You are on page 1of 35

1.

Thơ lục bát : một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ
2. Thơ song thất lục bát:  hai câu 7 chữ kết hợp với một cặp lục – bát
3. Thơ bốn chữ :
4. Thơ năm chữ
5. Thơ sáu chữ
6. Thơ bảy chữ
7. Thơ tám chữ
8. Thơ tự do Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ
của toàn bài đều không bị giới hạn

9.  Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)

III. Các loại văn bản tương ứng


1. Văn bản tự sự
- Là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết
thúc, một ý nghĩa.

- Ví dụ: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh…

2. Văn bản miêu tả


- Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của
một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người
đọc, người nghe.

- Ví dụ: Tả một người thân mà em yêu quý, tả một loài hoa mà em yêu thích…

3. Văn bản biểu cảm


- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người
đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ
tình, tùy bút…

- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.

- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp qua tiếng kêu, lời than… văn biểu cảm còn sử dụng các bộ lộ gián
tiếp thông qua biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.

- Ví dụ: Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu, Cảm nghĩ về cuốn sách em yêu thích, Cảm nghĩ khi về
một loài cây em yêu thích, Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền quê em...

4. Văn bản nghị luận


- Nghị luận là xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.

- Văn nghị luận có luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính xác và lập luận thuyết phục.
- Ví dụ: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ
Chí Minh)...

5. Văn bản thuyết minh


- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri
thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và các sự vật trong tự
nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.

- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng và chặt chẽ.

- Ví dụ: Thuyết minh về chiếc áo dài, Thuyết minh về con trâu, Thuyết minh về nón lá…

6. Văn bản hành chính - công vụ


- Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc
bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền
hạn để giải quyết.

- Được trình bày theo một số mục nhất định:

 Quốc hiệu tiêu ngữ


 Địa điểm, ngày tháng làm văn bản
 Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận văn bản
 Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
 Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo
 Chữ ký, họ tên người gửi văn bản
- Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt hành chính - công vụ: Các nghị định của
nhà nước, thông tư được ban hành, văn bản báo cáo trong các công ty, các hợp đồng thuê, mua
bán, sở hữu…

IV. Cách nhận biết các phương thức biểu đạt


1. Tự sự
Các yếu tố quan trọng trong một văn bản tự sự:

- Nhân vật

- Cốt truyện, sự kiện.

- Trình tự kể: theo thời gian, không gian, tâm tưởng, kết hợp thời gian, không gian…

- Phương thức trần thuật (ngôi kể)

2. Miêu tả
- Sử dụng nhiều động từ, tính từ, các biện pháp tu từ.
- Thường có những câu văn diễn tả hình dáng bên ngoài, hay thế giới nội tâm của con người;
hoặc tái hiện lại cảnh vật, đặc điểm sự vật.

3. Biểu cảm
- Có nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.

- Mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết.

4. Thuyết minh
- Ngôn ngữ sáng rõ, cụ thể, trong sáng, câu văn gãy gọn, có thể sử dụng các biện pháp tu từ (so
sánh, liệt kê…)

5. Nghị luận
- Bao gồm luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

- Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục

Kiểu văn bản,


ST
phương thức biểu Mục đích giao tiếp Ví dụ
T
đạt

Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng


1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc
bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh...

Tả một người thân mà em yêu


2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người quý, tả một loài hoa mà em yêu
thích...

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Ca dao, dân ca, thơ tình...

Thành ngữ, Tục ngữ, Tuyên ngôn


4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bình luận
độc lập…

Thuyết minh về chiếc nón lá,


5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
thuyết minh về con trâu...

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể


Đơn xin việc, Quyết định kỷ luật,
6 Hành chính - công vụ hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và
Báo cáo kết quả học tập...
người
 So sánh
 Nhân hóa
 Ẩn dụ
 Hoán dụ
 Nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu
 Nói giảm, nói tránh
 Điệp từ, điệp ngữ
 Chơi chữ
 Liệt kê
 Tương phản

2. TÁC DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ


So sánh
– So sánh là thủ pháp đối chiếu giữa hai hay nhiều sự việc, sự vật có nét tương đồng.
 
– Tác dụng gợi hình, gợi cảm, khiến sự vật sự việc trở nên thân thuộc, sinh động, dễ hình dung.
 

 Ví dụ: Con đi trăm nủi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

 
Nhân hoá
– Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ vốn dùng để chỉ người để chỉ đồ vật, sự vật,
hiện tượng.
 
–Tác dụng khiến đối tượng hiện ra sinh động, có hồn.
 

 Ví dụ: Ông mặt trời xấu hổ núp sau những đám mây.

Cách sử dụng các biện pháp tu từ


 
Ẩn dụ
– Ẩn dụ là thủ pháp gọi tên sự vật sự việc này bằng sự vật sự việc khác có nét tương đồng với
nó.
 
– Tác dụng gợi những liên tưởng thú vị, sâu sắc.
 

 Ví dụ: Mùi mưa đầu mùa ngọt ngào như kẹo bông gòn.

 
Hoán dụ
– Hoán dụ là thủ pháp nghệ thuật gọi tên sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự việc khác có quan
hệ gần gũi với nó.
 
– Tác động tạo ra những liên tưởng mới lạ, độc đáo, thú vị.
 

 Ví dụ:  Người đầu bọc tiễn kẻ đầu xanh.

 
Đảo ngữ
– Đảo ngữ là thủ pháp nghệ thuật thay đổi trật tự ngữ pháp của câu, thường là đảo chủ ngữ về
cuối câu.
 
– Tác dụng là gây ấn tượng mạnh với người đọc, làm nổi bật chủ thể, vấn đề muốn biểu đạt.
 

 Ví dụ: Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc.

 
Nói giảm, nói tránh
– Nói giảm nói tránh có tác dụng để biểu đạt một cách tế nhị.
 
–  Để giảm bớt nỗi đau và sự mất mát và để thể hiện sự tôn trọng. 
 

  Ví dụ: "Người lính này đã chết khi làm nhiệm vụ." Cách nói giảm nói tránh là "người lính
này đã hy sinh khi làm nhiệm vụ." Dùng từ "hy sinh" thay cho từ "chết"  thể hiện sự trang
trọng hơn.

 
Nói quá
– Nói quá là thủ pháp tu từ phóng đại tính chất của sự vật, sự việc.
 
– Tác dụng: gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
 

 Ví dụ: Bạn Minh khỏe như voi.

 
Phép đối
– Phép đối là thủ pháp sử dụng những từ ngữ tương phản, trái ngược nhau về nghĩa.
 
– Tác dụng làm nổi bật chủ thể cần bàn đến, tao nhịp điệu, nhấn mạnh.
 

 Ví dụ: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao.

Sử dụng các biện pháp tu từ 


 
Điệp ngữ
– Điệp ngữ là thủ pháp nghệ thuật sử dụng lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ ngữ.
 
– Tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật ý nghĩa và tăng sức gợi cảm.
 

 Ví dụ: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

 
Câu hỏi tu từ
– Câu hỏi tu từ là thủ pháp nghệ thuật trong đó câu hỏi được đặt ra như một câu trần thuật không
với mục đích tìm câu trả lời.
 
– Tác dụng thể hiện cảm xúc.
 

 Ví dụ:  Bây giờ Mận mới hỏi Đào / Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ?

 
Liệt kê
– Liệt kê là biện pháp nghệ thuật đưa ra hàng loạt cụm từ trong cùng một trường ý nghĩa.
 
– Tác dụng biểu đạt cụ thể, toàn diện các khía cạnh của vấn đề.
 

 Ví dụ: Nhà em có rất nhiều loài hoa nào là hoa cúc, hoa ly, hoa đào.

Tập làm văn

Dàn Ý Tả Cảnh Thu Hoạch Mùa Màng


1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh thu hoạch mùa màng.

2. Thân bài:

- Miêu tả khung cảnh trước khi mọi người bắt đầu thu hoạch.

- Miêu tả những hoạt động thường diễn ra trong quá trình thu hoạch.
- Không khí khi mọi người đã thu hoạch xong mùa màng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh thu hoạch mùa màng.

 
2. Bài văn tả cảnh thu hoạch mùa màng

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thanh bình, tuổi thơ em thường gắn liền với những hình ảnh đẹp đẽ của quê

hương. Trong đó, khung cảnh thu hoạch mùa màng là hình ảnh mà em luôn khắc ghi trong tâm trí mình.

Mỗi lần vào mùa vụ, mọi người ở quê đều rất bận rộn. Lúc trời vừa tờ mờ sáng, các bác nông dân đã vội vã

ra đồng gặt lúa. Họ dặn nhau phải nhanh chóng hoàn thành công việc trước khi mặt trời lên cao. Dọc

đường ra nương, ai nấy đều "tay xách nách mang" với đủ vật dụng, dụng cụ lao động: liềm, nón, mũ, bình

nước đá, quang gánh,... Dường như, cứ vào độ thu hoạch mùa màng, thôn quê lại vui nhộn hơn bao giờ

hết.
Khung cảnh đồng quê buổi sáng trông thật yên bình. Từng gié lúa chín cong cong như hình lưỡi liềm. Trên

bầu trời cao xanh, vài chú chim đang chao liệng đội cánh và cất tiếng ca véo von.

Không khí buổi thu hoạch trở nên nhộn nhịp hơn khi mọi người bắt tay vào làm việc. Các bác, các cô thì

phụ trách gặt lúa. Đôi tay nhỏ bé của họ cứ nhanh thoăn thoắt, gặt từng cây lúa rồi bó thành bó to. Thoáng

chốc, thửa ruộng vàng ruộm lúc trước nay đã được gặt hết, chỉ còn sót lại những gốc rạ ngắn ngủi. Các bó

lúa được chuyển lên bờ và đem đi tuốt. Nhờ có máy móc hiện đại, các bác nông dân không cần chở lúa về

nhà rồi suốt tay. Họ chỉ cần ôm từng bó lúa, vứt vào miệng máy. Sau đó, đổ từng thúng thóc vàng óng đã

được tuốt sạch vào bao và đem về nhà.

Trước khi ra về, mọi người nán lại để thu dọn dụng cụ lao động. Họ cũng tranh thủ phơi rơm ngay tại

ruộng.

Dù năm nào cũng chứng kiến cảnh thu hoạch trên quê hương nhưng mỗi lần nhìn thấy khung cảnh này,

em vẫn thấy thích thú và vui sướng. Hình ảnh tất cả mọi người lao động hăng say, miệt mài đã nhắc nhở

em phải luôn cố gắng học tập để lao động, cống hiến hết mình cho quê nhà.

Em hãy đóng vai một nhân vật mà em yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể
lại truyện cổ tích Thạch Sanh

Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó,
tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi
được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.
Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta
giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi
nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh.
Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự
nguyện làm giúp.
Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn
uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:
- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho
anh một đêm, đến sáng lại về.
Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên,
một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ
mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác
con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ
cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.
Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng.
Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:
- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em
hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.
Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa
thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi
lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.
Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí
Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công
chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống
hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được
công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm
lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt
cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp
đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên
quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.
Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối
hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng
trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung
chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.
Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục
với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người
giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí
Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở
về quê cũ.
Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu
trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy.
Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người
nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé
xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng.
Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau
về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

        Năm 1948, trường Đại học Oxford tổ chức một buổi diễn thuyết có chủ để "Bí
quyết thành công, người được mời nói chuyện là thủ tướng Churchul danh tiếng của
nước Anh.

        Hôm đó, trong hội trưởng đông nghịt người, phóng viên các tòa bảo lớn, trên
khắp thế giới đều có mặt. Rất lâu sau, ngài Church mới giơ tay ra hiệu mọi người im
lặng. Ông nói:

- Bí quyết thành công của tôi có ba điều: “Thứ nhất, không bỏ cuộc; thứ hai, quyết
không bỏ cuộc; thứ ba, không bao giờ bỏ cuộc! Bài diễn thuyết đến đây xin kết thúc."

        Nói xong, ông rời khỏi bục. Cả hội trong im lặng hồi lâu, rồi một tràng pháo tay
vang lên, vang mãi không dứt.

(Trich Quyết không bỏ cuộc - Hạt giống tâm hồn 13)

a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên.
b. Chỉ ra một danh từ riêng và một chỉ từ có trong đoạn trích. Đặt một câu với chỉ
từ vừa tìm được.

c. Hãy nêu lên suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ đoạn trích trên.

Câu 2: (3 điểm)

       Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn vệ sinh
trường lớp của học sinh hiện nay. Trong đó có sử dụng một chỉ tử và một từ mượn
(gạch dưới và chú thích).

Câu 3: (4,0 điểm)

Viết bài văn thuật lại sự kiện mít – tinh mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở
trưởng em

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1

a.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

- Nội dung chính: Kể lại buổi diễn thuyết của thủ tướng nước Anh.

b.

- Danh tử riêng: Đại học Oxford

- Chỉ từ: “đó”

- Đặt câu với chỉ từ: Cô bạn đó là cô bạn thân nhất của tôi.

c.

- Bài học: Kiên trì để đạt được mục tiêu và không bao giờ bỏ cuộc.

Câu 2.

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn.

+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn.

- Yêu cầu nội dung:


+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh
hiện nay.

+ Đoạn văn có sử dụng từ mượn và chỉ từ.

- Hướng dẫn cụ thể:

Mở đoạn: giới thiệu chung về vấn đề vệ sinh trường lớp.

Thân đoạn:

- Giải thích: Giữ gìn vệ sinh trường lớp là hành động giữ gìn và bảo vệ không gian
trường học, lớp học, không để bị nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải,
chất thải, vi khuẩn độc hại, …

- Biểu hiện:

+ Không bôi bẩn, làm bẩn hay tô vẽ lên vách tường, bàn ghế và các vật dụng khác
ở trường học

+ Không vứt rác, xả rác bừa bãi.

+ Dọn vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ vào đầu giờ và cuối giờ học.

+ Tổ chức làm vệ sinh tập thể để cùng nhau bảo vệ khuôn viên trường học, lớp học
không rác bẩn

- Phê phán: Thật đáng buồn khi còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn vệ
sinh trường học, lớp học. Không những họ lười biếng trong công việc trực nhật làm
vệ sinh mà còn vô ý thức vứt rác bừa bãi khắp trường học, lớp học. Những người
như thế thật đáng chê trách.

- Bài học: Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Môi
trường trường học, lớp học sạch sẽ, không rác bẩn là góp phần bảo vệ môi trường
sống của chúng ta.

 Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của việc giữ vệ sinh chung.

Câu 3:

Bài làm tham khảo

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, trường tôi tổ chức một buổi
lễ kỉ niệm rất long trọng. Khung cảnh trường hôm đó thật tưng bừng và nhộn
nhịp.
Từ mấy hôm trước, công tác chuẩn bị cho buổi lễ kỉ niệm đã được nhà
trường tiến hành rất chu đáo. Mỗi lớp đều có nhiệm vụ để đóng góp cho buổi kỉ
niệm. Tất cả mọi nơi trong trường đều được chú ý trang trí. Vì nhận thấy đây là
một ngày lễ rất ý nghĩa nên học trò chúng tôi ai cũng có ý thức xây dựng. Từng
ngày trôi qua, ngày lễ kỉ niệm cũng đã đến. Còn rất nhiều điều bất ngờ, thú vị chờ
đón nên chúng tôi rất hồi hộp....

Buổi sáng hôm đó, tôi cùng mấy người bạn thân đến từ sớm. Đi từ xa, tôi
nhận ra những lá cờ bảy màu trên cổng trường bay phấp phới trong gió sớm. Đến
gần, khung cảnh trường mới rực rỡ làm sao. Hai cánh cổng sắt mở rộng như giang
tay chào đón các vị khách quý. Dòng chữ lớn ‘“Tôn vinh ngày Nhà giáo Việt Nam 20
- 11” nằm ngang trên cổng gây ấn tượng mạnh với mọi người. Trong sân, chỗ nào
cũng sạch sẽ. Các bác lao công hẳn đã rất vất vả. Xung quanh đều được giăng cờ
hoa như khu vườn cổ tích. Các khóm hoa trong vườn trường đua nhau khoe sắc.
Hôm nay chúng ngủ dậy sớm hơn mọi khi, đang toả mùi hương ngào ngạt. Chúng
tôi đi lên tầng hai, đưa mắt nhìn xuống sân trường, từng hàng ghế nhựa nằm ngay
ngắn như những đội quân tí hon, hàng bàn ghế đại biểu phủ khăn đẹp đẽ, bên
trên là những lọ hoa nhỏ xinh. Và có lẽ, đẹp nhất trong buổi lễ hôm nay là sân
khấu, sân khấu được trang trí lộng lẫy với rất nhiều hoa, bóng bay, ánh sáng và
màu sắc nhất là phông nền chuẩn bị vô cùng công phu. Với sự đầu tư này chắc
chắn trường tôi sẽ có buổi lễ thành công và ý nghĩa.

Sắp đến giờ tổ chức, sân trường chật cứng người. Những chị học sinh lớp 9
hôm nay dịu dàng hơn với những tà áo dài thướt tha tung bay khiến các chị lớp 7,
lớp 8 và cả các bạn lớp 6 chúng em nhìn theo đầy ngưỡng mộ. Các hạn nam chững
chạc trong bộ quần áo sơ mi đen trắng. Các thầy, các cô ai cũng xinh đẹp lạ. Nhìn
thầy cô ai nấy đều vui và hạnh phúc. Các vị khách đã đến, có cả những thế hệ thầy
cô đã về hưu của nhà trường. Thế là trong chốc lát, sân trường sôi nổi, nhộn nhịp
như trong lễ hội sắc màu. Tiếng cười, tiếng nói râm ran hòa lẫn tiếng nhạc. Bỗng
tiếng thầy Hiệu trưởng vang lên. Buổi lễ đã bắt đầu. Mọi người hướng lên sân khấu
chính, ở đó diễn ra nhiều hoạt động, nhất là phần trao thưởng cho tập thể lớp, cá
nhân học sinh xuất sắc trong đợt thi đua. Đây là những món quà lớn nhất chúng
tôi muốn gửi đến thầy cô thay cho lời cảm ơn chân thành nhất. Có một mục làm
tôi vô cùng xúc động. Các thầy cô giáo cũ, những cựu học sinh về thăm, nói chuyện
với học sinh của trường. Những câu chuyện đã qua nhưng sống động, ý nghĩa giúp
chúng tôi thấy yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè mình hơn.

Buổi lễ kỉ niệm đã qua nhưng để lại trong chúng tôi nhiều hình ảnh tốt đẹp.
Ai cũng phấn khởi với thành công và dư âm mà nó để lại. Tôi mong năm nào nhà
trường cũng tổ chức một buổi lễ như thế.

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)


Câu 1: (0.5 điểm)

Tìm cụm danh từ trong câu sau:

Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng
đáng.

(Trích  Sơn Tinh, Thủy Tinh  – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)

Câu 2: (0.5 điểm)

Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra?

Câu 3: (1 điểm)

Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng?

Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu.

II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm)

Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.

Câu 2: (1.5 điểm)

Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Kể lại chuyện cổ tích bằng lời của một nhân vật.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1.

Cụm danh từ trong câu:

Một người chồng thật xứng đáng

Câu 2.

- Có hai loại động từ chính.

- Kể ra đúng   

+ Động từ tình thái


+ Động từ chỉ hành động, trạng thái

Câu 3. Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

II. PHẦN VĂN BẢN

Câu 1.

-  Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên
quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Truyện truyền thuyết mà em đã học: Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, hoặc
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Câu 2.

Ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện “Thạch Sanh”:

- Tiếng đàn thể hiện ước mơ công lý của nhân dân ta-tiếng đàn giải oan, vạch trần
tội ác.

- Niêu cơm thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Bài làm tham khảo

Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua -
một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và
quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm
người tài về giúp ngài cai trị đất nước.

Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng
nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải
người cha:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày
được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy
đường.

Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà
mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được
câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử
cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo
nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng
thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang
cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung.
Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó.
Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó,
nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng
cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền
nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.

Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba.
Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ.
Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài
kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu
phục.

Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô
cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà
vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ
ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến
chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải
được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:

“Tang tình tang ! Tính tình tang!


Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”

Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến
sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi
nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất
nước.

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu
đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết
đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục
thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại
giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về
đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Trích  Thạch Sanh  – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn
bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng
Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Giải thích nghĩa của từ: “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa
chuyển?

- Ăn cho ấm bụng

- Bạn ấy rất tốt bụng

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.

b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức
nào?

Câu 3: (5,0 điểm)

Hãy thuật lại một trận thi đấu bóng đá mà em có dịp được xem.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1:

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”

Phương thức biểu đạt chính là tự sự

b. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn
bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người – là một trong
những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công
bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

Câu 2:

a.

- bụng 1: Dùng với nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ
dày
- bụng 2: Nghĩa chuyển: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với
ngưpời, việc nói chung

- bụng 3: Nghĩa chuyển: Phần phình to ở giữa của một số đồ vật, sự vật

b. Hai từ bụng 2, bụng 3 dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ

Câu 3:

Bài làm tham khảo

Trận chung kết bóng đá lượt về giữa Đội tuyển Quốc gia Việt Nam và Đội
tuyển Quốc gia Malaysia tại sân Mỹ Đình của thủ đô Hà Nội là trận đấu rất hấp dẫn
mà em đã được xem.

Cả gia đình em ngay từ sớm đã cố gắng hoàn thành công việc để dành thời
gian cổ vũ cho đội tuyển. Mặc dù chỉ xem qua tivi nhưng ai nấy đều hào hứng,
chuẩn bị áo cờ để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Mấy chú hàng xóm cũng tụ tập lại
ở nhà em để cùng nhau cổ vũ nên rất đông vui. Sau khi hát Quốc ca, đúng tám giờ
tối, trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Những phút đầu tiên hai
đội đều tập trung cao độ, ai cũng hồi hộp dõi theo trận đấu. Phút thứ 6, “Vào….”,
tiếng chú bình luận viên hét vang, mọi người vỡ òa sung sướng với sự xuất sắc của
cầu thủ Anh Đức đã giúp Việt Nam dẫn trước 1- 0.

Cuộc đấu vẫn diễn ra trong thế trận ngang bằng. Đội tuyển Malaysia thi đấu
mạnh mẽ quyết tâm gỡ hoà nhưng rất khó khăn trước hàng phòng ngự chắc chắn
của đội tuyển Việt Nam. Hiệp một kết thúc với bàn thắng dẫn trước của ta. Sau
mười lăm phút giải lao, trận đấu diễn ra hiệp hai, đối thủ tiếp tục phản công với
những pha bóng xuất sắc nhưng không cản phá được thủ môn chắc chắn - người
hùng Văn Lâm. Trên khán đài, khán giả hò reo nô nức theo từng đường bóng của
các cầu thủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.

Trận đấu dần đến hồi kết và chiến thắng chung cuộc thuộc về Việt Nam với tỉ
số 3 - 2, chức vô địch gọi tên nước nhà. Mọi người trong xóm ai nấy đều vui mừng
phấn khởi trước thành tích của đội tuyển. Trong xóm, mấy anh chị thành niên rủ
nhau ra đường chúc mừng Việt Nam trong không khí đầy hứng khởi. Trận đấu đã
để lại trong lòng em nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt em rất thích chú Duy Mạnh. Chú
ấy không chỉ đẹp trai mà còn chơi bóng rất hay và bình tĩnh.

Đây là trận bóng đá hay nhất mà em đã được xem. Em cảm thấy rất tự hào
về đội tuyển Việt Nam.

Câu 1: (2.0 điểm)


a. Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của
thể loại truyện dân gian ấy?

b. Chi tiết “Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có
ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà

(Em bé thông minh)

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật
xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3: (6.0 điểm)

Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1:

a.

- Thể loại: Truyền thuyết

- Đặc điểm:

+ Là loại truyện dân gian

+ Kể về các nhân vật lịch sự và sự kiện có liên quan đến lịch sử

+ Thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo

+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử

b.

- Áo giáp sắt của nhân dân làm để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho
nhân dân, vô tư không chút bụi trần.
- Thánh Gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần
thưởng, chiến công để lại cho nhân dân.

- Gióng sinh ra cũng phi thường, khi đi cũng phi thương. Gióng bất tử cùng núi
sông và trong lòng nhân dân.

Câu 2:

a. Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ
mới trọn nghĩa.

b. Cụm động từ trong câu

+ Còn đang đùa nghịch ở sau nhà

+ yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng
đáng.

Câu 3:

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong
kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng
nghe.

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Đến lúc lấy vợ người
anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả, hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại,
chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Vợ chồng hắn
sống sung sướng trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn.
Vất vả lắm người em mới kiếm được bát cơm manh áo sống cho qua ngày.

Đến mùa, cây khế ra hoa trĩu quá, người em sống nhờ vào cây khế. Tôi vốn rất
thích ăn trái cây. Một hôm, bay qua khu nhà của người em, thấy những quả khế
chín mọng, tôi vội sà xuống chén hết trái này đến trái khác. Thấy vậy, người em đi
đến buồn rầu nói với tôi:

- Chim ơi! Gia tài tôi chỉ có mỗi cây khế. Chim ăn hết, tôi lấy gì để sống”

Tôi vội nói ngay:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Y như lời hứa, sáng hôm sau tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Lấy đủ một
túi ba gang, người em nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung
túc, giàu có.
Đến mùa khế ra hoa kết trái, tôi lại đến ăn như lần trước và tôi cũ bảo vợ
chồng người anh như đã từng nói với người em. Cả hai vợ chồng hí hửng may một
cái túi to đến mười hai gang. Rồi tôi cũng đưa họ đến đảo vàng như đã hứa. Đến
nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười
hai gang. Chưa thoả lòng tham, hắn nhét đầy vào người những chỗ nào có thể
nhét được rồi ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi sau hắn mới bò lên được lưng tôi.
Vì nặng quá, tôi phái vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên được khỏi mặt đất.
Khi bay qua biển rộng, một phần vì chở quá nặng, một phần do có một luồng gió
bất thần xô đến, tôi cũng không giữ thăng bằng được, bèn nghiêng cánh hất hắn
và cả túi và rơi xuống biển sâu.

Thế là hết đời một kẻ tham lam, không tình nghĩa. Câu chuyện Cây khế là vậy
đó.

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà
Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy
vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông
ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng
đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy
không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh
trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau
bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa,
tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

(Trích  Thánh Gióng  – SGK Kết nối tri thức – Ngữ văn/Tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào

A. Em bé thông minh

B. Sơn Tinh Thủy Tinh

C. Thạch Sanh

D. Thánh Gióng

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 

A. Tự sự

B. Miêu tả
C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:

Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. Những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn
ngựa từ từ bay lên trời”.

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A, B, C

II. Tự luận

Thuât lại một buổi liên hoan văn nghệ ở trường mà em có dịp tham gia.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4

Đáp án D A B D

II. Tự luận

Bài làm tham khảo

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng
khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà
trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên
sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc
hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh.
Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết
thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu
kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.

Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện,
toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương
trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 5B với bài hát “Bụi phấn" rất được
chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 3B nom cao
hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có
hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"

Tốp ca lớp 3E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp
chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học
đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha
ông…

Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 4 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm
để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân
thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 5A biểu diễn điệu múa
bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi
cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ
đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.

Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ
rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp
cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em
trưởng thành.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"
Hằng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tất cả mọi người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại
cùng hướng về vùng đất Phú Thọ - nơi lễ hội Đền Hùng diễn ra, để tưởng nhớ công ơn của các
vua Hùng dựng nước.
Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì
nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của
mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày
nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm
được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú
Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ
ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ
vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được
UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng
minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như
Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không
quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước
của ông cha.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí
đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho
mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố
đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại
biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có
tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc.
Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn
thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và
nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong
nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên
phù hộ cho con cháu quê nhà.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ
nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất,
ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc
không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương
tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ,
thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay,
đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng
mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài
hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp
lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức
thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái
trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung
tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua
Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra,
trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ
niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng
được tổ chức linh hoạt.
Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn
cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là
cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và
nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20/11
Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” luôn là một trong những truyền thống tốt đẹp và được lưu
truyền qua các thế hệ học trò ở Việt Nam. Nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong
ngành giáo dục, Việt Nam đã chọn ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà
giáo Việt Nam.
1. Những ngày đầu tháng mười một, các giáo viên ở tất cả các trường trong cả nước lại sôi động
với những phong trào, thi đua, các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt
Nam, đây cũng là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người.
Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo,
người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở
thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ
lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.
2. Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến
bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International
Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan
hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân
ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh
Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào
tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ
một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành
viên của FISE.
Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội
nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy
ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ
chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ
chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-
HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11
đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán
của nước ta.
3. Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt
động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những
ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời
gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc
đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.
Hội chợ xuân ở trường tôi
Chỉ còn vài tuần nữa là Tết Nguyên Đán lại đến. Năm nay, trường tôi đã tổ chức Hội chợ xuân
truyền thống trong sân trường với sự hưởng ứng nhiệt tình và đông đảo của tất cả học sinh. Ai
cũng háo hức, mong chờ và cố gắng hết mình để chuẩn bị cho ngày hội diễn ra thật náo nhiệt,
thành công tốt đẹp.
Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô
giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay
vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần
thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây
là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên
cảm thấy rất hào hứng.
Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh
đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai
mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình,
thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn
nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá
các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả.
Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong
ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào
đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh
chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn;
cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán
và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền
của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không
dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách
dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng
rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham
gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình
một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả
sân trường.
Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan.
Hội chợ xuân lần này dù ai cũng thấm mệt nhưng đã để lại cho tất cả học sinh chúng tôi những kỉ
niệm khó quên. Nhờ đó, tôi biết thêm được nhiều nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người
xưa. Họ đã sinh hoạt, lao động, sáng tạo bằng đôi bàn tay và khối óc để tạo ra nhiều món đồ hữu
ích còn được sử dụng đến ngày nay. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui
tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón
tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.

Toàn hình 6

Bài toán 1: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ax, B thuộc Oy sao cho OA = 5cm, OB =
7cm. Tính AB.
2,Lấy điểm M sao cho A là trung điểm của OM và điểm N sao cho B là trung điểm của
ON.Chứng minh MN =2AB và tính MN
Bài toán 2: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = 5cm, AB =
10cm. Tính OB và cho nhận xét.
Bài toán 3: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox ; B thuộc Oy sao cho OA = OB.
a) O là gì của AB.
b) Tính OA, OB biết AB = 12cm.
Bài toán 4: Cho AB = 20cm. Lấy điểm M thuộc AB sao cho AM = 12cm.
a) Tính MB.
b) Gọi O là trung điểm của AM, I là trung điểm của MB. Tính OM, MI, OI.
Bài toán 5: Trên tia Ax lấy AB = 12cm. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B sao cho AM – MB =
6cm. a) Tính AM và MB. b) Trên tia đối của tia MB lấy N sao cho M là trung điểm của NB. Tính
NB. c) Điểm N là gì của đoạn AB?
Bài toán 6: Vẽ đoạn AB = 9cm. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC – CB = 3cm.
a) Tính AC và CB.
b) Lấy M nằm giữa A và C sao cho C là trung điểm của BM. Tính MC và BM.
c) Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Bài toán 7: Cho AB = 40cm và C thuộc AB sao cho AC = 3CB.
a) Tính AC, CB.
b) Lấy M thuộc AC sao cho C là trung điểm của BM. Tính BM, AM và cho nhận xét.
Bài toán 8: Trên đường thẳng xy lấy đoạn AB sao cho AB = 50cm và điểm C nằm giữa A và B sao
cho AC = 4CB. a) Tính AC, CB. b) Lấy M thuộc xy sao cho A là trung điểm của CM và N thuộc xy
sao cho B là trung điểm của CN. Chứng minh MN = 2CB và tính MN.
Bài toán 9: Trên cùng tia Ax lấy AB = 4cm, AC = 12cm.
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Tính độ dài đoạn BC.
c) Lấy điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Tính BM, AM, MC.
Bài toán 10: Trên cùng tia Ox lấy OA = 2cm, OB = 6cm.
a) Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. b) Lấy điểm M sao cho A là trung
điểm của đoạn thẳng OM. Tính AM, OM, MB.
c) Điểm M là gì của đoạn thẳng AM?
Bài toán 11: Trê đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự ấy. Gọi M là trung điểm của đoạn
thẳng AB và N là trung điểm của đoạn thẳng BC.
a) Chứng minh AC = 2MN.
b) Nếu AC = 18cm. Tính MN.
Bài toán 12: Trên đường thẳng xy lấy đoạn thẳng AB = 10cm và điểm C nằm giữa A và B sao cho
AC – CB = 4cm.
a) Tính độ dài của AC và CB.
b) Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB. Tính độ dài MN.
Bài toán 13: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox ; B thuộc Oy sao cho OA = 5cm ; OB =
7cm.
a) Tính độ dài AB.
b) Lấy điểm M sao cho A là trung điểm của OM và điểm N sao cho B là trung điểm của ON.
Chứng minh MN = 2AB và tính MN.
Bài toán 14: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự sao cho AC = 8cm, AB = 3BC.
a) Tính AB, BC.
b) Lấy điểm M sao cho B là trung điểm của CM. Tính CM, BM, AM.
c) Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Bài toán 15: Vẽ đoạn thẳng AC = 15cm và điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 2AB.
a) Tính độ dài AB, BC.
b) Lấy điểm M thuộc AC sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Tính AM, BM, CM.
c) Điểm M là gì của đoạn thẳng BC.
Bài toán 16: Vẽ đoạn thẳng AB = 20cm có điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC – CB =
10cm.
a) Tính độ dài AC, CB.
b) Lấy điểm M thuộc AB sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BM. Tính BM.
c) Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Bài toán 17: Cho đoạn thẳng AB = 30cm và điểm C thuộc AB sao cho CB = 12 AC.
a) Tính độ dài AC, CB.
b) Lấy điểm M sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BM. Chứng minh M là trung điểm của
đoạn thẳng AC.
Bài toán 18: vẽ đoạn thẳng AB = 40cm và C thuộc AB sao cho BC = 14 AB.
a) Tính độ dài các đoạn thẳng AC, CB.
b) Lấy điểm M thuộc AB sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BM.
Chứng minh điểm M là trung điểm của đoan thẳng AB.

******
Câu 1 a) Theo đề ta có:
+) 2 tia Ox và Oy đối nhau
+) A ∈ Ox, B ∈ Oy
=> Điểm O nằm giữa 2 điểm A và B
=> OA + OB = AB
=> 5cm + 7cm = AB
=> 12cm = AB
Hay: AB = 12cm
b) Ta có: A là trung điểm của OM
=> OA=1/2OMOA=12OM
=> OM = 2. OA = 2. 5 = 10 (cm)
Ta có: B là trung điểm của ON
=> OB=1/2ONOB=12ON
=> ON = 2. OB = 2. 7 = 14 (cm)
Vì O nằm giữa 2 điểm N và M nên:
ON + OM = MN
=> 14cm + 10cm = MN
=> 24cm = MN
Hay: MN = 24cm
Vì 24cm = 2. 12cm nên MN = 2. AB

******** toán Lâm


Bài 1: Tìm x biết.
a) x + 678 = 7818        

b) 4029 + x = 7684            

c)  x – 1358 = 4768           

d) 2495 – x = 698

Bài 2: Tìm y biết.

a) Y × 33 = 1386         

b) 36 × Y = 27612              

c) Y : 50 = 218            

d)  4080 : Y = 24

Các dạng bài tập Toán lớp 4

Dạng 1: Cấu tạo số tự nhiên

Lý thuyết

Lớp đơn vị gồm:

Hàng đơn vị

Hàng chục

Hàng trăm

Lớp nghìn gồm:

Hàng nghìn

Hàng chục nghìn

Hàng trăm nghìn

Lớp triệu gồm:

Hàng triệu

Hàng chục triệu

Hàng trăm triệu

Bài tập vận dụng


Bài 1: Đọc các số tự nhiên sau:

705:
…………………………………………………………………………………………………………………
……………..

1000:
…………………………………………………………………………………………………………………
……………

10 000 000:
…………………………………………………………………………………………………………………
….

2 500 000:
…………………………………………………………………………………………………………………
……

123 456:
…………………………………………………………………………………………………………………
………

26 780:
…………………………………………………………………………………………………………………
………..

34 000 705:
…………………………………………………………………………………………………………………

500 000 000:


…………………………………………………………………………………………………………………..

Bài 2: Viết các số tự nhiên sau:


a. Một trăm linh bảy nghìn:
……………………………………………………………………………………………….

b. Hai triệu, ba trăm, năm mươi tư nghìn, tám trăm:


……………………………………………………………

c. Năm nghìn, không trăm, sáu mươi, bảy đơn vị:


……………………………………………………………….

d. Chín trăm triêu và chín đơn vị:


……………………………………………………………………………………….

e. Bốn chục nghìn, năm trăm, bảy chục, hai đơn vị:
…………………………………………………………….

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các dãy số sau:

a. 101; 102;…..; 104;…..;…..; 107; 108

b. 321; 319; 317;…..;…..;…..;…..; 307

c. 3; 6; 9; 12;…..;…..;…..;…..;…..; 30; 33

d. 48;….; 44; 42;…..; 38;…..; 34;…..;…..

Bài 4: Viết số tự nhiên thỏa mãn:

a. Số tự nhiên nhỏ nhất có hai chữ số:


………………………………………………………………………………..
b. Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số:
………………………………………………………………………………….

c. Số tự nhiên nhỏ nhất có một chữ số:


……………………………………………………………………………….

d. Số tự nhiên nhỏ nhất là số chẵn, có hai chữ số:
………………………………………………………………..

e. Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là số tròn chục:
……………………………………………………………

g. Số tự nhiên nhỏ nhất có 3 chữ số giống nhau:
…………………………………………………………………..

h. Số lẻ nhỏ nhất:


………………………………………………………………………………………………………………..

Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết của phép tính

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a. 10 525 + 234

b. 256 – 101

c. 45 x 11

d. 840 : 25

e. 307 + 208
g. 25 060 : 35

h. 124 048 : 124

i. 753 : 5

Bài 2: Tính bằng cách nhanh nhất:

a. 134 x 25 + 134 x 37 + 134 x 8

b. 854 x 208 – 854 x 100

c. (25 +705) x 56

d. 81 : (9 + 3)

e. 1415 : 5 : 3

g. (56 x 88) : 8

h. 207 x 34 + 56 x 207 – 207 x 2

i. 100 x 99 – 101 x 90

Bài 3: Nhà bác Hoa thu hoạch được 128 tấn thóc. Nhà bác Bình thu hoạch được số thóc gấp đôi
nhà bác Hoa. Nhà bác Minh thu hoạch được số thóc ít hơn nhà bác Hoa là 58 tấn. Tính tổng số
thóc nhà 3 bác thu hoạch được.
Bài 4: Khối lớp 4 của một trường học có 252 em học sinh. Năm học vừa rồi một nửa số học sinh
đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Số học sinh giỏi ít hơn số học sinh tiên tiến là 47 học sinh. Số học
sinh còn lại là học sinh trung bình. Tính số học sinh giỏi, số học học sinh tiên tiến, số học sinh
trung bình của khối lớp 4.

Bài 5: Trong cuộc thi trồng cây gây rừng, lớp 4A trồng được 35 cây. Số cây lớp 4B trồng được ít
hơn lớp 4A là 9 cây. Số cây lớp 4C trồng được nhiều hơn lớp 4C là 12 cây. Tính tổng số cây ba
lớp trồng được.

Dạng 3: Đơn vị đo lường

Lý thuyết

Đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g

Đơn vị đo độ dài: km, hm, dam, m, dm, cm, mm

Đơn vị đo diện tích: m², dm² ,cm²

Đơn vị đo thời gian: thế kỷ, ngày, tuần, tháng, năm, giờ, phút, giây

Bài tập vận dụng

Bài 1: Đổi đơn vị khối lượng:

a. 2 tấn = ……tạ;

b. 4 tấn 6 tạ = ………tạ;

c. 1 tấn 9 kg = ……kg;

d. 24 hg = ……g;
e. 756 dag = …….g;

g. 24598 kg = ……tấn…….kg;

h. 1879 g = …….kg ….. g;

i. 949 kg =…….tạ……kg

Bàu 2: Đổi đơn vị độ dài:

a. 5 km = ………m;

b. 2km 14m =……..m;

c. 32m = …….dm;

d. 8m 6cm = ……cm

e. 5600dm = …….m;

g. 9100cm = ……m;

Bài 3: Đổi đơn vị diện tích:

a. 25m2 = …….dm2;

b. 11dm2 = ……..cm2;
c. 9m2 = ……..cm2;

d. 3m2 = ………..cm2

e. 2000dm2= …….m2;

g. 70000cm2= ……….dm2;

h. 4100000m2=……………m2

Bài 4: Đổi dơn vị đo thời gian:

a. 3 giờ 15 phút = …….phút;

b. 2 phút 90 giây = ……giây;

c. 523 giây = …….phút……..giây;

d. 109 phút = …….giờ………phút

e. 3 ngày = ……….giờ

Bài 5: Đổi đơn vị:

a. 12 tấn =……… tạ =……… yến =……… kg

b. 254 000kg =…….tấn =……. hg =……..dag


c. 357km =……..dam =……..dm =……….mm

d. 50 400hm =……..km =………cm =………m

e. 641dm² =……….m² =………..cm²

g. 165 200cm² =……..m² =……..dm²

h. 6 thế kỉ = ………năm

i. 3 ngày = ……….giờ

k. 3 giờ 7 phút = …….phút;

l. 6 phút 53 giây = ……giây

Dạng 4: Trung bình cộng

Lý thuyết

Trung bình cộng các số = Tổng các số : Số các số hạng

Tổng các số hạng = Trung bình cộng các số x Số các số hạng

Số các số hạng = Tổng các số : Trung bình cộng các số

Bài tập vận dụng

Bài tập vận dụng các dạng toán lớp 4

Bài tập vận dụng các dạng toán lớp 4

Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau:


a. 25 và 75

b. 12, 27, 34, 56

c. 121, 54, 44, 13, 11

d. 0, 10, 35, 26, 125

e. 235, 451, 328, 756

Bài 2: Tìm số a biết trung bình cộng của a và 37 là 82.

Bài 3: Tìm a biết trung bình cộng của a và 12 và 36 là 203.

Bài 4: Trong ba năm xã Hoài tăng dân số lần lượt là 70, 85, 65 người. Hỏi trung bình mỗi năm số
dân xã Hoài tăng bao nhiêu người?

Bài 5: Một công ty chuyển vận tải gạo và thành phố. Công ty có 8 ô tô trong đó có một ô tô chở
được 4500kg gạo, 1 ô tô chở được 64 tạ gạo. Các ô tô còn lại mỗi xe chở được 52 tạ gạo. Hỏi
trung bình mỗi xe ô tô trở được bao nhiêu tạ gạo?

Bài 6: Trên quãng đường di chuyển từ Hà Nội đến Thái Nguyên, một giờ đầu ô tô chạy với vận
tốc 45km/h. Hai giờ tiếp ô tô chạy với vận tốc 39km/h. Một giờ cuối cùng ô tô chạy mất 43km/h.
Tính vận tốc trung bình ô tô chạy mỗi giờ.

You might also like