You are on page 1of 10

Đại thi hào Nga Lev Tosltoy đã cho rằng “Khi một nhà

văn mới xuất hiện ta sẽ đặt câu hỏi rằng liệu anh ta có
đem điều gì mới mẻ cho chúng ta”, quả thật, một nhà
nghệ thuật chân chính không chỉ có “con mắt trông thấu
sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, mà còn phải
biết đem đến “điều gì mới mẻ” cho nghệ thuật. Cũng
đồng tình với ý kiến đó nhà lí luận đời nhà Thanh, Viên
Mai đã nói:” Làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Và
đi đầu trong công cuộc mở đường cho cái tôi phát triển ta
không thể không nhắc tới ông hoàng thơ tình Xuân Diệu.
Ông đã không ngần ngại nói ra khát vọng tình yêu, khát
vọng sống của mình, từ đó tạo ra những trang thơ vô
cùng mới mẻ. Điều này được hể hiện tiêu biểu qua tác
phẩm “Vội vàng”, bài thơ đã làm bật lên cái tôi mạnh
mẽ, xúc cảm, cho ta Salty Schedrin khẳng định “Nghệ
thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó
không thừa nhận cái chết”, vậy điều gì làm cho nó bất
tử? Phải chăng là ở tấm lòng và tài năng người cầm bút.
Để một tác phẩm nghệ thuật sống mãi với nhân dân thì
cái tôi sáng tạo và cái tôi xúc cảm phải luôn song hành
cùng nhau. Như nhà phê bình văn học Viên Mai nhận
định” Làm thơ không thể không có cái tôi”. Cái tôi ở đây
chính là ý thức cá nhân, cá tính riêng của mỗi người. Còn
thơ được hiểu là môtj hình thức sasg tác văn học phản
ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc
mạnh mẽ qua ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và đặc
biệt là nhịp điệu. Xét dưới góc nhìn thi ca, khi thơ anh
càng mang màu sắc cái tôi, ý thức cá nhân thì càng nổi
bật, càng mới mẻ. Qua đây nhà thơ Viên Mai đã đặt ra
yêu cầu bức thiết dành cho cá nhà thơ là phải luôn thể
hiện tư tưởng, cá tính sáng tạo trong quá trình sáng tác.
Những trang thơ phải là hiện thân của xúc cảm và phong
cách riêng cả nhà thơ.
Quả thật, nhà lí luận văn học Viên Mai đã đưa ra nhận
định xác đáng, chí lí, chí tình. Khi anh làm thơ nhất định
không thể xa rời cái tôi bởi trước nhất cái tôi là hiện thân
của cảm xúc cá thể. Nhà văn Jose Martin khẳng định:”
Thiếu tình cảm chỉ có thể làm người thợ làm những câu
thơ có vần, chứ không thể trở thành nhà thơ”, thơ chính
là tiếng nói của cảm xúc. Nhưng thơ không bộc lộ những
cảm xúc theo bản năng, trực tiếp mà đó là những cảm
xúc được ý thức, được siêu thăng, lắng lọ qua cảm xúc
thẩm mỹ, gắn liên với khoái cảm của sự tự ý thức. Và thơ
bao giờ cũng là sự tự biểu hiện cái tôi tác giả của nó dù
nhà thơ có nhận biết điều đó hay không. Bên cạnh đó,
những người tìm đến thơ không chỉ để thưởng thức mà
còn là để bày tỏ, gửi gắm tâm tư. “Thơ bắt đầu từ ngày
con người tự biểu hiện lòng mình.” (nhà văn Hê – ghen),
quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình tự biểu hiện, sự
hiện diện của nhà thơ giữa cuộc đời. Lẽ đó mà khi nhà
thơ nguội lạnh, khép kín lòng mình thì tài năng nghệ
thuật cũng chấm dứt. Qua đây ta càng thấy được tính
đúng đắn của nhận định, làm thơ phải luôn có cái tôi - ở
đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ.
Nếu các ngành khoa học loại bỏ cá tôi trong nghiên cứu
thì ngành nghệ thuật, trong đó có thơ ca lại lấy cái tôi là
điểm tựa của sự sáng tạo. Cái tôi chính là nhịp đập của
bài thơ, thơ anh sẽ chết nếu mất đi sự mới mẻ, nét riêng
của người nghệ sĩ. Thi ca đòi hỏi sự mới lạ độc đáo bởi
đó là một hoạt động xủa quá trình sáng tạo, không lặp lại
người khác cũng như không lặp lại chính mình. Cũng vì
điều đó mà thơ ca chỉ “dung nạp những người biết đào
sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những gì chưa có” (nhà văn Nam Cao). Bên cạnh đó
một nhà thơ chân chính đều muốn ghi lại dấu ấn của
mình và tác phẩm nghệ thuật cũng muốn sống mãi trong
lòng người đọc. Mà người đọc lại không bị tác động bởi
những gì rập khuôn, đơn điệu và càng không chấp nhận
những điều quen nhàm, không mới mẻ. Đó cũng là quy
luật đào thải khắc nghiệt của văn chương. Nói cách khác
nếu anh không phát huy cái tôi sáng tạo trong thơ ca thì
đó là sự tự diệt. Từ đó ta càng nhận ra tính đúng đắn và
tầm quan trọng ủa cái tôi trong thơ, “Làm thơ không thể
không có cái tôi.”.
Được biết những năm 1936-1939, thơ ca không còn dè
dặt, không còn mộng sầu man mác như trước nữa mà
công khai, mạnh dạn nói ra những ước muốn, khát vọng
sống, khát vọng hưởng thụ và cả những khổ đau riêng tư.
Và nhà thơ Xuân Diệu chính là người nhận lãnh lá cờ từ
nhà thơ Thế Lữ trao sang, tiếp tục giương cao nó lên, từ
đó cái tôi dần chiếm lĩnh thi đàn. Nhà thơ Xuân Diệu
không chỉ sáng tạ về mặt hình thức mà cả những tư
tưởng tình cảm của ông cũng được bộc lộ mạnh mẽ, điển
hình là qua tác phẩm “Vội vàng”:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi
gần:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một
nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài
xuân.”
Ở câu đầu ta thấy được phép so sánh táo bạo thiên về
mặt cảm xúc. Tháng giêng là tượng trưng cho mùa xuân,
mùa xuân của đất trời thanh tân tình tứ và mùa xuân ấy
được miêu tả cụ thể qua từ “ngon”. Đến với “Vội vàng”
của nhà thơ xuân Diệu ta luôn bị thu hút ởi những hình
ảnh táo bạo, độc đáo. Để làm được điều đó ông đã cảm
nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan, từ vị giác đến
những rung động của thị giác: “cặp môi gần”. Hình ảnh
cặp môi gần như làm môi hồng tươi của cô thiếu nữ đang
hé mở chờ đợi. Bằng những cảm nhận theo thuyết tương
giao ta thấy được nhà thơ đã không ngần nagij bộc lộ
khát vọng ôm trọn cuộc sống, ông đã cảm nhận bằng cả
trái tim, từ đó làm thơ ông thêm màu sắc, táo bạo. Không
những thế khi nhắc đến cái tôi trong thơ ca ngoài những
cảm xúc cá thể còn là sự sáng tạo trong hình thức, tư
tưởng. Ở nhà thơ Xuân Diệu, ta luôn biết đến nét nổi bật
chính của ông là sự đan xen hai luồng cảm xúc trong một
câu thơ. “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.”
Dấu chấm giữa câu ủa là một sự sáng tạo trong thơ ca.
Bên cạnh đó dấu chấm ấy như bước chân nhà thơ đang
hăm hở bỗng khựng lại giữa vườn xuân khi nhận ra giới
hạn cuộc đời. Đang ở đỉnh điểm hạnh phúc thì tâm hồn
ông lại nhận ra “trong găp gỡ đã có mầm li biệt”, từ đó
mà nhà thơ đã nói ra quan điểm sống của mình “Tôi
không chờ năng hạ mới hoài xuân”. Qua những câu thơ
ấy ta nhận ra thơ cơ phải gắn liền với cái tôi bởi chính
cảm xúc cá thể ấy, khát vọng cuộc sống ấy và cả sự sáng
tạo đã giúp bài thơ thêm phầm sâu sắc.
“Thơ chính là rượu của thế gian” (nhà văn Huy Trực)
nhưng nếu thiếu cái tôi thì thơ chỉ là ly rượu nhạt. Và
một nhà thơ chân chính như nhà thơ Xuân Diệu sẽ không
chấp nhận điều đó. Vì thế mà trong tác phẩm “Vội vàng”
ông đã cho cảm xúc của mình được tự do trong từng câu
thơ, và ông còn cho người đọc thấy sự mới mẻ về hình
thức:
“Cho chếnh cháng mùi hương, cho đã
đầy ánh sáng
Cho thanh sắc với thời tươi
-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào
ngươi!”
Điệp từ “cho” như đại diện cho những reo vui hớn hở,
tác giả hoàn toàn đắm chìm trong hương thơm và ánh
sáng. Tác giả để mình tận hưởng mùi vị mùa xuân một
cách trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó nhà thơ Xuân Diệu chưa
bao giờ che lấp tình cảm của mình, ông không những
mạnh dạn bộc lộ một cách rất Xuân Diệu:”-Hỡi xuân
hồng ta muốn cắn vào ngươi!”. Nhà thơ đã vận dụng tinh
tế từ phương diện ngôn ngữ lẫn phương diện cấu trúc,
ông xóa bỏ những niêm luật gò bó để thốt lên những tâm
tư trong tim mình. Chỉ qua những câu thơ ngắn ấy thôi
đa khiến người đọc ấn tượng mạnh về phong cách của
nhà thơ. Chính cái tôi mãnh liệt, nhạy cảm đã thổi hồn
vào từng câu thơ khiến thi phẩm mang đậm hương sắc.
Nhà văn Claude Bernard khẳng định:” Nghệ thuật là tôi,
khoa học là của chúng ta”, sáng tạo nghệ thuật là một thứ
sản xuất đặc biệt và cá thể. Thơ ca luôn đòi hỏi những
cảm xúc cá thể lẫn sự sáng tạo ở người thi sĩ. Nhưng
không vì thế mà thơ ca xa rời cuộc sống, mất đi tính tập
thể bởi yếu tố tiên quyết của một bài thơ là tính chân
thật, tính dân tộc hay nói cách khác từ câu chuyện của
một người phát triển thành câu chuyện của muôn người.
Và để trở thành nhà thơ chân chính anh phải không
ngừng trau dồi tình cảm, tài năng, nhân cách. Bên cạnh
đó anh phải có tư tưởng lập trường tiến bộ, dám vượt lên
những thiên kiến hẹp hòi, lạc hậu để nói ra những “điều
trông thấy”.
Tóm lại, nhận định của nhà phê bình văn học Viên Mai
là vô cùng xác đáng, “Làm thơ không thể không có cái
tôi”. Thơ ca nâng niu những cảm xúc riêng tư và đề cao
phông cách sáng tạo của mỗi nhà thơ. Chính những yêu
cầu bức thiết ấy của nghệ thuật giúp thơ ca nói riêng, văn
học nói chung ngày càng phát triển nhưng vẫn luôn gắn
liền với chân – thiện – mỹ và vẫn luôn mang trong mình
sứ mệnh là phản ánh cuộc sống, phục vụ con người.
một “bài học trông nhìn và thường thức”.

Nhân vật Vũ Như Tô (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng) không tiếc tính
mạng, không nghĩ gì đến bản thân mình, trước sau ông chỉ sợ Cửu Trùng Đài
không còn mãi đến muôn đời.
Nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) không khuất phục cường
quyền, không sợ hãi cái chết, trước sau ông chỉ sợ phụ mất một tấm lòng trong
thiên hạ.
Nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) từng chìm ngập trong men say,
không sợ đời trôi qua vô nghĩa, không thiết người nghĩ gì về mình, nhưng rồi
lại sợ tuổi già, sợ ốm đau, sợ cô độc, sợ không thể trở về cuộc đời lương thiện.
Phải chăng có những nỗi sợ làm nên vẻ đẹp nhân cách nhân vật?
Bằng những hiểu biết về nhân vật Vũ Như Tô, Huấn Cao, Chí Phèo, anh/chị
hãy trả lời câu hỏi trên.

Bài làm

“Thanh nam châm hút mọi thế hệ vẫn là cái tốt đẹp, cao cao
thượng, cái thuỷ chung” (Nguyễn Khải).Văn chương là bản hòa ca thiêng
liêng muôn đời của nhân loại; là dòng máu nóng của người nghệ sĩ; là
bức tranh tuyệt đẹp của tâm hồn thi nhân. Người ta bắt gặp một nhân cách
đẹp, một hành động, một nhân vật cao cả trong các áng văn bất hủ. Như
một giọng ca truyền tới muôn người, văn chương còn hàm chứa nỗi sợ
của con người. Và phải chăng, có những nỗi sợ làm nên vẻ đẹp nhân cách
của nhân vật, đưa nét đẹp ấy đạt tới đỉnh cao, khiến cho nhân vật trở nên
bất tử?
“Nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên” (Ruskin). Nỗi là một phản
ứng tự nhiên của con người khi đối mặt với những mối nguy hiểm, đe dọa
tới những giá trị quan trọng của bản thân. Điều đó có thể được thể hiện
qua sự chần chừ, sự hoảng loạn, sự e ngại trước một tình huống nào đó.
Nhắc tới nỗi sợ, người ta thường liên tưởng đến những nỗi sợ hèn mọn,
mang ý nghĩa tiêu cực; đối lập với nhân cách cao cả. Ấy nhưng, đến với
nỗi sợ của nhân vật Vũ Như Tô, Huấn Cao hay Chí Phèo, nỗi sợ lại mang
một ý nghĩa rất khác. Mỗi nhân vật đều mang một nỗi lo riêng, ứng với
những tính cách điển hình. Nhưng suy cho cùng, những nỗi sợ ấy lại xuất
phát từ những tấm lòng cao cả, lương thiện. Qủa thực, có những nỗi sợ
làm nên vẻ đẹp nhân cách của nhân vật; nó không khiến nhân vật trở nên
hèn mọn mà khiến cho nhân vật được “bất tử hóa” trong lòng bạn đọc.
“Văn học và cuộc đời là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là
con người” (Nguyễn Minh Châu). Đối tượng phản ánh của văn học là con
người; là con người trong các mối quan hệ xã hội khác nhau. Với thiên
chức trở thành “một thứ khí giới thanh cao, đắc lực” để “vừa tố cáo và
thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm
trong sạch và phong phú hơn.” (Thạch Lam), văn chương phải tác động
được đến con người. Ấy nhưng, muốn làm thay đổi con người, hướng họ
đến những điều tốt đẹp thì văn chương phải giúp con người nhận thức
được con người, nhận thức được những điều đang xảy ra xung quanh
mình. Thế nên, văn chương không thể khước từ việc thể hiện con người.
Con người trong văn chương không được lý tưởng hóa để trở nên hoàn
mĩ, không sợ bất cứ điều gì; nhân vật là hiện thân của một tầng lớp, một
thế hệ chân thật nhất. Nhà văn không gọt dũa hiện thực để trở nên tốt đẹp,
họ phản ánh những mặt tối của thế giới, của con người để con người nhận
ra những giá trị đạo đức trong đó. Vậy nên, nhân vật tồn tại trong văn
chương được quyền có nỗi sợ; đó là những nỗi sợ mất đi cái đẹp, cái tốt,
cái thật. Chúng phản ánh một tấm lòng đẹp, biết hướng thiện, biết mưu
cầu cái đẹp, bảo vệ cái thật. Như Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm:
“Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu
tâm hồn của con người.” Nỗi sợ mất đi những điều tốt đẹp là hạt ngọc
được giấu kĩ trong tâm hồn nhân vật. Vậy nên, khi nào những nỗi sợ ấy
còn xuất phát từ những tấm lòng cao đẹp, thì nhà văn phải thể hiện nỗi sợ
ấy đến với độc giả; phải đem nỗi sợ đó làm vật liệu xây dựng nên vẻ đẹp
nhân cách nhân vật.
“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý
khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng,
thương yêu hơn” (Thạch Lam). Tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn
cùng những người nghệ sĩ, Nguyễn Huy Tưởng viết nên “Vũ Như Tô”
với nhân vật Vũ Như Tô như một đại diện cho những người cùng nghề.
Vũ Như Tô được xây dựng là một người nghệ sĩ tài ba, một kiến trúc sư
thiên tài. Tài năng của ông khiến cho Đan Thiềm phải cầu xin: “Tài kia
không nên để uổng. Ông có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm
nữa.” Ấy nhưng Vũ Như Tô từ đầu chí cuối lại không tiếc tính mạng,
không nghĩ gì đến bản thân mình, trước sau ông chỉ sợ Cửu Trùng Đài
không còn mãi đến muôn đời. Lí tưởng cả đời của Vũ Như Tô là “đem
hết tài ra xây cho nòi giống một tòa lâu đài hoa lệ, thách cả những công
trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”. Cửu Trùng Đài là tâm huyết
cả đời của Vũ Như Tô, là lí do tồn tại của ông. Vậy nên, khi đứng trước
sự đe dọa tới tính mạng của quân nổi loạn, sự khuyên răn của Đan Thiềm,
ông chỉ thốt lên “Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu”. Vũ Như Tô
không sợ mất đi tính mạng, không sợ sinh mệnh của mình sẽ chấm dứt;
nhưng ông sợ Cửu Trùng Đài sẽ không còn nữa, không còn một tòa đài
khiến “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. Cửu Trùng Đài là mục đích sống
suốt đời của Vũ Như Tô, là hiện thân cho cái đẹp, là ước muốn được dâng
hết đời mình cho nghệ thuật, cho cuộc đời. Nỗi sợ mất đi Cửu Trùng Đài
là nỗi sợ xuất phát từ một tâm hồn đẹp, một con người cống hiến hết
mình cho cuộc sống. Ở Vũ Như Tô không chỉ ánh lên vẻ đẹp của một tài
năng siêu phàm, nét đẹp của một nghệ sĩ chân chính, có tài mà còn mang
khát vọng nghệ thuật cao cả. Vậy nên, nỗi sợ Cửu Trùng Đài không còn
mãi tới muôn đời là một nỗi sợ phải có ở một nhân cách cao đẹp như Vũ
Như Tô; nó làm nên vẻ đẹp nhân cách của nhân vật khiến vẻ đẹp vốn có
của nhân vật được đẩy lên tới đỉnh cao.
Nếu như Vũ Như Tô là hình tượng của những người nghệ sĩ-những
người tìm kiếm, sáng tạo và hướng về cái đẹp; thì Huấn Cao trong “Chữ
người tử tù” là đại diện cho những người tài hoa, bất đắc chí trong thời
buổi “Tây Tàu nhố nhăng”. Huấn Cao một đời không khuất phục cường
quyền, không sợ hãi cái chết, trước sau ông chỉ sợ phụ mất một tấm lòng
trong thiên hạ. Huấn Cao với “tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” nhưng
không phải ai ông cũng cho chữ. Chính ông từng nói “Ta nhất sinh không
vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đối với
thái độ biệt nhỡn của viên quản ngục, ông có ý sỉ nhục, “khinh bạc đến
điều”. Ông không sợ cường quyền, cũng không sợ hãi cái chết. Từ đầu
đến cuối, suốt cuộc đời Huấn Cao không e dè bất cứ điều gì nhưng lại
thốt lên “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” khi
biết được sở thích cao quý và thành tâm xin chứ của viên quản ngục. Tại
sao Huấn Cao “đến cái chết chém ông còn chẳng sợ” nhưng lại ân hận, sợ
“phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”? Bởi lẽ, nỗi sợ ấy của Huấn Cao
xuất phát từ tấm lòng thiên lương, cao cả của ông. Một con người cả đời
vì cái thiện với “những nét chữ vuông tươi tắn nói lên hoài bão tung
hoành của một đời người”; ông chỉ “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài”.
Nếu khí phách ngang tàng, bất khuất của Huấn Cao vẽ nên bức chân dung
một anh hình “vô úy” thì thiên lương cao cả cho thấy một trái tim dễ
mềm lòng trước những điều tốt đẹp. Huấn Cao là sự hòa quyện hoàn hảo
giữa chất thép và chất tình, giữa khí phách và tấm lòng thiên lương nơi
con người. Vậy nên, nỗi sợ của Huấn Cao đã làm nên vẻ đẹp nhân cách
toàn vẹn cho nhân vật, đẩy nét đẹp của ông tới ngưỡng “bất tử”.
“Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ
tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài
học trông, nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam). Chí Phèo (“Chí Phèo”-
Nam Cao) từng chìm ngập trong men say, không sợ đời trôi qua vô nghĩa,
không thiết người nghĩ gì về mình, nhưng rồi lại sợ tuổi già, sợ ốm đau,
sợ cô độc, sợ không thể trở về cuộc đời lương thiện. Nỗi sợ ấy nơi Chí
Phèo tồn tại như một hạt ngọc ẩn giấu bên trong một con người thối nát
dưới đáy xã hội; thứ níu giữ hắn về với bản chất con người. Chí
Phèo-“con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, hắn chuyên rạch mặt ăn vạ, trở
thành nỗi chán ghét của dân làng Vũ Đại. Hắn ta suốt ngày triền miên
trong cơn say, sống một cuộc đời vô nghĩa, một kiếp người-thú vừa đáng
thương vừa đáng khinh. Ấy nhưng khi tỉnh rượu, hắn ta lại thấy “hắn đã
tới cái dốc bên kia của cuộc đời”. “hắn già mà vẫn còn cô độc”. Thật nực
cười cho một kiếp người vô nghĩa, mất hết nhân hình lẫn nhân tính nhưng
lại thấy sợ cô độc! Nghĩ về tương lai, hắn ta thấy “đói rét, ốm đau và cô
độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Hắn ta còn biết nghĩ tới
ngày mai, tới tương lai sau nữa. Chí Phèo còn sợ không thể trở về với
cuộc sống lương thiện. Trước bi kịch bị Thị Nở cự tuyệt, hắn thất vọng,
đau đớn cố níu kéo lấy thị như là nỗ lực cuối cùng để níu Thị Nở ở lại,
níu cánh cửa trở về với xã hội ở lại nhưng vô vọng, cánh cửa ấy đóng sập
lại ngay trước mắt hắn. Thế nên, Chí Phèo “ôm mặt khóc rưng rức”. Lần
đầu tiên trong tác phẩm, Chí Phèo khóc; đó là biểu hiện rõ ràng nhất của
nhân tính, là miếng kính “biến hình vũ trụ” khẳng định bản chất tốt đẹp
của con người. Sự vật vã, đau đớn của Chí Phèo là kết quả tất yếu bởi hắn
đã thấm thía nỗi đau khôn cùng khi nhận thức bi kịch của đời mình- bi
kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nỗi sợ nơi Chí Phèo là nỗi sợ của một
con người có nhân tính; sợ không được sống như con người, sợ không
được lương thiện. Tất cả, tất cả nỗi sợ của Chí đã đem Chí từ một “con
quỷ dữ” đáng khinh trở thành một con người tội nghiệp, dù bị chà đạp,
tha hóa nhưng vẫn giữ được tấm lòng lương thiện. Vậy nên, có những nỗi
sợ làm nên vẻ đẹp nhân cách nhân vật.
Bắt gặp ở cả ba nhân vật Vũ Như Tô, Huấn Cao và Chí Phèo là
những nỗi sợ rất riêng. Nhưng những nỗi sợ ấy đều phản ánh một cái
chung nhất, ấy là vẻ đẹp nhân cách của con người. Nhà văn phải tìm ra
hạt ngọc ẩn giấu bên trong từng lớp người, biến những nỗi sợ cao cả
thành mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện nhân vật thì nhân vật của anh ta
mới có thể chân thật và trọn vẹn. Anh ta không được cắt ghép những
mảnh vá đẹp nhất của loài người và tạo nên hình tượng nghệ thuật mà
phải phản ánh toàn bộ con người. Con người cao đẹp và những nỗi sợ cao
cả, anh ta phải đem nó thành chất liệu để viết nên tác phẩm. Có như thế,
tác phẩm của anh ta mới có thể “vượt lên bên trên tất cả bờ cõi giới hạn”,
trở thành “một tác phẩm chung cho cả loài người”(Nam Cao). Một nhân
vật với sức mạnh vô song, một trí tuệ siêu việt nhưng không biết sợ hãi
khi mất đi những giá trị tốt đẹp sẽ trở thành một con người vô cảm và
đáng sợ. Nhân vật trong tác phẩm phải tồn tại như một chỉnh thể hoàn mĩ
của cái đẹp và cái nhân đạo. Có như thế độc giả mới có thể đồng cảm, soi
bóng mình trong nhân vật; học được những giá trị nhân văn cao cả từ tác
phẩm. Nhưng, để có thể truyền tải thông điệp của mình trọn vẹn; để vẻ
đẹp nhân cách của nhân vật được thể hiện một cách uyển chuyển thì nhà
văn với sự tinh tế của mình phải đem chúng gói vào lớp bọc đẹp đẽ của
nghệ thuật. Một tác phẩm như thế mới có thể “nằm ngoài định luật của sự
băng hoại” (Sedrin). Nhà văn và tác phẩm có hoàn thành thiên chức của
mình hay không còn nằm ở độc giả. Độc giả phải biết thấu hiểu, biết đặt
mình vào câu chuyện trong tác phẩm thì ý nghĩa nhân văn mới có thể neo
đậu nơi trái tim của họ. Họ phải suy ngẫm, phải trăn trở, phải đồng cảm
với những nỗi sợ cao cả thì tâm hồn của họ mới có thể bị lay động; để mà
tác động đến thế giới ngoài kia.
“Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố
Hữu). Nhà văn với thiên chức bắt một nhịp cầu kết nối giữa trái tim bạn
đọc đến với thế giới chân-thiện-mỹ phải ý thức được giá trị tác phẩm,
nhân vật do anh xây dựng. Anh ta không dựng nên một thế giới xa vời
hiện thực. Anh ta tìm ra vẻ đẹp nên hiện thực tăm tối; anh ta rót vào đấy
dòng máu nóng của mình, thổi hơi thở của mình vào tác phẩm để tác
phẩm của anh ta luôn đập nhịp đập nóng hổi nơi trái tim bạn đọc. Có
những nỗi sợ do anh ta viết nên cao cả đến lạ thường, chúng làm nên vẻ
đẹp nhân cách của nhân vật!

You might also like