You are on page 1of 2

Từ lâu, văn học lãng mạn và văn học hiện thực được sinh ra để gắn bó với nhau trong

mối quan
hệ vừa hòa hợp bổ sung cho nhau vừa tương phản. Do vậy, giữa chúng luôn tồn tại một ranh
giới, nhưng đó là ranh giới nhòe lẫn. Cho nên, dù cho có những nỗ lực để phân chia hai mảng
lãng mạn và hiện thực thế nào thì giữa chúng luôn phối hợp với nhau để tạo thành vẻ đẹp văn
học riêng của mỗi tác phẩm. Vì vậy, bàn về sự giao thoa trong văn học, Huy Cận từng viết:
“Tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ô hoặc nói đúng hơn là cái đẹp cái hay đó nó
tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn.”. Tiêu biểu để chứng minh cho sự giao thoa giữa
hiện thực và lãng mạn phải kể đến tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và tác phẩm “ Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Muốn thấy được sự giao thoa của hai mảng văn học này, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm
đặc trưng của mỗi mảng. Về mảng văn học lãng mạn, đó là một thể loại văn học đề cao cái tôi
của mỗi cá nhân với những tình cảm chủ quan của con người. Nó còn là sự bất hòa, bất lực trước
hiện thực xã hội khiến các cây bút tự dệt nên những mộng ảo để đắm mình vào đó, có thể mơ về
tương lai tươi đẹp hoặc mơ về một quá khứ êm đềm hơn cuộc sống hiện tại.Ngược lại, văn học
hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm
đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những
bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống và về môi trường xã hội xung quanh. Ở
nước ta, văn học hiện thực rất được đề cao do phù hợp với công cuộc cách mạng giải phóng
người lao động, xóa bỏ giai cấp.Ở nước ta, vai trò chủ nghĩa hiện thực được đề cao hơn so với
văn học lãng mạn do nó phù hợp với công cuộc cách mạng giải phóng người lao động, xóa bỏ
giai cấp. Những sáng tác hiện thực chủ nghĩa thường mô tả một cuộc sống xã hội một cách chân
thực , phơi bày thực trạng xã hội đen tối, chống phong kiến và thực dân.

Tuy vậy, vượt ra ngoài khuôn khổ của một trào lưu, không thật cần thiết và cũng không thể so
sánh hai kiểu sáng tác này( hiện thực và lãng mạn) xem kiểu sáng tác nào hay hơn, tốt hơn mà
có những thời điểm, kiểu sang tác này tỏ ra phù hợp hơn và ngược lại,có những nơi truyền thống
văn học cũng như thị hiếu thẩm mĩ ưa chuộng kiểu sáng tác kia hơn.

You might also like