You are on page 1of 8

ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN CHƯƠNG

Nếu như văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt từ điểm này qua điểm khác
thì thơ, trái lại chỉ chọn một điểm chính, bám vào những điểm ấy thì toàn thể rung động lên theo.
Thơ chính là sự tổng hợp, kết tinh luôn đòi hỏi sự toàn bích.
I.Tình cảm trong văn chương
Ai đã thăng hoa trong cảm xúc để dâng cho đời một chút dặt dìu lan toả? Tiếng thơ trôi giữa cuộc
sống làm xanh những tâm hồn héo úa, làm mát những trái tim khô cằn, soi rọi vào thơ ta như thấy
muôn màu cảm xúc. Tiếng thơ hát bay lên ngút ngàn màu xanh của cây cỏ, là tiếng hát chênh
choang xáo động lòng người. Phải chăng “Thơ là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của
tâm hồn” ? Bởi thế thơ chẳng thuộc về cõi huyền nhiệm, mông lung hay xa vời vợi mà thơ trước
hết là những tiếng ng0ân từ tâm hồn. Thực tế văn học đặt ra yêu cầu bức thiết cho mỗi nhà thơ
khi bước chân vào làng văn chương là phải sống thực sự để đón nhận, tinh lọc cuộc đời, “đãi cát
tìm vàng” giữa bể trời mênh mông rộng lớn, tinh luyện chất muối cuộc đời từ sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa khách quan hiện thực và chủ quan của nhà thơ kết hợp với trái tim giàu cảm xúc dễ
ngân rung với người sáng tác. Như con sông đỏ nặng phù sa, văn học đem tình cảm trải rộng lên
tâm hồn con người, như dòng sông kia bồi lên hai bên bờ ruộng những lớp phù sa mát rượi. Thơ
là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Tóe lên
ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là cảm xúc. Cảm xúc là phần thịt
xương hơn là đời sống tâm hồn. Đến với thơ, ta như được thăng hoa trong cảm xúc, như biết
khóc, biết cười cùng thi nhân. Sống với thơ, con người sẽ tìm được sự yên tĩnh trong tâm hồn, sẽ
được “nghỉ ngơi”. Nhưng cũng trong lúc đó, tâm hồn con người sẽ tiếp tục cuộc “hành trình” trên
đường đời để khôn lớn. Những lúc con người có “mươi phút nghỉ ngơi” phải đâu là trống rỗng?
sự im lặng của nó có một ý nghĩa rất sâu xa trong cuộc đời con người, là khoảnh khắc con người
được sống với chính mình, sống với thế giới nội tâm ở bên trong. Bởi thế thơ ca đi sâu vào tâm
hồn, kết tinh từ trăm sợi tơ lòng, trăm mối ngổn ngang của người sáng tác. Nhà thơ chính là người
bất hủ hóa đứa con sáng tạo của mình bằng bầu máu nóng chứa chan huyết lệ của con người.
II.SÁNG TẠO
Văn chương cần phải có sự sáng tạo.

Bởi sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của văn học. Theo Tề
Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống
cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ
thuật dối đời”. Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình
thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm
phải tạo được sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc.
Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng kính chủ
quan của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm còn thực hơn hiện thực ngoài đời
sống vì nó đã được nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, được thổi vào đó không
chỉ hơi thở của thời đại mà cả sức sống tư tưởng và tâm hồn người viết.
Hiện thực đời sống không phải chỉ là những hiện tượng, những sự kiện nằm thẳng đơ trên trang
giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ, trở thành máu thịt của tác phẩm. Chất hiện thực làm
nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng người nghệ sĩ đã bất tử hóa sức sống ấy.
HÌNH THỨC (SÁNG TẠO NGÔN TỪ)
“một tác phẩm chân chính là một sự phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”, đặc
trưng cốt tủy của thơ không phải nằm ở những tính năng xã hội của nó mà còn ở trong chất liệu
ngôn từ. Văn học “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, người nghệ sĩ không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân mà phải tạo ra ngôn ngữ sáng tạo “dùng chữ như đánh cờ tướng”, “tốn
một nghìn cân quặng chữ chỉ thu về một chữ mà thôi”, người nghệ sĩ phải trải qua quá trình
“đãi cát tìm vàng” để chưng cất nên giọt mật ngôn từ phát quang lên trang viết. Ngôn từ còn có
khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người. Vì vậy, họ định nghĩa “làm
thơ tức là làm chữ”, người nghệ sĩ chính là “kẻ phu chữ”. Để khẳng định tư cách nhà thơ (văn),
người cầm bút phải tạo được miền chữ của riêng mình, tạo được dấu “vân chữ” của anh ta. Từ
những vân chữ ấy mà hình thành nên cái giọng điệu riêng, cái (nhịp thơ, âm hưởng riêng, cái
hình ảnh, hình tượng, chi tiết, diễn biến nội tâm riêng) rồi tạo nên linh hồn cho tác phẩm. Văn
thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô khan. Văn chương
đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng người, bất tử với thời
gian, không có biên giới, bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật. Văn
chương là sự khác biệt, là dấu ấn cá nhân, nó không dung nạp những gì khuôn sáo tầm thường
bởi “mỗi công dân có một dạng cân tay/ mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ/ Không
trộn lẫn”
THƠ
Nam Cao từng nói "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." (Đời thừa). Văn chương là phải sáng
tạo, “sáng tạo trong văn chương” chính là hành trình đào sâu địa tầng cảm xúc để phát hiện,
làm mới cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện tác phẩm. Thơ ca là một chỉnh thể của
văn chương. Mỗi tác phẩm thơ ra đời chính là khai sinh ra một sự độc đáo bởi thơ khởi sự từ tâm
hồn và kết tinh từ tấm lòng người sáng tác, thơ chính là sự thể hiện thế giới nội tâm của con người
khi có sự giao thoa giữa nhiều mạch cảm xúc, khi có sự rung ngân của những nốt tâm hồn, một
thế giới bí ẩn và tinh vi. Tiếng thơ không chỉ là tiếng sơn tước làm vui cho đại ngàn mà đó là
“tiếng nói bật ra” khi “cuộc sống tràn đầy” là “tiếng nói tình cảm của con người, là sự giải
bày và gửi gắm tâm tư. Mỗi tác phẩm thơ là một vũ trụ nội tâm riêng biệt, không ai giống ai.
Người làm thơ không thể bó buộc tình cảm để viết theo những phương châm, đường lối.“Cái
nghề văn kị nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào" tức là nó tối kị sự sao
chép, bắt chước. Thử hỏi thơ ca sẽ đi về đâu nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia và
nhà thơ bằng lòng với những điều có sẵn? Thơ ca chẳng phải một cuốn lịch sử thời đại chỉ ghi
chép lại những gì đã diễn ra một cách cứng nhắt, khô khan. Chưa bao giờ và cũng không bao giờ,
tác phẩm văn học chân chính lại đi sao chép những mảng tủn mủn, nhỏ nhặt của đời sống. Mà
ngược lại khi soi vào tác phẩm văn học, ta thấy được bản chất của cuộc đời ở một cái nhìn rất
riêng. Và nếu chỉ dừng lại ở điểm nhìn thì tác phẩm thơ không thể xáo động lòng người đến thế,
bởi “một tác phẩm chân chính là một sự phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”,
đặc trưng cốt tủy của thơ không phải nằm ở những tính năng xã hội của nó mà ở trong chất liệu
ngôn từ. Vì vậy, họ định nghĩa “làm thơ tức là làm chữ”, hay cụ thể hơn, “làm thơ tức là làm
tiếng Việt” (Trần Dần), nhà thơ chính là “kẻ phu chữ” (Lê Đạt). “Thơ cổ lai đặt ở tứ lạ, lời hay,
hình ảnh đẹp, âm điệu ru hồn. Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ”. (Trần Dần). Để khẳng
định tư cách nhà thơ, người cầm bút phải tạo được miền chữ của riêng mình, tạo được dấu “vân
chữ” của anh ta. Từ những vân chứ ấy mà hình thành nên cái giọng điệu riêng, cái nhịp thơ riêng
rồi tạo nên linh hồn cho tác phẩm. Thơ là sự khác biệt, là dấu ấn cá nhân, nó không dung nạp
những gìkhuôn sáo tầm thường bởi “mỗi công dân có một dạng cân tay/ mỗi nhà thơ thứ thiệt
có một dạng vân chữ/ Không trộn lẫn”
Mở rộng: Tuy nhiên, tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách
quá đáng, phải đấu tranh để việc sáng tạo ấy không trở thành “anh hùng chủ nghĩa”. Chính trong
quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, người nghệ sĩ sẽ tạo ra được
màu sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ(văn) sẽ biểu hiện được cái riêng biệt của mình
trong phút giây cầm bút.
VĂN XUÔI
“Thế giới không chỉ được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại
một lần thế giới được tạo lập”. Sáng tạo là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của một cây bút.
Nam Cao từng nói "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." (Đời thừa). Văn chương là phải
sáng tạo, “sáng tạo trong văn chương” chính là hành trình đào sâu địa tầng cảm xúc để phát
hiện, làm mới cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện tác phẩm. “Cái nghề văn kị
nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào" tức là nó tối kị sự sao chép, bắt chước.
Văn sẽ trở thành “hình thái chết” nếu những nhà văn cứ ướm chân mình lên bước đường của kẻ
đi trước hay “bê nguyên xi” cái hiện thực cuộc sống và tác phẩm và tự ảo tưởng coi đó là cái
nghệ thuật “vị nhân sinh” Thử hỏi văn chương sẽ đi về đâu nếu tác phẩm này là bản sao của tác
phẩm kia và nhà văn bằng lòng với những điều có sẵn? Tác phẩm văn chương chẳng phải một
cuốn biên sử thời đại chỉ ghi chép lại những gì đã diễn ra một cách cứng nhắc, khô khan. Chưa
bao giờ và cũng không bao giờ, tác phẩm văn học chân chính lại đi sao chép những mảng tủn
mủn, nhỏ nhặt của đời sống. Mà ngược lại khi soi vào tác phẩm văn học, ta thấy được bản chất
của cuộc đời ở một cái nhìn rất riêng. “Sự cẩu thảs trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi,
nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Tự tử với người nghệ sĩ không phải là
một phát súng hay một sợi dây thừng mà chính là khi ngồi vào bàn viết mà không đem đến cái gì
mới mẻ. Những cái nhìn mới mẻ về cuộc đời, những tầm nhận thức xa hơn thời đại, những dự
báo không ngờ trước dòng chảy thời gian được thông qua những hình thức mới mẻ, những nghệ
thuật đặc sắc. Đó là cái thành quả của quá trình “đãi cát tìm vàng” giữa biển trời mênh mông
rộng lớn để thai nghén, chắt lọc ra những giọt mật tinh túy nhất lóng lánh cái vẻ đẹp tâm hồn của
tác giả đó là tác phẩm nghệ thuật. Suy cho cùng sáng tạo văn chương làm cho con người ta vẫy
vùng trước dòng miên viễn của thời gian, kéo dài sự sống từ bao giờ đến bây giờ và mãi mãi về
sau.
Mở rộng: Tuy nhiên, tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách
quá đáng, phải đấu tranh để việc sáng tạo ấy không trở thành “anh hùng chủ nghĩa”. Chính trong
quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, người nghệ sĩ sẽ tạo ra được
màu sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ(văn) sẽ biểu hiện được cái riêng biệt của mình
trong phút giây cầm bút.
III.HIỆN THỰC
Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật
nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó.
-Văn học lãng mạn chủ trương thoát ra khỏi hiện tại, chủ sống với cái tôi để “buồn, rầu, điên,
loạn”. Những văn thơ của những cây bút lãng mạn tràn một nỗi lòng cô đơn, chán nản, bơ vơ
“Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giá
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa”
Trong khi họ muốn: “chắn nẻo xuân sang” bằng hoa tàn, cỏ úa để sống một mình với cái tôi thì
nhà văn hiện thực phê phán lại bước vào đời sống hòa với những tâm hồn đau khổ khốn cùng.
- Giống như cây xanh ngoài kia hút máu từ đất mẹ, tác phẩm văn chương phải bắt rễ sâu vào
cuộc đời, để từ đó tỏa ra những tán lá rộng che chở lại cho những con người trong đó.
Cuộc đời là mạch ngầm để dòng văn chương bắt nước tạo nên những dòng sông văn học để rồi
lại đổ về đại dương nhân bản mênh mông. Văn học ra đời từ cuộc sống tự nhiên đã trở thành
thông lệ của nó, quay trở về để khám phá, thể hiện lại cuộc sống. Đứa trẻ lớn lên ngày một cứng
cáp, cường tráng càng phải dầm mình trong bầu sữa của bà mẹ cuộc đời. Văn học có tính độc lập
tương đối của nó, hiện thực trong văn học và hiện thực ngoài cuộc đời không phải là hai bàn tay
úp khít vào nhau mà đan cài vào nhau. Ở đây mọi sự đơn giản hóa, mô hình hóa, mọi sự áp đặt,
mệnh lệnh, khiên cưỡng “đẽo chân cho vừa giày” đều là những điều bị vứt bỏ. Văn chương là
nhành hoa thơm của cuộc đời. Nhà văn là người nhặt nhạnh những hạt “bụi quý” trong cuộc đời
mênh mông vô tận tạo nên những “bông hồng vàng” quý giá. Và phải chăng họ là những người
thợ lặn chuyên nghiệp đắm mình vào biển cả cuộc đời mênh mông không chỉ để tìm thấy “bề
nổi” nhàm chán, những rặng san hô tầm thường mà để tìm những viên ngọc sáng giữa cuộc đời
kết tinh từ máu và huyết của loài trai nhẫn nại. Chúng ta phản bác những lập luân và sáng tác của
những tác phẩm của trường phái siêu thực, chỉ biết ca tụng giấu giếm nỗi đau, không nói lên thực
trạng đương thời. Nhưng cũng phải đồng thời phê phán những tác phẩm “bê nguyên xi” sự việc
từ cuộc sống và ảo tưởng coi đó là một “phương pháp hiện thực”, “lóc cóc” chạy theo cuộc sống.
Bởi “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả”. Tác phẩm văn chương
nó đòi hỏi ở nhà văn không chỉ là độ sắc sảo của trí tuệ mà còn cả cái tình nồng mặn, thủy chung,
bền chặt trước cuộc đời, trước con người. Không phải chỉ là vốn sống mà quan trọng hơn là nhân
cách sống. Sống thờ ơ, ghẻ lạnh, như là một kẻ hành hương bàng quan quyết không thể khám phá
nổi con người của một đối tượng thẩm mĩ. cuộc đời cộng hưởng trong cái nhìn cảm quan của
người nghệ sĩ tạo nên vốn chất liệu tạo thành tác phẩm. Chất hồ kết dính, nhào nặn nó chính là
sức liên tưởng, tưởng tượng của người nghệ sĩ. Thực tế văn học đặt ra yêu cầu bức thiết cho mỗi
nhà văn khi bước chân vào làng văn học phải đón nhận tinh lọc cuộc đời, “đãi cát tìm vàng” giữa
bể trời rộng lớn, tinh luyên chất muối cuộc đời giữa khách quan hiện thực và chủ quan nhà thơ
kết hợp với trái tim xúc cảm dễ rung ngân của người sáng tác.
IV.THIÊN CHỨC CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ
Người nhiếp ảnh dùng máy ảnh để thu bắt mọi khoảnh khắc, người họa sĩ dùng màu sắc để họa
nên những bức tranh, người nhạc sĩ dùng âm thanh để ngân lên những nốt trầm bổng. riêng với
người nghệ sĩ văn chương, chỉ có một chiếc cọ trong tay, anh ta phải viết (tạo) cho ra những bức
tranh, những mảng màu, những âm thanh trên từng vết hằn của nét mực. Phải chăng đó chính là
cái thiên chức của người nghệ sĩ, sinh ra với thân thể là phàm nhưng mang sức mạnh của những
vị thần. Cái thiên chức người nghệ sĩ ấy mang trong mình, rọi ánh sáng vào mắt thường cũng
không thể nhìn thấy, duy chỉ khi anh ấy cầm bút – ngòi bút của sự sáng tạo đích thực, thì cái thiên
chức ấy sáng lên, chói chang đến vô cùng. Thiên chức chính là thứ luôn thổn thức và nằm nguyên
trong thế giới nội tâm của người nghệ sĩ, nó được ngự trị, được dẫn dắt bởi luồng sáng của tư
tưởng được hình thành nên từ những thăng trầm sau mấy mươi năm cuộc đời chìm nổi. Thiên
chức người nghệ sĩ là sự giao thoa giữa cái tài và cái tâm, vẻ đẹp bên trong và bên ngoài. Bởi
trước khi cầm bút viết, “người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”, anh ta
phải “sống rồi mới viết”, phải biết “hòa mình vào cuộc sống của nhân dân”, hút lấy chất mật
tinh túy nhất từ “quặng” cuộc đời để chưng cất nên những giọt mật ngọt ngào nhất. Bởi như một
định luật muôn thuở, văn học phản ánh hiện thực và đã là định luật thì không có một ngoại lệ nào
cả. Cuộc đời ẩn chứa biết bao điều bí ẩn mà ta chưa khám phá, những tiếng nói thỏ thẻ mà ta
chưa thể lắng nghe và những tiếng khóc than hậm hực cho số phận chưa được đồng cảm.
người nghệ sĩ chính là người “thư kí trung thành của thời đại” để viết nên những điều ấy, anh
ta phải viết nên những tác phẩm “đúng với cái tạng của mình”, anh ta phải lên tiếng cho những
nỗi thống khổ và bất hủ hóa nỗi thống khổ ấy trên trang viết. “văn học không quan tâm đến
những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra,
và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kì một câu trả lời cặn kẽ nào” nhà văn(thơ) đâu chỉ
đơn thuần là vẽ ra cái xã hội thu nhỏ của cuộc sống mà còn phải góp ngòi bút của mình để xây
dựng một xã hội hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Thời gian trôi đi lặng lẽ chẳng bao giờ trở lại, nó
như một thứ nước rửa ảnh làm nổi bật lên những gì hay nhất, độc đáo nhất, bởi thế trước
quy luật nghiệt ngã của thời gian và sự thẩm định của bạn đọc, người nghệ sĩ phải mang trong
mình cái chất sáng tạo độc đáo, cái giọng nói riêng biệt mà “không thể tìm thấy trong cổ họng
của bất cứ người nào khác”, nhà văn (thơ) phải là những người “đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận
xét và suy tưởng không biết chán”, Có một nữ văn sĩ từng nói đại ý rằng: “Sẽ không bao giờ
chúng ta gặp lại mình như chiều nay”. Nguyễn Tuân cũng từng nói: “Tôi quan niệm đã viết
văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo
hơn trong bất kì lĩnh vực nào khác” Bởi lẽ văn chương không bao giờ là sự lặp lại và mỗi nhà
văn có một tạng riêng, một phong cách riêng. “Mỗi công dân có một dạng vân tay. Mỗi nghệ sĩ
thứ thiệt đều có một dạng vân chữ không trộn lẫn” (Lê Đạt) đó chính là yêu cầu nghiệt ngã mà
mỗi người nghệ sĩ nào cũng phải có.
Người nghệ sĩ văn chương phải chăng chính là kiếp người “tài hoa bạc mệnh”? họ dâng cho đời
những gì tinh túy nhất, trong trẻo nhất và thu nỗi bất hạnh trở về với mình. Phải chăng họ chính
là người gánh chịu bao đau đớn, bao nỗi bi ai cho nhân loại? Họ đã sống trong đau khổ để kinh
qua những đau khổ, họ đã cuối xuống để nâng người khác lên, họ đã “nâng giấc cho những con
người cùng đường tuyệt lộ”, nhưng họ nhận lại được gì? Bóng lưng tảo tần, cực nhọc đổ xuống
trang viết chỉ thấy bao đau đớn, bao khổ đau mà họ đã âm thầm gánh vác cho con người. Cuộc
đời luôn gắn với bao nỗi truân chuyên, một kiếp đời lênh đênh, một kiếp người với bao bi kịch,
phải chăng đó chính là số phận người nghệ sĩ? Họ chẳng mưu cầu gì cho riêng mình, tiền bạc,
danh vọng, địa vị, tất thảy đều chẳng có, duy chỉ một điều, một điều duy nhất mà thôi, đó chính
là những nhịp đập đồng điệu vang lên từ trái tim người thưởng thức.
“Thế giới nứt làm đôi, vết nứt ấy xuyên qua trái tim người nghệ sĩ” Người nghệ sĩ cảm thụ
cuộc đời bằng trái tim, khúc xạ từ khách quan hiện thực bằng cái nhìn chủ quan của chính mình
và để những luồng giao cảm ấy phát quang trên trang viết. Những “khối tình con” ấy kết tinh
thành “muối biển” đọng lại ở “ô nề” lắng sâu vào “lớp trầm tích” của tác phẩm văn chương. Phải
chăng đó là cái tài, cái tâm, cái thiên chức của người cầm bút?
V.GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM
1.NHẬN THỨC:
Thời gian là dòng chảy của cuộc đời. Ai đó từng ví von rằng thời gian là những hạt mưa, rơi đi
rồi không quay ngược trở lại. Đời người cũng như những người dưới mưa, cứ nhìn những hạt
mưa rơi vãi trên nền đất của cuộc đời mà vô thức bất lực. Tuy vậy, bản năng của con người là
khám phá những điều chưa biết, tìm tòi những điều chưa có và lí giải những điều chưa được giải
mã. Từ đó con người đã tạo ra văn học. Văn học chính là "bách khoa toàn thư" của nhân loại. Nó
khám phá mưa bắt nguồn từ đâu, tìm tòi cấu tạo của những hạt mưa và lí giải quá trình "sống và
tồn tại" của mưa. Văn học làm cho thời gian không trôi qua vô nghĩa, làm cho sự sống của con
người được đắm chìm trong những giá trị của đời bởi văn học mang giá trị nhận thức rất sâu sắc.
Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn
hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào
cuộc sống hiệu quả hơn. Bởi bánh xe thời gian luôn chảy trôi không dừng lại nên mỗi người chỉ
sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở một địa điểm nhất định, với những mối quan hệ
nhất định, ở một địa điểm nhất định trong gia đình và xã hội. Văn học chính là một phương tiện
có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong không gian và thời gian thực tế của mỗi cá nhân, đồng
thời đem lại cho họ khả năng sống cuộc sống của nhiều người khác, sống ở nhiều thời đại, nhiều
xứ sở.
Một nhà văn Ý đã từng nói rằng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn
đem lại mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra và những câu hỏi này luôn luôn
rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào". Văn học chính xác là muốn mang tới cho người
đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời
gian và không gian khác nhau. Văn học như bức tranh đòi hỏi người nghệ sĩ phải vẽ cho được
cái chìa khóa mở ra điểm sáng của thời đại. Khi đó "văn học là tiếng nói của thời đại, là cuộc
đối thoại chứa chan tình nghĩa giữa người xưa và người nay". Cuộc đối thoại ấy vang vọng
lên từ tư tưởng của những cá nhân, nó ăn sâu vào gốc rễ giúp ta hiểu được rõ từng milimet của
bản chất con người nói chung. Từ đó xem nó như "thanh âm trong trẻo xen lẫn vào bản đàn
mà tất cả nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ" để đối chiếu với với thanh âm sắp khơi lên ở tâm hồn
của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
2.GIÁO DỤC:
Văn chương chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không
được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại. Văn chương chân chính phải
mang trong mình giá trị giáo dục mà tiền đề là giá trị nhận thức. Bởi không có nhận thức đúng
đắn thì văn học không thể giáo dục được con người, và ngược lại giá trị giáo dục làm sâu sắc
thêm giá trị nhận thức của văn học đối với đời sống bởi vì người ta nhận thức không phải chỉ
để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Văn học sinh ra từ nhận thức của những kẻ có
con mắt nhìn đời sâu để tìm kiếm những hạt ngọc quý và từ đó thông qua từng câu chữ mà
"khơi dậy lên ở con người cái ý thức bảo vệ cái đẹp và phản kháng cái ác". Chính xác thì
giá trị giáo dục là khả năng của văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng tình cảm
của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, hoàn thiện về đạo đức. Trong
bùn lầy thì giá trị ấy vẫn trỗi dậy, vẫn phát huy ngay cả khi văn học miêu tả cái xấu, cái ác,
chỉ cần nhà văn vẫn tồn tại ở tâm hồn một "thiên lương trong sáng" để cái cây công lí có thể
đứng vững trên lập trường tràn ngập ánh sáng của cái thiện. Đó là cuộc hành trình đi từ bóng
tối tới ánh sáng nên nó sẽ không xảy ra ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền.
3.THẨM MĨ:
"Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". Từ cổ chí kim, không chỉ trong
văn chương mà trong hiện thực cuộc sống, con người đã biết, đã yêu và đã luôn soi tìm cái
đẹp. Chúng ta luôn mong muốn cảm thụ, thưởng thức cái đẹp, đắm chìm vào cái đẹp để say,
để mơ, để thấu hiểu, để gột rửa tâm hồn và để bảo vệ cái đẹp. Do vậy trong văn chương không
thể thiếu đi giá trị thẩm mĩ. Đây là giá trị mang yếu tố then chốt bởi giá trị nhận thức và giá
trị giáo dục của văn học chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất có hiệu quả nhất khi gắn
với giá trị thẩm mĩ tạo nên một chỉnh thể đặc trưng của văn học. Giá trị thẩm mĩ là khả năng
của văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp một cách tinh tế giúp con người thõa
mãn và rung động hơi thở của con tim, từ đó làm rạo rực cái tâm trong sáng, hướng đến
chân-thiện-mĩ. Người nghệ sĩ từ cái nền đó luôn muốn "cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của
vũ trụ", anh ta "như con ong biến trăm hoa thành một giọt mật ngọt", "biến những gì tốt
đẹp nhất trở nên bất tử". Đồng thời người nghệ sĩ luôn trăn trở "Ta say đắm trước ánh ban
mai của buổi sớm bình minh hay tia nắng buồn giữa chiều tàn khuất lối? Ta xao xuyến
trước đóa hoa đẹp lung linh hay cánh hồng đã úa tàn không còn sinh khí?" Cái đẹp luôn thao
thức trong tận cùng chiều sâu khám phá của nhà văn, có thể nói cái đẹp là "điểm khởi đầu
cũng là điểm đi đến của văn chương".
VI.PHONG CÁCH NHÀ VĂN
“Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại
một lần thế giới được tạo lập.” Văn học như vòng xoay của Trái Đất, dù quay quanh quỹ
đạo nhỏ hay lớn thì quỹ đạo ấy luôn là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người. Do đó thế giới con người trên bề mặt Trái Đất luôn được tái tạo qua từng quỹ đạo của
người nghệ sĩ nhưng phải là người nghệ sĩ độc đáo. Bởi “văn học không quan tâm đến những
câu trả lời do nhà văn đem lại mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra”. Từ đó cho
thấy nhà văn chính là thợ lặn phải lặn cho sâu vào cuộc sống, ngâm mình vào dòng chảy của đời,
mò mẫm cho ra con đường ẩn mình dưới đại dương để tìm được viên ngọc mang phong cách của
chính mình. Nếu không anh ta cũng chỉ là kẻ lặn nông hay vớt ngọc đại trà mà chẳng thể tìm
được viên ngọc thực sự giá trị, cũng như nhà văn nếu không có lối đi riêng thì chẳng bao giờ tạo
nên một viên ngọc mang giá trị của bản thân mình. Phong cách là những nét riêng biệt có tính
hệ thống của một nhà văn trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống thể hiện qua
hai yếu tố nội dung, hình thức và phong cách của mỗi nhà văn phải thống nhất qua từng
tác phẩm của họ. Phong cách mang cái nền là cái tôi nhưng cái tôi ấy phải hướng về cái ta và
trộn lẫn với cái sáng tạo. Nói cách khác “Phong cách chính là người”. Phong cách chính là cái
cây mà tác giả gieo trồng trong khu vườn văn chương của mình, nó được tưới bằng huyết lệ của
người viết, được vun bồi bằng đất cát của cuộc đời kẻ trồng cây nên chất dinh dưỡng chảy trôi
trong từng tế bào cũng đong đầy cái tôi duy nhất, không thể tìm thấy trong gốc rễ của cái cây nào
khác. Dù cùng hướng về ánh mặt trời của thời đại nhưng từng mạch gỗ của từng cái cây cũng
phải được nuôi lớn từ cái riêng, từng tán lá xòe rộng cũng phải được phát triển từ cái sáng tạo
của tác giả. Bởi “cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái
giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng một người nào khác. Phong
cách chính là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn bởi “một nhà văn lớn phải là một
nhà văn có phong cách” nên khi một cây bút có phong cách riêng thì cũng là lúc nhà văn ấy đạt
đến ngưỡng của một nhà văn lớn.
Mở rộng: Nhà văn phải dùng lăng kính của mình để ghi hình thời đại nhưng phải là “người thư
ký trung thành của thời đại”. Văn chương không nên quá đề cao cái tôi mà làm mất đi bản chất
của hiện thực do “cuộc đời là nơi xuất bản cũng là nơi đi tới của văn học”.

You might also like