You are on page 1of 11

Chương 1: Khái quát về tiếng việt và những lỗi thường gặp khi soạn thảo văn bản

Bài học
1.2.1. Phương thức trật tự từ
(1)Với 5 từ “nó”, “bảo”, “sao”, “không”, “đến”, chúng ta có thể lập vô số câu có nghĩa.
Trả lời:
- Nó bảo sao không đến
- Sao không bảo nó đến
- Bảo sao nó không đến
- Đến sao không bảo nó
- Nó bảo không đến sao
- Bảo nó sao không đến
- Nó đến sao không bảo
=> 7 câu có nghĩa khi lần lượt hoán vị 5 từ đề cho
(2) Có thể đảo bộ phận nào của câu dưới đây để câu không bị hiểu sai
- Suy ra, cuộc sống không cần các truyện tường thuật cái thấp hèn của nhà văn.
Trả lời: có thể đảo bộ phận tính từ (Của nhà văn) sang danh từ 1 (truyện)
 Suy ra, cuộc sống thấp hèn của nhà văn không cần các truyện tường thuật.
1.2.2. Vai trò của hư từ:
(1) Trong câu dưới đây có thừa từ “của” không?
- Tấm ảnh của người con trai để trên bàn.
Trả lời: Không thừa từ “của”. Vì nếu không có từ “của”, người đọc sẽ hiểu rằng đó là
tấm ảnh người con trai, còn câu đề cho có nghĩa rằng tấm ảnh thuộc quyền sở hữu về
người con trai
(2) Cụm từ “hũ vàng” có 3 cách hiểu:
Trả lời:
-Hũ màu vàng.
-Hũ đựng vàng.
-Hũ làm từ vàng.
1.2.3. Vai trò của ngữ điệu:
Trả lời:
a. Nó có giúp tôi đâu! -> Người khác giúp đỡ, không phải “nó”
b. Nó có giúp tôi đâu! -> Không có ý định giúp đỡ
c. Nó có giúp tôi đâu! -> Giúp đỡ người khác, không phải “tôi”
1.3.1. Khi tạo lập văn bản, nếu không chú ý đến ngôn từ, người viết có thể tạo ra những
câu ngược với ý của mình. Phân tích những câu dưới đây:
(1)Nguyễn Ngọc Phan là Trần Tuấn Anh một thời trai trẻ.
Trả lời:
- Câu so sánh, định ngữ bổ ngữ cho hư từ. Vế sau “Trần Tuấn Anh một thời trai trẻ” bổ
nghĩa cho vế trước “Nguyễn Ngọc Anh”.
(2) Tối nay, theo đúng hẹn, tôi mang bộ ảnh phong cảnh đất nước đến để cụ xem.
Trả lời:
- Cụm từ “đến để cụ xem” đặt sai vị trí.
(3) -Suối này là suối gì ?
-Suối Binh Man .
- Tên hay nhỉ ? ... Nghĩa là gì ?
- Tôi không biết nhưng mỗi lần lặn xuống suối , chỗ hòn đá kia kìa , thế nào tôi cũng nhớ
vợ tôi .
Trả lời:
-> Cụm từ “thế nào tôi cũng” làm câu bị lệch nghĩa. Trả lời không đúng trọng tâm câu
hỏi.
1.3.2: Không chú ý, không tập trung tư tưởng khi viết cũng có thể tạo ra những câu sai
logic:
“ Mới vào bộ đội , chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc
ngắn; chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn.”
Trả lời:
 Không logic, con gái không có râu, đây là đặc tính thường thấy ở con trai.
1.3.3: Ngôn từ thường bộc lộ quan điểm của người viết:
(1) Ngành này dễ kiếm việc làm nhưng khó học
(1a) Ngành này dễ học nhưng khó kiếm việc làm
Trả lời:
=> 2 vế trong câu thể hiện 2 mức độ quan trọng khác nhau, ngăn cách bởi từ “nhưng”.
Câu (1) nhấn mạnh về ngành này khó học, còn câu (1a) nhấn mạnh học ngành này khó
kiếm việc.
(2) Anh ấy to, cao, đẹp trai nhưng nghèo quá!
Trả lời:
-> Quan điểm giàu nghèo quan trọng , không chỉ đẹp là được.
(2a) Anh ấy nghèo quá nhưng to, cao , đẹp trai!
Trả lời:
-> Giàu nghèo không quan trọng.
 Vế đứng sau từ “nhưng” là vế được nhấn mạnh.
(3)+ Năm 20 tuổi tôi chỉ nói đến tôi
Trả lời:
-> Quá đề cao khả năng bản thân là duy nhất.
+ Năm 30 tuổi tôi nói đến tôi và Mozart.
Trả lời:
->Nhìn thấy tài năng của Mozart , không còn nhìn thấy cái "tôi" duy nhất nhưng vẫn
khảng định bản thân có khả năng vượt lên tài năng của bậc tiền bối.
+ Năm 40 tuổi tôi nói đến Mozart và tôi.
Trả lời:
-> nhận ra năng lực thực sự cùa bản thân có sự khác biệt rõ rệt để lùi bước xác định cho
mình một vị trí khiêm nhường hơn.
+ Năm 50 tuổi tôi chỉ nói đến Mozart.
Trả lời:
-> Thừa nhận vị trí độc tôn, không ai có thể ngang hàng hay vượt lên, thay thế của
Mozart.
 Nhấn mạnh vế đứng trước.
(4) Nó giống ba nó quá!
(4a) Ba nó giống nó quá!
Trả lời: Câu (4), “ba nó” là hình ảnh so sánh; câu (4a), “nó” là hình ảnh so sánh.
1.3.4: Khi viết, có thể người viết không có ngụ ý gì nhưng vẫn gây hiểu lầm do không
chú ý đến ngôn từ.
(1) Hồi nhỏ, Trần Đăng Khoa rất kính trọng nhà thơ Xuân Diệu.
Trả lời:
->Ý nói Trần Đăng Khoa chỉ kính trọng nhà thơ Xuân Diệu lúc nhỏ, lớn lên không còn
nữa.
(2) ... thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của chính phủ
Trả lời:
->Thay vì hiểu thái độ của chính phủ, người đọc rất dễ hiểu lầm rằng chính phủ buôn lậu.
(3) Trong một trường tiểu học có treo biển “Tôn trọng lẫn nhau, không đánh cãi, chửi
nhau ở mọi nơi.”
Trả lời:
->Hai từ này không phù hợp trong môi trường tiểu học.
Thực hành
I.Quan sát những câu sau và tìm những lỗi đã nêu trong bài
1. Thức cùng trăng khuyết thâu đêm
Miên man trong sợi tóc em dịu dàng.
Trả lời:
 Sai logic, trăng không thể thức, tóc chỉ là vật nên không thể miên man.
2. Các anh vẫn còn đây
Lấp ló sau rừng cây
Vùi mình trong đất đỏ
Bỗng vụt lên đánh trận cuồng phong
Trả lời:
 Sai từ, “trận cuồng phong” là một hiện tượng, vì vậy không thể dùng từ “đánh”.
3. An Khê như tay mềm mẹ ôm con
Ru Tây Nguyên đi lên…đi lên.
Trả lời:
Sai logic, “ru” là hành động dỗ ngủ, không phù hợp với cụm “Tây Nguyên đi lên…đi
lên”. Ngoài ra, cụm từ “đi lên … đi lên” nên dùng từ “thúc giục” mang ý nghĩa cổ vũ sẽ
hợp lý hơn.
4. Nhìn già làng Tây Nguyên gùi bắp xuống rẫy.
Trả lời:
 Sai logic, “gùi bắp” chứng tỏ đã thu hoach xong nên không thể mang lại xuống rẫy.
5. Mắt thơm thơm tự nhân tâm.
Trả lời:
 Sai logic, “mắt” không có mùi hương. Thơm thơm là tính từ thường dùng khi nói
đến mũi. Nên sửa là: mắt mơ màng.
II.Quan sát câu dưới đây và cho biết có những cách hiểu nào ?
Các báo cho biết, tại Viện Y-Sinh học nói trên đang có một ngân hàng thuốc chế tạo từ
bào thai lớn nhất thế giới. (HNM 10-11-1996)
Trả lời:
Câu này được hiểu theo 2 nghĩa:
+ Ngân hàng thuốc tại Viện Y-Sinh học được chế tạo từ bào thai lớn nhất thế giới
+Ngân hàng thuốc tại Viện Y-Sinh học chế tạo ra sản phẩm từ bào thai lớn nhất thế giới.
III.Vì sao những câu dưới đây không đúng với ý của người viết? Hãy sửa lại cho
đúng ý nghĩa cần diễn đạt
1. Trả lời:
Vì dùng thừa từ, sai từ
_Bỏ từ “ở” dòng 1 (Vì dư từ “ở”)
_Thay từ “với thằng em” thành “còn thằng út” (vì nếu dùng từ “thằng em” thì không rõ
nghĩa em ai?)
 Sửa: Cơn gia biến ấp đến: bà vợ qua đời, đứa con trai chạy xích lô đánh lộn đi tù,
đứa kế xuất ngũ với chiếc nạng gỗ, cùng với thằng út bị tâm thần từ nhỏ, tất cả
trút lên vai ông già.
2. Trả lời:
Không rõ nghĩa
- Lỗi thiếu dấu câu gây hiểu sai ý: Hội nghị sinh viên quốc tế - hội nghị mà chống chế độ
phát-xít Chi Lê ủng hộ cho Việt Nam.
3. Trả lời:
- Lỗi dùng sai từ “khủng hoảng”, ở đây là một danh từ có ý nghĩa là một sự thay đổi tiêu
cực, một tình huống khó khăn và không ổn định, nó không phù hợp với ngữ cảnh là cần
một tính từ để bổ nghĩa cho sự tàn phá. Do đó, thay thế bằng từ “khủng khiếp” thì hợp lý
hơn.
4. Trả lời:
=> Sửa: Các thầy, các cô nên cố gắng thực hiện việc “trồng người” theo tư tưởng xã hội
chủ nghĩa vì lợi ích trăm năm của Bác Hồ.
IV: Hãy phân tích chỗ sai trong câu dưới đây rồi sửa lại
1. Là giáo viên, cần phải thu thập tư liệu, thông tin cập nhật nhất và phương pháp
dạy tốt nhất, hay nhất để truyền đạt đến sinh viên.
Trả lời:
Lỗi sai: dư từ “nhất”
Sửa lại: Là giáo viên, cần phải thu thập tư liệu, thông tin cập nhật và phương pháp dạy tốt
nhất, hay nhất để truyền đạt đến sinh viên.
2. Sau mười lăm ngày gây án, công an đã bắt được Trần Châu.
Trả lời:
Lỗi sai: thiếu mệnh đề bổ ngữ
Sửa lại: Sau mười lăm ngày kể từ khi gây án, công an đã bắt được Trần Châu.
3. Và chị nhớ thằng trưởng ty có mấy lần đến chơi nhà buông lời ông tiếng ve.
Trả lời:
Lỗi sai: thiếu tân ngữ
Sửa lại: Và chị nhớ thằng trưởng ty có mấy lần đến chơi nhà và nó buông lời ông tiếng
ve.
4. Tại bệnh viện, sau khi hội thẩm và tiêm thuốc, bác sĩ trưởng khoa thông báo với
sếp rằng (…).
Trả lời:
Lỗi sai: thiếu vị ngữ ở sau vế “hội thẩm và tiêm thuốc”
Sửa lại: Tại bệnh viện, sau khi hội thẩm và tiêm thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ trưởng khoa
thông báo với sếp rằng (…).
5. Khi nhìn những đứa con đẻ tinh thần quái thai, dị dạng của mình, Hộ đã vô cùng
đau đớn.
Trả lời:
Lỗi sai: dấu phẩy kết thúc câu
Sửa lại: Khi nhìn những đứa con đẻ tinh thần quái thai, dị dạng của mình. Hộ đã vô cùng
đau đớn.
V:Vì sao câu dưới đây cần sửa lại? Trong ba cách sửa dưới đây, anh (chị) chọn cách
nào?
Thấm thoát thời gian trôi qua đã một năm rồi.
Trả lời: Trong ba cách sửa dưới đây, em chọn cách (b) vì
Thấm thoát (thấm thoắt) nghĩa là “thời gian trôi qua nhanh đến mức không ngờ” và câu
(b) đã đầy đủ ý và không bị dư từ ngữ như câu in nghiêng trên “thời gian trôi qua”
VI: Những câu dưới đây sai ở chỗ nào?
1. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng vui sướng, hí hửng của tác giả.
Trả lời:
-Dùng sai ngôn từ, cụ thể là từ “ hí hửng”: (vẻ mặt) vui sướng, thích thú quá mức trước
việc đã làm được hoặc tin rằng sẽ làm được. Trong trường hợp này dùng từ “hí hửng”
chưa phù hợp.
2. Vợ buôn gánh bản bưng, chồng lọc cọc chạy xe ôm.
Trả lời:
- Dùng sai ngôn từ, cụi thể là từ “lọc cọc” nghĩa là Tiếng các vật nhỏ
và rắn chạm vào nhau trong một túi, một hộp đựng,… Trong trường hợp này dùng từ lọc
cọc để nói đến công việc chạy xe ôm của người chống là chưa phù hợp.
VII: Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về những câu dưới đây.Chúng cần được viết
lại như thế nào
1. Số anh đen bạc không thể cùng em chung sống nuôi con đến ngày đầu bạc.
Em mới ngoài ba mươi, nếu có ai thương yêu nên sớm đi thêm bước nữa
cho các con có chỗ nương tựa. Có như thế vong linh anh mới thanh thản
được.
Dở hơi! Anh phải yên tâm tin vào thuốc thang, còn nước còn tát.
Trả lời:
- Số anh đen đủi không thể cùng em chung sống nuôi con (…) nếu ai có thương yêu em
thì nên sớm đi bước nữa (…) có như thế vong linh anh mới thanh thản được. - Dở hơi!
Anh cứ yên tâm trị bệnh(…)
2.  Dù nghĩ gì, ông già vẫn sống vui giữa vòng tay âu yếm của thầy cô giáo,
những “nhỏ X” những “thằng Y” ngày xưa.
Trả lời: Dù nghĩ gì, ông già vẫn sống vui giữa vòng tay âu yếm của thầy cô giáo, của
những "nhỏ X", những "thằng Y" ngày xưa.
3. Có 4.000 cổ động viên nước ngoài sẽ đến Việt Nam.
Trả lời: Có 4.000 cổ động viên nước ngoài sẽ đến Việt Nam.
4. Sau khi cơ quan điều tra tiến hành khai quật tử thi của nạn nhân thì tin tức
một cô gái bị chôn sống ở phường 6, thị xã Cà Mau đã phát tán lan rộng ra
ra
Trả lời: Sau khi cơ quan điều tra tiến hành khai quật tử thi của nạn nhân thì tin một cô
gái bị chôn sống ở phường 6, thị xã Cà Mau đã bị lan truyền ra (…)
5. Sau khi bệnh lạ xuất hiện ở tỉnh Hòa Bình những người dân ở đây coi thuốc
nhà B1 là cứu cánh 
Trả lời: Sau khi bệnh lạ xuất hiện ở tỉnh Hoà Bình, những người dân ở đây coi B1 là
mục đích cuối cùng.
VIII: Người viết những câu dưới đây đã mắc lỗi gì?
1. Theo ông phó chủ tịch huyện Lục Ngạn thì huyên ông năm ngoái bán 5000 tấn
vải, thu 6,5 tỷ đồng. Năm nay bán 1200 tấn vải, thu được 7 tý đồng. hóa ra càng
làm càng lên.
Trả lời: Câu 1: Sai logic “càng làm càng dại”.
5.000 tấn – 6,5 tỷ
Làm ăn lời lãi, chứ không phải “dại”
1.200 tấn – 7 tỷ

2. Chưa hết, ngay chiếc xe duy nhất chở cầu thủ vào được đại sảnh cũng gặp không ít
khó khăn.
Trả lời: Chưa hết, ngay chiếc xe chở cầu thủ duy nhất vào được trước đại sảnh cũng gặp
nhiều khó khăn.
3. Chợt nhớ những giây phút chót
Trước khi anh từ giả cõi trần
Tôi còn ngồi bên thi thể anh.
Trả lời: Sai logic
“Trước khi anh từ giã cõi trần” nghĩa là lúc đó anh đang còn sống. Còn “thi thể” có nghĩa
là thân xác của người đã mất.
4. Người đàn bà choãi hai chân sau, nhúi đầu xuống, tay trái vẫn ôm chặt đứa con
nhỏ giữ cho mũi mồm nó vẫn trồi trên mặt nước. (lỗi không rõ ngữcảnh)
Trả lời: sai logic
Con người chỉ có hai chân, thế nên, không thể dùng từ “hai chân sau”. Bởi nếu nói như
vậy thì người đàn bà có bốn chân (hai chân trước, hai chân sau).
Bổ sung:
I:. Đọc mẫu truyện và nhận xét cách dùng từ:
Cách dùng từ thể hiện ý của người thứ nhất chưa rõ ràng để người thứ hai hiểu rõ ràng ý
chính mà mình muốn truyền đạt
II. Anh (chị) cho biết những câu dưới đây đã đúng chưa.
1. Mãi tới khi nhắm mắt xuôi tay, bà Diệu mới thấu hiểu và trút
bỏ những trói buộc, thổ lộ cùng ông Khôi những tình cảm
chân thành lâu nay bị nén chặt trong lòng.
Trả lời:
 Thiếu chủ ngữ ở vế hai.
2. Tôi có nuôi một con chó đen bẹc-giê đực.
Trả lời:
 Cách sắp xếp từ gây khó hiểu. “Tôi có nuôi một con chó bẹc-giê đực màu đen.”
3. Tôi đang đọc tiểu thuyết Anh nói về thợ thuyền rất hay.
Trả lời:
 Cách dùng từ không rõ ràng khiến câu bị đa nghĩa. “Tôi đang đọc tiểu thuyết của
tác gỉa người Anh nói về thợ thuyền rất hay.”
4. Trên bàn viết của tôi có một cây đèn treo, kiểu cổ.
Trả lời:
 Dấu phẩy ngắt nghĩa gây khó hiểu. “Trên bàn viết của tôi có một cây đèn treo kiểu
cổ”
6. Khi ra trường, sinh viên có thể đứng vững trên đôi bàn chân của mình.
Trả lời:
 Nên bỏ từ “chân” vì làm câu nói sẽ mất hay và khiến người đọc khó chịu.
III. Nhận xét các cụm từ
- Cân đo sức khoẻ
 Cân không dùng với đo
- Nguy hiểm chết người
 Nguy hiểm không dùng với chết người
- Uốn tóc nghệ thuật
 Bản chất của từ nghệ thuật không phù hợp để kết hợp với từ uốn tóc
- Sửa sắc đẹp
 Từ sắc đẹp là ý nói đến đẹp rồi còn từ sửa là ý nói làm cho những cái chưa chưa đẹp
lắm trở nên đẹp hơn nên không dùng hai từ này với nhau
- Văn hoá tốc độ
 Văn hoá mang khái niệm đời sống vật chất , tinh thần của con người . Tốc độ là một
đại lượng nên cả hai từ không dùng với nhau
- Công bố công khai chuyện cua hai người
 Công bố và công khai đồng nghĩa với nhau
BÀI TẬP TÌM KIẾM NGOÀI GIÁO TRÌNH:
1. Tầm quan trọng của dấu thanh trong câu:
- co ve an com khong con cho
Có về ăn cơm không còn chờ?
- con di cho
Con đi chợ
- Em dang o truong
Em đang ở trường
- bao cao su co tai day!
Báo cáo sự cố tại đây!
- uy ban nhan dan de nghi cu dan treo co từ ngày 30/4 den ngay 1/5
ủy ban nhân dân đề nghị cư dân treo cờ từ ngày 30/4 đến ngày 1/5

You might also like