You are on page 1of 5

Một số lời văn hay cho lí luận văn học

Thiên chức của nhà thơ/nhà văn


Nhà thơ: Thơ ca “là cuộc đời”, nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in
nguyên vẹn bóng hình của cuộc đời rộng lớn. Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc
đời để hút lấy chất mật tinh tuý nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ
thật sự có giá trị. Nhà thơ phải biết chắt lọc chất liệu mà cuộc đời cung cấp, từ
đó mới tạo nên những vần thơ hay, làm rung động lòng người đọc. Thi ca gắn
liền với cảm xúc. Nhà thơ không thể hiện cuộc đời qua những tình huống, qua
những sự kiện như các nhà văn. Nhà thơ giãi bày bằng cảm xúc, bằng ngôn ngữ
thi ca, bằng cả “khoảng trắng giữa các ngôn từ”. Thơ ca có giá trị không tách rời
sự thoát li, tách rời khỏi cuộc sống, cũng như sự photocopi cuộc sống một cách
cứng nhắc, khuôn mẫu.
Nhà văn: Mỗi tác phẩm phải kà một sự hiện diện của nhà văn đối với cuộc đời.
Do vậy cái mới, cái độc đáo trong phong cách của người sáng tác phải thể hiện ơ
sự tìm tòi cái mới về nghệ thuật cũng như nội dung. Nghệ thuật là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Hiện thực cuộc sống là kho đề tài vô tận để người
nghệ sĩ khám phá, phát hiện, nhưng đối với mỗi cây bút, nó lại được chiếu rọi
dưới một ánh sáng riêng. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng
chủ quan của mình và biết làm cho ấn tượng ấy có được hình thức riêng biệt,
độc đáo.

Văn học và cuộc đời ( hiện thực)


Cuộc sống bao giừ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của
những tâm hồn nghệ sĩ. Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ
thuật khác, nếu không bám rễ vào cuộc đời, nếu không hút nguồn nhựa sống dạt
dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uộc,
không mang trên mình những cành cây săn chắc, những phiến lá xanh tươi phơi
phới dưới ánh nắng mặt trời. Là người nghệ sĩ, ngòi bút của anh phải chấm vào
nghiên mực cuộc đời thì thơ anh mới tươi màu neo chặt trong bến tâm hồn
người thưởng thức. Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào tuôn chảy không
ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác để nuôi dưỡng văn chương
Văn học phản ánh cuộc sống qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
Qua đó nhà văn ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp; thấu hiểu, cảm thông tâm tư,
tình cảm ước mơ, nguyện vọng của con người giúp con người bày tỏ ước
nguyện; lên án tố cáo những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống của con
người; xót thương, đau đớn cho những số phận, mảnh đời bất hạnh, khổ đau.

Văn học và cách mạng


Văn học ở mỗi thời đại khác nhau lại mang những chức năng khác nhau,
phù hợp với thời đại lúc nó ra đời. Văn học không thể tách biệt khỏi cuộc sống
nơi nó đã được thai nghén. Không một nhà văn nào có thể tách mình ra khỏi hơi
thở của thời đại. Nam Cao sau cách mạng tháng 8 đã có quan điểm: “Sống đã rồi
hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”. Đây là thời kì văn
học vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé để hòa mình vào cái ta rộng lớn, ấy là nhân dân,
cuộc chiến anh hùng của dân tộc. Văn học có nhiệm vụ trở thành một vũ khí
chống lại kẻ thù xâm lược, vì vậy không quá để cho rằng văn học cách mạng là
thời kì của một nền văn học vị con người.
Hiện thực đời sống vào những năm 1930-1945, khi đất nước ta đang trong
giai đoạn chống đế quốc và giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ. Đây là giai đoạn
có nhiều sự kiện lịch sử lớn của dân tộc. Nhà văn không còn rơi vào tâm trạng “
bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước”, mà đã tìm được hướng giải thoát cho
bản thân mình. Văn học giai đoạn 1930-1935 mặc dù đã thể hiện được lòng yêu
nước, khát vọng đấu tranh cho tự do nhưng người nghệ sĩ chỉ gửi gắm được
thông qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, chưa dám lên tiếng trực
tiếp. Nhưng đó cũng là một trong những con đường đấu tranh cách mạng và giải
phóng dân tộc. Thành công của cách mạng tháng 8 đã thổi một làn gió mới, văn
học thời kì này có chức năng mới, đó là phục vụ cách mạng, đòi hỏi sự chuyển
hướng của các nhà văn.

Chức năng nhận thức


Văn học là tắm gương phản ánh hiện thực cuộc sống và “Nhà văn là thư
kí trung thành của thời dại”(Banzac). Làm được như vậy thì nhà văn phải có
hiểu biết về cuộc sống để nhận thức, đê khám phá và đề sáng tạo. Tất cả những
hiểu biết đó được nhà văn nhào nặn, gọt giữa, đem vào tác phâm của mình. Và
khi độc giả tiếp nhận, họ sẽ có thêm kiến thức bách khoa về đời sống: từ kinh tế,
xã hội đến lịch sử, văn hóa,...
Văn học giúp ta tìm hiểu thân phận của con người, khám phá các tính
cách xã hội của một giai cấp, một xã hội, một giai đoạn,...
Văn học giúp con người tự nhận thức chính mình và hoàn thiện cuộc
sống. Bằng các hình tượng nt, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh
thần kết tinh trong thế giới hình tượng, khơi gợi khả năng biến quá trình nhận
thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhận thức để hoàn thiện bản thân

Chức năng giáo dục


Văn học khơi gợi tư tưởng, tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin con
người. Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con người đến cái thiện thông
qua hình thành quan điểm đạo đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho con người.
Văn học là nơi nuôi dưỡng tình cảm nhân ái:
+ Những tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn ta khả năng đồng
cảm, làm cho ta biết vui, biết buồn, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ
sự phản trắc, cái tẹp nhẹp, tầm thường, lười biếng.
+ Văn học khơi dậy ở ta niềm tin tất thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc sống
Văn học biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự
hoàn thiện nhân cách. Nhân cách con người được hình thành một cách trọn vẹn
thông qua văn học. Các hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận chọn lọc
và gây được xúc cảm tự nhiên trong lòng người đọc

Chức năng thẩm mĩ


Cái đẹp của văn học đến từ cả hai phương diện hình thức và nội dung.
Hình thức của văn học chính là thể loại chính là ngôn ngữ, hình ảnh được tác giả
sử dụng. Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc dùng đường nét để
khắc họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói nên nỗi lòng mình thì nhà văn lại dùng
ngòi bút để tạo nên đứa con tinh thần của mình. Ngôn ngữ chính là chìa khóa
vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. Nhà văn nhà thơ là
người chắt lọc và sử dụng ngôn ngữ để diễn tả nỗi lòng của mình. Cái đẹp ấy
chính là ngôn ngữ.
Văn chương khơi dậy trong con người những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp,
“thanh lọc” tâm hồn con người, chắp cánh cho con người bay tới những ước mơ,
khát vọng. Trên cõi hành trình dài đằng đẵng đầy chông gai của đời người, có
những lúc dừng chân ngơi nghỉ , ta không thể không nghĩ về cuộc đời, về những
điều tốt đẹp. Bao giờ ta còn đồng cảm với tấm lòng thi nhân, khi ấy thơ ca vẫn
còn tồn tại sức sống bất diệt, vĩnh cửu.
Chức năng thẩm mĩ của văn chương bộc lộ ở chỗ: làm thỏa mãn nhu cầu
thẩm mỹ của con người, phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của con người.
Cũng tức là nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu về lý tưởng, ước mơ, sự hoàn
thiện, hoàn mỹ của con người trước thế giới
Nghệ thuật thực hiện chức năng thẩm mĩ qua nhiều cách khác nhau:
+ Trước hết, là làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc bằng việc miêu tả
và phản ánh cái đẹp trong tự nhiên và xã hội.
+ Văn học rèn luyện năng lực thẩm mĩ cho con người làm cho cảm xúc con
người càng tinh tế, nhạy bén hơn. Nó hình thành ở con người một nhận thức sâu
sắc hơn về cái đẹp

Mở bài NLVH về chức năng nhận thức, giáo dục


“Văn chương là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa
cảm.” Thật vậy, văn chương đi sâu vào tâm hồn con người với những hi vọng và
thất vọng, đau thương và hạnh phúc, hiện thực và ước mơ, tình yêu và khát
vọng. Mọi thứ đều tạo nên chất mới để say lòng người. Mỗi câu văn có khả năng
kết tinh nhiều giọt ngọc của cuộc sống con người truyền đến thế giới cảm xúc
của ta những giá trị bền vững của văn chương. Hiện thực đời sống luôn là nguồn
cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên
mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra
được thứ gì đó để đời. Bàn về chức năng nhận thức/gd trong văn chương, có ý
kiến cho rằng: “...”

Mở bài NLVH về chức năng thẩm mĩ


“Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.” (CharlesDuBos)
Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp
trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng
hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ
tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo
rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những
cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương va
chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những
nhận thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp
trong từng trang thơ. Bàn về chức năng thẩm mĩ của văn học, có ý kiến cho rằng
: “...”

Mở bài NLVH về thơ


Những vần thơ Anđécxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ, nơi
có những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên
thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm xúc cảm mãnh liệt:
“Anđécxen đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi
trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa
thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ kì
diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là
gì ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn cảm xúc của
triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động, thổ thức, xuyến
xao ? Phải chăng “thơ” ở đây như trong lời bình của nhà văn học: “...”

Cảm xúc của nhà văn nhà thơ khi sáng tác:
Có thể nói tình cảm của người viết chính là khâu đầu tiên của quá trình
xây dựng tác phẩm nghệ thuật. Điều này có căn nguyên sâu xa từ đặc trưng của
văn học. Văn học là tiếng nói tâm hồn, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ trước
cuộc đời. Làm sao nhà văn có thể viết lên tác phẩm - sản phẩm của thế giới tinh
thần của mình nếu như tâm hồn trơ như đá trước cuộc đời? Nhà văn chỉ có thể
sáng tạo nên tác phẩm khi cảm thấy bức xúc trước cuộc sống con người, cảm
thấy tiếng nói thôi thúc mãnh liệt con tim. Nhiều nghệ sĩ đã gọi đó là giây phút
"bùng nổ cảm hứng" hay "cú hích của sáng tạo" là vì vậy.

You might also like