You are on page 1of 4

GIẢI ĐỀ VỀ NGƯỜI NGHỆ SĨ:

1. MỞ BÀI
- Thiên chức: Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết như một sẻ chia: “ Mỗi khi cầm bút ướm thử lên tờ giấy trắng
trong tinh khiết, tôi cảm thấy sung sướng vô vàn, sung sướng đến chảy nước mắt ra”, và nhà văn cho rằng “tưởng
như có thể chết ngay được nếu mất đi quyền viết”. Văn chương hay nghề viết cao quý đến thế cũng bới cái lý, cái
tình, những tâm tư tình cảm sâu đậm, những nỗi lòng muốn sẻ chia của người văn nhân nghệ sĩ. Họ - những người
nghệ sĩ chân chính “ yêu thương trần gian điên dại”, sẽ vì con người, vì thời đại mà cất bút. Hiểu được điều ấy,…
đã bày tỏ quan niệm của mình rằng :
- Sáng tạo: Ai đó đã nó rằng hoa hồng ở lại giữa đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn
như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan. Loài chim sơn ca ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha
vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy gợi nhắc chúng ta nỗi băn khoăn: Có phải
điều còn lại với mỗi nhà văn chính là giọng điệu riêng của mình?Cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn
“ Văn chương không cần đến
học Việt Nam những năm 1940-1945, Nam Cao đã từng chia sẻ:
những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu khuôn mẫu đưa cho.
Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tọa những gì chưa có”. Đồng tình với
Nhà văn Nam cao… cũng chia sẻ quan niệm nghệ thuật của mình rằng:….

2. Thân bài
A. Giải thích
- “Người dệt thảm mặc áo rách và cuộc đời xám xít
Ấy thế nhưng cái nghề dệt mà, ta cứ dệt thảm hoa
Lật trái trang thơ may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít
Thơ không phản ánh đời mình nhưng nó cũng dệt những mùa hoa”.
(“Dệt thảm” – Chế Lan Viên).
-Đúng vậy mang trên mình cái trọng trách của nghề dệt thơ, dệt văn; ở
mỗi người nghệ sĩ cần bắt buộc phải có….
- không chỉ dừng lại ở đó,…
- Tựu chung…
1, “ Vâng đáng lẽ làm xong em giữ lấy
Vui gì đâu mà đưa đẩy giương tranh
Nhưng cũng lạ mối tình đau khổ ấy
Để riêng tây như có chỗ không đành” - Xuân Diệu -
2, “ Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới,
tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học
trông nhìn và thưởng thức” - Thạch Lam-
3, “ Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại” - Banzacl-
4, “ Nhà văn phải là người thư kí trung thành của trái tim” - Bielinxki-
2, “ Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới,
tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học
trông nhìn và thưởng thức” - Thạch Lam-
B. Bàn luận
I. Qúa trình sáng tạo
1. Bản chất giàu cảm xúc=> giải quyết nhu cầu nội tâm
-Với bản chất nhạy cảm đến mẫn cảm, dễ rung động với chuyện đời
chuyện người, nên kho tích lũy về ấn tượng cuộc sống của người nghệ sĩ
thường rất phong phú. Con người là một thực thể biết tư duy cảm nhận,
nhận thức nên luôn khát khao được bộc lộ mình. Đó là niềm khao khát
sản sinh ra chính mình ở những gì mình nghe thấy và nhìn thấy. Tpnt khi
ấy sẽ là sự nhân đôi mình lên, làm cho cái tồn tại bên trong nội tâm
được phóng khích thành cái trực quan để mình và người khác chiêm
ngưỡng thấy.
10. “Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da.”- Hàn Mặc Tử-
- Nhu cầu đồng cảm, chia sẻ, giao tiếp: Nghệ thuật là phương thức để
đồng cảm, thuyết phục, khi mong muốn người khác thấu hiểu những
chân lí, những khát khao mãnh liệt của nhà văn. Khát vọng đồng điệu
muốn được sẻ chia đã giúp người nghệ sĩ kéo dài, mở rộng những giới
hạn nhất thời những kinh nghiệm cá nhân để hòa nhập với cộng đồng
vĩnh cửu. Khi thai nghén nên một tác phẩm văn chương, họ luôn hi vọng
đứa con của mình được người đời đón nhận, được trường tồn bên năm
tháng biến thiên. ( sự khác nhau giữa một tác phẩm văn học và một cuốn
nhật kí)“ Vâng đáng lẽ làm xong em giữ lấy
Vui gì đâu mà đưa đẩy giương tranh
Nhưng cũng lạ mối tình đau khổ ấy
Để riêng tây như có chỗ không đành” - Xuân Diệu -
-Nhu cầu khẳng định cá tính: Hành tinh văn học- căn nhà chung của
những người cầm bút, nơi thắp lên ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt sáng
tác văn chương trong họ, nơi họ luôn mong muốn được khẳng định tài
năng, năng lực của ban thân để lại dấu ấn cho bạn đọc, cho người đời
nhiều thế hệ về sau.Không muốn mình bị nhấn chìm, bị lãng quên, bị bỏ
lại trong phiên chợ văn chương náo nhiệt, họ buộc phải tìm cách để gây
dựng nên tiếng vang, tạo dựng nên một cá tính, một điểm nhấn riêng
cho mình.
2. Bản chất của người nghệ sĩ
- Tấm lòng yêu thương con người ( giàu cảm xúc): họ vui cái vui của bao
người khác, đau khổ trước nỗi đau khổ của đồng loại, hân hoan sung
sướng trước những điều tốt đẹp, đau khổ và phẫn nộ trước oan trái, bất
công. Tình cảm là động lực thôi thúc người cầm bút họa nên tác phẩm.
Người đọc không phải chỉ đòi hỏi những người nghệ sĩ biểu hiện những
xúc cảm tinh tế độc đáo của mình mà còn đòi hỏi họ nếu chưa phải là
người đi trước thời đại một bước, thì ít ra cũng phải là người đứng trong
hàng ngũ những người tiên tiến nhất thời đại, và không chỉ bằng nhiệt
tình mà bằng cả vốn sống, vốn trí tuệ phong phú của mình, chỉ cho con
người thấy rõ cái chân lý của cuộc đời, của thời đại để yêu thương, đấu
tranh.
11. “Anh hãy đến đây làm con của đất/ đất đau thương sản sinh điều kì
diệu nhất” - CLV-
12. “ Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không
mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương
con người”- Nguyễn Minh Châu-
- Khả năng quan sát tinh tế, mở rộng (nhìn sâu, nhìn toàn diện vào
hiện thực cuộc sống :ác- thiện, tốt đẹp- xấu xa, phần nổi- phần
khuất,..:
phản ảnh đa mặt của con người )
- Khả năng tưởng tượng, liên tưởng độc đáo
9, “ Anh phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đền/ Anh là gió đưa
hương, những chính ra anh lại phải là hương” - CLV-
13. “ Anh là người định vực sự sống ba chiều/ Lên trang thơ hai mặt
phẳng” - CLV-
2, “ Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới,
tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học
trông nhìn và thưởng thức” - Thạch Lam-
14. “ Khuyết điểm trầm trọng nhất của người nghệ sĩ là sự nông cạn hời
hợt” - Oscar Wilde-
3. Thiên chức của người nghệ sĩ:
- Là người thư kí trung thành của thời đại, hướng đôi mắt tài năng và
tấm lòng nhân đạo của mình về cuộc đời rộng lớn
- Là nhà nhân đạo từ cốt tủy: trước cái đẹp ca tụng, trân trọng; trước
cái ác lên án, phê phán
- Nuôi dưỡng tâm hồn tình cảm, cho con người bài học hướng đến
chân trời của cái đẹp,của chân thiện mĩ
- Sáng tạo những điều chưa có trên mảnh đất hiện thực
4. Chứng minh
- Chí Phèo, Chữ người tử tù
- Vội vàng, đây thôn vĩ dạ, tây tiến
5. Đánh giá, bàn luận
- Quan niệm trên của … là hoàn toàn đúng đắn, phải là người thể
nghiệm, chiêm nghiệm sâu đậm đến nhường nào … mới đem đến lời
nhận xét về văn chương đúng đắc và sâu sắc đến vậy. Câu nói ấy còn
là bài học cho người nghệ sĩ, cho độc giả….
6. Kết bài
“Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng
lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, buồn,
giận, hờn đến gần đứt sự sống.”- Hàn Mặc Tử-. Vậy đấy, có lẽ chỉ có những
người nghệ sĩ nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình bằng tất cả vốn liếng,
bằng cả tâm hồn, trái tim và trí tuệ mới xứng đáng còn xanh mãi với thời gian,
mới hóa thành khúc độc hành trường tồn mãi với biết bao thế hệ bạn độc. Đó
cũng chính là điều mà không chỉ triêng… trăn trở…. mà còn là nỗi lòng của
biết bao người cầm bút hoa thơ, hoa văn cho đời, cho người

You might also like