You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH

BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU


TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG SINH VIÊN

BỘ MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hà Văn Sơn
Sinh viên thực hiện: Trần Đại Phúc
Nguyễn Minh Quang
Nguyễn Minh Anh
Nguyễn Bảo Trâm

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nhóm 7

Thành viên Tỉ lệ % đóng góp

1. Trần Đại Phúc 100%


2. Nguyễn Minh Quang 100%
3. Nguyễn Minh Anh 100%
4. Nguyễn Bảo Trâm 100%

Trang | 2
LỜI TỰA VÀ LỜI CẢM ƠN

Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh là một môn học phần lớn liên quan đến
những con số nhưng nó chưa bao giờ là khô khan bởi vì nó được áp dụng vào đời sống thực
tiễn rất nhiều. Chính vì thế, việc học hỏi bằng kiến thức lý thuyết đơn thuần sẽ không thể
nào so sánh được với việc trải nghiệm thực tế. Hiểu rõ điều đó, nhóm chúng em đã thực
hiện một cuộc khảo sát về “Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống sinh viên”.
Thông qua Google Biểu Mẫu, đã có 152 bạn sinh viên từ các trường đại học khác nhau đồng
ý chia sẻ cảm nhận của họ về việc sử dụng mạng xã hội. Tuy số lượng này không thể phản
ánh toàn bộ sinh viên nhưng nó cũng phần nào thể hiện sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối
với cuộc sống hằng ngày của họ. Để có thể hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực từ các
thành viên của nhóm thì không thể không nhắc đến sự giúp đỡ của giáo viên, bạn bè. Chúng
em xin chân thành gửi lời cảm ơn này đến:
Giảng viên Hà Văn Sơn - Bộ môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh.
Các bạn, anh, chị sinh viên đã dành thời gian chia sẻ, thực hiện khảo sát này.

Trang | 3
MỤC LỤC
LỜI TỰA VÀ LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................3
PHẦN 1:..................................................................................................................................
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI  ........................................................................................................5
    1.1. Tóm tắt đề tài .............................................................................................................. 5
    1.2. Giới thiệu đề tài ..........................................................................................................5
       1.2.1 Lý do nghiên cứu ...................................................................................................5
       1.2.2 Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................5
       1.2.3 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................5
       1.2.4 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................6
PHẦN 2: .................................................................................................................................
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................6
    2.1. Mục tiêu dữ liệu ..........................................................................................................6
    2.2. Cách tiếp cận dữ liệu ..................................................................................................6
PHẦN 3: .................................................................................................................................
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................
    3.1. Nhóm câu hỏi khái quát ..............................................................................................6
    3.2. Nhóm câu hỏi chính ....................................................................................................9
PHẦN 4: .................................................................................................................................
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN, HẠN CHẾ ...........................................................................22
    4.1. Đề xuất giải pháp ......................................................................................................22
    4.2. Kết luận .................................................................................................................... 23
    4.3. Hạn chế của bài nghiên cứu ......................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................24

Trang | 4
BÀI LUẬN NHÓM 7
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THÓI QUEN SỬ DỤNG VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG
CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN

PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1 Tóm tắt đề tài
Thông tin về thói quen sử dụng và tầm ảnh hưởng của mạng xă hội đối với đời sống hằng
ngày của sinh viên hiện nay.
Nhằm tìm hiểu về thông tin trên nhóm chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát trực
tuyến thông qua công cụ Google Biểu mẫu với 152 sinh viên đến từ các trường Đại học
khác nhau. Qua báo cáo này chúng tôi có thể bước đầu xác định những tác động của mạng
xã hội đối với sinh viên, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích
cực, hướng sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh và hiệu quả hơn.
1.2 Giới thiệu đề tài
1.2.1 Lý do nghiên cứu
Mạng xã hội - một cụm từ không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Mạng xã hội, hay còn có
thể biết đến dưới những tên gọi khác như "cộng đồng ảo" hay "trang hồ sơ", là một trang
web mang mọi người đến với nhau để nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và sở thích, hay làm quen
với những người bạn mới. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ lớn của công nghệ thông
tin nói chung và các trang mạng xã hội nói riêng đã có ảnh hưởng nhất định đến mọi người.
Vì vậy nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài trên với mục đích tìm hiểu về thói quen sử
dụng và sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống thường ngày của sinh viên. Từ đó, đưa
ra đề xuất và giải pháp giúp sinh viên sử dụng hợp lý cũng như bảo vệ bản thân khi sử dụng
mạng xã hội.
1.2.2 Vấn đề nghiên cứu
Dịch vụ mạng xã hội (tiếng Anh gọi là social networking service) là dịch vụ nối kết các
thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không
phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được
gọi là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh,
voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết
với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp
thế giới.
Internet phát triển và đặc biệt là mạng xã hội, đã và đang ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực
và tiêu cực) đến mọi hoạt động thể chất và đời sống tinh thần của sinh viên.
1.2.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Thông tin về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên
- Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên
Trang | 5
- Từ nghiên cứu nhằm đưa ra các phương án để sinh viên sử dụng mạng xã hội đúng cách
1.2.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Bắt đầu tiến hành khảo sát từ ngày … đến ngày … trên Google Form.
- Sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Mục tiêu của dữ liệu
Nghiên cứu về thói quen sử dụng và sự ảnh hưởng của mạng xã hội (tích cực/tiêu cực)
đối với đời sống thường ngày của sinh viên. Từ đó, đưa ra kết luận và một vài giải pháp
giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội đúng mục đích, hiệu quả và giúp các doanh nghiệp hiểu
rõ hơn về thói quen, thời gian sinh viên sử dụng mạng xã hội để áp dụng các chiến dịch
quảng cáo một cách hiệu quả.
2.2 Cách tiếp cận dữ liệu
- Thiết kế bảng câu hỏi trên Google biểu mẫu.
- Đăng form khảo sát lên các group sinh viên UEH trên Facebook, nhờ bạn bè quen biết từ
các trường đại học khác trên địa bàn Việt Nam thực hiện khảo sát.
- Sử dụng các bảng câu hỏi để phân tích thói quen sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
+ Dùng phương pháp thống kê mô tả, thống kê suy diễn để phân tích kết quả khảo sát thu
được.
- Sử dụng dữ liệu sơ cấp.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ liệu, phân tích và tạo bảng xử lí dữ liệu.
- Sử dụng mềm Microsoft Word để phân tích các kết quả khảo sát thu thập được và tiến
hành lập báo cáo cho dự án.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 


3.1. Nhóm câu hỏi khái quát 
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát

Trường đại học Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
UEH 116 76.3 76.32
RMIT 6 3.95 80.27
HUFLIT 3 1.97 82.24
NLU 2 1.32 83.56
UTE 1 0.66 84.21
HCMUT 2 1.32 85.53
FTU2 1 0.66 86.19
BKU 1 0.66 86.85
Trang | 6
HUFI 1 0.66 87.50
Macquarie 2 1.3 88.82
NSW 1 0.66 89.48
USSH 2 1.32 90.79
UEF 1 0.66 91.45
CNTT 1 0.66 92.11
SGU 1 0.66 92.77
Swinburne 1 0.66 93.43
IU 1 0.66 94.08
TDMU 1 0.66 94.74
Greenwich 1 0.66 95.40
VAA 1 0.66 96.06
USSH 1 0.66 96.71
Ryerson 1 0.66 97.37
MC Gill 1 0.66 98.03
ĐH Y khoa
3 1,97 100
Phạm Ngọc Thạch
Tổng số 152 100

UEH RMIT HUFLIT NLU

UTE HCMUT FTU2 BKU

HUFI Macquarie NSW USSH

UEF CNTT SGU Swinburne

IU TDMU Greenwich VAA

USSH Ryerson MC Gill ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát

Năm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Năm 1 95 62.5 62.5

Năm 2 47 30.9 93.4

Năm 3 6 4 97.4

Trang | 7
Năm 4 4 2.6 100

Tổng số 152 100

Nhận xét:
- Số liệu thống kê cho thấy, trong 152 sinh viên thực hiện khảo sát, có tới 116 sinh viên
UEH (chiếm 76.32%), 6 sinh viên RMIT ( chiếm 3.95%), 3 sinh viên HUFLIT ( chiếm
1.97%),còn lại 30 sinh viên đến từ 23 trường đại học khác nhau ( chiếm 17.76% ).
- Ngoài ra, trong 152 sinh viên tham gia khảo sát, số lượng sinh viên năm 1 chiếm
62.5%, sinh viên năm 2 chiếm 30.9%, sinh viên năm 3 chiếm 3.9% và cuối cùng là sinh viên
năm 4 chiếm 2.6%.
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên sử dụng mạng xã hội

Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Đã hoặc đang dùng 151 99.3 99.3


Bạn có sử dụng mãng xã hội không?
Chưa từng 1 0.7 100

Tổng số 152 100

Trang | 8

Đã hoặc đang dùng Chưa từng


Nhận xét:
- Số liệu thống kê cho thấy, gần như tất cả sinh viên đều đã từng hoặc đang sử dụng
mạng xã hội (chiếm 99%), chỉ có 1% sinh viên chưa từng sử dụng mạng xã hội.
3.2. Nhóm câu hỏi chính
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện nền tảng mạng xã hội mà sinh viên thường sử dụng

Mạng xã hội Tần số Phần trăm Phần trăm các trường hợp

Facebook 152 23 100

Instagram 122 18.4 80.3

Tiktok 101 15.3 66.4

Zalo 122 18.4 80.3

Youtube 124 18.7 81.6

Twitter 34 5.1 22.4

Tinder 4 0.6 2.6

Whatsapp 3 0.5 2

Tổng số 662 100

Trang | 9
160

140

120

100

80

60

40

20

0
Facebook Instagram Tiktok Zalo Youtube Twitter Tinder Whatsapp

Nhận Xét:
- Theo khảo sát cho thấy, có 4 nền tảng mạng xã hội được trên 80% sinh viên thường xuyên
sử dụng là Facebook (chiếm 100%),Youtube (chiếm 81.6%), Instagram (chiếm 80.3%),
Zalo (chiếm 80.3%). Ngoài ra, nền tảng Tiktok cũng có tới hơn 50% sinh viên sử dụng
thường xuyên, cụ thể là 66.4%.
- Các nền tảng mạng xã hội khác có khá ít sinh viên lựa chọn sử dụng. Lý do cho hiện tượng
này là bởi vì các ứng dụng mạng xã hội trên như Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,
Tiktok là nguồn cung cấp dữ liệu nội dung đa dạng, dồi dào, tạo cơ hội cho người dùng tiếp
xúc được với nhiều người khác trên thế giới, giao diện đơn giản cùng hướng dẫn chi tiết dễ
sử dụng, đồng thời có bộ phận bảo vệ quyền lợi người sử dụng như báo cáo bài viết chứa
nội dung bạo lực, xâm hại quyền trẻ em, lọc ra những thông tin mình muốn nhìn thấy... Các
ứng dụng còn lại như Whatsapp, Tinder, Twitter không được sử dụng nhiều do giao diện
khá phức tạp, không dễ làm quen, một phần cũng do những ứng dụng này không hỗ trợ thay
đổi ngôn ngữ các tính năng trong app thành tiếng Việt, do đó chỉ có những người hiểu biết
tiếng Anh mới sử dụng được, vì thế khá ít sinh viên Việt Nam sử dụng những ứng dụng này.
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện thiết bị mà sinh viên sử dụng cho mạng xã hội
Phần trăm các
Thiết bị Tần số Phần trăm
trường hợp
Điện thoại 149 49,2 98
Laptop 128 42,3 84,2
Máy tính bảng 24 7,9 15,8
PC 1 0,3 0,7
Tivi 1 0,3 0,7
Tổng số 303 100

Trang | 10
Nhận xét:
- Khảo sát cho thấy, có 2 loại thiết bị được trên 80% sinh viên sử dụng là điện thoại và
laptop trong đó 98% sử dụng điện thoại và 84,2% sử dụng laptop. Ta nhận thấy rằng các
thiết bị này được sử dụng phổ biến vì sự tiện nghi cũng như tính linh hoạt của nó. Ngoài ra,
máy tính bảng được sử dụng ít hơn với 15,8%.
- Các thiết bị khác có sự lựa chọn không cao. Ví dụ như PC hay tivi chỉ được 0,7% sinh viên
sử dụng. Lý do chính là những thiết bị này không đáp ứng được nhu cầu phải ra ngoài nhiều
của sinh viên.
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện những nơi sinh viên thường sử dụng mạng xã hội
Phần trăm các
Nơi Tần số Phần trăm
trường hợp
Nhà 148 40 97,4
Nơi học tập/ làm việc 113 30,5 74,3
Tiệm net 10 2,7 6,6
Nơi công cộng (quán ăn,
98 26,5 64,5
cửa hàng tiện lợi…)
Khách sạn, khu vui chơi,
1 0,3 0,7
rạp chiếu phim…
Tổng số 370 100

Trang | 11
Nhận xét:
- Theo số liệu khảo sát, ba nơi được trên 60% sinh viên sử dụng mạng xã hội là nhà, nơi học
tập/làm việc và nơi đông vui (quán ăn, café, …) với lần lượt là 97,4%, 74,3% và 64,5%.
Điều này đã thể hiện một đặc điểm của mạng xã hội đó là giao lưu, kết nối mọi người với
nhau.
- Ở những nơi khác, mạng xã hội ít được sử dụng hơn. Lí do của hiện tượng này là do sinh
viên lựa chọn những hình thức giải trí khác thay vì mạng xã hội ở những địa điểm này. Đó
có thể là những trò chơi online, xem phim hay nghe nhạc.
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện mục đích sinh viên sử dụng mạng xã hội

Giao lưu
Tán gẫu
Cập nhậ
Hỏi/đáp
Nghe nh
game on
Bày tỏ c
thể hiện
Kinh doa
Mua sắm
Tham gi

Trang | 12
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện sự cần thiết của mạng xã hội đối với sinh viên
Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không cần
9 5,9 5,9
thiết
Không cần thiết 6 4 9,9
Bình thường 25 16,4 26,3
Cần thiết 86 56,6 82,9
Rất cần thiết 26 17,1 100
Tổng số 152 100

Nhận xét:
- Số liệu thống kê cho thấy, sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu để giải trí. Điều này thể
hiện ở 4 mục đích khác nhau được trên 80% sinh viên lựa chọn khi sử dụng mạng xã hội là
giao lưu, kết nối bạn bè (chiếm 81,6%); tán gẫu (chiếm 90,1%); cập nhật tin tức xã hội
(chiếm 84,9%) và nghe nhạc, xem phim (chiếm 80,3%). Ngoài ra, các mục đích khác như
mua sắm, giải đáp thắc mắc, … ít phổ biến hơn. Lý do của hiện tượng đến từ nhu cầu giải trí
cao của sinh viên, đặc biệt là trong thời đại 4.0 với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì
mỗi người đều có thể tiếp cận mạng xã hội dễ dàng.
- Qua thống kê, mạng xã hội chiếm một phần không nhỏ trong đời sống thường ngày của
sinh viên. Phần trăm sinh viên cho rằng mạng xã hội cần thiết là cao nhất với 56,6%. Hơn
nữa, mạng xã hội rất cần thiết đối với 17,1% số lượng sinh viên tham gia khảo sát trong khi
9,9% sinh viên cảm thấy mạng xã hội không hoặc hoàn toàn không cần thiết.
- Trong cuộc sống bận rộn với học tập và công việc, mạng xã hội đóng một vai trò quan
trọng trong việc giải trí của sinh viên. Nó giúp chúng ta thư giãn cũng như kết nối ta với
những người khác.

Trang | 13
Bảng 9: Bảng tần số thể hiện cảm xúc của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội

Cảm xúc Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Mệt mỏi, căng thẳng 2 1,3 1,3
Bình thường 104 68,4 69,7
Vui sướng, thích thú 46 30,3 100
Tổng số 152 100

Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Không ảnh hưởng 11 7,2 7,2
Tiêu cực 1 0,7 7,9
Tích cực 20 13,2 21,1
Cả tiêu cực lẫn tích cực 116 76,3 97,4

Không biết 4 2,6 100


Tổng số 152 100

Trang | 14
Nhận xét:
- Thông qua dữ liệu khảo sát, đa phần sinh viên cảm thấy bình thường khi sử dụng mạng xã
hội (68,4%). Tiếp đó, số lượng sinh viên cảm thấy vui sướng và thích thú cũng chiếm một
phần đáng kể (30,3%). Chỉ 2 trong số 152 sinh viên (1,3%) cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Qua đó ta có thể thấy rằng phần lớn sinh viên không để mạng xã hội gây áp lực tinh thần lên
bản thân họ.
- Với câu hỏi bao quát hơn, dường như đa phần sinh viên đều chịu cả ảnh hưởng tiêu cực
lẫn tích cực với mạng xã hội (76,3%). Một số thì cảm thấy mạng xã hội mang lại điều tích
cực khi sử dụng nó (13,2%). Một số ít hơn không cảm thấy sự ảnh hưởng rõ rệt từ nó (7,2%)
hay thậm chí không biết (2,6%). Chỉ 1 trong 152 sinh viên cho rằng mạng xã hội không đem
lại gì ngoài tiêu cực (0,7%).
=> Dù phần lớn sinh viên chịu ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực nhưng họ cân bằng cảm xúc
của họ rất tốt.
Bảng 11: Bảng tần số thể hiện những ảnh hưởng tích cực mà mạng xã hội có thể
mang lại cho sinh viên
Phần trăm các
Ảnh hưởng Tần số Phần trăm
trường hợp
Tích lũy thêm kiến thức 127 20,2 83,6
Dễ dàng mở rộng các mối quan hệ 110 17,5 72,4
Hỗ trợ cho việc học tập, sinh hoạt 117 18,6 77
Giải trí hiệu quả 133 21,1 87,5
Trao đổi, liên lạc nhanh chóng, tiện 120 19,1 78,9
lợi
Kinh doanh và quảng cáo thương hiệu 22 3,5 14,5
miễn phí
Tổng số 629 100

Trang | 15
Bảng 12: Bảng tần số thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực mạng xã hội có thể mang
lại cho sinh viên
Phần trăm các
Ảnh hưởng Tần số Phần trăm
trường hợp
Suy giảm sức khỏe 84 10,8 55,3
Lãng phí thời gian 134 17,2 88,2
Tiếp xúc với nguồn tin không chính xác 107 13,7 70,4
Giảm tương tác giữa người với người 61 7,8 40,1
Xao lãng mục tiêu cá nhân 93 11,9 61,2
Lơ là, mất tập trung trong học tập, công 130 16,7 85,5
việc
Nguy cơ trầm cảm 44 5,6 28,9
Bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo 78 10,1 51,3
Bạo lực trên mạng 48 6,2 31,6
Tổng số 779 100

Nhận xét:
- Khảo sát về ảnh hưởng tích cực cho thấy có 5 trong 6 ảnh hưởng mà nhóm đưa ra được
phần lớn sinh viên đồng tình với số phần trăm trong mỗi trường hợp gần nhau. Đó chính là
tích lũy kiến thức (83,6%), mở rộng mối quan hệ (72,4%), hỗ trợ việc học tập, sinh hoạt

Trang | 16
(77%), giúp giải trí hiệu quả (87,5%), trao đổi, liên lạc nhanh chóng (78,9%). Về việc kinh
doanh và quảng cáo thương hiệu miễn phí, sinh viên cho rằng không thu hút họ lắm khi
phần trăm chọn của mỗi người chỉ là 14,5%.
- Khảo sát về ảnh hưởng tiêu cực nổi bật lên với 2 ảnh hưởng trên 80% sinh viên lựa chọn là
lãng phí thời gian (88,2%) và mất tập trung học tập, làm việc (85,5%). Bên cạnh đó, việc dễ
tiếp xúc với nguồn tin không chính xác cũng khiến cho sinh viên cảm thấy tiêu cực với
không ít phần trăm bình chọn (70,4%). Ngoài ra, các ảnh hưởng còn lại như: nguy cơ trầm
cảm, bạo lực trên mạng, bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo, … ít phổ biến hơn nhưng cũng rất
đáng kể.
=> Mạng xã hội tuy mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng cũng đồng thời gây không
ích điều tiêu cực lên sinh viên.
Bảng 13: Bảng tần số thể hiện thời điểm sinh viên sử dụng mạng xã hội

Thời điểm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Lúc rãnh rỗi 89 58,6 58,6
Khi thức dậy 5 3,3 61,9
Khi đang học tập, làm việc 6 3,9 65,8
Khi chuẩn bị đi ngủ 9 5,9 71,7
Bất cứ khi nào có thể 43 28,3 100
Tổng số 152 100

Bảng 14: Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình mỗi ngày một sinh viên dành cho
mạng xã hội

Thời gian Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Dưới 1 giờ 7 4,6 4,6
1 giờ - 3 giờ 61 40,1 44,7

Trang | 17
3 giờ - 5 giờ 55 36,2 80,9
5 giờ - 7 giờ 18 11,8 92,7
Trên 7 giờ 11 7,3 100
Tổng số 152 100

Nhận xét:
- Theo số liệu khảo sát, chỉ có ít sinh viên sử dụng mạng xã hội khi đang học tập, làm việc,
trước giấc ngủ cũng như mới thức dậy với số phần trăm lần lượt là 3,9%; 5,9% và 3,3%.
Tuy nhiên, có tới 58,6% sinh viên dùng mạng xã hội khi họ rảnh rỗi và 28,3% cho biết họ
sử dụng nó bất cứ khi nào có thể.
- Theo khảo sát về số giờ trung bình mỗi ngày mà một sinh viên dành cho mạng xã hội, 1
giờ tới 3 giờ và 3 giờ tới 5 giờ là hai lựa chọn được sinh viên đồng ý nhất với phần trăm lượt
chọn gần bằng nhau là 36,2% và 40,1%. Có 4,6% sinh viên cho biết họ chỉ sử dụng mạng xã
hội dưới 1 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng sinh viên sử dụng nó từ 5 giờ trở lên mỗi ngày
cũng chiếm một phần không nhỏ với 19,1%.
=> Mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày
của sinh viên.
Bảng 15: Bảng tần số thể hiện nhận biết của sinh viên về mức độ nghiện mạng xã hội
của bản thân

Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Có 56 36,8 36,8
Bạn có nghiện mạng xã hội
Không 52 không?
34,2 71
Không biết 44 29 100
Tổng số 152 29% 100
36.8%

34.2%
Trang | 18

Có Không Không biết


Nhận xét:
- Trên tổng số 152 sinh viên tham gia khảo sát thì có gần 37% (36,8%) sinh viên cho rằng
bản thân bị “nghiện mạng xã hội” và hơn 34% (34,2%) sinh viên không gặp tình trạng trên.
Còn lại 29% sinh viên không thể xác định rằng bản thân có mắc phải chứng nghiện mạng xã
hội hay không.
Bảng 16: Bảng tần số thể hiện những lí do mạng xã hội gây nghiện
Phần trăm các
Lý do Tần số Phần trăm
trường hợp
Nhu cầu thể hiện bản thân 81 16,5 53,3
Sợ bị bạn bè chê lạc hậu, thiếu hiểu biết 64 13 42,1
Giải tỏa cảm xúc 98 20 64,5
Trốn khỏi thế giới thực 88 17,9 57,9
Sợ cô đơn, lạc lõng 80 16,3 52,6
Không thể kiềm chế sự yêu thích đối với
77 15,7 50,7
MXH
Lí do khác 3 0,6 2,1
Tổng số 491 100

Nhu cầu thể hiện bản thân 81 (53,3%)

Sợ bị bạn bè chê lạc hậu, thiếu hiểu biết 64 (42,1%)

Giải tỏa cảm xúc 98 (64,5%)

Trốn khỏi thế giới thực 88 (57,9%)

Sợ cô đơn, lạc lõng 80 (52,6%)

Không thể kiềm chế sự yêu thích đối với MXH 77 (50,7%)

Lí do khác 3 (2,1%)

0 20 40 60 80 100 120

Nhận xét:

Trang | 19
Từ kết quả thu thập được dễ nhận thấy rằng cả 6 lý do chúng tôi đưa ra đều khiến sinh
viên dễ nghiện mạng xã hội. Trong đó, không có gì phải thắc mắc khi lý do giải tỏa cảm xúc
chiếm tỉ lệ cao nhất khi xuất hiện trong 64,5% câu trả lời. Xếp thứ hai trong số những lý do
mạng xã hội gây nghiện là giúp bản thân trốn khỏi thế giới thực chiếm 57,9%. Ba lý do: nhu
cầu thể hiện bản thân; sợ cô đơn, lạc lõng trong cộng đồng và không thể kiềm chế sự yêu
thích của bản thân đối với mạng xã hội cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong số các câu trả lời của
các bạn sinh viên lần lượt là 53,3%; 52,6% và 50,7%. Và lý do sợ bị bạn bè xung quanh chê
lạc hậu, thiếu hiểu biết chiếm tỉ lệ thấp nhất trong số các câu trả lời là 42,1%. Ngoài ra còn
một vài lý do khác như: giết thời gian, nhu cầu kết nối với xã hội,... chiếm tỉ lệ rất thấp.
Bảng 17: Bảng tần số thể hiện nhận biết của sinh viên về sự ảnh hưởng của mạng xã
hội đối với sức khỏe bản thân

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Ảnh hưởng rất nhiều 72 47,4 47,4
Ít ảnh hưởng 32 21 68,4
Không ảnh hưởng gì 43 28,3 96,7
Không biết 5 3,3 100
Tổng số 152 100

Mức độ ảnh hưởng sức khỏe


3.3%

28,3%

47.4%

21%

Ảnh hưởng rất nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng gì Không biết
Bảng 18: Bảng tần số thể hiện những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mạng xã hội
Phần trăm các
Hậu quả Tần số Phần trăm
trường hợp
Suy giảm thị lực 133 26,3 87,5
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai 80 15,8 52,6
Thường mất tập trung,
118 23,3 77,6
căng thẳng, mệt mỏi
Suy giảm trí nhớ, đầu óc
89 17,6 58,6
chậm chạp

Trang | 20
Hay mất ngủ 86 17 55,3
Tổng số 506 100

Suy giảm thị lực


133 (87,5%)

Hoa mắt, chóng mặt, ù tai


80 (52,6%)

Thường mất tập trung, căng thẳng, mệt mỏi


118 (77,6%)

Suy giảm trí nhớ, đầu óc chậm chạp


89 (58,6%)

Hay mất ngủ


86 (55,3%)

0 20 40 60 80 100 120 140

Nhận xét:
- Trong 152 sinh viên tham gia khảo sát, phần lớn sinh viên đưa ra lựa chọn rằng mạng xã
hội có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân (68,4%), phần trăm sinh viên cho rằng mạng
xã hội không ảnh hưởng gì đến sức khỏe là 28,3% và chỉ có 5 sinh viên (3,3%) không biết
mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân hay không.
- Hậu quả của việc nghiện mạng xã hội có số lượng sinh viên lựa chọn cao nhất (87,5%) là
suy giảm thị lực. Biểu hiện cơ thể thường mất tập trung, căng thẳng, mệt mỏi cũng được số
lượng lớn sinh viên đồng ý (77,6%). Ba biểu hiện về những ảnh hưởng xấu của mạng xã hội
đến sức khỏe còn lại được hơn 50% sinh viên lựa chọn là hoa mắt, chóng mặt, ù tai (52,6%);
suy giảm trí nhớ, đầu óc chậm chạp (58,6%) và mất ngủ (55,3%).
 Đa số sinh viên các trường đại học đều đã hoặc đang gặp ít nhất 1 trong số 6 biểu
hiện trên khi dành nhiều thời gian cho mạng xã hội.
Bảng 19: Bảng tần số thể hiện quan điểm của sinh viên đối với nhận định “Sinh viên
thường xuyên lạm dụng thời gian trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả
học tập hơn là ảnh hưởng tích cực”
Quan điểm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Đúng 102 67,1 67,1
Sai 50 32,9 100
Tổng số 152 100

Trang | 21
32.9%

Đúng
Sai
67.1%

Nhận xét:
Có hơn 2/3 số lượng sinh viên tham gia khảo sát đồng ý với nhận định “Sinh viên thường
xuyên lạm dụng thời gian trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập hơn
là ảnh hưởng tích cực” và tỉ lệ sinh viên không đồng tình với nhận định trên là 32,9%.
 Việc thường xuyên dành nhiều thời gian trên mạng xã hội tác động tiêu cực đến
chất lượng học tập, làm việc của nhiều sinh viên hiện nay.

PHẦN 4: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN, HẠN CHẾ 


4.1 Đề xuất giải pháp 
Chứng “nghiện mạng xã hội” đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng
ngày của hầu hết sinh viên. Do đó, chúng ta phải biết cách sử dụng mạng xã hội một cách
hữu ích và khôn ngoan, để cuộc sống tránh bị tác động theo chiều hướng tiêu cực. Để hạn
chế thời gian sử dụng mạng xã hội, chúng tôi đề xuất một vài giải pháp như sau: 
 Gỡ bỏ các ứng dụng mạng xã hội 
Nếu việc học tập hoặc công việc không đòi hỏi phải dùng mạng xã hội, chúng ta có
thể thử giải pháp này vì những ứng dụng mạng xã hội được thiết kế vô cùng thuận tiện
để người dùng dễ dàng truy cập vào mọi lúc mọi nơi và vào kiểm tra ngay lập tức mỗi
khi có bất kỳ thông báo nào dù nó có quan trọng hay không. Tuy rằng việc xóa bỏ các
ứng dụng mạng xã hội có thể không hiệu quả vì chúng ta vẫn có thể truy cập chúng bằng
các thiết bị điện tử khác, nhưng chắc chắn rằng việc làm đó sẽ giúp tần suất sử dụng
mạng xã hội giảm rõ rệt. 
 Cài đặt tính năng giới hạn thời gian sử dụng cho các ứng dụng mạng xã hội 

Đặt ra giới hạn tối ưu nhất để tối thiểu thời gian sử dụng mạng xã hội sẽ là động lực
để chúng ta tìm hiểu, tham gia và phát triển những khía cạnh khác của bản thân 

Trang | 22
 Tìm những điều thú vị hơn mạng xã hội 
Việc tìm ra những điều thú vị hơn mạng xã hội sẽ là động lực để chúng ta tìm tòi và
khám phá những điểm mạnh của bản thân. Những gợi ý hàng đầu luôn là đọc sách, chơi
thể thao, xem phim hoặc ra ngoài cùng bạn bè, gia đình và tận hưởng khoảng thời gian
dành cho nhau. 
4.2 Kết luận   
Sau khi tiến hành khảo sát ý kiến của 152 học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM về dự
án nghiên cứu “Tầm ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống sinh viên”. Chúng tôi đưa
ra kết luận chính sau: 
 Với sự phát triển của công nghệ, Internet và mạng xã hội ngày càng phổ biến
rộng rãi hơn. Dựa vào các kết quả số liệu cho ra từ khảo sát, hầu hết sinh viên
(99,3%) đã và đang sử dụng nền tảng trực tuyến này cho nhiều mục đích khác
nhau. Mạng xã hội đáp ứng những nhu cầu cơ bản như kết bạn, giao lưu mở
rộng các mối quan hệ, kinh doanh hoặc cập nhật tin tức của mọi người. Tuy
nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ dễ bị nghiện và kèm theo đó là những tác hại
tiêu cực cho chúng ta. Bằng những số liệu thực tế và những phân tích cụ thể,
nhóm tôi đã nhận thấy được những lý do nghiện mạng xã hội cũng như những
hậu quả ảnh hưởng đến đời sống sinh viên. Từ đó đưa ra những định hướng,
một vài giải pháp cụ thể phù hợp với mục tiêu đã đề ra của cuộc nghiên cứu
như sau: 
 Hãy gỡ bỏ các ứng dụng mạng xã hội nếu không thực sự cần thiết 
 Cài đặt tính năng giới hạn thời gian sử dụng cho các ứng dụng mạng xã hội 
 Tìm  kiếm những điều thú vị, mới mẻ  hơn mạng xã hội trong cuộc sống 
4.3 Hạn chế 
-  Vì lý do tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay mà nhóm chúng tôi mà chỉ có thể thu thập
dữ liệu trực tuyến thông qua công cụ Google Forms nên số lượng mẫu còn khá hạn chế. 
- Vì mẫu khảo sát online nên nhóm không thể kiểm soát được sự trung thực của sinh viên
nên có vài mẫu trả lời cho có, không thực sự giúp ích cho bài nghiên cứu và làm nhiễu loạn
chỉ số nghiên cứu.  
- Nhóm còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể đưa ra đề xuất, giải
pháp hoàn toàn tối ưu, trình bày dự án chưa đủ bắt mắt.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Sách tham khảo: Giáo trình môn “Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh”.

Trang | 23
 Bào báo cáo về xu hướng sử dụng mạng xã hội của thế hệ trẻ hiện nay – Marketing
AI.vn
https://marketingai.vn/giai-ma-xu-huong-su-dung-mang-xa-hoi-cua-cac-the-he-
nguoi-tieu-dung-viet-nam-trong-nua-dau-nam-2020/
 “Cơn lốc” mạng xã hội và giới trẻ Việt trong thời kỳ chuyển đổi số - VOV.vn
https://vov.vn/xa-hoi/con-loc-mang-xa-hoi-va-gioi-tre-viet-trong-thoi-ky-chuyen-doi-
so-post915657.vov
 “Mạng xã hội có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên không?”
– UNICEF Việt Nam
https://www.unicef.org/vietnam/vi/nhung-cau-chuyen

Trang | 24

You might also like