You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: CHIẾU VẬT

I. Khái quát về chiếu vật


1. Định nghĩa
- Chiếu vật: Sp1 – Biểu thức ngôn ngữ - SP2
(T61 Giáo trình)
- Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra
một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho
người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ
nào, sự kiện nào anh ta định nói đến.
2. Một số khái niệm liên quan
- Biểu thức chiếu vật: là kết cấu ngôn ngữ dung để chiếu vật (từ, cụm từ, câu)
- Nghĩa chiếu vật: Sự vật tương ứng với một biểu thức chiếu vật
- Cách thức xác định nghĩa chiếu vật:
 Xác định được thế giới khả hữu (hệ quy chiếu)
 Xác định được SV, tính chất,.. trong thế giới khả hữu
Vd: Những đôi tay biết hát
 Những đôi tay là chiếu vật
3. Vai trò của chiếu vật
II. Phương thức chiếu vật
1. Chiều vật bằng tên riêng
- Tên riêng: Nhân danh, địa danh, tên riêng của tổ chức
BT nhận sao: Hãy thống kê 50 tên riêng (tên thương hiệu thời trang, tên trung
tâm ngoại ngữ và kĩ năng sống) rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo và đặc
điểm ngữ nghĩa của cách đặt tên. Khuyến khích đưa ra được nhận xét về tên
riêng trong mối quan hệ với giới tính, với những giá trị văn hóa.
Dl: Thứ 4 (10/11)
- Lưu ý:
 Khi tên riêng trùng nhau thì cần cộng thêm tiểu danh
 Phân biệt tên riêng (chiếu vật) với biểu thức thuộc ngữ (chỉ nêu tính chất)
Huế là 1 thành phố của VN. Huế dung để chiếu vật
Có một sự rất Huế. ( Huế chỉ tính chất)
 Tên riêng mang bản sắc dân tộc

2. Bằng biểu thức miêu tả xác định


- Phân biệt:
 Biểu thức chiếu vật xác định( 1 tên chung, định ngữ- sự vật tính chất tiêu
biểu của định ngữ được nói đến) và không xác định,
VD:
SP1: Hôm nay Hùng đến chơi
SP2: Hùng nào?
(Hùng chưa xác định)
SP1: Hùng khoa thể chất
SP2: À nhớ rồi
(Hùng đã được xác định)
 Biểu thức miêu tả
- Miêu tả để miêu tả: Hoa phượng đỏ thắm cánh mịn như nhung.
- Miêu tả để chiếu vật: Giúp SP2 nhận ra thực thể, sự vật được nói đến

3. Bằng chỉ xuất


Quy tắc: Chỉ xuất bằng hành động chỉ trỏ, định vị theo mốc
Quy tắc điểu khiển: Sv được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với của người chỉ )
3.1. Chiếu vật bằng chỉ xuất nhân xưng:
Chỉ xuất nhân xưng: SP1 xưng- SP2 hô => Định vị liên cá nhân
Chỉ xuất nhân xưng. Phương tiện từ ngữ xưng hô
 Đại từ nhân xưng
 Danh từ thân tộc dung như đại từ lâm thời ( ngôi t1, ngôi t2)
 Danh từ chỉ nghề nghiệp để xưng hô
 Các từ chỉ chức nghiệp
 Một số tổ hợp dân dã (mình,ta…)
- Ngôi thứ 3 là nội chỉ trong diễn ngôn.
3.2. Chiếu vật bằng chỉ xuất không gian, thời gian.
 Chỉ xuất không gian chủ quan: lấy chính bản thân người nói làm
mốc (tôi, ở đây, bây giờ)
 Chỉ xuất không gian khách quan: lấy 1 điểm không gian hay 1
điểm trong diễn biến làm điểm gốc, không phải (tôi, ở đây, bây
giờ)
 Chỉ xuất diễn ngôn: Xuất hiện trong văn bản
o CXDN hồi chỉ
o CXDN khứ chỉ

ĐỌC CHƯƠNG 3, TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BT NGẮN GỌN BẰNG 2 HÌNH THỨC
(TỪ KHÓA, CÂU NGẮN, ĐÁNH DẤU SỐ TRANG TRONG GIÁO TRÌNH)NỘI DUNG
ĐỌC GỒM CÁC MỤC ( I,II,III,IV, V) Lí thuyết chưa cần làm bài tập

- Kết quả ghi vào vở cá nhân và đánh dấu vào giáo trình cá nhân
- Hạn tối 21/11.
 Vai giao tiếp: Chủ yếu là vai nói và vai nghe, hai vai này luân
chuyển nhau trong giao tiếp “mặt đối mặt”. Tuy nhiên, có thể có
những vai khác.
Vai giao tiếp cấu thanhf từ hai yếu tố: Người giữ vai và người bổ
sung cho vai. Mối quan hệ giữa SP1 và SP2 là tương tác nên mỗi
người tham gia giao tiếp phải sây dựng cho mình hình ảnh tinh
thần về các đặc điểm, trạng thái, năng lực.
Hình ảnh tinh thần:
+ Vấn đề thể diện
+ Thông số (Nghề nghiệp, lứa tuổi, nơi sống, trình độ học vấn,…)
 Vai xã hội: Vị trí của người tham gia hội thoại đối với hội thoại
trong cuộc hội thoại

You might also like