You are on page 1of 10

TIỂU LUẬN VĂN HỌC HÀN QUỐC

HỌ TÊN: NGUYỄN THỊ TUYỀN

MÃ SINH VIÊN: 2007070126

LỚP: 3H20
문제: 한국 문학에 나타나고 있는 한국인의 의식을 한국 문학 작품 속의 구체적인

장면들을 통해 설명해 보시오.

A. MỞ ĐẦU

Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là

phương tiện giao tiếp, chứa đựng, truyền tải và phản ánh bản sắc văn hóa của mỗi dân

tộc. Văn học cũng là nghệ thuật ngôn từ, cho nên ngôn ngữ là điều kiện tiên quyết của

văn học. Văn học là một thành tố cơ bản của văn hóa, nó phản ánh nền văn hóa của một

dân tộc trên nhiều bình diện như đời sống xã hội, lối sống, tư tưởng, phong tục tập quán,

tín ngưỡng, tôn giáo v.v...bằng ngôn ngữ được chọn lọc qua tư duy, vốn sống, cảm hứng

sáng tác... của nhà văn, nhà thơ.

Văn học Hàn Quốc đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, ở mỗi giai đoạn phát triển lại

mang một chủ đề, một phong cách một tư tưởng văn học riêng ở mỗi tác giả. Thông qua

việc thể hiện cảm xúc, tư tưởng tác giả truyền tải đến người đọc những suy nghĩ, nhận

thức của người Hàn Quốc trên nhiều phương diện về vấn đề mà tác phẩm thể hiện. Trong

bài tiểu luận này, tập trung tìm hiểu vấn đề nhận thức, suy nghĩ của người Hàn Quốc

thông qua các tác phẩm văn học Hàn Quốc, cụ thể là nhận thức của người Hàn Quốc về

tình yêu lứa đôi mang hơi thở thời đại và nỗi đau chiến tranh, hy vọng về cuộc sống

thông qua các tác phẩm thơ, truyện ngắn ở nhiều thời kỳ văn học khác nhau. Trong

mảng văn học về tình yêu, các tác phẩm thường là nơi các tác giả gửi gắm nỗi nhớ, tâm

sự thầm kín muốn gửi tới người mình yêu. Bài tiểu luận này tập trung tìm hiểu các bài

thơ về chủ đề tình yêu như “마음이 어린 후이니”- 서경덕; “ 내 언제 무신하여”- 황진이;

“동짓달 기나긴 밤을”- 황진이 để hiểu rõ hơn suy nghĩ, nhận thức của người Hàn Quốc thời

xưa về tình yêu. Trong mảng văn học chiến tranh Hàn Quốc, bối cảnh thường được đem

ra khai thác là hai cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử của dân tộc họ - chiến tranh Nhật trị
và chiến tranh Nam Bắc triều. Trong số đó, một trong những tác phẩm về chiến tranh đã

để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả có thể kể đến”수난이대”- 하근찬.

B. NỘI DUNG

Bài thơ: 마음이 어린 후이니- 서경덕

Trái tim điên rồi chờ ai trong núi

Mây trôi trôi và khi gió thổ

Dường như em tới lá rơi lá rơi

Những câu thơ trên chứa đựng tình cảm của một người đang yêu, nỗi nhớ người

mình thương nhưng lại không dễ dàng để bày tỏ. Tác giả bài thơ trên là một học sĩ giỏi

nhưng lại ví mình như một kẻ ngốc trong tình yêu, trong lòng dù rất muốn hai người có

thể gặp nhau nhưng lại không thể bày tỏ. Tình yêu giữa hai người hình thành từ lúc nào

không hay biết tuy nhiên vì hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, tác giả chỉ có thể gửi tình

yêu nỗi nhớ qua những câu thơ. Hai người dường như ở hai thế giới khác biệt nhau

nhưng lại cùng mang một tâm hồn đồng điệu. Tác giả đã mượn hình ảnh “만중 운산” để

cho thấy nó như một vật cản trong tình yêu của họ để tình cảm không đi quá xa nhưng

trái lại càng làm cho nỗi nhớ về người mình yêu trong tác giả lại càng sâu đậm hơn. Nỗi

nhớ ấy lớn đến mức chỉ nghe tiếng lá rơi mà cứ ngỡ tiếng chân người tìm tới. Tác phẩm

này thể hiện tình cảm nhớ nhung truyền thống trong khi giữ đúng khuôn mẫu của xã

hội, hài hòa giữa trí tuệ sâu thẳm của cuộc sống và sự lãng mạn ẩn hiện. Với những

quan niệm thời phong kiến, thì liệu có ai dám phá bỏ những quy tắc, luật lệ, phong tục

của xã hội khi một học giả nổi tiếng, tài cao lại trót mang tình cảm với một kỹ nữ. Do

vậy, tác giả biết rằng cho dù có bày tỏ tình cảm cho người mình thương nhưng tình yêu

của họ sẽ khó có thể được chấp nhận, tác giả đành giấu đi tình cảm ấy, chỉ biết dùng

những câu thơ để diễn đạt cảm xúc, tình cảm của mình.
Bài thơ: 내 언제 무신하여- 황진이

Có bao giờ em không chung thủy? Có bao giờ lừa dối người thương?

Đêm trăng sáng, giữa canh ba, người không trở lại, chẳng chút bóng hình

Trong gió thu, lá rơi xào xạc, xao xuyến lòng em.

Bài thơ này thể hiện tình cảm của người phụ nữ đang mong mỏi chờ đợi người mình

thương đến không ngủ được. Có thể nói đây không chỉ là một lời đáp lại cho những câu

thơ của nhà thơ 서경덕 ở trên đồng thời cũng là cách tác giả bày tỏ lòng mình, gián tiếp

thổ lộ tình cảm của mình với đối phương.

Hai bài thơ trên chúng ta có thể hiểu sáng tác thơ giống như là một cách để tâm sự,

bày tỏ tình cảm, giãi bày nỗi nhớ về người mình thương. Nếu bài thơ của nhà thơ 서경덕

như một lời bày tỏ, bộc bạch nỗi lòng cất giấu bấy lâu thì bài thơ của nhà thơ 황진이

giống như một lời đáp lại cùng sự bày tỏ tình cảm, thể hiện mong muốn hai người có thể

gặp nhau, bộc lộ một cách chân thực những cảm xúc nhớ mong, buồn bã, chờ đợi không

thể kìm nén được.

Hay trong bài thơ : 동짓달 기나긴 밤을- 황진이

Tôi bẻ gập đôi tấm lưng đêm đông chí

Ấp iu vào chăn ấm thoảng hơi mùa xuân tôi,

Rồi khi nào anh tới mênh mang trải đêm đời.

Đêm trăng tròn ngày đông chí, nơi phải sống một mình mà không có giới hạn, là một

khoảng thời gian cảm thấy quá dài khi phải chờ đợi một ai đó. Hơn nữa, thời gian trừu

tượng được thể hiện như một vật thể cụ thể khi có thể cắt được ra và mang giấu đi, như

một cách thể hiện tình yêu và nỗi nhớ sâu sắc. Tác phẩm này thể hiện tâm trạng cô đơn

của người phụ nữ đang chờ đợi người mình yêu, là tác phẩm có sức hấp dẫn thơ ca, thể

hiện sự mong đợi khẩn thiết, sự chờ đợi khẩn thiết dựa trên sự ẩn dụ và suy nghĩ thái độ.
Đây cũng là một trong những nữ nhà thơ thể hiện lối thơ khẩu khí táo bạo, sự phóng

khoáng trong việc bày tỏ tình cảm, thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu.

Thấu hiểu, nhận thức rõ về bối cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng như về thân phận của bản

thân, hai nhà thơ 서경덕 và 황진이 mặc dù có cảm nhận được đối phương cũng có tình cảm

dành cho mình, nhưng rồi cuối cùng hai người quyết định giữ mối quan hệ thầy trò. Giữa

hai con người ấy có một bức tường ngăn cách họ không thể đến được với nhau đó chính là

định kiến, phong tục của xã hội. Điều đó cho thấy trong xã hội “trọng nam khinh nữ”,

người Hàn Quốc thời bấy giờ còn mang nhiều quan niệm khắt khe về tình yêu nam nữ,

đặc biệt giữa một người học giả tri thức với một người phụ nữ không môn đăng hộ đối

càng khó có thể có được tình yêu trọn vẹn.

Ngoài ra, chủ đề chiến tranh cũng là một trong những chủ đề được nhiều tác giả lựa

chọn đưa vào tác phẩm văn học của mình. Trong đó có tác phẩm “수난이대”- “Hai đời thọ

nạn” của tác giả 하근찬, câu chuyện lấy bối cảnh là một gia đình sống tại một ngôi làng

nhỏ ở Hàn Quốc vào những năm 1950. Điều đáng nói về gia đình này là cả hai cha con

đều từng là những người lính, bước ra từ hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc. Họ đều đã

bỏ lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường. Trước khi là người lính cầm vũ khí

chiến đấu họ cũng chỉ là những người nông dân chất phác nhưng khi tổ quốc cần họ,

những con người ấy sẵn sàng cầm vũ khí ra trận đấu tranh chống lại kẻ thù, giành lại độc

lập dân tộc. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc nhận thức rõ được về hiện thực của

chiến tranh, đoàn kết nhân dân chống lại kẻ thù. Trong tác phẩm này, sự lạc quan của

người cha đã tiếp thêm hy vọng sống cho người con trai mang số phận giống mình. Đặc

biệt, hình ảnh người cha cõng con trai đi qua cây cầu độc mộc là hình ảnh để lại nhiều ấn

tượng trong lòng người đọc. Người cha đã già, lại mất một bên tay thật không dễ dàng gì

để cõng được con trai đi được qua cây cầu để về nhà.


Thông qua nội dung nói về hai cha con dựa vào nhau để tiếp tục hướng hy vọng đến

cuộc sống tương lai, không khó để nhận thấy rằng đó cũng là tinh thần, nhận thức của

người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ. Dù có khó khăn đến đâu, họ không chùn bước, không bỏ

cuộc, kiên trì vượt lên mọi thách thức của cuộc sống chiến tranh, gạt bỏ sự oán trách số

phận mà cùng nhau đồng lòng đoàn kết vượt qua đau thương mất mát, hy vọng về một

đất nước tốt đẹp hơn. Đó cũng chính là tinh thần của toàn thể dân tộc Hàn Quốc lúc bấy

giờ, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng họ không từ bỏ hy vọng, quyết tâm

vượt qua mọi khó khăn gian khổ để họ có được một đất nước phát triển như hiện tại.

C. KẾT LUẬN

Thông qua việc phân tích nội dung một số tác phẩm văn học Hàn Quốc viết về chủ đề

tình yêu, chiến tranh giúp chúng ta một phần hiểu được về suy nghĩ, nhận thức của

người Hàn Quốc thời xưa. Trong xã hội xưa, mặc dù còn tồn tại nhiều định kiến về tình

yêu nam nữ, tuy nhiên qua các tác phẩm văn học vẫn thấy được chất lãng mạn vốn có

của tình yêu. Giống như hai nhân vật trong hai bài thơ trên, hai người đều biết rằng đối

phương cũng có tình cảm với mình tuy nhiên lại lựa chọn cách im lặng không bày tỏ vì

họ nhận thức được rằng tình yêu của họ liệu có thể vượt qua mọi rào cản, định kiến và

mọi thế lực của xã hội thời bấy giờ để bừng nở.

Đến với chủ đề về văn học thời chiến, ta thấy được rằng mặc dù đối mặt với những

cuộc chiến tranh tàn khốc, người dân phải gánh chịu bao hậu quả đau thương và có người

mất đi người thân, mất nhà cửa…. nhưng họ nhận thức được rằng nếu họ cứ ở mãi trong

những đau thương ấy sẽ càng có nhiều người phải mất đi người thân của mình. Cách duy

nhất để thoát khỏi là phải đứng lên đấu tranh, chỉ có đấu tranh mới giành được độc lập

cho đất nước, cho nhân dân. Chính những tư tưởng ấy hướng họ đến với hy vọng cuộc

sống tốt đẹp hơn sẽ không còn chiến tranh, đem lại sức mạnh giúp họ vượt lên mọi khó

khăn thử thách.


한국 문학 논문
A. 도입
언어와 문화는 불가분의 관계에 있다. 언어는 각 민족의 문화적 정체성을 담고 전달하며

반영하는 의사소통 수단이다. 문학은 또한 언어 예술이기 때문에 언어는 문학의 전제 조건이다.

문학은 사회생활, 관습, 신앙, 종교 등 여러 면에서 한 민족의 문화를 사고, 생활, 작가의 창작

영감을 통해 선별된 언어로 반영하는 것이다.

한국 문학은 많은 발전기를 거쳤으며, 각 발달 단계에서 작가마다 하나의 주제, 하나의 문학적

스타일을 가지고 있다. 작가는 생각과 감정 표현을 통해 작품이 표현하는 문제에 대한 한국인의

생각과 인식을 다각도로 독자에게 전달한다. 이 에세이에서는 한국 문학 작품을 통해 한국인의

인식과 생각, 특히 다양한 문학 시기의 시, 단편 작품을 통해 전쟁의 아픔과 시대적 숨결을 지닌

연인들의 사랑을 집중적으로 탐구한다. 사랑에 대한 문학 분야에서 작품들은 보통 작가들이

사랑하는 사람에게 보내고 싶은 기억과 속마음을 전달하는 곳이다.

이 에세이는 사랑에 대한 옛 한국인의 생각과 인식을 더 잘 이해하기 위해 “마음이 어린

후이니”- 서경덕; “ 내 언제 무신하여”- 황진이; “동짓달 기나긴 밤을”- 황진이 등의 시조를 통해

사랑을 주제로 한 시를 집중적으로 탐구한다. 한국 전쟁 문학에서 일반적으로 사용되는 배경은

일제 강점기와 남북 전쟁이다. 그중에서도 전쟁에 관한 작품 중 하나는 하근찬 작가의

"수난이대"를 들 수 있는 독자들의 마음에 깊은 인상을 남겼다.

B. 내용

마음이 어린 후이니- 서경덕

마음이 어린 후니 하는 일이 다 어리다.

만중운산에 어느 임 오리마는

지는 잎 부는 바람에 행여 그인가 하노라.


위의 구절에는 사랑에 빠진 사람의 감정, 사랑하는 사람을 그리워하는 감정이 담겨 있지만 쉽게

표현할 수 없다. 위의 시 작가는 훌륭한 학자이지만 사랑에 바보처럼 비유하고 마음속으로는 두

사람이 만날 수 있기를 원하지만 말할 수 없다. 어느새 두 사람의 사랑이 생기게 되었지만, 작가는

당시 사회적 상황 때문에 그리움과 사랑을 시로 보낼 수밖에 없었다. 두 사람은 서로 다른 세계에

있는 것 같으면서도 일률적인 마음을 가지고 있다. 작가는 '만중운산' 의 이미지를 사용해 그들의

사랑에 장애물로 보여주고 그 애정이 지나치지 않지만 오히려 사랑하는 사람을 위한 그리움이 더

깊어지게 했다. 나뭇잎 떨어지는 소리만 듣고 찾아오는 사람의 발소리인 줄 알았을 정도로

그리움이 컸다. 이 작품은 사회의 틀을 지키면서 전통에 대한 그리움을 표현하고 있으며 삶의

깊은 지성과 숨겨진 로맨스가 조화를 이루었다. 옛날 시대의 관념이 존재하는 상황에서 유명하고

재능 있는 학자가 한 기생에게 감정을 품었을 때 감히 사회의 규칙, 규칙, 관습을 무너뜨릴 사람이

있을까? 따라서, 작가는 사랑하는 사람에게 사랑을 고백하더라도 받아들이기 힘들다는 것을

알고, 그 감정을 숨기고 자신의 마음과 감정을 표현하기 위해 시를 사용한다.

내 언제 무신하여- 황진이

내 언제 무신 하여 님을 언제 속엿관듸

월침 삼경에 온 뜻이 전혀 없네

추풍에 지는 닙 소리야 낸들 어이하리오.

이 시는 사랑하는 사람이 잠들지 못할 정도로 간절히 기다리고 있는 여인의 정서를 표현한

것이다. 시인 서경덕의 시구들에 대한 답변일 뿐만 아니라 작가가 자신의 감정을 상대방에게

간접적으로 고백하는 방식이라고 할 수 있다.

위의 두 시의 창작은 사랑하는 사람에게 고백하고 애정을 표현하고, 그리움을 털어놓는

방법으로 시의 작곡을 이해할 수 있다. 시인 서경덕의 시가 오랫동안 숨겨온 마음을 고백하듯

표현되면 황진이의 시는 두 사람이 만날 수 있는 희망과 애정을 표현하고 그리움, 슬픔이라는

감정을 솔직하게 드러내는 답사처럼 보일 것이다.

동짓달 기나긴 밤을- 황진이

동짓달 기나긴 밤을 한 허리를 버혀 내여,


춘풍 니불 아레 서리서리 넣었다가,

어론님 오신 날 밤이러든 구뷔구뷔 펴리라.

한없이 혼자 살아야 하는 동짓날 보름달이 뜨는 밤은 누군가를 기다리기엔 너무 길게

느껴지는 시간이다. 또한 추상적인 시간은 깊은 사랑과 그리움을 드러내는 법처럼 잘라내고 숨길

수 있고 특정한 물체처럼 표현된다. 사랑하는 사람을 기다리는 여인의 쓸쓸한 심정을 표현한 이

작품은 시적인 매력이 있고 은유와 태도에 의한 간절한 기다림, 간절한 기다림을 표현한 작품이다.

이 사람은 또한 사랑과 그리움을 표현하는 데에 대담한 창작 스타일, 사랑의 표현에 대한 자유를

갖는 시인 중 한 명이었다.

당시의 사회적 배경과 자신의 환경에 대해 잘 인식하고 있는 두 시인 서 경덕과 황진이는 서로에

대한 애정을 느꼈지만, 결국 두 사람은 스승과 제자의 관계에 그치기로 결정했다. 그 두 사람

사이에는 그들이 함께 올 수 없는 것을 가로막는 장벽이 있는데 그것은 바로 사회의 편견과

풍습이다. 그것은 "남존여비" 사회에서는 당시 한국인들이 남녀 사랑에 대한 엄격한 관념들을

가지고 있었으며, 특히 지식인과 기생인 여성 사이에서 완전한 사랑을 얻기가 더 어려웠음을

보여주었다.

“수난이대”- 하근찬

또한 전쟁은 많은 작가들이 자신의 문학 작품에 넣기 위해 선택한 주제 중 하나이었다. 그

중에는 1950년대 한국의 작은 마을에 살던 한 가족을 배경으로 한 작가 하근찬의

"수난이대"라는 작품이 있었다. 이 가족에 대해 언급할 만한 것은 아버지와 아들은 모두 두

민족의 큰 전쟁에서 나온 군인이었다는 것이었다. 그들은 그들의 몸의 일부를 전쟁터에 남겨

두었다. 무기를 든 군인이 되기 전에는 부진런하고 순진한 농부였지만 국가가 그들을 필요로 할

때 그들은 무기를 들고 적과 싸우고 민족 독립을 되찾을 준비가 되어 있었다. 이는 한국 국민들이

전쟁의 현실을 인식하고 있으며, 온 민족이 적에 맞기 위해 단결해야 한다는 것을 의식하고 있음을

보여주었다. 이 작품에서 아버지의 낙관은 자신과 같은 운명을 가진 아들에게 삶의 희망을

주었다. 특히 이 작품에서 나온 아들을 업고 독목교를 건너는 아버지의 모습은 독자들의 마음에


많은 인상을 남겼다. 한 쪽 팔을 잃은 늙은 아버지는 아들을 업고 다리를 건너 집으로 가는 것이

쉽지 않았다.

두 사람이 서로 의지해 앞으로의 삶을 계속 희망한다는 점을 통해 당시 한국인들의 정신,

인식이라는 것도 어렵지 않게 알 수 있었다. 아무리 힘들어도, 한국 민족은 주저하지 않고

포기하지 않으며 끈기있게 모든 전쟁의 결과를 극복하고, 운명에 대한 원망을 떨쳐 버리고, 더

나은 나라에 대한 희망을 함께 하나로 뭉쳤다. 그것이 바로 지금의 선진국을 얻기 위해 온갖

고난을 무릅쓰고 희망을 버리지 않았던 당시 한국 민족의 정신이기도 하다.

C. 결론
사랑과 전쟁에 대한 주제로 일부 한국 문학 작품의 내용 분석을 함으로써 옛 한국인의 사고

방식과 인식에 대한 부분적인 이해를 도와 줄 수 있다. 옛 사회에는 남녀 사랑에 대한 많은 편견이

존재했지만, 문학 작품을 통해 사랑의 본연의 로맨스를 엿볼 수 있다. 위의 두 시에서 두 사람은

상대방도 감정이 있다는 것을 알면서도 자신의 사랑이 모든 장벽과 편견, 그리고 당시 사회의 모든

세력을 뛰어넘어 활개칠 수 있는지 깨닫기 때문에 침묵하는 것을 택한다.

전쟁 문학에 대한 주제로 우리는 많은 고통의 결과를 겪었고 친척들을 잃고 집을 잃은

사람들이 있다는 것 등 잔혹한 전쟁에 직면했음에도 불구하고 그들은 고통 속에서 벗어나지

못한다면 더 많은 사람들이 그들의 중요한 것들을 잃게 될 것이라는 것을 깨달았다. 벗어날 수

있는 유일한 방법은 일어서서 싸우는 것입니다. 오직 투쟁만이 국가와 국민을 위한 독립을

쟁취하는 것입니다. 그 적극적인 사상으로 나은 삶에 향해 주고 더 이상 전쟁을 하지 않기를

바라며 모든 어려움을 극복하도록 힘을 주는 것이다.

You might also like