You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN CUỐI KÌ II

Đề 1: Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam


I. Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: “Co ro, tả tơi, ngây thơ, hăm hở” từ nào không phải là từ láy?
- Từ “ngây thơ” không phải là từ láy.

Câu 3: Kể tên các nhân vật trong truyện?


- Các nhân vật trong truyện: Lan, Sơn, Hiên, bà vú, mẹ Sơn, Mẹ Hiên, Sinh, Duyên.

Câu 4: Hành động cho bạn áo là hành động như thế nào?
- Hành động cho bạn áo: Hành động tốt bụng, giàu lòng yêu thương (nhân hậu).

Câu 5: Đoạn trích được kể lại bởi ngôi kể thứ mấy?


- Đoạn trích được kể lại bởi người kể ngôi thứ ba.

Câu 6: Câu văn nào cho thấy mẹ Sơn không trách phạt hai đứa con mình?
- Câu văn: “ Mẹ Sơn vẫy hai con lại gần rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo: “Hai con
tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”

Câu 7: Vì sao mẹ Sơn lại không cho Hiên áo cũ của em Duyên mà lại cho mẹ Hiên
vay tiền?
- Vì thể hiện sự tôn trọng của mẹ Sơn dành cho mẹ Hiên, không phân biệt giàu nghèo
bởi em Duyên đã mất nên mẹ Sơn muốn giữ lại chiếc áo làm kỉ vật cho mình.

Câu 8: Các nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?


- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế.
- Tạo ra tình huống truyện: Duyên không có áo mặc, Lan và Sơn lấy áo cũ cho Hiện.
- Người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
-Văn bản này sử dụng khá nhiều từ láy.
Câu 9: Vì sao sau khi quyết định cho bạn áo thì Sơn lại cảm thấy trong lòng ấm áp
vui vui?
- Sơn cảm thấy vui vì đã giúp đỡ được bạn nghèo để vượt qua cái lạnh của mùa đông.
- Vì “Trông thấy con bé đứng co ro bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở
cả lưng và tay.”
- Khi làm việc tốt thì tâm hồn của con người cảm thấy mãn nguyện, thanh thản, hạnh
phúc.

Câu 10: Thông điệp qua đoạn trích trên là gì?


- Trong cuộc sống cần phải có tình yêu thương giữa con người với con người.
- Phải biết quan tâm, chia sẻ với những khó khăn, bất hạnh của người khác.
- Cần phải biết nâng niu, trân trọng những kỉ vật của người thân.

II. Làm văn


1. Mở bài: Tác giả, tác phẩm, đoạn văn.
- Tác giả: Thạch Lam.
+ Ông viết văn, làm báo và là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn.
+ Sở trường là truyện ngắn, không có cốt truyện.
+ Ngòi bút của Thạch Lam thường hướng về cuộc sống của những người dân nghèo
nơi phố huyện, ở ngoại ô Hà Nội của những trí thức bình dân.
+ Văn ông thể hiện niềm cảm thương kín đáo mà sâu sắc. + Truyện của ông có cốt
truyện đơn giản, lời văn trong sáng, giản dị, giàu chất thơ.
+ Là người đôn hậu tinh tế.
- Tác phẩm: Sáng tác năm 1937.
- Đoạn văn: Có cốt truyện đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và
hai người mẹ nơi phố huyện nghèo, cách chúng ta ngày nay 60 năm.

2. Thân bài.
- Giới thiệu khái quát: Đoạn trích kể về hai chị em Lan và Sơn lấy chiếc áo bông cũ
của cô bạn nghèo tên là Hiên mà chưa hỏi ý kiến của mẹ. Chuyện đến tai mẹ, Lan và
Sơn vô cùng lo lắng, cùng nhau đi tìm Hiên nhưng tìm mãi mà chưa gặp. Về nhà hai
chị em thấy mẹ Hiên đang trả ảo và mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay tiền mua áo. Đoạn trích
khép lại bằng lời trách yêu và cái ôm âu yếm của mẹ với hai chị em Sơn.
- Phân tích:
+ Nhà văn giới thiệu hoàn cảnh đói rét của Hiên và hành động của chị em Lan. Đây
là những đứa trẻ có tâm hồn đẹp, giàu lòng trắc ẩn và tình yêu thương.
+ Hành động đáng quý của hai bà mẹ: Mẹ Hiên dù nghèo nhưng ngay thằng và tự
trọng, còn mẹ Sơn tốt bụng nhưng cũng rất khéo léo và tinh tế.
→ Qua hành động cho áo của hai chị em Sơn và cách ứng xử của hai người mẹ. Đoạn
trích là bài ca nhẹ nhàng, thấm thía về lòng tốt, về tình yêu thương, về chia sẻ của con
người dù họ có sự khác biệt về hoàn cảnh và gia thế.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, không gay cấn, kịch tính mà sâu sắc cảm
động, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động, ngôi kể thứ ba tạo
sự hấp dẫn cho cốt truyện.

3. Kết bài
+ Đoạn trích gửi gắm thông điệp cần có sự yêu thương, sự chia sẻ trong cuộc sống
con người.
+Qua đoạn trích ta thấy được tấm lòng nhân đạo và tâm ổn nhạy cảm, tinh tế của nhà
văn.

4. Kết bài.
- Khẳng định được giá trị của nhà văn.

- Rút ra bài học cho bản thân.


Đề 2: Hai đứa trẻ - Thạch Lam.
I. Đọc hiểu
Câu 1: Chỉ ra các từ láy trong đoạn trích trên?
- Văng vẳng, vo ve, thấm thía, man mác, thong thả, leo lét, lấp lánh, mấp mô, âm
ẩm, lom khom, tìm tòi.
Câu 2: Chỉ ra các âm thanh miêu tả buổi chiều?
- Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve.
Câu 3: Nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích?
- Cách quan sát tinh tế, tỉ mỉ, lời văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu sau: “Tiếng trống thu không trên cái
chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều.”
- Nghệ thuật nhân hoá.
Câu 5: Chỉ ra tâm trạng của Liên trước khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tàn.
- Chị thấy lòng buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn. Qua đoạn trích ta
thấy Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tuý, giàu lòng trắc ẩn.
Câu 6: Trong đoạn trích, bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những
nguồn sáng nào?
- Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
- Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Đèn treo trong nhà bác phở Mỹ.
- Đèn hoa kì leo lét nhà ông Cửu.
- Đèn dây sáng xanh trong hiệu khách.
→ Những nguồn sáng yếu ớt không đủ dức làm cho phố hiệu sáng bừng lên. Thậm
chí còn gợi một không gian sống tối tăm mờ mịt như ngọn đèn con của chị Tí chỉ
chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
Câu 7: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì và nêu tác dụng: “Phương tây đỏ rực
như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.”
- Nghệ thuật tu từ: So sánh
+ Phương tây như lửa cháy .
+ Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
→ Bức tranh phố huyện: Yên tĩnh, thơ mộng. Từ đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm của tác giả.
Câu 8: Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên.
- Nội dung: Miêu tả bức tranh phố huyện lúc chiều tàn, tâm trạng buồn man mác của
nhân vật Liên.
II. Làm văn
1. Mở bài: Tác giả, tác phẩm
- Tác giả: Thạch Lam
- Tác phẩm:
+ Cốt truyện đơn giản, miêu tả bức tranh phố huyện lúc chiều tàn, tâm trạng ; buồn
man mác của nhân vật Liên.
+ In trong tập nắng trong vườn – 1938. của nhân vật Liên.
2. Thân bài.
a. Phân tích:
* Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tàn, cuộc sống:
- Bức tranh thiên nhiên:
+ Được miêu tả bằng âm thanh: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo
ve.
→ Câu văn nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu chất thơ, gợi tả bức tranh buổi chiều tà đẹp,
tĩnh lặng nhưng đượm buồn.
- Cuộc sống con người:
+ Cảnh chợ tàn: Phơi bày sự nghèo khổ, nhếch nhác, tàn lụi.
+ Cảnh con người: Gắn với chị em Liên là chiếc chõng nan lún, kêu cót két và sắp
gãy. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi lại tìm tòi.
+ Tâm trạng của Liên: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy trong lòng buồn man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn. Liên liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương
này. Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà
cho chúng nó.
→ Một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn.
b. Đánh giá
- Nghệ thuật: Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động, ngôi kể thứ
ba tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện.
- Tài năng và tấm lòng của tác giả: Tình cảm yêu thương, trận trọng của tác giả dành
cho người nghèo, khẳng định giá trị của đoạn văn, nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản
thân về đoạn văn.
Đề 3: Một bữa no – Nam Cao
I. Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2: Thể loại của đoạn trích trên là gì?

-Thể loại: Truyện ngắn.

Câu 3: Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong đoạn trích?

- Bà lão, chồng bà lão, con dâu bà lão (mẹ cái đĩ), con trai bà lão, lũ con gái, con nuôi,
con ở, bà phó thụ.

Câu 4: Tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng 8?

- Đói khổ.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến cái chết của bà lão?

- Do bà đói, ăn nhiều dẫn đến bội thực.

Câu 6: Tìm câu văn cho thấy bà lão đã chấp nhận cả danh dự để có một bữa no?

- Câu văn: “Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà
chịu đói.”

Câu 7: Đoạn trích được kể ở ngôi thứ mấy?

- Đoạn trích được kể ở ngôi thứ ba.

Câu 8: Nêu hoàn cảnh của bà lão?

- Hoàn cảnh của bà lão: Chồng chết, con trai chết, con dâu bỏ đi lấy chồng, đứa cháu
gái bán cho nhà giàu, bản thân bà thì già yếu, cùng đường sắp chết đói.

Câu 9: Kể ra và phân tích biện pháp liệt kê?

- Liệt kê: “Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt.”

→ Làm câu văn sinh động, giúp người đọc hình dung ra tình cảnh đáng thương, xấu hổ,
ngượng ngùng vì bà của cái đĩ. Từ đó thấy được thái độ cảm thương sâu sắc của tác giả.
Câu 10: Từ cái chết của bà lão, tác giả Nam Cao đã thể hiện thái độ, tỉnh cảm như thế
nào?

- Phơi bày hiện thực cay đắng, xót xa, khốn khổ, tủi nhục của người lao động nghèo
trước Cách mạng tháng 8.

- Lên án, tố cáo giai cấp thống trị đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng.

- Thái độ đồng cảm và xót thương của tác giả với những người nghèo trước cách mạng.

II. Làm văn

1. Mở bài.

- Tác giả: Nam Cao

+ Là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

+ Là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào văn học hiện thực phê phán.

+ Sáng tác của Văn Cao tập trung vào hai đề tài chính: người tri thức nghèo và người
nông dân nghèo .

+ Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo.

+ Là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dưng dửng lạnh lùng mà
đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.

- Tác phẩm:
+ Sáng tác năm 1943 – thời điểm trước cách mạng, đất nước còn gặp nhiều khó khăn,
không ngừng chịu sự hoành hành của giặc ngoại xâm mà còn phải chịu nạn giặc đói
và giặc dốt.

+ Tác phẩm là bức tranh phản ánh nỗi khổ cùng cực, cuộc sống của nông dân trước
Cách mạng tháng 8.

+ Qua truyện ngắn, người đọc có ấn tượng sâu sắc với nhân vật bà lão.

2. Thân bài.

* Phân tích nhân vật bà lão:

- Hoàn cảnh:

+ Là một bà mẹ già nua, ốm yếu, không nơi nương tựa. Chống bà chết, con trai chết,
con dâu sắp đi lấy chồng, đứa cháu gái bán cho nhà giàu, bản thân bà thì già yếu,
cùng đường sắp chết đói.
+ Là người nông dân tội nghiệp, đáng thương, là nạn nhân của cái đói, bị cái đói đẩy
đến bước đường cùng, bà phải bán rẻ danh dự để được một bữa no

+ Bà lão chết trong đau đớn, tủi nhục.

+ Cái chết của bà lão trong truyện ngắn Một bữa no cũng là một kiểu chết do đói quá.
Là một bản án tố cáo tội ác của bọn phát xít đã đẩy nhân dân ta vào hoàn cảnh thảm
thương, khốn cùng.

3. Kết bài

- Nội dung:

+ Nhà văn Nam Cao đã thể hiện sâu sắc nỗi ám ảnh, thống khổ của người dân trước
Cách mạng tháng 8, từ đó lên án, tố cáo giai cấp thống trị lúc bấy giờ.

+ Tác giả thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi thảm của người nông
dân.

-Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc xảo.

+ Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cho số phận người nông dân trước Cách
mạng tháng 8.

+Ngôn ngữ hình ảnh gần gũi, bình dị.

+ Giọng điệu chua chát, lạnh lùng nhưng đằng sau đó là tình cảm xót thương của
nhân vật.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn.

-Tác giả: Thanh Tịnh

+ Là nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

+ Trước 1945, thơ ông mang vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, phong cách lãng mạn rõ

+ Sau 1945, ông thường viết bài văn ngắn có tính chất tự sự, đề cập đến vấn đề thời sự hoặc xã
hội.

- Tác phẩm:

+ Là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941.

+ Kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi tựu trường.

2. Thân bài

* Giới thiệu khái quát : “Tôi đi học” bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những kỉ
niệm về buổi tựu trường đó làm cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần
áo, quyển vở mới, sân trường...

* Phân tích:

- Cảnh vật sang thu:

+ Là ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.

+ Buổi mai đầy sương thu gió và lạnh.

+ Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.

+ Mấy cậu học trò trạc bằng tuổi quần áo tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở
cho nhau.

+ Mấy cậu đi trước ôm nhiều sách vở và kèm cả bút thước.

+ Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng
bước nhẹ.

- Tâm trạng của nhân vật tôi:

+ Những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười
giữa bầu trời quang đãng.

+ Mỗi lần thấy những em nhỏ rụt rè núp bên mẹ, nhân vật tôi lại cảm thấy trong lòng từng
bừng rộn rã.

+ Con đường dù đã đi lại lắm lần nhưng nhân vật tôi vẫn thấy cảnh vật chung quanh đều thay
đổi, vì chính trong lòng nhân vật tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học.”

+ Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong bộ trang phục.

+ Nhìn sân trường rộng, ngôi trường cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng, trong
lòng nhân vật tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

You might also like