You are on page 1of 12

MỞ BÀI CHO NLVH

MỞ BÀI KHÁC
1. Giữa muôn vàn mảnh đất phồn hoa đô hội, ta chỉ chọn một nơi để trở về, để nương náu và
tìm chút hương bình yên cho tâm hồn mình, ấy là quê hương. Giữa ngàn vạn đóa hoa rạng rỡ
đua mình trong bình minh ban sớm, ta chỉ yêu một loài hoa đẹp nhất mà thôi. Cuộc sống luôn
buộc con người phải chọn đích đến cuối cùng cũng như văn chương luôn cần chắt lọc để
hướng tới cái đích duy nhất đó là hướng con người đến cõi Thiện. Thấu hiểu điều đó.. đã từng
cho rằng "..."
2. "Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới" (Pautopxky). Kỳ diệu làm
sao khi cảm xúc được ngân lên thành thơ, thành nhạc, khi tiếng lòng ta được xuôi bóng trong
những mảnh hồn thơ ca. Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút
cao trên mỗi trang văn, trang thơ. Từ văn học dân gian tới văn học viết, từ truyện ngắn tới thơ..
Tất cả đều đóng đinh vào thời gian một giá trị vĩnh cửu: Hướng con tới cõi Thiện..
3. Văn học nghệ thuật là chất nhụy của cuộc sống. Bước vào thế giới của văn chương mỗi
người luôn tìm thấy ở đó những chân lý, quy luật của cuộc đời. Nếu thơ ca giao tiếp với người
đọc bằng nhạc điệu, hình ảnh, cảm hứng thì truyện ngắn lại dẫn người đọc vào thế giới riêng
của nó bằng hình tượng, chi tiết, tình huống và nội tâm nhân vật. Bằng đặc trưng nghệ thuật
thể hiện, truyện ngắn đã khám phá được những gì sâu sắc nhất, bản chất nhất của cuộc sống.
Vậy nên khi bàn về truyện ngắn có ai đó đã từng nói "một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm
trong lòng người đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân
vật". Truyện ngắn.. của.. chính là một tác phẩm như vậy.
4. "Văn học là nhân học" câu nói ấy của Gorki qua thời gian dường như đã trở thành lời định
nghĩa chân chính của văn chương nghệ thuật. Văn chương hướng về những điều tốt đẹp, trong
sáng, hướng về những cái cao cả để làm ngời rạng cuộc sống và con người quanh ta.
Từ những câu thơ ngọt ngào, êm đềm thoảng nhẹ như hương hoa của đồng nội, như làn gió
mùa thu, những thiên tiểu thuyết bộn bề hiện thực cuộc sống phức tạp nhiều mối lo âu.. đến
những trang truyện ngắn súc tích và lắng sâu.. mỗi nhà thơ nhà văn đều muốn gửi lại trong mỗi
chúng ta dư vị đằm sâu, mặn mà, âm vang từ cuộc sống này..
5. Còn gì đẹp hơn khi nhà văn viết về cuộc sống để ca ngợi con người? Văn chương thật lớn
lao và đầy ý nghĩa khi đi sâu và khám phá từng cảm giác, suy nghĩ, chiều sâu nội tâm để từ đó
ta yêu quý, trân trọng những con người bình dị nhất, để ta phải giật mình, sửng sốt khi nhận ra
vẻ đẹp lấp lánh ẩn chứa bên trong những hình hài tưởng như gàn dở xấu xa. Đó là lúc nhà văn
lý giải cuộc sống theo cách của riêng mình. Vậy nên, trong sáng tác văn chương "nhà văn có
thể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng đến ánh sáng". Phải chăng, cũng vì lẽ đó
mà.. đã viết lên.. để gửi gắm vào cuộc sống những giá trị nhân văn cao cả.
6. Thế giới thiên nhiên đẹp và quyến rũ lòng người bởi những thung lũng đầy ánh sáng và cây
cỏ, bởi những làn sóng biển rì rầm suốt ngày đêm, những dãy núi cao hùng vĩ cũng giống như
điểm nhấn của tạo hóa giữa thiên nhiên tươi đẹp. Nó thử thách ý chí, nghị lực của người muốn
chinh phục. Văn học cũng vậy, nó đi vào thượng tầng kiến trúc của cuộc đời như một xương
sống vô cùng quan trọng. Bởi "văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện cái ác cái đúng
và cái sai ở đời mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mỹ phong phú và đa dạng"..
7. Giáo sư Nguyễn Đăng mạnh đã từng nhận xét: "Ở truyện ngắn mỗi chi tiết đều có vị trí quan
trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như
những nhãn tự trong thơ vậy. Đúng thế, văn chương là một loại hình nghệ thuật buộc người
nghệ sĩ phải sàng lọc chắt chiu từng hạt bụi quý giữa cuộc sống bộn bề ngoài kia để lúc lên
những bông hồng vàng văn chương đưa vào trang viết. Những chi tiết ấy phải thật cô đọng,
dồn nén và có sức khái quát cao. Như ai đó đã từng quan niệm..
8." Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết ra ".
(Andecxen). Vậy là thế giới huyền diệu lung linh của cổ tích mà bao lần tuổi thơ đã hằng mơ
ước được tìm đến lại chính là cuộc sống gần gũi quanh đây. Cuộc sống với những âm thanh
muôn sắc, với những hình ảnh muôn màu lại chính là chiếc nôi nâng giấc cho những trang
truyện, trang thơ. Văn học bắt nguồn từ cuộc đời giống như những hạt nảy mầm trên đất mẹ rồi
tỏa hương tô sắc cho cuộc sống thêm xinh tươi. Đó dường như đã trở thành quy luật bất diệt
của văn chương, nghệ thuật..
9. Những vần thơ của anđecxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng odenzo- nơi có
những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã từng gieo
đậu vào tâm hồn nhà văn Pautopxki niềm cảm xúc mãnh liệt. Thơ ca -hai chữ diệu kỳ mà muôn
đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa vẹn tròn, hoàn chỉnh. Thơ là gì? Thơ bắt nguồn từ đâu?
Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay
động xuyến xao. Phải chăng, thơ là"... "
10. Thơ ca khơi dậy trong lòng tay lớp lớp những đợt sóng cuốn trào của muôn vàn cung bậc
tình cảm: Yêu đương, căm giận, xót xa, nghẹn ngào, xao xuyến, bâng khuâng. Thơ không phải
là một thứ tôn giáo cao siêu, huyền bí cũng không phải là những ghi chép tủn mủn, vặt vãnh vô
giá trị về cuộc đời, về con người quanh ta. Thi sĩ không thể làm nên thơ nếu cửa lòng khép kín,
nếu không mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời. Bởi" nghệ thuật chỉ làm nên câu
thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ "..
11. Văn học phải chăng cũng tựa bản nhạc mà nhạc sĩ Edua Grio viết tặng nàng Panhi-điệu
nhạc du dương, rạo rực, phập phồng hơi thở của thời đại, neo đậu mãi nơi bến tâm hồn người
đọc. Để làm được điều ấy, để vượt qua sự băng hoại của thời gian, văn học nhất thiết phải
được hun đúc nên từ chính nguồn cảm xúc dạt dào của người nghệ sĩ..
12. Nhà thơ puskin từng viết" Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm ". Cây cỏ sống được là
nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca. Một tác phẩm sống được là nhờ tiếng
lòng của người cầm bút. Và nhà văn.. đã để tiếng lòng mình cất lên, để linh hồn tác phẩm.. bay
lên qua hình tượng nhân vật..
13. Này là gió thổi khúc tình ca khẽ lay động những bông cúc dại đang nằm ủ rũ bên vệ đường
vươn mình đón cái vuốt ve ngọt ngào của gió. Này là bầu trời nhẹ nhàng lững lờ để lộ những
đám mây ánh hồng trong ánh nắng hoàng hôn. Này là những giọt nước mắt thoát ra từ trong
sách vào cuộc đời để gột rửa bao cằn cỗi sỏi đá để làm mát lòng nhân thế, để những điều hồn
khẽ trở mình như những bong bóng mưa len lỏi trên khắp lôsi về. Có phải vậy không mà hàng
ngàn năm nay văn chương cuộn mình trong cái dòng máu nóng hổi của tình yêu, tình người
nồng thắm. Bao quan niệm độc đáo về văn chương nghệ thuật được đưa ra. Từ biêlinxki đến
Sêchxpia, Victo Huygo.. và giờ đây.. đã góp thêm một tiếng nói để hình thành những mảnh
ghép độc đáo về nghệ thuật.
14. Nhà thơ như chàng Samet đi nhặt những hạt bụi quý trong cuộc đời mênh mông vô tận để
làm nên những bông hồng vàng giá trị Bông Hồng vàng đem lại niềm vui, cái đẹp cho tâm hồn
người đọc thơ. Cái đẹp trong văn học là" cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo và che
lấp của sự vật "(Thạch Lam). Từ chính hiện thực cuộc sống, nó phải đi qua một tâm hồn và trí
tuệ, người làm thơ để cho người đọc một bài học" thông nhìn và thưởng thức". Và, khi đọc
những vần thơ của.. ta cảm thấy cuộc sống tràn đầy trong trái tim mình.
15. Ta say đắm trước áng mây hồng của sớm mai bình minh hơn ráng mây buồn khi chiều tàn
khuất lối. Ta rung động trước đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt trời hơn những cánh hồng đã
úa tàn không còn sinh khí. Cuộc đời con người là hành trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp
mà tồn tại. Văn chương cũng không ngoại lệ. Bởi thế mà khi bàn về văn chương.. cho rằng..
16. Văn chương là người bạn chân thành, đằm thắm suốt đời đi theo bên con người, là cái thần
của ngôn ngữ. Nó được chắp nhặt từ những giọt rớt, giọt rơi của cung đàn người nghệ sĩ. Từ
những tí tách lắng đọng trong đôi mắt trong vắt tình người và là một nốt lặng giữa cuộc sống
đầy xô bồ ngoài kia. Bắt nguồn từ những gì hết sức giản đơn nhưng ít ai biết rằng, để làm nên
những áng văn chương chân chính, những truyện ngắn xúc tích và lắng sâu, người nghệ sĩ
phải lăn lộn với cuộc đời, chắp nhặt từng hạt bụi quý giữa đất mẹ bao la. Bàn về truyện ngắn,
có muôn vàn quan niệm được đưa ra như quan niệm của: "..."Và tác phẩm.. chính là một truyện
ngắn như thế.
17. Thơ ca ra đời từ bao giờ và làm bạn với những nỗi buồn vui, đau khổ của con người? Chỉ
biết rằng, trên hành trình kiếm tìm và vươn tới nghệ thuật, mỗi người lại tìm cho mình một định
nghĩa, một chuẩn mực để đánh giá thơ. Có người cho rằng "thơ là sự tôn trào, bộc phát những
tình cảm mãnh liệt", là "rượu của thế gian". Thậm chí "thơ là cái gì mà người ta không thể định
nghĩa được". Có thể nói, chưa bao giờ tổng kết được những định nghĩa về thơ. Nhưng có lẽ,
"..."
Tác phẩm.. đã đáp ứng thật trọn vẹn những yêu cầu của một tác phẩm thơ chân chính.
MỞ BÀI DẠNG PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
Cách 1: “Đối tượng của văn học vốn là thân phận con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và
hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ
hiểu biết con người một cách sâu sắc”. Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và
cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi một tác phẩm,
người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm…….., nhà
văn/nhà thơ ……..đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu
mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật……. 
Cách 2:  Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được
là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là
nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ…….. đã để tiếng lòng của
mình cất lên, để linh hồn của tác phẩm ………bay lên qua hình tượng nhân vật…….. 
Cách 3: Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương
thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô
thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt
của tinh thần hiện đại.” Và trong tác phẩm…..…, nhà văn/nhà thơ đã để nguyên tượng
ấy hiện lên đầy sống động qua nhân vật…….
Cách 4: Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người.
Trong tác phẩm …….., nhà văn/nhà thơ ……..đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn
vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật………thật ấn tượng.
 NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN TRÍCH, THƠ, VĂN XUÔI 
Cách 1: Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi
thế hệ?Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao
đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá
trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ……để tác phẩm …….,
đặc biệt là đoạn trích ………còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc. 
Cách 2: Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến
với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan
niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với
nhiều cung bậc.Và tác giả….. đã để tác phẩm …….. của mình là nốt ngân đầy sáng tạo
trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích…..
Cách 3: Văn học như thế giới huyền bí của đại dương. Ở đó nhà văn là người thợ lặn
lành nghề lặn sâu vào đáy đại dương không phải để nhặt nhạnh những mảnh san hô
tầm thường mà để tìm kiếm những hạt ngọc còn ẩn giấu trong bể sâu tâm hồn con
người. Và một trong những hạt ngọc đẹp nhất, tinh túy nhất đó chính là tác phẩm (tên
tác phẩm) của nhà văn….
Cách 4: Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp
trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết
tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn
chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu của văn
chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được
cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương và chạm với tâm hồn người đọc. Và
một trong những bản nhạc hay nhất, du dương nhất phải kể đến đó chính là tác phẩm
… của nhà văn …..
a.MỞ BÀI VỀ CHIẾN TRANH
Có thể nói văn học thời kì là một bộ phận của công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, đã có
những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Với trách nhiệm xã hội đó, mặc
nhiên tinh thần yêu nước là nội dung bao trùm của toàn bộ nền văn học. Phẩm chất yêu nước
ấy có từ văn học của cha ông qua các thời đại, mỗi khi dân tộc đứng trước họa xâm lăng,
nhưng đến văn học giai đoạn chống Mỹ được thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất, biến thành
sức mạnh vật chất cụ thể nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và ở đó ngời sáng vẻ đẹp
của những chiến sĩ anh dũng,kiên cường, một lòng hướng về dân tộc. Người đọc có thể sống
trọn với những ngày tháng hào hùng ấy qua hình ảnh người lính……trong tác phẩm……
của……… . 
b.MỞ BÀI VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN / NHỮNG CON NGƯỜI BẤT HẠNH 
Cách 1: “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống
cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước
mắt ở đời.” (Trích trong Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta không thể cảm nhận trọn vẹn
“niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà thơ……..không dùng ngòi bút của
mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật………. với đầy những áp bức, bóc lột và bất
công nhưng trên hết những người nông dân ấy vẫn giữ trọn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn. 
Cách 2: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho
những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường.
Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết
lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con
người không có ai để bênh vực.”(Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật…….trong tác
phẩm…….., nhà văn/nhà thơ…………. đã thực hiện trọn vẹn
MỞ BÀI LÍ LUẬN VĂN HỌC
1. Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan
không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô
cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện
được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong
làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là
cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Chính
vì vậy.. đã khẳng định: .
🍁2. Này là gió thổi khúc tình ca khẽ lay động những bông cúc dại đang nằm ủ rũ bên vệ đường
vươn mình đón cái vuốt ve ngọt ngào của gió. Này là bầu trời nhẹ nhàng lững lờ để lộ những
đám mây ánh hồng trong ánh nắng hoàng hôn. Này là những giọt nước mắt thoát ra từ trong
sách vào cuộc đời để gột rửa bao cằn cỗi sỏi đá để làm mát lòng nhân thế, để những điều hồn
khẽ trở mình như những bong bóng mưa len lỏi trên khắp lôsi về. Có phải vậy không mà hàng
ngàn năm nay văn chương cuộn mình trong cái dòng máu nóng hổi của tình yêu, tình người
nồng thắm. Bao quan niệm độc đáo về văn chương nghệ thuật được đưa ra. Từ biêlinxki đến
Sêchxpia, Victo Huygo.. và giờ đây.. đã góp thêm một tiếng nói để hình thành những mảnh
ghép độc đáo về nghệ thuật.
🍁3. "Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy
Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu".
Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng
ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh để làm
chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn
chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất
phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó để đời. Nói như:
🍁4. Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước
chảy thuyền trôi.. Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào
đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay
đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường
lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và
hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như:
🍁5. Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong sương
đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa
mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn
chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và
ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du
dương va chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những nhận
thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp trong từng trang thơ.
Nói như:
🍁6. Nhà thơ puskin từng viết "Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm". Cây cỏ sống được là
nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca. Một tác phẩm sống được là nhờ tiếng
lòng của người cầm bút. Và nhà văn.. đã để tiếng lòng mình cất lên, để linh hồn tác phẩm.. bay
lên qua hình tượng nhân vật..
🍁7. Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá,
thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu
thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế
đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời
băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ
đối với văn chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng
người. Nói như:
🍁8. "Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới" (Pautopxky). Kỳ diệu làm
sao khi cảm xúc được ngân lên thành thơ, thành nhạc, khi tiếng lòng ta được xuôi bóng trong
những mảnh hồn thơ ca. Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút
cao trên mỗi trang văn, trang thơ. Từ văn học dân gian tới văn học viết, từ truyện ngắn tới thơ..
Tất cả đều đóng đinh vào thời gian một giá trị vĩnh cửu: Hướng con tới cõi Thiện..
🍁9. Còn gì đẹp hơn khi nhà văn viết về cuộc sống để ca ngợi con người? Văn chương thật lớn
lao và đầy ý nghĩa khi đi sâu và khám phá từng cảm giác, suy nghĩ, chiều sâu nội tâm để từ đó
ta yêu quý, trân trọng những con người bình dị nhất, để ta phải giật mình, sửng sốt khi nhận ra
vẻ đẹp lấp lánh ẩn chứa bên trong những hình hài tưởng như gàn dở xấu xa. Đó là lúc nhà văn
lý giải cuộc sống theo cách của riêng mình. Vậy nên, trong sáng tác văn chương "nhà văn có
thể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng đến ánh sáng". Phải chăng, cũng vì lẽ đó
mà.. đã viết lên.. để gửi gắm vào cuộc sống những giá trị nhân văn cao cả.
MỞ BÀI KHÁC
Cách 1.Ánh nắng chói chang của mặt trời là biểu trưng cho sự sống muôn loài.ánh trăng dịu
mát là người bạn tri âm tri kỉ của tuổi thơ bình yên,là người tình trăm năm của thi nhân.Những
ánh sáng của niềm tin hi vọng là thức ánh sáng rực rỡ nhất. vượt lên trên mọi gian khổ của
hoàn cảnh,éo le không làm chùn bước chân của những tinh thần thép,của niềm tin cứng cỏi.
Trong tác phẩm ABC,tác giả XYZ đã viết lời thơ/câu văn người nhất,đời nhất trên cảm xúc,tin
tưởng và để lại những khắc khoải ,trao gửi bao ngậm ngùi đồng cảm với bạn đọc hôm nay.
2. Những vần thơ chiến tranh không chỉ là máu và nước mắt,cũng chẳng phải chia li tan
tác.Bên cạnh màu sắc u tối của khói lửa,màu đen ohur nhòa của đau thương và hi sinh. Người
đọc còn được hòa mình trong những cảm xúc rất khác. Đó là ánh lửa sáng của tình cảm con
người nồng hậu trong khói lửa chiến tranh.Nhà văn/nhà thơ  ABC đã tái hiện cuộc sống và con
người hiện thực nhưng cũng rất đỗi lãng mạn trong tác phẩm XYZ.
3. Hình ảnh của những con người với sự hi sinh cao đẹp đã trở thành ánh sao sáng trong
những trang viết về con người và cuộc đời .Màu áo xanh của người lính cụ Hồ bạc vì sương
gió,rách vì bom đạn,những tiếng bom “rầm rầm” cùng với tiếng kêu xé lòng của những con
người ở lại. Việt Nam đất nước ta đã từng đau thương đến thế! Nỗi đau chiến tranh được
người bút của tác giả  ABC khắc họa qua nhân vật/khổ thơ XYZ và để lại trong bạn đọc bao
điều trăn trở.
4. Có những con người dành trọn cuộc đời cho dân tộc và quê hương.Có những cuộc chia ly
trở thành mãi mãi. Có những đau đớn chẳng thể phai mờ.Và gắn với nó,với những đau
thương,những biến động không ngừng của dòng lịch sử dân tộc là ngòi bút của tác giả. Các tác
giả là người thư kí trung thành của thời đại để phản ánh,để viết những gì chân thực nhất về
cuộc sống con người và thông qua nhân vật/đoạn thơ ABC thì nhà văn/nhà thơ XYZ đã mở ra
thế giới hiện thực trước mắt người đọc 
5. Nếu văn học dân gian gắn liền với c/s con người qua những câu ca dao,tục ngữ,câu truyện
cổ tích được truyền miệng rộng rãi ,văn học trung đại với ngòi bút  của quan niệm “thi dĩ ngôn
chí” rồi “sở kiến sở văn” thì bức tranh văn học hiện đại cũng rất đa sắc màu.Văn học hiện đại
Việt Nam với thơ ca,truyện ngắn,tiểu thuyết,bút kí…cùng những ngôi sao sáng mang tên Hồ
Chí Minh,Xuân Diệu,Nam Cao…đã góp phần làm say lòng người đọc bao thế hệ. Góp tiếng nói
tình cảm vun đắp yêu thương vào những trang viết chính là ABC với tác phẩm XYZ
6. Dòng chảy trôi của thời đại lịch sử đã trở thành chủ đề chính xuyên suốt nền văn học Việt
Nam .Người nhân dân lao động “Một nắng hai sương” chọn văn học dân gian- văn học truyền
miệng để làm sống dậy không khí làng quê,thức tỉnh khát vọng công lí .Người trí thức dùng
ngòi bút để viết về những ước vọng,về hiện thực dân tộc. Không khí hào hùng của những Nam
quốc sơn hà,Bình Ngô đại cáo rồi đến giọt nước mắt tràn li trong trang viết của Nguyên
Hồng,Nam Cao,…cuộc sống chưa bao giờ là đề tàu cũ với các tác giả. Nhà văn/nhà thơ ABC
đã chứng minh bút lực của mình qua  XYZ 
7. M.Gorki luôn đề cao và tôn thờ văn học với lời k/định “Văn học là nhân học”. Người nghệ sĩ
kiệt xuất của văn học Nga thế kỉ 20 đã sớm nhìn ra vai trò,giá trị của văn chương. Và phải
chăng quá trình sáng tạo văn học ấy đã đọng và sẽ ngày một k/định những giá trị của mình.Với
tác phẩm ABC,XYZ đã mở ra trước mắt ta “chân trời mới” những dòng câu chữ của cảm xúc.
8. Mỗi thể loại văn học đều mang trong mình những hương sắc riêng. Thông qua đặc trưng của
thể loại mà các tác giả có thể chọn hướng đi phù hợp cho ý tưởng tinh thần tuyệt diệu của
mình.Là một trong những bông hoa rực rỡ trong vườn hoa đủ sắc hương,truyện ngắn cũng
đang ngày một khẳng định giá trị tự thân của nó trong nền văn học hôm nay.Các cây bút truyện
ngắn không chỉ là người sáng tạo nghệ thuật mà còn là người nghệ sĩ nâng bước cho những
giá trị thẩm mỹ cao quý của nền văn học. Và bạn đọc không thể không say đắm  trước một
ABC đầy màu sắc dưới ngòi bút của XYZ.
9. Hình tượng nhân vật luôn là gạch nối của NT cũng như ND của một TP văn học.Trong mỗi
thời kì văn học,hình tượng nhân vật lại có những biến đổi để trở nên “mới” với thời đại. Không
phải ngẫu nhiên mà vhọc trước năm 1945 luôn ưu ái những trang viết về người nông dân,vhọc
cách mạng thì dành trọn yêu thương cho kháng chiến và anh bộ đội cụ Hồ. Đồng điệu trong
dòng chảy vhọc,ABC đã viết/xây dựng thành công nhân vật XYZ qua tác phẩm…
10. Có một tình yêu không được vun trồng trong lòng đất nhưng mãi xanh tươi.Có một thứ tình
thi vị chẳng mang theo hờn ghen đố kị.Dòng chảy văn học luôn mang theo tâm tình của bao trái
tim con người.Người ta chọn văn học với nhưng gì đơn sơ,mộc mạc và yêu thương nhất dẫu
sau bao giông tố. Dưới sự chảy trôi của dòng thời gian,dưới những biến đổi không ngừng nghỉ
của xã hội thì con người vẫn trọn vẹn lòng mình trong những dòng cảm xúc sâu lắng và không
thể không bùi ngùi,rung động trước những cảnh đời,cảnh người. Nhà văn ABC đã gửi đến bạn
đọc dòng cảm xúc của trân trọng và yêu thương ấy qua nhân vật XYZ.
11.Hạnh phúc luôn là khao khát của mỗi con người. Người ta theo đuổi hạnh phúc, tìm đến
hạnh phúc nhưng chẳng thể lý giải hạnh phúc là gì. Bước vào trong văn học, hạnh phúc càng
khó định hình cắt nghĩa. Với mỗi thời kỳ, mỗi tác giả lại chọn cho mình một hạnh phúc
riêng.Không phải hạnh phúc mang tên độc lập tự do trong thơ văn kháng chiến, không phải
hạnh phúc hướng đến cái ăn, cái mặc của những người nông dân cùng khổ trong cái đói 1945.
Hạnh phúc của những năm tháng hòa bình giản dị và thân thuộc vô cùng. Ngòi bút của ABC đã
minh chứng những hạnh phúc ấy qua XYZ.
12.“Dân tộc ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.
Đó là câu chữ vang lên trong niềm tự hào kiêu hãnh về đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến.
Tình yêu tổ quốc thấm sâu trong máu thịt thế hệ con cháu Rồng Tiên. Tình yêu chỉ lặng lẽ, âm
thầm nhưng làm nên ngọn lửa rực cháy trong suốt dòng chảy lịch sử dân tộc. Bước vào trong
những trang viết, đề tài tình yêu quê hương đất nước trở thành miền đất hứa của cảm xúc. Nếu
Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh để lại trong ta dấu ấn với những bản tuyên ngôn,
Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Quang Dũng, Lê Minh Khuê, khắc họa chiến tranh khói lửa thì
dấu ấn mà tác phẩm ABC để lại là hình ảnh của ...với một niềm yêu hòa nhập với tình yêu tổ
quốc trong tác phẩm XYZ.
13.Tác phẩm văn chương luôn mang trong mình những giá trị của riêng nó. Đó là những giá trị
văn hóa tinh thần của niềm cảm xúc. Có những tác phẩm đã trường tồn trong hàng thế kỷ, sống
một cuộc đời dài và mang theo hơi thở của thời gian. Chúng không bao giờ chết trước những
đổi thay của lịch sử và thời đại, Tâm hồn  của người tác giả vô cùng nhạy cảm và là người phù
thủy dự báo cho những trăn trở của con người trong cuộc sống hôm nay và ngày mai. Tâm tư
người nghệ sĩ gửi gắm trong văn chương đã sống và cất lên tiếng nói cá nhân độc đáo. Ngòi
bút của tác giả ABC qua tác phẩm XYZ là tiếng lòng của những thấu hiểu yêu thương sâu đậm.
14.Nếu gió mang hương của muôn loài hoa gửi đi muôn nơi, len vào từng ngõ nhỏ thì những
xúc cảm gửi gắm trong văn chương cũng đang ngày một hiến dâng mình để tô điểm cho cuộc
đời. Văn học đã sống một cuộc đời hào hùng xuyên suốt dòng thời gian vô tận. Nó ra đời, tồn
tại, trưởng thành trước những sóng gió. Những giá trị cảm xúc trong văn hơn cả niềm xúc cảm
tinh thần. Càng yêu, càng khám phá tìm hiểu thì ta thêm yêu cầu chữ ấy. Với tâm hồn nhạy
cảm, với một trái tim đang đầy dư vị đời và người. Trong văn của ABC đã sống dậy hình ảnh
con người của một dòng chảy thời gian qua nhân vật đoạn văn XYZ.
15.Niềm yêu luôn song hành cùng nỗi nhớ. Yêu thương luôn được minh chứng bởi hành động
quan tâm. Và văn học thì luôn ôm mình trong dòng cảm xúc không phôi phai. Cảm xúc đã chỉ
đường dẫn lối để các cây bút đi sâu khám phá thế giới tinh thần của con người và cuộc đời mà
nếu chỉ dùng cảm xúc thông thường chúng ta không thể nhận ra, Là nhà văn/ nhà thơ của
những xúc cảm tinh tế, ABC đã gửi vào trong tác phẩm XYZ của mình bao tình cảm, bao trân
trọng yêu thương.
KẾT BÀI NLVH
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 1
Bài thơ anh làm một nửa mà thôi. Còn một nửa cho mùa thu làm lấy. Cái xào xạc hồn anh chính
là xào xạc lá. Nó không là anh nhưng nó là mùa. Quả thật khi những vần thơ của ông bà ngân
lên, chúng ta không ngừng xúc động, bâng khuânbởi sự sáng tạo độc đáo về nội dung, về nghệ
thuật. Tiếng thơ cũng như tiếng lòng của tác giả ghi lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc.
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 2
Hiện thực là muôn màu muôn vẻ đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tại lẫn lộn, nhiều khi
bản chất cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức, cái ngẫu nhiên tạm thời, cái không bản chất.
Văn chương nhận thức cuộc sống là phải luôn tìm ra được các quy luật của đời sống. Chính vì lẽ
đó mà tác phẩm … của nhà văn … đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người để khám phá
ra vẻ đẹp ẩn sâu sự nghèo khổ, túng quẫn của họ. Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
đặc sắc tác phẩm …. đã lên tiếng..
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 3
Sáng tạo văn chương nghệ thuật trước hết là một hành động nhận thức về sự vật về con người, về
đời sống xã hội và về cả chính bản thân mình nữa. Muốn sáng tạo trước hết phải nhận thức, phải
hiểu biết. Bản thân sự nhận thức không phải là cái gì bẩm sinh hay huyền bí, nó có nguồn gốc từ
thực tiễn, từ trong lao động sản xuất, từ trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiê,n xã hội của con
người. Bằng vốn sống phong phú sự am hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc, nhà văn nhà thơ đã tạo
nên những dòng bút đầy cái tôi nghệ thuật và cá tính sáng tạo qua tác phẩm …. tác phẩm đã cho
thấy ……
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 4
Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn là nói đến một loại thước đo nghệ thuật. Bất cứ
nhà văn nào muốn khẳng định sự hiện diện tồn tại của mình trong đời sống văn học phải tạo cho
mình một phong cách riêng với cá tính sáng tạo riêng vì đây là một chuẩn giá trị trong sáng tạo
nghệ thuật để “xác định nhà văn này khác với nhà văn kia”. Và nhà văn …. với tác phẩm…. đã
ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc bởi cái tôi nghệ thuật độc đáo không nhầm lẫn với bất
cứ tác giả nào. Đó cũng chính là thành công nổi bật trong sự nghiệp văn chương của ông/ bà.
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 5
Trong tác phẩm đời thừa của nhà văn Nam Cao cho rằng một tác phẩm thật giá trị, vượt lên trên
tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải thiếu một cái gì
đó lớn lao mạnh mẽ vừa lớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương tình bác ái sự công
bằng… nó làm cho con người gắn với con người hơn và tácphẩm của nhà thơ nhà văn cũng vậy.
Thông qua hình tượng nhân vật ông đã lên tiếng bảo vệ giá trị con người bênh vực những điều
tốt đẹp đang dần mất đi bởi xã hội đang dần tha hóa. Tác phẩm đã để lại dấu ấn trong lòng người
đọc và trước hết là ở tính sáng tạo ngôn ngữ phong phú mà còn giá trị nhân văn sâu sắc
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 6
Nếu một cuốn sách làm cho tôi cảm thấy giá lạnh mà không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm tôi
biết đó là thơ. Nếu tôi cảm thấy mình đang cất cánh tôi cũng biết đó là thơ. Đó là cách duy nhất
để tôi biết những điều này liệu còn cách nào khác được không? Quả thật khi đọc bài thơ của nhà
thơ tâm hồn ta như được bồi đắp thêm nhựa sống một người năng lượng tích cực bài thơ với
ngôn từ tinh tế mộc mạc nhưng vô cùng tha thiết, thể hiện cái tôi nghệ sĩ của tác giả, đã để lại
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 7
Tác phẩm văn chương là sản phẩm ý thức nhà văn, là kết quả hoạt động có mục đích của nhà
văn. Qua tác phẩm người sáng tác bao giờ cũng gửi gắn ký thác, truyền đạt một cái gì đó cho
người đọc đó là lập trường quan điểm tư tưởng ý nghĩa và những lời giải đáp cùng những ước
vọng của người sáng tác trước cuộc sống. Qua tác phẩm nhà văn nhà thơ đã bày tỏ góc nhìn của
mình trước số phận con người và hướng ngòi bút nhân đạo bảo vệ những số phận đang chịu cảnh
bất công trong xã hội
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 8
Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc cùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng
âm nhạc để nói lên nỗi lòng của mình thì nhà văn lại dùng ngòi bút để tạo ra đứa con tinh thần
của mình thì ngôn ngữ chính là chìa khóa vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn
cảm xúc. Qua bài thơ ….. Nhà thơ lại một lần nữa khiến cho người đọc chìm trong những vần
thơ da diết nồng nàn của … đó cũng chính là tiếng lòng của người thi sĩ……
Kết bài áp dụng lí luận văn học số 9.
Nói đến sáng tạo của nhà văn là nói đến một loại hình lao động đặc biệt, lao động của sáng tạo
nhà văn chỉ có thể làm tròn sứ mệnh của mình khi sáng tạo ra tác phẩm văn học. Như mọi hoạt
động lao động khác, sáng tạo nhà văn cũng cần có những điều kiện nhất định. Trước tiên là vốn
sống. Nhà văn đã xuất sắc hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình đó chính là nâng đỡ những giá
trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt là giá trị của con người trong nghịch cảnh xã hội tác phẩm
của ông để lại dấu ấn trong lòng độc giả chính bởi những giá trị nhân ấy
MỞ BÀI CHO NLXH
TÌNH YÊU THƯƠNG
1. Có bao giờ bạn nghe được một tiếng lá rơi, thấy được chồi non mới nhú, hay bạn đã nắm lấy
đôi bàn tay gầy gò của mẹ, hôn lên đôi mắt đầy nếp nhăn của cha để nhận ra họ đang già đi hay
chưa? Bạn đã lắng nghe tiếng chim hót chào mừng ngày mới, lắng nghe tiếng rì rào bất tận trên
những cánh đồng quê? Hay bạn đã chạm vào cánh hóa mềm mại của bó cúc trắng tinh, hay thử
vuốt ve bộ lông mượt mà của chú mèo con bên nhà? Nếu chưa thì tôi đã may mắn hơn bạn rất
nhiều, vì tôi làm được mọi thứ. Cuộc sống là bức tranh lung linh trong mắt tôi, là bản nhạc trầm
bổng qua tai tôi, và là một cuộc sống yêu thương trong trái tim tôi…
2. “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày mới để yêu thương”
Cuộc sống như một bát nước đầy chứa những giọt nước của yêu thương; nếu con người ta biết
cách yêu thương và sẻ chia đi yêu thường thì bát nước ấy cứ thế sẽ đong đầy lên bằng những
niềm vui và hạnh phúc; nhưng sẽ khô cạn dần dần nếu con người không chịu mở cửa trái tim để
trao gửi yêu thương đi. Những con người không tiếp nhận thêm nước cho bát nước yêu thương
ấy, tâm hồn sẽ héo úa và khô cạn đi từng ngày; họ sẽ dần mang một lối sống vô cảm, chỉ quan
tâm đến những gì thỏa mãn cho sở thích của riêng mình.
SỐNG HÒA NHẬP
Lũy tre đầu làng nếu tách mình ra thành những cây tre đơn độc thì thật khó để chống trọi lại với
tai ương bão táp. Mặt biển mênh mông nếu tách mình ra thành những giọt nước lẻ loi thì những
cơn sóng vốn là vẻ đẹp kiêu hãn của biển cũng sẽ dần tan biến. Đám mây trắng bồng bềnh trôi
giữa trời, nếu tách mình ra thành ngàn đốm nhỏ li ti thì mãi mãi sẽ không bao giờ có một cơn
mưa rào đổ ngang thế gian này nữa. Con người nếu tách mình ra khỏi cộng đồng thì liệu chúng
ta có như lũy tre kia, mặt biển kia, đám mây kia đang tìm đến sự hủy diệt?
Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
Mở đầu cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, tác giả có nhắc đến “Con chim chỉ
hót một lần nhưng tiếng hót hay nhất thế gian , tiếng hót làm cho muôn loài thảng thốt, thượng
đế trên trời cũng phải lắng tai nghe, đó là tiếng hót của loài chim họa mi. Nhưng chỉ khi nó đâm
mình vào bụi gai, chiếc gai dài, nhọn xuyên qua trái tim bé nhỏ của nó thì tiếng hót ấy mới trở
nên tuyệt diệu”. Sẽ không có vinh quang nào mà không phải trải qua nỗi đau khổ và hy sinh,
nhưng khi vượt lên trên nỗi đau ấy, những thứ gì bạn được có, được cống hiến sẽ trở nên ý nghĩa
và quý báu hơn rất nhiều…
HẠNH PHÚC
“Hạnh phúc ơi! Hạnh phúc ở thật gần
Nhưng không phải ai cần đều có được
Cuộc đời có những điều không biết trước
Hạnh phúc trong tay lại bước xa dần”
(Hạnh phúc thật gần)
Nếu ví rằng cuộc sống là một bản nhạc với vô vàn những giai điệu trầm bổng khác nhau thì hạnh
phúc lại chính là một nốt nhạc du dương để đưa con người hòa vào âm điệu của cuộc sống. Liệu
có phải vì thế mà con người cứ mải miết đợi chờ hạnh phúc sẽ đến với mình hay không? Có một
sự thật rằng: chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy hạnh phúc nếu như cứ chờ đợi hạnh phúc ở
những chân trời xa xôi, huyễn hoặc. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi họ tìm kiếm cho mình
những khát khao giản dị giữa đời thường.
SỐNG LÀ CHÍNH MÌNH
Cuộc sống là những mảnh ghép muôn màu. Bên cạnh màu đỏ chói lọi là màu trắng tinh khôi, bên
cạnh màu vàng rực rỡ là màu xanh dịu mát. Mỗi chúng ta là một mảnh ghép số phận mang tính
cách và sứ mệnh khác nhau tồn tại trên cuộc sống này. Mảnh ghép nào cũng quý, màu sắc nào
cũng đẹp nhưng đừng để gam màu của mình bị pha tạp, hình dạng của mình bị bóp méo. Hãy
sống là chính mình.
BÀN VỀ QUAN NIỆM SỐNG
Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm “ Nếu không có mục đích ,anh không làm được gì
cả.Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.Đây là quan niệm đúng và
rất phù hợp với chúng ta.Trong cuộc sống mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để tự vươn
tới,tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bất kì ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có
lòng quyết tâm theo lí tưởng ấy ”
CÁCH LÀM VĂN NLXH
I.DẠNG ĐỀ
1.VỀ 1 VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG.
-Về 1 tác động tích cực như:hiến máu nhân đạo,giúp đỡ những người hành khất cơ nhỡ trên
nhân gian,…
-Về 1 tác động tiêu cực như:bạo lực học đường,xả rác bừa bãi,…
-Về 1 thông tin trên báo chí truyền thông.
2.VỀ 1 TƯ TƯỞNG,ĐẠO LÍ
-Về tính cách,nhân phẩm:lòng vị tha,lòng dũng cảm,sự chia sẻ,lòng biết ơn,…
-Về phản tính cách,nhân phẩm:sự ích kỷ,sự dối trá,..
3.VỀ 1 VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC ĐẶT RA TRONG TPVH
-Từ câu chuyện tấm cám,thạch sanh,.. e có cảm nhận gì về cái thiện chiến thắng cái ác.
II.CẤU TRÚC LÀM BÀI
MB:(gián tiếp)-Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề,phải nêu được vấn đề cần bàn luận.
-Nếu BGK cho 1 mẩu chuyện ngắn thì chứng ta cần tóm gọn,giới thiệu tác giả tác phẩm rồi rút ra
vấn đề cần nghị luận.
TB:-GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ:-giải thích từ những từ khóa rồi khái quát lại nguyên văn của vấn
đề.Trên cơ sở giải thích ý nghĩa,nội dung.
-Gỉai thích nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
- Giải thích hình ảnh(nếu có)
-PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH:-Phần này nên đặt ra những câu hỏi:Vì sao?Thực trạng hiện
tượng này có phổ biến hay không?(lấy dẫn chứng từ đời sống)Biểu hiện những vấn đề này là gì?
Nguyên nhân của nó?Hậu quả/lợi ích mà nó mang lại?Giải pháp khắc phục(từ bản thân,gđ,bạn
bè,nhà trường và xh)/phê phán bác bỏ ý kiến sai.
-PHẢN ĐỀ:Lật lại vấn đề, có thể đặt ra một số để phản đề. Nên nhìn đề bài bằng nhiều góc độ,
nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau, đó chính là điểm nhấn của mỗi bài nếu biết triển khai
hiệu quả.(nhưng trong cuộc sống vẫn tồn tại những điều đối ngược với…(vấn đề tích cực).(Bởi
trong cuộc sống sự đối nghịch luôn song hành trên cùng 1 con đường nhưng đâu đó vẫn tồn tại
những việc tích cực….(vấn đề tiêu cực)
-RÚT RA BÀI HỌC: Bài học nhận thức:Vấn đề này đúng hay sai, nếu đúng, khuyên mọi người nên
làm theo, còn sai, khuyên nên khắc phục.Thực chất đây là phần trả lời cho câu hỏi cần bàn luận:từ
vấn đề trên chúng ta cần hiểu ra điều gì?Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa với tâm hồn,lối sống bản
thân?
- Bài học hành động: Có những hành động thiết thực đúng đắn, phù hợp với vấn đề nêu ở trên
(Trong gia đình thì phải làm gì, trong xã hội, trong học tập phải có hành động như thế nào?)
KB:-Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
CÁCH LÀM VĂN NLVH
1.Phân tích nhân vật trong 1 tác phẩm văn học
MB:(gián tiếp)giới thiệu tác giả,tác phẩm,hoàn cảnh sáng tác rồi khái quát nhân vật cần phân
tích.
TB:-Giới thiệu xuất xứ,hcst,…tóm tắt tác phẩm
-giới thiệu nhân vật:lai lịch,ngoại hình,tính cách,số phận,tgian và không gian nhân vật xuất hiện.
-Phân tích:- Nêu từng đặc điểm của nhân vật,ứng với mỗi đặc điểm là những dẫn chứng liên
quan và có những phân tích,kiến giải hợp lý.Người làm bài có thể so sánh liên hệ đến nhân vật ở
những tác phẩm khác có liên quan để bổ sung làm sáng rõ hơn nhân vật mình đang phân tích.
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật:nhân vật được xây dựng thông qua những biện pháp nghệ thuật
nào?nó có tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả đó hay không?
- Giá trị ý nghĩa của nhân vật:nhân vật góp phần thể hiện nội dung tư tưởng,chủ đề nào trong tác
phẩm?thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật là gì?
KB:-Khái quát lại nhân vật
-Cảm nhận lại về tác phẩm
-Cùng với…có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận của những con người/mảnh đời/số phận và phẩm
chất/giá trị của nhân vật phản ánh.Từ trong…(hoàn cảnh xuất hiện của nv) bằng cách uốn nắn,vẽ
vời của tác giả đã viết ra bài học…Đó cũng là giá trị nhân đạo,áp dụng vào cuộc sống.
II.CẢM NHẬN/SUY NGHĨ VỀ 1 TÁC PHẨM VĂN HỌC
MB:giới thiệu tác phẩm văn học cần cảm nhân/suy nghĩ
TB: 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu ngắn gọn những nét nổi bật trong sáng tác của tác phẩm
- Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Phân tích/cảm nhận đối tƣợng mà đề yêu cầu
- Bám sát văn bản khắc họa đối tượng, tránh suy diễn
Phải từ nghệ thuật chỉ ra nội dung.
- Tuân thủ đặc trưng thể loại văn bản:
+ Nếu văn bản là thơ, phải chú ý đến các biện pháp nghệ thuật như biện pháp tu từ, hình ảnh đặc
sắc, giọng điệu.
+ Nếu văn bản là tác phẩm văn xuôi (truyện/kí), phải chú ý đến lời văn, hình ảnh, chi tiết nghệ
thuật.
+ Nếu tác phẩm là kịch, cần phải chú ý đến xung đột, mâu thuẫn, hành động và lời thoại kịch.
3. Nhận xét, đánh giá khái quát đối tƣợng
- Nhận xét nghệ thuật khắc họa đối tượng, chỉ ra tài năng của nhà văn.
- Nêu ý nghĩa của đối tượng vừa phân tích, chỉ ra tư tưởng
KB- Đánh giá ngắn gọn nét đặc sắc của đối tượng đã phân tích.
- Phát triển, mở rộng, nâng cao: tốt nhất là trích dẫn
III.BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI/SỰ VIỆC
Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
1. Mở bài
- Giới thiếu người và sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người, sự việc đó.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung:
- Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
- Người hoặc sự việc đó có đặc điểm nào nổi bật?
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc:
- Nêu ấn tượng và người hoặc sự việc.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người, sự việc được nói tới.
c. Biểu cảm về một tác phẩm văn học
Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của
mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà
tác phẩm đề cập tới.
Cách làm
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận
b. Thân bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về
tác phẩm đó.
- Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác
phẩm đó.
- Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm
– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có
đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.

You might also like