You are on page 1of 18

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

CÂU 1. TRÌNH BÀY ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA


CỦA LOGIC HỌC?

1. Đối tượng của Logic học 


- Logic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy trong quá
trình xác lập các  giá trị chân lý của tư tưởng. 
2. Ý nghĩa của Logic học 
Giúp con người: 
- Thiết lập và sử dụng các khái niệm, phán đoán, suy luận một cách mạch lạc,
hợp lý. - Tự giác biết được lập luận đúng, sai, phát hiện được những lập luận
ngụy biện của người khác. - Có cơ sở phương pháp luận để tiếp cận và giải quyết
vấn đề một cách hiệu quả nhất trong nghiên  cứu khoa học cũng như trong nghiệp
vụ chuyên môn của thực tiễn cuộc sống.
CÂU 2. TRÌNH BÀY CÁC THAO TÁC: MỞ RỘNG, THU HẸP, ĐỊNH
NGHĨA VÀ PHÂN CHIA KHÁI NIỆM. ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHÁI NIỆM ‘
DI SẢN VIỆT NAM ’
1. Định nghĩa khái niệm 
a) Định nghĩa 
- Định nghĩa khái niệm là thao tác logic nhằm xác lập nội hàm và ngoại diên
của khái niệm đó. - Cấu trúc A ≡ B 
Ví dụ: Danh từ (A) là từ dùng để chỉ tên người và vật (B). 
- Mỗi định nghĩa thường có 2 phần: khái niệm được định nghĩa và khái niệm
dùng để định  nghĩa. Giữa 2 phần được kết nối với nhau bởi liên từ “là”. 
Ví dụ: Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau. 
Trong đó:  
+ Khái niệm được định nghĩa: hình vuông. 
+ Khái niệm dùng để định nghĩa: hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau. 
- Khi khái niệm dùng để định nghĩa đặt trước khái niệm được định nghĩa thì từ
“là” được thay  bằng “được gọi là”. 
Ví dụ: Hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau được gọi là hình vuông. 
b) Các loại định nghĩa 
- Định nghĩa chính thức: 
+ Định nghĩa thông qua loại và hạng. 
Ví dụ: Cá là loài động vật có xương sống, sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng
vây + Định nghĩa thông qua nguồn gốc phát sinh. 
Ví dụ: Tam giác là hình được tạo bởi 3 đoạn thẳng gấp khúc khép kín. 
+ Định nghĩa thông qua quan hệ với cái đối lập. 
Ví dụ: Vật chất là những gì tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người. 
+ Định nghĩa thông qua chức năng. 
Ví dụ: Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh. 
+ Định nghĩa ngoại diên. 
Ví dụ: Thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam là Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải  Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. 
- Định nghĩa không chính thức: 
+ Định nghĩa thông qua từ tương đương.
Ví dụ: Tứ giác là hình có 4 góc. 
+ Định nghĩa mô tả. 
Ví dụ: Cọp là loài thú dữ ăn thịt, cùng họ với mèo, lông màu
vàng có vằn đen.
+ Định nghĩa so sánh. 
Ví dụ: Tối như đêm ba mươi. 
+ Định nghĩa trực quan (trỏ ra). 
Ví dụ: Đây là bông hồng (Đưa bông hồng ra). 
+ Định nghĩa duy danh. 
Ví dụ: x là dấu nhân. 
c) Các quy tắc định nghĩa khái niệm. 
- Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối, đầy đủ. 
+ Tránh định nghĩa quá rộng. 
+ Tránh định nghĩa quá hẹp. 
- Quy tắc 2: Định nghĩa phải rõ ràng. 
+ Tránh dùng từ mơ hồ. 
+ Không dùng từ chưa biết để định nghĩa cho từ chưa biết khác. 
- Quy tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn. 
+ Chỉ nêu ra vừa đủ những tính chất cơ bản của đối tượng. 
+ Không nêu những thuộc tính mà tất yếu suy ra được từ những
thuộc tính đã nêu. - Quy tắc 4: Định nghĩa không được phủ
định. 
2. Phân chia khái niệm 
a) Định nghĩa 
- Phân chia khái niệm là thao tác logic vạch ra các khái niệm cấp hạng nằm trong
khái niệm cấp  loại được phân chia. 
- Khái niệm đem phân chia (loại) gọi là khái niệm bị phân chia. 
- Khái niệm được chỉ ra (hạng) gọi là khái niệm phân chia hay
thành phần phân chia. - Thuộc tính dùng để phân chia khái niệm
gọi là cơ sở phân chia. 
Ví dụ: Người gồm người da trắng, người da vàng, người da đen. 
Trong đó: 
+ Khái niệm bị phân chia (loại): người 
+ Khái niệm phân chia (hạng): người da trắng, người da
vàng, người da đen. + Cơ sở phân chia: màu da. 
b) Quy tắc phân chia khái niệm 
- Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối. 
+ Tránh phân chia thiếu. 
+ Tránh phân chia thừa. 
- Quy tắc 2: Phân chia phải nhất quán 1 tiêu chí. 
+ Phải xác định 1 tiêu chí nhất định. 
+ Một phép phân chia chỉ được sử dụng 1 tiêu chí. 
- Quy tắc 3: Phân chia phải liên tục và không vượt cấp. 
+ Tránh phân chia khái niệm thành phần không đồng hạng. 
+ Tránh bỏ qua bước trung gian. 
- Quy tắc 4: Phân chia phải tránh trùng lắp.
3. Mở rộng khái niệm 
- Mở rộng khái niệm là thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên hẹp, nội
hàm sâu sang  khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm cạn. 
- Giới hạn của thao tác mở rộng khái niệm là phạm trù. 
Ví dụ: Người → Động vật → Sinh vật → Vật chất. 
4. Thu hẹp khái niệm 
- Thu hẹp khái niệm là thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng, nội
hàm cạn sang  khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm sâu 
- Giới hạn của thao tác thu hẹp khái niệm là khái niệm đơn nhất. 
Ví dụ: Số thực → Số hữu tỷ → Số tự nhiên → Số tự nhiên chẵn → Số 2. 
ÁP DỤNG: Di sản Việt Nam
Di sản Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Khái niệm:
- được định nghĩa của Việt Nam.
- dùng để định nghĩa là tài sản quý giá của cộng đồng.
Phân chia khái niệm:
CÂU 3. DÙNG SƠ ĐỒ ĐỂ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC KHÁI
NIỆM SAU:
1.TỪ CÓ NỘI DUNG
2.TỪ KHÔNG CÓ NỘI DUNG
3.ĐỘNG TỪ
4.LIÊN TỪ
5.GIỚI TỪ
ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ LOGIC HỌC
Câu 1. Trình bày đối tượng và ý nghĩa của logic học:
- đối tượng: logic học là khoa học nghiên cứu về các quy luật và các hình thức của
tư duy trong quá trình truy tìm và chứng minh chân lý. Logic học nghiên cứu các
uy luật cơ bản của tư duy như: quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật
triệt tam, quy luật túc lý và các hình thức tư duy: khái niệm, phán đoán, suy luận,
chứng minh, bác bỏ ngụy biện.
- ý nghĩa:
+ ý nghĩa khoa học:

 Là công cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển khoa học
 Logic hình thức là công cụ của tư duy trừu tượng, là công cụ quan trọng của
mọi nhận thức khoa học
 Logic hình thức cổ điển với ngôn ngữ tự nhiên chiếm vị trí quan trọng trong
nhận thức khoa học với thực tiễn đời sống mà các ngôn ngữ đặc thù khác khó
mà thay thế được.
 Việc học tập và nghiên cứu logic học giúp chúng ta thiết lập, sử dụng chính xác
khái niệm, phán đoán, suy luận; chứng minh một cách mạch lạc và hợp lí, giúp
chungs ta nâng cao hiệu quả trong quá trình tư duy, giao tiếp, trình bày tư
tưởng của mình chặt chẽ, nhất quán hơn. Giúp chúng ta phân biệt được đâu là
lập luận đúng, đâu là sai, giúp phát hiện lập luận ngụy biện của người cố tình
đánh tráo vấn đề
 Logic học giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học là quan hệ tư duy với
tồn tại. Logic học có ý nghĩa như thế giới quan khoa học
 Logic học đảm bảo cho khoa học phương pháp nhận thức xác định với tư cách
là một lí thuyết rộng nghiên cứu quá trình tư duy biểu hiện trong mọi khoa học.

+ ý nghĩa thực tiễn:

1. Trong đời sống xã hội:


 Logic học là cơ sở phương pháp luận trong chuyên môn nghiệp vụ. Nắm vững
tri thức logic học, con người có thể rút ngắn quá trình nghiên cứu, tiếp cận, và
giải quyết vấn đề trong cuộc sống, đạt được mục đích nhanh nhất, hiệu quả tối
ưu nhất, ít tốn kém.
 Logic một mặt được sử dụng như phương pháp nhận thức quá khứ, mặt khác,
suy luận logic cũng quan trọng để hiểu tương lai, dự báo, phỏng đoán về những
điều vốn dĩ chưa xảy ra trên cơ sở nhungec kết luận xác định về quá khứ và
hiện tại
 Trong thực tiễn chính trị:
logic học truyền thống giúp các nhà lập pháp soạn thảo các văn bản hành
chính, chính trị, luật pháp vừa có tính khái quát cao, vừa đảm bảo tính đúng
đắn, chính xác. Trong lĩnh vực tư pháp, tố tụng hình sự hay quá trình giải quyết
vụ án hình sự thường phải trải qua nhiều giai đoạn, ở bất ki giai đoạn nào cũng
cần sử dụng đến phán đoán, suy luận logic để đưa ra kết luận.
1. Trong lĩnh vực y học:
 Logic học cung cấp phương pháp suy luận đúng đắn, giúp cho các chuyên gia,
các y, bác sĩ đưa ra những lập luận chặt chẽ, làm tăng hiệu quả và tính chính
xác trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bênh tật.
 Việc nắm vững các thao tác, quy tắc, quy luật logic còn giúp các nhà quản lí
hay cán bộ y tế nhanh chóng xác định được vấn đề ưu tiên can thiệp, phân tích
gốc rễ nguyên nhân của vấn đề từ đó tìm ra giải pháp phù hợp
2. Trong lĩnh vực giáo dục:
 Việc nghiên cứu logic hỗ trợ đắc lực cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa
học.tạo ra cách thức sử dụng các khái niệm, thuật ngữ giúp diễn đạt nội dung tư
tưởng rõ ràng; xây dựng phương pháp trình bày vấn đề mạch lạc, tăng hiệu quả
thuyết phục
 Đối với giáo viên, logic học giúp họ có cơ sở lí luận và phương pháp hữu hiệu
để phân tích chương trình của môn học mà mình giảng dạy.
 Đối với người học, logic giúp phát triển tư duy logic của người học, tạo nền
tảng cho việc phát triển não bộ toàn diện, tăng khả năng sáng tạo và kĩ năng
giải quyết vấn đề.
3. Trong công tác nghiên cứu khoa học
 Logic học góp phần điều chỉnh tư duy, nhận thức, tìm ra con đường đúng đắn
đi tới chân lý, phát hiện và loại trừ sai lầm trong tư duy lý luận. Người nghiên
cứu khoa học phải nắm vững những lí luận và phải dùng thực tiễn để nắm vững
lí luận, hai mặt lí luận và thực tiễn phải gắn kết với nhau. Điều này giúp chúng
ta xây dựng được thói quen tư duy chính xác và năng lực phân tích một cách
logic những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
4. Trong cuộc sống hằng ngày,
 bất cứ ai cũng phải tư duy, áp dụng logic trong cuộc sống hằng ngày giúp ta
soi sáng tư duy của mình, phát hiện những thiếu sót và hạn chế, tạo thói quen
suy nghĩ, lập luận chặt chẽ.
Câu 2. trình bày các thao tác: mở rộng, thu hẹp, định nghĩa và phân chia khái
niệm. Áp dụng với khái niệm di sản Việt Nam
1. Mở rộng khái niệm: là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên hẹp, nội
hàm phong phú, đến khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm nghèo nàn.
Cách thực hiện: lần lượt bỏ bớt đi một số thuộc tính của nội hàm khái niệm, làm
cho ngoại diên của khái niệm ngày càng rộng hơn
Di sản Việt Nam => di sản thế giới
2. Thu hẹp khái niệm: là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên rộng, nội
hàm nghèo nàn, đến khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm phong phú
Cách thực hiện: thêm các thuộc tính vào nội hàm của khái niệm ấy, chúng ta sẽ có
khái niệm hẹp hơn khái niệm ban đầu.
Di sản Việt Nam => di sản vật thể ở Việt Nam, di sản phi vật thể ở Việt Nam
3. Định nghĩa khái niệm: là thao tác xác định nội hàm, giới hạn ngoại diên của
khái niệm; xác lập ý nghĩa của thuật ngữ, nhằm mục đích giúp con người hiểu
được khái niệm phản ánh đối tượng nào.
- các hình thức định nghĩa:
1. định nghĩa thông qua loại và hạng
2.Định nghĩa thông qua nguồn gốc
3. định nghĩa thông qua quan hệ
- các quy tắc của định nghĩa khái niệm:
1. định nghĩa phải cân đối
2. Định nghĩa phải rõ ràng
3. Định nghĩa phải ngắn gọn
Di sản Việt Nam =>
4. Phân chia khái niệm: là thao tác logic tách các khái niệm có ngoại diên hẹp ra
khỏi khái niệm có ngoại diên rộng hơn
- các hình thức phân chia khái niệm:
1. Phân đôi khái niệm
Di sản VN => di sản được UNESCO công nhận, di sản không được UNESCO
công nhận
2. Phân loại khái niệm:
- phân loại tự nhiên
- phân loại không tự nhiên
Quy tắc phân chia
1. Phân chia cân đối về ngoại diên
2. Phân chia nhất quán tiêu chí
3. Phân chia liên tục không vượt cấp

Câu 3 dùng sơ đồ để thể hiện mối quan hệ của các khái niệm sau: từ có nội
dung, từ không có nội dung, danh từ, động từ, liên từ, giới từ.

1. Từ có nội dung, từ không có nội dung: quan hệ mâu


thuẫn

A B

2. Danh từ, tính từ, liên từ, giới từ: quan hệ đồng nhất
3. Danh từ, tính từ: quan hệ giao nhau

4. Từ có nội dung, danh từ, tính từ, giới từ, liên từ: quan hệ bao hàm - lệ thuộc
5. ....

CÂU 4: phán đoán sau đây là phán đoán gì? Đúng hay sai? Từ giá trị đã xác
định, hãy cho biêt nội dung và giá trị các phán đoán còn lại trong hình vuông
logic:” sinh viên trung thực thì không quay cóp bài người khác”
- phán đoán tất yếu
- đúng
- phán đoán trên là phán đoán E
Ed => As
Ed => Od
Ed => Is
- phán đoán O: một số sinh viên trung thực thì không quay cóp bài của người khác
- phán đoán A: mọi sinh viên trung thực thì quay cóp bài của người khác
- phán đoán I: một số sinh viên trung thực thì quay cóp bài của người khác.

Câu 5: viết công thức để phân biệt điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần
và đủ
Đk cần: A là điều kiện, nếu không có A thì chắc chắn k có B, nếu có A thì chưa
chắc có B

CT: ( ~ A ~B)

Đk đủ: ( A B)
Dk cần và đủ: A dẫn tới B, nhưng B có thể không phải từ A ra
Câu 6: tam đoạn luận sau đây hợp logic hay không hợp logic? Tại sao?
Hầu hết người Việt Nam đều yêu nước
Bác Hồ là người yêu nước
Vậy, Bác Hồ là người Việt Nam
Sơ đồ:
P-M
A- M
S - P => HÌNH 2
Kiểu EAE
M+ P+
M+ P-
M+ P+
=> SUY LUẬN ĐÚNG

Câu 7: chứng minh giá trị logic của tam đoạn luận kiểu: EAE
Theo hình I:
M-P
S-M
S-P
Cấu trúc:
M+eP+
S+aP-
S+eP+
=> đúng
Theo hình II:

P-M
S-M
S-P
Cấu trúc:
P+eM+
S+aM-
S+eM+
=> đúng
Theo hình III
M-P
M-S
S-P
Cấu trúc:
M+eP+
M+aP-
S+eP+
=> sai
Theo hình IV
P-M
M-S
S-P
Cấu trúc:
P+eM+
M+aS-
S+eP+
=> sai
Câu 8: có một tam đoạn luận tĩnh lược, có tiểu tiền đề là phán đoán A, kết
luận là phán đoán E, hỏi đại tiền đề là phán đoán gì và cấu trúc như thế nào
thì hợp logic?
- áp dụng hình I:
M-P
S - M: a
S - P: e
- có các trường hợp: aae, eae, iae, oae
* trường hợp 1: aae
M+aP-
S+aP-
S+eP+
=> loại
* trường hợp 2: eae
M+eP+
S+aP-
S+eP+
=> nhận
* trường hợp 3: iae
A-iP-
S+aP-
S+eP+
=> loại
* trương hợp 4: oae
... => loại
- áp dụng hình II: chỉ nhận trường hợp eae
=> vậy đại tiền đề là phán đoán E, cấu trúc EAE
Câu 9: chứng minh giá trị logic của các công thức suy luận sau đây

a, {[( P ^ Q ) T ] ^ ~ T} (~P^~Q)

P ^ Q T ^ ~ T ~ P ^ ~ Q
S D S D D S S S
S D D S S D
D S S D D S
S S D S D S
=> HỢP LOGIC

b, {[(~P Q) v (~R Q)] ^ ~ Q} (P ^ Q)

~ P Q v ~ R Q ^ ~ Q P ^ Q
D S D D S S S S
S D D S D S D D
S D D S D S S D
D S S S S D D S

=>
Câu 10: chứng minh giá trị logic của suy luận sau đây: “nếu người ta quan
niệm cuộc sống luôn luôn tốt đẹp hơn cái chết thì không ai lại đi tự tử. Trên
thực tế, nhiều người vẫn đi tự tử. Vậy, có lúc người ta quan niệm cuộc sống
không tốt hơn cái chết”.
Cuộc sống tốt đẹp hơn cái chết = p
Đi tự tử = q

Câu 11: trình bày các phương pháp Stuart Mill và cho ví dụ minh họa
1. Phương pháp tương đồng
- là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên cơ sở phát hiện đặc điểm giống nhau
trong sự khác biệt. Trong quan sát, thí nghiệm, người ta phát hiện sự lặp lại của
một hiện tượng khi điều kiện thay đổi khác nhau. Từ đó cho thấy, điều kiện lặp lại
đó có thể là nguyên nhân của hiện tượng đang nghiên cứu.
Vd: em học TOEIC tại trung tâm Ms Hoa nên đạt kết quả cao
Bạn Minh Anh học TOEIC tại trung tâm Ms Hoa nên đạt kết quả cao
Bạn Nhựt học TOEIC tại trung tâm Ms Hoa nên đạt kết quả cao
Bạn A.......
Bạn B......
Vậy, nhiều bạn của em học trung tâm Ms Hoa đều đạt kết quả cao.
2. Phương pháp khác biệt
- là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên cơ sở so sánh các trường hợp nghiên
cứu có thể xảy ra hay không xảy ra
Vd: tỷ lệ gây tai nạn giao thông cao do trong cơ thể chứa nồng độ cồn cao
Tỷ lệ gây tai nạn giao thông thấp do cơ thể chứa nồng độ cồn thấp hoặc không có
nồng độ cồn
Vậy suy ra nồng độ cồn có quan hệ chặt chẽ với tai nạn giao thông
3. Phương pháp đồng biến
- nếu một khi xuất hiện hay biến đổi hiện tượng dẫn đến sự xuất hiện hay làm biến
đổi hiện tượng khác thì hiện tượng thứ nhất có thể là nguyên nhân của hiện tượng
thứ hai
Vd: ở A độ C hơi nước bay hơi với tốc độ x
Ở B độ C hơi nước bay hơi với tốc độ y
Ở C độ C hơi nước bay hơi với tốc độ z
Vậy, hơi nước bay hơi nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp
4. Phương pháp thặng dư
- nếu biết những điều kiện cần thiết của hiện tượng nghiên cứu, trừ một điều kiện
không là nguyên nhân của nó thì điều kiện bị loại trừ có thể là nguyên nhân của
hiện tượng còn lại
Vd:
Câu 12: chứng minh là gì? Nêu cấu trúc và quy tắc của chứng minh, cho ví dụ
minh họa.
Chứng minh là thao tác logic để xác định một luận điểm là chân lý bằng những
luận cứ chân thực và luận chứng hợp lý
Cấu trúc: gồm ba thành phần liên quan chặt chẽ với nhau
- luận đề: là thành phần đầu tiên à giá trị logic của nó cần phải được chứng minh.
Luận đề đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho phép chứng minh; trả lời câu hỏi: “chứng minh
cái gì?”. luận đề xác định phạm vi và bình diện vấn đề phải chứng minh
- luận cứ: là phán đoán hay luận điểm mà tính chân thực của chúng đã được xác
định nên chúng được sử dụng làm căn cứ chứng minh luận đề. Luận cứ chính là vật
liệu xây dựng phép chứng minh lịch sử: trả lời câu hỏi: “chứng minh dựa vào cơ sở
nào”?
- luận chứng: là cơ cấu, cách thức tổ chức một phép chứng minh, nhằm vạch ra
được mối lien hệ logic tất yếu giữa các luận điểm trong luận cứ, và giữa toàn bộ
luận cứ với luận đề. Luận chứng có thể chỉ là một phép suy luận, cũng có thể là
một chuỗi các suy luận lên tiếp được liên kết lại với nhau theo một trật tự xác định,
chi phối cả về cơ cấu logic và nội dung của các luận điểm chứa trong đó. Muốn có
được một phép chứng minh cho một luận đề, để vạch ra cơ sở logic, căn cứ logic
cho giá trị logic của luận đề đó; thì không chỉ phải tìm được các luận điểm khác
nhau làm căn cứ mà còn phải biết sắp xếp hay tổ chức các luận điểm hoặc luận cứ
một cách chặt chẽ. Từ đó vạch ra mối liên hệ logic nội tại tạo thành một chỉnh thể,
một khối tri thức có hệ thống, đưa tới luận đề một cách tất yếu. Cơ cấu tổ chức,
mối liên hệ logic nội tại đó, trong phep chứng minh gọi là luận chứng
Luận đề là phán đoán mà giá trị logic của nó cần được khẳng định
Luận cứ là những phán đoán chân thực, đóng vai trò là tiền đề cho quá trình lập
luận, nhằm khẳng định giá trị logic của luận đề
Luận chứng là suy luận đi từ luận cứ ( tiền đề ) đến luận đề, là sợi dây liên kết tri
thức của luận cứ, thể hiện năng lực lập luận.
Ví dụ:

Câu 13: ngụy biện là gì? Trình bày khái quát các loại ngụy biện và phương
pháp bác bỏ. Cho ví dụ minh họa
- là một hình thức lập luận cố tình vi phạm quy luật, quy tắc của thao tác tư duy
nhằm đánh tráo giá trị của luận đề, biến “đúng thành sai, sai thành đúng, giả thành
thật, thật thành giả, có thành không, không thành có...”
- có 14 loại ngụy biện:
1. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân
Nhà ngụy biện dựa vào uy tín của người khác để thay thế cho dẫn chứng, chứng
cứ, như vậy là ngụy biện bởi uy tín của người khác không đảm bảo chắc chắn tất cả
lời người đó nói đều đúng.
Vd: khi tranh cãi giữa các bạn học sinh về một bài toán, học sinh thường nói: “cô
A bảo thế này”, “ thầy B bảo thế kia”. ở đây, học sinh đã lấy uy tín thầy cô ra thay
thế cho dẫn chứng, chứng cứ để chứng minh
2. Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận
Thay vì đưa ra luận cứ và chứng minh luận điểm, người ta lại nói rằng luận điểm là
đúng vì có nhiều người công nhận, đây là lập luận nguy biện vì chưa chắc nhiều
người cho là đúng thì luận điểm đúng, ngược lại, nhiều người cho là sai chưa chắc
luận điểm sai
Ví dụ: học sinh khi đưa một câu trả lời thường dựa vào số đông chọn, xu hướng trả
lời đáp án giống số đông các bạn chọn không đảm bảo đúng.
3. Ngụy biện dựa vào sức mạnh
- dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để ép người khác tin và chấp nhận luận
điểm của mình
Vd: vua ỷ quyền thế của mình nhu nhược đòi những điều khó thực hiện
4. Ngụy biện bằng cách đánh vào tình cảm
Nhà ngụy biện tìm cách tác động tâm lí, tình cảm của người nghe để gợi lên lòng
thông cảm, thương hại để được thừa nhận là đúng
Vd: một sinh viên xem tài liệu trong lúc kiểm tra, trong lúc bị giám thị bắt, thay vì
chứng minh mình vô tội, bạn sinh viên kể lể về hoàn cảnh gia đình, phải chăm bố
mẹ ốm không có thời gian học bài, phải đi làm thêm không có thời gian học bài...
5. Ngụy biện đánh tráo luận đề
Nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới trong quá trình tranh
luận. Luận đề mới không tương đương với luận đề ban đầu, sau đó nhà ngụy biện
chứng minh luận đề mới một cách rất chặt chẽ và cuối cùng tuyên bố họ đã chứng
minh được luận đề ban đầu.
Ví dụ: anh ta da trắng
Anh ta là người Việt Nam
Vậy mọi người Việt Nam đều da trắng
6. Ngụy biện ngẫu nhiên
Một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra được nhà ngụy biện coi là có tính chất quy luật
Vd: một tai nạn giao thông diễn ra vào mùng 5 tết, các ông bà quan niệm mùng 5
tết là ngày xui, ngày hạn, không nên đi xa.
7. Ngụy biện đen - trắng
Xảy ra trong lập luận chỉ nhìn thấy và nêu lên các khả năng đối lập nhau, các thái
cực, từ đây cho rằng không phải là cực này thì là cực kia, loại bỏ tất cả các khả
năng khác.
Vd:
8. Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sai
Ngụy biện bằng cách sử dụng lặp luận trong đó quan hệ nhân quả giữa các hiện
tượng được hiểu sai có nhiều phân loại
Vd: từ ngày mua chiếc vòng này tôi gặp toàn những chuyện xui xẻo, vậy chiếc
vòng là nguyên nhân của mọi chuyện xui xẻo mà tôi gặp
9. Ngụy biện dựa vào sự kém cỏi\
Người ngụy biện căn cứ vào việc ai đó không chứng minh được một mệnh đề hoặc
không tìm thấy đối tượng nào đó để khẳng định rằng mệnh đề trên sai, hoặc đối
tượng k tồn tại
Vd: A nói: “mình nghĩ trên đời này có ma”
B: “ bằng chứng đâu cậu nói thế”
A: “ thế cậu có đưa được bằng chứng không có ma không, vậy thì trên đời này có
ma”
10. Ngụy biện lập luận vòng quanh
Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta vi phạm quy tắc đối với luận cứ trong
chứng minh. Cụ thể là ở đây các luận cứ không được chứng minh độc lập với luận
đề
11. Ngụy biện khái quát hóa vội vã
Xảy ra khi người ta sử dụng suy luận quy nạp trong lập luận, trong đó người ta đi
đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít trường hợp riêng
A và B là người Việt Nam
A không biết nói tiếng Anh, B không biết nói tiếng Anh
Vậy tất cả người Việt Nam đều không biết nói tiếng Anh
12. Ngụy biện câu hỏi phức hợp
Khi người ta đưa ra một câu hỏi bên trong đó chứa hai câu hỏi, và một câu trả lời
duy nhất được trả lời cho cả hai câu hỏi
13. Ngụy biện bằng cách sử dụng những phương pháp suy luận có tính xác suất
Nhà ngụy biện sử dụng cho các phương pháp suy luận cho kết quả đúng với một
xác suất nhất định nhưng lại coi các kết luận đó như điều khẳng định chắc chắn
14. Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập mờ
Nhà ngụy biện hành văn bằng cách mập mờ để sau đó giải thích theo ý mình.

* phương pháp bác bỏ ngụy biện


Là dựa vào những tri thức đã biết, những chứng cứ đã được kiểm tra để thấy được,
chỉ ra sự sai lầm, thiếu cơ sở, sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong lập luận ngụy
biện

You might also like