You are on page 1of 9

CHỨC NĂNG VĂN HỌC

*Mở bài: Trong cuốn “Tự thuật”, John Stuart Mill thuật lại căn bệnh trầm cảm
của mình khi ông còn rất trẻ. Ông “hoàn toàn vô cảm trước mọi khoái cảm cũng
như trước mọi vui thích vàcuộc sống ngày càng chán nản vô vị. Thuốc thang thử
nghiệm tất cả đều vô hiệu, và mối u sầucàng kéo dài triền miên. Nhưng một
ngày Mill được đọc một cuốn sách đóng vai trò quan trọngkhiến ông hết bệnh:
ấy là một tập thơ Wordsworth, ông tìm thấy những cảm xúc đặc biệt củamình,
thấy tâm hồn thăng hoa hứng khởi và như ông nói thì “những vần thơ giống như
một dòngsuối mang lại cho tôi một niềm vui thanh thản của tâm hồn”. Văn
chương bao đời nay luôn tiềmẩn sức mạnh đặc biệt như thế. Tái tạo lại những
tâm hồn, nâng cao ở con người khát vọng hướngtới chân lí bởi cái vũ trụ tinh
thần riêng của các tác giả.
*Lý luận:
Không ít lần ta thắc mắc rằng điểm khởi đầu và đích đến của văn học là ở đâu?
Người nghệ sĩ kiếm tìm điều gì trong chính trang viết của bản thân mình? Bàn
về sứ mệnh cao cả ấy thì nhà văn Nga Pau-tốp-xki đã từng quan niệm rằng
:”Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở
của cái đẹp” hay nhà văn Thạch Lam thì lại cho rằng: “Công việc của nhà văn là
phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới mang đến cho người đọc một bài học
trong nhìn và thưởng thức”. Và lẽ đương nhiên các tác phẩm văn chương sẽ là
cây cầu nối giữa nhà văn và độc giả, giúp cho nhà văn hoàn thành sứ mệnh cao
cả ấy. Trước hết, văn học phải đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước
cái đẹp trong cuộc sống. Từ cuộc sống đến văn chương, cái đẹp vẫn luôn giữ
một vai trò vô cùng quan trọng, chi phối cảm quan của con người, làm rung lên
các bậc tình cảm trong trái tim ướt át. Cái đẹp từ ngoài đời thực bước vào trong
trang văn nó nâng tầm giá trị lên thành giá trị thẩm mĩ và khi ấy nó đã mang
hình hài cần có cho bản thân và đi “cứu rỗi cả thế giới” –như lời của Ác-xi-tốt.
Văn chương viết về cái đẹp là để thỏa mãn nhu cầu cảm thụ và thưởng thức của
con người, hơn thế nữa còn có thể thanh lọc tâm hồn của con người, cải tạo xã
hội. Phạm vi quan tâm của văn chương không chỉ dừng lại ở cái đẹp nó còn là
những khía cạnh bi thảm, cao cả, hài hước,... Thông qua việc tái hiện và sáng tạo
cái đẹp, văn học gợi lên cho ta những cảm xúc về niềm rung động, tính nhạy
cảm đối với niềm đau, niềm vui, sự tinh tế, tình yêu thương, lòng trắc ẩn và cả
sự hướng thiện.Bởi “một tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ
để miêu tả ... Nếu nó không là tiếng thét đau khổ hay là ca tụng hân hoan” (theo
lời của Belinxki) Từ đó Văn học như một thứ dưỡng chất tinh thần của nhân loại
giúp tăng cường tính người trong con người, hướng tới sự hoàn thiện con người.
Tác phẩm văn học lúc nào cũng có tác động đến người đọc thêm một số hướng
đạo đức nào đó, nó cải biên bên trong thế giới tinh thần của con người, tạo điều
kiện cho ta ý thức được chính bản thân mình, lựa chọn cho mình thái độ sống
đúng đắn. Nó là tấm gương để con người tự soi mình, đối thoại với mình; là sự
đối thoại bên trong một người tiếp nhận nghệ thuật, đối thoại giữa phần thiện
với phần ác, phần lương tri với phần tội lỗi, giữa lý trí cao cả và dục vọng thấp
hèn trong mỗi con người. Bên cạnh đó một trong những cái đích đến căn bản
nhất của văn học có thể kể đến đó là mong muốn cung cấp vốn tri thức cho con
người, là những bộ bách khoa về đời sống. Văn học cung cấp tri thức, mang đến
sự hiểu biết cho con người nhưng văn học không như các môn khoa học khác
nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản ánh cuộc sống trong toàn bộ
tính toàn vẹn của nó. Người đọc có thể khám phá thêm những cách giải thích về
các hiện tượng tự nhiên đời sống tinh thần của người xưa theo những cái nhìn
mới mẻ, đầy logic thú vị, văn học chính là cũng bách khoa toàn thư tái hiện lại
cuộc sống. Ngoài ra văn học còn chính là cái kho chứa khổng lồ về những tri
thức đời sống xã hội, văn học dễ dàng tái hiện lại quá khứ, chứa đựng những sự
việc sự kiện trong lịch sử cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế,
quân sự... Bởi như lời của nhà văn Secnuxepki từng cho rằng: “Những kết luận
khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp còn tri
thức từ các tác phẩm văn học như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông len lỏi
đến người đọc” hay như lời của Thanh Thảo cũng từng nói: “Văn chương giúp
ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mốc và những chiều sâu đáng kinh ngạc”.
*Dẫn chứng:
Theo như lời của Nguyễn Văn Siêu thì văn chương cũng có sự phân loại: “Văn
chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ
chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” Và có
thể nói Mạc Ngôn – Niềm kiêu hãnh của nên văn học Trung Hoa đã viết cho đời
vô vàng tác phẩm thuộc loại đáng thờ. Không nói nhưng thông qua các tác phẩm
của mình, ông cất lên tiếng lòng, tiếng trăn trở và tiếng xót xa của tấm lòng của
kẻ tri thức đương thời. Bạn đọc cảm nhận được nhiệt huyết và dũng khí của một
nhà văn dùng ngòi bút để đả kích và phơi bày những điều “chướng tai gai mắt”
của thời cuộc, sự căm phẫn đối với những mặt trái đen tối của xã hội cũng như
sự xấu xa của bản chất con người. “Cây tỏi nổi giận” (1988) đi vào một trong
những đề tài nóng bỏng và giàu tính hiện thực nhất trong các sáng tác của Mạc
Ngôn. Bằng ngòi bút sắc sảo và giàu tính nhân văn của mình, Mạc Ngôn đã đề
cập tới bệnh quan liêu cửa quyền và hậu quả ghê ghớm của nó trong đời sống
người dân. Tác phẩm “Cây tỏi nổi giận” là một ví dụ tiêu biểu cho đề tài gai góc
này của ông, người nông dân vốn bình thường hiền lành, nhẫn nhịn tựa như cây
gừng cây tỏi nhỏ bé, nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, một khi đã bị dồn
nèn quá sức chịu đựng, họ sẵn sàng vùng lên phản kháng như vũ bão. Hay ở
“Châu chấu đỏ” là tập hợp những câu chuyện lặt vặt mà nhân vật chính hồi
tưởng lại về những gì mình từng trải qua hoặc từng chứng kiến. Đó có thể là một
vị giáo sư Đại học có vẻ ngoài đạo mạo, đáng kính khi đứng trên bục giảng
nhưng những bí mật trong cuộc đời ông lại là một sự sa đọa về đạo đức. Đó có
thể là cặp vợ chồng dù đã căm ghét nhau nhưng vẫn cố gắng sống chung dưới
một mái nhà để rồi người chồng luôn luôn say xỉn và người vợ luôn ngoại tình.
Những câu chuyện phản ánh một Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình
với nhiều thói xấu hoành hành trong cuộc sống nơi phồn hoa đô hội, cùng lúc
đó, những hủ tục cùng sự đói nghèo đang làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo
lánh. Mạc Ngôn đã phát họa rất chân thực đời sống của Trung Hoa rộng lớn:
một đất nước phát triển như vũ bảo thì đằng sau cơn lốc đó là một nhà văn nông
dân luôn tả chân thực cuộc sống nông thôn với thảo nguyên hun hút, với những
kho tàn truyền thuyết dân gian, với cái nghèo luôn ám ảnh. Nó chứa đựng cả nội
hàm văn hóa Trung Quốc. “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ
cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng,
thương yêu hơn.” (Thạch Lam) Dẫu không bàn tới cái tốt trong đời nhưng với
thủ pháp đòn bẫy, phê phán thẳng thắn và chỉ ra được cái ác, cái xấu đang hoành
hành trong lòng dân tộc mình, Mạc Ngôn cũng đã thành công hoàn thành cái
thiên chức của một người cầm bút là để trong đời có nhiều công bằng, yêu
thương hơn.
*Dẫn chứng:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ta bắt gặp bài thơ Núi đôi (Vũ Cao) và
Quê hương (Giang Nam) đều viết về tình cảm và nỗi đau xót khi người yêu
mình mất đi. Mỗi bài một nét riêng nhưng cả hai bài thơ đều đặt ra vấn đề về
tình yêu gắn bó với tình đồng chí, hòa quyện với lòng căm thù và tình yêu tổ
quốc:
“Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng”
(Núi đôi- Vũ Cao)
Hay:
“Nay yêu quê hương trong từng tấc đất
Có một phần xương thịt em tôi”.
(Quê hương- Giang Nam)
Còn ở Màu tím hoa sim, Hữu Loan không đặt ra vấn đề về Tổ quốc, tình đồng
chí hay lòng căm thù mà tác giả muốn ngợi ca hạnh phúc con người, thể hiện nổi
đau không cùng khi người vợ trẻ đoản mạng và nói đến bi kịch chua xót khi
hạnh phúc với người yêu tương không còn bên cạnh:
“Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Aó anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
(…)
Tôi vi vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Aó anh nát chỉ dù lâu…”
Hay:
“Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình”
(Màu tím hoa sim- Hữu Loan)
Đến với Hữu Loan thơ ca thời chiến đôi khi là câu chuyện về những mảnh tình
phải vì thời cuộc mà chia đôi, một đôi vợ chồng trẻ cưới nhau đương lúc chiến
tranh chống Pháp. Người trai ra trận trở về thì nghe tin người vợ hiền ở hậu
phương đã ra đi. Bài thơ khắc hoạ một nỗi đau dai dẳng về sự mất mát khôn
nguôi mà chiến tranh mang lại. Đồng thời, từng câu từng chữ trong tác phẩm
cũng thể hiện nét nghĩa tình sắt son mà nhà thơ Hữu Loan dành cho vợ mình.
Hình ảnh màu tím hoa sim vừa tượng trưng cho màu áo cưới lại vừa ghi dấu cho
tình cảm sâu đậm của nhà thơ. Chính vì thế không ít người cho rằng đây là bài
thơ tình hay nhất thế kỉ 20. Con người đến với thơ ca để cảm nhận một nỗi đau
da diết, cơn đau cắt xé trong từng tấc thịt của chính mình, nỗi đau về thể xác hòa
quyện với sự xoa dịu về tinh thần khiến cho con người thức tỉnh trước những
mộng cảnh tối tăm, mịt mù của cuộc đời. Và từ nơi vực sâu thăm thẳm ấy, thì sẽ
là kẻ mang những vần thơ sáng chói diễm lệ rọi đường và cứu vớt con người ra
khỏi cái bóng đêm của mộng cảnh. Họ sẽ biết ý thức về những sự hi sinh của
biết bao nhiêu cuộc đời đã ngã xuống, con người tự biết rằng: họ cần phải sống,
cần tiếp tục sống. Bởi lẽ có một sứ mệnh cao cả ngày đêm chờ đợi họ hoàn
thành. Đó há chẳng phải là một minh chứng rõ ràng khi thơ ca là một “bến đò
gió nổi”, “một khao khát sang sông” hay sao? (Lê Đạt: ”Đọc một câu thơ hay, ta
thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông,
một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn...”)
*Dẫn chứng:
Thạch Thảo: “Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và
những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “Ra người” hơn, sống
tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng
soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”. Con người ở thời
đại mới, khi hòa bình bao trùm cả thế giới, con người ta lại ít trân quý những
điều nhỏ nhất, là miếng ăn, manh áo, là những thứ tình cảm phải sống trên
những ngày khắc nghiệt, cơ cực nhất. Và có lẽ nếu nhà văn không đủ đau với
đời, không coi nghề viết như một sứ mệnh thì có lẽ ta đã không thể thấy được
cách đây về trước, đã từng có những kiếp người sống vì miếng ăn mà bị bóp
méo nhân cách, vì manh áo mà bán người mình thương. Truyện của Nam Cao
trước Cách mạng là những câu chuyện buồn về kiếp sống lay lắt, xác xơ của
những người nông dân khố rách áo ôm hay những người trí thức thường xuyên
thất nghiệp, quẩn quanh ở xó nhà quê hay những xóm trọ nghèo nàn. Vì thế có
thể thấy gần như truyện nào của Nam Cao cũng đều có giọt nước mắt. Hình ảnh
nước mắt xuất hiện với tần số khá cao vì cuộc đời nhân vật Nam Cao đều là
những tấn bi kịch. Ngay cả truyện ngắn mang tên là Cười thì cái cười cũng là
tiếng khóc lộn ngược. Nhân vật “hắn” lúc “mỉm cười với trăng”, khi “cười
khanh khách”, “cười rũ rượi, cười ngặt nghẽo” bởi với hắn tiếng cười là “liều
thuốc giải uất”. Tiếng cười “tự kỉ ám thị” hắn cứ phải dùng hoài vì không lúc
nào là gia đình không túng bấn, vợ chồng không cãi nhau, con lúc nào cũng
nheo nhéo, the thé khóc, vợ lúc nào cũng nhăn nhó, gắt gỏng. “Nhà um lên
những tiếng dứt lác, dằn vặt, hắt hủi và khóc lóc.” Hắn cười vì hắn “sợ cái chết
trong lúc sống : cái chết đáng buồn của những người sống sờ sờ ra đấy, nhưng
chẳng dùng sự sống của mình vào công việc gì …” Đám cưới lẽ ra là chuyện
vui, là hạnh phúc nhưng Một đám cưới của Nam Cao thì chẳng khác chi một
đám ma, thậm chí một đám ma nhà nghèo. Cả nhà gái nhà trai chỉ vỏn vẹn có
sáu người. Ông bố vợ kéo mấy cành rào rấp ngõ và đám cưới ra đi. Mẹ chồng
quần đụp, áo vá. Cô dâu sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em
lớn. Thằng bé thì ông bố cõng. “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối
như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ …” Một đám cưới
nhưng thực chất là chia người ra để chạy trốn cơn đói. Sau đám cưới là gia đình
phân ly. Vì vậy ban đầu Dần “sụt sịt khóc” rồi Dần “khóc nấc lên, nức nơ”,
“thằng lớn chực khóc, thằng bé ngây mặt ra, người cha thấy lòng thổn thức…”
Nam Cao có hẳn một truyện đặt tên là Nước mắt đẫm đầy nước mắt: nước mắt
đầm đìa của Điền, của cái Hường – con Điền, nước mắt giàn giụa của ông Phán
láng giềng nhà Điền. “Chỉ vì người nào cũng khổ cả, vì người nọ cứ tưởng vì
người kia mà khổ” nên “nghiến rứt” nhau, đối xử “tàn nhẫn” với nhau, “làm khổ
lẫn nhau”. Rồi Sống mòn, Trăng sáng, Đời thừa, Chí Phèo, Lão Hạc, Từ ngày
mẹ chết, Bài học quét nhà, Dì Hảo, Điếu văn… truyện nào cũng chan chứa, đầm
đìa những giọt nước mắt cay đắng, tủi cực… góp phần làm nên một đặc điểm thi
pháp truyện Nam Cao trước Cách mạng. Chính Nam Cao đã hoàn thành xuất sắc
cái sứ mệnh cao cả của một nhà văn là “một nhà thư kí trung thành của thời
đại”. Chỉ có người nghệ sĩ là lắng nghe những thanh âm bé nhỏ ấy. Và nhà văn
Nam Cao đã làm được điều đó, ông đã không bỏ rơi những người “cùng đường
tuyệt lộ” (theo chữ dùng của Nguyễn Minh Châu). Có thể Nam Cao không nói
lời đao to búa lớn, ông không kêu lên “Cứu lấy người nông dân! Cứu lấy tầng
lớp tri thức nghèo!”, ông chỉ lặng thầm cất lên tiếng nói giúp những kẻ ấy,
những phận đời cần lắm chiếc ô chở che. Dù cái kết cho nhân vật là cái chết về
thể chất hoặc tinh thần thì mục đích chung mà nhà văn muốn hướng bao giờ
cũng là “khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát
vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (theo chữ dùng của Ai-ma-tốp).
Như Shiratori Haruhiko đã từng nói: “Dù là sách viết về cái chết, dù là sách có
nội dung như đi ngược lại cuộc đời, nhưng nếu là cuốn sách hay, nó sẽ trở thành
dưỡng chất và kích thích cho việc sống của chúng ta.”
*Dẫn chứng:
Tố Hữu từng có câu: “Văn học không là gì cả nếu không vì cuộc đời. Cuộc đời
là nơi đi tới, cũng là nơi xuất phát của văn học.” Có thể nói văn học đồng thời
cũng là nhân học, là những áng văn muôn đời mang sứ mệnh đại diện cho ánh
sáng, cho công lý, công bằng và cả lòng bác ái. Đưa con người ta quay ngược
trở lại vào TK XX là những vấn nạn lớn của nhân loại về việc di dân, di cư.
Trong số đó ta có thể kể đến một nhà văn người Phi tị nạn đến Anh – Gurnah.
Khi chính ông cũng là một trong số những nạn nhân thì tác phẩm của ông sẽ
chính là tiếng nói chân thực, công bằng hơn ai hết về chính những số phận như
bản thân mình. Trong Admiring Silence, người kể chuyện trong cuốn tiểu thuyết
rời Zanzibar vào những năm 1960 để du học ở Anh. Trong khi nhân vật chính
gặp phải nạn phân biệt chủng tộc, anh ta vẫn cố gắng gia nhập vào nền văn hóa
mới ở phương Tây. Anh phải lòng một phụ nữ trẻ tên Emma, con gái của những
người da trắng thuộc tầng lớp thượng lưu. Trong khi nhân vật chính bịa đặt
những câu chuyện về gia đình Emma để miêu tả tích cực về Chủ nghĩa thực dân,
anh ta cẩn thận bỏ qua mọi đề cập bất lợi đến Emma hoặc con gái của giới nhà
giàu trong những bức thư gửi cho người thân của anh ở châu Phi. Khi được dịp
trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, anh chợt nhận ra mình đã không còn
thuộc về Zanzibar nữa. Quay về Anh, anh lại thấy mình xa lạ với văn hóa Anh
nên bắt đầu lên kế hoạch giúp đỡ những người khác ở châu Phi. Tác phẩm của
ông nói về sự giao thoa giữa quá khứ và thực tại, là nơi đang sống và gốc rễ của
một con người, sự đối lập khác biệt giữa các nền văn hóa và lục địa, chênh vêng
giữa cuộc sống bị bỏ lại phía sau và cuộc sống sắp tới. Thật dễ để ta nhận thấy
rằng ai cũng có cho mình một miền đất hứa nhưng sẽ luôn chênh vênh, bấp bênh
trong một xã hội mới. Họ luôn phải sống trong trạng thái không an toàn phải liên
tục thích nghi, dung hòa giữa cuộc sống mới và quá khứ. Các nhân vật của
Gurnah phải từ bỏ gốc gác của mình, không thành công ở vùng đất mới, chị xa
lánh cô đơn trong hoản cảnh đó họ thường đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của quê
hương, gia định bởi những người di dân luôn mang trong mình câu hỏi bản thân
là người nước nào? Thuộc về nơi mình sống hay thuộc về nơi nhiều biến động,
nơi mình dứt áo ra đi?
*Dẫn chứng:
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng
như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời.” (Vũ Trọng Phụng). Các nhà văn cùng
chí hướng với Vũ Trọng Phụng có thể kể đến là Đoàn Giỏi. Trong Đất rừng
phương Nam, nhà văn đã chọn một cậu bé thành phố lưu lạc- An làm nhân vật
chính, lấy con mắt chiêm ngưỡng lạ lùng của người thành phố để thiên nhiên
Nam Bộ hiện lên với những vẻ đẹp hùng vĩ và bí ẩn, An được đắm chìm trong
những cuộc vui chơi bất tận và cậu luôn mở mắt để nhìn ngắm cảnh vật và khám
phá thế giới, vùng đất Nam Bộ qua lăng kính của cậu bé An thật đáng yêu và có
bao điều để khám phá. Dù chỉ mới là một cậu bé tuổi đời còn rất nhỏ, nhưng
dường như An cũng như bao đứa trẻ khác đã được nuôi lớn bằng tình yêu nước
nồng nàn của dân tộc ta. Cậu bé An trong những ngày tháng lạc mất gia đình
nhưng vẫn có thể góp phần vào công cuộc bảo vệ dân tộc. Hay trong Tấm ván
phóng dao của Mạc Can câu chuyện đã đưa người đọc về một thời đã qua ở
vùng đất Nam Bộ vào những năm tháng đầy khó khăn. Truyện kể về một gia
đình với gánh hát “xiệc” sống phiêu linh như một kiếp “lục bình trôi nổi” trong
hành trình tha phương cầu thực đầy gian khổ, nhọc nhằn. Trong câu chuyện đó
có thể thấy được những số phận tủi cực, xót xa của những thành viên trong một
gia đình phải mưu sinh bằng cách hành nghề xiếc rong rày đây mai đó. Kết cục
số phận của hầu hết những nhân vật đều đầy bi kịch. Người cha, một ông bầu
gánh hát mang tên Nghệ Tinh, nhưng mãi cũng không được thân vinh, cuối cùng
phải sống bằng nghề nhổ răng dạo. Người mẹ nghèo luôn lo nghĩ về tương lai
của gia đình nên đã chắt mót những đồng tiền dành dụm trong con heo đất để
phòng khi gánh hát ế ẩm nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Những đứa
con, vì mưu sinh của gia đình, mỗi người phải chịu đựng nỗi đau riêng. Gắn với
màn biểu diễn có khả năng thu hút người xem và đem lại thu nhập cho gánh hát
nghèo – màn biểu diễn phóng dao – là bộ ba bi kịch: người anh hai phóng dao,
đứa em gái nhỏ đứng trước tấm ván và anh ba ở phía sau vịn tấm ván. Đó là ba
nhân vật chính làm nên câu chuyện và chuyển tải cảm hứng chủ đạo của tác
phẩm. Ta thấy rõ ở cả hai tác phẩm đều được nhà văn xây dựng bằng những chất
liệu ngoài cuộc sống. Nhà văn không đứng ngoài những vấn đề thuộc về con
người là đời sống, những sáng tác của họ cũng đã rung lên những hồi chuông về
nhiều vấn đề sinh thái đang nổi cộm lên giữa thời đại công nghệ đang phát triển
như vũ bảo. Phông nền là không gian đặc trưng của vùng đất Nam bộ - vùng đất
có sông ngòi chằng chịt nhiều kênh rạch ao hồi, đồng ruộng mênh mông, người
nam bộ chủ yếu sinh hoạt bằng ghe xuồng, cuộc sống mang đậm dấu ấn sông
nước và điều đó khúc xạ trong văn chương. Đây là vùng đất của những lưu dân
từ miền trung vào, người hoa kiều, hay cư dân từ biển hồ lưu lạc qua nên trong
tâm thức của người dân vùng đất này luôn luôn thường trực cảm giác lưu lạc.
(Tính dân tộc). Cảm thức lưu lạc là một cảm giác về tình trạng nhân sinh khi con
người bị đứt lìa ra không gian thân thuộc, bị đẩy vào môi trường xa lạ khiến họ
thấy lạc lõng bơ vơ mất mát.
Thanh Thảo cho rằng: "Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng
mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "Ra người"
hơn’’.
*Đánh giá;
Văn chương là tiếng nói của tâm hồn, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, văn chương
cũng muốn đem lại cái đẹp, cái hay cho cuộc sống. Thế giới bao la với muôn
nghìn sự kiện luôn sôi động, văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc
sống nhưng là sự phản ánh có chọn lọc. Và nhà văn chân chính làm con ong
miệt mài đi hút nhụy hoa, sương đêm lắng đọng để làm nên mật ngọt cho đời, và
những giá trị nội dung chính là những giọt mật đó. Để có thể là một “người phu
chữ”, tạo ra “vân chữ” riêng không trộn lẫn hơn hết còn đem lại cho đời những
tác phẩm văn chương “đáng thờ” thì ở bản thân người nghệ sĩ ngoài cái tài kiến
tạo trên những khối đá văn chương còn phải là người tận tâm với nghệ viết. Viết
đối với họ như một sứ mệnh, viết bằng cả “huyết lệ”, bằng mồ hôi và cả nước
mắt. Lecmotôp đã từng tâm sự: “Có những đêm rất khổ, không ngủ được, mắt
rực cháy và thổn thức, khi đó tôi viết”. Tuy nhiên, sự thành công của một tác
phẩm văn chương không chỉ nằm ở cái tài cầm bút của người nghệ sĩ mà còn đòi
hỏi sự đồng điệu giữa các tâm hồn thơ, ở cả hai phía là người sáng tạo văn học
và người tiếp nhận văn học. Nói đến sáng tạo và tiếp nhận là nói đến sự đối
thoại của tác giả và độc giả thông qua các tác phẩm. như thể nói đây là cuộc đối
thoại giữa những kẻ tri âm, những tâm hồn đồng điệu: “Thơ là chuyện đồng
điệu, đó là sự cảm thông dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình”.
*Kết bài : Nương náu trong những trang viết của nhà văn - là cách mà độc giả
cảm nhận được cái đẹp giữa muôn trùng biến động. Bởi trong cõi đời đầy rẫy
những vần xoay này, con người có đôi lúc sa ngã và ngộ nhận, họ lầm tưởng
rằng hạnh phúc chân chính là cuộc sống giàu sang và tuổi thọ lâu dài. Ai ai bỗng
dưng cũng đều trở nên “xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường
ích kỷ” (Nam Cao) và quên mất rằng trái tim không phải là một công cụ vận
hành bằng kim tiền. Và lắm lúc, người ta quên mất rằng thời gian họ dành cho
nhau chỉ đếm trên từng tích tắc, cuộc sống cuốn trôi con người vào những ngã rẽ
- mất tăm dạng, giống như nhan đề một bài thơ của Du Tử Lê “Chẳng chiến
chinh mà cũng lẻ đôi”. Khi đó, văn học xuất hiện, đưa đường và dẫn lối con
người, cho họ thấy đâu là vẻ đẹp chân chính của cuộc đời và đâu là vẻ đẹp chân
chính của bản thân họ.

You might also like