You are on page 1of 3

Bất kì loại hình nghệ thuật nào đều được kiến tạo nên bằng chất liệu nhất

định: chất liệu của hội hoạ là


màu sắc và đường nét, của âm nhạc là âm thanh và tiết tấu, ... và của văn học nghệ thuật là ngôn từ. Xét
đến cùng, văn học chiếm lĩnh đời sống và chất liệu của nó là ngôn từ.

Không có ngôn ngữ, mọi ý đồ của nhà văn vẫn mãi chỉ tồn tại trong trí óc tưởng tượng mà chẳng thể hình
thành nên tác phẩm văn học. Do đó, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình
chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, đồng thời là yếu tố để nhà văn có thể giao tiếp cùng độc giả, kéo gần sợi
dây liên kết giữa tác giả và độc giả.

Song, ngôn ngữ nghệ thuật không hề giống với ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta vẫn sử
dụng. Nếu như ngôn ngữ đời sống chỉ đơn giản là “khối đá từ ngữ” (theo cách nói của Nguyễn Khoa
Điềm, là cái vỏ chữ tả tơi ta đã nói đến tận cùng, thì ngôn ngữ văn chương chính là sản phẩm của sự tinh
luyện ngôn từ của người nghệ sĩ, khiến nó “kêu giòn, lấp lánh, và tỏa hương” (Pautovski). Văn học hay
bất kì bộ môn nghệ thuật nào khác đều lấy cái gốc từ cuộc đời nhưng trong số trăm ngàn chữ của đời, nhà
văn - kẻ có tài thao lược trên bàn cờ ngôn từ phải biết chọn lọc những chữ hay nhất để thể hiện tư tưởng
và thông điệp của người viết; phản ánh chân xác và sâu sắc về cuộc đời, con người.

Bởi quá trình lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ bao giờ cũng khổ công nên để ngôn từ nghệ thuật mà
mình sử dụng mang những đặc điểm riêng, phục vụ quá trình sáng tác của mình và gây dấu ấn với người
đọc muôn đời, người phải dày công nhào nặn, dày công chắt gạn. Khi ấy, ngôn từ trong tác phẩm có tính
chính xác và tinh luyện, tính hàm súc đa nghĩa, tính biểu cảm, hình tượng, tổ chức cao…

Phu chữ Nguyễn Tuân từng chia sẻ: “Dùng chữ phải như đánh cờ tướng, chữ nào đặt chỗ nào phải đúng
vị trí của nó.” Vì thế, một nhà văn lớn sẽ không bao giờ dùng sai hay để thừa chữ nào mà họ sẽ “phí tổn
cả hàng nghìn cân quặng chữ chỉ để thu về một chữ mà thôi” nhưng chữ đó phản ánh đúng chủ đích, ý
nghĩa họ cần. Đó là lý do vì sao Xuân Diệu dùng từ “rũa” trong câu: “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
trong bài thơ “Đây mùa thu tới” thay vì từ “nhuộm” của Nguyễn Du hay “nhuốm” của Nguyễn Bính. Bởi
chữ “rũa” đã diễn tả được tinh vi sự phôi pha trên màu lá và diễn tả được cả cái thần, cái hồn khi thu sang.

Không chỉ vậy, trên một diện tích nhỏ nhất mà tác giả mong có thể đem đến cho người đọc lượng thông
tin cao nhất về con người và cuộc đời thì cũng cần tới sự hàm súc của ngôn từ để ngôn tận ý bất tận.
Nguyễn Du đã “giết chết” các nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi kẻ
chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh bị lột trần qua từ “tót”, cái gian manh của Sở Khanh qua
từ “lẻn”, cái bỉ ổn, ti tiện của Hồ Tôn Hiến qua từ “ngây”… Người nghệ sĩ là những người có trái tim
nhạy cảm, đương như những cảm xúc của họ không thể nói trọn vẹn được mà cần tới ngôn từ để biểu hiện
cũng như để tác động tới người đọc. Nhờ ngôn từ trong văn chương, ta mới hiểu được cái “xót xa như
rụng bàn tay” của Hoàng Cầm trong “Bên kia sông Đuống” khi chứng kiến quê hương thân yêu của mình
đang bị giặc tàn phá. Hay nhờ ngôn từ nghệ thuật ta mới cảm nhận được “giọt nước mắt bật ra như của
chanh bị người ta bóp mạnh” của Hộ trong “Đời thừa” - Nam Cao. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng ngôn từ
để phát huy trí tưởng tượng của mình và người đọc - đều luôn cần thiết cho con người mọi thời. Như cách
Thạch Lam kích thích trí tưởng tượng và huy động mọi giác quan của người đọc để họ cảm nhận được: “
mùi hương hoàng lan còn non và thoang thoảng trong gió” trong “Dưới bóng hoàng lan”. Ngoài ra có rất
nhiều người còn lạ hoá ngôn từ: biến một từ vốn không có nghĩa trở thành một từ dùng mới lạ hay một số
người còn tự thiết lập cho mình cấu tạo từ khác biệt. Điển hình là Dương Tường và Trần Dần. Vậy là nhà
văn không chỉ sử dụng ngôn từ mà còn khai phá tiềm năng của nó và vượt qua những giới hạn của ngôn
từ.

Thật vậy, ở mỗi thể loại , mỗi trào lưu văn học khác nhau sẽ có những đặc trưng điển hình của ngôn từ
nghệ thuật khác nhau, để định hướng sáng tác cho người nghệ sĩ và định hướng tiếp nhận cho bạn đọc.
Ta có thể đối sánh giữa thơ xưa và phong trào Thơ mới. Ngôn từ trong phong trào Thơ mới mang đậm
dấu ấn của chủ thể trữ tình, tràn đầy cảm xúc, coi trọng nhạc tính khác với ngôn ngữ trong thơ trung đại
mang tính ước lệ và sùng cổ. Vì thế mà khi Nguyễn Công Trứ viết về nam nhi, ông đã tuân theo thi pháp
của thơ trung đại để sáng tác:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
(Cây thông – Nguyễn Công Trứ).

Từ thi pháp của thơ trung đại, người đọc cũng dựa vào những ngôn từ mà tác giả sử dụng để hiểu hơn về
tư tưởng của ông. Bởi lẽ, ngôn từ nghệ thuật là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi bạn đọc đến và tiếp
nhận tác phẩm nên đến với tác phẩm, thông qua tín hiệu ngôn từ, bạn đọc sẽ hiểu được nhà văn muốn nói
gì, muốn gửi gắm điều gì…

Ngôn từ nghệ thuật cũng góp phần định hướng cho nhà văn xây trong việc xây dựng hình tượng nhân vật,
tái hiện cuộc sống. Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ, Nam Cao đã khắc hoạ thành công hình ảnh Chí
Phèo sau khi đi tù về: “Hắn về lớp này trông khác hẳn. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái
mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!” Từ hình ảnh này, người đọc có thể
mường tượng ra một con người lưu manh và rất đáng sợ. Ngôn từ khi ấy đã trở thành một la bàn định
hướng sáng tác cho nhà văn, để anh đi đúng đường, về đúng hướng.

Mặt khác, tác giả là chủ thể sáng tạo ngôn từ nhưng cũng có thể “bầu lên nhà thơ” (Lê Đạt) và tạo cho
người nghệ sĩ một “con đường mòn” - một dấu ấn, cá tính sáng tạo của riêng người nghệ sĩ đó. Để sáng
tác nên một sản phẩm văn chương mang gương mặt, tên tuổi mình, người viết phải qua một quá trình lựa
chọn từ ngữ khổ nhọc dựa trên tâm tư, tình cảm, sở thích, cá tính, giọng điệu của riêng mình. Ngôn từ khi
ấy đã mang “các sắc thái của ý tình và giọng điệu, của thái độ và tư tưởng” (Nguyễn Thanh Tâm) và tạo
cho người nghệ sĩ một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo. Trong tính đa dạng của ngôn từ, Hồ Xuân
Hương đã chọn cho mình một hệ thống ngôn từ và cách sử dụng nó mang hơi thở của dân tộc, dân dã,
giản dị khác với bà Huyện Thanh Quan với vẻ cổ kính, trang trọng. Hay Thạch Lam cũng lựa cho mình
được một lối đi riêng nhờ ngôn từ, đó là một kho tàng ngôn từ giàu chất thơ, khác hẳn với Nam Cao hay
Nguyễn Tuân… Vậy, ngôn từ là một trong yếu tố giúp nhà văn kiến tạo nên phong cách nghệ thuật của
mình và tạo ra một con đường mòn mà chỉ dành riêng cho nhà văn ấy.

Phải nói rằng, ngôn từ nghệ thuật chính là chất liệu để nhà văn xây dựng nên một thế giới nghệ thuật với
những hình tượng nghệ thuật, tình thế… độc đáo. Vì thế, như một người thợ lặn lặn sâu vào lòng biển,
ngôn từ nghệ thuật có thể giúp nhà văn dấn sâu vào một “vùng đất mới” dựa trên cơ sở quan sát, thể
nghiệm đời sống và con người của mình, nhà văn tạo ra cho tác phẩm một “vùng đất mới” - hiện thực
sinh động, hấp dẫn. Khi đó người đọc không chỉ ngỡ ngàng thốt lên: “Hóa ra đây toàn là những thứ ngày
nào ta cũng thấy, ở đâu ta cũng thấy nhưng dưới con mắt nhà văn, nó mới tuyệt vời làm sao, mới kỳ lạ
làm sao, mới sống động làm sao!” (Nguyễn Thanh Tuấn) mà chính người sáng tác khi ấy cũng đã thâm
nhập vào một không gian nghệ thuật do chính mình tạo ra.

Khi viết “Chúa ruồi”, dường như William Golding Đã dẫn sâu vào hòn đảo hoang xa xôi, vắng bóng
người trên Thái Bình Dương để cảm nhận cuộc sống và phiêu lưu cùng những đứa trẻ trong truyện.

Hay cũng nhờ ngôn từ, Hàn Mặc Tử đã có thể đi tới một không gian phủ đầy khói trắng: “Ở đây sương
khói mờ nhân ảnh” - một vùng đất nhập nhoè giữa ranh giới mơ và thực, hư và chân. Bên cạnh đó, ngôn
từ cũng đẩy trí tưởng tượng của nhà văn bằng cách họ đã tự tạo ra một thế giới hoàn toàn hư cấu, không
có thực và cùng người đọc dấn sâu vào trong đó. Đó là một thế giới giả tưởng với sự nhân bản vô tính
trong cuốn “Mãi đừng xa tôi” của Kazuo Ishigaro qua môi trường tử tế nhưng khép kín Hailsam. Đó là
một xã hội tương lai của loài người mà nơi đó mọi mối nguy hiểm tiêu cực, những sai lầm… đều được
loại trừ trong “Người truyền kỳ ức” của Lois Lowry. Đó là một xã hội mà tác giả gọi là “thời kỳ đồng
nhất” và thời kỳ này được đồng nhất thành một đơn sắc xám. Ngôn từ đã trở thành một tấm về để ta chu
du khắp miền đất trong cuộc sống mình. Ngoài ra việc “dấn sâu vào một vùng đất mới” còn là việc khám
phá chiều sâu tâm hồn con người - mảnh đất màu mỡ và đầy bí ẩn để thấy ở đó những nỗi niềm thầm kín,
những màu thuận rằng sẽ phức tạp của con người. Bằng ngôn ngữ, Nam Cao đã dấn sâu vào tâm hồn Hộ -
một người trí thức tiểu tư sản để thấy trong đó là bao nỗi trăn trở day dứt, những giằng xé giữa khát vọng
của bản thân và trách nhiệm của tình thương. Nhờ ngôn ngữ, O Henry đã dấn sâu vào tâm hồn cụ
Bermand để thấy rằng, đằng sau khuôn mặt hay cọc cằn và những lời nói khó nghe là một mảnh đất tâm
hồn tràn đầy tình yêu thương con người, bất chấp việc hy sinh tính mạng mình để cứu cô gái trẻ Gionxi và
có một niềm đam mê nghệ thuật mãnh liệt. Vậy là, ngôn ngữ văn học “không phải là thứ ngôn ngữ xác ve
sầu sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừng biến sinh” (Phú Hưng). Từ
đó, mở ra con đường mòn cho người nghệ sĩ và giúp họ dấn sâu tới một vùng đất mới.

Từ ý kiến của Annie Dillard - nữ văn sĩ đã cho ta thấy tầm quan trọng của ngôn từ nghệ thuật. Với nhà
văn, ngôn từ là một công cụ đắc lực cho việc sáng tác tác phẩm, để biểu đạt, phản ánh cuộc sống, tình
cảm, tư tưởng… của nhà văn. Ngôn từ giúp nhà văn xây dựng nên một thế giới riêng cho tác phẩm của
mình và dễ dàng dấn sâu vào vùng đất ấy.

Cũng nhờ ngôn từ, nhà văn có thể tạo nên phong cách, con đường đi riêng cho mình, ghi dấu ấn trên văn
đàn và trong tâm trí người đọc. Và việc sử dụng ngôn từ của nhà văn đã làm nên một diện mạo mới cho
ngôn từ, tạo cho ngôn từ những đặc trưng riêng. Đặc biệt, nhà văn đã thổi hồn mình vào con chữ khiến
những dòng chữ trong tác phẩm như có sinh mệnh, sức sống, có thể “kêu giòn, toả hương”.

Bên cạnh đó, ngôn từ cũng là phương tiện để người đọc tiếp nhận giá trị của tác phẩm và là phương tiện
giao tiếp với nhà văn, nhận biết phong cách, gương mặt người nghệ sĩ. Như vậy, sau lớp bề mặt ngôn từ
là bao vì tinh tú, bao yêu thương mà người nghệ sĩ đã sắp đặt và gửi gắm vào “đứa con tinh thần” của
mình, đưa tới trái tim muôn người ở muôn đời.

You might also like