You are on page 1of 3

NHẬN DIỆN VÀ NÊU TÁC DỤNG ( HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT )

các hình thức, phương tiện ngôn ngữ


I. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

1. Các biện pháp tu từ ngữ âm


- Điệp vần: Là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại
những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính
cho câu thơ.
- Hài thanh: Là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho
hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt.
- Ngắt nhịp: Căn cứ vào dấu câu, vần điệu và nội dung biểu đạt mà người viết tạo
nên những điểm dừng của câu văn, câu thơ nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật nhất định.

2. Các biện pháp tu từ từ vựng


- So sánh:
+ Khái niệm: đối chiếu sự vật/việc này với sự vật/việc khác có nét tương đồng nhằm tăng
sức gợi hình biểu cảm cho lời văn.
+ Cấu tạo: Vật được so sánh – phương diện so sánh – từ so sánh – vật dùng để so sánh.
+ Phân loại: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (hơn – kém)
+ Tác dụng nghệ thuật: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động
đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
- Nhân hoá:
+ Khái niệm: là cách gọi hay tả sự vật, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn dùng cho con
người làm cho thế giới vật, đồ vật… trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ, tình
cảm của con người.
+ Phân loại:
o Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Cậu Vàng
o Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính
chất của sự vật: Tre Việt Nam.
+  Tác dụng: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

- Ẩn dụ:
+ Khái niệm: là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác khi giữa
chúng có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn.
+ Phân loại:
o ẩn dụ hình tượng: Thuyền về có nhớ bến chăng…
o ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè
phỡn thoả thuê cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò
của cá nhân co rúm lại (Nhận đường – Nguyễn Đình Thi).
+ Tác dụng: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những
liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

- Hoán dụ:
+ Khái niệm: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái
niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
+ Phân loại:
o Lấy một bộ phận để gọi toàn thể: cây toán xuất sắc, chân bóng cừ khôi…
o Lấy dấu hiện của sự vật để gọi sự vật: Ngày Huế đổ máu – chỉ chiến tranh, áo
chàm đưa buổi phân li…
o Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
+ Tác dụng: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

- Tương phản đối lập:


+ Khái niệm: là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau
cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng
được miêu tả.
+ Tác dụng: có chức năng nhận thức và tăng tính biểu cảm cho diễn đạt.

- Câu hỏi tu từ:


+ Khái niệm: là loại câu hỏi mà nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời, biểu thị một cách
tế nhị cảm xúc của người phát ngôn.
+ Tác dụng: Khẳng định, phủ định hoặc bộc lộ cảm xúc của người nói.

- Nói giảm nói tránh:


+ Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, giảm mức độ, nhẹ nhàng
mềm mại thay cho cách diễn đạt bình thường để tránh gây cảm giác phản cảm và tránh
thô tục thiếu lịch sự.
+ Tác dụng: Nhận thức và biểu cảm.
- Điệp:
+ Khái niệm: Là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu nhằm mục đích mở rộng, nhấn
mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
+ Phân loại
o Điệp từ:
o Điệp ngữ: Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng.

- Cường điệu phóng đại (Nói quá):


+ Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ… của
đối tượng được miêu tả với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào
một bản chất nào đó của đối tượng miêu tả.
+ Tác dụng: Nhận thức và biểu cảm.

3. Các biện pháp tu từ cú pháp


- Điệp cấu trúc ngữ pháp:
+ Khái niệm: Là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại
một số từ ngữ nhất định và cùng diễn đạt một chủ đề.
+ Tác dụng: triển khai một ý hoàn chỉnh, làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu; nhấn
mạnh nội dung cần biểu đạt.

- Liệt kê:
+ Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách sắp xếp các lượng ngữ nghĩa có quan hệ gần
gũi nhau theo một trình tự từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ phương
diện này đến phương diện kia, hoặc ngược lại trình tự đó.
+ Tác dụng: gây cảm xúc và ấn tượng đặc biệt với nội dung trình bày, tăng sức biểu cảm
cho diễn đạt.

- Chêm xen:
+ Khái niệm: là biện pháp chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến
quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay
bộc lộ cảm xúc...
+ Tác dụng: bổ sung thông tin cho thành phần đứng trước nó, bộc lộ cảm xúc của người
nói đối với nội dung câu nói hoặc với người nghe.

- Đảo ngữ:
+ Khái niệm: Là biện pháp thay đổi trật tự các thành phần ngữ pháp trong câu mà không
làm thay đổi nội dung thông báo của câu.
+ Phân loại:
o Đảo vị ngữ
o Đảo bổ ngữ
+ Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung biểu đạt.

II. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:


- Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt …
- Điển tích điển cố,…

You might also like