớn và bờ cong
bé. Hình dạng dạ dày thay
đổi theo độ tuổi, đến 11 tuổi
có hình dạng giống người
trưởng thành, dung tích dạ Hình 3.8. Cấu tạo dạ dày [19]
dày của trẻ 7 tuổi là 1000 cm3,
người trưởng thành là 1200 cm3 (Hình 3.8).
Dạ dày được chia làm 4 phần: Tâm vị là nơi thức ăn đổ vào dạ dày,
môn vị là nơi thức ăn đổ vào tá tràng, thân vị nối giữa tâm vị và môn vị,
đáy vị. Thượng vị là một phần dạ dày nằm bên trái nơi thực quản đổ vào
dạ dày và nằm cao hơn đường thẳng kẻ ngang qua đó (Hình 3.8).
Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ
vòng ở giữa và cơ chéo ở trong. Bao phủ mặt trong dạ dày là lớp niêm mạc
dạ dày có rất nhiều nếp nhăn chạy dọc theo thân dạ dày nhờ đó thức ăn có
thể di chuyển được dễ dàng. Đồng thời có các tuyến tiết ra dịch vị gồm hai
loại tế bào, tế bào chính tiết ra men của dịch vị và tế bào viền tiết ra acid
clohydric, nên dịch trong dạ dày có tính acid cao (pH = 2 khi đói). Giữa lớp
cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

50 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Hình 3.9. Cấu tạo lớp niêm mạc dạ dày ở người [19]

Sự điều hoà tiết dịch vị theo cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Cơ
chế thần kinh được thực hiện theo 2 loại phản xạ: Phản xạ có điều kiện
do hình dáng, màu sắc, mùi vị thức ăn, khung cảnh bữa ăn… gây tiết
dịch vị. Phản xạ không điều kiện là khi thức ăn tác dụng vào niêm mạc
dạ dày, các thụ quan bị kích thích và xung thần kinh hướng tâm về hành
tuỷ. Xung ly tâm theo dây thần kinh X chạy đến dạ dày, tác động vào đám
rối Meissner và từ các đám rối có các sợi chạy đến tuyến vị gây tiết dịch
vị. Cơ chế thể dịch chủ yếu do tác động của gastrin hoà lẫn vào khối thức
ăn rồi được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày kích thích tuyến vị tiết dịch.
Ngoài ra, một số hormone vỏ trên thận cũng làm tăng tiết dịch vị nhưng
không trực tiếp. Prostaglandin là chất do các mô trong cơ thể tiết ra,
có tác dụng giảm tiết dịch vị. Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hormone
vỏ trên thận tiết ra nhiều dẫn đến tăng tiết dịch vị kéo dài, có thể gây loét
dạ dày. Vì vậy, để hoạt động tiêu hóa của trẻ tốt cần tạo ra môi trường
sống vui vẻ, thoải mái trong khi ăn.

3.3.2. Tiêu hóa ở dạy dày

3.3.2.1. Tiêu hóa cơ học ở dạ dày


Sự đóng mở môn vị và tâm vị: Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản,
tâm vị sẽ mở theo phản xạ, thức ăn được dồn xuống dạ dày. Tại đó thức

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 51

ăn sẽ làm trung hoà bớt độ acid của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng lại. Khi
pH trở về bình thường, tâm vị lại mở ra.
Đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại. Ngược với tâm
vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp
lực làm mở môn vị và một lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Thức
ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm
và môn vị đóng lại cho đến khi pH ở tá tràng trở về ổn định. Sự đóng môn
vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một. Do đó, sự tiêu
hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ thức ăn được
đẩy xuống ruột non cùng một lúc.
Sự co bóp ở phần thân: Lúc đói hay dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp
yếu và thưa. Nhu động dạ dày cử động theo chiều từ trên xuống dưới giúp
thức ăn được chuyển động từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ
thấm dịch vị. Độ axít của dịch vị càng tăng, co bóp càng mạnh. Ở phần thân
dưới của dạ dày co bóp diễn ra mạnh, thức ăn được nghiền nát, nhào trộn
với dịch vị để thành một dịch lỏng gọi là vị trấp hay nhũ trấp, qua môn vị
chuyển xuống tá tràng. Thời gian thức ăn lưu lại ở dạ dày trung bình 6 -7
giờ, tuy nhiên thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào bản chất của chúng,
tuổi, giới tính, hoạt động thể lực, trạng thái sinh tâm lý của cơ thể.

3.3.2.2. Tiêu hóa hóa học ở dạ dày


Tiêu hóa hóa học ở dạ dày chủ yếu do các enzyme tiêu hóa và acid
HCl có trong dịch vị đảm nhiệm.
HCl là thành phần quan trọng của dịch vị vì nó tác dụng làm ngăn
ngừa lên men các thức ăn, đóng mở môn vị và tâm vị, kích thích tiết dịch
ở ruột tá tràng, diệt khuẩn, tăng cường hoạt động của các enzyme đặt biệt
là enzyme pepsin. Pepsinogen là dạng không hoạt động của pepsin, khi
gặp HCl và đặc biệt là pepsin được hoạt hoá từ trước, sẽ lập tức chuyển
thành pepsin. Pepsin là enzyme chính trong sự phân giải protein ở dạ
dày, hoạt động tối ưu trong pH = 2. Pepsin cắt liên kết peptit của acid
amin có nhân thơm (Phenylalanin, Tyroxin) do đó protein được cắt thành
các chuỗi peptit ngắn. Ngoài ra pepsin còn phân giải các sợi collagen liên
kết giữa các tế bào của thịt, tạo điều kiện cho các enzyme tiêu hoá thấm
được vào thịt và tiêu hoá chúng.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

52 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Quá trình tiêu hóa protein trong dạ dày do các enzyme pepsin,
chymosin, gelatiaza và collagenaza thực hiện. Pepsin phân giải protein
thành các chuỗi polipeptit ngắn. Chymosin phân giải sữa, hoạt động tối ưu
ở pH = 4. Nhờ sự có mặt của Ca2+, casein trong sữa được tạo thành caseinat
canxi kết tủa ở dạ dày, phần còn lại được chuyển xuống ruột non để tiêu
hoá tiếp. Tiêu hóa lipid do enzyme lipaza thực hiện phân giải lipid thành
glyxerol và acid béo, nhưng ở trong dạ dày hoạt động của lipaza rất yếu.
Như vậy ở dạ dạ̀y chủ yếu là tiêu hóa protein và lipid, còn tiêu hóa
gluxit với lượng rất nhỏ do enzyme tiêu hóa gluxit của nước bọt đưa
xuống hoặc có sẵn trong thức ăn, nhưng chỉ có tác dụng ở các phần của
thức ăn chưa bị ngấm HCl.
Chất nhày quánh và kiềm tính tạo thành một lớp dày khoảng 1 mm
bao phủ niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày cũng như bôi trơn thức ăn. Ở
trẻ em, dạ dày chứa ít enzyme pepsin, độ acid của dạ dày còn thấp nên
không tiêu hóa những thức ăn thô.
Khả năng hấp thu của dạ dày không đáng kể vì bề mặt niêm mạc hẹp
lại không có nhung mao. Một số chất có độ hòa tan trong mỡ cao như rượu
hoặc một số thuốc như aspirin có thể được hấp thu ở dạ dày với số lượng ít.

3.4. Ruột non và các tuyến tiêu hóa lớn (gan và tụy)
3.4.1. Cấu tạo ruột non
Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá, đi từ môn vị tới góc
tá - hỗng tràng. Ở trẻ em, ruột non tương đối dài, gấp khoảng 6 lần chiều
cao cơ thể, còn ở người lớn dài gấp 4 - 5 lần chiều cao của cơ thể. Ruột non
được treo vào thành bụng sau bởi màng treo ruột non trong đó có mạch
máu, thần kinh chạy tới ruột. Màng treo này ở trẻ em dài và rộng nên dễ
bị lồng ruột. Ruột non gồm 3 phần liên tiếp là tá tràng, hỗng tràng và hồi
tràng. Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khoảng 25 cm, tại đây ống
mật và tụy đổ vào. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường
xuyên chịu sự tấn công của acid dạ dày nên dễ bị loét. Hỗng tràng tiếp
nối với tá tràng và hồi tràng là đoạn cuối cùng của ruột non. Nhưng sự
phân chia thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới
giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng.
Thành ruột non được cấu tạo bởi 4 lớp, ngoài cùng là lớp thanh mạc,
ở giữa là lớp cơ gồm lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong, trong cùng

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 53

là lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp (Hình 3.10). Bề mặt niêm mạc ruột
được bao phủ bởi các lông nhung và vi lông nhung dày đặc làm tăng
cường diện tích bề mặt hấp thu của ruột. Xen kẽ trong lớp lông nhung
là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột. Bên trong các nhung mao có hệ
thống thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết. Ở tá tràng và hỗng tràng
có nhiều nhung mao còn ở hồi tràng thì ít hơn. Giữa các gốc nhung mao
là khe ruột có lỗ mở của các tuyến tiết dịch tiêu hoá và dịch nhầy.

Hình 3.10. Cấu tạo của thành ruột non và nhung mao [19]

3.4.2. Gan, túi mật và tụy


- Gan: là một tuyến lớn nhất của cơ thể, nằm dưới cơ hoành, chiếm
khoảng 2% trọng lượng cơ thể ở người lớn và 5% ở trẻ em (15 tuổi trọng
lượng gan là 1200g) (Hình 3.11). Nhu mô gan của trẻ ít phát triển nhưng các
mạch máu lại phát triển mạnh, kích thích tế bào gan nhỏ, chức năng gan
chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chức năng
gan. Đến 8 - 9 tuổi thì chức năng và cấu trúc gan như người trưởng thành.

Hình 3.11. Cấu tạo của gan, túi mật và tụy [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

54 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Chức năng của gan là tham gia vào hoạt động tiêu hóa, khử độc,
chuyển hoá glucide, protide, lipid, v.v... Gan được chia thành 2 thùy
chính, thùy phải và thùy trái, thùy phải to hơn thùy trái. Mặt dưới gan có
ba rãnh (1 rãnh ngan và 2 rãnh dọc). Gan ở trẻ em có nhiều mạch máu,
gan dễ phản ứng và to khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn máu hoặc nhiễm
độc, thoái hóa mỡ. Gan phát triển nhanh nhất vào giai đoạn tuổi dậy thì.
Thùy phải của gan phát triển nhanh hơn thùy trái.
- Túi mật: Túi mật nằm trong phần trước rãnh dọc phải, là nơi dự trữ
mật. Xen giữa các tế bào gan là những ống dẫn mật nhỏ, dịch mật là sản
phẩm bài tiết của tế bào gan. Sau khi bài tiết, dịch sẽ được cô đọng và dự
trữ trong túi mật. Mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trộn với
thức ăn và giúp cơ thể nhũ hoá các chất béo. Khả năng sản xuất mật của
những người bị tổn thương gan sẽ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề
hấp thụ chất mỡ, chất béo và các vitamin tan trong dầu.
- Tụy: hình dài, đầu nhọn nằm lọt vào khung tá tràng. Tụy dài khoảng
18 cm, nặng 80g, gồm 4 phần là đầu tuy, cổ tụy, thân tụy và đuôi tụy. Ở
trẻ em, tụy có trọng lượng 20 g ở trẻ 10 tuổi và 30 g ở trẻ 15 tuổi. Tụy cấu
tạo bởi nhiều thùy lớn, nhỏ cách nhau bằng vách liên kết (nơi chứa mạch
máu, thần kinh và nội tiết). Các ống tiết dịch vào ống tụy nằm dọc trục
của tuyến rồi đổ vào tá tràng cùng chỗ với ống mật chủ.
Chức năng của tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là ngoại tiết. Chức năng
nội tiết của tụy là sản xuất insulin và glucagon. Insulin giúp cơ thể hấp
thụ glucose có trong máu, làm giảm lượng đường trong máu và cho phép
các tế bào của cơ thể sử dụng glucose cho năng lượng. Chức năng ngoại
tiết của tuyến tuỵ là sản xuất và tiết các dịch tiêu hoá. Sau khi thức ăn vào
dạ dày, các enzyme tiêu hoá được gọi là dịch tuỵ đi qua nhiều ống dẫn
nhỏ để đến ống tuỵ chính và sau đó đến ống dẫn mật. Ống mật lấy dịch
vào túi mật, trộn với mật để hỗ trợ tiêu hoá.

3.4.3. Biến đổi thức ăn ở ruột non

3.4.3.1. Biến đổi cơ học


Ruột non có nhiều hình thức hoạt động cơ học như co thắt, lắc, nhu
động làm cho dịch tiêu hoá ngấm vào thức ăn và thức ăn được dồn đi

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 55

liên tục. Lớp cơ dọc thay nhau co giãn làm các đoạn ruột trườn đi trườn
lại. Làm thức ăn được đảo trộn, tránh ứ đọng, ngấm đều dịch tiêu hoá,
tăng cường tốc độ chuyển
hoá. Từng đoạn ruột co
thắt lại làm giảm tiết diện
đoạn ruột. Nhu động ruột
cử động nhịp nhàng lan
truyền từ phía trên xuống
ruột già. Giúp đẩy liên tục
thức ăn từ trên (dạ dày)
xuống dưới (ruột già), làm
quá trình hấp thụ thức ăn
dễ dàng hơn. Khi bị ngộ
độc, cử động này tăng
mạnh có thể gây ỉa chảy.
Cử động nhu động còn
giúp thức ăn được đẩy
ngược lại giúp tiêu hoá và Hình 3.12. Sơ đồ cử động cơ học của ruột non [19]
hấp thụ triệt để hơn. Khi bị
nôn, cử động này tăng mạnh ở tất cả các đoạn của ống tiêu hoá, tống
thức ăn ra ngoài miệng.
Điều hoà các cử động tăng do sự điều khiển từ phân hệ phó giao cảm
(dây thần kinh X) và đám rối Auerbach và một số hormone đường tiêu
hoá, axetylcolin. Ngược lại adrenalin và phân hệ giao cảm làm giảm các
cử động này.

3.4.3.2. Biến đổi hóa học


Sự tiêu hoá diễn ra chủ yếu ở ruột non dưới tác dụng của hệ thống
enzyme phong phú của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột. Ở ruột non,
mọi thức ăn đều được tiêu hoá thành dạng đơn giản nhất có thể hấp
thụ được.
Dịch tuỵ và dịch ruột có vai trò rất lớn trong quá trình tiêu hoá ở ruột
non vì có đủ các emzyme tiêu hóa các loại thức ăn protein, lipid, gluxit
đến sản phẩm cuối cùng. Còn dịch mật chủ yếu có vai trò tạo ra độ pH

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

56 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

thích hợp làm tăng cường khả năng hoạt động của các enzyme trong dịch
tụy và dịch ruột. Mật có tác dụng nhũ tương hóa lipid thành các giọt cực
nhỏ với đường kính 0,5 µm, tạo điều kiện cho các enzyme tiêu hóa tác
động và hấp thu được.
Tiêu hoá protein: Các men tiêu hoá protein của dịch tuỵ khi mới sản xuất
đều ở dạng tiền enzyme chưa hoạt động là trypsinogen, chymotripsinogen,
procarboxypeptidase. Khi tới tá tràng, nhờ sự tác động của entrokinase
(một men của ruột), trypsinogen được biến thành trypsin hoạt động.
Ngay sau đó trypsin lại tác động lên các men khác: chymotrypsinogen,
procarboxypeptidase và kinanogen biến chúng thành các men hoạt động.
Các men tiêu hoá protid của dịch tuỵ có hoạt tính mạnh, chúng phân
cắt 60-80% protein thành các đoạn peptid ngắn và axit amin. Đồng thời
dịch ruột có các enzyme amiopeptitdaza, iminopeptitdaza, tripeptitdaza
và dipeptitdaza, phối hợp với nhau và với dịch tụy để phân giải protein
thành acid amin.

Hình 3.13. Biến đổi hóa học thức ăn ở ruột non [19]

Tiêu hóa lipid: Ở ruột nhờ có dịch mật, dịch ruột, tất cả các chất lipid
thức ăn đều được nhũ hoá, các enzyme tụy có thể thuỷ phân tới 95%

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 57

lượng lipid thức ăn các dạng đơn giản. Trong đó, lipase thuỷ phân gần
toàn bộ lipid đã nhũ hoá thành monoglycerid, glycerol và acid béo. Tuỵ
bài tiết prophospholipase vào trong ruột non và được enzyme trypsin
hoạt hoá thành phospholipase phân giải photpholipit thành photphat và
diglixerit. Cholesterolesterase thuỷ phân cholesteroleste và các steroid
thành cholesterol tự do, acid béo và sterol. Kết hợp với các enzyme do
dịch ruột tiết ra là lipaza, photpholipaza, cholesterol esteraza phân giải
nốt các lipid còn sót lại chưa được phân giải hết.
Tiêu hóa gluxit: Các enzyme tiêu hoá gluxit của tuỵ hoạt tính rất mạnh,
thuỷ phân tới 80% lượng gluxit thức ăn. Enzyme amylase tuỵ thuỷ phân
cả tinh bột chín và sống thành dextrin, maltose. Enzyme maltase biến
maltriose và maltose thành glucose. Đồng thời, dịch ruột cũng có các enzyme
mantaza và amylaza có tác dụng giống với của dịch tuỵ. Ngoài ra còn
có saccaraza phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructozơ. Photphataza tách
các nhóm phôtphat của chất vô cơ và hữu cơ. Enterokinaza có tác dụng hoạt
hoá trypsinogen thành dạng trypsin hoạt động.
* Hấp thu dinh dưỡng ở ruột
non: Niêm mạc ruột non có cấu
trúc đặc biệt tạo nên diện tích hấp
thu rất lớn. Các chất dinh dưỡng
ở ruột non, qua quá trình tiêu hoá
đã sẵn sàng ở dạng hấp thu được.
Chính nhờ sự hấp thu ở ruột non
mà cơ thể nhận được các chất dinh
dưỡng cần thiết đáp ứng cho hoạt Hình 3.14. Sơ đồ hấp thụ acid amin [19]
động sống của mình.
Hấp thu các chất dinh dưỡng qua ruột nhờ 2 cơ chế chủ đạo: Vận
chuyển thụ động gồm khuếch tán đơn thuần, khuếch tán có chất mang và
siêu lọc. Vận chuyển tích cực thuộc loại vận chuyển tích cực thứ phát, cần
sự có mặt của ion Na+. Ngoài ta còn có thực bào (phagocytose), ẩm bào
(pinocytose)... Nhiều chất được hấp thu nhờ sự kết hợp của các cơ chế trên.
Từ niêm mạc ruột non, các chất được hấp thu theo hai đường:
- Đường tĩnh mạch: Nước, acid amin, monosaccarid, 30% glycerol và
acid béo mạch ngắn sau khi hấp thu sẽ vào mao mạch ở nhung mao. Các

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

58 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

mao mạch này gom lại thành các tiểu tĩnh mạch rồi tập trung lại theo tĩnh
mạch chủ về gan. Ở gan, các chất qua quá trình chuyển hoá phức tạp, rồi
theo tĩnh mạch trên đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
- Đường bạch huyết: Khoảng 70% các sản phẩm thuỷ phân lipid và các
vitamin tan trong dầu, sau khi hấp thu qua tế bào niêm mạc ruột vào mao
bạch mạch ở nhung mao, rồi gom về các hạch bạch huyết ở thành ruột, rồi
đổ về bể Pecquet, từ đây, chúng đi theo ống ngực, đổ vào tĩnh mạch dưới
đòn trái vào tuần hoàn chung.

Hình 3.15. Sơ đồ sự hấp thụ Hình 3.16. Sơ đồ sự hấp thụ của lipid [19]
của monosaccharid [19]

3.5. Ruột già và hậu môn


Ruột già là đoạn cuối của
ống tiêu hoá, tiết diện lớn hơn
ruột non. Ruột già thông với
ruột non tại ranh giới là van hồi
- manh tràng có tác dụng chống
cho các chất ở ruột già không
rơi ngược trở lại ruột non. Ruột
già gồm 3 đoạn: manh tràng, kết
tràng, trực tràng. Manh tràng nối
trực tiếp với ruột non. Kết tràng Hình 3.17. Cấu tạo của ruột già [19]
gồm 3 đoạn: kết tràng lên, kết
tràng ngang và kết tràng xuống. Trực tràng nối liền với hậu môn, nơi tích
trữ phân trước khi thải ra ngoài (Hình 3.17).
Ở trẻ em, ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để
bảo vệ niêm mạc. Ruột già có hệ vi sinh vật rất phát triển: một số vi sinh
vật tổng hợp vitamin B12, K; vi sinh vật lên men các chất không được

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 59

ruột non hấp thụ, giải phóng các khí CO2, CH4, H2S,… và các chất độc
như indol, scatol, mercaptan làm cho phân có mùi thối. Ở ruột già chỉ có
cử động nhu động và phản nhu động. Cử động nhu động không mạnh,
mỗi ngày chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động mạnh để dồn chất bã xuống
trực tràng. Cử động phản nhu động mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại
trong ruột già.
Sự thải phân: Sau khi được hấp thụ nước, các chất cặn bã còn lại
cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn. Do các chất dinh
dưỡng được hấp thụ từ 80 ~ 100% nên trong phân còn rất ít chất dinh
dưỡng không được hấp thụ. Phân chứa khoảng 60% nước, còn lại là các
mảnh vụn tế bào niêm mạc ống tiêu hoá và xác vi sinh vật. Thải phân
qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực
tràng và mở cơ thắt hậu môn. Trong ngày, có một vài cử động nhu động
mạnh ở ruột già làm một lượng phân tích tụ ở trực tràng gây áp lực lên
niêm mạc ở đây, kích thích lớp niêm mạc, thông qua cơ chế thần kinh sẽ
xảy ra phản xạ đại tiện.
Ở hậu môn, có 2 vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân. Do đó, cơ thể có
thể kìm hãm phản xạ đại tiện
bằng cách co vòng cơ vân lại,
đóng chặt hậu môn. Sau một
vài lần trực tràng co mà phản
xạ không xảy ra, các cử động
phản nhu động lại dồn phân
lên khiến cho trực tràng không
còn bị kích thích và cũng mất
đi cảm giác muốn đại tiện. Nếu
phản xạ đại tiện bị kìm hãm Hình 3.18. Sơ đồ các phản xạ
của kết tràng và trực tràng
lâu dài sẽ dẫn đến táo bón.

3.6. Vệ sinh hệ tiêu hóa của trẻ em lứa tuổi Tiểu học
* Các tác nhân gây hại:
Hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt giúp trẻ ăn ngon, ăn khỏe và phát
triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng hệ tiêu hóa dễ chịu tác
động của các tác nhân có hại như:

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

60 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Các virut, vi khuẩn, các chất độc hại, thực phẩm không an toàn,
thức ăn không đảm bảo vệ sinh và chế độ ăn uống không khoa học... làm
cho hệ tiêu hóa dễ bị nhiễm bệnh như sâu răng, viêm họng, rối loại tiêu
hóa, táo bón, tiêu chảy cấp, giun sán...
- Trẻ bị căng thẳng, vừa ăn vừa xem ti vi, bị biến chứng từ các bệnh khác.
* Biện pháp giữ vệ sinh:
Để giúp cho trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta phải thực
hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Thực phẩm phải an toàn và hợp vệ sinh, không nên ăn các thực
phẩm quá chua, cay...
- Thực hiện khẩu phần ăn cân đối hợp lý, đảm bảo đủ dinh dưỡng
phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
- Ăn uống hợp vệ sinh và đúng cách: rửa tay trước khi ăn bằng xà
phòng và nước sạch, ăn chín uống sôi,... giúp trẻ đề phòng được nhiều
bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, giun sán. Trẻ cần ăn chậm nhai
kỹ, ăn đúng giờ, đúng bữa; tạo bầu không khí thoải mái khi ăn; cần nghỉ
ngơi hợp lý sau khi ăn để sự tiêu hóa được hiệu quả.
- Nên tẩy giun 6 tháng một lần cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
* Bệnh thường gặp về tiêu hóa ở trẻ lứa tuổi tiểu học:
- Táo bón: Sự vận động chậm chạp của phân qua ruột già, thường
kèm theo sự tích luỹ một lượng lớn phân khô và rắn ở kết tràng ngang.
Có nhiều nguyên nhân như: ăn uống không khoa học (ít chất xơ), thói
quen ức chế phản xạ đại tiện, căng thẳng thần kinh, lười vận động... Để
phòng ngừa bệnh táo bón, cần lưu ý tăng cường lượng rau xanh, các loại
quả trong mỗi bữa ăn. Hạn chế tối đa các loại rượu, bia, đồ ăn nhanh, đồ
đóng hộp, các gia vị cay, nóng. Không nên ngồi lâu mỗi lần đi ngoài và
cũng không nên ngồi lâu một chỗ. Nên duy trì tập thể dục thể thao điều
độ tùy theo sức của mình hằng ngày.
- Tiêu chảy cấp: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật
và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển. Tiểu chảy cấp là sự
vận động quá nhanh của phân trong ruột già. Nguyên nhân chủ yếu do
nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, ký sinh trùng, virút, dị ứng thức ăn. Tiêu

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 3. Sinh lý hệ tiêu hóa 61

chảy cấp dẫn đến mất nước, Na+, K+ và các chất điện giải. Do đó, cách đề
phòng tử vong tốt nhất đối với trẻ bị tiêu chảy là không để trẻ mất nước
nặng bằng cách bổ sung nước và điện giải cho trẻ ngay từ khi bắt đầu tiêu
chảy (nghĩa là trẻ đại tiện và nôn ra bao nhiêu nước thì phải bù vào bấy
nhiêu), bằng cách uống dung dịch Oresol. Khi cho trẻ uống phải theo dõi
diễn biến của bệnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Để phòng bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ cần: Nâng cao sức đề kháng cho
trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ. Vệ sinh ăn uống, tiêm phòng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường,…
- Bệnh giun: Hiện nay ở nước ta tỷ lệ nhiễm giun và mắc các bệnh
giun khá cao. Nguyên nhân là do trình trạng ô nhiễm đất, nước, tập quán
ăn, uống thiếu vệ sinh. Tình trạng nhiễm giun ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em và gây ra các biến chứng nặng nề do giun.
Triệu chứng của bệnh giun là đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn, phân chứa
nhiều trứng giun, ngứa hậu môn, trẻ hay quấy khóc… Để phòng bệnh
giun cần xử lý phân đúng cách, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sống,
tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ em: ống tiêu hóa và
các tuyến tiêu hóa.
Câu 2. Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột
non. Từ đó liên hệ với việc nuôi và dạy trẻ.
Câu 3. Các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể như thế nào?
Câu 4. Vai trò của gan, tụy và túi mật trong quá trình tiêu hóa và hấp
thụ thức ăn?
Câu 5. Thiết lập một chế độ ăn và vệ sinh ăn uống hằng ngày cho học
sinh tiểu học.
Câu 6. Các bệnh thường gặp về tiêu hóa của học sinh tiểu học?
Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh?
Câu 7. Hướng dẫn người học ứng dụng các kiến thức về hệ tiêu hoá
trong chương trình giảng dạy khoa học tự nhiên ở tiểu học.
Câu 8. Áp dụng những hiểu biết về hệ tiêu hoá trong giáo dục, chăm
sóc trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

62 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Câu 9. Cho đoạn thông tin sau:


Bệnh giun sán ở trẻ em là một bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, trong
đó có nước ta do tình trạng môi trường đất và nước bị ô nhiễm các loại ấu trùng
giun sán. Trẻ em ăn hoặc uống các loại thức ăn, nước uống có nhiễm ấu trùng giun
sán thì sẽ bị bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun tại cộng đồng vẫn rất cao. Theo
thống kê nước ta có khoảng 60-70% dân số nhiễm giun, chủ yếu là ở trẻ em ở lứa
tuổi học đường. Một trẻ có thể nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau.
(trích dẫn từ http://www.nhikhoaviet.com/benh-giun-san-o-tre-em/)
1. Theo bạn nguyên nhân gì gây bệnh giun sán cho trẻ tuổi học
đường? Tác hại mà chúng gây ra?
2. Bạn đưa ra những lời khuyên gì để phòng tránh gian sán ở trẻ lứa
tuổi học đường?
Câu 10. Dựa vào những kiến thức đã học về hệ tiêu hóa. Bạn hãy
thực hiện?
1. Làm một mô hình hệ tiêu hóa với đầy đủ các bộ phận.
2. Hãy sử dụng mô hình để trình bày quá trình thức ăn biến đổi như
thế nào trong các bộ phận của hệ tiêu hóa.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 4

SINH LÝ HÔ HẤP

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức phận của hệ hô
hấp trong quá trình phát triển của trẻ em lứa tuổi tiểu học.
- Phân tích được hoạt động sinh lý của hệ hô hấp trẻ em.
- Hiểu được nguyên nhân, biện pháp để vệ sinh hệ hô hấp và phòng
tránh một số bệnh thường gặp về hô hấp ở trẻ.
- Áp dụng những hiểu biết về sinh lý hô hấp trong giáo dục, chăm
sóc trẻ lứa tuổi tiểu học.

NỘI DUNG

4.1. Khái quát về hệ hô hấp


Hô hấp là một đặc trưng cơ bản
của sinh vật, gồm ba quá trình: sự
thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí
ở tế bào. Thở là điều kiện tiên quyết
để duy trì sự sống vì mọi hoạt động
của con người cần năng lượng giải
phóng trong quá trình oxy hóa ở ti
thể của tế bào. Quá trình này cần O2
và tạo ra sản phẩm dư thừa là CO2.
Hệ hô hấp giúp cung cấp O2 và thải
CO2. Nó sẽ luôn diễn ra cho dù chúng
ta muốn hay không. Mỗi ngày chúng Hình 4.1. Cấu tạo hệ hô hấp [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

64 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

ta thở khoảng 25,000 lần và cho đến lúc 70 tuổi, chúng ta có thể thở đến
600 triệu lần.
Ở trẻ em, sự phát triển và trưởng thành của phổi tuân theo 3 luật
phát triển của Reid.
- Cây phế quản được phát triển đầy đủ vào lúc thai 16 tuần tuổi.
- Phế nang phát triển sau sinh, tăng sinh về số lượng đến 8 tuổi, sau
đó tăng về kích thước cho đến khi hình thành ngực và ngừng phát triển
ở tuổi trưởng thành.
- Các mạch máu nuôi dưỡng các đường dẫn khí phát triển song song
với sự phát triển các đường thở và các động mạch túi nang phát triển
song song với sự phát triển các phế nang.

4.2. Cấu tạo hệ hô hấp


Hệ hô hấp ở người gồm hệ thống dẫn khí và hệ thống trao đổi khí
giữa máu và không khí. Hệ thống dẫn khí gồm có: mũi, hầu, thanh
quản, khí quản và phế quản. Hệ thống trao đổi khí là phổi, chứa các
phế nang là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí (Hình 4.1). Do các
tổ chức tế bào của bộ phận hô hấp trẻ em chưa hoàn toàn biệt hóa và
trong giai đoạn phát triển nên có kích thước cơ quan hô hấp của trẻ nhỏ
hơn so với người trưởng thành và có những đặc điểm riêng biệt về giải
phẫu, sinh lý.

4.2.1. Mũi
Mũi có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm và làm sạch luồng không khí đi
qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác và tham gia vào việc phát âm,
cùng với các xoang xương đổ vào mũi là các vòm cộng hưởng âm thanh.
Về cấu tạo giải phẫu: có 2 hố mũi, ngăn cách nhau ở giữa bởi vách
mũi giữa, mỗi hố mũi đều có 4 thành do các xương tạo thành và 2 lỗ mũi
trước, sau. Mũi được lót một lớp niêm mạc có chứa rất nhiều mao mạch,
lông và tuyến nhầy làm cho không khí đi qua xoang mũi được sưởi ấm,
làm ẩm và được lọc sạch trước khi đi vào phổi. Niêm mạc mũi liên tiếp
với niêm mạc lót mặt trong các xoang. Mũi gồm 3 phần: mũi ngoài, ổ mũi
và các xoang cạnh mũi.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 4. Sinh lý hô hấp 65

Ở trẻ, mũi và khoang hầu ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp làm
cho sự hô hấp bằng đường mũi bị hạn chế và dễ bị bít tắc. Niêm mạc
mũi mỏng nên khả năng bảo vệ của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu
do khả năng sát trùng của niêm mạc còn kém, vì vậy trẻ dễ bị viêm
nhiễm mũi họng. Tổ chức hang và cuộn mạch ở niêm mạc mũi của trẻ
chủ yếu phát triển từ 5 tuổi đến tuổi dậy thì, do đó trẻ dưới 5 tuổi ít
bị chảy máu cam.

4.2.2. Thanh quản


Thanh quản là đường dẫn
khí nằm giữa hầu và khí quản,
đồng thời là cơ quan phát âm
chính. Thanh quản được cấu
tạo bởi những sụn nối với nhau
bằng các dây chằng và các
màng, khớp giữa các sụn được
vận động bởi các cơ. Trong
đó, có 2 dây thanh âm sẽ rung
chuyển và phát ra âm thanh Hình 4.3. Cấu tạo thanh quản và khí quản [19]
dưới tác động của luồng không khí đi qua. Bên trong, thanh quản được
phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, niêm mạc khí quản và tạo
nên các xoang cộng hưởng âm thanh.
Các sụn thanh quản gồm sụn đơn (sụn giáp, sụn nhẫn, sụn nắp
thanh quản, sụn liên phễu) và sụn kép hay sụn đôi (sụn phễu, sụn sừng,
sụn vừng, sụn chêm, sụn thóc). Các cơ thanh quản có tác dụng đến các
sụn thanh quản, làm di chuyển và thay đổi kích thước của thanh môn, độ
căng của các dây thanh âm để hô hấp và phát âm.
Ở trẻ em, lòng thanh quản tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát
triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, niêm mạc nhiều mạch máu. Do đó,
trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh quản dễ bị phù nề,
biến dạng. Trẻ dưới 6 tuổi, khe thanh môn ngắn và hẹp nên giọng của trẻ
thường cao. Trước tuổi dậy thì, cấu tạo thanh quản của nam và nữ tương
đối giống nhau nên giọng nói không khác nhau nhiều. Đến tuổi dậy thì,

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

66 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

sự phát triển thanh quản của các em khác nhau, giọng nói của nam trở
nên vang trầm, còn nữ trở nên cao và trong.

4.2.3. Khí quản, phế quản


Khí quản là một ống sụn dẫn
khí hình lăng trụ dài từ 11 - 13 cm,
được cấu tạo bởi 16 - 20 vòng sụn
trong, hình móng ngựa hở ở phía
sau và được che kín bởi một màng
tổ chức liên kết. Lớp niêm mạc
lót trong khí quản có nhiều tuyến
nhầy và nhiều lông mao, các lông
mao luôn cử động quét từ trong ra
ngoài để đẩy các vật lạ ra ngoài.
Hình 4.4. Cấu tạo phế quản [19]
Khí quản nối tiếp từ dưới
thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6, đi vào ngực, phân chia thành 2 phế
quản chính phải và trái. Hai nhánh này để dẫn khí vào hai phổi qua vô
số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là tiểu phế quản) đến
từng vị trí trong mô phổi.
Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi khí bên
trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng
cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế
quản và phế quản tiểu thùy cần thiết để dẫn khí cho cả 300 - 400 phế nang
cho mỗi buồng phổi.
Ở trẻ em, khí quản và phế quản còn nhỏ, tổ chức đàn hồi kém phát
triển, vòng sụn mềm và dễ biến dạng, trong niêm mạc có nhiều mạch
máu nên khi bị viêm dễ bị chảy máu và phù nề.

4.2.4. Phổi
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa cơ thể và
môi trường. Phổi có hình nón cụt có 3 mặt (mặt ngoài, mặt trong, mặt
hoành), 3 bờ (bờ trước, bờ dưới và bờ sau) và một đỉnh. Phổi nằm trong
lồng ngực, gồm lá phổi phải và trái nằm hai bên trung thất. Phổi phải và
phổi trái không giống nhau về hình thể và kích thước. Phổi phải ngắn

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 4. Sinh lý hô hấp 67

và rộng hơn; phổi trái dài và hẹp hơn. Phổi trái có một rãnh (khe) chếch
từ trên xuống dưới, từ sau ra trước chia nó ra làm hai thuỳ trên và dưới.
Phổi phải cũng có một khe chạy giống như phổi trái và một khe chạy
ngang từ giữa của khe này, ra trước dọc bờ sụn sườn VI, chia phổi phải ra
3 thuỳ là thùy trên, giữa và dưới.

Hình 4.5. Sơ đồ cấu trúc của phổi [19]

Bao phủ mỗi lá phổi là màng phổi. Giữa hai lá phổi là xoang màng
phổi, hai bên phải và trái riêng biệt nhau. Màng phổi gồm có hai lá: lá
thành dính vào mặt trong thành lồng ngực và lá tạng dính vào mặt ngoài
của phổi, giữa hai lá có lớp dịch trơn có tác dụng làm giảm ma sát ki
chusg trượt lên nhau lúc thở. Bình thường hai lá của màng phổi áp sát
vào nhau và chỉ tách xa nhau khi có dịch (tràn dịch màng phổi) hoặc khí
(tràn khí màng phổi) tràn vào. Màng phổi ở trẻ em dễ bị giãn khi hít vào
sâu hoặc khi tràn dịch, tràn khí màng phổi.

Hình 4.6. Cấu tạo ngoài của phế nang

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

68 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Phế nang là đơn vị cấu tạo cuối cùng của phổi và nó là đơn vị chức
năng thực hiện quá trình trao đổi khí. Phế nang xếp thành từng chùm
như những chùm nho. Phế nang có thành mỏng đàn hồi được, bao bọc
bởi hệ thống mao mạch dầy đặc đảm bảo cho quá trình trao đổi khí ở
phổi. Số lượng phế nang tăng dần theo tuổi, ở trẻ sơ sinh là 30 triệu, đến
8 tuổi là 300 triệu và người lớn là 600 - 700 triệu.
Bảng 4.1. Trọng lượng phổi (theo gam) của trẻ lứa tuổi tiểu học
(Theo “Hằng số sinh học người Việt Nam”, 1975 [3])

Nam Nữ
Tuổi
Toàn phổi Phổi phải Phổi trái Toàn phổi Phổi phải Phổi trái
6-10 390 210 180 325 175 150
10-15 695 370 325 580 315 265

Ở trẻ em, khối lượng, kích thước của phổi tăng dần theo tuổi (bảng 4.1).
Phổi của trẻ em có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và sợi cơ nhãn. Vì
vậy, phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch trong
phế nang nhanh chóng. Tuy nhiên, xung quanh các phế nang và thành
mao mạch phế nang của trẻ có ít tổ chức đàn hồi, các cơ quan ở lồng ngực
cũng chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp
phổi, giãn phế nang.

4.3. Hoạt động hô hấp

4.3.1. Động tác thở


Không khí trong phổi luôn được đổi mới nhờ động tác thở gồm hít
vào và thở ra.
- Động tác hít vào: Hít vào bình thường được thực hiện do các cơ hít
vào thông thường co lại làm tăng kích thước của lồng ngực. Các cơ hô
hấp tham gia hoạt động này bao gồm: cơ hoành, có bậc thang, cơ răng
to, cơ liên sườn trong và cơ liên sườn ngoài. Khi cơ hoành co, vòm hoành
hạ thấp xuống, làm tăng kích thước theo chiều thẳng đứng của lồng
ngực. Cơ hoành cứ hạ thấp 1cm thì dung tích lồng ngực tăng lên 250
cm3. Khi hít vào bình thường cơ hoành hạ thấp khoảng 1,5 cm làm dung
tích lồng ngực tăng lên khoảng 375 cm3. Trong hô hấp bình thường,

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 4. Sinh lý hô hấp 69

lồng ngực thay đổi thể tích khoảng 400 - 500 cm3. Do kích thước lồng
ngực tăng kéo theo dung tích lồng ngực tăng lên làm cho áp suất âm
trong khoang màng phổi càng âm hơn, kéo phổi giãn ra theo lồng ngực,
áp suất không khí ở phế nang thấp hơn áp suất ở khí quyển và không
khí từ ngoài tràn vào phổi. Cơ hoành là cơ hô hấp quan trọng, nếu cơ
hoành bị liệt sẽ gây rối loạn hô hấp. Động tác hít vào là động tác chủ
động vì đòi hỏi co cơ nên tiêu tốn năng lượng của cơ thể.
Như vậy, động tác hít vào dẫn đến kế quả là không khí di chuyển
từ ngoài môi trường vào phổi đến tận các phế nang.

Hình 4.7. Sơ đồ động tác hít vào bình thường và hít vào gắng sức [19]

Khi hít vào gắng sức có thêm một số cơ nữa tham gia như: cơ ức đòn
chũm, cơ ngực, cơ chéo. Các cơ này bình thường tỳ vào bộ phận tương
đối bất động là lồng ngực để làm cử động đầu và tay. Khi hít vào gắng
sức, đầu và tay trở thành điểm tỳ và cơ co sẽ nâng xương sườn lên thêm
nữa; đường kính của lồng ngực tăng, phổi giãn ra nhiều hơn và khí vào
phổi nhiều hơn. Trong động tác hít vào gắng sức, cơ hoàng hạ thấp hơn
so với hít vào thông thường, có thể hạ thấp tới 7 – 8 cm, có thể làm tăng
thể tích lồng ngực lên tới 1500 – 2000 cm3. Kết quả của động tác hít vào
gắng ức là không khí di chuyển thêm vào phổi khoảng 1500 – 2000 ml.
Động tác hít vào tối đa là động tác chủ động.
- Động tác thở ra:
Thở ra thông thường: Cuối thì hít vào, các cơ hít vào giãn ra làm các
xương sườn hạ xuống, cơ hoành lồi lên phía lồng ngực, thể tích của lồng

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

70 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

ngực giảm đi, áp suất màng phổi bớt âm. Kết quả là phổi co lại, dung tích
phổi giảm, áp suất trong phế nang cao hơn áp suất khí quyển nên có tác
dụng đẩy không khí từ phổi ra ngoài môi trường. Động tác thở ra thông
thường là động tác thụ động vì không đòi hỏi năng lượng co cơ.

Hình 4.8. Sơ đồ động tác thở ra bình thường và thở ra gắng sức [19]

Thở ra gắng sức: Thở ra gắng sức là động tác chủ động vì cần co thêm
một số cơ chủ yếu là cơ thành bụng. Những cơ này co sẽ kéo các xương
sườn xuống thấp nữa, đồng thời ép vào các tạng ở bụng, đẩy cơ hoành
lồi lên thêm về phía lồng ngực làm dung tích lồng ngực giảm thêm, dung
tích phổi cũng giảm thêm, áp suất phế nang tăng cao hơn nữa nên không
khí ra ngoài nhiều hơn.

4.3.2. Sự trao đổi khí ở phổi và ở mô


Trao đổi khí giữa phổi và máu diễn ta ở phế nang, qua màng phế
nang và màng mao mạch bao quanh phế nang. Sự trao đổi khí ở mô diễn
ra tại các mao mạch ở mô. Các chất khí khếch tán theo sự chênh lệch nồng
độ từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp.
Trao đổi khí ở phổi: Trong tĩnh mạch đến phổi phân áp oxy là 40 mHg,
phân áp CO2 là 46 mmHg. Do đó có sự chênh lệch phân áp oxy giữa máu
trong mao mạch phổi và phế nang là 60mmHg, nên O2 sẽ khuyếch tán
từ phế nang qua màng phế nang và màng mao mạch để vào máu. Đồng
thời, chênh lệch phân áp CO2 giữa máu và phế nang là 6 mmHg nên CO2
sẽ khuyếch tán từ máu qua phế nang. Tốc độ khuyếch tán CO2 nhanh
hơn tốc độ khuyếch tán O2 25 lần. Bề mặc tiếp xúc của mao mạch với phế
nang rất lớn nên thời gian máu chảy qua mao mạch phổi đủ để O2 và CO2

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 4. Sinh lý hô hấp 71

khuyếch tán cho đến khi đạt cân bằng phân áp giữa phế nang và máu.
Trong 100 ml máu chứa khoảng 20 ml O2, máu trở thành máu động mạch
có mầu đỏ tươi, đổ về tim và được bơm vào vòng đại tuần hoàn để đi đến
các mô.
Trao đổi khí ở mô: Phân áp O2 trong tế bào rất thấp , trong dịch gian
bào phân áp O2 là khoảng 20 – 40 mmHg. Máu đỏ đến hệ thống mao mạch
mô có phân áp O2 là 100 mmHg. Oxy từ máu khuyếch tán qua màng mao
mạch và dịch gian bào rồi qua màng tế bào vào trong các tế bào. Ngược
lại, phân áp CO2 trong các tế bào là 60 mmHg, trong dịch gian bào là 46
mmHg nên CO2 khuyếch tán từ tế bào ra dịch gian bào rồi vào máu. Sự
khuyếch tán xảy ra cho đến khi đạt cân bằng phân áp O2 và CO2 giữa
máu và dịch gian bào. Phân áp trong máu tính mạch là 40 mmHg, phân
áp CO2 là 46mmHg.

Hình 4.9. Sự trao đổi khí ở mô và ở phổi

Ở trẻ, nhịp thở tăng dần lên và dài hơn, lượng khí vào tăng dần
theo độ tuổi. Lượng khí thở vào trong một lần thở ở trẻ 8 tuổi là 170 ml,
14 tuổi là 300 ml và ở người lớn là 500 ml. Nhưng tần số thở bình thường
lại giảm dần theo tuổi: 6 tuổi là 20 - 25 lần/ phút, 15 tuổi là 18 - 20 lần/phút,
người lớn là 15 - 16 lần/ phút. Kiểu thở của trẻ cũng thay đổi theo tuổi và

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

72 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

giới tính, ví dụ: trẻ 10 tuổi, bé trai thở chủ yếu bằng bụng, bé gái thở chủ
yếu bằng ngực.

4.4. Vệ sinh hệ hô hấp ở trẻ em lứa tuổi Tiểu học
* Các tác nhân gây hại:
- Một số virut, vi khuẩn là nguyên nhân qua trọng gây ra các bệnh
về hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm AV, viêm phổi...
- Môi trường không khí bị ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại, khói
thuốc lá, khí thải từ phương tiện giao thông, khói bếp than... có thể làm
cản trở trao đổi khí, nếu liều lượng cao có thể tử vong và mắc các bệnh
về hô hấp.
* Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp: Thực hiện vệ sinh hô hấp cho trẻ là điều
quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe và phòng tránh các bệnh.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao thể tích
lồng ngực, tạo nhịp thở đều và đúng.
- Vệ sinh mũi và họng, vệ sinh răng miệng hằng ngày.
- Duy trì không khí sạch và trong lành, tránh khói thuốc lá, đeo khẩu
trang cho trẻ khi đi ra đường để hạn chế hít phải nhiều khói bụi, các dị
nguyên, vi sinh vật.
- Cần giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, tránh những thay đổi đột ngột
về nhiệt độ như ăn kem, uống nước lạnh...
- Khi trẻ bị các bệnh về hô hấp, để đề phòng các biến chứng về hô hấp
và khả năng lây lan trong cộng đồng, cần đưa trẻ vào bệnh viện.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Hô hấp là gì? Vai trò của hô hấp đối với cơ thể trẻ? Sự thở có
ý nghĩa gì với hô hấp?
Câu 2. Giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ hô hấp?
Câu 3. Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở trẻ.
Câu 4. Nêu một số bệnh thường gặp về hô hấp ở trẻ lứa tuổi tiểu học?
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh này?

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 4. Sinh lý hô hấp 73

Câu 5. Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Phân
tích được mối liên hệ giữa trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
Câu 6. Khi lao động nặng hay chơi thể thao nhu cầu trao đổi khí của
cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi như thế nào
để đáp ứng nhu cầu đó?
Câu 7.
Chỉ trong vòng 5 ngày, từ ngày 23/1 đến nay đã ghi nhận 5 ca tử vong liên
quan đến sưởi ấm bằng than trong nhà, trong cabin ô tô. Mới đây nhất, tại xã
Diễn Mỹ (Diễn Châu, Nghệ An), 2 vợ chồng anh Vũ Văn Hà và vợ Nguyễn Thị
Hoa (sinh năm 1985, trú tại xã Diễn Mỹ, Diễn Châu) cùng con trai mới sinh
được gần 2 tháng tuổi ngất xỉu trong phòng ngủ sưởi bằng củi gỗ. Dù được đưa
đi cấp cứu nhưng em bé đã tử vong. Đây là ca tử vong thứ 2 tại Nghệ An vì ngạt
khí CO vì đốt than củi sưởi ấm.
(trích từ báo điện tử dantri.com)
Nghiên cứu đoạn thông tin trên. Hãy:
1. Giải thích và cho biết nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc trên?
2. Đề xuất một số giải pháp để sưởi ấm an toàn bằng than.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 5

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu được vai trò của trao đổi chất và năng lượng đối với hoạt động
của cơ thể trẻ lứa tuổi tiểu học.
- Phân tích được quá trình chuyển hóa các chất và quá trình trao đổi
năng lượng của cơ thể.
- Vận dụng kiến thức về trao đổi chất năng lượng trong thực hiện chế
độ dinh dưỡng của trẻ độ tuổi tiểu học và việc phòng tránh một số bệnh
như béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ.

NỘI DUNG

5.1. Khái quát về trao đổi chất và năng lượng
Trao đổi chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. Đặc
điểm của quá trình trao đổi chất và năng lượng là quá trình oxy hóa - khử
trong cơ thể. Trao đổi chất và năng lượng là tập hợp tất cả các phản ứng hóa
học diễn ra trong cơ thể sống thể hiện ở hai quá trình đồng hóa và dị hóa.
Ðồng hoá là tổng hợp những chất sống đặc trưng từ những chất dinh
dưỡng được hấp thu, hoặc từ các sản phẩm phân hủy của các chất sống.
Quá trình này tích luỹ năng lượng.
Dị hoá là quá trình phân giải một phần chất sống, thu hồi năng lượng
trong các liên kết hoá học để sinh công hoặc để tổng hợp chất mới. Trong
quá trình này năng lượng hóa học được giải phóng.
Ðồng hoá và dị hoá là hai quá trình đối lập nhưng diễn ra song song,
liên tục và thống nhất biện chứng với nhau trong mọi hoạt động.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 5. Trao đổi chất và năng lượng 75

Chức năng của trao đổi chất và năng lượng là kiến tạo và cung cấp
năng lượng cho cơ thể. Kiến tạo là quá trình xây dựng và đổi mới chất
sống. Cơ thể đang lớn hoặc đang phục hồi sau tổn thương, đau ốm, khi
đói, khi đó đồng hoá vượt dị hoá, cơ thể lên cân. Khi cơ thể không thay
đổi trọng lượng, đồng hoá cân bằng với dị hoá, lúc này chỉ đổi mới chất
sống. Khi cơ thể về già hoặc đang sút cân, lúc này dị hoá vượt đồng hoá,
cơ thể xuống cân. Cung cấp năng lượng nhờ quá trình phân hủy chất
sống đồng thời giải phóng năng lượng để tiêu dùng trong việc tạo chất
sống mới hoặc sinh công cho các hoạt động sống. Do đó, tạo tiền đề để cơ
thể sinh trưởng, phát triển, sinh sản,… và sinh sống được bình thường.

5.2. Trao đổi chất


Trao đổi chất trong cơ thể thường gồm ba giai đoạn chủ yếu: đưa các
chất từ môi trường vào cơ thể, chuyển hóa các chất có trong cơ thể, bài tiết
các sản phẩm cặn bã ra môi trường bên ngoài. Ở trẻ em, đồng hóa xảy ra
mạnh hơn dị hóa nên cân nặng tăng dần. Sự trao đổi chất trong cơ thể có
thể được phân chia thành chuyển hóa glucid, chuyển hóa lipid, chuyển
hóa protein, chuyển hóa nước, các chất khoáng và vitamin.

Hình 5.1. Sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào cơ thể [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

76 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

5.2.1. Chuyển hóa glucid trong cơ thể


Glucid chiếm 4 - 6% khối lượng khô của tế bào, thành phần hoá học là
C, H, O. Người ta phân chia glucid thành glucid đơn giản (glucose, fructose,
galatose…) và glucid phức tạp (disaccarit, trisaccarit, pholysaccarit,…).
Vai trò chính của glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho
cơ thể. Hơn 1/2 tổng số năng lượng trong ngày là do glucid cung cấp,
1 gam glucid cho 4 Kcal. Vai trò khác là tạo hình và tham gia vào các hoạt
động chức năng của cơ thể. Được dự trữ với khối lượng lớn trong cơ thể
dưới dạng glycogen trong gan và cơ.
Nhu cầu glucid của cơ thể phụ thuộc vào tiêu hao năng lượng và tình
trạng sinh lý của cơ thể. Lao động thể lực càng nặng, nhu cầu glucid càng
cao. Nhu cầu glucid cần được cân đối so với protein và lipid trong khẩu
phần ăn, tỉ lệ P:L:G là 1:1:4. Tức là nhu cầu glucid chiếm khoảng 70% tổng
số năng lượng hằng ngày. Nguồn cung cấp glucid cho cơ thể chủ yếu từ
hạt ngũ cốc, khoai củ, các loại đường ngọt (đường hoa quả, mật ong) và
một số loại rau củ.
Đối với trẻ em, cần tăng cường đường có nguồn gốc tự nhiên và hạn
chế đường có nguồn gốc nhân tạo (đường tinh, bánh kẹo ngọt). Vì, nếu
dung nạp quá 20 g/người/ngày đường có nguồn gốc nhân tạo sẽ làm
tụy hoạt động quá mức. Đặc biệt, nếu dùng trước bữa ăn sẽ làm tăng
đường huyết và giảm cảm giác muốn ăn, ăn kém ngon ở trẻ. Còn đường
có nguồn gốc tự nhiên (rau, củ, quả,...) có chứa nhiều cellulose có vai trò
kích thích nhu động ruột, điều hòa hệ vi khuẩn ruột và góp phần thải
cholesterol ra khỏi cơ thể. Ngoài ra trong rau quả còn chứa nhiều pecdic
ức chế hoạt động thối ở ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vi
khuẩn có ích, chống táo bón. Khẩu phần ăn của trẻ thiếu hoặc thừa glucid
kéo dài đều ảnh hưởng tới sức khỏe. Thiếu gây suy nhược, suy dinh
dưỡng, còn thừa gây béo phì, bệnh tim mạch.
Glucid được thu nhận vào máu người dưới dạng glucose. Trong ống
tiêu hóa, glucid trong thức ăn được phân giải thành các đường đơn được
hấp thụ từ máu đến gan. Nhờ quá trình cân bằng nội môi thông qua cơ
thế thần kinh - thể dịch, hàm lượng glucose trong máu ổn định 0,10-
0,12%. Lượng glucose dư thừa dưới tác dụng của enzyme glucose được
tích lũy dưới dạng glycogen ở gan và cơ. Nếu lượng glucose trong máu

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 5. Trao đổi chất và năng lượng 77

cao quá mà gan không chuyển hoá kịp thì lượng đường nhất thời sẽ thải
ra ngoài theo nước tiểu.
- Cơ chế thần kinh do não thất IV và vùng dưới đồi.
- Cơ thế thể dịch điều hòa nhờ hệ thống các hormone tăng, hạ đường
huyết của các tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến giáp và tuyến yên. Ví dụ,
khi nồng độ glucose trong máu tăng, tuyến tuỵ tiết ra insulin làm tăng
tính thấm với glucose vào gan và cơ, gây hạ đường huyết. Khi nồng độ
glucose trong máu giảm, tuyến trên thận tiết cortisol làm giảm sử dụng
glucose, gây tăng đường huyết.

Hình 5.2. Sơ đồ chuyển hoá glucid, lipid và protein trong cơ thể

5.2.2. Chuyển hóa lipid


Lipid là chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. Lipid
trong cơ thể gồm có các loại triglixerit (mỡ trung tính), các photpholipit,
cholesterol, steroit,...
Vai trò quan trọng của lipid là:
- Tham gia cấu tạo tế bào, làm mô đệm, cách nhiệt. Làm dung môi
hoà tan các vitamin tan trong mỡ là A, D, E, K cho cơ thể hấp thụ.
- Dự trữ và cung cấp lượng năng lượng cho cơ thể, 1g lipid khi bị oxy
hóa cung cấp 9,3 Kcal. Hình thành lớp mỡ dưới da, có tác dụng chống
lạnh, mỡ quanh ruột và thận có tác dụng chống va chạm.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

78 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể. Dạng dự trữ
là triglycerid (mỡ trung tính) tại mô mỡ. Mô mỡ chiếm khoảng 15-20 %
trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành. Nếu cơ thể tích trữ quá nhiều
lipid sẽ bị béo phì. Với khẩu phần ăn hợp lý, lipid tham gia cung cấp
25-30 % năng lượng cơ thể.
Nhu cầu của lipid phụ thuộc theo tuổi, tính chất lao động, đặc điểm
dân tộc và khí hậu. Lipid được cung cấp cho cơ thể từ nguồn thức ăn như
mỡ động vật, dầu thực vật. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh
dưỡng thì nên kết hợp cả lipid có nguồn gốc động vật và thực vật trong
bữa ăn của trẻ theo tỷ lệ 1:1.
Trong ống tiêu hoá, lipid trong thức ăn được phân giải thành glyxêrin
và acid béo. Khi vào đến ruột được tổng hợp thành lipid trung tính, phần
lớn được hấp thụ vào ống bạch huyết (70%). Phần còn lại chuyển vào
máu, sau đó được sử dụng hoặc dự trữ ở dưới da, khoang bụng, xung
quanh nội tạng, mô liên kết. Lượng dự trữ này phụ thuộc vào chủng tộc,
lứa tuổi, giới tính, sức khỏe… Đại bộ phận lipid trong cơ thể là do glucid,
proten tạo thành. Khi cơ thể hoạt động nặng nhọc, khẩn trương thì một
phần lipid tại các mô được huy động và phân giải thành glyxêrin và acid
béo để đưa về gan tham gia phản ứng oxy hoá (quá trình dị hoá).
Trung khu điều hòa chuyển hóa lipid nằm ở vùng dưới đồi. Hormone
của tuyến yến, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục có
tác dụng đến quá trình chuyển hóa lipid.

5.2.3. Chuyển hóa protein


Protein là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C,
H, O, N và có cả S, P. Các phân tử protein được cấu tạo từ các acid amin.
Mỗi phân tử protein gồm hàng trăm acid amin kết hợp lại với nhau bằng
các liên kết peptit. Hiện nay có khoảng 20 loại acid amin khác nhau, trong
đó có 10 acid amin không thay thế là lizin, trytophan, lơxin, isolơxin,
phenylamin, valin, histadin, acginin, treonin mà cơ thể không tự tổng
hợp được. Vì vậy, trong khẩu phần ăn cần cung cấp đủ các acid amin này
để cơ thể trẻ phát triển bình thường. 10 acid amin còn lại là các acid amin
thay thế, cơ thể có thể tự tổng hợp được là glyxin, alanin, xystein, xystin,
acid glutamic, acid aspatic, tyrosin, prolin, oxiprolin, serin.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 5. Trao đổi chất và năng lượng 79

Protein là thành phần cơ bản của vật chất sống, nó có vai trò sau: là
nguyên liệu để cấu tạo nên tế bào của cơ thể; điều hòa quá trình chuyển
hoá của các chất; là thành phần cấu trúc của các enzyme, nội tiết tố, kháng
thể và các hợp chất khác trong cơ thể; là nguồn cung cấp năng lượng cho
cơ thể, 1gam protein khi oxy hóa hoàn toàn trong cơ thể cung cấp 4 Kcal.
Có thể nói rằng nếu khong có các chất protein thì không có sự sống của
mọi sinh vật.
Protein cung cấp 12% - 15% tổng năng lượng của tất cả các chất trong
khẩu phần thức ăn. Nhóm thức ăn chứa nhiều protein gồm loại có nguồn
gốc động vật: trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua, nhộng. Loại có nguồn gốc thực
vật: các loại đậu, đỗ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu
protein ở trẻ 6-10 tuổi là 40 g/ngày, 11 - 14 tuổi là 45 g/ngày. Nên ăn protein
ở mức độ vừa phải, phối hợp cả đạm động vật và đạm thực vật, tỷ lệ này ở
trẻ em là 50% - 60%, người lớn là 25% - 30%. Nếu quá dư thừa thì thận phải
làm việc nhiều để đào thải cặn bã của protein như urê, acid uric…
Các acid amin, sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá được hấp
thụ vào máu rồi chuyển tới tế bào và một phần tới gan. Tại gan, acid
amin được giữ lại và tổng hợp thành các protein của huyết tương như
anbumin, globulin và fibrinogen. Còn phần lớn axit amin sẽ được chuyển
đến tế bào để tổng hợp thành các protein đặc trưng như: hemoglobin của
máu, hormone tuyến nội tiết, protein của các mô cơ và các enzyme. Mỗi
loại acid amin có tác dụng sinh lý riêng. Ví dụ, lơxin có vai trò tổng hợp
protein của huyết tương.
Trong thành phần của protein có nitơ vì vậy có thể đánh giá sự tiêu
hao, tích luỹ nitơ của cơ thể qua nước tiểu với từng lứa tuổi, tình trạng
sức khỏe, nhu cầu lượng nitơ lấy vào và thải ra khác nhau.
Sự phân giải protein cũng được tiến hành ở gan. Đầu tiên các protein
được phân giải ở gan thành các acid amin. Các protein của tế bào mô
cũng được phân giải thành các acid amin và được chuyển về gan. Tiếp
theo, các phản ứng hoá học thành NH3 và tạo thành acid uric, urê… Phần
còn lại biến đổi thành glucôzơ và glucôgen hoặc oxy hoá tạo thành CO2,
H2O giải phóng năng lượng. Điều hoà trao đổi protein chịu sự tác động
của hormone tuyến nội tiết.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

80 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

5.2.4. Chuyển hoá vitamin


Vitamin không phải là chất sinh năng lượng, nhưng đóng vai trò
quan trọng trong cơ thể. Ngày nay, người ta phát hiện ra khoảng 20 loại
acid amin khác nhau và đặt tên theo chữ cái A, B, C, D,... Vitamin chia
làm 2 nhóm:
- Các vitamin tan trong nước (nhóm B, C, PP) không có kho dự trữ.
- Các vitamin tan trong chất béo (A, D, K, E) có thể có kho dự trữ ở
mỡ, gan, mô.
Các vitamin tan trong nước khi dư thừa được thải ra ngoài qua nước
tiểu nên không đe dọa gây nhiễm độc. Nhưng các vitamin tan trong chất
béo nếu dư thừa sẽ gây ngộ độc do dự trữ trong các loại mỡ của gan
không đào thải ra ngoài được.
Vitamin không phải là những chất để cung cấp các nguyên liệu cho
việc xây dựng cơ thể và cũng không phải là các nguồn nhiên liệu để cung
cấp năng lượng cho cơ thể. Nhu cầu các loại vitamin của cơ thể là rất ít
nhưng lại không để thiếu được. Vitamin có các vai trò sau:
- Tham gia vào quá trình chuyển hoá: vitamin B1 giúp chuyển hoá
gluxit thành năng lượng, vitamin D giúp chuyển hoá canxi, photpho…
- Giúp cơ thể phát triển: vitamin B1, B2, A, C.
- Tạo hồng cầu máu: vitamin B12, B2, acid folic.
- Tăng sức đề kháng cơ thể, chống bệnh chảy máu lợi: vitamin C.
Nguồn gốc của vitamin chủ yếu trong rau quả, thịt, cá,... Ví dụ:
vitamin B1 có nhiều trong ngũ cốc (đặc biệt trong cám gạo), thịt, gan,
tim; vitamin A có nhiều trong dầu gan cá: cá thu, cá hồi, cá trích và các
sản phẩm từ sữa; vitamin E có nhiều trong mầm hạt, hạt, trứng, dầu, đậu
tương, dầu ngô, mầm lúa mì,...
Ở trẻ, nhu cầu vitamin khác nhau tùy từng loại, theo khuyến nghị của
Viện Dinh dưỡng, nhu cầu của các vitamin như sau: vitamin A: 400 µg/ngày,
vitamin D: 400 - 500 UI/ngày, vitamin E: 15 UI/ngày, vitamin B1 1,1 mg/ngày,
vitamim B2: 1,1 mg/ngày, vitamin PP: 12,1 mg/ngày, vitamin C: 45 mg/ngày.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 5. Trao đổi chất và năng lượng 81

5.2.5. Chuyển hoá muối khoáng


Chất khoáng có hàm lượng rất ít trong cơ thể nhưng có vai trò rất
quan trọng. Chất khoáng được chia thành 2 nhóm: các nguyên tố đa
lượng (Ca, P, S, Na, K, Cl, Mg) và các nguyên tố vi lượng (F, I, Se, Co, Cr,
Fe, Mn, Ni, Mo, Va, Zn, Al). Muối khoáng có các vai trò:
- Điều hoà pH máu cũng như các dịch nội và ngoại bào khác.
- Tham gia vào chức phần của một số tuyến nội tiết.
- Chất khoáng là thành phần quan trọng của tổ chức xương răng.
Ví dụ: Canxi, photpho, sắt tham gia tạo hồng cầu.
- Duy trì áp suất thẩm thấu trong dịch cơ thể: Muối NaCl giữ cho
nồng độ muối trong máu không đổi, giúp cơ thể hấp thụ tốt thức ăn, thúc
đẩy cơ thể sinh trưởng, giúp cho việc co duỗi các cơ bắp bình thường.
- Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể. Ví dụ : Kẽm giúp trẻ
ăn ngon, phát triển tốt và còn là thành phần của nhiều hormone; iốt giúp
tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ.
Chất khoáng được đưa vào cơ thể thông qua các loại thức ăn khác
nhau. Nguồn gốc của chất khoáng khác nhau tùy từng loại. Ví dụ: canxi
có nhiều trong cua, tôm, trứng, sữa bột, xương, đậu nành..; photpho có
nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, lạc, vừng, đậu, hoa quả...; Sắt có nhiều ở
tim, gan, bầu dục, trứng, đậu, đỗ, lạc, vừng...
Nên ăn những thức ăn giàu khoáng chất (sữa, rau xanh, thịt, cá,
trứng, chuối). Mỗi ngày chỉ cần dưới 10 g muối, vì muối không tốt cho hệ
tim mạch. Người bị thận, huyết áp cao, suy tim cần hạn chế. Cần bổ sung
muối iốt để phòng bệnh bướu cổ và bệnh thiểu năng trí tuệ.
Cân bằng nội môi chất khoáng nhờ sự đào thải các chất khoáng dư
thừa. Cơ thể bài tiết các chất khoáng chủ yếu theo nước tiểu và phân,
ngoài ra còn theo mồ hôi và theo niêm mạc ruột già.
Với trẻ em, cơ thể đang tăng trưởng, nhu cầu các chất khoáng sẽ cao
hơn, trẻ cần nhiều chất tạo hình như Ca, P, cũng cần tích lũy các chất Na, K,
Mg. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng nhu cầu một số chất khoáng
ở trẻ là: Ca: 0,6 - 0,7 g/ngày, Fe là 7 mg/ngày, phốt pho là 500 mg/ngày...
Do đó, cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất khoáng cho trẻ em.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

82 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

5.3. Trao đổi năng lượng


Trao đổi năng lượng là quá trình chuyển hóa năng lượng hóa học
tiềm tàng trong thức ăn được biến đổi thành các dạng năng lượng khác
như: nhiện năng, cơ năng và điện năng... Trong đó, 25% năng lượng được
biến thành công, một phần ít được biến thành điện năng và còn lại gần
75% được biến thành nhiệt năng.
Các dạng năng lượng chủ yếu trong cơ thể người:
+ Hoá năng: chứa trong các chất kiến tạo như protein, chất dự trữ
như glycogen, chất giàu năng lượng như ATP, GTP, UTP, XTP,…
+ Động năng: là năng lượng của sự chuyển động co cơ, chuyển vận
khí trong đường hô hấp, vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá, vận
chuyển vật chất qua màng tế bào…
+ Điện năng: năng lượng phát sinh dòng điện sinh học.
+ Nhiệt năng: phản ứng sinh nhiệt.
Năng lượng vào cơ thể dưới dạng hoá năng chứa trong các liên kết
hóa học trong thức ăn. Chuyển hoá năng lượng kèm theo chuyển hoá các
chất hấp thu diễn ra theo ba bước ở ba khu trong tế bào: tế bào chất, ty
thể, các bào quan khác.
Hoá năng chứa trong thức ăn, phần lớn được biến đổi thành hoá năng
chứa trong các chất chuyển hoá trung gian, phần ít hơn chuyển thành năng
lượng ATP cùng với quá trình oxy hoá hoàn toàn tạo CO2 và H2O.
Năng lượng trên được sử dụng để cung cấp nhiệt cho cơ thể (ổn định
nhiệt độ cơ thể vào mùa hè cũng như mùa đông). Các dạng năng lượng
được dùng trong mọi hoạt động sống của cơ thể để thực hiện công cơ học
(co cơ), công thẩm thấu (hấp thụ hay bài tiết nước và các sản phẩm chất
dinh dưỡng), công hô hấp, công điện (duy trì điện thế tĩnh hay phát xung
điện thế hoạt động). Đến cuối cùng các dạng năng lượng đều biến thành
nhiệt và được giải phóng ra ngoài cơ thể.... Năng lượng được tích luỹ ở
dạng các hợp chất cao năng (ATP) là nguồn năng lượng vạn năng của mọi
cơ thể sống nên được ví là “đồng tiền năng lượng”.
Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng cũng như trao đổi nhiệt
được điều hoà bằng hai cơ chế thần kinh và các hormone do tuyến nội tiết

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 5. Trao đổi chất và năng lượng 83

tiết ra. Ví dụ: Trong khi điều khiển nhịp tim, hoạt động của các cơ quan
hô hấp, tiêu hoá và bài tiết, hệ thần kinh có tác dụng chi phối sự trao đổi
chất ở tế bào làm cho nó tăng lên hay giảm xuống tùy từng trường hợp.
Chẳng hạn như, dưới ảnh hưởng của thần kinh mà mạch máu mở rộng
ra hoặc thu hẹp lại làm tăng giảm dòng máu mang thức ăn và oxy đến cơ
quan, tăng giảm thoát mồ hôi. Từ đó giúp thân nhiệt con người tương đối
ổn định do có sự cân bằng giữa sự sinh nhiệt và toả nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể tăng cao khi “sốt” sẽ tăng cường trao đổi chất, tăng
huyết áp. Nếu sốt 40 - 41oC sẽ bị co giật, mê sảng; tới 42 - 43oC thì sẽ bị
tử vong.
Nếu nhiệt độ cơ thể giảm thì trao đổi chất giảm, ta có cảm giác rét
run, hoạt động của não bị ức chế, có biểu hiện đờ đẫn. Khi thân nhiệt
xuống tới 32 - 33oC thì sẽ bị tử vong.
Nhu cầu năng lượng thay đổi tùy thuộc vào tuổi, giới tính, nghề nghiệp
và khí hậu. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng thì nhu cầu năng lượng
của trẻ 7 - 9 tuổi là 2190 Kcal/ngày, 10 - 15 tuổi là 2600 - 2900 Kcal/ngày.

5.4. Một số bệnh liên quan đến trao đổi chất và năng lượng ở trẻ em lứa tuổi Tiểu học

5.4.1. Béo phì ở trẻ em


Béo phì là tình trạng dư thừa toàn bộ trọng lượng mỡ cơ thể hoặc dư
thừa mỡ dự trữ của cơ thể. Béo phì thường làm cho tình trạng sức khỏe
của trẻ bị suy giảm cục bộ về thể chất và tâm sinh lý. Trẻ mắc bệnh béo phì
dễ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh về đường
mật, hay xương khớp,… Và điều dễ nhận thấy nhất, bệnh béo phì không
những ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển
tâm sinh lý, tinh thần của trẻ.
Để chuẩn đoán béo phì cho trẻ em, người ta dựa và chỉ số BMI:
BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao2 (m)
Theo đó cách đánh giá chỉ số BMI theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO):

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

84 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Người châu Á ( IDI&WPRO):


BMI < 18,5: người gầy BMI < 18,5: người gầy
BMI = 18,5 – 24,9: bình thường BMI = 18,5 – 22,9: bình thường
BMI = 25: thừa cân BMI = 23: thừa cân
BMI = 25 – 29.9: tiền béo phì BMI = 23 – 24.9: tiền béo phì
BMI = 30 – 34,9: người béo phì độ I BMI = 25 – 29,9: người béo phì độ I
BMI = 35 – 39.9: người béo phì độ II BMI = 30: người béo phì độ II
BMI = 40: người béo phì độ III BMI = 40: người béo phì độ III

Nguyên nhân trẻ béo phì có thể do:


- Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng
mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn
nhanh, nước soda...
- Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
- Do ảnh hưởng của tâm lý: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ
mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
Để điều trị bệnh béo phì cần giảm tốc độ tăng cân, để trẻ phát triển
chiều cao. Theo dõi quá trình điều trị bằng theo dõi cân nặng, chiều cao
của trẻ định kỳ, giám sát chế độ ăn, chế độ hoạt động thể dục. Để phòng
bệnh béo phì ở trẻ cần hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có ga, cần tăng
cường luyện tập thể dục, có chế độ ăn cân đối và hợp lý.

5.4.2. Suy dinh dưỡng ở trẻ em


Suy dinh dưỡng là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn nghèo
protein và năng lượng. Suy dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu hụt các
chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động
và tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là: sự thiếu kiến thức về
dinh dưỡng, do nhiễm trùng, bẩm sinh, đói nghèo... Suy dinh dưỡng sẽ
dẫn đến trẻ ngừng tăng cân hoặc sút cân, da xanh, biếng ăn, chậm phát
triển, rối loạn tiêu hóa...

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 5. Trao đổi chất và năng lượng 85

Tổ chức Y tế Thế giới phân chia thành 3 cấp độ suy dinh dưỡng là: độ I,
độ II, độ III. Trẻ suy dinh dưỡng độ I cân nặng còn khoảng 70- 80% cân
nặng chuẩn. Trẻ suy dinh dưỡng độ II cân nặng còn khoảng 60 - 70% cân
nặng chuẩn. Trẻ suy dinh dưỡng độ III cân nặng còn khoảng dưới 60%
cân nặng chuẩn.
Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cần đáp ứng lương thực
thực phẩm đầy đủ cho trẻ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn
hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ
hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các
nguy cơ nếu có và can thiệp sớm, tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ
trên 2 tuổi,...

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Phân biệt quá trình đồng hoá và dị hoá?
Câu 2. Sự chuyển hóa glucid trong cơ thể diễn ra như thế nào?
Câu 3. Sự chuyển hóa protein trong cơ thể diễn ra như thế nào?
Câu 4. Sự chuyển hóa lipid trong cơ thể diễn ra như thế nào?
Câu 5. Vai trò của vitamin và chất khoáng trong quá trình sinh trưởng
và phát triển của trẻ?
Câu 6. Năng lượng là gì? Có các dạng nào? Năng lượng được tích trữ
trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các
hợp chất nào? Trong tế bào dạng năng lượng nào là chủ yếu?
Câu 7. Nêu một số ví dụ về các hiện tượng rối loạn chuyển hoá vật
chất ở trẻ lứa tuổi tiểu học?
Câu 8. Trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế Việt Nam ngày 17
tháng 12 năm 2016 có đăng:
Hiện nay, theo các cuộc điều tra dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi và thể nhẹ cân ở trẻ em và học sinh giảm đáng kể so với thời gian trước.
Tuy nhiên, tỷ lệ thừa cân béo phì lại gia tăng rất nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh,
theo điều tra, chỉ trong vòng 7 năm (từ 2002-2009), tỷ lệ thừa cân béo phì của
học sinh Tiểu học đã tăng gấp 3-4 lần. Tại Hà Nội, nghiên cứu năm 2011 trên

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

86 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

hơn 3.000 học sinh Tiểu học nội thành cho thấy gánh nặng kép về vấn đề dinh
dưỡng đã nghiêng hẳn về phía thừa dinh dưỡng với 23,4% học sinh bị thừa cân
và 17,3% học sinh bị béo phì, so với 2,4% học sinh bị thấp còi và 2% học sinh bị
gầy còm. Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ xơ vữa và thuyên tắc mạch vành,
nhồi máu cơ tim, bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, thừa cân béo phì gây các biến
chứng thuộc về chuyển hoá, nội tiết như kết quả nghiên cứu nêu trên. Thừa cân
béo phì xảy ra cùng với hội chứng chuyển hoá, là yếu tố nguy cơ của đái tháo
đường tuýp 2, đi kèm các rối loạn lipid máu như tăng triglycerid máu, tăng
LDL và giảm HDL, do đó làm tăng nguy cơ tim mạch. Điều này gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, khả năng học tập và lao động
của các em.
Nghiên cứu đoạn thông tin trên và với hiểu biết của mình hãy cho biết:
1. Hậu quả của béo phì với trẻ lứa tuổi tiểu học?
2. Theo bạn nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh béo phì gia
tăng ở hai thành phố lớn của nước ta?
3. Bạn hãy đề xuất các biện pháp để phòng tránh thừa cân béo phì gia
tăng của học sinh Tiểu học.
Câu 9. Hướng dẫn người học ứng dụng các kiến thức về trao đổi
chất và năng lượng trong chương trình giảng dạy khoa học tự nhiên ở
tiểu học.
Câu 10. Áp dụng những hiểu biết về trao đổi chất và năng lượng
trong giáo dục, chăm sóc trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6

SINH LÝ BÀI TIẾT VÀ SINH DỤC

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu và trình bày được cấu tạo và chức năng của hệ tiết niệu ở trẻ
em lứa tuổi tiểu học.
- Phân tích được quá trình hình thành nước tiểu và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tạo thành nước tiểu.
- Hiểu và trình bày cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục nam và nữ.
- Vận dụng những kiến thức về sinh lý bài tiết và sinh dục trong vệ
sinh, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

NỘI DUNG

6.1. Sinh lý bài tiết


Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, độc hại, dư thừa,... từ
quá trình trao đổi chất ra khỏi cơ thể, làm cho môi trường trong cơ thể
được ổn định (cân bằng nội môi) và không bị nhiễm độc. Đây là khâu
cuối cùng trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. Đồng
thời hệ bài tiết cũng loại bỏ các vật chất lạ theo thức ăn, nước uống vào cơ
thể không tham gia trao đổi chất như các chất hữu cơ, chất độc,... Tham
gia vào chức năng này có nhiều cơ quan khác nhau như hệ hô hấp, tuần
hoàn, tiêu hoá, da, thận,... Vì vậy, khi nghiên cứu chức năng của từng hệ
cơ quan trong cơ thể, các sản phẩm bài tiết khác nhau của quá trình trao
đổi chất đã được chúng tôi đề cập đến. Trong chương này chỉ trình bày
cấu tạo và chức năng của hệ tiết niệu.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

88 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

6.1.1. Hệ tiết niệu


6.1.1.1. Chức năng của hệ tiết niệu
- Lọc máu: Mỗi ngày, thận lọc khoảng 1500 l máu (25% lưu lượng tim
đến thận). Qua đó, thận giúp điều hoà thành phần ion trong máu, điều
hoà pH máu, điều hoà thể tích máu bằng cách duy trì hay loại bỏ nước
theo nước tiểu.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose từ
các nguồn không phải hydratcacbon trong trường hợp bị đói ăn lâu ngày
và bị nhiễm acid hô hấp mãn tính.
- Tham gia vào điều hòa hằng tính nội môi bằng cách điều hòa thể tích
và thành phần dịch ngoại bào và điều hòa thăng bằng acid - base thông
qua chức năng bài tiết nước tiểu.
- Có vai trò nội tiết: Thận bài tiết hormone renin tham gia điều hòa huyết
áp và sản xuất erythropoietin kích thích tủy xương tăng sản xuất hồng cầu.
- Bài tiết nước tiểu, bài tiết các chất thải và các chất ngoại sinh: Mỗi ngày,
thận bài tiết từ 1-1,5 lít nước tiểu. Bằng cách hình thành nước tiểu, thận
giúp bài tiết chất thải, các chất không còn hữu ích trong cơ thể.
6.1.1.2. Cấu tạo
Ở trẻ em, hệ bài tiết nước tiểu gồm: Hai quả thận, hai ống dẫn nước
tiểu (niệu quản), bóng đái (bàng quang) và ống đái (niệu đạo) (Hình 6.1).
Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là thận.
Thận: nằm gần cột sống, dưới
lưng, ngay dưới xương sườn. Hình
dạng giống như hạt đậu, có kích
thước cỡ một nắm bàn tay. Trong
quá trình phát triển, kích thước
thận thay đổi theo tuổi. Ví dụ: trẻ
6 -10 tuổi thận có khối lượng 60 - 73g,
dài 8cm, rộng 4 -5 cm, dày 2 - 3 cm;
trẻ 11- 15 tuổi: thận có khối lượng
Hình 6.1. Sơ đồ cấu tạo
140 - 145 g, dài 8,7 cm, rộng 4 - 5 cm,
hệ bài tiết nước tiểu [19]
và dày 2 - 2,5 cm.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6. Sinh lý bài tiết và sinh dục 89

Thận có hai mặt trước và sau; hai bờ trong và ngoài; hai cực trên và dưới.
Mặt trước của thận lồi hơn mặt sau; cực trên dày hơn cực dưới. Bờ ngoài lồi
bờ trong lõm ở đó có rốn thận là nơi các mạch máu mạch bạch huyết thần
kinh đi vào còn niệu quản đi ra. Bọc ngoài thận là một bao xơ dính chặt vào
thận, là một tổ chức liên kết đặc có chứa các sợi chun và tổ chức cơ trơn. Phía
ngoài bao xơ là tổ chức tế bào mỡ tạo thành bao mỡ quanh thận.

Hình 6.2. Sơ đồ lát cắt dọc của thận (a),


tháp thận gồm các nephron (b) và nephron (c) [19]
Thận đảm nhận vai trò loại bỏ chất thải của cơ thể. Thận lọc 200 lít
máu mỗi ngày, và loại bỏ hai lít sản phẩm chất thải và nước mà cơ thể
không sử dụng.
Thận được cấu tạo bởi hai vùng là vùng tủy và vùng vỏ.
- Vùng vỏ: ở ngoài có màu đỏ sẫm là do có nhiều mạch máu và các cấu
trúc dạng hạt đó là các cầu thận hay tiểu cầu Malpighi; phần vỏ nằm giữa
các tháp thận gọi là cột thận.
- Vùng tuỷ: ở trong có màu nhạt hơn, cấu tạo bởi các tháp thận (tháp
Malpighi). Mỗi tháp thận là một khối hình nón có đáy hướng về vỏ thận,
đỉnh hướng về bể thận. Đỉnh của tháp thận gọi là gai thận (nhú thận).
Tháp thận thường nhiều hơn nhú thận. Mỗi thận có khoảng 12 gai thận.
Có từ 15 - 20 lỗ nhỏ trên mặt mỗi gai thận, đó là lỗ của các ống góp mở
vào đài thận.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

90 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Hình 6.3a. Sơ đồ cấu trúc một đơn vị thận (nephron) và các mạch máu liên quan [19]

Thận có khoảng một triệu đơn vị chức năng (gọi là nepheron), mỗi
đơn vị thận có tiểu cầu thận → ống lượn gần → quai Helle → ống lượn xa.
Tiểu cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm ở vùng vỏ còn quai Helle
ống nối và ống góp thì nằm ở vùng vỏ và vùng tuỷ.
Tiểu cầu thận (hạt thận - tiểu thể Manpighi): Mỗi tiểu cầu thận có hình cầu
có hai cực: Cực mạch là nơi có tiểu động mạch vào và tiểu động mạch ra.
cực niệu là nơi nối với ống lượn gần. Cấu tạo gồm hai phần chính gồm có
quả cầu Mapighi và nang Bowman. Quả cầu Mapighi có nhiều mao mạch
xếp song sóng thành một khối hình cầu và nằm gọn trong nang Bowman.
Nang Bowman là một túi bao bọc lấy quả cầu Mapighi, thành nang là một
lớp tế bào biểu mô có các lỗ rất nhỏ, xoang này được thông với ống thận.

Hình 6.3b. Cấu tạo của cầu thận

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6. Sinh lý bài tiết và sinh dục 91

Ống lượn gần: : là đoạn ống một đầu thông với bao Bowman rồi chạy
uốn lượn quanh tiểu cầu thận của chính nó, đầu kia nối với quai Helle.
Ống lượn gần dài khoảng 14mm và đường kính là 0,05mm.
Quai Helle: là một ống hình chữ U, cấu tạo gồm ba phần: đoạn dày
xuống có cấu tạo và chức năng giống ống lượn gần; đoạn dày lên (to hơn
dày xuống) tiếp nối với ống lượn xa có cấu tạo và chức năng giống ống
lượn xa; đoạn mỏng ở giữa có hình chữ U. Dịch chảy trong hai ống lên và
xuống ngược chiều với nhau.
Ống lượn xa: là phần nối quai Helle với ống góp. Ống có hình trụ chạy
ngoằn ngoèo uốn lượn quanh tiểu cầu thận của chính nó. Từ ống lượn xa
dịch lọc được đổ vào ống góp nước tiểu và sau đó được đổ vào bể thận.
Bàng quang là một túi để chứa nước tiểu, nằm phía dưới của khoang
bụng, trước trực tràng ở nam giới và trước tử cung, âm đạo ở nữ giới. Thể
tích chứa được 700 – 1000 ml nước tiểu. Thành bàng quang có 3 lớp: ngoài
là lớp liên kết, giữa là lớp cơ và trong là lớp niêm mạc. Thành này có khả
năng đàn hồi nên khi ít nước tiểu, bàng quang co lại, còn khi nhiều nước
tiểu thì giãn căng ra. Khi bàng quang đầy, áp lực của nước tiểu tăng cao
thì nước tiểu mới có thể thoát ra ngoài. Bài xuất nước tiểu chịu sự chi phối
của vỏ não nên có thể hoạt động theo ý muốn.
Ống dẫn nước tiểu (niệu quản) là đoạn từ bể thận đến bàng quang
dài khoảng 20 cm.
Ống đái (niệu đạo): ống đái xuất phát từ đáy của bàng quang.
Ở nam, khi đến tuyến tiền liệt, nó nhập với ống dẫn tinh thành một và chạy
dọc dương vật. Dương vật có chức năng bài xuất nước tiểu ra ngoài. Ở nữ,
ống đái chạy trong hố chậu và kết thúc ở âm hộ. Lỗ tiểu tiện nằm giữa âm
vật và cửa âm đạo. Chiều dài của niệu đạo của trẻ đến trước tuổi dậy thì
từ 2 - 4 cm ở trẻ gái và 6 - 15 cm ở trẻ trai. Do niệu đạo của trẻ gái ngắn và
thẳng nên hay bị viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn ngược dòng.

6.1.1.3. Hoạt động của hệ bài tiết


Quá trình hình thành nước tiểu: Cơ chế tạo thành nước tiểu ở các đơn vị
của thận được thực hiện theo quy luật về áp suất thẩm thấu và cơ chế vận
chuyển tích cực. Sự tạo thành nước tiểu gồm 2 giai đoạn là lọc máu ở cầu
thận và tái hấp thu ở ống thận; diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

92 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Đầu tiên là lọc máu tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận, rồi hấp thụ
lại vào máu các chất cần thiết như nước, đường, muối và bài tiết tiếp các
chất không cần thiết, các chất có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính
thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Hình 6.4. Quá trình lọc máu ở cầu thận [19]

Quá trình bài xuất nước tiểu:


Mỗi ngày người trưởng thành phải
lọc khoảng 1600 lít máu và tạo ra
khoảng 170 lít nước tiểu đầu, nhờ
quá trình hấp thụ lại còn khoảng
1,5 lít nước tiểu chính thức đổ vào
bể thận rồi theo đường ống dẫn
nước tiểu xuống bóng đái. Lượng
nước tiểu ở bóng đái lên đến 200 ml
sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất Hình 6.5. Điều khiển hoạt động
của hoạt động bài tiết [19]
trong bóng đái và cảm giác muốn
đi tiểu. Cơ vòng mở ra khi nước
tiểu thoát ra ngoài.

Quá trình lọc nước tiểu do cơ chế thần kinh và thể dịch điều khiển.
- Điều tiết bằng thần kinh: Hoạt động của thận chịu sự chi phối của dây
thần kinh giao cảm và dây thần kinh đối giao cảm. Khi khích thích dây giao
cảm, mạch máu co lại nên lượng máu đến thận giảm, lọc được ít nước tiểu.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6. Sinh lý bài tiết và sinh dục 93

Ngược lại, khi kích thích dây đối giao cảm thì mạch giãn, lượng máu đến
thận nhiều, thành mạch căng nên lọc được nhiều nước tiểu.
- Điều tiết bằng thể dịch: do các chất hóa học và các hormone thực hiện.
6.1.2.4. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu cho trẻ em lứa tuổi tiểu học
- Một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:
+ Nếu cầu thận bị hư hại về cấu trúc do vi khuẩn gây viêm hoặc làm
việc nhiều, suy thoái dần dẫn đến suy thận. Do đó, quá trình lọc máu tạo
nước tiểu đầu có thể ảnh hưởng hoặc ngưng trệ.
+ Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói oxy lâu dài, bị đầu độc
bởi các chất độc (thủy ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn...) làm ảnh hưởng
đến hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận, thậm chí có thể
làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu.
+ Bị sỏi thận hay viêm ở ống dẫn, bóng đái, ống đái do vi khuẩn gây ra.
- Vệ sinh phòng bệnh: Để vệ sinh phòng bệnh liên quan đến hệ tiết
niệu cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, phải lau, rửa đúng kỹ thuật.
+ Trẻ được uống nước đầy đủ và không nên nhịn đi tiểu.
+ Phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh về hệ tiết niệu như đau
vùng thắt lưng, đi đái dắt, nước tiểu có màu khác thường… cần đi khám
chuyên khoa.

6.2. Sinh lý sinh dục


6.2.1. Cơ quan sinh dục nam
Cấu tạo cơ quan sinh dục nam: Cơ
quan sinh dục nam gồm cơ quan
sinh dục trong nằm ở khoang bụng
và các cơ quan sinh dục ngoài.
+ Các cơ quan sinh dục trong:
tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn
tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và
tuyến hành niệu đạo. Hình 6.6. Cấu tạo hệ sinh dục nam [19]
+ Các cơ quan sinh dục ngoài: dương vật, niệu đạo và bìu.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

94 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Hình 6.7. Cấu tạo tinh hoàn [19]

Tinh hoàn có một đôi nằm trong bìu da treo ở bẹn, tinh hoàn trái
thường thấp hơn tinh hoàn phải. Chức năng của tinh hoàn là sản xuất
tinh trùng và tiết ra hormone (testosteron) làm cho cơ thể phát triển theo
giới tính nam như làm cơ thể ít mỡ, có râu và lông chân, lòng bàn tay
phát triển. Mỗi tinh hoàn có hình trứng, được chia thành nhiều tiểu thùy
(300 - 400 tiểu thùy) ngăn cách nhau bằng các vách xuất phát từ mặt trong
của lớp áo trắng. Trong các tiểu thùy có 2 - 4 ống sinh tinh. Các ống này
uốn khúc hướng lên trên và thông với lưới tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn
có các ống tinh chạy lên mào tinh và từ mào tinh có ống dẫn tĩnh thông
với túi tinh. Trong quá trình phát triển của trẻ, kích thước tinh hoàn tăng
dần (Bảng 6.1).
Túi tinh hình quả lê gấp nếp dài 5 - 6 cm, rộng 2 cm, nằm trong ổ
bụng. Túi tinh là một tuyến phụ góp phần sản xuất tinh dịch. Đầu dưới
của túi tinh mở vào ống tiết, ống này kết hợp với ống dẫn tinh cùng bên
tạo thành ống phóng tinh.
Ống phóng tinh dài khoảng 1,5 - 2 cm, chạy xuyên qua tuyến tiền liệt
rồi đổ vào liệu đạo. Ống mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu
đạo nam tạo thành đường dẫn tinh.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6. Sinh lý bài tiết và sinh dục 95

Bảng 6.1. Kích thước tinh hoàn và dương vật của trẻ lứa tuổi tiểu học
(Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam thập niên 90 - thế kỷ XX (2003)” [3])

Lứa tuổi Chiều dài dương vật (cm) Chu vi dương vật Thể tích tinh hoàn
6 2,89±0,32 4,02±0,38 1,76±0,18
7 2,89±0,36 4,03±0,31 1,86±0,19
8 3,05±0,39 4,07±0,34 1,96±0,17
9 3,14±0,37 4,10±0,39 2,01±0,17
10 3,34±0,36 4,13±0,45 2,21±0,16
11 3,60±0,46 4,25±0,46 2,34±0,48
12 3,72±0,39 4,61±0,73 2,68±1,10

Tuyến tiền liệt có màu tím hồng, bao quanh phần đầu niệu quản. Chức
năng chính là tiết ra tinh dịch, ngoài ra có chức năng nội tiết. Tinh dịch
của tuyến tiền liệt được đổ vào niệu đạo ở xoang tiền liệt.
Tuyến hành niệu đạo gồm 2 tuyến nằm ngay sát tuyến tiền liệt tiết ra
dịch nhầy.
Dương vật có chức năng bài xuất nước tiểu, giao hợp và phóng tinh.
Dương vật gồm phần gốc đính với bìu và mu háng, và thân dương vật.
Tận cùng của dương vật là quy đầu, giữa quy đầu có lỗ tiểu tiện. Bọc bên
ngoài dương vật là lớp da mỏng và nếp da phủ lên quy đầu gọi là bao quy
đầu. Bao quy đầu ở trẻ em dài, ở người lớn có trường hợp bao quy đầu
hẹp không thể trật lên được gọi là bệnh hẹp bao quy đầu.
Sản sinh tinh trùng và xuất tinh: Tinh hoàn là nơi sản xuất tinh
trùng, được thực hiện trong các ống sinh tinh. Tinh trùng bắt đầu được
sản xuất khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì. Tinh trùng nhỏ (dài 0,06 mm)
gồm đầu, cổ và đuôi dài. Tinh trùng có hai loại X và Y, mỗi lẫn phóng tinh
có tới 200 triệu - 300 triệu tinh trùng. Sự xuất tinh được thực hiện thông
qua động tác giao hợp làm thỏa mãn nhu cầu sinh lý trong quan hệ tình
dục. Tinh trùng di chuyển lên ống dẫn trứng với tốc độ 3 mm/phút bằng
cách tự quẫy đuôi.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

96 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

6.2.2. Cơ quan sinh dục nữ


Cơ quan sinh dục nữ gồm
các cơ quan sinh dục trong nằm ở
khoang bụng (âm đạo, tử cung, hai
vòi tử cung, hai buồng trứng) và cơ
quan sinh dục ngoài (âm hộ và âm
vật) và tuyến vú.

Hình. 6.8. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ [19]

Buồng trứng: Có hai chức năng nuôi dưỡng cho trứng chín và tiết ra
hormone sinh dục gây ra những đặc điểm giới tính nữ. Buồng trứng nằm
trong hố chậu bé, ở hai phía của tử cung và được cố định bởi các dây chằng.
Ở bé gái sơ sinh, có khoảng 70.000 tế bào trứng non chứa trong các nang
trứng nguyên thủy và khi đến tuổi dậ̣y thì chỉ còn 400 - 500 nang trứng.

Hình 6.9. Sơ đồ cấu tạo của ống dẫn trứng và tử cung [19]

Vòi tử cung (vòi trứng hay ống dẫn trứng): là ống dài khoảng 12 cm
đi từ buồng trứng tới sừng tử cung và là nơi trứng gặp tinh trùng để thụ
tinh. Trong quá trình di chuyển của trứng đã thụ tinh, nếu nó bị nghẽn lại
trong vòi vì một lý do nào đó sẽ dẫn tới tình trạng chửa ngoài tử cung và
vòi sẽ bị vỡ khi thai to ra.
Tử cung: Trứng rụng theo ống dẫn trứng đến tử cung. Tử cung là nơi
nuôi dưỡng và phát triển của thai nhi, cũng là nơi xảy ra kinh nguyệt.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6. Sinh lý bài tiết và sinh dục 97

Vị trí của tử cung nằm giữa xương chậu hông bé, sau bàng quang, trước
trực tràng, trên âm đạo. Tử cung là một khối cơ dày, rỗng; có hình quả lê,
gồm 3 phần thân, eo và cổ tử cung.
Âm đạo: Âm đạo là cơ quan giao hợp và đường để thai nhi đi từ tử
cung ra ngoài. Thành âm đạo được cấu tạo bởi các lớp cơ nên có khả năng
co giãn rất lớn. Nằm ở hai bên âm đạo có hai tuyến tiền đình tiết ra dịch
nhờn để bôi trơn âm đạo.
Âm hộ: Âm hộ gồm có gò mu, môi lớn, môi bé và tiền đình âm đạo.
Có hai tuyến lớn tiết chất nhầy nằm ở hai bên tiền đình âm đạo, mỗi
tuyến có ống dẫn đổ vào tiền đình.
Âm vật: nằm trên lỗ đái, tương đương với dương vật ở nam. Tại đây,
có nhiều dây thần kinh kích thích dục tính.
Tuyến vú: Tuyến này liên quan mật thiết với hoạt động sinh dục,
phát triển ở tuổi dậy thì và hoạt động chính thức vào thời kỳ sinh đẻ. Có
một đôi tuyến vú, mỗi tuyến gồm 15 - 20 thùy mô tuyến sữa. Mỗi thùy
có nhiều nang tuyến và một ống tiết thông ra ngoài ở núm vú. Ở bề mặt
và giữa các tuyến sữa là những mô mỡ. Hormone buồng trứng kích thích
phát triển vú. Tuyến yên điều khiển tiết sữa.

Hình 6.10. Sơ đồ cấu trúc tuyến vú [19]

Sản sinh trứng và chu kỳ kinh nguyệt:


Trứng được tạo thành ở buồng trứng từ các noãn nguyên bào. Quá
trình phát triển của noãn nguyên bào thành trứng gồm 3 giai đoạn:

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

98 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

1/ Các noãn nguyên bào tăng sinh về số lượng bằng cách nguyên phân; 2/
Giai đoạn sinh trưởng do các noãn nguyên bào đã tích lũy được các chất
dinh dưỡng nên lớn và tạo thành noãn bào cấp I; 3/ Giai đoạn tạo thành
tế bào trứng nhờ cơ chế giảm phân 2 lần liên tiếp tạo ra trứng và thể cực
với bộ NST đơn bội. Trứng được sản sinh ở tuổi dậy thì và đến tuổi mãn
kinh thì dừng.

Hình 6.11. Cấu tạo buồng trứng và sự rụng trứng [19]
Sự rụng trứng chịu tác dụng chủ yếu của hormone FSH và LH của
tuyến yên. Ngoài ra sự rụng trứng còn ảnh hưởng của tác động giao phối,
chế độ ăn uống... Sau khi trứng rụng, các tế bào nang De Graff phân chia
tạo nên thể vàng, có tác dụng biến đổi niêm mạc ở tử cung để chuẩn bị
đón trứng. Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng hoạt động đến khi đẻ,
nếu không nó chỉ tồn tại khoảng 14 ngày sau khi trứng rụng rồi thoái hóa,
cùng lớp niêm mạc tử cung bong ra gây nên hiện tượng kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt thường là 28 ngày, có khi hơn. Chu kỳ kinh nguyệt
gồm nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có nhiều diễn biến đặc trưng trong tử
cung và tâm sinh lý của người phụ nữ. Mỗi lần hành kinh kéo dào khoảng
3 - 5 ngày và mất từ 200 – 300 ml máu. Cửa âm đạo của trẻ em gần lỗ tiểu
tiện và hậu môn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm cơ quan
sinh dục. Hơn nữa trong những ngày hành kinh cơ thể mệt mỏi, cổ tử cung
mở, bộ phận sinh dục có chảy máu nên vi trùng rất dễ xâm nhập. Do đó
cần vệ sinh, cần hướng dẫn thực hiện thao tác rửa bộ phận sinh dục ngoài

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6. Sinh lý bài tiết và sinh dục 99

(âm hộ), không thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Sau khi rửa sạch, nên dùng
khăn bông sạch, mềm lau khô. Đồng thời nên chú ý bồi dưỡng, tránh vận
động mạnh (chạy nhảy, lao động nặng…) để giữ gìn sức khoẻ.

Hình 6.12. Sơ đồ diễn biến chu kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt [19]

6.2.3. Vệ sinh hệ sinh dục ở tuổi dậy thì


Hệ sinh dục của trẻ em là con đường vi khuẩn dễ xâm nhập vào
cơ thể. Một phần do quy đầu của trẻ em nam và âm hộ của trẻ em nữ
thường xuyên ẩm ướt. Tuổi dậy thì, ở các em nam bộ phận sinh dục lớn
lên nhanh chóng và bắt đầu thỉnh thoảng có hiện tượng xuất tinh trong
giấc ngủ tự nhiên hoặc có thể kèm theo giấc mơ “tình ái” (thường gọi là
“mộng tinh”). Ở bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, cơ thể thay đổi. Điều này
hết sức bình thường ở tất cả các em, không có gì đáng xấu hổ và lo ngại.
Việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nam không phức tạp. Chỉ cần rửa sạch
hằng ngày sau mỗi lần đại tiện, khi xuất tinh và khi tắm rửa. Việc chăm

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

100 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

lo giữ vệ sinh bộ phận sinh dục của các em gái càng cần thiết hơn vì lúc
này bộ phận sinh dục bắt đầu tiết dịch nhày từ trong cổ tử cung, âm đạo
cũng như ở các tuyến quanh âm hộ. Nếu không chú ý lau rửa sạch thì vi
khuẩn phát triển sẽ làm các chất dịch đó có mùi hôi và khi ấy rất dễ bị
nhiễm khuẩn sinh dục.
Giáo dục giới tính ở nhà trường tiểu học cần được chú trọng và quan
tâm. Học sinh tiểu học cần được hướng dẫn đề phòng bị lạm dụng vì nếu
các em bị lạm dụng tình dục thì vẫn có thể mang thai. Việc xử trí thai nghén
bất ngờ thực sự là một khó khăn và nguy hiểm đối với sức khỏe trước mắt và
lâu dài của các em. Trong chương trình giáo dục tiểu học, sách Khoa học lớp
4-5 đã tiếp cận với các vấn đề về giới tính, sự phân biệt giữa nam và nữ. Các
kiến thức này được tích hợp ở khá nhiều môn học, các hoạt động ngoài giờ
lên lớp ở các lớp học. Giáo dục giới tính ở độ tuổi này cần hướng đến việc trẻ
được biết những thay đổi của cơ thể là hiện tượng sinh lý bình thường khi
bước vào tuổi dậy thì. Đồng thời trẻ cần được cung cấp những kiến thức về
vệ sinh, kỹ năng sống để tránh bị xâm hại tình dục.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Phân tích đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ bài
tiết nước tiểu ở trẻ em.
Câu 2. Các giai đoạn của quá trình lọc nước tiểu diễn ra như thế nào?
Câu 3. Trình bày các biện pháp để vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
Câu 4. Phân tích cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam.
Câu 5. Phân tích cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nữ.
Câu 6. Hướng dẫn người học ứng dụng các kiến thức về sinh lý bài tiết
và sinh dục trong chương trình giảng dạy Khoa học Tự nhiên ở tiểu học.
Câu 7. Áp dụng những hiểu biết về sinh lý bài tiết và sinh dục trong
giáo dục, chăm sóc trẻ em lứa tuổi tiểu học.
Câu 8. Theo báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (http://vov.vn) ngày
14/04/2016 có viết:
…Theo số liệu Chương trình Mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em (2011 - 2015),
trong 5 năm cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em, trong đó số vụ bị xâm

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 6. Sinh lý bài tiết và sinh dục 101

hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%). Gần đây nhất là vụ hơn 20 học
sinh từ 5 đến 10 tuổi tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học La Pán Tẩn,
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã bị bảo vệ trường nhiều lần lạm dụng
tình dục, có em bị suốt 3 năm…
Nghiên cứu đoạn thông tin trên và dựa vào hiểu biết của mình. Hãy
cho biết:
1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên và hậu quả với trẻ bị xâm hại?
2. Đề xuất những biện pháp để giúp trẻ phòng tránh nguy cơ bị xâp hại?
3. Giả sử trong trường hợp trẻ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 9. Cho đoạn thông tin sau:
Bệnh nhân mắc các chứng bệnh về
thận, đặc biệt đối với những người suy
thận. Nếu chỉ 1 quả thận bị suy giảm chức
năng thì sẽ còn 1 quả thận nữa sẽ thay thế
làm việc nhưng nếu cả 2 đều cần phải điều
trị thì chắc chắn rằng phải sử dụng các
phương pháp điều trị khác nhau. Chi phí
thay thận khá đắt đỏ nên các bệnh nhân
mắc chứng bệnh về thận sẽ phải điều trị
lọc máu hay còn gọi là chạy thận nhân tạo.
Máy chạy thận nhân tạo giúp lọc hết các
chất độc từ máu cho ra ngoài và máu sạch sẽ đưa lại cơ thể.
Nghiên cứu thông tin trên và hình mô tả quá trình bệnh nhân lọc
máu nhờ “thận nhân tạo”. Hãy cho biết:
1. Nguyên nhân dẫn đến suy thận? Hãy đưa ra lời khuyên để phòng
tránh suy thận.
2. Phân tích cấu tạo của máy chạy thận nhân tạo và cho tiết từng bộ
phận của máy tương ứng về cấu tạo và chức năng với cơ quan, bộ phận
nào của hệ bài tiết nước tiểu?
3. Nếu bệnh nhân bị suy thận không thực hiện lọc máu nhân tạo thì
điều gì sẽ xảy ra và tại sao?

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 7

CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu và trình bày được những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, chức
phận và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của các tuyến nội tiết.
- Những biểu hiện quan trọng và tác dụng của hormone lên sự sinh
trưởng và phát triển của trẻ em.
- Áp dụng các hiểu biết về các tuyến nội tiết trong việc giáo dục một
cách phù hợp với trẻ em lứa tuổi tiểu học.

NỘI DUNG

7. 1. Đại cương về nội tiết


Tuyến nội tiết là những tuyến
mà chất tiết không có ống dẫn được
đổ trực tiếp vào máu. Trong cơ thể
người có những tuyến hoàn toàn là
nội tiết như tuyến giáp, tuyến yên,
tuyến trên thận, lại có những tuyến
vừa là ngoại tiết vừa là nội tiết như
tuyến tuỵ, tuyến sinh dục. Trong
trường hợp này phần ngoại tiết
thực hiện chức năng khác với phần
nội tiết. Thí dụ, phần ngoại tiết của
tuyến tuỵ tiết men tiêu hoá đổ vào Hình 7.1. Sơ đồ các tuyến nội tiết
ruột còn phần nội tiết tiết hormone trong cơ thể người [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 7. Các tuyến nội tiết 103

insulin, hoặc phần ngoại tiết của tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng còn
phần nội tiết đổ vào máu là hormone testoteron.

7.1.1. Đặc tính và tác dụng sinh lý của các hormone


Hormone là những chất hoá học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến
nội tiết bài tiết vào máu rồi được đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong
cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.

7.1.1.1. Hormone có các đặc tính sinh học sau


- Hormone được đổ vào máu và được dẫn truyền đi khắp cơ thể. Tuy
nhiên, mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh lý nhất định,
đối với một cơ quan nhất định và thực hiện một chức năng nhất định.
- Hormone có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ cần với một lượng rất nhỏ
cũng gây nên tác dụng rõ rệt. Thí dụ vài phần nghìn miligam adrenalin
đã gây nên hiện tượng đường huyết.
- Hormone không đặc trưng cho loài, vì vậy có thể sử dụng hormone
của động vật tiêm cho người để chữa bệnh.

7.1.1.2. Hormone có tác dụng sinh lý trong cơ thể biểu hiện ở các mặt sau
- Tham gia vào sự điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể.
- Điều hoà sinh sản, điều hoà sự phát triển và hoạt động của tuyến
sinh dục và đặc điểm sinh dục thứ cấp.
- Đảm bảo trạng thái cân bằng của môi trường trong cơ thể và thích
nghi của cơ thể với môi trường.
- Phối hợp với hệ thần kinh điều hoà hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể.

7.1.2. Cấu tạo hoá học của các hormone


Các hormone trong cơ thể rất đa dạng về cấu trúc hoá học và có
nguồn gốc rất khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm sau đây:
- Nhóm các hormone có bản chất protein bao gồm: các hormone là
các acid amin (adrenalin, noradrenalin), các hormone là các chuỗi peptit
(oxytoxin, vasopressin), các hormone là các chuỗi polypeptit (insulin,
glucagon), các hormone là protein (hormone sinh trưởng STH).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

104 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Nhóm các hormone có bản chất lipid (hay còn gọi là nhóm
hormone steroit) như: hormone miền vỏ tuyến trên thận, tuyến sinh dục
(testosteron, progesteron, estrogen).

7.1.3. Cơ chế tác dụng của các hormone


Cơ chế và tác dụng của các hormone trong cơ thể đối với các quá
trình sinh lý trong cơ thể rất phức tạp. Các hormone được bài tiết ra từ
các tế bào của các tuyến nội tiết được đưa vào máu, rồi đưa lên các tế bào
đích để gây ra các tác dụng sinh lý khác nhau. Tại các tế bào đích đã xảy
ra ba giai đoạn chủ yếu sau đây:
- Các hormone đã được nhận biết bởi một thụ cảm thể xác định
(receptor) đặc hiệu trên màng nhân của tế bào đích.
- Phức hợp của hormone – thụ cảm thể vừa được tạo thành sẽ kết
hợp với một cơ chế để sinh ra tín hiệu.
- Tín hiệu được sinh ra được gọi là chất truyền tin đã gây ra các tác
dụng đối với quá trình nội bào như: thay đổi hoạt tính hoặc nồng độ của
các enzyme, thay đổi tính thấm của màng để tăng cường quá trình hấp
thụ hay đào thải các chất, gây bài tiết ra các hormone ở các tuyến khác
nhau, gây ra co hoặc giãn cơ và tăng sự tổng hợp protein,…
Tùy thuộc vào bản chất hoá học của hormone mà vị trí gắn hormone
với receptor sẽ xảy ra trên màng, trong bào tương hoặc trong nhân tế
bào và do đó chúng cũng có những con đường tác động khác nhau vào
bên trong tế bào hay nói cách khác chúng có những cơ chế tác dụng khác
nhau tại tế bào đích.
7.1.3.1. Cơ chế tác dụng của các hormone gắn với receptor trên màng tế bào
Hầu hết các hormone có bản chất hoá học là protein khi đến tế bào
đích đều gắn với các receptor nằm ngay trên màng tế bào. Đặc điểm của
các receptor này là có những vị trí đặc hiệu ở phía ngoài màng để gắn
với hormone và có một phần lồi vào trong bào tương. Phần lồi vào trong
này thường có khả năng hoạt động như một men xúc tác nếu được hoạt
hoá. Các receptor này được gọi là receptor xuyên màng đặc hiệu. Một số
receptor khác hoạt động như các protein kênh. Khi hormone gắn với loại
receptor này nó sẽ làm thay đổi cấu trúc không gian của receptor và làm
mở kênh ion.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 7. Các tuyến nội tiết 105

7.1.3.2. Cơ chế tác dụng của các hormone gắn với receptor trong tế bào
Những hormone có bản chất hoá học là steroit như hormone vỏ trên
thận, hormone sinh dục, hormone dẫn xuất của tyrosin tuyến giáp khi
đến tế bào đích thì khuếch tán qua màng tế bào vào bên trong tế bào để
gắn với các receptor trong bào tương hoặc trong nhân tế bào. Phức hợp
hormone-receptor sẽ hoạt hoá hệ gen, kích thích quá trình sao chép gen
để làm tăng tổng hợp các phân tử protein mới ở tế bào đích.

7.2. Cấu tạo và chức năng các tuyến nội tiết
7.2.1. Tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ,
đường kính 1 cm, nặng 0,5 - 1 gam và
được chia làm 3 thùy trước, thùy giữa
và thùy sau. Tuy là một tuyến nhỏ
nhưng nó tiết nhiều loại hormone và
có vai trò điều hoà toàn bộ các hoạt
động sinh trưởng, phát triển của cơ Hình 7.2. Sơ đồ vị trí và cấu tạo
thể và điều hoà hoạt động của nhiều của tuyến yên [19]
tuyến nội tiết khác.
7.2.1.1. Thùy trước tuyến yên
Thùy trước tuyến yên được cấu tạo bởi các tế bào tiết. Các tế bào này
có nhiều loại, mỗi loại tổng hợp và bài tiets một loại hormone nhất định.
Các loại hormone mà thùy trước tuyến yên tiết ra là:
- Hormone phát triển cơ thể gọi là hormone tăng trưởng STH. Hormone
này điều hoà sự sinh trưởng chung của cơ thể và đặc biệt là sự phát triển của
các xương dài. Vì vậy, ở giai đoạn sinh trưởng nếu ưu năng tuyến sẽ làm cho
người trở nên rất cao nhưng cấu tạo cơ thể vẫn theo tỷ lệ cân xứng trở thành
người khổng lồ. Nếu nhược năng tuyến thì trở thành người lùn, thấp nhỏ
nhưng cân đối. Ở người trưởng thành nếu ưu năng tuyến sẽ dẫn tới trạng
thái bệnh to đầu ngón, các ngón tay, bàn chân và xương mặt phát triển quá
mức. Nhiều hormone tăng trưởng còn gây chứng tăng đường huyết.
- Các hormone kích thích tuyến sinh dục (FSH và LH) cần thiết cho sự
chín sinh dục, ở nam giới thì kích thích sự phân bào tạo thành tinh trùng, ở nữ
giới thì kích thích sự chín và rụng trứng. Nó cũng góp phần duy trì các chức
năng sinh dục.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

106 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Hormone Prolactin gây tiết sữa và gây sự tiết các hormone estrogen
và progesteron của buồng trứng.
- Các hormone kích thích miền vỏ tuyến trên thận - ACTH
- Hormone kích thích tuyến giáp – STH.

7.2.1.2. Thùy giữa tuyến yên


Thùy giữa tuyến yên có kích thước rất nhỏ, tiết hormone MSH
(melanocyte stimulating hormone) có bản chất hoá học là một peptit chứa
18 acid amin. Tác dụng sinh lý của MSH là kích thích sự phát triển của các tế
bào sắc tố non thành các tế bào sắc tố trưởng thành. Sau đó, kích thích tế bào
này tổng hợp nên sắc tế (melanine) và phân bố đều sắc tố đó trên bề mặt của
da. Do vậy, da thường có màu tối để thích nghi với môi trường sống.

7.2.1.3. Thùy sau của tuyến yên


Thùy sau tuyến yên được gọi là thùy thần kinh, tiết ra hai loại
hormone là oxitoxin có tác dụng làm tăng lực co bóp của các cơ dạ con
và vazoprexin gây co các động mạch nhỏ, dẫn đến tăng áp lực trong các
động mạch và điều hoà sự hấp thụ nước trở lại của các ống dẫn thận. Vì
vậy vazoprexin còn gọi là hormone chống bài niệu.

7.2.2. Tuyến giáp trạng


Tuyến giáp trạng nằm ở phía
dưới của thanh quản và ở phía trước
của khí quản và có hai thùy. Đơn vị
cấu tạo của tuyến giáo trạng là các
nang giáp, có đường kính khoảng
100 – 300 µm. Các nang giáp chứa các
chất bài tiết gọi là chất keo trong lòng
của nang và được lót bằng một lớp tế
bào. Các tế bào của nang giáp bài tiết
hai hormone là triiodothyronrin (T3)
và tetraiodothyrorin (T4). Những
hormone này có vai trò trong chuyển
hóa iod đẩy mạnh sự sinh trưởng và
phát triển của cơ thể như tham gia Hình 7.3. Sơ đồ điều hoà bài tiết
sự chuyển hòa năng lượng, điều hòa hormon tuyến giáp [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 7. Các tuyến nội tiết 107

thân nhiệt, tăng chuyển hóa chất. Ngoài ra, các tế bào ở cạnh nang cũng
bài tiết hormone canxitonin.
Nếu hoạt động tiết hormone tiêu giảm (nhược năng) gây nên thiếu
Tiroxin làm giảm quá trình chuyển hoá biểu hiện là cường độ trao đổi chất
giảm, thân nhiệt hạ, luôn cảm thấy lạnh, nhịp tim giảm, mệt mỏi uể oải.
Trong thức ăn nếu thiếu iod thì sẽ không đủ để tuyến giáp tổng hợp
Tiroxin, vì vậy tuyến phải làm việc quá mức, dần to ra tạo thành bướu cổ.
Ở trẻ em, nếu thiếu Tiroxin (nhược năng), ở mức nhẹ thì hạn chế
năng lực lao động và học tập, mức nặng gây đần độn.
Phụ nữ có thai nếu thiếu iod sẽ dẫn tới thiếu Tiroxin làm thai chậm
phát triển, có thể gây chết thai lưu hoặc đẻ non.
Nếu hoạt động tiết hormone tăng cường (ưu năng) sẽ mắc bệnh
bazơđô, biểu hiện như: cường độ trao đổi chất tăng, người cảm thấy quá
nóng, đổ mồ hôi, giảm sút trọng lượng, huyết áp tăng cao, tinh thần căng
thẳng, cơ yếu và hay co giật, mắt lồi.

7.2.3. Tuyến cận giáp trạng


Là các khối mô nhỏ bằng hạt đậu, ở người có 2 đôi gắn vào tuyến
giáp trạng hoặc nằm trong mô của tuyến giáp trạng. Trong tuyến có 2 loại
tế bào là: tế bào chính và tế bào ưa axit. Tế bào chính là thành phần chủ
yếu của tuyến cận giáp trạng và có chức năng sinh lý là tiết ra hormone
parahormone. Hormone này có vai trò sinh lý quan trọng trong điều hoà
sự trao đổi muối canxi và photpho, đảm bảo nồng độ ổn định của các
muối này trong máu. Ưu năng tuyến cận giáp trạng sẽ làm tăng lượng
canxi trong máu và vì vậy xương trở nên mềm yếu, canxi trong máu tăng
còn dẫn tới sự tích luỹ canxi ở một số bộ phận như ở thận.

7.2.4. Tuyến tụy


Tụy là một tuyến pha vừa ngoại tiết vừa nội tiết. Phần ngoại tiết tiết
ra dịch tụy có vai trò trong tiêu hóa thức ăn. Phần nội tiết ở tuyến tuỵ là
các tế bào loại a và b tập trung thành nhóm gọi là đảo Langechan, chúng
có màu khác với tuyến tuỵ ngoại tiết. Các tế bào a tiết hormone loại
glucagon còn tế bào loại b tiết hormone insulin. Các hormone này có tác
dụng đối lập nhau do đó chúng được điều hoà. Insulin giúp cơ thể biến

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

108 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

đổi lượng đường thừa trong máu (khi lượng đường cao hơn 0,12 g/l)
thành glicogen dự trữ trong gan. Nếu lượng glucoza (đường) trong máu
giảm dưới mức 0,12 g/l thì glucagon
sẽ kích thích sự biến đổi glicogen
dự trữ thành glucoza đưa vào máu.
Bệnh của tuyến tuỵ gây nên sự
rối loạn nội tiết, làm giảm insulin do
đó làm cho lượng đường trong máu
tăng lên vượt quá khả năng tái hấp
thụ của thận, đường bị thải ra ngoài
theo nước tiểu gây nên bệnh đái
tháo đường. Người bệnh suy kiệt
dần vì mất nước và đường đồng
thời bị đầu độc bởi các sản phẩm Hình 7.4. Sơ đồ cấu tạo
xeton tích chứa lại dẫn tới tử vong. và vị trí tuyến tụy [19]

Để điều trị bệnh đái tháo đường có thể tiêm insulin vào máu với một
liều lượng thích hợp và thường xuyên bởi vì insulin không lưu giữ trong
cơ thể và cũng không có khả năng khắc phục sự rối loạn nội tiết của tuyến
tuỵ. Ngày nay, kỹ thuật di truyền đã thực hiện cấy ghép gen tổng hợp
insulin vào vi khuẩn E. coli và sản xuất được insulin một cách dễ dàng vì
vậy giá thành của chế phẩm insulin đã giảm nhiều.

7.2.5. Tuyến trên thận


Tuyến trên thận còn gọi là tuyến thượng thận, nằm trên đỉnh của
thận, gồm 2 phần vỏ và tuỷ. Phần vở ở ngoài có màu trắng nhạt, gồm các
tế bào tuyến. Phần tủy ở trong, có màu nâu, gồm các tế bào thần kinh.

7.2.5.1. Phần vỏ tuyến trên thận


Phần vỏ tuyến trên thận tiết ra nhiều loại hormone, đó là: glucocorticoit
kích thích sự chuyển hoá protein thành gluxit; mineralcorticoit điều hoà
sự trao đổi natri và kali; cortizon có ảnh hưởng đến sự trao đổi muối và
gluxit, có tác dụng tốt chữa các bệnh viêm khớp, bạch hầu và một số bệnh
ngoài da.
Ngoài ra ở cả đàn ông và đàn bà, vỏ tuyến trên thận còn tiết ra
hormone loại dehidroepian là trosteron và antrosteron đó là những

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 7. Các tuyến nội tiết 109

steroit có hoạt tính của hormone sinh dục nam. Vì vậy ưu năng vỏ tuyến
trên thận ở trẻ em dẫn tới hiện tượng chín sinh dục sớm như cơ bắp phát
triển, tiếng nói như ở người đàn ông trưởng thành... Ưu năng vỏ tuyến
trên thận ở phụ nữ gây ra hiện tượng nam hoá như mọc râu, tiếng nói
trầm, buồng trứng, tử cung và âm đạo thoái hoá.

7.2.5.2. Phần tuỷ tuyến trên thận


Phần tiết ra hai loại hormone là adrenalin và noradrenalin. Adrenalin
có tác dụng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng lượng glucoza trong
máu, giống như hiện tượng kích thích dây thần kinh giao cảm. Tác dụng
sinh lý của noradrenalin giống adrenalin nhưng tác dụng tăng huyết áp
mạnh hơn.

7.2.6. Tuyến sinh dục


7.2.6.1. Tinh hoàn
Tinh hoàn vừa có chức năng sinh lý nội tiết vừa có chức năng sinh
lý ngoại tiết. Chức năng sinh lý ngoại tiết là tiết sản sinh ra tinh trùng.
Chức năng sinh lí nội tiết là tiết ra hormone sinh dục nam gọi tên chung
là antrogen. Các hormone này bao gồm testosterone, dihydrotestosteron
và androstenedion trong đó testosterone được coi là hormone quan trọng
nhất của tinh hoàn. Testoteron có tác dụng làm xuất hiện các tính chất
sinh dục thứ cấp ở nam giới như cơ bắp phát triển, mọc râu.

7.2.6.2. Buồng trứng


Là tuyến sinh dục cái, nó bao gồm các tế bào bao noãn, mỗi tế bào
bao noãn có 1 trứng. Bao noãn tiết ra hormone sinh dục nữ là estrogen
gây nên những biến đổi ở phụ nữ như mở rộng xương chậu, phát triển
tuyến sữa, phát triển tử cung và âm hộ, thay đổi giọng nói...
Ở nữ còn có tuyến nội tiết lâm thời là thể vàng. Thể vàng được
tạo thành từ bao noãn sau khi trứng rụng. Thể vàng tiết ra hormone là
progesteron có tác dụng làm cho niêm mạc ở dạ con dày lên để đón trứng
đã thụ tinh chuyển đến và làm kén. Đồng thời nó cũng kìm hãm hormone
của thùy trước tuyến yên không gây sự chín và rụng trứng. Khi trứng đã
làm kén ở dạ con progesteron kích thích sự phát triển của tuyến sữa. Nếu
trứng không được thụ tinh thì thể vàng tiêu giảm dần và sau 14 ngày

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

110 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

từ khi trứng rụng sẽ hết. Lúc đó niêm mạc của tử cung bong ra gây hiện
tượng kinh nguyệt và hormone của thùy trước tuyến yên trở lại hoạt
động gây chín và rụng trứng.
Cần lưu ý rằng hai hormone testosteron (hormone sinh dục nam) và
estrogen (hormone sinh dục nữ) đều có ở cả hai giới nam và nữ, chỉ khác
nhau về lượng. Ở nam, testosteron nhiều hơn estrogen và ngược lại ở nữ
thì estrogen nhiều hơn testosteron.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Tuyến nội tiết là gì? Hãy nêu các đặc tính và tác dụng sinh lý
của các hormone.
Câu 2. Sơ đồ hoá cơ chế tác dụng của các hormone.
Câu 3. Trình bày các tuyến nội tiết và các loại hormone của chúng
bằng cách lập bảng theo mẫu sau:
TT Tuyến nội tiết Các loại hormone Vai trò của hormone
1 Tuyến giáp trạng
2 …
3
Câu 4. Qua hoạt động của tuyến nội tiết, hãy chứng minh mọi hoạt
động của cơ thể người đều do thần kinh - thể dịch điều tiết.
Câu 5. Phân tích cấu tạo và chức phận của tuyến yên, từ đó hãy chứng
minh vai trò của nó trong việc điều tiết các hoạt động của các tuyến nội tiết
khác cũng như điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 6. Phân tích cấu tạo và chức phận của tuyến tụy, từ đó hãy chứng
minh vai trò của nó cùng với các tuyến nội tiết khác trong việc điều tiết
chuyển hóa gluxit?
Câu 7. Hướng dẫn người học ứng dụng các kiến thức về các tuyến
nội tiết trong chương trình giảng dạy khoa học tự nhiên ở tiểu học.
Câu 8. Áp dụng những hiểu biết về các tuyến nội tiết trong giáo dục
trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8

SINH LÝ VẬN ĐỘNG

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo
và chức phận của các cơ quan hệ vận động trẻ em lứa tuổi tiểu học.
- Phân tích được những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động sinh lý
hệ vận động.
- Phân biệt được các khớp, vẽ và chú thích sơ đồ của khớp động.
- Áp dụng các kiến thức về sinh lý hệ vận động vào việc giảng dạy
phần khoa học tự nhiên trong chương trình tiểu học.
- Áp dụng các hiểu biết về cơ, xương, khớp trong việc giáo dục một
cách phù hợp với trẻ em lứa tuổi tiểu học.

NỘI DUNG

8.1. Đại cương về xương

8.1.1. Đặc điểm cấu tạo bộ xương

8.1.1.1. Cấu tạo của xương


Bộ xương được hình từ lớp trung bì, được chia thành hai giai đoạn
phát triển là: sơ sinh đến dậy thì (hệ xương phát triển hơn hệ cơ) và từ
dậy thì trở về sau (hệ cơ phát triển hơn hệ xương). Chức năng chủ yếu
của xương là: nâng đỡ, bảo vệ, vận động, tạo máu và trao đổi chất.
Quá trình phát triển của xương trải qua 3 giai đoạn phát triển là màng,
sụn, xương. Giai đoạn màng xuất hiện ở bào tahi cuối tháng thứ nhất.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

112 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Tế bào màng có nguồn gốc từ trung mô. Sang tháng thứ 2 màng đượn sụn
thay thế, sau đó phát triển thành xương được gọi là xương thứ cấp. Một
số xương ở đầu, mặt và một phần xương đòn bỏ qua giai đoạn sụn gọi là
xương sơ cấp.

Hình 8.1. Cấu tạo của xương [20]

Thành phần chính của xương là mô xương. Mặt ngoài xương có


màng bao bọc, bên trong có ống tủy chứa tủy xương. Mỗi xương đều có
các mạch máu nuôi dưỡng và dây thần kinh. Từ ngoài vào trong cấu tạo
của xương gồm ba phần:
- Màng xương: là loại mô liên kết màng bám chặt vào xương, dày
dưới 2 mm, bao bọc toàn bộ và bám chặt vào xương trừ hai mặt khớp.
Màng mỏng, dai, đàn hồi, có nhiều dây thần kinh, mạch máu và mạch
bạch huyết. Màng gồm hai lớp: lớp ngoài là mô liên kết có vai trò bảo vệ
và lớp trong chứa các tế bào sinh xương có khả năng tái sinh xương.
- Chất xương: tạo thành những lá xương mỏng áp sát vào nhau
thành nhiều lớp, trong đó có những hốc nhỏ nằm rải rác gọi là ổ xương,
chứa các tế bào xương. Các ổ xương thông với nhau bởi những ống nhỏ
trong đó có những nhánh nhỏ để nối các tế bào xương với nhau. Dựa
vào cách sắp xếp lá xương mà chia thành 2 loại xương Have: xương đặc
và xương xốp.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 113

- Tuỷ xương: là mô liên kết đặc biệt nằm trong ống tuỷ xương và các
hốc xương. Theo chức năng thì tuỷ xương được chia thành bốn loại: tuỷ
tạo cốt, tuỷ tạo huyết (hai loại này còn gọi là tuỷ đỏ), tuỷ tạo mỡ, tuỷ tạo
xơ (hai loại này còn gọi là tuỷ vàng). Trong quá trình phát triển, một phần
tuỷ đỏ sẽ được thay thế bằng tuỷ vàng.

8.1.1.2. Thành phần hoá học của xương


Xương có hai đặc tính quan trọng là đàn hồi và rắn chắc, điều này
có được là do các thành phần hoá học có trong xương gồm: chất vô cơ
(21,85%), chất hữu cơ (12,4%), mỡ (15,75%) và nước (50%). Không kể mỡ
và nước, tỷ lệ chất hữu cơ trong xương là 1/3 và chất vô cơ là 2/3 khối
lượng. Chất vô cơ trong xương làm cho xương rắn chắc. Chất hữu cơ
trong xương làm xương có tính đàn hồi, nên khi ngâm xương trong dung
dịch axit clohydric hay axit nitric, xương vẫn giữ được hình thể nhưng
mất tính chất cứng, giằng vì chỉ còn lại chất hữu cơ. Tỷ lệ giữa các thành
phần của xương ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau và ngay cùng
một người tỷ lệ này cũng thay đổi theo tuổi, chế độ dinh dưỡng,… Ở trẻ
em, tỷ lệ chất hữu cơ nhiều nên xương trẻ mềm và kém rắn chắc, ngược
lại ở người già, chất hữu cơ giảm nên xương giòn và dễ gãy hơn.

8.1.1.3. Hình dạng của xương: Dựa vào hình dáng, người ta chia bộ xương thành bốn loại chính:
Cơ thể người có khoảng 206 xương, dựa vào hình dáng, người ta chia
xương thành bốn loại chính:
- Xương dài: hình ống, có vai trò như đòn bẩy trong sự vận động,
thường nằm ở các xương chi. Mỗi xương dài gồm hai phần: thân xương
và hai đầu xương. Thân xương là một ống đặc ở ngoài và tủy xương ở
trong ống tủy. Đầu xương chủ yếu là xương xốp nhưng có một lớp xương
đặc mỏng che phủ bên ngoài. Các xương dài như xương cánh tay, xương
cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân…
- Xương ngắn: hình khối nhiều mặt, các kích thước ngang, trước sau,
đứng dọc gần bằng nhau. Ngoài có lớp mỏng xương chắc, trong là xương
xốp. Thường ở những phần đòi hỏi chắc chắn, đảm bảo mềm dẻo, đàn hồi.
Các xương ngắn như xương bàn tay, xương bàn chân, xương đốt ngòn tay,
xương đốt sống, xương cổ tay, xương cổ chân…

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

114 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Xương dẹt: là xương rộng, mỏng, bề ngang và bề dọc của xương lớn
hơn bề dày rất dày. Xương cấu tạo bằng hai tấm xương chắc ở hai bên,
giữa có xương xốp. Các xương này vừa làm chỗ bám cho các cơ vừa làm
thành các khoang bảo vệ các cơ quan bên trong. Ví dụ: xương vòm sọ,
xương ức, xương sườn…
- Xương khó định hình: là xương có hình dạng phức tạp, bất định.
Ví dụ: xương nền sọ, mặt..
Ngoài bốn loại xương trên, trong cơ thể còn có xương vừng là loại
xương nhỏ, không có màng xương, nằm trong các cơ và thường đệm vào
các khớp để giảm ma sát của gân, cơ.

8.1.1.4. Đặc điểm bộ xương trẻ lứa tuổi tiểu học
Ở trẻ em, xương chiếm 1/7 khối lượng cơ thể. Sự sinh trưởng và phát
triển của xương ở mỗi lứa tuổi là khác nhau.
- Đối với xương dài: xương dài phát triển nhanh hơn xương ngắn. Ở
lứa tuổi tiểu học, xương dài phát triển nhanh không chỉ về chiều dài mà cả
bề dày của xương. Sụn ở các đầu xương đang cốt hoá. Lứa tuổi để điểm cốt
hoá bắt đầu liền với thân xương ở nam và nữ tương đối đồng đều, khoảng
13 - 14 tuổi và kết thúc đối nam là 19 - 21 tuổi, đối với nữ là 17 - 18 tuổi.
- Đối với xương ngắn: từ sơ sinh đến hai tuổi, sự cốt hoá ở các xương
cổ tay và cổ chân của trẻ em rất nhanh nhưng từ hai tuổi trở đi thì quá
trình này trở nên chậm lại. Đối với các lứa tuổi khác nhau thì quá trình
cốt hoá xương cũng khác nhau, trước 12 - 13 tuổi thì các xương ngắn vẫn
chưa cốt hoá hoàn toàn, xương vẫn làm sụn mềm dễ bị méo mó.
- Đối với xương cột sống: các đốt sống bắt đầu cốt hoá ngay từ tháng
thứ 3 của bào thai nhưng đến 2 - 3 tuổi thì các điểm cốt hoá mới liền lại và tạo
thành đốt sống hoàn chỉnh. Hình dạng của đốt sống thay đổi đến 25 tuổi,
dưới 18 tuổi đốt sống chưa cốt hoá hết, đĩa sụn giữa các đốt sống còn
mềm, hai khối cơ mông chưa phát triển nên dễ cong, vẹo, các đốt xương
dễ bị biến dạng.
- Đối với xương chậu hông: trước 12 - 13 tuổi, các xương của xương
chậu hông còn là những xương riêng lẻ chưa gắn chặt với nhau. Sau này
đến tuổi trưởng thành thì xương chậu hông mới hoàn chỉnh thành một
xương và có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 115

8.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của xương
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
xương như bộ máy di truyền, sự cốt hoá, giai đoạn tăng trưởng của cơ
thể, dinh dưỡng, lao động, thể dục thể thao,… Ở đây sẽ chỉ nghiên cứu
hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của
xương trong giai đoạn trẻ lứa tuổi tiểu học.
- Dinh dưỡng: rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của xương. Tình
trạng thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn trẻ đang lớn, đặc biệt các chất tạo
xương như: canxi, photpho, vitamin D, muối khoáng… sẽ ảnh hưởng sự
cốt hoá của xương. Trẻ em mắc bệnh còi xương cơ thể còi cọc, thể lực yếu,
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ.
- Lao động và thể dục thể thao: trong khi hoạt động, xương phải chịu
1 trong 3 lực cơ bản sau là lực kéo, lực ép, lực ma sát do trượt. Ngoài ra,
trọng lượng cũng là một lực ép quan trọng lên hệ xương. Các lực này đều
làm ảnh hưởng đến cấu trúc và biến đổi chức năng của xương.
Nếu lao động đúng mức và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
thì bộ xương được phát triển mạnh, mấu xương to ra làm chỗ dựa vững
chắc cho hệ cơ. Nếu lao động liên tục và quá sức từ nhỏ thì quá trình cốt
hoá sẽ nhanh do đó quá trình tăng trưởng của xương sẽ sớm kết thúc, trẻ
không lớn lên được.
Luyện tập thể dục thể thao làm cho xương chịu được lực nén và lực
kéo lớn, nâng cao các thuộc tính vật lý của xương, tăng sức chống chịu
khi bị bẻ gãy, uốn cong, đè ép, kéo giãn, xoắn vặn.
Do đặc điểm của hệ xương lứa tuổi tiểu học nên trong luyện tập thể
dục thể thao ở trường học cũng như lao động ngoại khoá cần chú ý tránh
cho các em không mang vác nặng, tránh tập các môn thể dục thể thao
không phù hợp làm biến dạng hoặc chậm sự tăng trưởng của xương.

8.1.2. Đặc điểm cấu tạo của khớp


8.1.2.1. Khái niệm
Sự liên kết giữa hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau gọi là khớp.
Nhờ có khớp mà các xương cử động linh hoạt được hoặc các xương liên
kết với nhau để tạo thành khung, hộp bảo vệ các cơ quan bên trong.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

116 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

8.1.2.2. Phân loại khớp


Các khớp trong cơ thể khác nhau về mức độ hoạt động và cấu tạo.
Tùy chức năng của mỗi khớp mà sự liên kết có khác nhau. Do đó có nhiều
cách để phân loại khớp:
- Phân loại theo độ hoạt động của khớp: khớp động, khớp bán động,
khớp bất động.
- Phân loại theo cấu tạo: có khớp sợi, khớp sụn, khớp hoạt dịch.
- Phân loại theo hình thái diện khớp: khớp có đường khớp hình răng
cưa, vẩy, phẳng, mào (thường là khớp bất động), khớp có diện khớp hình
phẳng, cầu, xoan trục, bản lề, yên, lưỡng lồi cầu (thường là khớp động và
khớp bán động).
- Phân loại theo số trục khớp: có khớp 1 trục, khớp 2 trục, khớp 3 trục.
- Phân loại theo số lượng diện khớp: có khớp đơn, khớp kép, khớp
phức hợp, khớp liên hợp.

8.1.2.3. Cấu tạo của khớp


Mô tả một khớp điển hình trong cơ thể người là khớp hoạt dịch gồm
5 phần chính.
- Mặt khớp: là chỗ nối hai đầu xương với nhau và thường có hình
dạng tương ứng, đầu này lồi thì đầu kia lõm và ngược lại. Độ linh hoạt và
bền vững của khớp phụ thuộc vào sự tương ứng giữa các diện khớp. Mặt
khớp của phần lớn các xương được phủ một lớp sụn trong trơn, nhẵn,
đàn hồi. Lớp sụn này có tác dụng giảm ma sát, chịu được lực nén và giảm
chấn động cơ học, tăng tính linh hoạt và bền vững của khớp.
- Bao khớp: nối liền các đầu xương với nhau, là một màng cứng gồm
hai lớp được căng từ đầu xương này sang đầu xương kia theo bờ diện
khớp và bám vào cốt mạc. Bao khớp mỏng, dai, đàn hồi, có nhiều mạch
máu và dây thần kinh. Chiều dài và sức căng của bao khớp phụ thuộc
vào chức năng của khớp. Đối với các khớp cử động rộng rãi thì bao khớp
mỏng ít căng, ngược lại ở những chỗ có cơ che phủ thì bao khớp dày hơn.
- Dây chằng: là những bó sợi được bao bọc bên ngoài khớp hay nó
chỉ là chỗ dày lên và se lại của bao khớp. Ngoài ra, các gân cơ ở xung

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 117

quanh bao khớp cũng có tác dụng như một dây chằng. Tùy theo động tác
khớp mà dây chằng dày hay mỏng. Phần lớn dây chằng không có tính
đàn hồi nhưng chắc, nó vừa tăng cường cho khớp vừa có tác dụng hãm,
làm giới hạn tính linh hoạt của các xương tiếp khớp nhau.
- Ổ khớp: là các khe khé giới hạn bởi các bao khớp và sụn khớp.
Trong ổ khớp có dịch nhợt do túi hoạt dịch tiết ra. Dịch nhớt này có tác
dụng làm nhờn các sụn khớp để giảm sự ma sát ở các khớp khi cử động.
- Các cấu tạo phụ khác: đĩa sụn và đĩa chêm; sụn viền, xương vừng…

Hình 8.2. Cấu tạo khớp động điển hình ở người [20]

8.1.2.4. Tăng trưởng và phát triển của khớp


Trong quá trình phát triển cá thể, các khớp thay đổi rất nhiều. Ban
đầu, các mầm xương được nối với nhau qua trung mô. Trong giai đoạn
hình thành sụn của các xương đang phát triển, trung mô bị xốp hoá dần
rồi biến mất. Xuất hiện xoang khớp, được bao khớp là lớp trung mô ngăn
cách. Các đĩa khớp, các dây chằng cũng phát triển từ trung mô.
Nếu trong quá trình phát triển, trung mô giữa hai lớp sụn không
biến mất sẽ hình thành các khớp bất động, xương có thể được nối với
nhau qua mô liên kết, qua sụn hay qua mô xương. Trong quá trình phát
triển của người, các loại khớp sẽ thay thế nhau, chuyển đổi nhau, từ khớp
bất động thành khớp bán động rồi khớp động.

8.1.3. Bộ xương cơ thể người


Bộ xương trong cơ thể người được chia thành ba phần: xương đầu,
xương thân mình và xương chi. Bộ xương người gồm 206 xương, trong
đó có 85 đôi xương chẵn và 36 xương lẻ.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

118 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

8.1.3.1. Các xương chi


a) Xương chi trên
- Xương đai vai: có chức năng nâng và làm giá đỡ cho chi trên tự do,
gồm có xương đòn và xương vai.
gồm có xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay. Xương cánh
tay là xương dài nhất, lớn nhất của chi trên.
+ Xương cẳng tay gồm hai xương là xương quay và xương trụ.
+ Xương bàn tay gồm xương cổ tay (8 xương xếp thành 2 hàng từ
ngoài vào trong: hàng trên là thuyền - nguyệt - tháp - đậu và hàng dưới là
thang - thê - cả - móc), các xương đốt bàn tay (5 xương được đánh thứ tự
từ I-V từ ngoài vào trong), các xương đốt ngón tay (mỗi ngón có 3 đốt, trừ
ngón cái có 2 đốt). Xương bàn tay người có nhiều biến đổi về cấu tạo để
phù hợp với chức năng lao động, thể hiện ở độ lớn không đồng đều của
các xương đốt bàn và ngón, khớp yên ngựa với xương cổ tay, ngón cái đối
diện với các ngón còn lại,...
b) Xương chi dưới: Cấu tạo tương tự xương chi trên. Xương chi dưới
to và chất xương dày hơn để phù hợp với chức năng di chuyển và nâng đỡ.
- Xương đai hông: là một xương dẹt do 3 xương kết hợp thành: xương
cánh chậu, xương mu và xương ngồi. Nhìn toàn bộ, đại chậu có chức
năng chứa nội quan, là một vòng khép kín, trên là hố chậu lớn, dưới là hố
chậu bé cách nhau bởi đường chéo đậu. Thời kì trẻ nhở thì chậu hông của
nam và nữ như nhau, đến tuổi dạy thì có sự khác biệt. Đường kính chậu
hông và cửa ra chậu hông ở nữ lớn hơn ở nam. Khoang chậu hông né của
am hình phễu trong khi của nữ có hình trụ.
- Xương chi dưới tự do: gồm có xương đùi (dài và nặng nhất cơ thể),
xương bánh chè (loại xương vừng lớn nhất trong cơ thể), xương cẳng
chân (gồm hai xương là xương chày và xương mác).
+ Các xương bàn chân: gồm các xương là xương cổ chân, xương đốt
bàn và xương đốt ngón chân Các xương bàn chân tạo thành hình vòm để
thích ứng với khả năng thăng bằng và di động của cơ thể người.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 119

+ Các xương cổ chân: Các xương


cổ chân chiếm 1/2 bàn chân ở phía
sau, gồm 7 xương xếp thành 2 hàng:
Hàng sau: xương gót (tạo thành gót
chân) và xương sên (tiếp khớp với 2
xương cẳng chân); Hàng trước: xương
ghe, xương hộp, xương chêm (trong,
giữa, ngoài).
+ Các xương đốt bàn chân: gồm
5 xương đánh số từ I - V kể từ ngón
chân cái.
+ Các xương đốt ngón chân: Mỗi
ngón có 3 đốt: gần, giữa và xa, trừ
ngón chân cái có 2 đốt. Các xương
đốt ngón chân ngắn hơn đốt ngón
tay. Thân đốt mảnh và không có chỗ
phình như ngón tay.

Hình 8.3. Bộ xương người

8.1.3.2. Các xương sọ


Xương sọ gồm nhiều xương chẵn và lẻ kế hợp lại thành hai phần: sọ
não và sọ mặt.
* Các xương sọ não: gồm 8 xương trong đó có 2 đôi xương chẵn (xương
đỉnh, xương thái dương) và 4 xương lẻ (xương trán, xương chẩm, xương
sàng, xương bướm). Sọ não chứa bộ não và thông với cột sống bằng một
lỗ ở đáy hộp sọ (lỗ chẩm).
* Các xương sọ mặt: gồm 15 xương, trong đó có 3 xương lẻ ( xương lá
mía, xương hàm dưới, xương móng) và 6 đôi xương chẵn (xương hàm trên,
xương khẩu cái, xương gò má, xương lệ, xương mũi, xương xoăn dưới).
Từ sơ sinh đến 6 -7 tuổi, sọ biến đổi nhiều nhất. Trẻ sơ sinh chưa có
răng nên hàm dưới thấp, góc hàm gần vuông, hàm trên chưa phát triển
đầy đủ. Hốc mắc tròn và lớn, ngoài sọ nhẵn, mẫu chũm ít phát triển,

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

120 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

nhiều xương chưa liền hẳn. Khi mọc răng kích thức sọ lớn dần, u trán, tu
đỉnh ở trẻ em rõ, chúng giảm dần theo tuổi. Khoảng 20 – 30 tuổi các khớp
cốt hóa, mặt ngoài sọ nhám, gồ ghề. Về già sọ có nhiều nét giống sụ trẻ em
do già hóa sọ. Thể tích sọ trẻ em so với cơ thể lớn hơn người lớn.

8.1.3.3. Các xương thân mình


a) Cột sống
- Mô tả: Cột sống là cột xương dài đi từ xương chẩm đến hết xương
cụt. Cột sống có 4 chỗ lồi; 2 lồi trước (lồi cổ, lồi thắt lưng) và 2 lồi sau (lồi
ngực, lồi cùng). Chiều dài cột sống gần bằng 40% chiều dài cơ thể (nữ
khoảng 60 cm, nam khoảng 70 cm). Nó là cái trụ vừa mềm mại, vừa vững
chắc cho toàn thân, tham gia bảo vệ tủy sống và có các quan khác.
Lúc phôi thai và trẻ nhỏ, cột sống cong hình chữ S gồm 33 - 34 đốt
xương, chia làm 5 phần: Phần cổ (C): 7 đốt; Phần ngực (T): 12 đốt (dài
nhất); Phần thắt lưng (L): 5 đốt; Phần cùng (S): 5 đốt; Phần cụt: 4 - 5 cốt.
Khi trưởng thành: các đốt sống cùng, cụt dính lại tạo thành xương cùng,
xương cụt.
Các đốt sống xếp chồng lên nhau, giữa các đốt sống có đĩa sụn gian đốt,
hai bên đốt sống có lỗ gian đốt sống (nơi đi ra của các dây thần kinh tuỷ).
- Cấu tạo đốt sống điển hình: gồm thân đốt sống (hình trụ dẹt, hai
mặt trên dưới hơi lõm để tiếp khớp với các đĩa sụn gian đốt sống) và cung
đốt sống (ở phía sau có 2 mỏm ngang và 1 mỏm gai).

Hình 8.4. Cấu tạo của cột sống [18] Hình. 8.5. Cấu tạo của đốt sống điển hình [18]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 121

- Ý nghĩa:
+ Về chức năng: khung nâng đỡ, cơ quan bao bọc bảo vệ cho hệ thần
kinh trung ương.
+ Cơ học: giảm chấn động khi cơ thể chuyển động mạnh, tăng sức
chịu lực và độ bền vững của cột sống.
+ Về hình thái: là đặc điểm cơ bản nhất của động vật có xương sống,
thể hiện mối quan hệ của người và với động vật có xương sống.
b) Xương lồng ngực
* Đặc điểm lồng ngực:
- Lồng ngực gồm: 12 đôi xương
sườn, đoạn sống ngực, xương ức và hệ
thống dây chằng liên kết với các phần
đốt sống.
- Lồng ngực có đường kính ngang
lớn hơn đường kính trước sau cho nên
thích nghi với tư thế đứng thẳng, chứa
đựng và bảo vệ các cơ quan bên trong. Hình 8.6. Xương lồng ngực
- Lồng ngực có hình chóp rộng 1 - Xương ức, 2 - xương sườn,
ngang, dẹp trước sau, đỉnh hướn lên 3 - Sụn sườn
trên, đánh hưỡng xuống dưới. Lỗ trên
lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực 1, xương sườn 1 và bờ trên
của cán ức. Lỗ dưới lồng ngực lớn hơn, được giới hạn bởi đốt sống ngực
12, xương sườn 12, sụn thứ 7 nối với xương ức ở phía trước. Lỗ dưới được
bịt bởi cơ hoành.
* Các xương sườn: phần chủ yếu của lồng ngực, gồm 12 đôi xương
sườn xếp đối xứng nhau. Giữa 2 đôi xương sườn kế tiếp nhau là khoảng
gian sườn.
- Xương sườn là xương dài, cong và dẹt gồm: đầu sườn, cổ sườn,
thân sườn. Các xương sườn nằm theo một hướng xiên, đầu sườn cao hơn
thân sườn (trừ xương sườn số 1). Độ dài các xương thay đổi, tăng dần từ
trên xuống dưới, đạt cực đại ở khoảng đôi số 6-8 rồi giảm dần.
- Sụn sườn: nối thân xườn với xương ức ở các khuyết sườn. Bảy (1 - 7)
sụn sườn bám trực tiếp và xương ức. Ba (8 - 9) sụn sườn bám gián tiếp

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

122 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

qua sụn sườn số 7. Hai xương sườn (11 - 12) không có sụn sườn mà treo
lơ lửng nên gọi là xương sườn cụt. Sụn sườn làm lồng ngực có tính đàn
hồi để thích nghi với động tác hô hấp.
* Xương ức: là xương lẻ, dẹt, dài, nằm ở phía trước lồng ngực. Gồm
3 phần: Cán ức, thân ức, mỏm kiếm.
8.2. Đại cương về cơ
8.2.1. Khái niệm
Cơ là một tổ chức rất khác nhau về mặt cấu tạo, nguồn gốc phát sinh
và chức năng. Tuy nhiên, tất cả các loại cơ đều chung đặc điểm là có khả
năng co bóp. Thường phân biệt ba loại cơ khác nhau: cơ vân (cơ xương),
cơ trơn và cơ tim.

Hình 8.7. Các loại cơ khác nhau [19]

8.2.2. Đặc điểm cấu tạo của các loại cơ

8.2.2.1. Cơ vân
Cơ vân gồm nhiều bó sợi cơ xếp song song dọc theo chiều dài của cơ.
Mỗi sợi cơ là một tế bào rất dài từ 10 đến 40 mm, đường kính từ 10 đến
80 µm, có nhiều nhân, được bao bọc bởi màng sợi cơ (sarcolemma). Cơ
tương chứa nhiều tơ cơ và các bào quan khác. Mỗi sợi cơ được điều khiển
bởi một tận cùng thần kinh duy nhất nằm ở khoảng giữa sợi cơ.
a) Màng sợi cơ
Gồm một màng tế bào thật sự gọi là màng sinh chất và một lớp vỏ
mỏng bao bọc bên ngoài, lớp vỏ này chứa nhiều sợi collagen. Ở mỗi tận

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 123

cùng của sợi cơ, lớp vỏ mỏng hoà màng với sợi gân, rồi tập trung thành
từng bó tạo ra gân của cơ để bám vào xương.
b) Tơ cơ
Trong cơ tương có nhiều tơ cơ. Mỗi sợi cơ chứa khoảng vài trăm đến
vài ngàn tơ cơ. Mỗi tơ cơ gồm khoảng 1500 sợi myosin (dày) và 3000 sợi
actin (mỏng). Đó là những protein trùng hợp có tác dụng gây co cơ. Các
sợi myosin và actin cài vào nhau một phần làm cho tơ cơ có những giải
tối và giải sáng xen kẽ nhau. Giải sáng chỉ gồm các sợi actin gọi là đĩa I.
Giải tối chứa sợi myosin và các tận cùng của sợi actin cài vào giữa các sợi
myosin gọi là đĩa A (ở giữa đĩa A có vùng sáng được gọi là vùng H).
Từ hai bên của sợi myosin có những phần nhô ra gọi là những cầu
nối ngang, chính sự tác động qua lại giữa các cầu nối ngang này với các
sợi actin đã gây ra co cơ. Các tận cùng của sợi actin gắn vào vạch Z. Từ
vạch này, các sợi actin đi về hai phía và cài vào giữa các sợi myosin. Vạch
Z có nhiệm vụ gắn các tơ cơ của sợi cơ lại với nhau làm cho sợi cơ cũng
có những giải tối và sáng. Phần của tơ cơ nằm ở giữa hai vạch Z liên tiếp
được gọi là đơn vị tơ cơ (sacromere). Khi sợi cơ ở trạng thái bình thường,
chiều dài của sacromere vào khoảng 2µm.
* Cấu trúc phân tử của sợi myosin:
Mỗi sợi myosin gồm khoảng 200 phân tử myosin, dài khoảng 1,6 µm.
Mỗi phân tử myosin có trọng lượng phân tử là 480.000 và gồm 6 chuỗi
polypeptit (hai chuỗi nặng và bốn chuỗi nhẹ). Hai chuỗi nặng xoắn vào
nhau tạo thành dây xoắn kép. Ở một đầu dây, mỗi chuỗi nặng gấp lại
thành một khối protein hình cầu gọi là đầy myosin, như vậy mỗi dãy
xoắn kép của phân tử myosin có hai đầu nằm cạnh nhau. Phần kéo dài
của dây xoắn gọi là đuôi gồm bốn chuỗi nhẹ (mỗi đầu có 2 chuỗi), giúp
kiểm soát chức năng của đầu myosin trong quá trình co cơ.
Một phần của dây xoắn kép nhô ra ngoài cùng với đầu myosin gọi là
tay, đầu myosin và tay tạo thành cầu nối (cross-bridge). Các cầu nối trải
ra theo mọi hướng quanh sợi myosin. Đầu myosin có tác dụng phân giải
ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình co cơ.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

124 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Hình 8.8. Cấu tạo sợi và phân tử myosin [19]

* Cấu trúc phân tử của sợi actin: khá phức tạp gồm ba thành phần có
bản chất protein là actin, tropomyosin và troponin.
- Khung của sợi actin là phân tử actin F xoắn kép, chiều dài mỗi vòng
xoắn khoảng 70 mm. Mỗi chuỗi của dây xoắn kép actin F gồm nhiều phân
tử actin G trùng hợp (có khoảng 13 phân tử actin G trong mỗi vòng xoắn).
Gắn với mỗi phân tử actin G và một phân tử ADP là những vị trí hoạt động
của sợi actin, là nơi các cầu nối của sợi myosin sẽ tác động vào để gây co cơ.
- Tropomyosin có trọng lượng phân tử 70.000 N, dài khoảng 40 nm.
Các phân tử này nối lỏng lẻo với dây xoắn kép actin F và quấn quanh nó. Ở
trạng thái nghỉ, các phân tử tropomyosin nằm ở đỉnh của các vị trí hoạt động
của dãy xoắn actin để ngăn không cho sự tác động qua lại giữa sợi actin và
myosin có thể xảy ra. Mỗi phân tử tropomyosin phủ lên 7 vị trí hoạt động.
- Troponin gồm ba tiểu đơn vị là: troponin I có ái lực mạnh với actin,
troponin T có ái lực mạnh với tropomyosin và troponin C có ái lực mạnh
với ion Ca++. Phức hợp troponin có chức năng gắn tropomyosin vào actin
và nhờ ion Ca++ sẽ khởi động quá trình co cơ.
c) Cơ tương
Gồm những thành phần nội bào thông thường. Dịch cơ tương chứa
nhiều ion K+, Mg++, phosphat, protein enzyme. Một số lớn ty lạp thể nằm
ở giữa và song song với các tơ cơ, chứng tỏ rằng sự co của các tơ cơ cần
một lượng ATP rất lớn được tạo ra trong các ty lạp thể.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 125

d) Mạng nội cơ tương


Trong cơ tương có một lượng lớn mạng nội cơ tương, có cấu trúc
quan trọng trong việc kiểm soát sự co cơ nhất là co cơ nhanh.

Hình 8.9. Các cấu tạo sợi cơ vân [20]


Các ống ngang rất nhỏ chạy ngang qua các tơ cơ. Chúng bắt đầu ở
màng sợi cơ và đi sâu vào bên trong sợi cơ. Các ống ngang còn chia nhánh
tạo ra một mạng lưới đan vào giữa những tơ cơ riêng rẽ. Ống ngang
chính là sự mở rộng của màng tế bào vào bên trong, do đó khi điện thế
hoạt động lan truyền qua màng sợi cơ, nó sẽ truyền qua các ống ngang
vào sâu bên trong của sợi cơ.
Các ống dọc nằm song song với các tơ cơ, phân nhiều nhánh ngang
để nối với nhau. Các ống dọc này sẽ kết thúc ở những bể chứa lớn gọi là
bể chứa tận cùng.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

126 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Các bể chứa tận cùng tiếp giới với các ống ngang và có những
chân nối gắn vào màng của ống ngang, giúp cho sự truyền các tín
hiệu kích thích từ ống ngang đến các bể chứa và ống dọc của mạng
nội cơ tương.

8.2.2.2. Cơ trơn
Có nguồn gốc phát sinh từ trung mô, bao gồm các sợi dài hình thoi,
trong sinh chất có nhân hình ovan cùng với các tiểu thể dạng sợi mảnh
được gọi là tơ cơ. So với sợi cơ vân thì sợi cơ trơn có kích thước nhỏ hơn
nhiều, đường kính khoảng từ 2-5 µm. Cơ trơn nằm ở các cơ quan khác
nhau thường rất khác nhau, nhưng có thể chia làm hai loại chính:
- Cơ trơn nhiều đơn vị: gồm nhiều sợi cơ trơn riêng rẽ, mỗi sợi hoạt
động hoàn toàn độc lập, được điều khiển bởi một tận cùng thần kinh đơn
độc. Mặt ngoài của sợi cơ được bao phủ bởi một lớp mỏng giống màng đáy,
là hỗn hợp của những sợi collagen và glycoprotein, có tác dụng tách rời các
sợi cơ. Hoạt động của sợi cơ trơn nhiều đơn vị được kiểm soát bởi những
tín hiệu thần kinh, thường tập trung ở cơ mi, cơ mống mắt, cơ dựng lông,…
- Cơ trơn một đơn vị: là toàn bộ khối lượng hàng trăm đến hàng triệu
sợi cơ cùng co đồng thời như một đơn vị duy nhất. Các sợi cơ thường tập
trung lại thành từng lớp hoặc từng bó, màng của chúng dính với nhau
ở nhiều điểm, do đó lực sinh ra trong một sợi cơ có thể truyền sang sợi
bên cạnh. Các màng sợi cơ còn nối thông với nhau bởi nhiều khe nối qua
đó các ion có thể vận chuyển tự do từ tế bào này sang tế bào kia và điện
thế hoạt động cũng được truyền suốt sợi cơ sang sợi lân cận làm cho các
sợi cơ cùng đồng thời. Loại cơ trơn này còn được gọi là cơ trơn hợp bào,
thường gặp ở thành các tạng rỗng như ruột, ống mật, niệu quản, mạch
máu,… nên còn gọi là cơ trơn tạng.

8.2.2.3. Cơ tim
Có cấu tạo giống cơ vân, điểm khác nhau giữa hai loại cơ này thể hiện
ở chỗ: giữa các sợi cơ tim tồn tại các nhánh ngang nối chúng với nhau tạo
thành một mạng lưới. Các nhánh ngang cũng có thể do các tế bào cơ tạo
thành. Hoạt động của cơ tim tương tự như hoạt động của cơ trơn.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 127

8.2.3. Hiện tượng và cơ chế co cơ

8.2.3.1. Hiện tượng và cơ chế co cơ vân


Cơ vân không có khả năng co nhịp nhàng theo lối tự động và cũng
không có khả năng co chậm và co lâu như cơ trơn. Cơ vân chỉ co khi
nhận xung động qua các dây thần kinh vận động. Sự co của cơ vân xảy ra
nhanh và chấm dứt cũng nhanh.
Sự co của cơ vân là do sự trượt và lồng vào nhau giữa các sợi myosin
và các sợi actin làm cho các đơn vị co cơ ngắn lại. Trong quá trình co cơ,
cấu trúc và hình dáng của các sợi myosin có sự thay đổi và sự tương tác
giữa các sợi myosin và các sợi actin cũng có sự thay đổi.
- Trong trạng thái nghỉ ngơi, các phân tử tropomyosin đã ngăn cản
không cho các sợi myosin và các sợi actin kết hợp với nhau. Đầu tự do
của chuỗi polypeptit của các sợi myosin gắn với ATP nên mang điện tích
âm và các phân tử G – actin gắn với ADP cũng mang điện tích âm. Như
vậy, giữa các sợi myosin và các sợi actin có lực đẩy tĩnh điện nên chúng
không thể kết hợp với nhau. Do đó, các sợi myosin nằm tách biệt với các
sợi actin. Đồng thời, các phân tử troponin ức chế hoạt tính của enzyme
myosin-ATP-aza cho nên ATP không bị phân giải.
- Khi cơ bị kích thích, trong cơ có hàng loạt những biến đổi: sự co cơ
bắt đầu khi các ion canxi xuất hiện trong khoảng giữa các sợi tơ cơ. Trong
trạng thái cơ giãn, các ion Ca++ nằm trong bể chứa. Khi dòng điện động
được truyền tới cơ làm khử cực màng của tế bào cơ và thay đổi tính thấm
của màng sợi cơ, điện thế từ màng sợi cơ được truyền theo hệ thống các
ống hình chữ T để vào bên trọng sợi cơ, gây khử cực trên toàn bộ lưới cơ
tương, làm giải phóng các ion Ca++. Các ion Ca++ nhanh chóng chui ra khỏi
bể chứa và đi vào khoảng giữa của các tơ cơ. Ở đây, các ion Ca++ tự do kết
hợp với các phân tử troponin theo phương thức là cứ hai ion Ca++ gắn với
một phân tử troponin. Do kết hợp với các ion Ca++ nên ảnh hưởng của
các phân tử troponin đối với các sợi myosin và actin bị hạn chế. Nhờ vậy,
các sợi myosin di chuyển về phía các sợi actin trượt dọc theo sợi myosin
và chui vào khoảng giữa các sợi myosin. Kết quả là đĩa sáng bị ngắn lại
và các sợi cơ cũng ngắn lại. Cơ sẽ tiếp tục ở trạng thái co khi mà trong
khoảng giữa các tơ cơ còn có các ion Ca++ tự do. Khi đó, cầu nối ngang

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

128 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

của các sợi myosin sẽ gắn vào điểm mới trên sợi actin và tiếp tục kéo nó
về tâm của khúc tơ cơ. Năng lượng dùng cho quá trình này là do sự phân
giải các phân tử ATP nằm ở đầu các sợi myosin cung cấp.
Sự co cơ kết thúc khi các ion Ca++ từ khoảng giữa các tơ cơ quay trở về
các bể chứa hoặc khi các phân tử ATP không kịp được tổng hợp để cung
cấp đủ năng lượng cho các cầu nối ngang hoạt động. Số các cầu nối ngang
được hình thành trong một đơn vị thời gian càng nhiều thì lực co cơ càng
lớn. Khi tốc độ co cơ tăng, số các cầu nối ngang sẽ giảm xuống và làm cho
lực co cơ cũng giảm xuống.
Sau khi cơ co, nhờ năng lượng của sự phân giải ATP, các ion Ca++ nhanh
chóng quay trở lại các ống dọc của cơ tương để dự trữ trong các bể chứa.
Ở đầu của chuỗi polypeptit của các sợi myosin, ATP được tái tổng hợp từ
ADP. ATP được tổng hợp làm xuất hiện lực đẩy tĩnh điện. Đồng thời, do
nồng độ canxi ở các tơ cơ giảm thấp, lực đẩy giữa các myosin và actin được
thiết lập trở lại. Sợi cơ lại trở về trạng thái ban đầu.

Hình 8.10. Cơ chế co cơ [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 129

8.2.3.2. Hiện tượng và cơ chế co cơ trơn


- Yếu tố hoá học: cơ trơn chứa cả hai loại sợi actin và myosin, có
những đặc trưng hoá học tương tự nhưng không hoàn toàn giống với các
sợi của cơ vân. Các sợi actin và myosin của cơ trơn tác động qua lại với
nhau để gây co cơ. Bên cạnh đó, co cơ trơn cũng được hoạt hoá bởi ion
Ca++ và năng lượng ATP cung cấp cho co cơ.
- Yếu tố vật lý: Trong sợi cơ trơn, phần lớn sợi actin gắn vào thể đặc
(dense body). Một số thể đặc lại gắn vào màng tế bào, một số khác nằm
phân tán bên trong tế bào và được giữ yên tại chỗ bởi những protein cấu
trúc nối các thể đặc với nhau. Ngoài ra một số thể đặc nằm trên màng của
những tế bào cạnh nhau cũng nối với nhau bởi những cầu protein. Chính
nhờ những cầu nối này mà lực co cơ được truyền từ tế bào này sang tế
bào khác. Trong sợi cơ, xen kẽ giữa nhiều sợi actin là một ít sợi myosin, có
đường kính lớn gấp đôi đường kính của sợi actin. Một số lớn sợi actin tỏa
ra từ hai thể đặc và gối vào một sợi myosin nằm ở giữa hai thể đặc. Đơn
vị co này giống như đơn vị co của cơ vân, các thể đặc của cơ trơn có vai
trò giống như vạch Z của cơ xương.

8.2.3.3. Những biến đổi hoá học chủ yếu trong quá trình co cơ
Cơ sở của sự co cơ là quá trình hoá sinh. Nguồn năng lượng chủ yếu
để duy trì hoạt động của cơ là do sự phân giải ATP. Dưới tác dụng của
enzyme myosin-ATP-aza, ATP bị thủy phân thành ADP và giải phóng
năng lượng. Thủy phân 1 mol ATP thành ADP và acid photphoric sẽ giải
phóng khoảng 7 kcal/mol, thành acid adenylic sẽ giải phóng 14 kcal/mol.
Năng lượng này được sử dụng để duy trì sự co cơ.
Nếu lượng ATP tiêu hao không được phục hồi thì cơ không thể co
liên tục và lâu dài được. Trong cơ thể, quá trình tổng hợp ATP có thể
diễn ra ở hai pha chính là pha yếm khí và pha ưa khí. Muốn thực hiện
được quá trình tổng hợp và sử dụng ATP, phải có ba hệ thống hoá học
hoạt động trong cơ: hệ photphagen, hệ lactin (hai hệ này hoạt động
trong môi trường yếm khí) và hệ oxy hoá khử (hoạt động trong môi
trường ưa khí).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

130 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Hình 8.11. Nguồn năng lượng gây co cơ [19]

8.2.3.4. Sự mệt mỏi của cơ


Khi cơ hoạt động kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi. Sự mệt mỏi
của cơ là sự giảm sút hoặc ngừng hoạt động của cơ. Khi cơ mệt mỏi thì
thời gian tiềm tàng tăng lên và hưng tính của cơ giảm xuống, đồng thời
lực cơ cũng giảm xuống dần cho đến khi bằng không. Sự mệt mỏi của cơ
cô lập khi bị kích thích kéo dài là do hai nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân thứ nhất là do khi hoạt động, trong cơ sản sinh ra các
sản phẩm chuyển hoá, đặc biệt là acid lactic. Các chất tích tụ lại và làm
giảm khả năng hoạt động của cơ. Ngoài ra, các ion K+ được khuếch tán từ
các sợi cơ vào khoảng gian bào đã làm giảm điện thế màng của các sợi cơ.
- Nguyên nhân thứ hai là do khi cơ hoạt động, nguồn năng lượng dự
trữ trong cơ bị tiêu hao dần. Khi cơ hoạt động kéo dài, nguồn glycogen
trong cơ bị giảm mạnh, làm rối loạn quá trình tái tổng hợp các chất cần
thiết cho hoạt động của cơ như ATP và creatinphotphat (CP).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 131

Các nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi của cơ trong cơ thể không hoàn
toàn giống như các nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi ở cơ cô lập, bởi vì
trong cơ thể, cơ liên tục nhận được các chất dinh dưỡng từ máu và có
thể thải ra khỏi cơ các sản phẩm chuyển hoá có tác dụng xấu đến hoạt
động của cơ. Sự mệt mỏi của cơ khi hoạt động trong điều kiện tự nhiên
là do những biến đổi trạng thái hoạt động của các nơron ở các vùng
cảm giác của vỏ não, nơi nhận các xung động thần kinh từ thụ quan gửi
về. Vì vậy, giấc ngủ và sự nghỉ ngơi có ảnh hưởng lớn đến sự mệt mỏi
của cơ. Ngay cả các giấc ngủ ngắn cũng có tác dụng làm giảm mệt mỏi
và làm tăng khả năng lao động. Các trạng thái tinh thần, xúc cảm, tình
cảm, hứng thú, động cơ,… cũng có thể làm tăng hoặc giảm sự mệt mỏi,
làm tăng hoặc giảm khả năng lao động của con người. Sự mệt mỏi còn
chịu ảnh hưởng của trạng thái hoạt động của các receptor, đặc biệt là
các receptor nằm ngay trên bộ máy vận động (trong cơ, khớp, gân). Một
số chất tác dụng lên nơron của vỏ não có thể làm tăng hoặc giảm sự mệt
mỏi của cơ.

8.3. Vệ sinh hệ vận động của trẻ lứa tuổi Tiểu học
Đến tuổi tiểu học, cơ thể của trẻ đã có nhiều thay đổi, trung bình
chiều cao của trẻ đã đạt trên 111 cm và cân nặng trên 17 kg. Hệ xương và
hệ cơ của trẻ đang trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện. Vì thế, cần phải
thực hiện các bện pháp sau để hệ vận động của trẻ phát triển tốt.
- Hướng dẫn các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn
và có ích, rèn luyện sự khéo léo của tay và chân.
- Rèn cho các em thói quen đi, đứng, ngồi học đúng tư thế, không
mang vác các vật nặng, đi học đeo cặp trên cả hai vai… để phòng chống
cong vẹo cột sống.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, tăng cường bổ sung các thực
phẩm giàu canxi và tắm nắng thường xuyên…

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

132 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo chức phận của các cơ quan hệ vận động
trẻ lứa tuổi tiểu học.
Câu 2. Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động sinh lý hệ
vận động.
Câu 3.
Một số nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy, cong vẹo cột sống có thể ảnh
hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Qua theo dõi 130 bệnh nhân bị vẹo cột sống
không được điều trị từ năm 1930 - 1968, người ta nhận thấy, tỷ lệ tử vong ở
những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống tăng 100% (2 lần) so với quần thể. Nếu
chỉ tính riêng vẹo cột sống vùng ngực, tỷ lệ tử vong tăng cao gấp 4 lần, 37%
bệnh nhân bị đau lưng, 14% bị các triệu chứng về tim phổi, 37% bị tàn tật với
những biến dạng khác.
(Trích từ báo Sức khỏe và đời sống ngày 05 - 09 - 2016 )
Nghiên cứu thông tin trên và bằng hiểu biết của mình hãy cho biết?
1. Hậu quả của cong vẹo cột sống ở trẻ lứa tuổi tiểu học?
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến cong vẹo cột sống?
3. Đề xuất những biện pháp để phòng tránh cong vẹo cột sống ở trẻ
lứa tuổi tiểu học.
Câu 4. Qua việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng của hệ vận động.
Hãy chứng minh hệ vận động của người thích nghi với dáng đứng thẳng,
đi bằng hai chân và cầm nắm các công cụ lao động?
Câu 5. Giải thích tại sao đau nhức cơ bắp sau lần đầu tiên luyện tập
thể dục thể thao?
Câu 6. Hướng dẫn người học ứng dụng những kiến thức về hệ vận
động trong chương trình giảng dạy khoa học tự nhiên ở tiểu học.
Câu 7. Áp dụng những hiểu biết về hệ vận động trong giáo dục trẻ
lứa tuổi tiểu học.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 8. Sinh lý vận động 133

Câu 8. Trong hình dưới đây, đâu là tư thế nâng, mang, vác một vật
nặng đúng cách? Giải thích sự lựa chọn của bạn trên cơ sở kiến thức khoa
học về hệ xương và cơ.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9

SINH LÝ THẦN KINH

MỤC TIÊU
Học xong chương Sinh lý thần kinh, người học phải:
- Hiểu và trình bày được những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, chức
phận và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thần kinh.
- Áp dụng các kiến thức của hệ thần kinh trong việc giáo dục một
cách phù hợp với trẻ em lứa tuổi tiểu học.

NỘI DUNG

9.1. Tế bào thần kinh


Nơron là tế bào thần kinh có chức năng cảm ứng và dẫn truyền. Đây
là các tế bào tương đối chuyên biệt của cơ thể. Sau thời kỳ phát triển phôi
thai, các nơron ngừng phân chia.

9.1.1. Đặc điểm cấu tạo chung của tế bào thần kinh
Mỗi nơron đều gồm phần thân tế bào và các tua (hình 9.1). Thân
nơron có hình sao hoặc hình thoi, gồm màng, tế bào chất và nhân. Nhân
nằm ở vị trí trung tâm, lượng ADN ở một số loại nơron có thể ở trạng thái
đa bội, thường là tứ bội. Tế bào chất có các bào quan như các tế bào khác,
ngoài ra còn có thể nissl là những khối chất có liên quan tới khả năng tổng
hợp protein và có những thể vùi, hạt mỡ, glycogen, sắc tố.
Các tua thần kinh chia làm 2 loại sợi là sợi nhánh và sợi trục. Mỗi
nơron có 1 sợi trục dài và nhiều sợi nhánh thường ngắn hơn. Sợi nhánh
xuất phát từ thân nơron và chia nhánh nhỏ dần như cành cây, có chức
năng tiếp nhận xung thần kinh truyền về thân nơron. Sợi trục có thể tách

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 135

ra nhánh ngang, nó có chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ thân
nơron đi tới tế bào khác.

Hình 9.1. Sơ đồ cấu tạo nơron [19]


Nơ ron có các loại:
- Nơron một cực: loại này hiếm, tế bào không có sợi phân nhánh, thí
dụ nơron ở nhân nhai của cầu não.
- Nơron hai cực: phổ biến hơn. Thân tế bào có hình thoi hay hình
trứng, một đầu là nơi xuất phát của sợi nhánh, đầu kia xuất phát sợi trục.
- Nơron nhiều cực: rất phổ biến, có nhiều sợi nhánh và một sợi trục.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

136 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

9.1.2. Chức năng của tế bào thần kinh


Nơron không chỉ là đơn vị cấu trúc mà còn là đơn vị chức năng, tại
nơron xảy ra các quá trình tiếp nhận, xử lý, chuyển giao thông tin rất
phức tạp. Hoạt động của nơron là dạng hoạt động điện tạo nên hiệu điện
thế, có 2 dạng là thế hiệu tĩnh và thế hiệu động.

Hình 9.2. Điện thế và tính thấm của ion thay đổi khi hình thành điện thế động [19]

9.1.2.1. Thế hiệu tĩnh hay điện thế nơron


Màng tế bào là một màng bán thấm. Ở trạng thái tĩnh các ion K+ có
thể tự do chui qua các lỗ màng, còn các ion Na+ không chui qua được, vì
vậy nồng độ ion Na+ trong màng luôn thấp hơn ngoài màng, mặt khác
trong màng còn tích chứa các ion âm và chúng cũng không tự do chui qua
màng được. Do đó, giữa bên ngoài và bên trong màng tồn tại một thế hiệu
điện gọi là thế hiệu tĩnh. Ở nơron, thế hiệu này đạt tới -76 mV.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 137

9.1.2.2. Thế hiệu động hay thế điện động


Cơ chế phát sinh xung thần kinh: Khi bị kích thích, màng chuyển
sang trạng thái hưng phấn làm thay đổi đột ngột tính thấm của màng
tế bào. Ion Na+ thấm ồ ạt vào trong màng trong thời gian rất ngắn làm
cho phía trong màng tích điện dương, đó là sự khử cực và đảo cực làm
biến đổi điện thế màng. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi kích thích đạt
tới ngưỡng và chỉ kéo dài vài phần nghìn giây. Tính thấm của màng
thay đổi làm xuất hiện một điện thế mũi nhọn (Spike) có biên độ đạt
tới 120 mV.
Sau đảo cực, màng tái phân cực trở lại trạng thái như ban đầu.
Muốn vậy phải sử dụng năng lượng để bơm Na+, K+ hoạt động bơm
một lượng lớn ion Na+ ra ngoài, đồng thời tiếp tục cho ion K+ đi ra.
Nhờ thế điện động mà xung thần kinh dưới dạng sóng lan truyền trên
dây thần kinh.

9.1.3. Dẫn truyền thần kinh qua nơron và synap

9.1.3.1. Cung phản xạ


Cung phản xạ là đường lan truyền của xung thần kinh từ cơ quan
cảm thụ tới cơ quan thừa hành. Nó gồm:
- Cơ quan cảm thụ.
- Sợi thần kinh hướng tâm.
- Trung ương thần kinh.
- Sợi ly tâm.
- Cơ quan thừa hành.
Cơ quan cảm thụ tiếp nhận các kích thích đặc trưng cho từng loại
điện năng của xung thần kinh. Xung thần kinh sẽ lan truyền trên dây
hướng tâm vào trung ương thần kinh. Trung ương có chức năng tiếp
nhận, xử lý thông tin và đưa ra các mệnh lệnh, phản ứng trả lời thích hợp.
Mệnh lệnh đó là dạng xung thần kinh và được dẫn qua sợi ly tâm đến cơ
quan trả lời. Cơ quan thừa hành hoạt hoá xung thần kinh biến đổi thành
các phản ứng thích hợp.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

138 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

9.1.3.2. Sự dẫn truyền hưng phấn trên dây thần kinh


a. Cấu trúc sợi trục
Các sợi trục của các nơron tập hợp thành dây thần kinh. Sợi trục
thường được bao bọc bằng màng lipoprotein, bắt đầu cách thân tế bào
một đoạn ngắn và kết thúc trước synap khoảng 2 mm. Màng lipoprotein
không liên tục được phân ra thành từng đoạn ở giữa có eo Ranvier.
Những sợi thần kinh có màng lipoprotein bao bọc gọi là sợi miêlin hay
sợi mềm (hình 9.2). Cũng có những sợi thần kinh không có bao miêlin gọi
là sợi cứng.
b. Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi cứng (không có bao miêlin)
Sự truyền dẫn có tính liên tục. Khi điểm A trên sợi cứng bị kích thích
gây nên sự đảo cực của màng làm xuất hiện xung thần kinh, xung này lan
truyền tới điểm B lại gây đảo cực tại B và xuất hiện xung mới lan truyền
tới điểm C. Quá trình này cứ tiếp diễn cho đến cuối dây thần kinh. Đó là
quá trình lan tỏa đồng đều trên toàn bộ bề mặt dây thần kinh do đó tốc
độ chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng.
c. Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi mềm - sợi miêlin
Các eo Ranvier chia sợi thần kinh thành từng đoạn khoảng 2 mm,
đoạn giữa 2 eo không có khả năng hưng phấn, chỉ có màng ở vùng eo
mới có khả năng hưng phấn, vì vậy muốn có hưng phấn phải có tác
động vào vùng eo Ranvier và để gây được hưng phấn thì kích thích
phải đạt tới ngưỡng khoảng 20 mV. Khi kích thích đầu tiên làm xuất
hiện một xung, đó là một thế điện động khoảng 100 mV. Do điện trở
màng và điện trở của dịch nội bào, ngoại bào làm cho thế điện động này
khi tới eo kế tiếp giảm một nửa chỉ còn 50 mV, điện thế này còn cao hơn
ngưỡng nên đã kích thích làm xuất hiện xung mới. Như vậy kích thích
ban đầu tạo xung thần kinh, xung này không dẫn truyền liên tục trên
dây thần kinh như ở sợi cứng mà xung này trở thành kích thích tạo ra
xung mới ở eo kế tiếp, có khi nhảy qua eo chưa hoạt hoá. Nhờ vậy tốc
độ dẫn truyền nhanh và tiết kiệm năng lượng (tốc độ có thể nhanh gấp
50 lần trên dây cứng).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 139

Hình 9.3. Sự dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh có miêlin [19]

d. Đặc điểm của sự dẫn truyền trên dây thần kinh


- Tốc độ lan truyền tỷ lệ thuận với đường kính của dây.
- Ngưỡng kích thích tỷ lệ nghịch với đường kính sợi thần kinh và
không dưới 20 mV.
- Xung thần kinh chỉ đi theo một chiều.

9.1.3.3. Sự chuyển giao hưng phấn qua synap


a. Synap
Synap là điểm tiếp xúc giữa các nơron với nhau hay giữa nơron với
tế bào khác. Số lượng synap ở mỗi nơron tùy thuộc vị trí và chức năng
của nó trong hệ thần kinh. Nơron vận động của tuỷ sống có 5500 synap,
nơron cấu trúc lưới có tới 10000 synap. Cấu tạo synap: lấy synap thần
kinh - cơ làm thí dụ ta thấy synap có cấu tạo như sau:
Đầu mút của sợi thần kinh không được bọc bằng bao myelin và phình
ra tạo thành chùy synap. Màng bao quanh chùy synap gọi là màng trước

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

140 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

synap, trong chùy có rất nhiều túi nhỏ chứa chất môi giới. Ở synap thần
kinh - cơ, chất môi giới là Axetincolin. Ở trung ương thần kinh, synap có
các chất môi giới có thể là Adrenalin, Dopamin, Seretonin. Các synap của
thần kinh giao cảm sau hạch thì chứa Noradrenalin. Màng của tế bào tiếp
cận với chùy synap là màng sau synap. Màng trước và màng sau ngăn
cách bởi khe synap.

Hình 9.4. Synap và dẫn truyền qua synap [19]

b. Sự chuyển giao hưng phấn


Sự dẫn truyền hưng phấn qua synap theo phương thức hoá học. Khi
xung thần kinh tới ra kích thích làm các túi nhỏ giải phóng chất môi giới
Axetincolin. Chất môi giới chỉ được tiết ra dưới tác động của hưng phấn
dưới dạng xung thần kinh đi trên sợi trục (hình 9.4).
Màng sau synap nhạy cảm với chất môi giới gây ra hưng phấn và làm
xuất hiện thế điện động lan truyền trên tế bào kế tiếp. Tại chùy synap có
một hệ thống enzyme tổng hợp chất môi giới còn ở màng sau có enzyme
phân hủy chất môi giới. Như vậy khi màng sau synap hoạt hoá thì diễn
ra phản ứng:
Axetincolin enzyme Colinesteraza
Axetat + Colin.
Các sản phẩm này được thu hồi lại về chùy synap và tái tổ hợp thành
Axetincolin. Cần lưu ý rằng chất môi giới chỉ chứa trong chùy synap do

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 141

đó sự dẫn truyền chỉ xảy ra theo một chiều. Mặt khác, khi qua synap, sự
dẫn truyền hưng phấn bị chậm lại vì thời gian từ lúc xung tác động vào
màng trước synap đến khi có những biến đổi phân cực của màng sau
synap kéo dài gần 0,3 ms (ba phần vạn giây).

9.2. Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh

9.2.1. Thần kinh trung ương


Thần kinh trung ương bao gồm bộ não và tuỷ sống. Bộ não là phần
nối tiếp với tuỷ sống nằm trong hộp sọ và phân hoá cao còn tuỷ sống nằm
trong cột sống.

Hình 9.5. Sơ đồ vị trí và cấu tạo các phần hệ thần kinh trung ương [19]

9.2.1.1. Tuỷ sống


a. Cấu tạo ngoài
Tuỷ sống ở người dài khoảng 45 cm, phía trên nối với hành tuỷ, phía
dưới khoảng đốt sống thắt lưng 1 - 2 tuỷ sống hẹp lại rồi nhỏ dần tạo
thành phần đuôi.
b. Cấu tạo cắt ngang
Quan sát cấu tạo cắt ngang tuỷ sống ta thấy: tuỷ sống gần tròn, phía
trước có rãnh trước rộng, phía sau có rãnh sau hẹp và sâu, giữa là ống

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

142 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

tâm tuỷ, bao quanh ống tâm tuỷ là chất xám có hình con bướm có thể chia
ra làm các phần:
- Hai sừng trước được cấu tạo bởi thân các nơron vận động.
- Hai sừng sau gồm thân các nơron trung gian.
- Sừng bên ở 2 bên nối sừng trước với sừng sau là nơi tập trung thân
các tế bào thần kinh giao cảm.

Hình 9.6. Sơ đồ về các đường đi lên và đi xuống trong chất trắng tuỷ sống [19]

Bao quanh chất xám là các đảo chất trắng, là những đường dẫn
truyền thần kinh chia làm 2 loại:
- Đường dẫn truyền cảm giác nằm phía sau có các bó Goll, bó Burdach,
bó tuỷ - tiểu não thẳng, bó tuỷ - tiểu não chéo, bó tuỷ - đồi thị (Déjerine).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 143

- Đường dẫn truyền vận động ở phía trước có bó tháp thẳng, bó tháp
chéo và những bó ngoài tháp.
Các dây thần kinh tuỷ sống có nhánh đổ vào sừng sau và nhánh từ
sừng trước đi ra. Nhánh vào sừng sau là những sợi thần kinh của các
nơron cảm giác, còn nhánh từ sừng trước đi ra là sợi thần kinh của các
nơron vận động.
c. Chức năng của tuỷ sống
- Tuỷ sống tham gia tất cả các phản ứng vận động phức tạp của cơ
thể. Chất xám ở tuỷ sống là trung khu điều khiển hoạt động các phản xạ
vận động.
- Điều tiết hoạt động các cơ vân từ cổ trở xuống do phản xạ trương
lực cơ.
- Là trung tâm các phản xạ thực vật điều tiết hoạt động của hệ bài
tiết, hệ sinh dục.
- Tuỷ sống còn có chức năng dẫn truyền do các bó dẫn truyền nằm ở
phần chất trắng.

9. 2.1.2. Cấu tạo và chức năng của não sau


a. Cấu tạo
Não sau gồm hành tuỷ và cầu não (cầu varon). Hành tuỷ là phần
tiếp theo của tuỷ sống, ở người lớn hành tuỷ dài chừng 28 mm, càng phía
trước càng nở rộng, nơi rộng nhất tới 24 mm. Ống tâm tuỷ ở tuỷ sống đến
hành tuỷ thì phình to tạo thành não thất thứ tư. Thành não thất có các
nhân xám, là nhân của các dây thần kinh sọ não IX, X, XI, XII. Phía trước
hành tuỷ là cầu não có nhân của các đôi dây thần kinh số V, VI, VII, VIII.
b. Chức năng
Hành tuỷ là trạm trung gian mà tất cả các đường dẫn truyền lên và
xuống giữa não và tuỷ sống đều đi qua, ngoài ra còn có các chức năng sau:
* Chức năng phản xạ của hành tuỷ: đó là nơi tập trung nhiều trung
khu phản xạ không điều kiện có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể như phản
xạ hô hấp, phản xạ tim mạch, phản xạ tiêu hoá, phản xạ giác mạc, phản
xạ trương lực cơ, phản xạ điều hòa thần kinh thực vật. Nó cũng gồm một
phần cấu trúc lưới của thân não.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

144 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

* Là nơi xuất phát của các dây thần kinh từ số V đến XII:
- Dây V là dây tam thoa (sinh ba), đó là dây pha vừa có chức năng
cảm giác, vừa có chức năng vận động.
- Dây VI là dây nhỡn ngoài đi đến cơ thẳng ngoài của mắt, có chức
năng vận động mắt.
- Dây VII là dây mặt, cũng là dây pha. Chức năng vận động cơ nét
mặt, cơ vành tai, cơ cổ, sụn móng lưỡi, cơ lưỡi, cơ hàm dưới và các tuyến
nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm, chức năng cảm giác vị giác.
- Dây VIII là dây thính giác có 2 nhánh, một từ ốc nhĩ và một từ tiền
đình. Đó là dây cảm giác.
- Dây IX là dây lưỡi hầu, dây pha. Chức năng cảm giác ở 1/3 sau lưỡi
và xoang động mạch cổ, chức năng vận động cơ hầu, sụn móng hầu và
tuyến nước bọt mang tai.
- Dây X: dây phế vị (dây mê tẩu) là dây pha. Dây X là dây phó giao cảm
quan trọng nhất có chức năng vận động và cảm giác hầu hết các nội quan.
- Dây XI: dây phụ (dây gai sống) vận động cơ ức đòn chũm và cơ tai.
- Dây XII: dây hạ thiệt, vận động cơ lưỡi.

9.2.1.3. Cấu tạo và chức năng của tiểu não


a. Cấu tạo
Gồm 2 bán cầu tiểu não, nối với thân não bởi 3 đôi cuống: trên, dưới
và giữa. Chất xám bao bọc bên ngoài làm thành vỏ bán cầu tiểu não, dày
chừng 1-2,5 mm, có nhiều nếp nhăn và chia làm nhiều thùy. Trong vỏ bán
cầu tiểu não là chất trắng. Trong chất trắng còn có 4 nhân là nhân mái,
nhân cầu, nhân chêm và nhân răng.
b. Chức năng
- Chất trắng là đường dẫn truyền nối liền tiểu não với các phần khác
nhau của não bộ qua 3 đôi chân.
- Tiểu não tiếp nhận tất cả các xung thần kinh từ tất cả các thụ quan
xuất hiện khi cơ thể vận động.
- Nhờ mối liên hệ 2 chiều giữa tiểu não và đại não mà phối hợp các
động tác phức tạp.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 145

- Tham gia điều tiết các chức năng dinh dưỡng như hoạt động tim
mạch, hô hấp, tiêu hoá, điều hoá thân nhiệt.

9.2.1.4. Cấu tạo và chức năng của não giữa


a. Cấu tạo
Gồm các cuống (chân) của bán cầu đại não và củ não sinh tư. Xoang
não giữa là một rãnh hẹp gọi là cống não hay rãnh Sylvius, phía dưới
thông với não thất thứ 4 còn ở trên thông với não thất thứ 3. Vách của
cống não có nhân của các đôi dây thần kinh số III và số IV. Củ não sinh tư
là các cấu tạo chất xám tạo thành 4 gò: 2 gò trên nhỏ, 2 gò dưới lớn.
b. Chức năng
- Phần cuống não là nơi dẫn truyền tất cả các xung thần kinh lên đại
não và các xung thần kinh đi xuống hành tuỷ và tuỷ sống.
- Củ não sinh tư là trung khu các phản xạ định hướng thị giác và
định hướng thính giác.
- Trong não giữa có các nhân chất xám, đó là: liềm đen tham gia điều
hoà các hoạt động phức tạp và nhân đỏ điều hoà hoạt động trương lực cơ.
- Là nơi xuất phát dây thần kinh số III (dây vận nhỡn chung) và dây
số IV (còn gọi là dây ròng rọc) vận động cơ chéo ở mắt.

9.2.1.5. Cấu tạo và chức năng của não trung gian
a. Vị trí và thành phần
Phía dưới não trung gian tiếp xúc với não giữa, phía trên là bán cầu
đại não, nó nằm trên cuống não và giữa 2 bán cầu đại não.
Thành phần chủ yếu có đồi thị (thalamus), vùng dưới đồi
(hypothalamus) và các nhân nền, trong có não thất III thông với rãnh Sylvius.
- Đồi thị là 2 khối chất xám lớn hình trứng, có tới 105 nhân khác
nhau. Các dải chất trắng chia đồi thị làm 3 phần: trước, giữa và sau.
- Vùng dưới đồi nằm dưới đồi thị, phía trước là giao thoa thị giác,
gồm 32 đôi nhân.
- Nhân nền chia làm 3 nhóm chính là nhân đuôi, nhân vỏ hến và
nhân cầu nhạt.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

146 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

b. Chức năng
- Vùng đồi thị là trung khu cao cấp của cảm giác đau, là trạm trung
chuyển và chọn lọc các đường cảm giác trước khi gửi lên vỏ não.
- Vùng dưới đồi là trung khu thần kinh thực vật dưới vỏ cao cấp
nhất trong việc điều tiết các chức năng dinh dưỡng bằng con đường thần
kinh - thể dịch.
- Các nhân nền có chức năng phát động vận động dưới vỏ não mang
tính bản năng như trương lực cơ, dinh dưỡng tiêu hoá, sinh dục, tự vệ.

9.2.1.6. Bán cầu đại não


Đại não là não cùng, gồm 2 bán cầu đối xứng nhau qua thể trai và là
phần lớn nhất của não. Chất xám bao bọc bên ngoài làm thành vỏ não là
bộ phận cao cấp nhất của hệ thần kinh, là trung khu của các phản xạ có
điều kiện.
a. Vỏ não
Vỏ não là tập hợp của tế bào thần kinh và thần kinh đệm, bề mặt có
nhiều rãnh và nếp nhăn làm cho diện tích chất xám lớn. Quan trọng nhất
là 3 rãnh:
- Rãnh đỉnh Rolando.
- Rãnh thái dương Sylvius.
- Rãnh chẩm.
Diện tích bề mặt của vỏ não người từ 1700 - 2000 cm2.
b. Chất trắng
Quan trọng nhất là thể trai, đó là đường liên hệ thần kinh giữa các
phần khác nhau của từng bán cầu đại não và giữa đại não với các phần
khác của trung ương thần kinh. Trong chất trắng là xoang não thất I và II.
c. Sự phân vùng chức phận
Ba rãnh của não chia vỏ não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy
thái dương và thùy chẩm. Mỗi thùy lại chia làm nhiều hồi và mỗi hồi bao
gồm nhiều vùng chức năng. Ở lớp thú, vỏ não có tới 52 vùng chức năng
khác nhau, còn ở người ngoài 52 vùng này còn có thêm vùng vận động ngôn
ngữ, vùng vận động chữ viết, vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 147

d. Dây thần kinh: hướng về đại não có hai dây thần kinh.
- Dây I: dây khứu giác.
- Dây II: dây thị giác, từ mắt dây xuyên qua lỗ thị giác vào tới não bộ
thành chéo thị giác, tới củ não sinh tư đi vào thùy chẩm.

Hình 9.7. Sơ đồ cấu trúc các thùy của hai bán cầu đại não [19]

9.2.2. Thần kinh ngoại biên


Não bộ và tuỷ sống liên hệ với các cơ quan của cơ thể bằng các dây
thần kinh, đó là bộ phận thần kinh ngoại biên. Các dây thần kinh não và
tuỷ được cấu thành từ các bó sợi thần kinh bao gồm các sợi trục và sợi
nhánh. Bộ phận ngoại biên chỉ có thân của các nơron cảm giác tạo thành
từng nhóm gọi là hạch thần kinh nằm gần não và tuỷ sống. Thân nơron
ngoại biên còn nằm ở các thụ quan như mắt, tai... Ngoài ra cũng có một
số thân của nơron vận động.
a. Dây thần kinh sọ não: gồm 12 đôi dây thần kinh đánh số từ I đến
XII như đã trình bày ở trên, chia làm 3 loại:
- Dây cảm giác dẫn xung thần kinh về trung ương gồm các dây I, II, VIII.
- Dây vận động dẫn xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan trả lời
giữa các dây III, IV, VI, XI, XII.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

148 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Dây pha gồm các nhánh


thần kinh cảm giác và các nhánh
vận động cùng được bỏ chung
vào một dây. Nhánh cảm giác
dẫn xung thần kinh về trung
ương tới cơ quan vận động, đó
là các dây V, VII, IX, X.

Hình 9.8. Sơ đồ vị trí các đôi dây thần kinh sọ [19]

Bảng 9.1. Chức năng của dây thần kinh sọ não

Dây số Tên Bộ phận cơ quan cảm giác Cơ quan vận động

I Khứu giác Màng nhày khứu giác ở mũi


II Thị giác Võng mạc mắt
III Vận nhỡn Tự thụ quan ở cơ cầu mắt Các cơ vận động cầu mắt, cơ thay đổi hình dáng thể
thủy tinh, cơ co con ngươi.
IV Ròng rọc Vận động cơ chéo trên ổ mắt.
V Sinh ba Vùng đầu mắt, miệng mắt mũi, 2/3 trước lưỡi Cơ nhai.
VI Nhỡn ngoài Vận động cơ thẳng ngoài của mắt.

VII Dây mặt Gai vị giác ở phần trước lưỡi Vận động cơ nét mặt, cơ vành tai, cơ cổ, cơ lưỡi,
sụn móng lưỡi, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi.
VIII Thính giác Ốc nhĩ và tiền đình
IX Lưỡi hầu 1/3 sau lưỡi, xoang động mạch cổ. Vận động cơ hầu, sụn móng hầu, tuyến nước
bọt mang tai.
X Phế vị Các nội quan, động mạch chủ, thanh quản... Các cơ thực quản thực hiện động tác nuốt, các
sợi phó giao cảm đến tim, dạ dày, ruột non.
XI Dây phụ Vận động ức đòn chũm, cơ tai.

XII Hạ thiệt Vận động cơ lưỡi.

b. Dây thần kinh tuỷ sống: Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh.
Mỗi dây nối với tuỷ sống bằng 2 rễ:
- Rễ trước đi ra từ sừng trước gồm các sợi thần kinh vận động.
- Rễ sau đi vào sừng sau gồm các sợi thần kinh cảm giác.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 149

Hai rễ này chập làm một ở ngoài tuỷ sống và đi ra ngoài cột sống ở lỗ
gian đốt, phần cuối tách thành 3 nhánh: nhánh sau đến da, nhánh trước
đến cơ và nhánh thực vật đến nội quan.
Dây thần kinh tuỷ là dây pha do dây cảm giác (hướng tâm) và dây
vận động (ly tâm) cùng nằm trong một vỏ chung.
Mọi phản ứng của cơ thể động vật đều được điều khiển bằng hệ
thần kinh. Các kích thích của môi trường ngoài và môi trường trong vào
cơ thể đều được biến đổi thành xung thần kinh dẫn truyền về trung ương
(tuỷ sống và não bộ). Ở đó, trung ương phân tích bản chất của kích thích để
quyết định trả lời cũng bằng xung thần kinh dẫn truyền tới cơ quan phản
ứng. Sự phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường thông
qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Người ta phân biệt 2 loại phản xạ là phản
xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

9.2.3. Hệ thần kinh thực vật


Hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động các tạng (nội quan) như
tim, phổi, ống tiêu hoá, bài tiết... gồm 2 phần là thần kinh giao cảm và
thần kinh phó giao cảm.

Hình 9.9. Sơ đồ cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh thực vật [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

150 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

9.2.2.1. Hệ thần kinh giao cảm


Trung ương hệ giao cảm là thân các tế bào thần kinh giao cảm ở sừng
bên tuỷ sống từ đốt ngực I đến đốt thắt lưng thứ III. Sợi trục rễ trước đi ra
cùng với sợi vận động, sau đó tách ra thành các sợi nhánh của dây thần
kinh tuỷ đến các hạch giao cảm. Có 18 đôi hạch cảm nằm ở 2 bên cột sống
và chia làm 4 đoạn: cổ, ngực, thắt lưng và cùng.
- Đoạn cổ có các hạch sao và đám rối tim.
- Đoạn ngực có đám rối mặt trời (đám rối tạng), từ đám rối có các
nhánh đến thận, tuyến sinh dục, gan, ruột non, ruột già.

9.2.2.2. Hệ thần kinh phó giao cảm


Thân tế bào phó giao cảm nằm ở các nhân ở cuống não và hành tuỷ,
các sợi trục theo các dây thần kinh sọ não III, VII, IX, X và sừng trước chất
xám của tuỷ sống đoạn cùng thuộc các tiết 2, 3, 4. Các sợi trục đi ra theo
dây thần kinh tuỷ ở phần này rồi tách thành sợi nhánh đến hạch phó giao
cảm ở tạng hoặc gần tạng.

9.2.2.3. Chức năng và cơ chế dẫn truyền hệ thần kinh thực vật
a. Chức năng
Từ hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có các sợi đi đến hầu
hết các cơ quan dinh dưỡng và chi phối hoạt động của các cơ quan này.
Nhưng tác dụng của thần kinh giao cảm và phó giao cảm đối với từng
cơ quan thường có tính chất đối lập nhau trong một thể thống nhất, phối
hợp và hỗ trợ nhau để giữ cân bằng cho các hoạt động sống.
Tác dụng của hệ thần kinh thực vật đối với các cơ quan thể hiện ở
chức năng điều hoà hoặc phát động hoạt động. Đối với các cơ quan có
tính tự động và hoạt động liên tục thì xung động thần kinh từ dây giao
cảm hoặc phó giao cảm có tác dụng làm tăng hoặc giảm hoạt động của
cơ quan đó. Đối với các cơ quan không hoạt động liên tục thì xung động
thần kinh từ dây giao cảm và phó giao cảm có tác dụng phát động hoạt
động của cơ quan đó.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 9. Sinh lý thần kinh 151

Cơ quan chịu tác động Tác dụng giao cảm Tác dụng phó giao cảm
Đồng tử (mắt) Giãn Co
Tim:
Nhịp Tăng Giảm
Lực co Tăng Giảm
Dẫn truyền Tăng Giảm
Hưng phấn Tăng Giảm
Trương lực Tăng Giảm
Mạch máu ở:
Da Co Giãn
Cơ vân Giãn -
Nội tạng ở bụng Giãn Co
Phổi Giãn Co
Tuyến nước bọt Co Giãn
Cơ quan sinh dục Co Giãn
Ống tiêu hoá Co Giãn
Cơ trơn ở:
Phế quản Giãn Co
Thực quản Giãn Co
Tâm vị Co Giãn
Dạ dày Giảm co bóp và trương lực Tăng co bóp và trương lực
Môn vị Co Giãn
Ruột Giảm trương lực Tăng trương lực
Trực tràng Giãn Co
Bàng quang Giãn Co
Tử cung không thai Giãn -
Tử cung có thai Co -
Tuyến:
Mồ hôi Tăng tiết -
Nước bọt Tăng tiết nước bọt đặc Tăng tiết nước bọt loãng
Dạ dày Giảm bài tiết dịch vị Tăng bài tiết dịch vị
Tuỵ ngoại tiết Giảm bài tiết dịch tuỵ Tăng bài tiết dịch tuỵ
Tuỵ nội tiết - Tăng bài tiết hormone
Vỏ tuyến trên thận Tăng bài tiết hormone Không tác dụng
Tuỷ tuyến trên thận Tăng bài tiết hormone Không tác dụng

b. Cơ chế dẫn truyền


Xung thần kinh gửi đến cơ quan qua ít nhất 2 nơron là nơron trước
hạch và nơron sau hạch do đó phải qua ít nhất 2 synap, vì vậy sự chuyển
xung thần kinh phải nhờ chất môi giới hoá học. Có 2 loại chất môi giới:

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

152 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Axetincolin đối với các sợi trước hạch phó giao cảm và giao cảm và
với sợi sau hạch của phó giao cảm.
- Noradrenalin đối với sợi sau hạch giao cảm.
c. Điều hoà hoạt động thần kinh thực vật
Các phản xạ thực vật là các phản xạ không có ý thức. Tuy nhiên,
chúng cũng chịu sự điều hoà của vỏ não, chẳng hạn sự xúc động hay sợ
hãi làm thay đổi nhịp tim mạch, nhịp hô hấp...
Trực tiếp điều khiển hoạt động thần kinh thực vật là vùng dưới đồi
Hypothalamus, đó là trung khu cao cấp nhất của thần kinh thực vật.
Ngoài ra, thần kinh thực vật còn chịu sự điều hoà thể dịch. Các
hormone của các tuyến nội tiết như tuyến giáp, phần tuỷ của tuyến trên
thận làm tăng hoạt động giao cảm.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Trình bày sự tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật.
Câu 2. Nơron là gì? Có cấu trúc và chức năng như thế nào? Giải thích
thế hiệu tĩnh và thế hiệu động của nơron.
Câu 3. Trình bày quá trình dẫn truyền xung thần kinh trên dây thần
kinh (sợi cứng và sợi mềm).
Câu 4. Synap có cấu tạo như thế nào? Giải thích sự chuyển giao hưng
phấn qua synap.
Câu 5. Lập bảng tổng kết theo mẫu sau.
Các phần của hệ thần kinh trung ương Vị trí - Cấu tạo Chức năng
- Tuỷ sống
- Hành tuỷ
......

Câu 6. Trình bày những hiểu biết về hệ thần kinh thực vật.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10

CƠ QUAN PHÂN TÍCH

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu và trình bày được những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, chức
phận của các cơ quan phân tích trong quá trình phát triển của trẻ em lứa
tuổi tiểu học.
- Phân tích được những nguyên tắc cơ bản trong tiếp nhận thông tin
của các cơ quan phân tích.
- Áp dụng các hiểu biết về các cơ quan phân tích trong việc giáo dục
một cách phù hợp với trẻ em lứa tuổi tiểu học.

NỘI DUNG

10.1. Đại cương về cơ quan phân tích


10.1.1. Đặc điểm chung của cơ quan phân tích
Cơ quan phân tích là một hệ thống chức phận thống nhất. Trong
thành phần cấu tạo của mỗi cơ quan phân tích đều có 3 phần:
- Phần ngoại biên: được cấu tạo bởi các thụ quan, có nhiệm vụ tiếp
nhận các dạng kích thích và biến năng lượng của các kích thích thành
xung thần kinh.
- Phần dẫn truyền: gồm các đường dẫn thần kinh và các trung khu
chuyển tiếp, có nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh từ các thụ quan tới
các trung khu trong trung ương thần kinh.
- Phần trung ương: là các trung khu ở bán cầu đại não của cơ quan
phân tích, có nhiệm vụ phân tích và tổng hợp các xung động hướng tâm
để cho cảm giác.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

154 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Con đường nối cơ quan thụ cảm với các tế bào thần kinh trên vỏ
não được tạo thành ít nhất từ 4 nơron. Đó là các nơron cảm giác nằm
bên ngoài hệ thần kinh trung ương mà nằm trong các hạch của tuỷ sống
hay của não. Nơron thứ hai nằm trong tuỷ sống, hành não hay não giữa.
Nơron thứ ba nằm trong các nhân của đồi thị và nơron thứ tư thuộc các
vùng phản chiếu của vỏ bán cầu đại não.

10.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của cơ quan phân tích


10.1.2.1. Mỗi cơ quan phân tích đều có 3 nhiệm vụ chính sau
- Thu thập thông tin ban đầu về tình huống và tình trạng bên ngoài
cũng như bên trong cơ thể. Công việc này do các thụ quan đảm nhận.
- Thông tin ngược chiều. Các cơ quan cảm giác làm nhiệm vụ báo
trước cho trung khu thần kinh biết về kết quả của bất kỳ hoạt động phản
xạ nào làm cho phản ứng trở nên chính xác và hoàn thiện hơn.
- Điều chỉnh trạng thái chức năng của cơ thể. Một số cơ quan thụ cảm
như cơ quan thụ cảm khứu giác và vị giác được tạo thành từ các mối liên
hệ giữa các tận cùng thần kinh với các tế bào biểu mô.

10.1.2.2. Chức năng của cơ quan phân tích


Mỗi cơ quan phân tích đều có chức năng riêng. Chúng hoạt động
theo một chương trình nhất định để tiếp nhận được những sự thay đổi
của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Tuy các cơ quan thụ
cảm có cấu tạo và chức phận vô cùng khác nhau nhưng trong hoạt động
của chúng đều có những đặc trưng cơ bản: cơ quan thụ cảm hoạt động
theo cơ chế hưng phấn; mỗi cơ quan thụ cảm đều có độ nhạy cảm đặc
biệt đối với mỗi loại kích thích nhất định; khả năng thích nghi của cơ
quan thụ cảm.

10.2. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích
10.2.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích xúc giác – Da

10.2.1.1. Cấu tạo của da


Da là phần bao bọc phía ngoài cơ thể. Ở người trưởng thành, diện
tích của da khoảng 1,5 m2 với độ dày khoảng 0,5 đến 3 mm. Da gồm 3 lớp:

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 155

Hình 10.1. Sơ đồ vị trí và cấu trúc các thể thụ cảm ở da người [19]

- Lớp biểu bì: là lớp ngoài cùng của da, được cấu tạo bởi mô thượng
bì có nhiều tầng tế bào. Những tầng ở trên thường bị hoá sừng bong ra
và được thay thế bởi các tầng dưới. Tầng sâu nhất của biểu bì có độ dày,
mỏng khác nhau tùy theo từng vùng của cơ thể.
- Lớp da chính thức: là lớp mô liên kết, có nhiều sợi sinh chất nhờn, sợi
đàn hồi và sợi cơ trơn. Tầng gai ở phía trên tiếp giáp biểu bì. Trên bề mặt
có các lồi gai bên trong có các mạch máu, mạch bạch huyết và đầu mút dây
thần kinh. Các lồi gai nổi lên cả ở trong lớp biểu bì tạo ra những đường
gờ này. Tầng lưới được cấu tạo bởi mô liên kết sợi chắc, dày hơn tầng trên.
- Lớp dưới da: lớp này nằm sâu và phủ lên các cơ quan bên trong cơ
thể, là lớp mô liên kết sợi xốp có xen kẽ với các tế bào mỡ để tạo thành lớp
mỡ dưới da. Độ dày của lớp mỡ tùy theo tuổi, chế độ dinh dưỡng và vị trí.
Ngoài ra còn có các cấu trúc đặc biệt khác của da như: lông mọc xiên
trong da, móng ở ngón tay, chân và các tuyến da.

10.2.1.2. Chức năng sinh lý chủ yếu của da


- Cơ quan cảm giác xúc giác: gồm các thụ quan nằm trong da, thu
nhận các kích thích về va chạm và áp lực, các thụ thể xúc giác phân bố
không đều trên bề mặt da (tập trung ở lưỡi, môi, đầu ngón tay).

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

156 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Cơ quan cảm giác nhiệt: bao gồm hai thụ quan nhiệt, có nhiệm vụ
thu nhận các cảm giác về nóng (khoảng 30.000 thụ quan) và lạnh (khoảng
250.000 thụ quan). Ngoài ra các đầu mút tận cùng của các sợi thần kinh
hướng tâm cũng có thể thu nhận kích thích nhiệt.
- Cơ quan cảm giác đau đớn: thụ quan đau đớn không có tác nhân
kích thích đặc trưng. Mọi kích thích tương đối mạnh làm tổn thương
tổ chức cơ đều có thể gây cảm giác đau. Khi có các kích thích gây đau
đớn tại các đầu mút thần kinh thì các hợp chất hoá học như histamine,
bradyikinin được tạo thành và kích thích các thụ quan đau đớn làm xuất
hiện xung đưa về não.
- Tham gia phối hợp thực hiện các chức năng: bảo vệ cơ thể, điều hoà
thân nhiệt, hô hấp, bài tiết nước, muối khoáng và chất nhờn,…

10.2.2. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích thính giác – Tai

10.2.2.1. Cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác: gồm 3 phần

Hình 10.2. Sơ đồ cấu trúc các phần của tai [19]
Phần trung ương: nằm ở hai củ não sinh tư phía trên của não giữa và
ở thùy chẩm của bán cầu đại não.
Phần dẫn truyền: đôi dây thần kinh thính giác (số VIII). Dây thần kinh
thính giác được chia thành hai nhánh, một nhánh tới ốc nhĩ tạo thành dây
thần kinh ốc nhĩ và một nhánh tới bộ máy tiền đình tạo thành dây thần kinh
tiền đình. Dây thần kinh ốc nhĩ đi tới hành tuỷ, sau khi ra khỏi hành tuỷ thì

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 157

phần lớn các sợi thần kinh sẽ bắt chéo sang phía đối diện rồi tới não giữa. Tại
não giữa, một số sợi thần kinh sẽ kết thúc ở củ não sinh tư dưới, số còn lại đi
tới thể gối trong của đồi thị rồi từ đó có các sợi đi tới thùy thái dương.
Phần ngoại biên: gồm 3 phần
- Tai ngoài:
+ Vành tai: cấu tạo sụn đàn hồi, da bọc kín, phía dưới có dái tai gồm da
và mô mỡ.
+ Ống tai ngoài: dạng ống, hình chữ S, dài khoảng 2,5 cm gồm ống
sụn ở phía ngoài (chiếm 1/3 độ dài, có chứa nhiều tuyến nhờn và lông) và
ống xương phía trong.
+ Màng nhĩ: nằm trong cùng, được cấu tạo bởi các mô sợi. Màng nhĩ
có hình dạng hơi bầu lõm đáy ra phía ngoài, đường kính khoảng 10 mm
dày khoảng 0,1 mm.
- Tai giữa:
+ Xoang nhĩ: có thể tích khoảng 1 cm3, thông với ống nhĩ - hầu. Trong
xoang nhĩ có 3 xương nhỏ liên hệ với nhau từ ngoài vào là: xương búa,
xương đe và xương bàn đạp, ngoài ra còn có hai cơ là: cơ căng màng nhĩ
và cơ cố định xương bàn đạp.
+ Ống nhĩ - hầu: có kích thước khoảng 3 cm, rộng khoảng 2 mm nối
thông giữa xoang nhĩ với phần mũi hầu ở thành bên của khoang miệng.
Phần thông xoang nhĩ có cấu tạo xương, phần thông với hầu (bình thường
xẹp xuống và đóng kín) có cấu tạo sụn.
+ Các nang chũm: là những xoang nhỏ nằm sâu trong phần chũm của
xương thái dương. Các xoang này thông với nhau và thông với xoang nhĩ
thành một hệ thống.
- Tai trong (mê lộ):
+ Mê lộ xương: gồm ba phần chính là các vòng bán khuyên (gồm 3 ống
xương hình vòng cung nằm trên ba mặt phẳng vuông góc với nhau và
đều thông với tiền đình ở hai đầu) ở phía trên; tiền đình xương (khoang
nhỏ có nhiều đường thông với ốc tai, tai giữa và vòng bán khuyên) ở
giữa; ốc tai (ống xương xoắn trôn ốc khoảng 2,5 vòng, một đầu thông với

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

158 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

tiền đình còn một đầu bịt kín, ngoài ra còn có thêm một tấm xương xoắn
hở và màng ốc tai chia xoang ốc tai thành hai nửa, một nửa thông với tiền
đình nửa kia thông với phần nhĩ phụ) ở phía dưới.
+ Mê lộ màng: được cấu tạo bởi mô liên kết sợi, mặt trong có lớp
thượng bì dẹp, trong có chứa dịch nội bào. Khoang tiền đình có phần
mê lộ màng là hai túi, túi cầu thông với màng ốc tai và túi hầu thông với
phần bán khuyên. Phần ống bán khuyên có mê lộ in theo hình các ống
này. Ốc tai có mê lộ là hai màng chạy dọc ống xương tai là màng tiền đình
và màng cơ sở. Hai màng này chia ốc tai thành 3 ống nhỏ: ống trên thông
với tiền đình gọi là ống tiền đình, ống dưới thông với cửa sổ gọi là ống
màng nhĩ (hai ống này chứa dịch ngoại bào), ống giữa thông ra túi cầu ở
khoang tiền đình gọi là ống màng (chứa dịch nội bào).
Trên màng cơ sở có các thụ thể thu nhận kích thích về âm thanh gọi
là cơ quan corti, gồm có những tế bào chống đỡ và các tế bào thính giác có
lông nằm xen kẽ, trên bề mặt có màng che phủ.

10.2.2.2. Cơ chế cảm thụ âm thanh


Ốc tai có các tế bào của các thụ thể thu nhận âm thanh, đó là cơ quan
corti nằm trên màng cơ sở (màng đáy). Cơ quan này gồm những tế bào
lông là những tế bào nhạy cảm cơ – điện. Sóng âm được truyền từ ngoài
vào làm rung động màng cửa sổ bầu dục sẽ làm cho màng cơ sở dao động
theo và làm cho chất dịch chuyển động trong thang tiền đình và thang
giữa theo cả hai chiều hoặc là vào trong hoặc là ra ngoài theo sự dao động
của sóng âm.

Hình 10.3. Sơ đồ sự truyền sóng âm từ màng nhĩ qua xương búa,
xương đe, xương bàn đạp đến cửa sổ bầu dục và ốc tai [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 159

Sự rung động của nội dịch và màng cơ sở là những kích thích tác
động lên các tế bào thính giác của cơ quan corti, là nơi sinh ra xung động
thần điện. Từ đó xung thần kinh đi theo các sợi thần kinh từ hạch xoắn
ốc corti nằm ở trung tâm ốc tai truyền theo dây thần kinh số VIII về trung
ương thần kinh, tại đây xảy ra quá trình phân tích phức tạp và kết quả là
cho ta cảm giác về âm thanh.
Ở người, cơ quan phân tích thính giác có khả năng tiếp nhận các âm
thanh với tần số từ 20 đến 20.000 Hz và có tốc độ lan truyền bằng 30 m/giây.
Cơ quan phân tích thính giác ở người có độ nhạy cảm cao nhất đối với các
sóng âm thanh có tần số khoảng 2.000 đến 4.000 Hz.

10.2.2.3. Cảm giác thăng bằng


Do bộ máy tiền đình cảm nhận, từ đó hình thành các phản xạ vận
động phối hợp nhằm duy trì sự cân bằng cho cơ thể. Bộ máy tiền đình bao
gồm các vòng bán khuyên và cơ quan tiền đình. Chức năng cảm giác thăng
bằng của bộ phận tiền đình được thể hiện rõ trong các trường hợp sau:
- Nếu phá hủy bộ phận tiền đình ở cả hai bên tai sẽ làm cho cơ thể
chóng mặt, buồn nôn, đứng không vững.
- Nếu phá hủy một bên tai sẽ làm cho đầu nghiêng về phía bị phá.
Tuy nhiên một thời gian sau, cơ thể có khả năng tự điều chỉnh nhờ các thụ
thể cảm giác ở một số bộ phận khác như cơ, gân, khớp.
- Nếu phá hủy riêng cơ quan tiền đình, cơ thể sẽ mất khả năng phản
ứng với gia tốc của chuyển động thẳng.
- Nếu phá hủy riêng các vòng bán khuyên, cơ thể sẽ rối loạn các cử
động bình thường, mất thăng bằng.
Chức năng chung của bộ phận tiền đình là thực hiện các phản xạ
chỉnh thể, phản xạ rung nhãn cầu và các phản xạ về hô hấp, tim mạch,
tiêu hoá,… Vì vậy, trong trường hợp bộ phận tiền đình bị kích thích quá
mạnh hoặc kéo dài sẽ làm xuất hiện hiện tượng say sóng, nếu quá ngưỡng
quá mạnh sẽ gây trạng thái mệt mỏi chung cho cơ thể, trung khu phản xạ
chỉnh thể và trung khu phản xạ thực vật.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

160 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Hình 10.4. Sơ đồ cấu trúc các thụ quan thăng bằng [19]

10.2.3. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích thị giác - Mắt

10.2.3.1. Cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác: gồm 3 phần
Phần trung ương: nằm ở củ não sinh tư phía trên của não giữa và ở
thùy chẩm của bán cầu đại não.
Phần dẫn truyền: đôi dây thần kinh thị giác (số II). Dây thần kinh thị
giác được tạo thành từ trục của các tế bào hạch trong võng mạc. Khi tới
não giữa, một số sợi sẽ bắt chéo rồi tới thể gối ngoài của vùng đồi thị. Các
sợi thần kinh từ thể gối ngoài sẽ tới thùy chẩm của bán cầu đại não. Một
số kết thúc tại hai củ trên của củ não sinh tư và tham gia vào thực hiện
các phản xạ vận động thị giác. Một số sợi không bắt chéo mà đi về nửa
não cùng bên.
Phần ngoại biên:
- Cầu mắt: nằm lọt trong xương hố mắt gọi là ổ mắt có đường kính
khoảng 25 mm, có tác dụng làm giá đỡ và bảo vệ mắt.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 161

+ Màng cứng: là lớp ngoài cùng được cấu tạo bởi lớp vỏ mô liên kết
rất dai có màu trắng ngà, đục, có tác dụng bảo vệ cầu mắt. Phía trước là lớp
giác mạc trong suốt.
+ Màng mạch: nằm dưới màng cứng, cấu tạo mềm gồm nhiều mạng
lưới mạch máu có nhiệm vụ nuôi dưỡng mắt, xen kẽ có các tế bào sắc tố
đen để hấp thụ ánh sáng tán xạ.
Trên màng mạch có các cấu trúc: Thể mi là phần dày lên của màng
mạch có chức năng tiết ra thể dịch, ngoài ra còn có các cơ trơn và dây
chằng làm thay đổi hình dạng thủy tinh thể; Mống mắt (lòng đen) hình
đĩa tròn, cấu tạo bởi mô đệm liên kết chứa nhiều sắc tố, có hai loại cơ trơn
có tác dụng co giãn con ngươi; Con ngươi (đồng tử) là lỗ thủng tròn nằm
chính giữa mống mắt, đường kính khoảng 2 - 5 mm có vai trò điều chỉnh
lượng ánh sáng lọt vào bên trong.

Hình 10.5. Sơ đồ cấu trúc của mắt người [19]

+ Võng mạc (màng lưới): dày khoảng 0,2 mm, là lớp màng thần kinh
thụ cảm ánh sáng, nằm trong cùng giáp với thủy tinh thể.
Võng mạc gồm 3 lớp tế bào sau: Lớp sắc tố nằm sát thủy tinh dịch chứa
sắc tố, trong đó lớp sắc tố đen (melamin) có tác dụng không cho ánh sáng
phản xạ trong nhãn cầu nhờ đó ta nhìn vật được rõ hơn; Lớp tế bào gậy
và tế bào nón là những tế bào cảm thụ ánh sáng, có khoảng 110 - 125 triệu

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

162 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

tế bào gậy (cảm nhận ánh sáng tối mờ, không cảm nhận được màu sắc) và
khoảng 6-7 triệu tế bào nón (cảm nhận ánh sáng, màu sắc và tạo hình ảnh
chi tiết của vật); Lớp tế bào hạch là những tế bào có sợi trục tập hợp thành
dây thần kinh thị giác số II, tại đây không có các tế bào cảm thụ ánh sáng
phân bố nên được gọi là điểm mù.
Ngoài ra, còn có vùng Fovea: nằm trung tâm võng mạc có đường
kính khoảng 0,4 mm, chỉ gồm các tế bào nón mảnh có thể phát hiện các
chi tiết của ảnh.
+ Thủy tinh thể (nhân mắt): cấu trúc protein có tính đàn hồi (để có thể
nhìn gần cũng như nhìn xa) và trong suốt (có khả năng khúc xạ ánh sáng),
chia mắt thành hai buồng có chứa dịch trong suốt: buồng trước chứa dịch
nước, buồng sau chứa dịch thủy tinh có tác dụng định hình cầu mắt.
+ Thủy tinh dịch: khối lớn choán phần rỗng của cầu mắt, tiếp xúc với
võng mạc. Toàn bộ được bọc trong màng mỏng gọi là màng thủy tinh.
Thủy tinh dịch là chất dịch trong suốt và có khả năng khúc xạ ánh sáng.
+ Thủy dịch: là chất được tạo thành do các mạch máu trong lòng đen
và thể mi tiết ra (2-3 ml/phút) theo cơ chế tích cực. Thành phần dịch gồm
nước và các ion đi lên bề mặt thể mi, một số chất dinh dưỡng (acid amin,
acid ascorbic, glucozơ).
+ Nhãn áp: là áp suất trong mắt, được giữ cố định, trung bình từ
12 đến 20 mmHg. Áp suất này sinh ra do sức cản lên dòng chảy của thủy
dịch từ phòng trước vào ống Schlemm, nếu nhãn áp tăng cao kéo dài có
thể gây ra một số bệnh như glocom, mù lòa,…
- Các cấu tạo hỗ trợ:
+ Mi mắt: bao gồm mi trên và mi dưới, là những nếp da dưới cầu mắt
có tác dụng khép kín cầu mắt. Lông mi ở bờ trên và bờ dưới có tác dụng
bảo vệ mắt chống bụi.
+ Tuyến lệ và ống dẫn: nằm trong hố lệ của xương trán, là những tuyến
nhỏ hình ống tiết ra nước mắt chảy vào 10 ống đổ vào hố lệ ở gốc mắt, có
tác dụng làm ướt cầu mắt và đẩy vật lạ ra khỏi mắt.
+ Cơ vận động cầu mắt: gồm bốn cơ thẳng nằm bốn phía của cầu mắt
và hai chéo. Khi các cơ co không đồng thời sẽ làm cầu mắt vận động theo
trục ngang, dọc.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 163

10.2.3.2. Cơ chế cảm thụ ánh sáng


Cơ chế vật lý: Cầu mắt có cấu tạo đặc biệt nên khi ánh sáng đi qua
có khả năng khúc xạ trước khi đến võng mạc, gồm các thành phần chủ
yếu như: Giác mạc và thủy dịch; Thể thủy tinh; Thủy tinh dịch. Sự khúc
xạ ánh sáng có tác dụng làm cho ánh sáng được tập trung vào điểm vàng
ở đáy mắt, tại đó hình ảnh của vật được thu nhỏ lại và làm cho rõ nét.
Đường đi của các tia sáng phụ thuộc vào các trị số khúc xạ, độ cong của
giác mạc và thủy tinh thể.

Hình 10.6. Hệ thống quang học của mắt người [19]

Mắt người có thể nhìn rõ mọi vật cách xa từ 65 m trở lên với ảnh hiện
rõ trên võng mạc mà không cần sự điều chỉnh nào. Để có thể nhìn rõ vật
ở các cự ly khác nhau, mắt cần phải có những điều chỉnh tiêu cự thích
hợp bằng cách di chuyển thủy tinh thể hoặc thay đổi độ cong của thủy
tinh thể.
Cơ chế hoá sinh: là quá trình xảy ra các phản ứng biến đổi sắc tố cảm
quang Rodopsin ở tế bào que và Iodopsin ở tế bào nón.
- Sự chuyển hoá Rodopsin ở tế bào que: Rodopsin là một phức chất
do một loại protein là opsin kết hợp với sắc tố retinen (hình thành từ
vitamin A) được tổng hợp trong bóng tối. Dưới tác dụng của ánh sáng,
chỉ trong vòng vài phần triệu giây phản ứng ngược lại sẽ diễn ra, retinen
sẽ tách khỏi opsin. Retinen tồn tại dưới hai dạng trans (bền vững) và
dạng cis (dễ dàng kết hợp với opsin). Phản ứng tách dưới tác dụng của
ánh sáng làm biến đổi tính thấm của màng tế bào que từ đó tạo xung thần
kinh đi tác động tế bào hạch. Kết quả của phản ứng này là các tế bào que
cho ta hình ảnh đen/ trắng trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

164 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

- Sự chuyển hoá Iodopsin ở tế bào nón: Iodopsin là chất nhạy cảm


với màu sắc, có cấu tạo gần giống với Rodopsin (chỉ khác ở thành phần
opsin). Có ba loại Iodopsin khác nhau, mỗi loại nhạy cảm mạnh nhất đối
với một bước sóng nhất định. Trong mỗi tế bào nón có một loại Iodopsin,
do đó mỗi tế bào nón nhạy cảm tối đa với một bước sóng nhất định nhờ
đó võng mạc phân biệt được các màu sắc khác nhau.

10.2.3.3. Các tật về khúc xạ của mắt


Tật viễn thị: do nhãn cầu hoặc
do độ hội tụ của mắt kém nên ảnh
của vật rơi ra phía sau võng mạc.
Các thể mi có thể co lại để làm tăng
độ hội tụ nên vẫn trông rõ các vật
ở xa. Nếu vật lại gần thì các cơ mi
càng co lại nhiều hơn cho đến khi
không co thêm được nữa. Để sửa
tật này cần đeo thấu kính hội tụ.
Tật cận thị: do nhãn cầu dài Hình 10.7. Các tật ở mắt người [19]
hoặc do độ hội tụ của mắt tăng hơn
bình thường.
Khi các cơ thể mi đã giãn hết rồi thì không còn cơ chế nào để làm
giảm độ hội tụ của mắt nữa nên không có cách nào điều tiết để cho ảnh
của vật ở xa rơi đúng trên võng mạc. Khi vật lại gần hơn thì có thể tăng
độ hội tụ để ảnh của vật nằm đúng trên võng mạc. Có hai loại cận thị là
cận thị bẩm sinh và cận thị tập nhiễm. Để sửa tật này cần đeo thấu kính
phân kỳ.
Tật loạn thị: do giác mạc hoặc do hệ thấu kính của mắt không có độ
cong đồng đều làm cho độ hội tụ của hệ thấu kính không đồng đều theo
các trục, vì vậy các tia sáng sau khi đi qua mắt sẽ không cùng rơi vào một
điểm. Mắt chỉ có thể điều tiết độ hội tụ chung chứ không có khả năng
đồng thời điều tiết độ hội tụ theo các trục khác nhau. Người bị loạn thị
không thể nhìn rõ toàn bộ vật mà chỉ rõ chỗ này lại thấy mờ chỗ khác tùy
theo trục. Để sửa tật này cần đeo lăng kính hình trụ đặc biệt để điều chỉnh
độ hội tụ theo trục bị rối loạn sau khi đã đo cụ thể.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 165

Thị lực: chức năng quan trọng nhất của cơ quan phân tích thị giác là
xác định mối tương quan về mặt không gian giữa các vật nhìn thấy được
như: kích thước, hình dạng, mức độ xa hay gần,… Một số các dạng phân
tích không gian tương đối đơn giản là phân biệt các vật nhỏ hoặc các chi
tiết nhỏ được gọi là thị lực. Thị lực của mắt là khả năng phân biệt các
nguồn sáng nằm sát nhau, nếu mắt thường thì có thể phân biệt hai điểm
sáng tạo thành một cung 0,45 độ (phân biệt được hai điểm cách mắt 10 m
và cách nhau 2 mm). Thị lực không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa
các vật mà còn phụ thuộc vào mức độ chiếu sáng, mức độ tương phản
giữa chúng và môi trường xung quanh, vị trí ghi nhận hình ảnh trên võng
mạc cũng như khả năng thích nghi của mắt.

10.2.4. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích khứu giác – Mũi

10.2.4.1. Cấu tạo của cơ quan phân tích khứu giác: gồm 3 phần

Hình 10.8. Sơ đồ vị trí và cấu trúc các tế bào thụ cảm
và dây thần kinh khứu giác [19]

Phần trung ương: gồm một nhóm nhân nằm ở giữa nền của não trước
và ở phía trên vùng dưới đồi (hypothalamus), trong đó quan trọng nhất
là nhân vách có mối liên hệ chặt chẽ với vùng dưới đồi và các phần khác
của hệ viền (limbic).
Phần dẫn truyền: là đôi dây thần kinh khứu giác (số I). Dây thần kinh
khứu giác bắt đầu từ xoang mũi luồn qua xương xoang để vào xương sọ.
Tại đây, chúng tiếp xúc với các tế bào thần kinh của hành khứu giác. Các sợi
thần kinh của hành khứu giác sẽ liên kết với nhau tạo thành bó khứu giác.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

166 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Phần ngoại biên: các tế bào khứu giác là các tế bào lưỡng cực, có nguồn
gốc từ hệ thần kinh trung ương. Ở niêm mạc khứu giác có khoảng 100 triệu
tế bào khứu giác nằm xen kẽ với các tế bào đệm. Mặt trông ra lớp niêm dịch
tạo thành các nút. Ở mỗi nút có từ 6 đến 12 sợi lông khứu giác có đường kính
khoảng 0,3 µm và dài khoảng 200 µm. Các sợi lông này tạo thành một lớp
phủ dày ở niêm dịch. Chính các sợi lông này đáp ứng mùi có trong không
khí rồi kích thích tế bào khứu giác. Các tuyến Bowman nằm rải rác giữa các
tế bào khứu giác bài tiết niêm dịch trên bề mặt của niêm mạc khứu giác.

10.2.4.2. Cơ chế cảm thụ mùi


Các chất bay hơi đến vùng khứu giác bằng hai cách: qua mũi theo
không khí hít vào và qua khoang miệng, khoang sau của mũi theo không
khí thở ra. Khi nhai thức ăn, mùi của các chất bay hơi trong thức ăn tác
động vào niêm mạc khứu giác theo cả hai cách, nhờ vậy mà cơ quan cảm
giác khứu giác có khả năng phân biệt mùi rất rõ khi chúng ta ăn.
Khi các chất bay hơi vào mũi sẽ tác động vào lông khứu giác làm
thay đổi điện thế màng của tế bào khứu giác, làm xuất hiện dòng điện
động trong tế bào khứu giác gây xung động thần kinh khứu giác. Xung
động đó theo dây thần kinh khứu giác truyền về não và phân tích cho ta
cảm giác về mùi. Một số chất bay hơi không chỉ các kích thích các tế bào
khứu giác mà còn có khả năng kích thích tận cùng của dây thần kinh số
V trong niêm mạc của khoang mũi. Dưới tác dụng của các chất này với
nồng độ cao sẽ xuất hiện hàng loạt những thay đổi phản xạ trong cơ thể,
chủ yếu là về mặt hô hấp (hiện tượng ngừng hô hấp đột ngột khi bắt đầu
gây mê bằng ete hay chloroform).
Ngưỡng khứu giác: là lượng chất bay hơi tối thiểu có khả năng tạo
cảm giác về mùi. Ngưỡng khứu giác đối với một chất bay hơi nhất định
phụ thuộc vào môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, áp suất không khí,…) và từng
cá thể khác nhau (tình trạng sức khỏe, các yếu tố bên trong cơ thể,…). Tất
cả các yếu tố này đều ảnh hưởng tới ngưỡng khứu giác qua tác động
lên niêm mạc khứu giác. Khi niêm mạc khoang mũi sưng tấy (do viêm
nhiễm) thì độ nhạy cảm khứu giác sẽ giảm đáng kể.
Khứu giác là loại cảm giác rất tinh tế nên chỉ cần rất ít phân tử chất bay
hơi là ta đã có cảm giác về mùi (ví dụ: 1 phần triệu gam ete hay 1 phần tỷ

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 167

gam khí H2S trong 1 lít không khí là đã có cảm giác về mùi). Các tế bào cảm
thụ khứu giác có khả năng thích nghi rất cao. Khi bị kích thích, tế bào cảm
thụ khứu giác thích nghi đến 50% sau giây đầu tiên và sau đó yếu dần. Do
đó ngưỡng khứu giác giảm đáng kể khi ngửi lâu một chất bay hơi nào đó.

10.2.5. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan phân tích vị giác - Lưỡi

10.2.5.1. Cấu tạo của cơ quan phân tích vị giác: gồm 3 phần
- Phần trung ương: nằm ở khu vực dưới của hồi đỉnh lên thuộc thùy
đỉnh của bán cầu đại não.
- Phần dẫn truyền: gồm các sợi thần kinh thuộc đôi dây thần kinh sọ
số V, VII, IX và XI, có nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh từ các phần
khác nhau của lưỡi về hành tuỷ. Từ đây, các sợi thần kinh vị giác đi tới đồi
thị và về bán cầu đại não.
- Phần ngoại biên: trên bề mặt lưỡi có các thụ cảm vị giác ở trên các
gai vị giác, nhất là gai vòng và gai lá còn gọi là các núm vị giác, phần lớn
nấm ở chỗ V lưỡi. Một số ít hơn thể thụ cảm nằm ở gai vị giác có hình
nầm trong diện phẳng dưới lưỡi, một số khác nằm ở các gai dọc hai bên
lưỡi. Ngoài ra còn có ở các núm vị giác nằm rải rác ở vòm hầu, trụ màn
hầu, thậm chí ở ngay gần thực quản. Người trưởng thành có khoảng
10.000 núm vị giác, ở trẻ em thì ít hơn, người già thì các núm vị giác thoái
hoá nên khả năng phân biệt vị giác kém đi.

Hình 10.9. Sơ đồ cấu tạo của núm vị giác, sự phân bố các vùng
cảm giác vị giác và thần kinh cảm giác vị giác trên lưỡi [19]

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

168 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

10.2.5.2. Cơ chế cảm thụ vị giác


Các kích thích đặc trưng cho các cơ quan cảm thụ vị giác là các chất
hoá học hoà tan trong nước. Nước bọt là dung môi hoà tan rất tốt. Khi
các chất có vị hoà tan tác động vào tiêm mao của các tế bào vị giác làm
thay đổi điện thế màng của tế bào vị giác, làm xuất hiện dòng điện động
trong tế bào vị giác gây ra xung thần kinh vị giác và được truyền về não
để phân tích cho ta cảm giác về vị.
Có rất nhiều vị khác nhau (ít nhất có 13 thụ thể ở các tế bào vị giác)
nhưng tựu chung có 4 loại vị cơ bản là: vị ngọt, vị mặn (cảm nhận chủ yếu
ở đầu lưỡi), vị chua (cảm nhận ở hai bên của lưỡi) và vị đắng (cảm nhận
ở phía sau lưỡi và phần màn hầu). Còn các vị khác là sự pha trộn của các
vị cơ bản với thành phần và tỷ lệ khác nhau.
- Cảm giác chua: do các acid gây ra. Cường độ của cảm giác chua tỷ lệ
thuận với nồng độ ion H, acid các đậm đặc thì càng gây ra cảm giác chua nhiều.
- Cảm giác mặn: do các muối phân ly gây ra. Vị mặn của các muối
khác nhau cũng khác nhau. Các ion dương gây cảm giác mặn là chính.
- Cảm giác ngọt: có nhiều chất gây cảm giác ngọt, phần lớn các chất
hữu cơ như: đường, glycol, alcol, xeton, amid, este, acid amin và một vài
muối vô cơ.
- Cảm giác đắng: do nhiều chất gây ra và hầu hết cũng là những chất
hữu cơ, trong đó có các chất là các chuỗi dài có chứa nitơ và các alcaloit
(cafein, nicotin, quinine nhiều loại thuốc). Một số chất lúc đầu gây cảm
giác ngọt nhưng sau đó lại gây cảm giác đắng (saccharin). Khi cảm giác
đắng mạnh sẽ gây hiện tượng tống thức ăn ra ngoài.
Cảm giác vị giác còn phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch có
chất hoà tan khi tác dụng vào lưỡi, ở người thuận lợi nhất là ở nhiệt độ
20 - 300C. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm cảm giác vị giác ngọt và chua tăng, khi
nhiệt độ giảm xuống thì cảm giác vị đắng và mặn tăng. Nếu nhiệt độ quá
cao hay quá thấp thì sẽ làm mất cảm giác vị giác.

10.3. Vệ sinh cơ quan phân tích


Cơ quan phân tích giúp trẻ tiếp nhận thông tin từ môi trường, từ đó có
những đáp ứng kịp thời. Mỗi cơ quan phân tích giúp trẻ nhận biết đặc tính

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 169

nào đó của sự vật hiện tượng. Sự phối hợp các cơ quan phân tích, sự hoạt
động phức tạp trên vỏ não cho ta thông tin đầy đủ về sự vật hiện tượng.
- Vệ sinh cơ quan phân tích thị giác: Bệnh về mắt thường gặp do một số
loại do virut, vi khuẩn gây ra như bệnh đau mắt hột, đau mắt đỏ… hay
bệnh quáng gà khi khẩu phần ăn thiếu vitamin A. Đồng thời, tật khúc xạ
học đường đang gia tăng ở học sinh lứa tuổi tiểu học và là vấn đề được
xã hội quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ học đường
ở học sinh tiểu học như điều kiện học tập (ánh sáng, bàn ghế, bảng,…)
chưa đúng tiêu chuẩn, tư thế ngồi học không đúng, chế độ sinh hoạt (đọc
truyện, chơi game, xem tivi,…) không hợp lý. Vì vậy, thực hiện các biện
pháp để bảo vệ mắt như: giảm mọi căng thẳng của mắt (hạn chế thời gian
xem tivi, chơi game,…), phương tiện phục vụ học tập phải phù hợp (kích
thước bàn ghế, sách vở in rõ ràng…), ngồi học phải đúng tư thế, không
ngồi quá gần màn hình tivi, bổ sung các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho mắt
(cho trẻ ăn nhiều rau quả cho màu vàng, lá màu xanh đậm để bổ sung các
vitamin cần thiết), phát hiện sớm tật khúc xạ và tuyên truyền chống tật
khúc xạ học đường.
- Vệ sinh cơ quan phân tích thính giác: Quá trình hình thành cơ quan
phân tích thính giác bắt đầu rất sớm, ngay từ những ngày đầu của thời
kỳ phát triển phôi thai. Ở người, tai trong được hình thành vào tuần thứ
tư của thời kỳ phát triển phôi thai. Các cơ quan cảm thụ âm thanh bắt
đầu hoạt động ngay từ sau khi sinh ra. Âm thanh có thể tạo ra phản ứng
định hướng ngay từ những giây phút đầu tiên ở đứa trẻ sau khi sinh ra
và hoàn chỉnh hoá muộn nhất. Trong quá trình phát triển cá thể, cơ quan
phân tích thính giác hoàn chỉnh hoá dần dần. Các ống thính giác được
cấu tạo hoàn toàn bằng sụn và sau đó được xương hoá dần. Chính điều
này làm cho vi khuẩn dễ dàng chui vào tai giữa gây các biểu hiện nôn, sổ
mũi, thậm chí viêm tai giữa kéo dài.
Đến khi bắt đầu vào nhà trường tiểu học, trẻ có khả năng quan trọng
nhất là ghi nhớ của thính giác. Đó là trẻ có khả năng kể lại sự việc một
cách chi tiết các âm thanh được thính giác ghi nhận. Nếu khi trẻ bắt đầu
đi học, sự ghi nhớ của thính giác phát triển chưa đầy đủ thì trẻ sẽ gặp
khó khăn trong quá trình học tập, không biết sắp xếp công việc phải làm

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

170 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

trước và công việc phải làm sau. Chúng ta cần rèn luyện khả năng thính
giác của trẻ bằng nhiều biện pháp dưới dạng trò chơi như: bắt chước âm
thanh ngoài tự nhiên, phán đoán âm thanh, truyền tin, đóng kịch, vận
động theo nhạc,…
- Vệ sinh cơ quan phân tích xúc giác: đối với trẻ thì cơ quan phân tích
xúc giác có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp trẻ nhận thức được thế
giới xung quanh và làm xuất hiện những phản xạ tự vệ. Đối với trẻ lứa
tuổi tiểu học, xúc giác có vai trò kích thích hệ thần kinh, tạo cảm giác an
toàn. Cảm giác xúc giác của trẻ được tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc
vào điều kiện luyện tập tự nhiên hay nhân tạo. Đến khi 6 tuổi, trẻ có thể
phân biệt được tính chất bề mặt của vật bằng cách sờ nắn. Để làm được
điều đó, trẻ phải được rèn luyện bằng cách được tiếp xúc với thế giới
xung quanh thông qua các hoạt động chơi như: đoán đồ vật mà không
cần nhìn, đoán nhiệt độ nước,… Xúc giác phát triển tốt tạo khả năng học
tập cho trẻ vì xúc giác tạo được sự thăng bằng trong hệ thần kinh.
- Vệ sinh cơ quan phân tích khứu giác và vị giác:
Ở thai nhi, niêm mạc khứu giác xuất hiện vào tháng thứ hai. Về mặt
sinh lý, các phản xạ khứu giác xuất hiện vào các thời điểm khác nhau. Các
phản xạ với mùi có thể tạo được từ lúc 4 tuần sau khi sinh. Hưng tính của
cơ quan phân tích khứu giác bắt đầu tăng từ năm 6 tuổi và đạt tới mức
tinh vi vào lúc 14 tuổi. Nhìn chung ở trẻ cảm giác khứu giác còn kém, chỉ
có khả năng phản ứng với những mùi mạnh. Khả năng phân biệt các mùi
tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự luyện tập.
Quá trình hình thành bộ phận ngoại biên của cơ quan phân tích vị
giác xảy ra trong thời kỳ phát triển phôi thai. Ở trẻ nhìn chung diện tích
niêm mạc có cảm giác về vị rộng hơn nhiều so với ở người lớn. Bên cạnh
các vùng vị giác đặc trưng như ở người lớn thì ở trẻ em, các cơ quan cảm
thụ về vị giác còn phân bố khắp các vùng dưới lưỡi, bề mặt dưới của đầu
lưỡi, vòm miệng và cả tại niêm mạc của môi, má. Tính nhậy cảm của cơ
quan phân tích vị giác phụ thuộc vào nhu cầu đòi hỏi của cơ thể đối với
thức ăn. Trong thời gian ăn, tính nhạy cảm chung suy giảm nhưng nhạy
cảm phân biệt lại tăng. Ở trẻ khi bị rối loạn tiêu hoá thì tính nhạy cảm vị
giác giảm sút rõ, ở trẻ còn có biểu hiện không chịu ăn.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 10. Cơ quan phân tích 171

Nhìn chung, hoạt động của cơ quan phân tích khứu giác có ảnh
hưởng tới hoạt động của cơ quan phân tích vị giác và ngược lại. Khi cảm
giác khứu giác của trẻ tạm thời bị mất hoặc suy giảm sẽ làm cho cảm giác
vị giác bị rối loạn theo. Sự phối hợp của hai cơ quan phân tích vị giác và
khứu giác sẽ giúp cho cơ thể trẻ có cảm giác đầy đủ hơn về chất lượng
thức ăn và môi trường không khí xung quanh.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Trình bày đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
phân tích. Từ đó rút ra cơ chế thu nhận thông tin nói chung của các cơ
quan phân tích.
Câu 2. Giải thích tại sao khi máy bay cất cánh và hạ cánh, một số
hành khách thường bị đau tai? Hãy đưa ra giải pháp để không bị đau tai
trong trường hợp này.
Câu 3. Hướng dẫn người học ứng dụng các kiến thức về các cơ quan
phân tích trong chương trình giảng dạy khoa học tự nhiên ở tiểu học.
Câu 4. Áp dụng những hiểu biết về các cơ quan phân tích trong giáo
dục, chăm sóc trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11

SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO

MỤC TIÊU
Học xong chương này, người học phải:
- Hiểu và trình bày được mối liên hệ giữa các hoạt động phản xạ, ức
chế phản xạ có điều kiện với hoạt động hành vi hằng ngày của trẻ.
- Ứng dụng trong điều kiện giảng dạy để hình thành các phản xạ có
điều kiện trong cuộc sống của trẻ.
- Áp dụng những hiểu biết về quy luật hoạt động thần kinh cấp cao
trong việc giáo dục trẻ tiểu học một cách có hiệu quả.
- Hình thành các hệ thống tín hiệu của trẻ trong quá trình giáo dục
và phát triển của trẻ…

NỘI DUNG

11.1. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

11.1.1. Phản xạ có điều kiện

11.1.1.1. Phản xạ và cung phản xạ


Người đầu tiên khai sinh ra khái niệm “phản xạ” là R. Đêcac và ông
cho rằng, phản xạ là sự phản chiếu cảm giác thành vận động. Sêchênov
đã nghiên cứu các phản xạ ở động vật và theo ông, phản xạ là sự phản
ứng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích tác động từ bên ngoài hoặc
bên trong cơ thể với sự tham gia của hệ thần kinh trung ương. Chuỗi nơron
thực hiện một phản xạ được gọi là cung phản xạ. Nói một cách khác,
con đường mà hưng phấn đi qua khi thực hiện phản xạ được gọi là cung
phản xạ. Một cung phản xạ thường gồm có 5 khâu:

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 173

- Khâu tiếp nhận: được cấu tạo bởi các cơ quan thụ cảm, có nhiệm vụ
tiếp nhận tác nhân kích thích và biến năng lượng của tác nhân kích thích
thành xung động thần kinh.
- Khâu dẫn vào: được cấu tạo bởi các sợi thần kinh (hoặc dây thần
kinh) hướng tâm, có nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh từ cơ
quan thụ cảm về trung ương thần kinh.
- Khâu trung ương thần kinh: được cấu tạo bởi các nơron nằm trong các
trung khu thần kinh ở tuỷ sống hoặc ở não, có nhiệm vụ tiếp nhận các xung
động thần kinh từ cơ quan thụ cảm gửi về, phân tích chúng và ra lệnh trả
lời. Một cung phản xạ thường gồm có 3 loại nơron là nơron hướng tâm,
nơron ly tâm và nơron trung gian. Tuy nhiên, những phản xạ đơn giản chỉ
cần có 2 loại nơron là nơron hướng tâm và nơron ly tâm. Ví dụ phản xạ
gân bánh chè (còn gọi là phản xạ đầu gối). Trong thực tế đời sống của con
người, có rất nhiều phản xạ không chỉ gồm có 2 hay ba nhóm nơron mà
những phản xạ phức tạp có sự tham gia của rất nhiều nơron.
- Khâu dẫn ra: được cấu tạo bởi các sợi thần kinh (hoặc dây thần kinh)
ly tâm, có nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh từ trung ương thần
kinh tới các cơ quan trả lời.
- Khâu trả lời: được cấu tạo bởi các cơ hoặc các tuyến. Các cơ có nhiệm
vụ thực hiện trả lời tác nhân kích thích bằng cách co cơ và các tuyến có
nhiệm vụ thực hiện trả lời tác nhân kích thích bằng cách tiết dịch.
Tính chất nguyên vẹn của cung phản xạ là điều cần thiết đối với sự
dẫn truyền xung động thần kinh và thực hiện phản xạ. Nếu cấu trúc của
cung phản xạ bị gián đoạn thì phản xạ sẽ không thực hiện được.

11.1.1.2. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện


Theo Paplôp, vỏ não là kỳ quan kỳ diệu, trên đó phản ánh tất cả các
tín hiệu và xây dựng nên các phản ứng. Quá trình thành lập phản xạ có
điều kiện là quá trình thành lập “đường liên hệ thần kinh tạm thời” giữa
hai điểm trên vỏ não: một điểm đại diện cho phản xạ không điều kiện và
một điểm phụ trách tác nhân kích thích có điều kiện. Gọi là “đường liên
hệ thần kinh tạm thời” vì nó có thể mất đi khi những điều kiện và những
nguyên nhân gây ra phản xạ không còn nữa. Bất kỳ một mối liên hệ thần

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

174 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

kinh tạm thời nào cũng được hình thành do tác động của các tác nhân
kích thích. Trong đó, các tác nhân kích thích tác động từ môi trường bên
ngoài là chủ yếu.
Ví dụ: Bình thường, bất kỳ con chó nào cũng đều không tiết nước bọt
khi nhìn thấy ánh đèn mà chỉ tiết nước bọt khi được cho ăn. Paplôp đã
làm thí nghiệm như sau: mỗi lần cho chó ăn, ông lại bật đèn. Cứ lặp đi,
lặp lại nhiều lần như thế, đến một lúc nào đó không cần cho chó ăn mà chỉ
bật đèn là chó cũng tiết nước bọt. Phản xạ tiết nước bọt với sự tác động
của ánh đèn được gọi là phản xạ có điều kiện. Tương tự như vậy, có thể
thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt ở trẻ em lứa tuổi mầm non
với bất kỳ tác nhân kích thích nào, như ánh đèn, tiếng chuông hay tiếng
trống, tiếng máy gõ nhịp, mùi thơm của thức ăn, hình dạng của thức ăn,
màu sắc của thức ăn, cách sắp xếp thức ăn và cả thời điểm cho ăn nữa…
Paplôp đã giải thích cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện bằng việc
thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai điểm trên vỏ não. Ví
dụ: thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn. Lúc đầu khi
chỉ bật đèn, chó không tiết nước bọt, còn khi cho chó ăn thì chó có phản
xạ không điều kiện tiết nước bọt. Khi vừa bật đèn vừa cho chó ăn thì trên
vỏ não có hai điểm cùng hưng phấn: một điểm phụ trách ánh đèn (tác
nhân kích thích có điều kiện) và một điểm đại diện cho phản xạ không
điều kiện tiết nước bọt. Theo quy luật lan tỏa và tập trung, hưng phấn
xuất hiện ở hai điểm này lan tỏa ra xung quanh, sau đó lại tập trung về
vị trí xuất phát ban đầu. Mỗi lần hưng phấn đi qua vùng nào sẽ làm tăng
hưng tính của các nơron ở vùng đó. Chuỗi nơron nằm giữa điểm phụ
trách ánh đèn và điểm đại diện cho phản xạ không điều kiện tiết nước
bọt nhận được sự lan tỏa của cả hai luồng hưng phấn nên hưng tính của
chúng tăng lên nhanh chóng. Đến một lúc nào đó, hưng tính của chúng
tăng lên đến mức dễ dàng cho hưng phấn từ điểm này truyền tới điểm
kia và chỉ cần bật đèn là chó tiết nước bọt. Pavlov gọi là đã hình thành
được con “đường mòn”. Khi đó chỉ cần bật đèn làm cho điểm phụ trách
ánh đèn hưng phấn là hưng phấn đó sẽ theo “đường mòn” truyền sang
điểm đại diện của phản xạ không điều kiện tiết nước bọt và gây ra phản
xạ tiết nước bọt. Như vậy là phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh
đèn đã được thành lập.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 175

Để giải thích tính chất một chiều của xung động thần kinh trong
“đường mòn” đó, người ta căn cứ vào quy luật “điểm ưu thế”. Theo quy
luật này, khi trên vỏ não có hai hay nhiều điểm cùng hưng phấn thì điểm
hưng phấn mạnh chiếm ưu thế và có xu hướng thu hút hưng phấn từ
những điểm hưng phấn yếu hơn về phía nó.
Paplôp còn nhận thấy một đặc điểm cơ bản của phản xạ có điều kiện
là tính chất không bền vững của nó, thể hiện ở chỗ, sau khi phản xạ có
điều kiện được thành lập, nếu không được củng cố thì phản xạ sẽ mất
dần đi, có nghĩa là “đường mòn” đã bị mất đi. Do đó, lúc đầu Paplôp gọi là
“đường mòn”, nhưng sau này ông gọi là “đường liên hệ thần kinh tạm thời”.
Ngoài cách giải thích của Paplôp, một số tác giả cũng đã có những
cách giải thích cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện theo các quan điểm
khác nhau. Theo Lorente de No thì quá trình hình thành mối liên hệ giữa
hai tác nhân kích thích có và không điều kiện là quá trình hình thành
một cái “bẫy” để thu hút hưng phấn chạy theo một đường nhất định
nhờ có năng lượng được tích luỹ ở trong “bẫy”. Một số tác giả cho rằng
việc thành lập phản xạ có điều kiện là do có sự thay đổi thực sự về cấu
trúc của synap. Theo họ, khi có hai luồng hưng phấn do tác nhân kích
thích không điều kiện và tác nhân kích thích có điều kiện gây ra cùng
lan truyền tới một hệ thống synap nhất định sẽ gây ra hiện tượng làm dễ
synap. Một số tác giả lại cho rằng việc thành lập phản xạ có điều kiện là
việc thành lập mối liên hệ nội bào trong 1 nơron. Xu thế hiện nay coi việc
thành lập phản xạ có điều kiện là một loại hoạt động phức tạp, trong đó
mối liên hệ giữa kích thích không điều kiện và kích thích có điều kiện
được thực hiện ở mức tế bào hay mức phân tử và liên quan với việc hình
thành một loại acid nucleic mới. Các tác giả cho rằng khi có sự kết hợp
nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện và tác nhân kích thích
không điều kiện thì ở synap thần kinh có sự biến đổi cấu trúc của các
phân tử ARN, và tạo ra một loại acid ribonucleic mới và tổng hợp được
những phân tử protein có cấu trúc mới. Loại protein mới này có khả năng
lưu giữ thông tin về mối liên hệ do tác nhân kích thích có điều kiện và tác
nhân kích thích không điều kiện tạo ra.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

176 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

11.1.1.3. Các điều kiện cơ bản để thành lập phản xạ có điều kiện
Từ cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện cho thấy muốn thành lập
được phản xạ có điều kiện cần phải có những điều kiện nhất định. Những
điều kiện cơ bản để thành lập phản xạ có điều kiện là:
- Phải lấy một phản xạ không điều kiện hoặc một phản xạ có điều
kiện đã được củng cố vững chắc làm cơ sở. Vì vậy, muốn cho trẻ nhận
thức được thực tế khách quan thì lúc đầu phải dựa vào những sự vật,
những hiện tượng cụ thể trong thiên nhiên và trong xã hội. Vì vậy, việc
giảng dạy ở các trường mầm non phải lấy phương pháp trực quan sinh
động là phương pháp chính.
- Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện
với tác nhân kích thích không điều kiện. Số lần kết hợp giữa hai loại tác
nhân kích thích này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như cường độ và tính
chất của tác nhân kích thích, trạng thái sinh lý, trạng thái tâm lý khác
nhau của cơ thể và các giai đoạn phát triển của trẻ em.
- Tác nhân kích thích có điều kiện phải vô quan, nghĩa là khi chúng
tác động vào cơ thể của trẻ sẽ không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của
trẻ em. Ví dụ: tiếng nói to vừa phải, ánh đèn đủ sáng. Về phương diện
sinh học, kích thích có điều kiện được chọn phải đủ mạnh nhưng vẫn
phải yếu hơn kích thích không điều kiện. Vì vậy, khi giảng bài cho học
sinh mầm non, giọng nói của cô giáo phải đủ to nhưng không được to
quá thì các cháu mới tiếp thu được bài.
- Tác nhân kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời
với tác nhân kích thích không điều kiện. Đối với trẻ em, muốn thành lập
phản xạ có điều kiện thì tác nhân kích thích có điều kiện cũng phải tác
động trước hoặc đồng thời với tác nhân củng cố. Đó chính là cơ sở sinh
lý học của phương pháp giảng dạy “nêu vấn đề” và hiệu quả của việc sử
dụng đồ dùng dạy học đối với các cháu trong các trường mầm non.
- Vỏ não phải nguyên vẹn về mặt cấu tạo và khỏe khoắn về mặt sinh
lý. Vì bản chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là việc thành lập
đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não, nên nếu vỏ não bị tổn
thương hoặc ở trạng thái bị ức chế thì sẽ không thành lập được phản xạ
có điều kiện. Ở trẻ mắc tật não nhỏ do thiếu bán cầu đại não thì không thể

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 177

học được gì. Ở những trẻ em bị viêm màng não hoặc các bệnh tật về não
cũng đều khó thành lập phản xạ có điều kiện và nhận thức chậm.

11.1.2. Các đặc điểm của phản xạ không điều kiện và có điều kiện
Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ được hình thành theo một cơ
chế đặc biệt, trong những điều kiện nhất định nên nó cũng có những đặc
điểm riêng khác với phản xạ không điều kiện. Có thể tóm tắt những điểm
khác nhau giữa phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều
kiện (PXCĐK) theo bảng sau:
Bảng 11.1. Đặc điểm của PXCĐK và PXKĐK
TT Đặc điểm của PXKĐK Đặc điểm của PXCĐK
1 Có tính chất bẩm sinh, di truyền, đặc trưng cho loài Có tính chất tự tạo, đặc trưng cho cá thể
2 Rất bền vững Không bền vững, dễ mất
3 Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng Đòi hỏi tác nhân kích thích bất kỳ
4 Trung khu của phản xạ không điều kiện nằm ở dưới vỏ não Trung khu của phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ não
5 Báo hiệu trực tiếp tác nhân kích thích gây ra phản xạ Báo hiệu gián tiếp tác nhân kích thích gây ra phản xạ
6 Số lượng hạn chế Số lượng không hạn chế
7 Không cần luyện tập cũng có Phải luyện tập mới có

11.1.3. Phân loại phản xạ có điều kiện


Trong cuộc sống của động vật và con người, có rất nhiều phản xạ
có điều kiện. Đặc biệt, các phản xạ có điều kiện của con người vô cùng
phong phú và đa dạng. Vì vậy, người ta đã tìm cách phân loại phản xạ có
điều kiện. Tùy theo cách xác định tiêu chuẩn phân loại mà có nhiều hệ
thống phân loại phản xạ có điều kiện xác nhau.
Bảng 11.2. Phân loại phản xạ có điều kiện
Dựa vào tính chất Dựa vào phản xạ
Dựa vào vị trí của cơ quan thụ cảm
của tác nhân kích thích không điều kiện
1. Phản xạ có điều kiện với tác nhân kích 1. Phản xạ có điều kiện ăn uống 1. Phản xạ có điều kiện với thụ quan ngoài
thích dưới ngưỡng
2. Phản xạ có điều kiện dấu vết 2. Phản xạ có điều kiện tự vệ 2. Phản xạ có điều kiện với thụ quan trong
3. Phản xạ có điều kiện với tác nhân kích 3. Phản xạ có điều kiện định hướng
thích thời gian
4. Phản xạ có điều kiện do tác nhân kích
thích dược lý
5. Phản xạ có điều kiện cấp cao

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

178 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

11.2. Ức chế phản xạ có điều kiện ở trẻ em


11.2.1. Khái niệm “ức chế “
Tế bào thần kinh chỉ có hai trạng thái hoạt động. Đó là trạng thái
hưng phấn và trạng thái ức chế. Khi tế bào thần kinh đang ở trong trạng
thái hưng phấn thì nó tích cực đáp ứng với các tác nhân kích thích. Còn
khi tế bào thần kinh đang ở trong trạng thái ức chế thì nó không hoặc
giảm khả năng đáp ứng với các tác nhân kích thích. Theo Pavlov, ức chế
không phải là trạng thái thụ động của các tế bào thần kinh mà là một mặt
hoạt động của chúng và ức chế cũng không phải là trạng thái nghỉ ngơi
hay mệt mỏi của tế bào thần kinh. Trong cuộc sống hằng ngày, có những
lúc con người đã phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để cố gắng ức chế
một hành vi, một biểu hiện cảm xúc nào đó. Việc đó còn khó khăn hơn
nhiều so với việc được thực hiện các hành vi đó, các cảm xúc đó. Mặc dù
biểu hiện bên ngoài của ức chế đối lập với hưng phấn, nhưng ức chế cũng
là một quá trình tích cực trong hoạt động của hệ thần kinh. Quá trình
hưng phấn có tác dụng gây ra phản xạ hoặc làm tăng cường phản xạ và
quá trình ức chế có tác dụng làm tắt hoặc kìm hãm phản xạ. Hoạt động
bình thường của vỏ não được thực hiện nhờ sự tác động qua lại giữa
hưng phấn và ức chế. Hai quá trình đó luôn song song tồn tại, không lúc
nào tách rời nhau và liên quan mật thiết với nhau trong hoạt động thần
kinh nói chung và hoạt động của vỏ não nói riêng. Bởi vậy, quá trình ức
chế cũng là một mặt rất quan trọng của hoạt động thần kinh.
Dựa vào điều kiện sản sinh ra ức chế trong vỏ não, Pavlov đã chia ức
chế thành hai loại là ức chế không điều kiện (ức chế ngoài) và ức chế có
điều kiện (ức chế trong). Trong ức chế không điều kiện có ức chế ngoại
lai và ức chế vượt hạn. Trong ức chế có điều kiện có ức chế tắt dần, ức chế
chậm, ức chế phân biệt và ức chế có điều kiện.
11.2.2. Ức chế ngoài ở trẻ em
Ức chế ngoài là loại ức chế mà nguyên nhân gây ra ức chế nằm ngoài
cung phản xạ bị ức chế và thường liên quan với sự xuất hiện một tiêu
điểm hưng phấn mới, một phản xạ mới. Ức chế ngoài có tính chất bẩm
sinh, đặc trưng cho tất cả các bộ phận của hệ thần kinh trung ương và
xuất hiện không cần có bất kỳ sự luyện tập nào trước. Ức chế ngoài được
chia làm hai loại là ức chế ngoại lai và ức chế vượt hạn.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 179

11.2.2.1. Ức chế ngoại lai


Ức chế ngoại lai là loại ức chế chỉ xuất hiện khi có một tác nhân mới
lạ tác động cùng một lúc với tác nhân gây phản xạ có điều kiện, làm cho
phản xạ yếu đi hoặc mất hẳn. Ví dụ, dạy cho trẻ em hát một bài hát nào
đó. Khi trẻ đang hát, có một tác nhân lạ xuất hiện, chẳng hạn như một
người bán kem, một con chim bay vào lớp hay tiếng rao của người bán
quà vặt thì trẻ sẽ ngừng ngay, không hát nữa.
Sở dĩ có ức chế ngoại lai là do khi có các tác nhân mới, lạ sẽ làm xuất
hiện những quá trình hưng phấn mới trên vỏ não của trẻ. Theo quy luật
cảm ứng trong hoạt động thần kinh, thì khi một quá trình hưng phấn đủ
mạnh xuất hiện trên vỏ não sẽ làm cho một số trung khu khác bị ức chế.
Trong cuộc sống của con người có thể thấy ức chế ngoại lai trong nhiều
trường hợp. Chẳng hạn trong các cuộc thi kể chuyện, thi múa, thi hát, thi
thể thao, những điểm mới lạ về địa điểm, về ban giám khảo, về sân bãi,
trọng tài, cổ động viên… nhiều khi có tác dụng như một cái “phanh” làm
ảnh hưởng tới thành tích thi đấu. Do đó mới có tâm lý “lợi thế sân nhà”.
Ức chế ngoại lai chỉ xuất hiện khi tác nhân ngoại lai còn mang tính chất
mới lạ. Khi tác nhân ngoại lai tác động nhiều lần sẽ không còn gây được
ức chế nữa, cho nên ức chế sẽ tắt dần hoặc biểu hiện không rõ nét. Những
phản xạ có điều kiện mạnh hoặc bền vững thường ít chịu ảnh hưởng của
ức chế ngoại lai hơn so với các phản xạ yếu hoặc không bền vững. Mức độ
thể hiện của ức chế ngoại lai còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và trạng
thái tâm lý của cơ thể, cũng như còn phụ thuộc vào kiểu hình thần kinh.

11.2.2.2. Ức chế vượt hạn


Ức chế vượt hạn là loại ức chế chỉ xuất hiện khi tác nhân kích thích
vượt quá giới hạn về cường độ, hoặc về thời gian tác động, hoặc về tần
số tác động của tác nhân kích thích. Nói một cách khác, ức chế vượt hạn
xuất hiện khi tác nhân kích thích hoặc quá mạnh, hoặc quá dồn dập hoặc
thời gian tác động quá kéo dài. Đối với các nơron luôn luôn tồn tại một
giới hạn về cường độ hưng phấn dưới tác động của tác nhân kích thích
có cường độ giới hạn. Nếu kích thích vượt quá giới hạn thì hưng phấn sẽ
chuyển thành ức chế. Ở trẻ em mầm non, giới hạn này còn rất thấp nên
trẻ không thể chịu đựng nổi khi tác nhân kích thích có cường độ mạnh,

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

180 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

hoặc khi kích thích dồn dập, hoặc khi thời gian tác động của tác nhân kích
thích kéo dài. Vì vậy, ức chế vượt hạn là quá trình thần kinh có tính chất
bảo vệ nơron, giúp cho nơron của trẻ khi mệt mỏi sẽ chuyển sang ức chế
nên chúng được nghỉ ngơi để phục hồi.

11.2.3. Ức chế trong


Ức chế trong là loại ức chế mà nguyên nhân gây ra ức chế nằm ngay
trong cung phản xạ bị ức chế. Ức chế trong có tính chất tập nhiễm, được
hình thành và phát triển trong quá trình sống của cá thể. Ức chế trong đặc
trưng cho hoạt động của vỏ não nên nếu vỏ não bị tổn thương thì sẽ ảnh
hưởng tới ức chế trong. Ức chế trong chỉ xuất hiện trong những điều kiện
nhất định và thường xuất hiện khi điều kiện hình thành phản xạ có điều
kiện bị phá vỡ. Bất kỳ đường liên hệ thần kinh tạm thời nào nếu không
được củng cố thì đều bị phá vỡ. Tùy thuộc vào các cách không củng cố
phản xạ có điều kiện mà người ta chia thành bốn loại ức chế trong là ức
chế tắt dần, ức chế chậm, ức chế phân biệt và ức chế có điều kiện.

11.2.3.1. Ức chế tắt dần


Nếu phản xạ có điều kiện đã được thành lập rồi sau đó không được
củng cố tiếp thì phản xạ sẽ yếu dần và cuối cùng là không còn xuất hiện
nữa. Ví dụ: thành lập ở chó phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với sự tác
động của tiếng máy gõ nhịp. Sau khi phản xạ có điều kiện đã được thành
lập, mỗi lần cho tiếng máy gõ nhịp tác động, chó sẽ tiết 10 giọt nước bọt.
Sau đó nếu cho tiếng máy gõ nhịp tác động mà không cho chó ăn thì
cường độ phản xạ sẽ giảm dần thể hiện ở số giọt nước bọt giảm dần và
cuối cùng là chó không tiết nước bọt nữa (bảng 13.3.).
Bảng 11.3. Số giọt nước bọt bị giảm dần khi không củng cố phản xạ

Thời điểm 10h08 10h10 10h12 10h14 10h17 10h20 10h25 10h27 10h28
Số giọt nước bọt 10 7 6 5 4 3 1 0 0

Tốc độ tắt dần của phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như tần số lặp lại của tác nhân có điều kiện mà không được củng cố, mức
độ bền vững của phản xạ có điều kiện và kiểu thần kinh của cá thể. Tần số
lặp lại của tác nhân có điều kiện mà không được củng cố càng lớn thì phản
xạ càng chóng bị dập tắt. Phản xạ càng bền vững thì càng khó bị dập tắt.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 181

Tốc độ phục hồi của phản xạ có điều kiện sau khi đã tắt phụ thuộc
vào mức độ, độ sâu của quá trình dập tắt, phụ thuộc vào nhịp độ lặp lại
của quá trình dập tắt, vào tính chất của phản xạ, vào kiểu hình thần kinh.
Như vậy, ức chế tắt dần là một quá trình thần kinh giúp cho cơ thể động
vật và người quên đi những phản xạ cũ đã lỗi thời và không còn cần thiết
nữa, tạo điều kiện cho cơ chể hình thành được những phản xạ thích nghi
hơn với các điều kiện sống mới. Do đó, ức chế tắt dần làm cho cơ thể tiết
kiệm được năng lượng.

11.2.3.2. Ức chế chậm (ức chế trì hoãn)


Ức chế chậm là loại ức chế xuất hiện khi khoảng cách thời gian giữa
tác nhân kích thích có điều kiện và tác nhân kích thích củng cố bị kéo dài.
Vì khoảng thời gian giữa hai kích thích bị kéo dài ra nên trong lúc chưa
được củng cố, tác nhân kích thích có điều kiện đã gây ra quá trình ức chế.
Bình thường, khi cho tác nhân kích thích có điều kiện tác động chỉ sau
1 - 3 giây là phản xạ xảy ra. Nhưng nếu khi thành lập phản xạ có điều
kiện, sau khi tác nhân kích thích có điều kiện tác động tương đối lâu (vài
chục giây hay vài phút) mới củng cố thì phản xạ chậm xảy ra. Ví dụ: trong
những ngày đầu mới nhập học, trẻ thường trả lời ngay khi cô giáo đặt câu
hỏi. Nhưng sau một thời gian uốn nắn, khi cô giáo đặt câu hỏi, muốn trả
lời, trẻ phải giơ tay chờ cô giáo gọi. Thời gian giơ tay để chờ được cô gọi
là thời gian ức chế chậm phát huy tác dụng.
Ức chế chậm có vai trò rất quan trọng. Nó làm cho phản xạ xảy ra
đúng lúc, đúng chỗ, giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao, tiết kiệm năng
lượng và giúp cho cơ thể dễ thích nghi. Ức chế chậm là cơ sở sinh lý của
tính kiên trì, bình tĩnh, của sự kiềm chế, tạo điều kiện cho trẻ em định
hướng tốt trong môi trường, chọn thời điểm, vị trí và cách thức hoạt động
đạt hiệu quả cao.

11.2.3.3. Ức chế phân biệt


Trong cuộc sống, con người đã tiến hành phân biệt rất nhiều kích thích
giống nhau làm cho phản xạ chỉ xuất hiện khi có kích thích nhất định mà
không xuất hiện khi có những kích thích tương tự như vậy. Cơ sở của hiện
tượng này chính là ức chế phân biệt. Ức chế phân biệt là loại ức chế làm

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

182 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

mất phản xạ với các tác nhân gần giống với tác nhân có điều kiện, giúp cơ
thể phân biệt được các kích thích cùng thể loại gần giống với nhau.
Ví dụ, thành lập ở chó phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với tiếng
máy gõ nhịp có tần số 100 lần/phút. Khi phản xạ đã được thành lập, lúc
đầu tiếng máy gõ nhịp có tần số 80 lần/phút hay 120 lần/phút cũng đều
gây ra phản xạ. Dần dần chó chỉ có phản xạ với nhịp 100 lần/phút. Ức chế
phân biệt của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất của kích
thích, đặc điểm phát triển và hoàn thiện của vỏ não, của hoạt động thần
kinh cấp cao, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và trạng thái tâm lý.
Ức chế phân biệt rất quan trọng đối với sự tồn tại, thích nghi và phát
triển của cơ thể. Nó làm cho cơ thể phản ứng một cách chính xác với các
tác nhân kích thích. Ức chế phân biệt là cơ sở sinh lý học của sự so sánh
nên rất quan trọng trong quá trình nhận thức của trẻ em.

11.2.3.4. Ức chế có điều kiện


Một tác nhân kích thích vô quan nào đó tác động cùng lúc với một
phản xạ có điều kiện sẽ trở thành tác nhân kích thích có điều kiện. Nếu cho
tác nhân kích thích có điều kiện đó kết hợp với một kích thích vô quan khác
mà không được củng cố, sau một số lần, tổ hợp kích thích đó sẽ làm xuất
hiện quá trình ức chế có điều kiện. Ví dụ: sau khi thành lập phản xạ có điều
kiện với tiếng máy gõ nhịp, cứ mỗi lần cho tiếng máy gõ nhịp tác động lại
áp miếng đồng lạnh vào da chó mà không cho chó ăn thì phản xạ tiết nước
bọt sẽ giảm dần và cuối cùng là mất hẳn. Trong trường hợp này, phản xạ
có điều kiện tiết nước bọt mất nhanh hơn so với trường hợp ức chế tắt dần.
Ức chế có điều kiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tác nhân dương tính càng
yếu, tác nhân ức chế càng mạnh thì càng dễ thành lập ức chế có điều kiện.
Tác nhân ức chế tác động trước dễ gây ức chế có điều kiện hơn. Tốc độ hình
thành ức chế có điều kiện phụ thuộc vào kiểu hình thần kinh.

11.2.4. Sự liên quan giữa các ức chế


Trong thực tế, các loại ức chế ít khi tồn tại riêng rẽ, mà thường tồn
tại song song trong vỏ não và tác động qua lại lẫn nhau. Một quá trình
ức chế này có thể làm tăng hoặc làm giảm một quá trình ức chế khác. Khi
một quá trình ức chế này làm tăng một quá trình ức chế khác thì gọi là

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 183

hiện tượng cộng ức chế. Còn khi một quá trình ức chế này làm giảm hoặc
làm mất đi một quá trình ức chế khác thì gọi là hiện tượng giải thoát ức
chế (hay tan ức chế).

11.3. Giấc ngủ của trẻ em


11.3.1. Khái niệm “giấc ngủ”
Là trạng thái sinh lý không có ý thức và có thể thức tỉnh trở lại do
kích thích cảm giác hoặc do kích thích khác. Người đang ngủ không biết
là mình đang tồn tại, đang sống, không biết mình đang nhận thông tin
từ môi trường ngoài nên không có nhận thức về môi trường xung quanh,
người ngủ thường không suy nghĩ.

11.3.2. Phân loại giấc ngủ


Người ta thường chia hai loại giấc ngủ là: (1) loại sóng chậm, và
(2) loại REM, còn gọi là nghịch thường hay khử đồng bộ. Hai loại này kế
tiếp thay thế nhau trong một giấc ngủ thông thường, một đêm chừng 7 giờ.
- Loại giấc ngủ sóng chậm: có thể làm thí nghiệm loại giấc ngủ này
bằng cách cố thức liền chừng 24 giờ rồi đi ngủ. Giờ đầu sau khi vào
giường thì ngủ rất say và ngon lành yên tĩnh. Giấc ngủ đó rất yên và giảm
các chức năng thực vật: giảm nhịp tim, nhịp thở, giảm huyết áp do giảm
trương lực ngoại vi, giảm nhiệt độ thân thể do giảm chuyển hoá cơ sở.
Gọi là giấc ngủ sóng chậm vì lúc này các sóng điện não đồng bộ hoá
thành kiểu sóng biên độ cao, tần số thấp tức là chậm. Cũng còn gọi là
giấc ngủ không có mộng, nhưng thực ra trong giấc ngủ sóng chậm vẫn
có mộng, chỉ có điều mộng trong lúc sóng chậm thì thường khi tỉnh dậy
là quên hết, còn mộng trong giấc ngủ REM thì tỉnh dậy còn nhớ. Như thế
có nghĩa là mộng trong giấc ngủ sóng chậm không được củng cố vào kho
nhớ (Reinoso Suarez, 1999).
- Loại giấc ngủ REM (ngủ nghịch thường, khử đồng bộ): Giấc ngủ
REM là giấc ngủ bình thường, trong lúc đó mắt có cử động nhanh tuy
vẫn nhắm. Thuật ngữ REM gồm mẫu tự đầu của rapid eyes movements
nghĩa là cử động nhanh của mắt. Đây là một loại giấc ngủ rất sinh lý bình
thường và không thể thiếu trong mọi đêm ngủ yên tĩnh. Suốt đời như
vậy. Trong giấc ngủ này não đang hoạt động nhưng không có ý thức.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

184 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Trong một đêm ngủ bình thường chừng 7 giờ, có những đợt ngủ
REM, mỗi đợt dài từ 5 đến 30 phút, và cứ độ 90 phút lại xuất hiện một đợt
ngủ REM mới. Khi rất mệt rất buồn ngủ thì giấc REM ngắn hoặc không
có. Khi ngủ yên tĩnh, ngủ nhẹ nhàng thì các giấc REM kéo dài.

11.3.3. Bản chất của giấc ngủ


Có nhiều thuyết khác nhau giải thích bản chất của giấc ngủ, có thể kể
đến ở đây một số thuyết sau:

11.3.3.1. Thuyết thụ động và thuyết tích cực


Theo thuyết thụ động, trước đây người ta cho rằng ngủ chỉ là do mệt
mỏi, ngừng hoạt động các vùng hưng phấn ở phần trên của thân não
thường gọi là hệ lưới hoạt hoá.
Thuyết tích cực của giấc ngủ do các thực nghiệm xây dựng nên, cho ta
thấy có một quá trình tích cực tại các phần của não gây ra ngủ. Có những
trung tâm ở dưới phần giữa của cầu não có tác dụng chủ động gây ức chế
các phần khác của não.

11.3.3.2. Thuyết về những trung tâm nơron bài tiết của serotonin và các chất gây ngủ khác
Não có những vùng đặc hiệu mà nếu kích thích thì tạo nên giấc ngủ
rất gần giống giấc ngủ tự nhiên, thí dụ: (1) nhân raphe; (2) nhân của
tractus solitarius; và (3) gian não, như dưới đây.
- Nhân raphe ở hành não và ở nửa dưới của cầu não, kích thích thì
tạo giấc ngủ hầu như tự nhiên. Các sợi thần kinh từ nhân đó tỏa rộng
khắp ra cấu trúc lưới và cũng tỏa lên vỏ não mới, đồi thị, dưới đồi và
phần lớn các vùng của hệ viền. Các sợi đi xuống tuỷ sống kết thúc ở sừng
sau, ở đó chúng ức chế các tín hiệu đau. Nhiều đầu tận cùng của các sợi
xuất phát từ nhân raphe, là loại tiết serotonin. Dùng thuốc ức chế sự tạo
ra serotonin thì con vật không ngủ trong những ngày tiếp theo.
Trung tâm của giấc ngủ sóng chậm nằm ở vùng giữa của hành não,
có chứa các nhân raphe với chất truyền đạt thần kinh là serotonin.
- Nhân của tractus solitarius có một vài vùng mà nếu kích thích thì gây
ngủ. Có lẽ tác dụng này là gián tiếp, thông qua nhân raphe và hệ serotonin.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 185

- Nhiều vùng của gian não cũng gây ngủ khi bị kích thích, đó là: (1)
phần gần phía mỏ (rostral, tức phía trước) của vùng dưới đồi, chủ yếu là
ở vùng trên chéo thị; và (2) có lúc có vùng ở đồi thị.
Có thể có chất truyền đạt khác gây ngủ. Nếu con vật bị giữ không
cho ngủ nhiều ngày thì dịch não tuỷ, máu và nước tiểu của nó chứa một
chất hoặc một số chất mà tiêm vào não thất con vật khác thì làm cho
con này ngủ. Trong số đó có peptid muramyl mà chỉ tiêm vài microgam
vào não thất ba thì sau vài phút con vật ngủ liền hàng giờ. Lại có một
nonapeptid (peptid chín gốc acid amin) chiết xuất được từ máu con vật
đang ngủ và có tác dụng gây ngủ con vật khác. Kết luận phần này là có
lẽ trạng thái thức tỉnh lâu làm tích tụ một chất gây ngủ, chất này tích luỹ
trong thân não hoặc dịch não tuỷ, làm cho ngủ.

11.3.4. Tổn thương các vùng trung tâm gây ngủ


Tổn thương khu trú ở nhân raphe làm con vật thức tỉnh lâu và cao
độ. Phía hai bên phần trên chéo của phần trước vùng dưới đồi cũng có
tác dụng như vậy. Người ta cho rằng như vậy các nhân lưới hoạt hoá của
não giữa và của cầu não (phần trên) đã được giải phóng khỏi sự ức chế.
Mất ngủ như vậy có thể kiệt sức mà chết.

11.3.5. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em
Giấc ngủ có hai loại tác dụng sinh lý chủ yếu, một là lên chính hệ
thần kinh, hai là lên phần cơ thể còn lại.
- Tác dụng lên hệ thần kinh là quan trọng hơn hẳn: Thức lâu thường
bị giảm chức năng tâm trí, thậm chí có hành vi bất thường. Mất ngủ kéo
dài thì uể oải lờ đờ, tư duy chậm chạp bẳn gắt, thậm chí nếu mất ngủ quá
kéo dài thì có rối loạn tâm thần.
Do đó có thể nghĩ rằng ngủ giúp cho một là phục hồi mức hoạt động
thần kinh tâm thần bình thường, và hai là phục hồi cân bằng giữa các
phần của hệ thần kinh trung ương. Có người so sánh tác dụng đó như
việc chuẩn định lại mức số không (zeroing) hay gọi là chuẩn lại đường cơ
sở của một máy tính điện tử sau thời gian vận hành liên tục. Có thể cho
rằng mất ngủ lâu dài cũng giống như máy tính điện tử chạy liên tục quá
lâu không nghỉ: có những vùng của não quá mệt mỏi nên không cân bằng
với các trung tâm nơron khác.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

186 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Cơ chế cụ thể của các tác dụng giấc ngủ thì chưa chứng minh được,
chỉ có thể giả định rằng giá trị chủ yếu của giấc ngủ là phục hồi lại cân
bằng tự nhiên giữa các trung tâm nơron.
- Tác dụng giấc ngủ đối với các chức năng phần thân thể ở ngoại vi:
Chu kỳ luân phiên ngủ và thức tỉnh có tác dụng sinh lý có mức độ đối với
phần thân thể ở ngoại vi. Lúc thức tỉnh, tăng hưng phấn giao cảm làm
tăng tần số xung tới cơ, tăng trương lực cơ. Lúc ngủ, hoạt tính phó giao
cảm tăng cao hơn, nên huyết áp giảm, mạch chậm, giãn mạch da, đôi khi
có tăng hoạt động dạ dày ruột, cơ xương thư giãn, chuyển hoá cơ sở giảm
từ 10 đến 30 %.
- Nhu cầu ngủ và tác dụng sinh lý của ngủ đối với toàn thân thể:
Trẻ nhỏ đang sức lớn cần giấc ngủ dài; càng tăng tuổi cho đến già, giấc
ngủ càng ngắn. Các trại hè, trại nghỉ mát trẻ em thường cần có thời gian
biểu săn sóc giấc ngủ (cả ngủ trưa), trẻ mới tăng cân tốt. Với các trường
hợp khôi phục sức khỏe như ốm dậy, người sau đợt lao động chân tay
nặng nhọc, khi lo nghĩ căng thẳng, học trò học thi, v.v... giấc ngủ đều có
tác dụng khôi phục sức khỏe. Có thời, có trường phái hồi phục sức khỏe
chuẩn bị mổ bằng một đợt cho ngủ nhiều, gọi là liệu pháp ngủ.
Nhịp điệu thức/ ngủ được hình thành trong quá trình phát triển loài,
cá thể và có tính ổn định, nó cũng phù hợp với nhịp điệu ngày/đêm. Trẻ
càng lớn thì nhu cầu về thời gian ngủ càng giảm.
Bảng 11.4. Thời gian ngủ của trẻ em

Tuổi Thời gian ngủ của trẻ em (giờ/ ngày)


Sơ sinh 21
3 tháng 19
6 tháng 14
12 tháng 13
4 tuổi 12
7 tuổi 11
10 tuổi 10
14 tuổi 9
17 tuổi 8

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 187

11. 4. Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao

11.4.1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế


Đây là quy luật có tính chất chung cho hoạt động thần kinh. Bất cứ
một kích thích nào khi đã gây nên một điểm hưng phấn trên vỏ não mà
kéo dài thì sớm hay muộn hưng phấn sẽ chuyển thành ức chế rồi dẫn đến
trạng thái buồn ngủ và đến giấc ngủ. Nếu kích thích có ý nghĩa sinh tồn
lớn hoặc được tác động đồng thời, phối hợp với nhiều loại kích thích khác
thì quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra chậm hơn.
Còn nếu kích thích ít có ý nghĩa sinh tồn hoặc tác động đơn độc thì quá
trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra nhanh chóng, đột
ngột. Dù quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế chậm hay nhanh
cũng đều trải qua các giai đoạn chuyển tiếp. Các giai đoạn này có thể
quan sát được trong quá trình chuyển từ thức sang ngủ: 4 giai đoạn của
giấc ngủ. Trong những giai đoạn này, quy luật tương quan cường độ bị vi
phạm, thậm chí bị đảo lộn.
- Giai đoạn san bằng: Ở giai đoạn này, tất cả các kích thích dù mạnh
hay yếu đều đem lại một cường độ phản xạ như nhau ở mức độ thấp,
hoặc trung bình, hoặc cao.
- Giai đoạn trái ngược: Ở giai đoạn này, kích thích mạnh gây ra phản
xạ yếu; trái lại, kích thích yếu lại gây phản xạ mạnh.
- Giai đoạn cực kỳ trái ngược: Ở giai đoạn này, kích thích dương tính gây
ra phản ứng âm tính và kích thích âm tính lại gây ra phản ứng dương tính.
- Sau đó là trạng thái ức chế hoàn toàn: trong đó mọi tác nhân kích
thích có điều kiện đều không gây được phản ứng, cơ thể hoàn toàn ngủ say.
Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế có tác dụng bảo vệ rất
lớn đối với các tổ chức thần kinh của vỏ não nói riêng và đối với toàn bộ
cơ thể nói chung.

11.4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung


Hưng phấn và ức chế có thể được coi như đơn vị tạm thời và đơn
giản nhất trong hoạt động thần kinh. Quá trình hưng phấn hoặc ức chế
khi đã xuất hiện ở một điểm nào đó trên vỏ não thì không ở nguyên một

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

188 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

chỗ cố định mà có xu hướng lan tỏa, từ điểm phát sinh lan dần dần sang
những phần xung quanh và đến một phạm vi nào đó rồi lại đi ngược trở
lại, tập trung dần về điểm phát sinh.
Phạm vi và tốc độ lan tỏa, tập trung của hưng phấn và ức chế tùy
thuộc vào nhiều yếu tố:
- Cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế. Các quá trình hưng
phấn và ức chế mạnh thường có phạm vi lan tỏa rộng và tốc độ lan tỏa và
tập trung nhanh hơn so với các quá trình hưng phấn và ức chế yếu.
- Trạng thái nơron của vỏ não và trạng thái cơ thể, kiểu hình thần
kinh cũng ảnh hưởng đến quá trình lan tỏa và tập trung của hưng phấn
và ức chế.
Hiện tượng lan tỏa và tập trung của hưng phấn và ức chế có cả ở các
phần dưới vỏ và vỏ não, nhưng ở vỏ não thì được biểu hiện rõ hơn. Khi
phản xạ có điều kiện mới được thành lập, động vật có thể trả lời với tất cả
các tác nhân kích thích cùng loại với tác nhân dương tính. Đó là sự lan tỏa
của hưng phấn. Khi hình thành ức chế phân biệt, động vật chỉ phản ứng
với tác nhân dương tính. Đó là sự tập trung của hưng phấn.
Thường thì tốc độ lan tỏa của hưng phấn và ức chế nhanh hơn tốc
độ tập trung.

11.4.3. Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích với cường độ phản xạ
Quy luật này chung cho cả hai dạng hoạt động thần kinh cấp thấp
và hoạt động thần kinh cấp cao. Đối với hoạt động thần kinh cấp cao thì
trong phản xạ có điều kiện, khi cường độ tác nhân kích thích tăng thì
cường độ phản xạ cũng tăng, tức là kích thích càng mạnh thì phản xạ
càng mạnh. Trong trạng thái bình thường của vỏ não, kích thích mạnh
gây phản xạ mạnh, kích thích yếu gây phản xạ yếu. Quy luật này chỉ có
tính chất tương đối. Nếu kích thích quá yếu, dưới ngưỡng, dù kích thích
có tăng lên nhưng vẫn còn dưới ngưỡng thì vẫn không có một phản ứng
nào cả, và tất nhiên là không có sự tăng cùng chiều về cường độ của phản
xạ và cường độ của tác nhân kích thích. Còn nếu kích thích quá mạnh,
vượt giới hạn thì kích thích càng tăng, cường độ của phản xạ sẽ càng
giảm vì xuất hiện ức chế vượt hạn về cường độ.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 189

Khi tế bào vỏ não đang ở trong trạng thái chuyển từ hưng phấn sang
ức chế hoặc đang chuyển từ ức chế sang hưng phấn thì quy luật tương
quan cường độ bị vi phạm, thậm chí bị đảo lộn.
Riêng đối với con người, việc áp dụng quy luật này phải rất thận
trọng vì hầu hết phản xạ ở người đều có liên quan ít nhiều với ngôn ngữ
nên cường độ của phản ứng phụ thuộc vào cường độ của tác nhân kích
thích có tính chất rất tương đối, bởi vì trong vai trò tác động của ngôn
ngữ đối với con người thì nội dung của ngôn ngữ có ý nghĩa hơn nhiều
so với cường độ vật lý của chúng.

11.4.4. Quy luật cảm ứng qua lại


Một quá trình thần kinh gây ra một quá trình thần kinh đối lập ở
xung quanh mình hay nối tiếp mình được gọi là hiện tượng cảm ứng. Khi
có một tiêu điểm hưng phấn mạnh gây ra phản xạ có cường độ mạnh thì
các trung khu khác ở xung quanh thường bị ức chế. Hoặc khi có một quá
trình ức chế khá mạnh lại gây ra hưng phấn ở các điểm xung quanh. Đó
là hiện tượng cảm ứng đồng thời, hay còn gọi là cảm ứng không gian.
Cũng có thể hiện tượng cảm ứng chỉ xảy ra ở một trung khu khi
hưng phấn gây ra quá trình ức chế tiếp theo hoặc ngược lại. Đó là hiện
tượng cảm ứng nối tiếp, hay còn gọi là cảm ứng thời gian.
Khi quá trình hưng phấn gây ra quá trình ức chế được gọi là cảm
ứng âm tính; còn khi ức chế gây ra hưng phấn thì được gọi là cảm ứng
dương tính.
- Hiện tượng cảm ứng chỉ xảy ra khi quá trình hưng phấn hoặc ức
chế rất tập trung.
- Hiện tượng cảm ứng xảy ra giữa các quá trình thần kinh làm ngăn
cản sự lan tỏa của hưng phấn hay ức chế trên vỏ não.
- Hiện tượng cảm ứng không đòi hỏi sự luyện tập nào mà có thể biểu
hiện ngay tức khắc miễn là ở vỏ não có các cứ điểm tập trung của hưng
phấn hay ức chế.
Vì một điều kiện nào đó làm cho quá trình thần kinh mất tập trung
thì hiện tượng cảm ứng sẽ biến mất.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

190 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

11.4.5. Quy luật về tính hệ thống trong hoạt động thần kinh cấp cao
Trong thực tế, kích thích không tồn tại một cách riêng rẽ, mà chúng
tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp. Mỗi sự vật, sự
việc là một tổ hợp đồng thời của nhiều kích thích. Vì vậy, muốn phản ánh
trọn vẹn sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, các trung khu thần
kinh trên vỏ não không thể làm việc một cách riêng rẽ để tiếp nhận và
phân tích từng kích thích một mà phải phối hợp nhiều trung khu cùng
hoạt động để tập hợp các loại kích thích riêng rẽ thành nhóm, thành bộ
hoàn chỉnh. Hoạt động tổng hợp của vỏ não để tập hợp những kích thích
hay những phản ứng riêng rẽ thành nhóm, bộ hoàn chỉnh gọi là hoạt
động theo hệ thống của vỏ não.
Một biểu hiện rất quan trọng của quy luật này là định hình động lực.
Định hình là một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại
theo một trình tự nhất định và theo một khoảng thời gian nhất định trong
cả một thời gian dài. Sau đó chỉ cần một kích thích ban đầu là toàn bộ
chuỗi phản xạ xảy ra kế tiếp nhau.
Ví dụ, khi tập bắn, mọi người đều phải thực hiện một chuỗi các động
tác theo một trình tự nhất định là: giương súng - tì vai - áp má - lấy đường
ngắm cơ bản - nín thở - bóp cò. Sau khi đã tập thành thạo, khi đi săn, nhìn
thấy con mồi là người đi săn chỉ cần giương súng lên và tất cả các động
tác sau liên tiếp diễn ra theo đúng trình tự như trên. Sở dĩ như vậy là vì
vỏ não đã tập hợp các kích thích thành một hệ thống hoàn chỉnh theo một
trình tự nhất định.
Tuy nhiên, điều kiện sống không phải là hằng định mà luôn biến đổi
làm cho chuỗi phản xạ trong định hình cũng thay đổi cho phù hợp. Bởi
vậy, người ta gọi nó là định hình động lực, hay gọi tắt là động hình. Ví dụ,
khi đi săn, tùy theo địa hình là rừng cây hay ruộng nước mà người đi săn
có thể tì súng lên chạc cây hay mô đất mà bắn.
Động hình là cơ sở sinh lý của việc hình thành thói quen, kỹ năng, kỹ
xảo trong hoạt động và lao động. Thay đổi định hình là thay đổi trình tự,
thay đổi những quan hệ không gian và thời gian trong hoạt động của các
trung khu ở vỏ não, tạo ra những quan hệ mới, tức là bắt buộc các tế bào

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 191

vỏ não phải thay đổi hoạt động. Vì vậy, thay đổi định hình gây mệt nhọc,
làm căng thẳng thần kinh. Bởi vậy, khi không cần thiết, không nên thay
đổi định hình. Tuy nhiên, điều kiện sống của động vật và người lại luôn
luôn biến động và đa dạng nên sự thay đổi định hình là cần thiết. Hơn
nữa, nếu tính ổn định của định hình quá mức sẽ làm ngăn trở sự thích
nghi của cơ thể với môi trường, cản trở sự tiến hoá của sinh vật. Muốn
định hình linh hoạt phải có chế độ luyện tập chu đáo. Động hình đã được
áp dụng nhiều trong chăn nuôi và trong đời sống của con người.

11.5. Các hệ thống tín hiệu

11.5.1. Khái niệm


Hệ thống tín hiệu là mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường được thực
hiện qua sự tác động của các tín hiệu vào các thụ quan rồi từ đó truyền
vào bán cầu đại não.

11.5.2. Hệ thống tín hiệu thứ nhất


Một tác nhân kích thích nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích
khác để gây ra một phản ứng nào đó của cơ thể được gọi là tín hiệu. Tất cả
những sự vật, những hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng
được gọi là tín hiệu thứ nhất. Ví dụ, các tín hiệu giao thông: đèn đỏ là tín hiệu
của chướng ngại vật, đèn xanh là tín hiệu của sự thông đường,… Tiếng trống
trường buổi sáng là tín hiệu của giờ học được bắt đầu. Nhiệt độ cơ thể tăng
là tín hiệu của cơ thể bị sốt. Mây đen vần vũ trên trời là tín hiệu của một cơn
mưa. Những tín hiệu đó cùng các dấu vết của chúng ở vỏ não, hợp thành hệ
thống tín hiệu thứ nhất. Ví dụ, hình ảnh của một sự vật như hình ảnh một
quả cam, một con chim bồ câu, một cơn bão, hay một bức tranh v.v...

11.5.3. Hệ thống tín hiệu thứ hai


Ngoài hoạt động thần kinh cấp cao giống như ở động vật, ở người
còn có dạng hoạt động đặc biệt của vỏ não được xây dựng trong quá trình
lao động và biểu hiện bằng hệ thống tín hiệu thứ hai.
Hệ thống tín hiệu thứ hai gồm có những kích thích là lời nói và chữ
viết cùng hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não
do loại kích thích này gây nên.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

192 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

11.5.3.1. Bản chất của hệ thống tín hiệu thứ hai
Hệ thống tín hiệu thứ hai là những tín hiệu của tín hiệu thứ nhất và
nó phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khái quát. Vì thế, hệ thống tín
hiệu thứ hai cũng là:
- Một loại tác nhân kích thích có điều kiện tương đương với mọi tác
nhân kích thích có điều kiện khác. Ví dụ, có thể thành lập phản xạ có điều
kiện với tiếng chuông hoặc từ (chữ, lời) “chuông”. Nếu một người đã
được ăn các món ăn nào đó và biết tên gọi của chúng thì có khi chỉ nhắc
đến tên của món ăn đó là đã tiết nước bọt.
- Một loại tác nhân kích thích đặc biệt đặc trưng ở người. Động vật
cũng có thể có những phản ứng khi nghe tiếng nói của con người nhưng
tác dụng của tiếng nói đối với động vật chỉ đơn thuần là tác dụng âm
thanh với các đặc điểm và tính chất vật lý của nó. Còn ở người, tiếng nói,
chữ viết có ý nghĩa chủ yếu nhờ nội dung chứa đựng trong đó.
- Ngôn ngữ là tín hiệu loại hai, “tín hiệu của tín hiệu”, báo hiệu gián
tiếp sự vật. Ta có thể thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với
tiếng chuông reo, rồi sau đó lại hình thành phản xạ với lời nói “chuông”
hay chữ “chuông”. Ở đây, tiếng chuông là tín hiệu của thức ăn còn từ
“chuông” lại là tín hiệu của tiếng chuông reo. Do đó, từ “chuông” là tín
hiệu của tín hiệu: tín hiệu thứ hai.

11.5.3.2. Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai
a. Hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng khái quát sự vật
Từ những sự vật, hiện tượng cụ thể, hoạt động của hệ thống tín hiệu
thứ hai khái quát chúng thành những khái niệm chung. Ví dụ, từ “động
vật” biểu thị cho các sinh vật cử động được, kể từ con giun, con sâu, cho
đến con chim, con hổ. Từ “thực vật” biểu thị cho mọi loài thực vật, dù
là cây cỏ, cây bèo, cây cam hay cây đa. Như vậy, trong hoạt động của hệ
thống tín hiệu thứ hai, khả năng phân tích và tổng hợp của vỏ não đạt
đến mức cao nhất.
b. Hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng trừu tượng hoá sự vật
Từ những dấu vết của tín hiệu thứ hai, vỏ não giúp cho tư duy trừu
tượng phát huy tác dụng, nhờ đó mà não có thể sản sinh ra những suy nghĩ

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 193

mới, những phản xạ mới, những kiểu phản ứng mới chưa có trong thực
tiễn. Đó là cơ sở sinh học của sự sáng tạo trong tư duy và trong hành vi.
c. Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành sau hệ thống tín hiệu
thứ nhất nhưng khi vỏ não bị ức chế lại bị mất trước hệ thống tín hiệu
thứ nhất.
Trong quá trình chủng loại phát sinh của động vật, ngôn ngữ xuất
hiện sau cùng và chỉ có ở các động vật tiến hoá đặc biệt cao, đó là con
người. Do lao động tạo ra và cùng với lao động, hệ thống tín hiệu thứ hai
đóng một vai trò to lớn thúc đẩy quá trình vượn biến thành người.
Trong quá trình phát triển cá thể của con người, hệ thống tín hiệu thứ
hai cũng được hình thành sau. Hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất
có ngay khi trẻ vừa lọt lòng mẹ, thậm chí còn có sớm hơn, ngay từ các giai
đoạn sau của bào thai. Nhưng hệ thống tín hiệu thứ hai chỉ xuất hiện khi
trẻ đã tương đối trưởng thành vào lúc 2-3 tuổi sau khi sinh.
Ở người, khi ngủ say vẫn có thể ít nhiều nhận biết thế giới khách
quan bằng giác quan (tuy có bị hạn chế đến mức thấp nhất) nhưng không
nói được; khi bị ngất, hôn mê hay trước khi chết, ngôn ngữ đều mất trước.
d. Hệ thống tín hiệu thứ hai tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất
vì nó có khả năng khái quát hoá và trừu tượng hoá sự vật. Mặt khác, nó
làm tăng tính đa dạng cả về số lượng của kích thích và số lượng phản ứng
trả lời qua lời nói và chữ viết.

11.5.3.3. Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai
Trong quá trình phát triển của loài người, hệ thống tín hiệu thứ hai là
một trong hai động lực chính thúc đẩy quá trình vượn biến thành người.
Chính vì vậy, hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò hết sức quan trọng đối
với con người.
a. Hệ thống tín hiệu thứ hai làm tăng tác nhân kích thích có điều kiện
Hệ thống tín hiệu thứ hai làm tăng tác nhân kích thích có điều kiện cả
về số lượng và chất lượng bởi vì hệ thống ngôn ngữ có số lượng vô cùng
phong phú và mỗi từ, mỗi câu, mỗi đoạn… lại có nhiều nghĩa, bao hàm
nhiều nội dung khác nhau. Do đó, có khi cùng một từ được nói ra, nhưng
lại gây nhiều kiểu phản ứng khác nhau tùy thuộc vào ngữ điệu, cách nói,

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

194 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

văn cảnh khi nói và lại còn tùy thuộc cả vào trạng thái sinh lý và trạng
thái tâm lý của người nghe nữa.
b. Hệ thống tín hiệu thứ hai là công cụ giao tiếp
Hệ thống tín hiệu thứ hai là công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người
với con người trong xã hội, giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, tri
thức từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ đời này
sang đời khác.
c. Hệ thống tín hiệu thứ hai là công cụ quan trọng của nghệ thuật văn
hoá và giáo dục
- Hệ thống tín hiệu thứ hai giúp con người trừu tượng hoá và khái
quát hoá những sự vật, hiện tượng, sự kiện riêng lẻ thành khái niệm
chung, do đó ngôn ngữ là công cụ của mọi khoa học.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò quan trọng trong y học và điều
khiển học.

11.5.4. Quan hệ giữa hai hệ thống tín hiệu


11.5.4.1. Hệ thống tín hiệu thứ hai được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống tín hiệu thứ nhất
Dựa trên hệ thống tín hiệu thứ nhất, hệ thống tín hiệu thứ hai dần
dần được hình thành và ngày càng phong phú. Quá trình hình thành hệ
thống tín hiệu thứ hai diễn ra qua một số giai đoạn cơ bản:
- Ở trẻ mới sinh chỉ có phản xạ không điều kiện và một số rất ít phản
xạ có điều kiện. Các liên hệ của trẻ đều thuộc loại “sự vật – sự vật”. Dần
dần trẻ phát triển đến giai đoạn các liên hệ “ngôn ngữ - sự vật”. Ví dụ khi
hỏi trẻ “mẹ đâu?”, trẻ chỉ vào mẹ.
- Giai đoạn tiếp theo là các liên hệ “sự vật – ngôn ngữ”. Ở giai đoạn
này, khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc, trẻ có thể dùng tiếng nói để
gọi tên chúng, tức là dùng ngôn ngữ để trả lời kích thích trực tiếp.
- Giai đoạn liên hệ “ngôn ngữ - ngôn ngữ”. Ở giai đoạn này, trẻ có thể
nghe được tiếng nói, đọc được chữ và cũng có thể dùng ngôn ngữ để trả
lời ngôn ngữ. Ví dụ, hỏi trẻ “mẹ đâu?”, trẻ trả lời “mẹ đi làm”.
Tóm lại, trong quá trình phát triển của trẻ em, tất cả những gì xảy
ra trong hệ thống tín hiệu thứ nhất được phản ánh ngày càng đầy đủ và
chính xác trong hệ thống tín hiệu thứ hai.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Chương 11. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 195

11.5.4.2. Hệ thống tín hiệu thứ hai có thể ảnh hưởng lên hệ thống tín hiệu thứ
Sau khi đã được hình thành, hệ thống tín hiệu thứ hai lại có thể tác
động đến hệ thống tín hiệu thứ nhất. Ví dụ, vẽ hai đoạn thẳng a và b có
độ dài bằng nhau nhưng nằm lệch nhau. Sau đó gọi từng sinh viên vào và
yêu cầu họ quan sát và nhận xét xem hai đoạn thẳng a và b có bằng nhau
không. Nhóm sinh viên thứ hai cũng được trắc nghiệm như vậy, nhưng
khi họ đang quan sát để trả lời thì ở cuối phòng có một vài bạn khác đã
“gây rối” bằng cách thầm thì (đủ cho đối tượng được trắc nghiệm nghe
thấy) rằng “a lớn (hoặc nhỏ) hơn b”. Kết quả là tỷ lệ sinh viên ở nhóm
thứ hai trả lời sai nhiều hơn so với nhóm thứ nhất. Trắc nghiệm này đã
cho thấy rõ ảnh hưởng của hệ thống tín hiệu thứ hai lên hệ thống tín hiệu
thứ nhất. Đó chính là cơ sở sinh lý học của tâm lý xã hội, của sự thành
công trong nghệ thuật quảng cáo, thuyết minh, giảng bài... Cảm giác âm
thanh, ánh sáng, màu sắc, khoảng cách, kích thước, sự cảm nhận các loại
hình nghệ thuật một phần phụ thuộc vào những gợi ý của ngôn ngữ.
Thậm chí, ngay cả đối với việc chữa bệnh, có khi hiệu quả của thuốc và
khả năng phục hồi của bệnh nhân cũng phụ thuộc khá nhiều vào lời nói
của thầy thuốc.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1. Phản xạ là gì? Phân tích một cung phản xạ? So sánh phản xạ
có điều kiện và phản xạ không điều kiện cho ví dụ? Điều kiện hình thành
một phản xạ có điều kiện? Ứng dụng các kiến thức trên trong hình thành
thói quen sống và học tập lành mạnh, khoa học ở trẻ.
Câu 2. Khái niệm “giấc ngủ”? Bản chất của giấc ngủ? Tầm quan trọng
của giấc ngủ với trẻ em?
Câu 3. Phân tích các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ? Hãy
tìm ví dụ minh họa cho từng quy luật cơ quản của hoạt động thần kinh
cấp cao ở trẻ lứa tuổi tiểu học.
Câu 4. Áp dụng những hiểu biết về hoạt động thần kinh cấp cao
trong giáo dục trẻ lứa tuổi tiểu học để trẻ học bài tốt và nhớ bài lâu hơn.
Câu 5. Có mấy hệ thống tín hiệu? Nêu tính chất và đặc điểm của
từng loại hệ thống tín hiệu?

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự án đào tạo giáo viên THCS) (2003), Giải phẫu
sinh lý người, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (2016), Sinh lý học (Sách đào tạo bác sĩ đa khoa), Nxb Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y Tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90
- thế kỷ XX, Nxb Y học.
4. Cambell, Reece (2012), Sinh học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học (2006), Sinh lý học trẻ em (tài liệu đào
tạo giáo viên), Nxb Đại học Sư phạm và Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Trịnh Bỉnh Dy (chủ biên, 2001), Sinh lý học ( tập 1, 2), Nxb Y học.
7. Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Hồng Hạnh (2009), Sinh lý học người và
động vật, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
8. Mai Văn Hưng, Nguyễn Quang Mai, Trần Thị Loan (2012), Sinh lý học
động vật và người (tập 1,2), Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
9. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2014), Giáo trình Sinh lý học trẻ em, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
10. Tạ Thúy Lan (chủ biên, 2012), Giải phẫu sinh lý người qua hình ảnh (tập 1,
2, 3), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2009), Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi
mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
12. Phillips.W.D, Chilton.T.J (2003), Sinh học (hai tập), NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Quách Văn Tỉnh (2003), Giải phẫu học, NXB Đại học Sư phạm
14. Trần Trọng Thủy (chủ biên, 1988), Giải phẫu, sinh lý, vệ sinh trẻ em, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

198 GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

15. Trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn giải phẫu (2012), Bài giảng giải phẫu học,
Nxb Y học, Hà Nội.
16. Lê Thanh Vân (2004), Giáo trình sinh lý học trẻ em , Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Yên (2003), Sinh học người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)


lOMoARcPSD|18529809

NHÀ XUẤT BẢN Tổng Biên tập: (024) 397140511;


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Biên tập: (024) 39714896; Hành chính: (024) 39714899
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội Quản lý và hợp tác xuất bản: (024) 39728806

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng biên tập: TS. PHẠM THỊ TRÂM

Biên tập: PHẠM THỊ THU HƯƠNG


Chế bản: ĐỖ THỊ HỒNG SÂM
Trình bày bìa: NGUYỄN NGỌC ANH
Đối tác liên kết: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

SÁCH LIÊN KẾT

GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Mã số: 2l - 172 ĐH2018


In 300 cuốn, khổ 17x24 cm tại Công ty in Tổng hợp Cầu Giấy
Địa chỉ: Lô A2CN1 Khu CN vừa và nhỏ, đường Thanh Lâm, P. Minh Khai, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Số xuất bản: 3629-2018/CXBIPH/ 05-327/ĐHQGHN, ngày 10/10/2018.
Quyết định xuất bản số: 1454 LK-XH/QĐ - NXB ĐHQGHN ngày 04/12/2018.
In xong và nộp lưu chiểu năm 2018.

Downloaded by Van V?ong (kagamine04012004@gmail.com)

You might also like