You are on page 1of 9

Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.

916

NHỮNG CÂU LÍ LUẬN VĂN HỌC HAY/ NHẬN ĐỊNH CỦA


NHÀ VĂN NHÀ THƠ
5W+ 1H= WHAT? WHO? WHEN? WHERE? WHY? HOW?
CÁCH MỞ BÀI:
1) CÁCH 1: TRỰC TIẾP:
- Ông A…..là cây bút xuất sắc văn học Việt Nam hiện đại.
- Nét đặc sắc trong ngòi bút của ông A chính là B
- Nhắc đến B, không thể bỏ qua tác phẩm C- một tác phẩm xuất sắc, gắn bó
với tên tuổi của A
- Một trong yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm C chính là: ghi đề bài ra (
Điều gì tạo nên thành công tác phẩm C? Phải chăng là, nhà văn đã+ đề bài)
2) CÁCH 2: GIÁN TIẾP ( DẪN MỘT NHẬN ĐỊNH)
- Dẫn nhận định ra
- Các bước tiếp theo như cách 1
=>>> Mở bài đạt cần các tiêu chí sau:
1) Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2) Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận
3) Có đề bài trong đó ( bỏ chữ: Anh chị hãy)

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ VĂN VÀ CUỘC SỐNG


1. Tố Hữu: “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống tràn đầy”
2. Tố Hữu: “Cuộc đời là nơi xuất bản cũng là nơi đi tới của văn học”
3. Bi-ê-lin-xki:“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
4. An- đéc-xen “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính
cuộc sống viết nên”
5. Chế Lan Viên: “Cuộc sống đánh vào thơ trăm ngàn lớp sóng/ Chớ ngồi trong
phòng mà bọt bể anh ơi”
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

6. Chế Lan Viên: “Bài thơ anh chỉ một nửa anh làm thôi. Còn một nửa để mùa thu
làm lấy”
7. Nguyễn Minh Châu: ‘Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà điểm
đồng tâm của nó chính là con người”

II. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA VĂN HỌC CHÂN CHÍNH VÀ SỨ MỆNH CỦA
NGHỆ SĨ
1. Sê- khốp: “Một nhà văn trước hết anh là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”
2. Van-gốc: “Không có gì nghệ thuật hơn lòng yêu quý con người”
3. Lâm Ngũ Đường: “Văn chương bất hủ đều viết bằng huyết lệ”
4. Hoài Chân: “Cốt lõi của nghệ thuật là lòng yêu thương con người”
5. Nguyễn Minh Châu: “Nhà văn tồn tại ở trên đời là làm công việc nâng giấc cho
những kẻ cùng đường tuyệt lộ, bênh vực cho những người không còn ai bênh vực”
6. Gorki: “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”
7. Nguyễn Du: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”

III. NHỮNG CÂU NÓI/ NHẬN ĐỊNH VỀ TÍNH SÁNG TẠO:


1. Lê-ô-nit Lê-ô- nốp: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một
khám phá về nội dung”
2. Nguyễn Tuân: “Nghệ thuật phải là lĩnh vực của cái độc đáo”
3. Xuân Diệu: “Sản xuất thơ phải mang tính cá thể”
4. Viên Mai: “Làm thơ không thể không có cái Tôi”
5. Nam Cao: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một
vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết
tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

6. Nam Cao: Trong nghề văn kị nhất là thấy người khác ăn khoai cũng vác mai đi
đào.

IV. NGÔN NGỮ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC


- Là chất liệu, là phương tiện biểu hiện và đặc trưng của tác phẩm văn học. Không
có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học.
- Chính Mác-xi Gooc-ki đã khẳng định: “ Yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học là
ngôn ngữ .”
- Nhà thơ Mai-a-Cốp-xki nói: Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ. Mới thu về một
chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong một triệu năm
dài.

Tuyển chọn những câu lí luận văn học hay về tác phẩm thơ lớp 12

TÁC PHẨM TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)

1.  “… Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạng. nhưng đã được tác giả
thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới. khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng
khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước. 
nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng. Với
một tâm trạng cụ thể - nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm
thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội
của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là
âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…” . (Vũ Thu Hương, in trong Vẻ đẹp văn học
cách mạng).

2. “… Tây Tiến- tượng đài bất tử về người lính vô danh…” ( Vũ Thu Hương).

3.“… Tây Tiến nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến
đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại
ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng
mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi
niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó
gọi tên…”. (Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).

4.“…Tây Tiến- sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn (Đinh Minh Hằng)…”.
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

TÁC PHẨM VIỆT BẮC (TỐ HỮU)

1. “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường. Nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo.
Còn Tố Hữu - anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” (Chế Lan Viên).

2.“…Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình… (Xuân Diệu).

3.“ Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ. Không phải là một
cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc. Bút tả tình,
bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình,
cái văn chương nên thơ nên nhạc…”. ( Xuân Diệu).

4.“… Bài thơ Việt Bắc là kiệt tác của Tố Hữu. Mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách
mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu.
Thể thơ lục bát, lối hát đối đáp, nhiều biện pháp tu từ,…, được tác giả vận dụng
khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, có nhiều nét cách tân. Nhất là hai đại từ Mình- Ta.
Và cả tiếng nói yêu thương- nét nổi bật trong phong cách Tố Hữu.

Tư tưởng thì mới mẻ với những dự báo sáng suốt được thể hiện bằng hình ảnh
phong phú. Và tấu lên bằng âm nhạc làm say mê lòng người…” (Nguyễn Đức
Quyền, in trong Phân tích thơ văn 12).

TÁC PHẨM ĐẤT NƯỚC

1.“… Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của
dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn…” (Nguyễn Khoa Điềm).

2.“… Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân
quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một
Đất Nước toàn vẹn. Là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự
sống. Một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.

3.“… Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài.
Cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần
dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước
trong chính tâm hồn họ. ..”. (Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn).

4.“… Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng
ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian. Đó là một lực hút nữa của
đoạn thơ Đất Nước. Để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm…” (Nguyễn Quang Trung, in trong Phân tích
bình giảng tác phẩm văn học 12).

TÁC PHẨM SÓNG (XUÂN QUỲNH)

1.“… Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình yêu. Thơ
tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình. Sóng là bài thơ giãi
bày và chiêm nghiệm…” (Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn).

2.“… Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng…” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Tuyển chọn những câu lí luận văn học trong tác phẩm văn xuôi lớp 12

TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (NGUYỄN TUÂN)

1. “… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài
năng. Của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi
mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ
thơ. Những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của
cuộc đời phức tạp, phong phú. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không
phải là một biểu hiện tiêu cực. Trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần
thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in
trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).

2. “… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô
tri, vô giác. Mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng
hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả
nói- “hung bạo và trữ tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh).

3. “… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc
mới lạ, nồng nàn, say đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh).

TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A-PHỦ (TÔ HOÀI)

1. “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện
thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra
con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”.

2. Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét
phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm
thắm, lời văn giàu tính tạo hình.
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

Đọc xong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Gấp trang sách lại rồi mà
chúng ta vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương
mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu.

Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau gương
mặt ấy, vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt. Tô Hoài nói với
Phan Thị Thanh Nhàn:“Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết
thì không thể bịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng
nhiều càng tốt”.- (Lê Tiến Dũng, In trong "Những vấn đề ngữ văn"). 

TÁC PHẨM VỢ NHẶT (KIM LÂN)

“Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân
ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng
ấm lòng”. (Dẫn theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo
dục, 1999, tr.39).

TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

1. “ …Vậy nên, có thể nói hình tượng "chiếc thuyền ngoài xa" đích thực là một ẩn
dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình
tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi.

Rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật. Nhưng không phải
bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. Và rằng con người ta cần có một khoảng cách
để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật. Nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn
bên trong thân phận con người. Thì phải tiếp cận với đời, đi vào bên trong cuộc đời
và sống cùng cuộc đời".

2.  "…Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu. Một người chụp ảnh
lịch năng nổ và mệt mỏi vì công việc. Nhận thêm một việc rõ ràng là bất khả: chộp
cho được bí ẩn của màn sương mù dâng lên trên mặt nước trong một tấm ảnh có
phần hoàn chỉnh…

Cuối cùng anh đã thành công với một bức ảnh như vậy. Chỉ để nhận ra hàng triệu
người ca tụng vẻ đẹp tác phẩm của anh sẽ không bao giờ biết được sự tàn ác. Và
nét xấu xa thực sự của con người mà anh đã chụp ảnh – một ngư dân dã man hay
đánh đập vợ và người vợ nô tì của ông ta.

Trong tay của một nhà văn kém cỏi, một truyện ngắn như vậy thật nhạt nhẽo.
Nhưng ở đây bức ảnh trở nên in dấu sâu đậm trong tâm khảm chúng ta đến mức tác
phẩm vang vọng với ý nghĩa thật mới mẻ thật lâu sau khi đọc".
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

TÁC PHẨM HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

1. "Hồn Trương Ba, da Hàng thịt" từ truyện cổ dân gian đến kịch bản của Lưu
Quang Vũ - Sự phát triển của một triết lý sống".

2. "....Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt  của Lưu Quang Vũ. Nó ca ngợi vẻ đẹp
tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo
vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách” .

                                                            (SGK Ngữ văn tập 2, trang 142)

20 CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY 

1.“Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li
hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng
ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng
người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)

2. “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than. (Nam Cao)

3. “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.
Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư
tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói,tình cảm của người viết là khâu đầu
tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn” (Nguyễn Khải)

4. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ
cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà
văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của
mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)

5. “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là
cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của
thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã
rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước
mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những
tác phẩm vĩ đại.” (Đặng Thai Mai)
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

6. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người,là sự tự giãi bày và
gửi gắm tâm tư"(Lê Ngọc Trà)

7. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên
ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng một vốn ngôn
ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà
không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ
nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt
gọi là văn cứng đơ thấp khớp…” (Nguyễn Tuân)

8. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và
phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)

9. ”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải
là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao,
mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự
công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)

10.“Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay
một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu
bông hoa để làm nên một gam mật.” (P.Povlenko)

11. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)

12.Thơ ca là tiếng hát của trái tim,là nơi dừng chân của tâm hồn,do đó không giản
đơn mà cũng không thần bí ,thiêng liêng...Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn
tinh thần nuôi tâm hồn phát triển,nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái
mà nhỏ nhen,độc hại.

13.Văn học 12 nhận định:"Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo.Vì vậy đòi hỏi
người sáng tạo phải có phong cách nổi bật,tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong
phong cách của mình

14.Tố Hữu nói:"Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy"

15.“Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực
một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người
vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của
một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng. thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn,
sinh động…Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã
hội con người…Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật
Cô Ngọc Chi CNN- 0901.916.916

hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó.
Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân
vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.”

(LLVH)

16. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt
nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)

17. “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuybralay)

18. “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Pon-Valeri)

19. “Thơ chính là tâm hồn.” (M.Gorki)

20. “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.” (Lưu Trọng Lư)

You might also like