You are on page 1of 14

​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ

Phương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ


Hiện nay tình trạng “diễn xuôi” các câu thơ trong quá trình phân tích, cảm nhận
các văn bản thơ vẫn còn diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, bài viết này sẽ gợi ý cho
các bạn một số vấn đề để tránh được việc diễn xuôi các câu thơ trong quá trình
phân tích.

I. Những yếu tố cần chú ý khi phân tích thơ

- Cuộc đời tác giả.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Thể thơ: lục bát, tự do, thơ 5 chữ…

- Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống
Pháp - Mĩ trong Đồng chí hay Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình ảnh người
bà trong “Bếp lửa”...

- Chi tiết thơ:

- Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lý…

- Vần (nhịp) thơ.

- Ngôn ngữ thơ: Gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học…

- Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý cho bài cảm nhận của
mình (Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu…).

=> Tất cả các đặc điểm trên ở tác phẩm nào cũng có những mức độ đậm nhạt
của các đặc điểm này trong mỗi tác phẩm là khác nhau. Thêm vào đó, các em

Tổng hợp Download.vn​ 1


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

cần chú ý dựa vào đề bài yêu cầu gì để lựa chọn các đặc điểm trên cho phù hợp
theo sở trường và khả năng của mình.

II. Kiến thức cần có trước khi làm bài

1. Kiến thức về tác giả:

- Tên, bút danh, năm sinh, năm mất, gia đình…

- Xã hội mà tác giả sống và sáng tác…

- Khuynh hướng sáng tác, chủ đề sáng tác.

- Các tác phẩm tiêu biểu.

2. Kiến thức về tác phẩm:

- Thuộc thơ (nếu đề bắt chép thuộc bài, đoạn, câu sau đó cảm nhận, phân
tích…).

- Hoàn cảnh sáng tác

- Nội dung chính của tác phẩm

- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

- Một số tác giả, tác phẩm cùng chủ đề để so sánh đối chiếu (nếu có)

=> Tất cả các kiến thức này các em đã được trang bị ở trường thông qua tiết học
dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Lưu ý các em một điều lượng kiến thức này rất
quan trọng, mỗi giáo viên sẽ hệ thống kiến thức bài học theo một cách riêng
nhưng nhìn chung kiến thức là giống nhau ở mỗi tác phẩm.

Tổng hợp Download.vn​ 2


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

III. Các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ, câu thơ

Bước 1: Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề bài)


Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ
qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập
làm văn khác.
* Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu
của đề bài gồm có:
- Bài thơ ấy cần phần tích (Đặc biệt chú ý đến: tên bài thơ, tác giả)

- Đối tượng cần phân tích:

● Xét về hình thức: câu thơ, khổ thơ hay bài thơ
● Xét về nội dung: nội dung chính, hình ảnh trong bài thơ, cảm xúc của
nhân vật trữ tình…

=> Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, việc phân tích và triển khai nội
dung bài viết của các em cũng được tập trung, bám sát đề và dễ “ăn” điểm hơn.

* Ví dụ: Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe
không kính.

Qua tìm hiểu đề, ta xác định được:

● Bài thơ cần phân tích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
● Tác giả: Phạm Tiến Duật
● Đối tượng cần phân tích: Hình tượng chiếc xe không kính

Bước 2: Lập dàn ý


Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng,
nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa

Tổng hợp Download.vn​ 3


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự
kiến/ý tưởng ban đầu. Từ đó có thể đảm bảo đúng và đủ ý, cũng như tính mạch
lạc, thống nhất của bài viết.
* Cấu trúc dàn ý:
● Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích (Có thể giới thiệu trực tiếp
hoặc gián tiếp - nhưng cần giới thiệu đúng vấn đề cần phân tích).
● Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích.
● Kết bài: Đánh giá bài thơ, đoạn thơ hoặc trình bày khái quát cảm nhận về
bài thơ, đoạn thơ ấy.
* Cách lập dàn ý chi tiết:

1. Mở bài:

Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:

- Giới thiệu qua về tác giả.

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.

- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra
đoạn, câu thơ)

- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.

Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.

2. Thân bài:

Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất
và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để
khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo
cách:

Tổng hợp Download.vn​ 4


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm
đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.

- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật
của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.

- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề
yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong
đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.

- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày
rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em
vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với
nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.

- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng
viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm
mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.

3. Kết bài:

- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.

- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên
hệ với cuộc sống.

Bước 3: Phân tích câu thơ, khổ thơ, bài thơ

* Đọc lại bài thơ, đoạn thơ: Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi
dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc
trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích.

Tổng hợp Download.vn​ 5


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

* Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ:

- Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn.

● Khi phân tích một bài thơ dài: các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau
khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu
thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích.
● Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo
câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.

- Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn
thơ tứ tuyệt có cấu trúc: khai thừa chuyển hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể
phân tích đề thực luận kết, thể thơ lục bát phân tích theo câu 6 câu 8...

Ví dụ: Phân tích bài thơ Qua đèo ngang có thể phân tích theo kiểu 2 cặp:

● Hai câu đề: Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang.
● Hai câu thực: Cảnh vật và cuộc sống con người ở Đèo Ngang.
● Hai câu luận: Tâm trạng của tác giả.
● Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả.

- Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ: Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ
cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc
hơn. Ví dụ trước khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối, các em cần chốt lại
nội dung, ý chính của 2 câu thơ đầu.

- Các bước đánh giá:

Tổng hợp Download.vn​ 6


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

● Bước 1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào(nếu hay thì nó xúc
động ở tình cảm, tư tưởng gì?).
● Bước 2: Vì sao (Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế
nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?).
● Bước 3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự
thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với
cuộc sống... (Tùy từng trường hợp cụ thể).

IV. Một số cách thức phân tích đoạn thơ, bài thơ

1. Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, giọng điệu, nhịp điệu trong
từng câu thơ, khổ thơ
* Phân tích từ ngữ:
- Từ ngữ chính là chất liệu đầu tiên tạo nên ý nghĩa thơ. Mọi tư tưởng, tình cảm
của tác giả đều được ký thác vào hệ thống từ ngữ của đoạn thơ, bài thơ.

- Ví dụ: Khi miêu tả hành vi và bản chất con buôn của Mã Giám Sinh, Nguyễn
Du đã dùng từ thật sâu cay:

“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng


Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

● “Ngồi tót”: cách ngồi sỗ sàng, trịch thượng, vô văn hóa, thiếu lễ độ. Hành
vi trên cho thấy, Mã Giám Sinh là một con người ít học vô lại, nhân cách
kém cỏi, tầm thường chứ không phải là một sinh viên trường Quốc Tử
Giám nho nhã, học thức như hắn nói.

Tổng hợp Download.vn​ 7


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

● “Sổ sàng”: ngồi thoải mái, không kiêng nể gì. Hành vi thất kính, vô văn
hóa, thiếu lễ độ.
● “Kíp”: giục giã, vội vàng, vô cùng cấp bách. Ỷ tiền khinh người.

=> Như vậy chỉ với việc miêu tả qua hệ thống ngôn ngữ, Nguyễn Du đã vạch
trần được bản chất của Mã Giám Sinh, đó chỉ là một tên vô loại, ít học và có gì
đó gian trá, bịp bợm, bởi những lời nói của hắn trước sau không có sự thống
nhất.

* Phân tích hình ảnh thơ và biện pháp tu từ:

- Ý nghĩa thơ còn được ẩn giấu trong hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ được
sử dụng. Thơ nói bằng hình ảnh và ẩn ý nghệ thuật. Đó mới là thơ, là nghệ thuật
ngôn từ.

- Ví dụ, khi thể hiện niềm yêu kính và tự hào đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhà
thơ Viễn Phương viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

● Với thủ pháp ẩn dụ, Viễn Phương đã nâng cao cuộc đời và sự nghiệp của
Bác Hồ, đồng thời thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng đối với vị cha già
dân tộc.
● “Mặt trời” trong câu thứ nhất là mặt trời của tự nhiên có tác dụng chiếu
sáng và đem lại sự sống cho muôn vật, muôn loài. Còn “mặt trời” trong
câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ vĩ đại. Bởi từ

Tổng hợp Download.vn​ 8


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

trong cuộc đời và con người Bác cũng toát ra một thứ ánh sáng kì diệu vô
cùng rực rỡ. Đó là ánh sáng của chân lý cách mạng có thể xua tan mọi bất
công, bạo tàn và soi đường dẫn lối đưa 25 triệu con người đi từ bóng đêm
nô lệ đến được ánh sáng của tự do, hòa bình, công lý.
● Bác mãi là vầng dương bao la, chói ngời vĩ đại. Suốt cả cuộc đời Người
đã hy sinh hạnh phúc của bản thân, gia đình để dấn thân vào con đường
Cách mạng đầy hiểm nguy, thử thách để tìm ra con đường cứu nước, con
đường giải phóng dân tộc. Có thể nói bằng hình ảnh đó, tác giả Viễn
Phương đã thể hiện một cách sâu sắc tình cảm yêu thương, tôn kính của
nhà thơ đối với Bác.

* Phân tích giọng điệu thơ:

- Giọng điệu thơ góp phần bộc lộ tư tưởng, tình cảm bài thơ, đồng thời tạo nên
sự đồng cảm sâu sắc giữa người đọc và tác giả bài thơ.

- Đó có thể là giọng điệu chân thành, tha thiết, sâu lắng (Bếp lửa, Viếng lăng
Bác…). Có thể là giọng hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch (Bài thơ tiểu đội xe
không kính,…). Hoặc đau xót, buồn bã, tuyệt vọng (Kiều ở lầu Ngưng Bích,…)

2. Liên tưởng, so sánh những câu thơ cần phân tích với một số câu thơ có
nội dung tương đồng hoặc tương phản

* So sánh tương đồng:


* ​So sánh tương phản:
Ví dụ: So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài
thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Giống nhau:
● Chung mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
● Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Tổng hợp Download.vn​ 9


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

● Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.


● Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
- Khác nhau:
● Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc
của người lính xuất thân từ nông dân.
● Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi
nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.

VI. Những kiến thức bổ sung để phân tích thơ

Yêu cầu cao nhất của một bài phân tích thơ là phải viết đúng và viết hay. Viết
đúng đã khó, viết cho hay lại càng khó hơn. Để bài phân tích đạt hiệu quả cao,
ngoài những kỹ năng cơ bản phân tích thơ, người làm văn phải đảm bảo yêu cầu
về những kiến thức hỗ trợ khác. Kiến thức càng phong phú thì việc phân tích
càng sâu sắc. Có thể nêu ra một số lĩnh vực kiến thức sau:

1. Kiến thức văn học sử

- Văn học là một hiện tượng lịch sử ra đời và phát triển theo thời gian. Tiếp
nhận một tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng không nên tách
nó ra khỏi phạm trù lịch sử, không nên xem nó như một cá thể độc lập, thoát li
hẳn mối quan hệ, ràng buộc của xã hội.

- Kiến thức về văn học sử bao gồm là những hiểu biết về các trào lưu văn học,
giai đoạn văn học, thời kì văn học; nó còn là những hiểu biết có hệ thống về
từng tác giả cụ thể. Đứng trước một tác phẩm thơ, người làm văn phải biết huy
động sở biết của mình về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nó thuộc thời kì, giai
đoạn và trào lưu văn học nào, cuộc đời và quá trình sáng tác của tác giả ra sao

Tổng hợp Download.vn​ 10


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

để từ đó nhận xét và đánh giá các vấn đề về phương diện lịch sử cũng như nghệ
thuật trong thi phẩm.

Thực tế, trong chương trình sách giáo khoa về văn học, những kiến thức về văn
học sử vẫn còn ít, chưa có tính hệ thống. Người học nếu cầu tiến tất phải tự tìm
tòi, nghiên cứu ở những sách vở khác.

2. Kiến thức lí luận văn học

- Lí luận văn học là một bộ môn công cụ, giúp độc giả có cơ sở thâm nhập vào
thi phẩm. Loại kiến thức này khá nhiều và tương đối phức tạp. Việc vận dụng
kiến thức này vào bài làm khá linh hoạt và tùy theo từng trường hợp mà có yêu
cầu khác nhau. Trước hết, trong bài làm văn, người viết thường xuyên sử dụng
các thuật ngữ, khái niệm của lí luận văn học, như: hư cấu, điển hình, hình ảnh,
hình tượng… Nếu không có sự hiểu biết đầy đủ, người viết sẽ dùng sai khái
niệm.

- Ở mức độ phức tạp hơn, khi làm bài người viết phải có kiến thức lí luận để lý
giải một vấn đề nào đó trong tác phẩm thơ, ví như: cái tâm và cái tài của nhà
thơ, bản chất của thơ ca, cá tính sáng tạo của nhà thơ. Để làm được những vấn
đề đó, ta phải hiểu căn bản về các vấn đề lí luận như nguồn gốc thơ ca, đối
tượng phản ánh, đặc trưng ngôn ngữ thơ …

- Nguyễn Tuân từng nhận định: “Theo tôi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ
cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc
lên từ đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình, nó thức dậy những cái
vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở ra được cái diện không gian
thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp”.

Tổng hợp Download.vn​ 11


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

(Thời và thơ Tú Xương)

3. Kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện để con người thể hiện những điều mình đã tư duy. Bài
phân tích thơ đúng và hay tuỳ thuộc rất lớn vào kiến thức và kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ của người viết. Thật khó diễn đạt trọn vẹn cái điều mình nhìn thấy,
cảm thấy, tư duy thấy. Thực tế, rất nhiều lúc ngôn ngữ diễn đạt không theo kịp
tư duy. Để khắc phục những bất cập này, người làm văn phải có ý thức thường
xuyên tích lũy vốn ngôn ngữ, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Kiến thức về
ngôn ngữ giúp người viết vừa xâm nhập vào tác phẩm, vừa diễn đạt những điều
mình cảm nhận được từ tác phẩm. Riêng ở mặt sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt,
yêu cầu người viết phải viết đúng và hay theo các cấp độ sau:

- Dùng từ: Yêu cầu người viết phải biết dùng từ độc đáo. Sẽ rất chán nản cho
người đọc khi một bài viết không dùng được một từ cho hay, cho độc đáo. Dùng
từ hay thì mới có đoạn hay rồi bài hay. Từ hay là từ dùng đúng lúc, đúng chỗ,
lột tả được cái thần thái của vấn đề nào đó trong bài thơ, làm cho câu văn có
hồn, có sinh khí, làm cho người đọc sung sướng thán phục. Hạ được từ “có
thần”, giá trị của bài viết được nâng lên đáng kể. Thử xem và học tập cách dùng
chữ của các nhà phê bình:

* Viết câu:

- Phương tiện ngôn ngữ cơ bản để diễn ý là câu. Một câu luôn diễn đạt một nội
dung nào đấy.

- Muốn cách diễn đạt khỏi đơn điệu nhàm chán người viết phải biết cách sử
dụng nhiều kiểu câu. Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu ở chỗ: tuỳ từng lúc,

Tổng hợp Download.vn​ 12


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

từng nơi, tuỳ giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu tương ứng. Khi
người viết muốn biểu đạt tình cảm của mình thì dùng câu cảm thán; lúc muốn
gây sự chú ý cho người đọc ta có thể dùng câu nghi vấn để đặt vấn đề và tự trả
lời để giải quyết vấn đề; khi muốn nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ theo nhiều
mối quan hệ ta dùng câu có cặp quan hệ từ: tuy nhưng, càng thì càng, không
những mà còn, nếu thì …, khi muốn khái quát vấn tổng hợp đề ta dùng kiểu câu
có tính chất quy nạp toàn thể với các từ mở đầu: nhìn chung, đại thể, về cơ bản,
phần lớn …

- Ngôn ngữ làm văn phân tích thơ cũng phải có tính tạo hình và gợi cảm: Về
mặt khoa học, bài phân tích thơ là loại văn của tư duy logic. Văn ý phải rõ ràng,
sáng sủa, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục lý trí. Tuy nhiên, không phải vì
thế mà bài phân tích thơ chỉ trình bày một cách khô khan máy móc, chối bỏ cảm
xúc và hình ảnh. ngôn ngữ phân tích thơ thiết nghĩ cũng phải có chất thơ, phải
hấp dẫn lôi cuốn người đọc bằng từ ngữ có tính tạo hình và giàu sức biểu cảm.
Ví dụ:

“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt
qua bầu trời thi ca Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.

(Chế Lan Viên)

“Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì “Sông lấp” chính là cái
bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc
cố ý đánh rớt bài “Sông lấp”, tức là bước lên lầu táp, mở của tầng này tầng kia
mà quên mất cái chuông trên vọng lâu vậy”.

(Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương)

Tổng hợp Download.vn​ 13


​ hương pháp phân tích một bài thơ, đoạn thơ
P

Những lời bình luận, đánh giá trên phải chăng có sức sống riêng, ám ảnh độc
giả là nhờ ngôn ngữ của nó giàu chất tạo hình và biểu cảm?

4. Kiến thức về các bộ môn liên quan

- Sóng Hồng định nghĩa: “Thơ là nhạc là hoạ là điêu khắc theo một phong cách
riêng”.

- Định nghĩa này cho thấy thơ ca liên quan đến các ngành nghệ thuật khác. Hơn
thế, thơ ca luôn chứa đựng nhiều vấn đề, phạm trù xã hội khác nhau. Do vậy, để
có thể xâm nhập trọn vẹn vào tác phẩm thơ, chúng ta cần phải có hiểu biết về
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như: Lịch sử, Địa lý, Triết học, Đạo đức học …
Những kiến thức này là những luận cứ (vừa tiềm tàng vừa hiện thực) góp phần
soi sáng các hiện tượng thơ ca.

.​….………..Chúc các bạn học tập tốt môn Ngữ văn………….

Tổng hợp Download.vn​ 14

You might also like