You are on page 1of 6

TÀI LIỆU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY 2021

1. Văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

a) Đặc điểm cơ bản của dạng văn nghị luận về một vấn đề xã hội
trong tác phẩm văn học.

Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa
vấn đề xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có
kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. Tuy
nhiên việc có kiến thức vẫn chưa đủ vì học sinh cần phải có thêm các
kỹ năng phân tích văn bản và phân tích, đánh giá, lí giải các vấn đề xã
hội nữa. Đề bài đặt ra trong dạng đề này thường là các vấn đề xã hội
sâu sắc mang ý nghĩa nhân văn nào đó dựa trên các tác phẩm văn học
(vấn đề đó có thể có trong chương trình học hoặc chưa được học).

Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận… kiểu văn bản này đòi hỏi
học sinh phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình.

Ví dụ: Xét 3 đề bài sau:

Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao
xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của
thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?

Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của
Nguyễn Thành Long là người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ
gì về lòng khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?

Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể
hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến một phần công sức của
mình vào mùa xuân của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống
của giới trẻ hiện nay?

b) Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm
văn học.
Mở bài

– Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

– Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài

Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng
đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp
dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai
phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác
phẩm, nghị luận về một vấn đề xã hội.

Phần 1: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác  phẩm
văn học ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính
và hướng làm bài cần thiết ở phần 2.

Ví dụ: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”
của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh
niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng ta cần phải xác định được nhân vật anh thanh niên có những
phẩm chất gì? Sau đó mới so sánh với giới trẻ hiện nay. Cụ thể anh
thanh niên là người có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề và có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, tinh thần lạc quan yêu
đời, quan tâm, chu đáo, hiếu khách. Những phẩm chất của anh thanh
niên liệu giới trẻ có không? Thực trạng của giới trẻ hiện nay là gì?

Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có một câu chuyển ý
phù hợp, đặc sắc.

Phần 2: Nghị luận xã hội

Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở phần 1
học sinh chuyển sang phần 2, ở phần này các em làm tương tự như
cách làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một
hiện tượng đời sống.
Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng
theo các bước.

– Giải thích khái niệm

– Phân tích, lí giải

– Bình luận

– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.

Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận
dụng theo các bước.

– Khái niệm

– Thực trạng (tích cực, tiêu cực)

– Hậu quả

-Nguyên nhân

– Giải pháp

-Liên hệ bản thân.

Ví dụ: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong
truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ
gì về tính khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?

Vấn đề xã hội ở đây mang tư tưởng đạo lí vì thế các em sẽ phải sử


dụng các bước làm trong nghị luận về tư tưởng đạo lí để làm (khiêm
tốn là gì, phân tích chứng minh các vấn đề của khiêm tốn, bình luận
về đức tính khiêm tốn của thanh niên hiện nay, bài học nhận thức và
liên hệ bản thân)

2. Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện

a) Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận xã hội dưới dạng câu chuyện
Đây là dạng nghị luận xã hội khó và hay dùng để kiểm tra kiến thức
năng lực của học sinh giỏi hoặc thi chuyên. Đề bài thường dưới dạng
một câu chuyện mang một vấn đề, một triết lí xã hội sâu sắc hướng tới
người đọc. Ở dạng đề này học sinh  phải có kỹ năng phân tích, đánh
giá và cảm nhận để có thể tìm ra được chính xác nội dung câu chuyện
hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho mình cách làm bài
trong toàn bài.

Ví dụ: Xét 2 đề bài sau.

Đề 1: MẸ NGHÈO

Quê mình mùa lũ, trời mưa nước ngập trắng đường. Hồi đó con chập
chững vào lớp một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa
mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra rơm rớm. Mẹ
bảo:

– Thôi hôm nay để mẹ cõng.

Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.

Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt. Cuối tuần con
đưa mẹ đến siêu thị.

– Thôi đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Con có
việc phải đi.

(Theo nguồn Internet)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

Đề 2: HAI BỨC ẢNH

Titanic là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời (1912).
Với kĩ thuật chế tạo hiện đại nhất thời ấy, Titanic được coi là con tàu
“không thể chìm”. Tuy nhiên trong lần ra khơi đầu tiên, con tàu này
đã va vào băng và bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.

Sau khi chiếc tàu Titanic bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng
kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau:
Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu bị vỡ khi va vào tảng
băng, bên dưới có dòng chữ: Sự yếu đuối của con người và sức mạnh
của thiên nhiên.

Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy có một người đàn ông nhường
chiếc phao cứu sinh của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay.
Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: Sự yếu đuối của
thiên nhiên và sức mạnh của con người.

(Dực theo sách Phép màu nhiệm của đời, tên chuyện do người ra đề
đặt)

Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ chú thích cho 2 bức ảnh nói
trên?  

b) Cách làm bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện

Ở dạng đề này cũng giống như nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội
trong tác phẩm văn học, vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí
hoặc hiện tượng đời sống. Dạng đề làm tuân thủ theo hai bước quan
trọng là: Phân tích nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, thực hiện thao
tác nghị luận giống tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sông.

Mở bài

– Dẫn dắt câu chuyện

– Nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

Phần 1: Phân tích văn tắt nội dung câu chuyện

Các em cần phải giải thích các hình ảnh, từ ngữ liên quan đến câu
chuyện từ đó xác định được nội dung chính của câu chuyện đó là gì?

Phần 2: Thao tác nghị luận giống như tư tưởng đạo lí, hiện tượng
đời sông.

Tùy thuộc vào từng dạng đề các em làm tương tự giống như trên.

You might also like