You are on page 1of 4

Bài giảng cô: Nguyễn Khánh Ly. Trường THPT Chuyên- ĐH Vinh.

Chuyên đề 1: ĐẶC TRƯNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Đặc trưng về đối tượng và nội dung phản ánh


1.1. Đặc trưng về đối tượng phản ánh
- Đối tượng phản ánh của văn chương là toàn bộ đời sống hiện thực với một phạm vi rất rộng,
trong tính phong phú và muôn màu vẻ.
- Văn chương phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp, đi sâu khám phá vẻ đẹp của đời sống.
- Đối tượng của văn chương là toàn bộ đời sống hiện thực- nhưng là hiện thực được kết tinh 1
quan hệ người, 1 giá trị người. Nói cách khác, văn học không phản ánh thế giới như khách thể tự nó
mà tái hiện chúng trong tương quan với số phận, lý tưởng, tình cảm của con người.
- Trong thế giới hiện thực, đối tượng trung tâm mà văn học hướng đến là con người:
+ Con người trong văn chương được tái hiện trong tính toàn vẹn, sinh động từ ngoại hình, hành
vi, ngôn ngữ, tính cách, nội tâm đến số phận. Trong đó, nó đặc biệt quan tâm đến số phận và đời sống
tinh thần, nội tâm của con người.
+ Tác phẩm văn học phản ánh con người trong tổng hòa mối quan hệ xã hội: trong quan hệ với
chính mình (bản năng, ước mơ, lý tưởng, sự tự vấn lương tâm); trong quan hệ với đất nước, gia đình,
với người khác, với thiên nhiên…
+ Con người được tái hiện như là 1 điển hình, có sự thống nhất của tính chung và tính riêng:
tính đại diện, mang bóng dáng thân quen của 1 lớp người, 1 giai cấp, một thời đại + độc đáo, không
lặp lại, không trộn lẫn với hình tượng nghệ thuật cùng loại.
+ Con người trong văn học là trung tâm của giá trị, trung tâm đánh giá là hệ quy chiếu, là điểm
tựa nhìn ra thế giới.
1.2. Đặc trưng về nội dung
*) Nội dung của tác phẩm văn học là toàn bộ đời sống đã được ý thức, cảm xúc, đánh giá, nhận
xét phù hợp với 1 tư tưởng về đời sống, 1 cảm hứng và lí tưởng thẩm mĩ, xã hội nhất định.
a. Nội dung khách quan:
- Là toàn bộ đời sống hiện thực được tái hiện, từ những vấn đề của lịch sử, con người, phong
tục, đạo đức, xã họi, từ các chi tiết hiện thực đời sống nhỏ nhặt đến những biến cố xã hội lớn lao
+ Biến cố lịch sử, xã hội trọng đại
+ Số phận của con người
+ Hiện thực tinh thần của một lớp người/giai đoạn xã hội
- Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải bản sao chép nô lệ của hiện thực. Nhà văn
không phải là tên mật thám cuộc đời hay là tên hề chạy lóc cóc theo cái đuôi của đời sống. Sự phản
ánh ấy phải qua quá trình chọn lọc- tái tạo – sáng tạo lại
- Nhà văn không chỉ phản ánh những điều mình quan sát được từ hiện thực mà còn thâm nhập,
cắt nghĩa, đánh giá hiện thực ấy theo cách riêng của mình để từ đó nâng lên những giá trị phổ quát.
b. Nội dung chủ quan
- Không chỉ miêu tả đời sống khách quan, tác phẩm còn thể hiện những tình cảm xã hội, ước
mơ, khát vọng, lí tưởng, những thể nghiệm, thiên hướng đánh giá của nhà văn. Đó là nội dung chủ
quan của tác phẩm văn học.
Bài giảng cô: Nguyễn Khánh Ly. Trường THPT Chuyên- ĐH Vinh.

- Nội dung chủ quan có khi được phát biểu trực tiếp nhưng phần lớn ẩn sau việc miêu tả hiện
thực đời sống. Bởi vậy, muốn hiểu được nội dung chủ quan của tác phẩm, người đọc phải xâm nhập,
cắt nghĩa, lú giải bức tranh hiện thực + hệ thống tín hiệu thẩm mĩ
- Cấu trúc của nội dung chủ quan:
+ Tình cảm: là thái độ, phản ứng của con người trước thế giới hiện thực= sự rung động tâm
hồn, sự phong phú của các cung bậc cảm xúc, là sự mãnh liệt, say mê của lý tưởng, sự phẫn nộ của
con tim và khối óc….
Chú ý: Tình cảm trong tác phẩm văn học là tình cảm mang tính xã hội. Dẫu nó xuất phát từ 1 cá
nhân nhưng vẫn hướng tới những mẫu số chung trong tình cảm nhân loại.
+ Tư tưởng: quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ, cách nhận thức, cắt nghĩa, đánh giá đời sống của nhà
văn. Giá trị của một tác phẩm bao giờ cũng nằm ở tầm tư tưởng của nó. Những nghệ sỹ lớn đồng thời
là những nhà tư tưởng lớn.
Chú ý: Tư tưởng trong tác phẩm văn học không đơn thuần khô khan, thuần lý mà phải biến thành
khát vọng, cảm hứng, thấm đượm tình cảm
c. Mối quan hệ của 2 nội dung

2. Đặc trưng về phương thức phản ánh (văn học phản ánh thông qua hình tượng nghệ
thuật)
2.1. Khái niệm
- Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nhà văn, nhà thơ tái hiện bằng tưởng
tượng, sáng tạo trong tác phẩm qua chất liệu ngôn từ nghệ thuật. Nó có thể là một đồ vật, phong cảnh
thiên nhiên hoặc 1 sự kiện xã hội được cảm nhận. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật là ta nghĩ ngay
đến hình tượng con người.
- Ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật:
+ Phương thức tái hiện thế giới khách quan
+ Góp phần truyền tải thông điệp của người nghệ sỹ
+ Phản ánh tâm hồn, bản ngã, phong cách của người nghệ sỹ
+ Là kênh giao tiếp của nhà văn và người đọc.
2.2. Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật
a. Hình tượng nghệ thuật vừa là sản phẩm của đời sống vừa là sản phẩm gắn liền với sự
sáng tạo của nhà văn
- Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của đời sống – Khách quan
+ Bản chất của nó vốn là 1 khách thể đời sống được nhà văn chiếm lĩnh
+ Nhà văn quan sát-> lấy các chất liệu, nguyên mẫu của đời sống mà tạo thành hình tượng
+ Có nhiệm vụ phản ánh đời sống, giúp hình dung bức tranh hiện thực mà nó thuộc về
+ Chỉ khi bắt nguồn từ đời sống-> htnt mới gần gũi với bạn đọc, thực hiện chức năng giao tiếp
nhà vă – người đọc
- Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm gắn liền với sự sáng tạo của nhà văn
+ Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần sao chép y nguyên những
hiện tượng có thật mà là tái hiện một cách có chọn lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng
của nghệ sĩ.
+ Chỉ có nhà văn mới có khả năng biến những sự vật bé nhỏ, tầm thường của đời sống -> hình
tượng đẹp có nhiều ý nghĩa trong tác phẩm
Bài giảng cô: Nguyễn Khánh Ly. Trường THPT Chuyên- ĐH Vinh.

+ Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời làm nhà văn day dứt. Anh viết
ra để nói to, để chia sẻ với mọi người. Hình tượng, như thế nó gắn liền với quan điểm, lí tưởng và
khát vọng của nhà văn.
- Qúa trình xây dựng 1 hình tượng nghệ thuật: Tìm kiếm nguyên mẫu của đời thực, gom góp
chất liệu, chi tiết (con người cụ thể hoặc 1 nhóm người)-> sáng tạo, hư cấu nên những chi tiết-> sắp
xếp, tổ hợp, sáng tạo lại để tạo nên hình tượng mới so với nguyên mẫu trước đó.
+ Trong quá trình này, chi tiết là chất liệu quan trọng để tạo nên hình tượng nghệ thuật. Đó là
những tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
+ Qúa trình dùng chi tiết để tạo nên hình tượng: Tìm kiếm, chọn lọc chi tiết- loại bỏ chi tiết
rườm rà, không cần thiết – miêu tả chi tiết thật sinh động, hấp dẫn- tổ chức, sắp xếp và liên kết chúng
theo một trật tự hợp lý để tạo thành một tổng thể hình tượng nghệ thuật.

b, Hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình: là sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt,
cảm tính với cái khái quát
- Khái niệm: tính điển hình của hình tượng nght là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập nhau: cái
chung và cái riêng. Nghĩa là, nó mang những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, không lặp lại ở những hiện
tượng khác, lại vừa mang những đặc điểm bản chất đại diện cho những hình tượng cũng loại, điển
hình cho loại của mình.
- Tính chung đại diện: là tính khái quát, tiêu biểu, mang những đặc điểm bản chất, đại diện cho
những hình tượng cùng loại. Qua nhân vật, ta thấy cả một tầng lớp, giai cấp, thời đại. Thậm chí, nhân
vật vượt khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại vĩnh cửu với thời gian. Tính chung giúp cho hình tượng
nghệ thuật khái quát được những nét bản chất mang tính quy luật của xã hội.
- Tính riêng độc đáo: là hiện tượng, đặc điểm mang tính cụ thể, cá biệt, không lặp lại ở những
hiện tượng cùng loại. Tính riêng tạo nên nét độc đáo giúp hình tượng nghệ thuật trở nên sinh động,
hấp dẫn, không bị nhàm chán.
c, Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
- Ước lệ là biện pháp tái hiện sự vật, hiện tượng bằng hình tượng có tính quy ước.
- Tính ước lệ của hình tượng cho phép nghệ thuật tái hiện chân thực mà không lặp lại hay sao
chép cuộc sống, làm cho hình tượng trở nên sinh động, hấp dẫn-> khiến ta không thể đồng nhất nó
với bản thân cuộc sống.
- Tạo nên tính hàm súc cao, nó có thể truyền đạt được những nội dung cuộc sống phong phú.
d. Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa
- Khái niệm:
Một hình tượng nghệ thuật có thể đem đến cho người thưởng thức những cách nhìn nhiều chiều,
những cách lí giải ở nhiều góc độ khác nhau. Một hình tượng được coi là điển hình và xây dựng thành
công là khi nó có khả năng chứa đựng, bao hàm nhiều tầng nghĩa mà khi càng tìm hiểu người ta càng
phát hiện ra những lớp ý nghĩa sâu xa hơn. Đôi khí có những ý nghĩa còn nằm ngoài ý đồ sáng tạo
của người nghệ sĩ.
- Tại sao hình tượng nghệ thuật có tính đa nghĩa?
+ Đằng sau lớp vỏ bọc vật chất của hình tượng luôn là tầng tầng lớp lớp ý nghĩa sâu sắc, đó là
những quan điểm, quan niệm về cuộc đời, đó là những triết lý nhân sinh về con người, là những bài
học quý giá về kinh nghiệm sống, là cách đối nhân xử thế
-> Những điều này không được phép nói trắng, nói hết-> mã hóa-> những cách hiểu khác nhau.
Bài giảng cô: Nguyễn Khánh Ly. Trường THPT Chuyên- ĐH Vinh.

+ Hình tượng nghệ thuật có tính phi vật thể, chủ yếu khắc họa những cái “vô hình”
-> Nội dung, ý nghĩa của nó phức tạp, khó nắm bắt.
+ Người đọc khi chiếm lĩnh, giãi mã hình tượng thì đều mang vào những yếu tố chủ quan: cảm
xúc, trình độ, quan điểm, hoàn cảnh sống-> tạo nên những cách hiểu khác nhau= đa nghĩa
- Vai trò của tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật
+ Tạo nên tính hàm súc và chiều sâu của 1 tác phẩm văn chương
+ Kích thích quá trình đồng sáng tạo của người đọc:
+ Theo thời gian, htnt sẽ luôn có quá trình phái sinh về nghĩa, tạo nên nhiều nét nghĩa mới phù
hợp với quan điểm, thị hiếu… của thời đại-> hình tượng nghth trường tồn.

3. Đặc trưng về chất liệu phản ánh (bằng ngôn từ nghệ thuật)
3.1. Khái niệm ngôn từ nghệ thuật
- Ngôn từ nghệ thuật cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ toàn dân nhưng khi đi vào tác phẩm, nó đã
được nghệ thuật hóa- tức là trải qua quá trình chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt, tổ chức, sắp xếp để tạo
nên hiệu quả biểu đạt cao nhất.
- Vai trò của ngôn từ nghệ thuật:
+ Chất liệu để phản ánh hiện thực khách quan + thế giới chủ quan
+ Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn
+ Kênh giao tiếp của tác giả - bạn đọc
+ Thể hiện dấu ấn, phong cách của nhà văn
3.2. Đặc điểm ngôn từ nghệ thuật
a. Tính chính xác, tinh luyện
- Chính là khả ăng của ngôn ngữ văn học có thể biểu đạt đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu
tả đúng cái mà nhà văn tái hiện.
- Khả năng biểu đạt một cách chính xác cái mơ hồ (nhất là trạng thái cảm xúc). Sự lựa chọn từ
ngữ trong trường hợp ấy phải là duy nhất, không thể thay thế.
- Để tạo ra tính chính xác của ngôn từ nghệ thuật, nhà văn phải:
+ Chọn lọc, gọt giũa ngôn từ
+ Đặt ngôn ngữ vào ngữ cảnh phù hợp
b. Tính cô đọng, hàm súc
- Trên một diện tích ngôn ngữ chật hẹp, tác phẩm văn học phải cung cấp cho người đọc 1 lượng
thông tin nhiều nhất, một nội dung phong phú, sâu rộng nhất (ý ở ngoài lời, nói ít gợi nhiều)
- Không có từ dư thừa
c.Tính hình tượng
- Là khả năng tái hiện những hiện tượng của đời sống một cách cụ thể, sinh động với đầy đủ
dáng vẻ, hình khối, màu sắc, vận động…
- Là khả năng gợi những liên tưởng ngoài sự vật, hiện tượng được miêu tả một cách trực tiếp
- Để tạo tính hình tượng-> sử dụng hệ thống từ láy, tính từ, các biện pháp tu từ, tính nhạc (ngắt
nhịp/phối thanh bằng trắc)…
d. Tính cá thể
- Ngôn từ nghệ thuật tạo nên nét riêng, đặc trưng, dấu ấn độc đáo, không thể trộn lẫn của tác giả
- Biểu hiện: vốn từ; ngữ âm, cú pháp, kiểu diễn đạt, ngôn ngữ nhân vật, giọng điệu…

You might also like