You are on page 1of 2

- Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần:Nói nhưu Bạch Cư Dị :

Trong thơ, “tình là gốc”. Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ đã trở thành tri âm của
nhân loại từ bao thế kỷ qua. Thơ là một phần của thế giới nội tâm, của đời sống tâm linh con
người.
– Thơ không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng: Thơ không đơn giản bởi xây
dựng nên nó là thứ ngôn ngữ giàu hàm súc : có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một
cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý; có thể khắc họa được mọi biến chuyển tinh vi nhất
chỉ trong vài chữ; đồng thời thơ là tiếng nói của thế giới tinh thần : vốn phức tạp, muôn hình
vạn trạng, chưa ai có thể lí giải trọn vẹn. Để cảm nhận một bài thơ hay, người ta không đơn
thuần là đọc một lần rồi hiểu mọi tầng ngữ nghĩa : Phải đào sâu, lí giải và có một trái tim dễ
rung cảm trước nghệ thuật mới thấm nhuần được một bài thơ… Nhưng nói như thế không có
nghĩa thơ thuộc về một cõi huyền nhiệm, mông lung, diệu vợi; thơ gần gũi và thân thiết biết
bao, thơ gắn với cuộc đời ta đang sống, thơ phản ảnh cuộc đời theo quy luật văn chương
- Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển :  Thơ ca gửi
gắm những giá trị đạo đức nhân sinh một cách khéo léo, tinh tế; góp phần nâng cao
tri thức đời sống bằng chính cách riêng của nó mà hiệu quả thì không thua bất cứ
hình thức truyền đạt nào khác. Thơ ca có sức mạnh và sức sống vượt ra ranh giới
không thời gian, tác động mãnh liệt vào trái tim con người, bắt đầu bằng những cảm
động của tâm hồn thi nhân trước cuộc sống, truyền tải qua đường dẫn là ngôn từ
nghệ thuật và rồi đến và lay động tình cảm của người đọc.
– Thơ ca không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại : Thơ
ca không được khiến con người chìm vào đê mê triền miên không dứt, không được
đầu độc tâm hồn con người để rồi làm nảy sinh những tư tưởng tình cảm không
chuẩn mực. Thơ ca chân chính tuyệt nhiên không phải là thứ chất gây nghiện, chỉ
dùng để thỏa mãn những nhu cầu, ham muốn nhất thời, mà phải vượt lên trên điều
đó, khiến tâm hồn con người lành mạnh hơn và có giá trị lâu dài

=> Nhận định nói đến đặc trưng của thơ ca : Thơ ca là cảm xúc, là tâm hồn; đồng thời nói
đến chức năng thẩm mỹ và giáo dục của thơ.
Tác phẩm : Khi giặc Pháp đến xâm chiếm đất nước ta thì tất cả những gì tươi đẹp đã lùi vào
dĩ vãng, để lại một bầu trời nhớ thương, nuối tiếc những tháng ngày quê hương êm ấm, yên

bình:

- Dòng sông yêu thương không chỉ mang vẻ đẹp lấp lánh, hiền hòa mà nó còn là chứng nhân

lịch sử. Sông Đuống được nhân hóa với tư thế "nằm nghiêng nghiêng". Đây là tư thế nép

mình khiêm tốn. Phải chăng dòng sông ấy đã chứng kiến và trải qua bao thăng trầm của lịch
sử dân tộc nên giờ đây trầm lắng hơn? Sông Đuống trở nên có hồn, có hình dáng uốn lượn

nhịp nhàng. Dòng sông không ở trạng thái lặng yên mà nó "trôi đi" cùng vẻ đẹp mĩ lệ, sáng

lấp lánh.

-"Đứng bên này sông sao nhớ tiếc


Sao xót xa như rụng bàn tay"

Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về mặt tinh thần. Mảnh đất quê hương

bị giày xéo khiến trái tim tác giả không khỏi đau xót. Phải là một người yêu quê hương, gắn

bó với quê hương sâu sắc thì nhà thơ mới thấu hiểu được nỗi đau ấy. Những bãi mía, bờ dâu

chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ tiếc của Hoàng Cầm khi đứng ở bên này sông nhìn về quê

hương.
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu"? Từ láy "ngùn ngụt" không chỉ miêu tả ngọn lửa hung tàn của địch
mà nó còn biểu hiện ý chí căm thù ngùn ngụt, sục sôi trong mỗi người con yêu nước. Quân
ngoại xâm đã thiêu cháy hết những mái nhà êm ấm khiến vạn vật tan tác, chia lìa. Những
hình ảnh "đám cưới chuột, đàn lợn" đều là những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu của dòng
tranh Đông Hồ, thể hiện cuộc sống bình dị, yên ấm của con người, thể hiện nét đẹp văn hóa
Việt Nam.... giờ đây bị hủy diệt trước thảm họa xâm lăng.

You might also like