You are on page 1of 3

[Tài liệu độc quyền] GAC VAN - “Here is a gift for you” #mobai

--------------
NHỮNG MẪU MỞ BÀI ĐỘC ĐÁO DÀNH CHO NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1. Mở bài dành cho truyện ngắn (Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa...)
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã từng tâm sự với bạn đọc của mình: “Suốt bao nhiêu năm ròng,
tôi đã sốt ruột tìm mọi cách để cái cây trong góc vườn nhà tôi thoát khỏi sự im lặng trong màu
xanh thẫm của diệp lục, để khiến nó có thể bung nở những bông hoa. Thể là một ngày kia, tôi
đã rón rén và hồi hộp đi tìm thứ hương lạ lùng tỏa ra trong khu vườn nhà mình - thật ngạc
nhiên, cái cây đơn độc ấy đã nở ra những chùm hoa trắng sữa”. Tác giả gọi chúng là những
chùm hoa hạnh nguyên - một loài hoa với vẻ đẹp bí ẩn đã từng nằm gọn trong ký ức im lặng
của người thơ ấy. Phải chăng trong nghệ thuật cũng vậy? Nghệ sĩ là người miệt mài theo đuổi
con đường sáng tạo của mình trong im lặng, để rồi một ngày kia khi tác phẩm ấy trở nên có
“hình hài” và “nở hoa” trong lòng độc giả: một thứ “hạnh nguyện” có giá trị được mang đến
cho đời. [Tô Hoài cũng thế! Một người cầm bút miệt mài kề vai sát cánh cùng dân tộc qua
bao nhiêu thăng trầm lớn nhỏ của lịch sử; một người mà khi nhắc đến tên, người ta phải
thốt lên ngưỡng mộ, rằng đó là “bậc lão thành của văn đàn”. Và thứ “hạnh nguyền” mà
ông gửi lại, là một chút gì đó khiến người ta suy ngẫm ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của
mình...]
Lưu ý: Phần bỏ trong dấu [..] và được in đậm chính là phần các bạn có thể thay thế tùy vào đề
khác nhau. Nếu để cho về Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) thì triển khai như trên. Nếu đề cho về Chiếc
thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) thì thay thế tương tự. Và chỉ dành cho các tác phẩm thuộc thể
loại TRUYỆN NGẮN.

2. Mở bài dành cho thơ ca (Việt Bắc, Tây Tiến, Đất nước, Sóng,...)
Mở bài 1: Thơ ca, có lẽ cũng giống như thức rượu nho của thần Dionysus trong Thần thoại Hy
Lạp để lại - một thức rượu được lên men từ trong những “bã nồng của tình cảm mãnh liệt. Bao
nhiêu năm nay, thứ men rượu đậm đặc kia vẫn cứ thế hấp dẫn, làm mê đắm lòng người. Nhà thơ
phải chăng cũng ấp ủ lấy cho mình một bầu rượu thơ để phiêu du qua cõi người, qua địa hạt của
văn đàn lớn rộng? [Có lẽ Quang Dũng cũng vậy. Nhanh chóng tìm cho mình một chỗ đứng
trên con đường sáng tạo, thi sĩ này đã gửi vào trái tim người đọc những bầu rượu thơ đậm
chất hào hoa, lãng mạn, mà Tây Tiến là một tác phẩm không thể không kể đến...].
Mở bài 2: Một thi sĩ nọ đã từng diễn giải về sức mạnh của thơ ca bằng một cách nói hình ảnh
độc đáo: “Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được”. Xưa
nay, thơ ca luôn sát cánh, đồng hành cùng con người trong những chặng khác nhau của đời
sống. Rằng, thơ kề cạnh bên những xúc cảm thành thực, cháy bỏng; thơ du dương với những ấp
ủ, suy tư, thợ điềm đạm trong những lời thủ thỉ, tâm tình sâu lắng. Một cách nào đó, thơ mở ra
tâm hồn, khai phá tâm hồn và làm hấp dẫn tâm hồn. [Cũng tựa như thế, Quang Dũng cũng
mở ra bao nhiêu cái van nơi tâm hồn người, mà đọc bài thơ Tây Tiến, người ta phần nào
cảm nhận được điều ấy...]
Mở bài 3: Có một thi sĩ già người Nga đã từng lặn lội một đời đi tìm chiếc gậy xanh hạnh phúc.
Giây phút giã từ nhân gian, người viết lại đôi dòng trên trang giấy đã ngả vàng: “Đó là chiếc
gậy thơ ca đã đánh vào trái tim người bao nhiều dòng xúc cảm sâu nặng, mà đời một kẻ sĩ già
như tôi may mắn tìm thấy được”. Thơ ca từ bao đời nay luôn là câu chuyện của những tình cảm
chân thật. Nó treo lên trên sân khấu của nghệ thuật cải bóng dáng của cuộc đời; cải thầm kín,
mãnh liệt của tâm tư mà loài người giấu giữ. [Xuân Quỳnh cũng thế. Cả một đời thơ dành
trọn cho việc nuôi dưỡng sợi dây xúc cảm vừa mong manh tựa như dây đàn trước gió, lại
vira sắc sảo như thể đã nghiệm trải rất nhiều. “Sóng” là nơi mà nữ thi sĩ này đã thổ lộ
những tâm tư thầm kín, bộc bạch những suy nghiệm về tình yêu mà có lẽ người đọc chúng
ta không thể nào bỏ qua được...]
Lưu ý: Phân bỏ trong dấu [..] và được in đậm chính là phần các bạn có thể thay thế tùy vào để
khác nhau, tùy vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Mở bài này chỉ dành cho thể loại THƠ CA.
3. Mở bài dành cho ký (Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông)
Còn nhớ một nhà phê bình nào đó đã từng không thể giấu đi được những bộc bạch về ký - một
thể loại đặc thù: “Mỗi một trang ký được viết ra là mỗi một “trang hoa” ra đời. Đó kì thực là
những trang hoa, trang ngọc của những tâm hồn giàu xúc cảm, am hiểu sâu sắc, đến độ cuộc
sống, con người”. Cải thể ký rộng lớn này thường được người ta ví như bức sơn dầu phác thảo
lại những tinh hoa của cuộc sống bằng những nét vẽ tài hoa, phóng túng, mang đậm cái tôi của
người cầm bút. [Chẳng thế mà Nguyễn Tuân khi viết “Người lái đò sông Đà” đã tung
hoành trên trận địa ngôn ngữ bằng tất cả tài năng và tâm hồn - và những “trang hoa” của
ông cứ thế hấp dẫn người đọc bao thế hệ. Đó là một áng văn đẹp được thêu dệt nên từ tình
yêu đất nước và con người, cụ thể là cái tình nồng đượm của một đời vẫn muốn dùng văn
chương để tốc ký vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của đất và người miền Tây Bắc...]
Lưu ý: Phần bỏ trong dấu [...] và được in đậm chính là phần các bạn có thể thay thế tùy vào đề
khác nhau, tùy vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Mở bài chỉ dành cho thể loại KÝ.
Tặng thêm mở bài:
1) Dành cho tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
Những ngày sau năm 1975, hơn ai hết, nhà văn Nguyễn Minh Châu là người thực sự thấu hiểu
tình hình của văn nghệ lúc này. Ngay trong bài bảo “Hòa đồng cùng nhân loại”, người mạnh
dạn đặt bút viết: “Cuộc thoát xác đầy đau đớn, đầy cực nhọc này liệu chúng ta có thể làm được
hay chỉ làm hình thức, làm cho có vẻ, và mãi mãi Việt Nam vẫn chỉ là một con ngài nằm
khoanh tròn trong chiếc kèn, đầy bưng bít, đề gặm nhấm đồng thời cả tinh thần tự ti và sự kiêu
ngạo”. Và chính ông cũng đã chiến thắng sự cực nhọc và đau đớn ấy, trở thành người tiên
phong cho cuộc thay máu của văn nghệ nước nhà. Nỗ lực đưa văn chương trở về với đời sống
thực tại, những trang văn của Nguyễn Minh Châu giờ đây đã trở thành những trang viết “cận
nhân tình”, với những câu chuyện đời rất thực, những mảng đời đa dạng. “Chiếc thuyền ngoài
xa” là một minh chứng cho điều ấy.
2) Mở bài nâng cao dành cho các bài thi Học sinh giỏi:
Tôi còn nhớ một câu chuyện của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng chia sẻ trên trang facebook
cá nhân của mình: “Cách đây nhiều năm, tôi được Đức pháp Vương Gyalwang Drukpa - người
đứng đầu dòng Truyền thừa Drukpa và Ngài được gọi là phật sống, môi trợ duyên cho buổi
thuyết pháp của Ngài tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Mở đầu buổi thuyết pháp của Ngài, tôi có
lời thưa với các phật tử và các khách mời rằng: “Khi lòng ta nở một bông hoa, thì trên thế gian
nở bạt ngàn những cánh đồng hoa. Khi lòng ta chặt một cái cây thì trên thế gian những cánh
rừng tàn lụi.” Nếu lòng người ta đều nở hoa - những loài hoa biểu trưng cho giá trị tốt đẹp của
đời sống, thì có lẽ rừng hoa kia sẽ trường cửu đến nhường nào. Nhưng hãy thử quan sát thực tế,
ta thấy rằng: Có những loài hoa” là ảnh hiện cho giá trị tốt đẹp bên trong của con người đang
dần trở nên héo úa, và một trong những loài hoa ấy mang tên “lòng nhân ái”. Khi lòng nhân ái
đang dần bị xói mòn, văn chương đã ở đâu, đã làm được gì? Phải chăng văn chương là tiếng nói
đánh thức tình thương trong tâm hồn mỗi con người?

Hết

You might also like