You are on page 1of 2

Nhà diễn thuyết người Mỹ, Les Brown khi bàn về giới hạn từng nói rằng “Cuộc

sống không có giới hạn,


chỉ trừ những giới hạn do chính bạn tạo ra.”. Trong khi đó Mark Twain lại nói “Cái gì cũng có giới hạn -
quặng sắt không thể giáo dục được thành vàng.”.Vậy, vấn đề đặt ra là: cuộc sống mỗi người không nên
có những giới hạn hay nên có những giới hạn?

Ngày xưa, có một chú hải âu nhỏ, từ bé đã sống chung với đàn mèo, vì thế, chú nghĩ mình cũng là mèo,
cuộc đời của mình sẽ gắn liền với mặt đất này. Cho đến một ngày, đàn mèo ấy nói rằng chú là hải âu, chú
có thể bay lượn trên bầu trời rộng lớn kia. Nhưng chú sợ, chú sợ mình không thể dang đôi cánh rộng bay
lên trời xa. Chú hải âu ấy đang tự giới hạn bản thân mình lại. Và rồi, sau sự động viên của đàn mèo, chú
đã trở về với vòng tay của bầu trời, chú đã bước ra khỏi giới hạn của bản thân để tự do bay lượn. Nghĩ
xem, nếu như chú hải âu ấy không bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, phải chăng chú sẽ biến
thành một con “mèo” thật sự? Vậy, sống chính là bức phá giới hạn. Thế nhưng, hải âu vốn dĩ đã được
tạo hóa ban cho khả năng bay lượn, vì thế, ta nên có một cuộc sống không giới hạn để khám phá được
khả năng tiềm ẩn, nhưng cũng cần biết điểm dừng để không lãng phí thời gian vào thứ những không có
khả năng hoặc chạm vào những giới hạn của chuẩn mực đạo đức.

Sống là bức phá, là không ngừng hoàn thiện bản thân. Khả năng của con người là vô hạn, vì thế chúng
ta không nên duy trì những giới hạn cho mình. Giống như chú hải âu ở trên, bạn sẽ không biết được
mình có thể làm được những gì nếu như không bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Brian Tracy đã
từng nói:“Hãy biến cuộc đời của bạn thành tác phẩm bậc thầy; đừng tưởng tượng ra bất kỳ giới hạn
nào cho điều bạn có thể trở thành, có thể có, hay có thể làm.”. Tuổi trẻ chúng ta chỉ có một lần, đừng
làm phí hoài nó bẳng những giới hạn của bản thân. Nếu bạn không bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ
chẳng học được gì, sẽ không thể từ nhút nhát trở nên tự tin, từ “ù lì” trở nên năng động. Cuộc sống ngày
càng hiện đại, ai cũng cố gắng phát triển để trở nên thành công. Vậy liệu thành công sẽ mỉm cười nếu
bạn chỉ biết rúc mình trong cái “kén” người? Những giới hạn đấy sẽ ngăn cản bước tiến của bạn, làm cho
chính bạn trở nên bình thường như những người khác. Vì thế, sống, là phải phá vỡ giới hạn của bản thân
mình.

Giới hạn, dù muốn hay không vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống mỗi người. Có những giới hạn đến từ
những định kiến xã hội, đôi khi lại là do chính bản thân đã trở thành những bức tường giới hạn dần to
lớn và đứng chắn trước mặt bạn. Thế nhưng mỗi bức tường đó lại chính là động lực, để bạn biết bạn cần
phải phá vỡ nó để bứt phá cho bản thân. “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát
vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác” , chỉ có bức phá giới
hạn bản thân, ta mới trở nên khác biệt, mới có thể “in dấu lại trong trái tim người khác”. Nick Vujiic khi
vừa chào đời đã khuyết mất tứ chi, trong những năm đầu cuộc đời, ông phải đối diện với sự chế giễu
của mọi người và từng cố tử tự vì quá tuyệt vọng. Tưởng rằng, cuộc đời của ông sẽ mãi là những chuỗi
ngày đen tối, nhưng bằng sự nỗ lực không giới hạn, người đàn ông với phương châm “Cuộc sống không
giới hạn” này đã thành công, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và được nhiều người nể phục. Vì thế,
cuộc sống là dám nghĩ dám làm, để bức phá khỏi giới hạn.

Cuộc sống mỗi người quả thật không nên có giới hạn để kìm hãm bản thân, nhưng cũng đừng lấy nó
làm lý do để vượt qua chuẩn mực, khuôn phép của xã hội. Phá vỡ giới hạn không đồng nghĩa với việc
bạn bỏ qua những chuẩn mực đạo đức. Mọi thứ trên đời đều có một giới hạn riêng, pháp luật giới hạn
những điều chúng ta có thể làm, lương tâm giới hạn những điều chúng ta nên làm. Giới hạn mà chúng ta
nên có, là giới hạn để giữ mình, nghiêm khắc với bản thân, tránh sa ngã để rồi đánh mất chính mình.
Thậm chí, ngay cả trong những mối quan hệ cũng cần có giới hạn nhất định. Người với người là hai thực
thể khác biệt nhau hoàn toàn, chính vì vậy, ta không nên xâm phạm vào khoảng không gian của nhau để
Ngoài ra, biết được giới hạn của bản thân, học cách bằng lòng với những gì mình đang có giúp ta tìm
thấy được sự bình yên. “Cái gì cũng có giới hạn - quặng sắt không thể giáo dục được thành vàng.”
(Mark Twain), giới hạn sẽ là thứ níu ta lại trước tham vọng vào những điều chắc chắn không thể. Từ đó,
thay vì mãi đuổi theo những thứ vô ích, ta sẽ dành thời gian để phát triển bản thân, vì “Người đủ sáng
suốt để thừa nhận giới hạn của mình tiến gần nhất tới sự hoàn hảo.”.

Nhiều người muốn thành công, nhưng lại tự kìm hãm bản thân trong cái giới hạn nhỏ bé. Không dám
bước ra khỏi "vùng an toàn", bạn đang khiến cuộc sống của chính mình lụi tàn dần: Lựa chọn sự thoải
mái, ổn định là chấp nhận cảnh đời tầm thường, muôn đời không có cơ hội thành công. Tránh né, ngại
thay đổi và cứ quanh quẩn trong vùng an toàn của bản thân không phải là một sự lựa chọn thông minh,
và lại càng không phải là lựa chọn của những con người thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Lại có
người, vì mải mê theo đuổi những giá trị vật chất mà làm những chuyện vượt khỏi giới hạn của luân
thường đạo lý. Họ làm những chuyện phi pháp, trái với pháp luật, dùng cái cớ “phá vỡ giới hạn” để bỏ
qua những chuẩn mực đạo đức. Vì thế, ta cần có cân bằng giữa việc sống có giới hạn và sống không có
giới hạn.

Trong chiến dịch quảng bá thương hiệu của Sting, có một thông điệp mà tôi rất tâm đắc: “Ngày hôm
nay là bứt phá của hôm qua. Kỷ lục mới được lập ra là để xô ngã. Không có gì là vĩnh viễn. Không có
trận chiến nào là cuối cùng. Giới hạn đặt ra để phá vỡ.” càng làm rõ phần quan trọng của việc sống
không giới hạn. Tuy nhiên, trong cuộc sống, ta cũng nên suy nghĩ và nhận thức đúng về ý nghĩa của việc
biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ. Hơn nữa, để có thể biết giới hạn và phá vỡ giới hạn
đúng lúc đúng chỗ là điều không đơn giản, cần có hiểu biết, có quyết tâm và bản lĩnh trong cuộc sống.
Hãy nhớ rằng: một người thông minh là một người biết bức phá giới hạn để thành công, và biết dừng lại
đúng lúc để không vượt quá giới hạn, chuẩn mực xã hội.

You might also like