You are on page 1of 6

NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO

1/ Đặc trưng của hoạt động sáng tạo văn học:


a/ Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất giá trị tinh thần, mang tính cá
thể hóa cao độ.
- Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất giá trị tinh thần, bởi:
+ Hoạt động sáng tạo của nhà văn là hoạt động sản xuất giá trị tinh thần. Dù
văn học có thể là một thứ vũ khí lợi hại trong đấu tranh giai cấp, xã hội nhưng
bản thân vũ khí phê phán không thay thế được sự phê phán bằng vũ khí.
+ Nhà văn chỉ có thể tạo ra tác phẩm làm giàu có thêm đời sống tinh thần nhân
loại
- Hoạt động sáng tạo mang tính cá thể hóa cao độ vì:
+ Nhà văn là người duy nhất thực hiện mọi khâu sáng tác, không ai thay thế
được
+ Nhà văn cũng là người duy nhất chịu trách nhiệm hoàn toàn trước bạn đọc
về đứa con tinh thần của mình
b/ Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động sáng tạo:
- Lao động nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra những tác phẩm mới
mẻ cả về nội dung và hình thức.
- Cùng viết về một đề tài, nhà văn không thể lặp lại người khác và cũng không
được lặp lại chính mình. Sự lặp lại là cách nhà văn “tự sát” trong văn học.
c/ Ý nghĩa của sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật của nhà văn:
- Sáng tạo trong lao động nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn, sức sống dài lâu cho
tác phẩm, đồng thời làm nên vị trí, tầm vóc, tuổi thọ cho nhà văn trong lòng
độc giả.
- Sự sáng tạo nghệ thuật không ngừng là thước đo tin cậy cho thấy tài năng và
tâm huyết dành cho nghề văn của người nghệ sĩ.
* Nhận định:
- Người nghệ sĩ phải tạo ra một tia lửa trước khi có thể nhóm lên ngọn lửa và
trước khi nghệ thuật sinh ra, người nghệ sĩ phải sẵn sàng để ngọn lửa sáng tạo
của chính mình nuốt trọn. (Auguste Rodin)
- “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái
đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và
thưởng thức.” (Thạch Lam)
- “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng
tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (Phương Lựu)
- Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh
phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc
chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời. (Aldous Huxley)
- “Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một
phần của mình đóng góp vào đời sống chung quanh. (Nguyễn Đình Thi)
2/ Những phẩm chất đặc biệt, vốn có của nhà văn:
a/ Năng khiếu (tài)
- Là phẩm chất vốn có (thiên phú) chỉ có thể bồi dưỡng để phát triển
- Năng khiếu nhà văn thể hiện ở:
+ Năng lực tư duy hình tượng: phản ánh đời sống thông qua hình tượng nghệ
thuật
+ Tài năng bẩm sinh hoặc do nghịch cảnh thành tài.
b/ Tình cảm mãnh liệt (Tâm)
- Là phẩm chất quan trọng của nhà văn
- Tư duy nhà văn là tư duy hình tượng. Tư duy đó đòi hỏi nhà văn phải có một
hệ thần kinh bén nhạy, giàu tình cảm, sống sâu sắc, mãnh liệt với những biến
thiên của thời cuộc.
c/ Con mắt tinh đời:
- Giúp nhà văn phát hiện 1 cách chính xác bản chất, quy luật của xã hội.
- Sáng tác của mỗi nhà văn có thành công hay không, điểm quyết định không
chỉ ở đề tài mới lạ mà chủ yếu ở chỗ có biết phát hiện những điều mới lạ, sâu
sắc ẩn trong hiện tượng thông thường hay không.
- Yêu cầu của sự quan sát tinh tường với nhà văn: không chỉ dừng lại ở quan sát
bề ngoài mà còn phán đoán sâu vào bên trong, đặc biệt là nội tâm, nhận thấy
mối quan hệ giữa các sự vật có vẻ bề ngoài rất khác nhau
d/ Trí tưởng tượng phong phú:
- Đây là yêu cầu, phẩm chất không thể thiếu với một nhà văn vì:
+ Nhờ trí tưởng tượng, nhà văn có thể thâm nhập mọi ngõ ngách đời sống nội
tâm, xây dựng được các hình tượng sống động như thật.
+ Nhờ đó, nhà văn hóa thân vào nhân vật, hiểu, đồng cảm, tri ân và tái hiện
một cách chân thực, xúc động về đối tượng.
e/ Vốn sống phong phú
- Vốn kiến thức sâu rộng góp phần quan trọng tạo nên tầm vóc trí tuệ của nhà
văn cũng như tác phẩm
- Kiến thức có thể đến từ nhiều nguồn:
+ Học vấn nhà trường
+ Văn hóa dân gian
+ Tự học qua sách vở, cuộc sống
+ Trải nghiệm qua sự dấn thân vào cuộc sống.
- Làm những nghề nghiệp khác nhau ngoài công việc viết văn cũng là một hình
thức tích lũy vốn sống của nhà văn
- Vốn sống phong phú là rất tốt nhưng then chốt không phải là đi nhiều, biết
rộng mà ở chỗ sống bằng cả tâm hồn, trí óc, nâng vốn sống thành chất sống.
g/ Am hiểu và có khả năng sử dụng thành thạo thành thục, tinh tế ngôn ngữ,
nhất là tiếng mẹ đẻ.
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Do
đó nhà văn cần trau dồi, rèn luyện để có thể sử dụng thuần thục ngôn ngữ khi
sáng tạo. Có như vậy, tác phẩm mới có được sức sống lâu bền trong lòng độc
giả.
*Nhận định:
- “Nước mắt là những từ cần được viết ra” (Paulo Coelho)
- Trong nghệ thuật, bàn tay không bao giờ có thể tạo ra điều gì cao hơn điều
trái tim có thể tưởng tượng. (Ralph Waldo Emerson)
- Với Thạch Lam thì: “Thiên chúc của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý
khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương
yêu hơn”
- Nam Cao đã từng khẳng định: "Văn chương không cần đến những người thợ
khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những cái gì chưa có".
- Chekhov - con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga
xưa cũng từng bộc bạch: "Nếu nhà văn không có một lối đi riêng của mình thì
người đó chẳng bao giờ là nhà văn".
- Không có nỗi đau nào lớn hơn việc mang một câu chuyện chưa được kể trong
bạn (Maya Angelou)
- L.Tônx tôi khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu.
Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái
luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy
nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại”

3/ Các giai đoạn của quá trình sáng tạo:


a/ Hình thành ý đồ sáng tạo
- Giai đoạn đầu tiên
- Giai đoạn định hướng cho quá trình sáng tạo nhà văn
- Ý đồ có thể bắt đầu từ một vài hình ảnh hay cảnh nghĩ nào đó trong tâm trí
nhà văn rồi dần dần mới hình thành tương đối hoàn chỉnh
b/ Nghiên cứu và thu thập tài liệu:
- Giai đoạn cần thiết, quan trọng đối với việc viết những tác phẩm lớn, đồ sộ
- Nhà văn có thể thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Dẫn chứng: Để tái hiện thành công những cơn ác mộng của Caramazop,
Dotxtoiepski đã phải đi tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm thần
c/ Thiết kế sơ đồ tác phẩm:
- Giai đoạn quan trọng của quá trình sáng tác, nhằm hệ thống hóa những điều
quan sát và thu thập được, những ấn tượng, hình ảnh chợt nảy ra vào một
chỉnh thể.
- Tạo dựng và chọn lựa phương án hoàn thiện nhất qua nhiều sơ đồ khác nhau
- Tuy nhiên với những nhà văn sáng tác theo cảm hứng thì không quan trọng
khâu này
d/ Viết:
- Giai đoạn vất vả nhất, phải vật lộn với từng con chữ, từng cách diễn đạt
- Đây là giai đoạn kết tinh cao độ của óc tưởng tượng mãnh liệt, tấm lòng đồng
cảm.
- Trong thực tế khi viết, có những nhân vật nổi loạn, không tuân theo ý đồ sáng
tác của nhà văn.
- Giai đoạn này sức viết mỗi người mỗi khác: có người viết rất nhanh, có người
viết chậm và chật vật,...
e/ Sửa chữa:
- Khâu cuối cùng, nhà văn trực tiếp kiểm tra tác phẩm trước khi đem đến cho
người đọc.
- Là khâu hết sức quan trọng
- Có thể sửa hoàn toàn, sửa một phần hoặc không sửa gì.
* Nhận định:
- L. Tolxtoi: “Trong tiểu thuyết của tôi, ở bất kì chỗ nào có lối nói và hành động
của các nhân vật lịch sử thì những cái đó không phải do tôi bịa ra, mà đều do
tôi rút ra trong đống tài liệu mà trong khi tôi làm việc này đã chất thành thư
viện”
- Dostojevski: “Nếu tìm được bản bố cục đạt, thì công việc nhanh như trượt
trên mỡ”
- Tô Hoài: “Viết được cả đoạn dài, hoặc xong cả truyện, tôi mới chữa tỉ mỉ và
thường chữa cũng lâu công, có khi lâu hơn lúc viết”
- Tolstoi cũng từng tuyên bố: “Không một đoạn thực tài tình nào đó có thể làm
cho tác phẩm tốt lên nhiều như những đoạn xóa được.”
=> TÓM LẠI: Trong thực tế sáng tạo, mỗi nhà văn có một quá trình sáng tác
khác nhau, một phương pháp sáng tác riêng. Dù cách viết hay quá trình sáng
tạo như thế nào thì lao động nghệ thuật của nhà văn vẫn là lao động sáng tạo
công phu, đầy khó khăn thử thách, đòi hỏi nhà văn phải có tâm huyết, bản lĩnh
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao đối với người đọc.

You might also like