You are on page 1of 6

A/ Văn học:

I/ Đặc trưng văn học:

1/ Ngôn từ văn học:

“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn từ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện
tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học.” (M. Gorki)

a/ Ngôn từ khác với ngôn ngữ như thế nào?

- Ngôn ngữ (Tiếng) là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng (ngữ
âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức tu từ). Từ đó tạo nên lời nói (phát ngôn nói và viết) là hình
thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ vốn phong phú, sinh động, đa dạng.

- Ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật của nó. Nói
văn học là nghệ thuật ngôn từ, thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài
văn vào mục đích nghệ thuật.

“Nhà văn như nhà khoa học tìm cho vật chất những tính năng mới

Than đá là chất đốt, giờ lại thành vật chế ra vải mặc, thuốc uống.”

(Chế Lan Viên)

→ Như thế, ngôn ngữ nhân dân là “than đá”. Từ “than đá” ấy, người nghệ sĩ sáng tạo đã phát kiến
chế tác thành “vải mặc, thuốc uống”, đó là ngôn từ văn học.

b/ Phẩm chất ngôn từ:

- Tính hình tượng: Do nhiệm vụ của văn học là biểu đạt thế giới bằng hình tượng nên ngôn từ trong
tác phẩm văn học cần phải giàu hình tượng – đó là khả năng làm ta thấy sự sống động đang vận
động trước mắt mình, điều kì diệu nhất của văn chương là làm như con người thấy được “sự sinh
thành của bản thân đời sống” (Nguyễn Minh Châu)

- Tính biểu cảm:

+ Văn chương là tiếng nói tình cảm, nên ngôn từ nghệ thuật có tính biểu cảm. Văn chương có giọng
điệu, và giọng điệu chính là phương tiện thể hiện tình cảm của nhà văn đối với tượng hình mô tả.
Ngay cả khi tiết chế cảm xúc thì sự tiết chế cũng là ký hiệu tình cảm.

+ Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ
thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh
hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tùy. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi nhà văn muốn nhấn
mạnh cảm xúc nội tâm.

- Tính mơ hồ, đa nghĩa:

+ Văn chương luôn nắm bắt sự sống trong trạng thái động, luôn lắng nghe đời sống từ nhiều chiều.
Bởi thế ngôn từ văn chương bao giờ cũng mở căng các lớp nghĩa, kiếm tìm những chiều sâu, tạo ra
những độ nén và điểm rơi để người đọc tham gia, đồng sáng tạo.

+ Bắt nguồn từ: mẫu cổ, giấc mơ văn học, tư duy con người

2/ Đối tượng văn học:


- Mĩ học duy tâm khách quan từ thời Platon đến Hêghen đều cho rằng đối tượng của nghệ thuật
chính là biểu hiện của thế giới thần linh, của những linh cảm thần thánh, của ý niệm tuyệt đối – một
thế giới sản sinh trước loài người. Nghĩa là mọi đối tượng của nghệ thuật cũng như của văn học đều
là thế giới thần linh, của những điều huyền bí, cao cả. Văn học nghệ thuật suy cho cùng là sự hồi
tưởng và miêu tả thế giới ấy, một thế giới không thuộc phạm vi đời sống hiện thực.

- Mĩ học duy tâm chủ quan lại cho rằng, đối tượng nghệ thuật chính là những cảm giác chủ quan, là
cái tôi bề sâu trong bản chất con người của nghệ sĩ, không liên quan gì đến đời sống hiện thực. Đây
là một quan điểm đầy mâu thuẫn bởi mọi cảm giác của con người bao giờ cũng chính là sự phản ánh
của thế giới hiện thực. Còn các nhà mĩ học duy vật từ xưa đến nay đều khẳng định, đối tượng của
nghệ thuật chính là toàn bộ đời sống hiện thực khách quan.

- Đối tượng của văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung là toàn bộ thế giới hiện thực có ý nghĩa với
sự sống con người, mang tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người.

“Nghệ thuật được tác thành bởi con người. Nó là sự biểu đạt của con người trước thế giới tự nhiên
và đời sống.” (Bách toàn thư Comtorp’s)

- Trong toàn bộ thế giới hiện thực đó, con người với toàn bộ các mối quan hệ của nó là đối tượng
trung tâm của văn học. Toàn bộ thế giới khi được tái hiện trong tác phẩm đều được tái hiện dưới
con mắt một người cụ thể. Đó có thể là người kể chuyện, là nhân vật hoặc nhân vật trữ tình... con
người trong văn học trở thành trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết tinh kinh nghiệm
quan hệ giữa con người và thế giới. Khi lấy con người làm hệ quy chiếu, làm trung tâm miêu tả, văn
học có một điểm tựa nhìn ra thế giới, bởi văn học nhìn thế giới qua lăng kính của những con người
có cá tính riêng. Do đó, miêu tả con người là phương thức miêu tả toàn thế giới.

Song, khi văn học đặt ánh nhìn về đời sống nó không soi nhìn một cách hời hợt nông cạn bề ngoài.
Văn học không quan tâm đến những cấu tạo vật chất của thế giới, ngược lại, văn học chạm đến
những vấn đề về tinh thần về ý nghĩa tồn tại của vật chất của con người. Nhận thức của văn học khác
với nhận thức của khoa học. Nếu như khoa học diễn giải thế giới bằng các định lượng về chất với
những phân tích cấu thành đối tượng thì với văn chương, nhà văn tiếp cận thế giới bằng các mối
quan hệ. Nghĩa là nhà văn luôn đặt sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ với sự vật hiện tượng
khác, với các ý niệm tinh thần để tìm kiếm các ý nghĩa.

→ Bản thân con người cũng cực kỳ phức tạp và bản thân con người cũng là tâm điểm của nhiều lĩnh
vực khác. Văn học cũng quan tâm đến chiều kích cá nhân con người với những cá tính tư tưởng tâm
trạng. Hệ quả của việc đi sâu vào khám phá chiều kích cá nhân, văn học luôn đặt ra những định nghĩa
về con người hoặc thách thức mọi định nghĩa có sẵn về con người. Văn học nhìn con người ở bình
diện đa chiều, không dễ dãi, không phán xét, không định kiến.

3/ Nội dung văn học:

- Nội dung tác phẩm văn học là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và
đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào
nhau. Cụ thể hơn, nội dung văn học là bức tranh đời sống được tái tạo trong các tác phẩm văn học –
một thế giới nghệ thuật sống động, phong phú.

- Văn học không phản ánh đời sống một cách nguyên xi, như sự phản chiếu của tấm gương. Hiện
thực văn học bao giờ cũng được tái tạo, chuyển hóa thông qua đôi bàn tay sáng tạo của người nghệ
sĩ. Hiện thực đi vào tác phẩm nghệ thuật có bóng dáng cuộc đời, chứ không phải trùng khít với cuộc
đời. Sâu hơn nữa, hiện thực văn học khám phá nhiều nhất là hiện thực tinh thần con người, những
chiều kích cá nhân. Văn học nhìn ra được những hiện thực bị khuất lấp đó, dễ bị gạt bên lề, vô hình
trong cuộc sống.

4/ Hình tượng nghệ thuật:

- Nếu khoa học chiếm lĩnh đối tượng bằng các khái niệm, định nghĩa thì với người nghệ sĩ, anh ta sẽ
cụ thể hóa đối tượng bằng những hình ảnh cảm tính. Điều kỳ diệu đó đã tác động trực tiếp vào cảm
giác của người đọc, người nghe, khơi dậy những liên tưởng – sự sống đang hình thành.

→ Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo theo quy luật
của nghệ thuật. (là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo)

- Các phương diện:

+ Nhận thức: Nhà văn nói về thế giới, biểu đạt nhận thức của mình về thế giới bằng hình tượng, cho
nên mỗi hình tượng là một phát hiện của nhà văn về đời sống.

+ Cấu trúc: Sự thống nhất của các mặt đối lập: cảm tính – lý tính, chủ quan – khách quan, hữu hình –
vô hình nhằm tạo nên cấu trúc đặc biệt làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động, phong
phú, khắc chế những thứ đã trở thành quán tính, thói quen.

- Hình tượng nghệ thuật sống động vì:

+ vừa nói ra, vừa không nói ra

+ vừa rõ ràng đơn nghĩa, vừa mơ hồ đa nghĩa

+ vừa mời gọi sự diễn giải, vừa khước từ sự diễn giải.

II/ Chức năng, giá trị văn học:

1/ Chức năng nhận thức:

- Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho
người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại
từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới.

- Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống. Ăngghen cho rằng đọc tiểu thuyết của Balzac,
người ta có thể hình dung và hiểu về xã hội nước Pháp hơn là đọc sách của nhiều ngành khoa học xã
hội cộng lại. Được như vậy là nhờ chức năng nhận thức của văn học.

- Mặt khác, văn học còn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao nhiêu thế kỷ nay, con
người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn: “Mình từ đâu đến?”, “Mình sống để làm gì?”, “Vì
sao đau khổ?”, “Làm thế nào để sung sướng, hạnh phúc?”..... Toàn bộ văn học cổ kim, đông tây đều
thể hiện sự tìm tòi, suy nghĩ không mệt mỏi của con người để giải đáp những câu hỏi đó. Ở nước ta,
văn học dân gian và các tác phẩm của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Đình Chiểu,... đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp chúng ta có khả
năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị mỗi con người. Nguyễn Du miêu tả những cảnh đời,
số phận bị vùi dập, khổ đau để thấy khát vọng về quyền sống của con người mãnh liệt biết chừng
nào. Văn học cách mạng thể hiện quan điểm sống chết của nhiều thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự
nghiệp cứu dân, cứu nước. Thậm chí, từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống được
nhà văn đưa vào tác phẩm cũng giúp người đọc soi mình vào đó để sống tốt hơn.

2/ Chức năng giáo dục:


- Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của nhà văn
M.Gorki: “Văn học là nhân học” trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người
hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát vọng
hướng tới chân lý, biết đấu tranh với cái xấu, tìm tòi và hướng tới cái đẹp của con người và cuộc
sống.

- Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình
cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả
năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống.

- Văn học nâng đỡ cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người tình cảm đúng đắn,
trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và biết sống đúng đạo lý làm người.
Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để khơi gợi, kích thích người
đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có hành động đúng. Mặt khác, văn
học giúp con người tự giáo dục, tự hoàn thiện để sống tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho xã hội.

3/ Chức năng thẩm mĩ:

- Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của hưởng thụ thẩm mĩ
là nâng cao con người lên đến những dục vọng và lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của
văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hoàn toàn
không dính dáng gì đến lợi ích vật chất nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những
giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đến cho con người một niềm vui
tinh thần hoàn toàn vô tư nhưng không bàng quan, vô trách nhiệm.

- Văn học còn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết
cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những hình
tượng nhân vật điểm hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhà văn
chân chính là người có tâm hồn phong phú, đẹp đẽ. Họ lấy tâm hồn chân thành của mình để soi sáng
những cảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác, ca ngợi phẩm chất
cao đẹp... Những điều đó có tác dụng rất lớn tới quá trình cảm thụ và hướng tới những giá trị Chân,
Thiện, Mĩ của người đọc.

- Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong sáng,
phong phú hơn. Nhưng sự hưởng thụ thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi tác phẩm có nội dung sâu sắc và tính
nghệ thuật cao, vì chỉ khi đó văn học mới đảm bảo thỏa mãn tối đa về mặt tinh thần cho người đọc.

B/ Nhà văn và quá trình sáng tạo:

- Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố và ít
nhiều đã được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm. Như vậy, nhà văn là người viết văn
làm thơ, sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đây là loại thơ văn có hình ảnh, hình
tượng, nhịp điệu, có cách diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn, chứa đựng những tư tưởng, tình cảm sâu sắc,
làm rung động con tim, khối óc người đọc. Nhà văn trước hết có tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc
sống con người, luôn khao khát cái đẹp, giàu suy tư, dễ xúc động và nhạy cảm trước hiện tượng đời
sống. Cái tình đời của người nghệ sĩ luôn sâu nặng, đắm đuối:
“ Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp muôn hình muôn thể”


(Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ)

I/ Bản chất của quá trình sáng tạo:


- Quá trình sáng tác nghệ thuật là hình thái lao động tinh thần đặc thù của con người.

1/ Tại sao là hình thái lao động tinh thần:

- Đối lập với hoạt động sản xuất vật chất, quá trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải
phát huy năng lực tinh thần của mình để nhận thức chiếm lĩnh, cảm biến thực tại.

- Văn học là sản phẩm sáng tạo của con người, nhưng không phải ai cũng sáng tạo ra được tác phẩm
văn học. Người nghệ sĩ có những phẩm chất và tài năng đặc biệt mới có thể làm được điều đó. Trong
sáng tác văn học, tính chủ thể là tất yếu bởi nhà văn không thể sáng tác khi tâm hồn nguội lạnh,
dửng dưng. Trái lại khi cảm hứng đến, nhà văn không thể kìm nén được mà phải viết. Lúc đó toàn bộ
thế giới chủ quan của nhà văn như trút vào tác phẩm. Trong văn học tính chủ thể thể hiện ở tư
tưởng, quan niệm, tâm hồn, tình cảm thị hiếu, vốn sống, kinh nghiệm tài nghệ của cá nhân nghệ sĩ.
Qua sáng tác nhà văn như hé mở cánh cửa tâm hồn riêng của mình cho người đọc.

2/ Những năng lực tinh thần của nhà văn:

- Năng lực tưởng tượng: Tưởng tượng không chỉ là sự thêu dệt, viễn tưởng. Tưởng tượng còn là cách
con người ta tư duy về những khả năng của thế giới, những khả thể trong đời sống. Chừng nào con
người còn có thể tư duy những khả năng về thế giới, chừng đó con người còn có thể đẩy lùi được
những giới hạn của thực tại.

- Năng lực cảm xúc: Người nghệ sĩ cần có khả năng nhạy cảm với cuộc đời, rung động và trắc ẩn
trước sự sống muôn hình vạn trạng, có khả năng đồng cảm, thấu hiểu kẻ khác, cái khác. Thiếu năng
lực cảm xúc, người nghệ sĩ khó có thể hóa thân, nhập thân vào trong thế giới tinh thần của các nhân
vật, khó có khả năng phát hiện ra giá trị của sự sống.

- Năng lực sáng tạo thẩm mĩ: là năng lực biểu đạt những nhận thức của nhà văn về đời sống. Phân
biệt cách biểu đạt tư tưởng của nhà văn khác với nhà tư tưởng, nhà khoa học. Nhà tư tưởng sử dụng
ngôn ngữ các khái niệm để biểu đạt tư tưởng của mình, mang tính chất khô khan, thuần túy. Còn tư
tưởng, ngôn từ nghệ thuật bao giờ cũng quyện hòa trong tình cảm, đặc biệt nó còn tồn tại bằng các
hình thức thẩm mỹ, nên có sự hấp dẫn và dễ khắc ghi.

3/ Giá trị tinh thần nhà văn mang lại:

- Kết quả của quá trình sáng tạo nghệ thuật là sản phẩm mang giá trị tinh thần. Cuộc sống luôn chờ
đợi những tác phẩm có giá trị. Nhất là hiện nay, khi đời sống tinh thần của con người phải đối mặt
với quá nhiều thách thức, quá nhiều bất trắc, âu lo thì người đọc càng mong chờ những tác phẩm đi
sâu vào thân phận con người – những tác phẩm mà số phận nhân vật có thể chạm đến nơi sâu nhất
của trái tim mỗi người. Những tác phẩmcho con người, vì phẩm giá con người chính là những viên
gạch xây đắp và kết nối tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội.
Thông qua những tác phẩm đó, nhà văn khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát vọng khôi phục và
bảo vệ cái cao cả, cái tốt đẹp của cuộc đời, ý thức phản kháng cái ác.

4/ Quá trình sáng tạo là hình thái lao động đặc thù:

- Sáng tạo là năng lực đặc biệt mang tính đặc trưng của con người, thể hiện khả năng vượt trội của
con người so với thế giới loài vật. Bằng lao động sáng tạo, con người đã tạo ra một nền văn minh rực
rỡ, tạo ra những sản phẩm kì diệu mà thiên nhiên hào phóng cũng không thể có được.

- Sáng tạo nghệ thuật là hình thái lao động đòi hỏi tính chủ quan cao độ cua người nghệ sĩ:

+ Cảm hứng
+ Chủ thể tư duy độc lập

+ Có trách nhiệm về đứa con tinh thần

“Đó là nỗi cô đơn làm nên những thiên tài

Nỗi cô đơn của một người

Và hàng ngàn người khác...”

(“Về nỗi cô đơn của người nghệ sĩ” – Giang Nam)

II/ Phẩm chất, năng lực riêng của nhà văn:

1/ Trách nhiệm với cuộc đời:

- Nhà văn phải dùng nghệ thuật để can dự vào đời sống, nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh
những câu hỏi mà thời đại đã đặt ra cho mình.

- Trong trách nhiệm xã hội của nhà văn, người ta luôn kì vọng văn chương phải nói lên sự thật căn
cốt ở đời. Thế nhưng, văn chương về cơ bản là lĩnh vực của sự hư cấu. Bởi lẽ, có những sự thật
không thể nói ra. Đối tượng văn chương là toàn bộ thế giới hiện thực. Nhưng nội dung văn chương là
thế giới hiện thực được tái tạo dưới ngòi bút của người nghệ sĩ. Bằng sự khéo léo của mình trong
cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật, người nghệ sĩ đã giúp bạn đọc hiểu sự thật qua con đường tiếp
nhận.

You might also like