You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM Mã hoá: BMCNMLN /K.

CT-L
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT Ban hành lần: 01
BỘ MÔN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Hiệu lực từ: 1/7/2021
Tổng số trang:02

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (TRỰC TUYẾN)

1. QUY ĐỊNH CHUNG:


- Số lượng thành viên tham gia từ 1 đến 7 sinh viên (cá nhân hoặc nhóm sinh viên)
- SINH VIÊN XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪ WEB KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
http://kctl.hufi.edu.vn/tin-tuc-hoat-dong/thong-bao-to-chuc-danh-gia-cuoi-hoc-ky-bang-
hinh-thuc-bai-tap-lonbai-tap-du-an-va-bieu-mau-huong-dan?&lang=vi
2. QUY ĐỊNH VỀ BỐ CỤC BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
Lời cảm ơn ( không bắt buộc)
LỜI CAM ĐOAN
Phần 1: MỤC LỤC
Phần 2: PHẦN MỞ ĐẦU
+ Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (Lý do lựa chọn đề tài),
+ Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài,
+ Phạm vi nghiên cứu,
+ Phương pháp nghiên cứu…
Phần 3: PHẦN NỘI DUNG – Tên Đề tài
Tùy theo nội dung đề tài mà các Mục có thể được chia thành chương hoặc đánh số thứ tự 1,2…
(in hoa, đậm, thẳng), tiểu mục thể hiện là 1.1; 1.2,… 2.1; 2.2…. (chữ thường, đậm) và tiểu tiết
thể hiện là 1.1.1, 1.2.1,…. (chữ thường, nghiêng).
Phần 4: PHẦN KẾT LUẬN
Phần này tóm tắt lại vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề, nêu ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa
khoa học, những gì còn tồn tại chưa giải quyết được và phương hướng để phát triển đề tài.
Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo (Bắt buộc phải có): Đánh số thứ tự 1.; 2.; 3.... . Chỉ nêu các tài liệu được
trích dẫn gốc, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong bài tiểu luận.

1
NỘI DUNG
Đề tài 1: Phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện thành lập Đảng, những
nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành
lập Đảng Cô ̣ng sản Viêṭ Nam. Liên hệ thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong công tác phòng chống dịch bệnh Covis – 19 hiện nay
Đề tài 2: Phân tích những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và thái độ chính trị
của các giai cấp và tầng lớp sau khi thực dân Pháp xâm lược. Liên hệ thực tiễn về vai trò của giai
cấp công nhân trong xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Đề tài 3: Vì sao Đảng ta khẳng định giai đoạn 1936 – 1939 là thời kỳ đấu tranh dân chủ? Anh/chị
phân tích hoàn cảnh lịch sử để làm rõ quan điểm trên. Từ đó nêu lên những chủ trương của
Đảng và kết quả thực hiện chủ trương trong giai đoạn này.
Đề tài 4: Căn cứ nào để Đảng ta khẳng định sau cách mạng tháng 8 năm 1945 vận mệnh dân tộc
như “ngàn cân treo sợi tóc”? Hãy chứng minh quan điểm trên. Từ đó phân tích chủ trương của
Đảng nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức.
Đề tài 5: Bằng kiến thức đã học, anh/ chị hãy làm rõ những yếu tố thời cơ trong Cách mạng
tháng 8 năm 1945. Qua đó phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách
mạng tháng 8.
Đề tài 6: Cơ sở nào để Đảng ta triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951)?
Anh (chị) hãy phân tích chủ trương của Đảng trong Đại hội II. Kết quả thực hiện chủ trương.
Đề tài 7: Thắng lợi nào của cách mạng Việt Nam được đánh giá là một chiến công vĩ đại của dân
tộc trong thế kỷ XX và “đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng
lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân”. Hãy cho biết đó là
thắng lợi nào của cách mạng Việt Nam? Bằng kiến thức đã học, anh/ chị hãy nêu rõ diễn biến, kết
quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng trên. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với bản thân.
Đề tài 8: Theo anh/chị, Đại hội nào được xác định “là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”? Vận dụng kiến thức đã học để phân tích nội
dung, kết quả, ý nghĩa Đại hội.
Đề tài 9: Theo anh/chị vì sao đế quốc Mỹ quyết định mở rộng quy mô chiến tranh trên phạm vi
cả nước trong giai đoạn 1965 - 1968? Hãy làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn này.
Đề tài 10: Phân tích ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã thể hiện tinh thần yêu
nước như thế nào của nhân dân Việt Nam? Hãy làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân. Từ đó
liên hệ bản thân về phát huy truyền thống yêu nước trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài 11: Nhân dân ba nước Đông Dương đã thể hiện tinh thần đoàn kết như thế nào trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ? Bằng kiến thức đã học, anh/ chị hãy làm rõ yếu tố đoàn kết của
nhân dân ba nước Đông Dương. Từ đó liên hệ thực tiễn về tinh thần đoàn kết của ba nước Việt
Nam, Lào, Campuchia trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 hiện nay.
Đề tài 12: Phân tích quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng CSVN từ tại Đại hội
lần thứ X, XI, và chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Đại hội Đảng lần thứ XII. Qua đó làm rõ các điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Đề tài 13: Phân tích quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau đại thắng mùa xuân
năm 1975. Trên cơ sở đó làm rõ những thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng, hoàn thiện
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
Đề tài 14: Theo anh/chị Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) được triệu tập với tinh thần như thế
nào? Hãy làm rõ những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế tại Đại hội VI. Từ đó
chỉ ra những kết quả đạt được của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 –
2006.
Đề tài 15: Phân tích nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
năm 1991. Quá trình vận dụng Cương lĩnh trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc ở
2
Việt Nam hiện nay. Bản thân cần làm gì để góp phần thực hiện thành công chính sách đại đoàn
kết dân tộc.
Đề tài 16: Tại Hội nghị Trung ương 8 (11- 2013) đã ra Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Anh/ chị hãy phân tích nội dung và ý
nghĩa Hội nghị. Thông qua nội dung Hội nghị, hãy làm rõ những thành tựu, hạn chế trong lĩnh
vực giáo dục Việt Nam và những hành động của bản thân nhằm nâng cao chất lượng ngành giáo
dục.
Đề tài 17: Hội nghị Trung ương 8 (10-2018) đề ra Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy làm rõ vai
trò của kinh tế biển, những quan điểm chỉ đạo, chủ trương của Đảng trong Hội nghị về phát triển
kinh tế biển và những đóng góp của bản thân nhằm thực hiện thành công chủ trương của Hội
nghị.
Đề tài 18: Vì sao Đảng ta khẳng định: Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung
việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân gắn kết chặt chẽ nguồn nhân lực với phát
triển và ứng dụng và khoa học công nghệ là một khâu đột phá chiến lược trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020”? Hãy chứng minh quan điểm trên. Liên hệ trách nhiệm
của bản thân.
Đề tài 19: Vì sao Đảng ta khẳng định ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của nền kinh tế quốc
gia? Bằng kiến thức đã học, anh/ chị hãy làm rõ vai trò của kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam. Những thành tựu, hạn chế trong phát triển nông nghiệp. Từ đó đưa ra những đánh giá của
bản thân trong phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Đề tài 20: Phân tích thực trạng và những quan điểm của Đảng ta về công tác bảo vệ môi trường
ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ bản thân trong nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2021


Phụ trách Học phần
( đã ký)

T.S Nguyễn Thị Tú Trinh

You might also like