You are on page 1of 12

HOÁN DỤ

I – KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Hoán dụ là gì ?

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt.

Ví dụ :                                                
- Đứng lên, thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn 
(Tố Hữu)
– Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay gây dựng một sơn hà.
(Hồ Chí Minh)
2. Các kiểu hoán dụ
Do quan hệ giữa hai sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi nhau trong
thực tế nên căn cứ vào quan hệ cụ thể giữa hai sự vật, hiện tượng ta có mấy kiểu hoán dụ
sau đây :
+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể :
Ví dụ :
Đầu xanh đã tội tình gì ?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Nguyễn Du)
Đầu xanh và má hồng đều chỉ Kiều.
+ Lấy vật chứa đựng để chỉ sự vật được chứa đựng :
Ví dụ :                   
Cả làng quê, đường phố
Cả lớn nhỏ, gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.
(Thanh Hải)
Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
 + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng :
Ví dụ :
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng.
(Tố Hữu)

Trăm và nghìn đều là những số cụ thể được dùng để thay cho số


nhiều.

Phép hoán dụ chính là một cách phát hiện ra đặc điểm có thực,
tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng được miêu tả mà người khác chưa
nghĩ đến, gây cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, bất
ngờ, thú vị về sự vật, hiện tượng đó.
II. BÀI TẬP

1. Cho đoạn thơ sau :


“Còi máy gọi bến tàu, hầm mỏ
Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.”
(Tố Hữu)
a) Trong đoạn thơ trẽn, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để
làm phép hoán dụ ?
b) Phép hoán dụ ở đây nhằm chỉ đối tượng nào ?
c) Tác dụng của các phép hoán dụ trong đoạn thơ.
1.
a) Học sinh xem lại bài học về hoán dụ và các kiểu hoán dụ, sau đó đọc kĩ đoạn thơ để
nắm chắc nội dung và có cảm xúc để tìm các từ ngữ có sử đụng phép hoán dụ.

Dựa vào sự gần gũi giữa hai đối tượng, các từ : còi máy, bến tàu,
hầm mỏ, Hòn Gai, Đất Đỏ, áo xanh đều là từ ngữ hoán dụ để chỉ
công nhân. Áo nâu, nông thôn và thị thành cũng đều là các từ ngữ
hoán dụ.

b) Dựa vào kết quả trên, học sinh hã thay vào các từ ngữ trong
đoạn thơ để chỉ đúng đối tượng.

c) Tác giả muốn tránh lặp lại, đồng thời thay đổi nhiều tên gọi
khác nhau làm cho câu thơ, đoạn thơ sinh động, uyển chuyển.
2.
a) Học sinh trả lời câu hỏi sau đây để tìm lời giải.
– Các từ tay thay thế cho những ai ? Quan hệ giữa tên gọi (tay) và đối
tượng cần biểu thị là quan hệ gì ? Đây có phải lấy bộ phận để chỉ toàn
thể không ?
– Búa liềm thay cho ai ? Súng gươm thay cho kẻ nào ? Đây có phải là
lấy vật dụng để chỉ người không ? Theo đó học sinh tự giải bài tập
này.
– Học sinh thấy có giống như tác dụng ở câu (c) Bài tập 1 không ?

3. Trừ những hoán dụ đã dẫn trong bài học, học sinh chú ý đọc kĩ
những bài thơ trong sách giáo khoa gồm ba bài trích giảng và các bài
đọc thêm rồi tìm các hoán dụ để kiểm tra hiểu biết của mình.
4. Yêu cầu ở đây là phải chỉ ra được những hoán dụ tiêu biểu, có giá trị.
Cụ thể đọc lên là phải hiểu ngay, phải độc đáo, phải gợi cảm.
Ví dụ :
– Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
– Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn.
Đây là những ví dụ tiêu biểu.
5.
Học sinh cần nhớ không chỉ trong Văn thơ, trong giao tiếp hằng
ngày mà hoán dụ xuất hiện thường xuyên và ở khắp mọi lúc, mọi
nơi.
Ví dụ : Mọi người đều có tên riêng cả, nhưng khi gọi tên người ta ít
khi gọi đích danh mà lấy các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ để gọi. Cách
gọi như thế chính là hoán dụ. Chào đại uý, chào thầy giáo, chào bấc
sĩ đều là hoán dụ cả.
Những hoán dụ này chỉ xuất hiện trong một hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể và có giá trị lâm thời. Học sinh hãy gọi tên một người nào đó
bằng vật dụng, bằng đặc điểm ngoại hình, bằng chức vụ, bằng nghề
nghiệp. Những trường hợp này đều là hoán dụ.
ĐỀ : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Đoạn thơ là lần thức dậy thứ mấy của anh đội viên ? Tại sao
trong bài thơ tác giả chỉ kể lại lần thứ nhất và lần thứ ba thức dậy
của anh?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của
em đối với Bác Hồ.
Câu 1 - Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ
- Tác giả: Minh Huệ

Câu 2 - Lần thức dậy của anh đội viên trong đoạn thơ: lần thứ nhất.
- Vì: Trong đêm ấy anh đã nhiều lần tỉnh thức và lần nào cũng
chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm
trạng và cảm nghĩ của anh mới có sự chuyển biến rõ rệt.
Câu 3 - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (Người cha)
- Tác dụng: Tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu
cảm cao và tính hàm súc cao-> Bác như người cha
người mẹ chăm lo cho những đứa con nhỏ. Đó hẳn là
tình yêu thiêng liêng, cao quý.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- HS tùy lựa chọn được cách trình bày đoạn văn.
b.Xác định đúng chủ đề của đoạn văn
- Viết đúng chủ đề
c. Triển khai nội dung của đoạn văn
- Triển khai được nội dung đoạn văn mạch lạc, hợp lí nhằm
Câu 4
làm nổi bật chủ đề. Có thể triển khai theo hướng sau:
 
+ Gợi nhắc công lao của Bác dành cho dân tộc Việt Nam.
+ Tình thương bao la của Bác dành cho mọi người (Đặc biệt
là thiếu niên nhi đồng).
+ Tình cảm dành cho Bác: Kính yêu, trân trọng, biết ơn,..
+ Lời hứa: Thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng.

You might also like