You are on page 1of 5

1.

Khái niệm
Đo lường (measurement) là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật
hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mức, có khả năng trình bày kết quả
dưới dạng thông tin định lượng hoặc định tính.
 Định nghĩa khác nhau về đo lường:
• “Đo lường là gắn các con số vào các cá thể theo một quy tắc có hệ thống để
biểu diễn các đặc tính của các cá thể đó”
(Allen M.J và Yen W.M., 1979).
• Đo lường là lượng hóa một đặc điểm hoặc khía cạnh nào đó của đối tượng
để từ đó có thể miêu tả hay “đánh giá” đối tượng.
(Griffin, 1993).
• “Đo lường là tiến trình đạt được sự mô tả bằng số lượng về mức độ mà một
cá nhân làm được trong một lĩnh vực cụ thể.”
(Gronlud, 1971).
• “Đo lường trong giáo dục là phương tiện để thu thập, phân tích dữ liệu về
đặc tính, hành vi con người một cách có hệ thống làm cơ sở cho những hành
động thích hợp”.
(K.Stordahl, 1967).

2. Đo lường trong giáo dục


 Khái niệm:
 Đo lường trong giáo dục (Educational measurement) là một nhánh
khoa học sử dụng việc đánh giá và phân tích số liệu đánh giá trong
giáo dục để suy ra năng lực, trình độ của người được đánh giá.
 Thao tác đo lường trong giáo dục thường là tiến hành các bài kiểm tra
trên các thí sinh bằng trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận rồi phân
tích kết quả của các bài kiểm tra để ước lượng rút ra các con số bằng
đặc trưng cho các câu hỏi và năng lực của thí sinh.
 Quy trình đo lường trong giáo dục:
 Xác định khái niệm cần đo
 Tháo tác hóa khái niệm
 Chọn thang đo
 Thiết kế công cụ đo
 Tiến hành đo và thu thập dữ liệu
 Phân tích kết quả
 Ba nguyên tắc căn bản:
o Quan sát từ nhiều kênh khác nhau
o Kết quả phải được chuyển đổi thành các con số
o Các quan sát phải được kiểm soát

3. Các loại hình khung tham chiếu để giải thích kết


quả đo lường
 Tham chiếu khả năng (Ability-referenced)
 Kết quả kiểm tra của học sinh được so sánh với những gì người ta tin
rằng học sinh có thể làm được dựa trên khả năng của mình.
 Ưu điểm: Có thể giúp giáo viên và học sinh đánh giá được một phần
nào khả năng của học sinh. Từ đó đưa ra những phương pháp học tập
phù hợp hơn.
 Hạn chế:
o Rất khó để có được ước tính chính xác về khả năng của học sinh, Khó
đánh giá chính xác với những học sinh nghèo khó, khuyết tật, tiếp xúc
với công nghệ ít,...
o Có nhiều biến số ảnh hưởng đến kết quả của bài kiểm tra khả năng.
 Tham chiếu tăng trưởng (Growth-referenced)
 So sánh điểm kiểm tra của sinh viên sau khi được hướng dẫn nội dung
có liên quan trong bài kiểm tra với điểm số từ một bài kiểm tra tương
tự được đưa ra trước khi giảng dạy.
 Ưu điểm: Phản ánh về mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh giúp
giáo viên có thể thay đổi phương pháp dạy tối ưu hơn.
 Hạn chế:
o Ở lỗi đo lường: liên quan đến tất cả các yếu tố khiến một học sinh
thực hiện bài kiểm tra theo cách khác với cách mà học sinh đó nên
thực hiện.
o Liên quan đến bản chất của đường cong học tập.
o Tùy vào thời gian, hoàn cảnh mà có thể sự tiếp thu bài học của học
sinh không được đều, khó theo dõi và đánh giá.
 Tham chiếu định mức (Norm-referenced)
 So sánh điểm số mà một học sinh nhận được trong bài kiểm tra với
điểm số từ một số nhóm định mức.
 Ưu điểm: Đánh giá trên diện rộng, quy mô lớn với nhiều nơi khác
nhau, nhiều học sinh.
 Hạn chế:
o Cần nhóm định mức đủ lớn để làm đại diện và được mô tả rõ ràng.
o Các diễn giải tham chiếu định mức thường không cho chúng ta biết
nhiều về những kỹ năng mà học sinh đã thành thạo.
 Tham chiếu tiêu chí (Criterion - referenced)
 So sánh điểm của học sinh với một số tiêu chuẩn hoặc tiêu chí định
sẵn.
 Ưu điểm: có tiêu chí định sẵn từ đó dễ dàng so sánh xem học sinh đã
đạt được tiêu chí chưa , đang ở mức độ nào, còn phần nào chưa đạt để
học sinh nâng cao bản thân.
 Hạn chế:
o SV có thể bị thiệt thòi vì giáo viên giảng dạy kém => SV làm bài
kém
o Một bài kiểm tra có thể được thiết kế khó hơn tiêu chuẩn
o Nó không thể được áp dụng cho tất cả các tình huống.
o GV có một hệ tiêu chí có sẵn nhưng không xây dựng được 1 danh
sách các mục tiêu và bao quát được các mục tiêu đó trong bài kiểm
tra.
4. Câu hỏi
1. Sắp xếp các bước trong quy trình đo lường:
a. Xác định khái niệm cần đo; chọn thang đo; thiết kế công cụ đo; thao tác hóa
khái niệm; tiến hành đo và thu thập dữ liệu; phân tích kết quả.
b. Phân tích kết quả; xác định khái niệm cần đo; chọn thang đo; thiết kế công
cụ đo; thao tác hóa khái niệm; tiến hành đo và thu thập dữ liệu; phân tích kết
quả.
c. Xác định khái niệm cần đo; thao tác hóa khái niệm; chọn thang đo; thiết kế
công cụ đo; tiến hành đo và thu thập dữ liệu; phân tích kết quả.
d. Xác định khái niệm cần đo; thiết kế công cụ đo; chọn thang đo; thao tác hóa
khái niệm; tiến hành đo và thu thập dữ liệu; phân tích kết quả.

2. Khung tham chiếu nào có khó khăn chính với cách tiếp cận này là rất khó để
có được ước tính chính xác về khả năng của học sinh?
a. Tham chiếu định mức
b. Tham chiếu tăng trưởng
c. Tham chiếu khả năng
d. Tham chiếu tiêu chí

3. Khung tham chiếu nào rất khó có thể ước tính chính xác về khả năng của
người học?
a. Tham chiếu tăng trưởng.
b. Tham chiếu định mức.
c. Tham chiếu khả năng.
d. Tham chiếu tiêu chí.

4. Ưu điểm của tham chiếu tiêu chí là:


a. Sử dụng được cho tất cả các tình huống
b. Học sinh dễ đạt được điểm cao
c. Bao quát nhiều mục tiêu cần được đạt trong bài kiểm tra với một định mức
thời gian nhất định
d. Xếp hạng được học sinh theo các mức

You might also like