You are on page 1of 3

Cuộc đời từ lâu đã là mảnh đất màu mỡ để nhà văn khai phá.

Đào sâu, tìm kĩ để rồi thu nhặt


được những bông hồng vàng tuyệt mĩ nhất. Nhưng một lẽ hiển nhiên, thế giới vô cùng tận bởi vậy không
bao giờ mà những người thợ lành nghề ấy có thể khai thác hết được. Có lẽ vì thế mà Mosset cho rằng “
Người ta không bao giờ biết hết mọi thứ về con người. Nhưng có một điều người ta biết rằng, nó, cái
bản chất người ấy sẽ không thôi làm con người bất ngờ. Văn học là nỗ lực không ngừng trong việc khám
phá những bất ngờ ấy”. Điều đó thực sự ra sao?

Con người là yếu tố không thể tách rời trong đời sống xã hội.cá thể Con người được hình dung
qua sinh học tưởng chừng chỉ là một bộ máy được tạo hóa ban tặng sẵn. Nhưng với văn học con người
luôn là một cá thể mang những sự bí ẩn vô cùng vô tận. Chúng ta là mỗi bản thể riêng biệt, không trùng
lập cùng với sự thâm sâu, khó đoán định đã tạo nên cái bản chất người. Chính nó luôn là thứ luôn khiến
con người bất ngờ, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Văn học là nhân học vậy nên văn học luôn
mang trên mình thiên chức để tìm tòi, khái thác những thứ chưa ai tìm ra trong tâm hồn người. Chung
quy ta có thể hiểu cái bản chất người riêng biệt sẽ tạo nên bất ngờ và chính văn học sẽ là nhân tố soi
sáng, làm rõ nó.

“Văn học và cuộc đời là hai đường tròn đồng tâm điểm là con người” thì như lẽ dĩ nhiên con người
luôn là yếu tố được khám phá đầu tiên. Một con người khi ta nhận xét, bình phẩm nếu chỉ xem xét một
mặt nhìn dưới chỉ duy một góc độ thì thực sự đỗi phiến diện làm sao! Bởi vậy đối tượng của văn học
luôn được đặt trong một bình diện xem xét đa góc độ, dưới sự tổng hòa các mối quan hệ. Nhìn nhận con
người có thể dưới mỗi quam hệ với gia đình, bạn bè, đất nước. Nhìn Trọng Thủy dưới quan niệm con cờ
chính trị thì chưa thực sự thỏa đáng, ta còn nên đặt chàng vào tình yêu với Mị Châu. Tuyệt một yếu tố
bất thành văn thì con người ta dưới tác động của xã hội,cuộc đời thì đương nhiên con người cũng sẽ
thay đổi. Thế giới tác động làm thay đổi tư tưởng, tính cách tình cảm của mỗi con người. Nó có thể
khiến họ tốt lên hoặc xấu đi còn tùy vào môi trường tiếp xúc. Mị đã từng đấu tranh vì hạnh phúc của
mình, vì lí tưởng bản thân nhưng “ở lâu trong cái khổ Mỵ đã quen cái khổ rồi” dần già sự phản khán
trong Mị thực sự chẳng còn sự hiển diện thực sự nữa. Cái điều khiến con người ta bất ngờ hơn nữa
không gì khác đó là bề sâu tâm hồn con người. Không một giới hạn nào mà con người có thể thấu tỏ,
tường tận hết thấy tới đáy linh hồn “Mỗi con người là một mặt trăng với những vùng tối, mảng khuất
lấp không bao giờ có thể thấu tỏ”. Chiều sâu tâm hồn thể hiện ở tâm tưởng mỗi con người. Đó có thể là
một lời nói bông đùa nhưng lại khiến con người ta đùm bọc lẫn nhau Thị về với Tràng. Hạnh phúc được
đánh đổi bằng bốn bát bánh và một lời nói thật sự quá mực phi lí cơ chứ! Từng đọc Chí Phèo thì ta thể
nào không bất ngờ về cái bản chất người tồn tại dưới cái vỏ bọc “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trawsg
hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt ngườm ngườm”. Vỏ bọc “trông gớm chết” ấy lại là một
con người đã từng sống một phần cuộc đời thuần hậu, chất phác. Chí cũng đã từng “ hai mươi tuổi,
người ta không toàn là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. Người ta không thích những gì người
ta khinh”. Một người như vậy, sau khi chôn thân nơi ngục lao thực dân phong kiến đã quay ngoắt, đổi
thay đến mức khiến người ta kinh sợ. Sự biến đổi về nhân hình lẫn nhân tính đã minh chứng rõ cho sự
tác động của đến bản ngã của mỗi con người. Bất ngờ còn ở chỗ chính bản thân con quỷ làng Vũ Đại ấy
đã khao khát lương thiện xiết bao. Hắn nghĩ lại về quá khứ xa xăm, cái thời mà là anh canh điền với bao
ước mộng đời thường, rồi trở về với thực tại, nghĩ đến tương lai một mai sau đó tình cảnh tuổi già, đói
rét và ốm đau, và cô độc. Chỉ một chút nữa thôi giọt nước mắt sẽ lăn dài trên khuôn mặt sẹo đầy vết tích
của cuộc đời. Không chỉ thế ta còn thấy sự khát khao tình người, tình yêu của hắn. Anh ta đã thốt lời có
phần thiệt sự khác biệt rõ rệt với con người mà chúng ta đã từng thấy “ Hay là mình sang đây ở với tớ
một nhà cho vui”. Chao ôi lần đầu tiên ta mới thấy Chí lại dễ thương đến vậy! Ta ngạc nhiên bởi sau cơn
say, sốt thì Chí Phèo đã thật sự chạm tới ngưỡng cửa hoàn lương. Còn người ấy đã dần trở về đúng với
bản thể của chính mình

Mỗi tác giả đến với đời đềumang trên mình một sứ mệnh riêng. Họ ngụp lặn nơi đại dương cuộc
đời, họ cố gắng tìm ra những thứ cốt tủy nhất của cuộc đời này bởi lẽ “Văn chương không cần đến người
thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu
biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” - Nam Cao. Bổn mệnh của
nhà văn là tìm tòi, là khai phá những chân trời mới, đem đến cho văn đàn một diện mạo mới. Văn học
kháng chiến ta đã từng bắt gặp nhiều tác phẩm để đời nhưng mấy ai đã từng viết về thời hậu chiến mà
đau đớn đến vậy. Nỗi buồn chiến tranh là một trong số những tác phẩm sau chiến tranh bóc trần những
góc khuất thời chiến, nó nói về “thế hệ bỏ đi”, về những mặc cảm thời hậu chiến. Cái đặc sắc còn xuất
hiện ở chỗ người văn nhân biết chọn cho mình hình tượng riêng trong đứa con tinh thần của bản thân.
Hình tượng nghệ không còn chỉ dừng lại ở chỗ dùng con người để bàn về con người mà đó có thể là
chiếc lá, cái bánh bao đẫm máu,… Chúng được xây dựng dựa trên kinh nghiệm sống, những sự chiêm
nghiệm đầy sự trải đời. Nhà văn không chỉ đứng nhìn thế giới thì sao thực sự là nhà văn cơ chứ? Mỗi
người cầm bút thì phải luôn là người nhặt những hạt bụi vàng từ đời sống. Anh ta phải khổ công vượt
muôn trùng khơi để viết tiếp những trang sử đẹp đẽ của văn học. Từ đó tạo nên “con đẻ của đời sống”
bằng cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật một cách chính xác, mang màu sắc thẩm mĩ rõ rệt. Từ ngữ hay,
xuất thần như cặp môi gần của Xuân Diệu hay kịp-hàn mặc tử đều mang tầng lớp ý nghĩa và mang cả
phát hiện mới về ngôn từ. Song đó mỗi kì thủ trên bàn cờ ngôn từ phải mang trên mình một đặc trưng
cá tính thẩm mĩ riêng biệt. Có như vậy thì mới khẳng định được bản thân người viết. Cá tính sáng tạo nổi
bậc ở tư tưởng, cảm hứng của nhà văn trao gửi vào ấy. Ta đã từng thấy một Kiều của ND vượt ngoài
khuôn phép xăm xăm băng lối vườn khuya một mình hay đã nghe lời hận đời, hận cái kiếp chồng chung
của HXh. Lần giở lại Chí Phèo ta đã thấy được sự nỗ lực quá đỗi của Nam Cao. Tưởng chừng chủ đề viết
về người nông dân đã là mảnh đất khô cằn vfi những sự cày xới trước đó của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan nhưng Nam Cao đã thực sự có một mùa bội thu trên mảnh đất ấy. Với Chí Phèo, Nam Cao đã thể
hiện nó dưới hình tượng Thị Nỡ. Người đàn bà bị bao quanh bởi bốn cái lô cốt ấy lại thức tỉnh tính người
trong Chí Phèo. Nhà văn đã hóa thân mình vào Thị Nở để cứu giúp cuộc đời con quỷ làng Vũ Đại. Chí
Phèo lần đầu tiên cảm nhận được thế giới xung quanh, lần đầu tiên nghĩ lại về mình, thức tỉnh được
tình yêu đã bị khuất lấp trong con người Chí. Nam cao hy vọng, “một lòng tin mạnh mẽ vào con người,
lòng tin ấy cũng như mặt trời, chỉ có thể bị mây che chứ không bao giờ bị tắt”. Đến khi ngưỡng cửa cuối
cùng biến mất khi bị Thị Nở khướt từ tình cảm, nói phổ quát hơn là vơ hội quay lại thế giới loài người
của Chí đã bị chính những người dân được xem là luomgw thiện của làng Vũ Đại đạp đổ. Không ai khác
Nam Cao đã giúp Chí ở bước đường cùng. Chí đã tự sau khi giết chết kẻ thù nghìn đời nghìn kiếp của
mình là Bá Kiến. Cái chết của chính là minh chứng cho bản chất người, thật người trong tâm hồn anh Chí
cũng như là một niềm tin tưởng tột cùng của tác giả đối với cái lương thiện ở mỗi con người. Bổn mệnh
của nhà văn là thế, là đi tìm khám phá những niềm u ẩn, những nỗi niềm thầm kín sâu xa trong mỗi con
người và đưa nó ra dưới ánh sáng cuộc đời.

Nhà văn không chỉ là nhà khám phá tâm khảm nhân loại mà gián tiếp còn là một nhà tư tưởng của
cuộc sống. Bằng cảm quan sâu sắc cùng tầm nhìn quảng đại, nhà văn phát hiện ra sự đẹp đẽ trong từng
khoảnh khắc đời sống. Cái đẹp ấy hiện diện ở tâm hồn con người đa chiều đa diện nhưng chung quy lại
nó đều hướng con người ta đến chân thiện mĩ. Từ đó giáo hóa tư tưởng, tình cảm, nâng con người ta
lên, giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và chiều sâu đáng kinh ngạc.Từng thấy những cái
đẹp mang sự gian khổ trong thời buổi chinh chiến “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người,
vừng trán ướt mồ hôi”, “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc” cũng có thể là hi sinh oanh liệt nơi tiền
tuyến “ Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cái thẩm mĩ bi ai hiện lên trong nỗi đau đớn đó lại càng khiến
người thanh niên trong thời đại đó càng tiếp bước cha anh mà tiến lên chống giặc, bảo vệ tổ quốc
thương yêu. Văn chương không nói rõ nhưng thực sự lại tận tụy làm việc vì người,vì đời. Sức mạnh của
văn chương có thể cải tạo thế giới này, bồi đắp thêm những gì mà loài người thiếu sót. Bởi vậy mà cha
đẻ Cao Lương Đỏ đã từng khẳng định “Văn học của chúng ta kì thực đảm đương một trọng trách rất lớn,
trách nhiệm cứu trái đất và cứu nhân loại. Chúng ta phải dùng tác phẩm của mình nóicho mọi người biết
trong sự phát triển bệnh hoạn của khoa học, dưới sự kích phátcủa tiền bạc, tham vọng và quyền lực đã
làm cho cuộc sống của nhân loại mất mát quá nhiều cảm nhận thú vị và đối mặt với đầy rẫy nguy cơ”.
Tựu trung lại bất ngờ bản chất người khiến những nhà truyền đạo nhân sinh tìm tòi khai thác, mà từ đó
khiến văn học thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình là cứu người, đắp đời, xây xã hội…

Như vậy ta đã nhận ra được rằng bản chất người trong mỗi con người luôn là điều khiến con
người ta bất ngờ và chính nó cũng là động cơ chính để văn học không ngừng nỗ lực trong việc khám phá.
Thứ văn chương ấy sẽ làm bạn với con người đến ngày tận thế, chỉ đến lúc mà thế giới này hóa thinh
không thì bí ẩn mới không còn và nỗ lực cũng biến mất…

You might also like