You are on page 1of 5

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Nguyễn Tuân
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987). Xuất thân trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Làm báo, viết văn, tham gia phục vụ cách mạng và kháng chiến.
- Con người
+ Rất mực tài hoa, uyên bác, hiểu biết rộng, ý thức cá nhân phát triển cao.
+ Yêu nước và yêu những giá trị văn hóa dân tộc tha thiết.
+ Thật sự trân trọng sự nghiệp văn học của mình.
- Sự nghiệp văn học
+ Sáng tác cả trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Thành công nhất với thể tùy bút.
+ Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, độc đáo, uyên bác.
 Là tác gia văn học lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển
văn học và tiếng Việt.
2. Tác phẩm
a) Tập truyện “Vang bóng một thời”
- Xuất bản lần đầu: năm 1940, gồm 11 truyện ngắn
- Đề tài: Một thời đã qua nay chỉ còn là “Vang bóng”
- Chủ đề: Viết về những cái tài, những thú vui tao nhã phong lưu đậm chất văn hóa
truyền thống.
- Hình tượng nghệ thuật chính: Các nhà Nho lỡ vận nhưng vẫn giữ vững khí tiết với
đạo sống của người quân tử; Những người có tài năng phi thường.
b) Truyện ngắn “Chữ người tử tù”
- Nhan đề: Ban đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng”, sáng tác năm 1938, được đăng trên
tạp chí Tao Đàn.
- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp tài hoa, thiên lương, khí phách của kẻ sĩ và sức mạnh của cái
đẹp, cái thiện.
3. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: Từ đầu… rồi sẽ liệu: Cuộc trò chuyện giữa Quản ngục và thầy thơ lại về
Huấn Cao.
- Đoạn 2: Tiếp… trong thiên hạ : Cuộc nhận tù, cách cư xử đặc biệt của Quản ngục
với ông Huấn Cao.
- Đoạn 3: Còn lại : Cảnh cho chữ.
4. Tóm tắt
- Truyện kể về Huấn Cao - một người có tài viết chữ đẹp và có khí phách hiên ngang,
vì chống lại triều đình mục nát nên bị kết án tử tù bị giam ở nhà ngục tỉnh Sơn.
- Ông được một viên quan coi ngục đối đãi tử tế và tha thiết xin chữ vì cảm phục vẻ
đẹp tài hoa và nhân cách.
- Hiểu được tấm lòng yêu và trọng cái đẹp chân chính của quan ngục, Huấn Cao đã
cho chữ và cho lời khuyên quản ngục trước khi bị tử hình.
- Ngục quan nhận chữ và lời khuyên trong tâm trạng xúc động và kính nể người tử tù.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ khác thường của 2 con người khác thường trong một không gian khác
thường:
+ Viên quản ngục - kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại khát khao ánh sáng của
chữ nghĩa.
+ Huấn Cao - người tử tù lại có tài viết chữ đẹp nổi tiếng.
- Kịch tính của câu chuyện đã lên tới đỉnh điểm khi quản ngục nhận được công văn khẩn
của quan Hình bộ Thượng thư về việc chuyển các tử tù vào pháp trường trong kinh.
=> Cuộc gặp gỡ trong một tình thế éo le giữa một người bị xem là “đại nghịch” với kẻ
đại diện cho trật tự xã hội đương thời làm nảy sinh tình huống truyện độc đáo.
2. Nhân vật Huấn Cao
a. Hoàn cảnh nhân vật:
- Vì chống lại triều đình phong kiến thối nát, nên bị kết án tử tù chí lớn không thành
– cái chết kề bên.
b. Những vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao :
* Tài hoa:
- Tài viết chữ:
+ Viết chữ nhanh và đẹp.
+ Xem chữ như báu vật.
+ Chữ đẹp và vuông.
 Vẻ đẹp tài hoa - nghệ sĩ của một bậc danh sĩ. Nhà văn muốn gửi gắm tấm lòng
yêu quí cái đẹp và trân trọng vẻ đẹp văn hoá cổ truyền một thời đã qua của dân tộc.
=> Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật viết thư pháp và trở thành biểu
tượng của cái đẹp: đẹp chữ, đẹp nhân cách làm người.
* Khí phách
- Dám ngang nhiên chống lại triều đình phong kiến thối nát không phải vì “mưu đồ bá
vương” mà để “cứu vớt dân đen đang đói khổ”.
- Khi bị bắt, bị tù, sẵn sàng “bẻ khoá vượt ngục”, coi thường chế độ nhà tù tàn bạo của
chế độ phong kiến.
- Lúc đến nhà ngục tỉnh Sơn:
+ Bất chấp lời doạ dẫm của bọn lính, ông vẫn lạnh lùng “rỗ gông” đập rệp  Chí
lớn không thành mà vẫn hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
+ Khi được quan ngục biệt đãi : “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm
trong cái hứng sinh bình” Phong thái ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Khi được ngục quan thăm hỏi, ông tỏ thái độ lạnh lùng, khinh bạc, coi những kẻ
đại diện cho quyền lực thống trị chỉ là “những trò tiểu nhân thị oai”.
- Thái độ “lễ phép” , “xin lĩnh ý” và sự thừa nhận của ngục quan đã khẳng định :
Huấn Cao là một “người chọc trời quấy nước”, coi nhẹ cái chết, xem thường uy lực
 Ông là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang - bất khuất trước
cái ác, cái xấu.
* Thiên lương trong sáng
- Thể hiện qua việc cho chữ :
+ Tính ông vốn “khoảnh”, trừ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ.
+ Chỉ cho ba người bạn thân.
+ Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà cho chữ.
+ Cho chữ quản ngục vì cảm được tấm lòng trọng liên tài của ngục quan.
 Huấn Cao là một người vừa có tài, vừa có tâm; có thiên lương cao đẹp; yêu quí
cái thiện; sợ phụ lòng tấm lòng cao đẹp và biết cảm động trước thiên lương của quản
ngục. Từ đó thể hiện quan điểm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn: Cái tài phải đi đôi với cái
tâm; Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau trong một con người và trong cuộc
sống.
 Thái độ của nhà văn với nhân vật Huấn Cao :
- Xây dựng nhân vật Huấn Cao là một hình mẫu lý tưởng với sự kết hợp hài hòa các vẻ
đẹp Tài – Tâm – Dũng.
- Yêu mến, ca ngợi và nuối tiếc Huấn Cao .
- Kín đáo bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng với những giá trị văn hoá truyền thống
=> Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước kín đáo của nhà văn.
3. Nhân vật Quản ngục
- Coi tù trong xã hội nhiễu nhương, ly loạn, phải “ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
- Là người có tư cách, có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người
ngay”:
+ Nghe tin Huấn Cao sắp bị giải đến: băn khoăn, lo lắng, trằn trọc và mang tâm sự.
+ Nhận tù với “cặp mắt hiền lành”, lại còn “có biệt nhỡn đối riêng với Huấn Cao”.
+ Biệt đãi Huấn Cao suốt nửa tháng.
+ Gặp Huấn Cao trong buồng kín, khép nép, cung kính, mong muốn được chu tất với
ông Huấn.
+ Bị hiểu lầm, nhưng vẫn tiếp tục biệt đãi Huấn Cao và năm bạn đồng chí của ông
+ Khổ tâm vì chưa xin được chữ của Huấn Cao.
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, thì sở nguyện
(“có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”) và nỗi khổ tâm nhất của
quản ngục (“có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm
thế nào để xin được chữ”) đã thể hiện rõ phẩm chất đáng quý – thiện lương của viên quản
ngục và tấm lòng biết yêu quý, trân trọng cái đẹp của ông. Tính cách viên quản ngục là
một “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
4. Cảnh cho chữ và cho lời khuyên
a. Cảnh cho chữ: “Cảnh tượng chưa từng có”:
- Thời gian cho chữ: đên tối và cũng là đêm cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao
- Không gian cho chữ:
+ Xưa nay việc cho chữ thường chỉ diễn ra ở những nơi thư phòng, trong những lúc
tâm hồn thanh thản.
+ Còn ở đây, cảnh cho chữ lại diễn ra giữa nhà tù – nơi ngự trị của bóng tối và tội ác
(những thứ được xem là thù địch của cái đẹp).
- Người cho và nhận chữ cũng hết sức đặc biệt:
+ Người cho chữ là một tử tù, “cổ mang gông, chân vướng xiềng”, ung dung, đường
bệ - là người sáng tạo và ban phát cái đẹp.
+ Kẻ nhận chữ : quan ngục - đại diện cho quyền lực của chính quyền phong kiến tàn
bạo lại “ khúm núm, sợ sệt” - kẻ lĩnh hội cái đẹp .
* Nghệ thuật miêu tả với thủ pháp tương phản, đối lập được vận dụng triệt để:
+ Giữa ánh sáng ( của ngọn đuốc) >< bóng tối ( phòng giam chật hẹp …)
+ Giữa sự hỗn độn xô bồ (tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột...) >< cái
cao đẹp và thanh khiết ( vuông lụa trắng, thoi mực thơm, nét chữ đẹp).
+ Giữa người tử tù sắp chết ban phát cái đẹp, cái thiện (ung dung, đĩnh đạc) >< với
viên quan coi ngục (khúm núm, run run).
=> Làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự thắng thế của cái đẹp : Cái đẹp được
sản sinh trên một mảnh đất chết, từ một tử tù sắp chết. Cái đẹp luôn trường tồn và bất tử.

b. Cho lời khuyên :


- Nội dung của lời khuyên của Huấn Cao : “thầy quản hãy thay chỗ ở...”.
- Thái độ của kẻ nhận lời khuyên: “cảm động vái người tù một vái..”
- Ý nghĩa của lời khuyên :
+ Muốn chơi chữ phải có thiên lương cao đẹp.
+ Cái đẹp không thể sống chung cùng một nơi với tội ác.
- Tác dụng của lời khuyên : Cảm hoá sâu sắc tình cảm và nhận thức của viên quản ngục.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo
- Chi tiết đầy kịch tính, lôi cuốn.
- Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh.
- Sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo không khí trang nghiêm của cuộc cho chữ.
- Xây dựng hình tượng sinh động, mang đậm chất lý tưởng.
III. Tổng kết
- Hình tượng Huấn Cao mang dáng dấp của nhân vật lý tưởng - một bậc quân tử, đấng
trượng phu - theo quan niệm trong xã hội phong kiến ngày xưa.
- “Chữ người tử tù” nói riêng và “Vang bóng một thời” nói chung tiêu biểu cho văn
phong tài hoa, tài tử của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám.

You might also like