You are on page 1of 5

Các tiên đề logic và các thao tác logic không phải là cơ sở của lập

luận đời thường. vậy cái gì làm cơ sở để nối kết nội dung này hành vi
này với 1 nội dung khác hành vi khác để thành một lập luận?
Thì đó là lẽ thường để chỉ các nguyên lí được dùng làm cơ sở để tạo
nên lập luận đời thường.
- Lẽ thường là: những chân lí thông thường có tính chất kinh
nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc, mang đặc thù địa
phương hay dân tộc, có tính khái quát, nhờ chúng mà xây dựng
được lập luận riêng.
Ví dụ 1: Ta có lập luận “Cái này sao rẻ quá vậy? Thôi, đừng mua”.
Điều gì đã gắn kết hai phát ngôn “Cái này sao rẻ quá vậy?” (luận cứ)
và “Đừng mua” (kết luận) lại với nhau để tạo thành một lập luận có
sức thuyết phục?
Đó chính là lẽ thường đã được nhiều người thừa nhận: “Của rẻ là của
ôi”.
Ví dụ 2: Lập luận “Trời nắng lắm, ở nhà đi.” dựa vào lẽ thường: “Ra
ngoài trời nắng to sẽ có hại cho sức khỏe”.
Ví dụ 3: Lập luận “Hôm nay có liên hoan mà sao đi trễ vậy?” có lẽ
thường là câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Câu tục
ngữ này có thể chỉ là lẽ thường của người Việt bởi vì nó chỉ đúng với
văn hóa người Việt. Cư dân Việt sống chủ yếu bằng nghề lúa nước,
cư trú thành làng xã, lấy quan hệ huyết thống trong dòng họ làm
phương châm ứng xử. Vì vậy, họ có tâm lý tư hữu, chỉ biết có mình
nên chọn sự khôn ngoan: miếng ăn thì giành trước phần mình vì sợ
người khác giành hết, gặp nguy hiểm thì đùn đẩy cho người khác chịu
trước, mình ở phía sau rút kinh nghiệm.

- Lẽ thường xem như được thừa nhận.


VD: đối với công đồng học sinh viên học sinh thứ 7 là tối: “thứ
máu chảy về tim”, bởi lẽ tối thứ 7 sẽ được thư giãn, đi chơi hay
đi về quê.....
- Là câu thúc xã hội vô hình, có khi vô thức nhưng quy định chặt
chẽ lời nói và cách xử sự(đối nhân, xử thế, về đạo lí làm người)
của con người trong đời sống xã hội. Không ai có thể thống kê
hết tất cả các lẽ thường, lẽ thường vô hạn về số lượng, muôn
hình muôn vẻ về chất lượng. Chúng ta thường dùng nếp nghĩ,
mỗi nếp nghĩ là một lẽ thường.

- Do nhân loại là một thực thể trùm lên mọi dân tộc cho nên có
những lẽ thường phổ quát nhưng k tất yếu bắt buộc chung cho
toàn nhân loại hay 1 số dân tộc cùng 1 nên văn hóa
có những lẽ thường riêng của 1 quốc gia thậm chí 1 địa phương trong
một quốc gia.
- Lẽ thường có tính dân tộc, địa phương và lịch sử …
 VD: Vùng phía bắc kiêng giết vịt vào đầu tháng vì
cho rằng vịt là xúi quẩy, phải giết gà để cúng. Trái lại
các vùng phía nam đầu tháng lại giết vịt chứ không
được giết gà. -->2 lẽ thường trái ngược nhau và lập
luận:
Đầu tháng mà nhà X lại giết gà.
Đầu tháng mà nhà Y lại giết vịt.
- VD : chuyển lên page 35, sau có tính dân tộc địa phương lịch sử
Thầy đồ:
- Tôi có trọ được không
Cô chủ quán
- Nhà không có người
Thầy đồ
- Có cô đấy thôi
Cô chủ quán
- Nhà không có đàn ông
Thầy đồ
- Có tôi!
Cô chủ quán viện 2 lẽ thường để từ chối: “nhà không có người”, “nhà
không có đàn ông”. có vẻ phi logic tuy nhiên chúng là lẽ thường,
không phải là tiên đề logic.
Người Việt Nam hay người phương Đông chịu ảnh hưởng của Nho
giáo: nhà không có đàn ông thân cận với đàn bà, con gái thì coi như
không có người ở nhà.
Câu chuyện này được xây dựng trên cơ sở đối lập giữa 2 quan điểm -
hai chủ ngôn : quan điểm của lẽ thường và quan điểm của logic hình
thức.
Thầy đồ dùng quan điểm logic hình thức bác bỏ luận cứ mà cô chủ
quán đưa ra
-----> Khác biệt giữa lẽ thường và logic

Oswald Ducrot cho rằng lẽ thường có những tính chất: khái


quát, chung và có thang độ .

- Lẽ thường có tính chung: lẽ thường được mọi người công nhận,


chung không nhất thiết là phải là toàn nhân loại toàn nhân dân
trong một nước mà chung trong một cộng đồng ngôn ngữ chấp
nhận, cộng đồng lớn bé khác nhau
VD: Trong khi phần lớn người Việt Nam đều kiêng ăn thịt chó
đầu năm vì sợ “xui xẻo” thì người dân thôn Yên Trường, xã
Trường Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội lại coi việc ăn thịt
chó đầu năm là một điều may mắn, tốt đẹp...

- Lẽ thường có tính khái quát: mỗi lẽ thường là cơ sở để xây dựng


những lẽ thường riêng trong những hoàn cảnh cụ thể
VD: lẽ thường khái quát : “giá cả hàng hóa càng hạ thì
càng nên mua” được dùng để khuyến khích nhau mau
hàng
Lập luận: bây giờ là tám giờ

“không còn thời gian nên phải nhanh lên" “còn thời
gian nên
không phải vội”

- Lẽ thường có tính thang độ:


VD: “càng có thời gian thì chúng ta càng không phải vội”
“ càng không có thời gian thì chúng ta càng vội vã”

Có thời gian có 3 thang độ : chưa đến 8 h, 8h và quá 8h thì không vội vã cũng có 3 thang độ tương
ứng : vội bình thường và thong thả

---> Cáclẽ thường giúp chúng ta lí giải được vai trò của các tác tử và
kết tử lập luận. Các tác tử ( mới...thôi, đã...rồi ) làm thay đổi hướng
của nội dung miêu tả, chúng cho ta biết phải vận dụng lẽ thường ở
mức độ nào, hay nói cách khác lẽ thường cho ta biết phải dùng các tác
tử nào ở phát ngôn-luận cứ để phù hợp với phát ngôn-kết luận mà ta
muốn hướng đến với người nghe.
Các kết tử
VD: Hôm nay trời đẹp nên tôi không đi chơi được.
Kết tử nhưng huy động 2 lẽ thường “Trời càng đẹp thì càng nên đi
chơi” và “người càng mệt thì càng không đi chơi”.

Các luận cứ có hiệu lực lập luận khác nhau , đối với kết tử có 3 vị trí
thì nó có vai trò chỉ rõ hiệu lực của luận cứ trong lập luận. Nếu ta thay
đổi vị trí thì kết luận sẽ thay đổi: Tôi mệt nhưng trời đẹp tôi vẫn đi
chơi.
Xác lập lẽ thường : Tất cả các phát ngôn của ta đều bị chi phối bởi
một hoặc những lẽ thường nào đó. Như mình đã nói thì lẽ thường là
câu thúc xã hội vô hình, vô thức nhưng quy định chặt chẽ lời nói và
cách ứng xử của con người
Không ai có thể thống kê hết tất cả các lẽ thường, lẽ thường vô hạn về
số lượng, muôn hình muôn vẻ về chất lượng. Chúng ta thường dùng
nếp nghĩ, mỗi nếp nghĩ là một lẽ thường.

- “Các lẽ thường của từng dân tộc có thể tìm thấy trong tục ngữ”,
Tục ngữ là kho tàng những lẽ thường của từng dân tộc được cố định
bằng hình ngôn ngữ kể cả hình thứ ngôn ngữ miệng. Và không phải
tất cả những lẽ thường chi phối cách suy nghĩ các nói năng, hành
động của chúng ta.
Có những lẽ thường trái ngược, nghịch hướng về lập luận với nhau :
“Không thầy đố mày làm nên” thì lại có “học thầy không tày học bạn”
Có “bán anh em xa mua láng giềng gần” thì lại có “một giọt máu đào
hơn ao nước lã”.

You might also like