You are on page 1of 4

Kiểu nhân vật quan lại, người giàu

1.Quan lại
Nhân vật quan lại, người giàu trong truyện cổ tích của người Việt thường được
miêu tả là những nhân vật tiêu cực còn gọi là nhân vật phản diện. Họ đều có
điểm chung trong tính cách là tham lam, gian ác, coi trọng tiền tài, khinh thường
đạo nghĩa, những con người này thường đi ngược với đạo lý và lý tưởng của con
người, được miêu tả trong truyện với thái độ chế giễu, lên án và phủ định. Người
Việt đã không ngần ngại khi vạch mặt thế lực thống trị là các quan lại ăn chơi xa
xỉ, không chú ý đến việc dân, việc nước, làm hại dân lành. Đó là hình ảnh viên
quan trong truyện Nàng Xuân Hương cậy quyền cậy thế, đam mê sắc đẹp, ép
buộc nàng Xuân Hương phải thuận theo ý mình, khi bị cự tuyệt, hắn dùng thủ
đoạn bỉ ổi và bắt nàng vào nhà giam. Những việc làm xấu xa của viên quan này
không che được con mắt dân chúng: “Khi hỏi về viên quan án, ai nấy đều tỏ vẻ
khinh bỉ, rủa là đồ chó lợn, chỉ quen ăn hối lộ và làm điều phi pháp,…”. Ở chốn
quan trường có lắm điều rối ren, phức tạp. Quan lại luôn tìm cách hãm hại lẫn
nhau, nhất là những người tài năng, liêm khiết thường không được trọng dụng,
thay vào đó là những phần tử xiểm nịnh được “thuận buồm xuôi gió” mà thăng
tiến. Vì thế chàng Mai An Tiêm ở truyện Sự tích dưa hấu đã bị đày ra hoang đảo
vì những kẻ nghen ghét, đố kị với địa vị của chàng. Cũng có những người do lập
được công lao lớn với triều đình được vua trọng dụng phong cho làm quan
nhưng khi được làm quan thì họ lại trở thành con người hoàn toàn khác, họ trở
nên hống hách với dân chúng mà tiêu biểu là viên quan đại thần được nói tới ở
ngay phần đầu truyện Hoằng Tín hầu.
2.Người giàu
Không chỉ những kẻ có quyền chức lợi dụng người dân nghèo hiền lành, lương
thiện để làm giàu, phục vụ mục đích cá nhân mà ngay cả những phần tử giàu có
cũng tàn ác và tham lam không kém, họ nắm trong tay nhiều tiền của từ đó tác
oai, tác quái khiến dân nghèo phải điêu đứng, suốt đời làm kẻ hầu người hạ cho
chúng. Người Việt có truyện Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-
cột, Sự tích con khỉ, Mũi dài… đã cho thấy tính cách của những kẻ nhà giàu:
tham lam, keo kiệt, giả dối, tính cách này được tiếp nối ở cả thế hệ con, cháu
trong những gia đình trọc phú, trưởng giả; ngay cả những người con là phận gái
cũng dùng nhan sắc để lừa gạt nhằm chiếm đoạt gia tài người khác, coi rẻ tình
nghĩa vợ chồng, ham phú quý. Các gia đình phú ông hay đưa ra mưu kế: hứa gả
con gái cho người ở của mình khi người ở thực hiện xong tất cả các công việc
nặng nhọc, khó khăn và gian khổ hoặc đưa ra những thách đố hay thách cưới
cao sang ngoài khả năng của những chàng trai nghèo. Đó là phú ông trong
truyện Cây tre trăm đốt, Lấy chồng dê, Chàng ngốc được kiện, “Giận mày tao ở
với ai” hay là truyện phượng hoàng đất. 
ANOTHER SOURCE OF INFORMATION
1. Chuyện giàu nghèo là một nội dung khá nổi bật trong truyện cổ tích Việt
Nam. Ông cha xưa luôn lên án những kẻ tham phú phụ bần và truyện cổ tích Sự
tích con muỗi là một minh chứng rõ nét. Ngay sau khi được hồi sinh nhờ ba giọt
máu ân tình của chồng mình, chỉ qua một lần gặp mặt, nghe một vài lời đường
mật, nghĩ đến một món quà sắp được nhận, nhân vật người phụ nữ đã động lòng
và lập tức rơi vào âm mưu của người khách thương hiếu sắc. Điều đáng nói là từ
một nạn nhân thụ động bị người khách thương dụ dỗ lên thuyền rồi lập tức cho
giong buồm chạy ra khơi, người-phụ-nữ-sẽ-hóa-thân-thành-con-muỗi nhanh
chóng bị cám dỗ bởi cảnh giàu sang và đã chủ động nói lời chia tay khi người
chồng nghèo tìm đến giải cứu: “Người vợ trả lời chồng: Chàng về đi! Em đành
phụ chàng! Chàng tha thứ cho em vậy! Rồi đưa cho chồng một gói vàng: Chàng
hãy nhận lấy vật này và coi như em đã chết từ hôm nào rồi!” (theo lời kể của
Nguyễn Đổng Chi). Và mặc dầu không bị trừng phạt bằng cái chết và sự hóa
thân như người phụ nữ tham phú phụ bần tham đó bỏ đăng kia, nhưng nhân vật
người khách thương cũng hiện lên trong thế giới nghệ thuật của Sự tích con
muỗi như một kẻ xấu/một kẻ bất lương hiếu sắc và đầy thủ đoạn, thể hiện rõ
cách nhìn thiếu thiện cảm của ông cha xưa đối với hầu hết nhân vật giàu sang
trong các thiên cổ tích.
2. Cách nhìn của ông cha xưa càng thiếu thiện cảm hơn đối với những nhân vật
cổ tích vừa giàu sang lại vừa tham phú phụ bần. Thạch Sùng trong Sự tích con
mối xuất thân nghèo khổ thậm chí từng phải xin ăn qua ngày, song sự giàu sang
bằng các thủ đoạn làm giàu bất chính như đầu cơ tích trữ, cho vay nặng lãi, buôn
bán phi pháp... và nhất là thói háo danh không muốn mang tiếng tuy rất giàu
nhưng có đầy mà không đủ, đã đẩy Thạch Sùng đến cái chết và hóa thân thành
con mối thường xuyên tặc lưỡi vì tiếc của. Thế nhưng chính cái mẻ kho mới là
chi tiết nghệ thuật độc đáo của Sự tích con mối, bởi suy đến cùng thì lòng tham
phú phụ bần mới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự trắng tay/cùng đường của
một người cực kỳ giàu sang như Thạch Sùng: “Mẻ kho là thứ gì hắn cũng đã
biết. Đó là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức
ăn. Ngày xưa hồi còn hàn vi, hắn đã từng đi nhặt vật đó trong đống rác đưa về
đánh chùi để kho cá. Nhưng đã từ lâu, lâu quá rồi, hắn không còn nhớ đến thứ
đồ dùng hèn hạ ấy nữa. Vì nhà hắn bây giờ toàn dùng đồ đạc bằng vàng bạc, tệ
nhất cũng bằng đồng thau, có bận tâm chứa những thứ của ấy để làm gì” (theo
lời kể của Nguyễn Đổng Chi). Không biết khi tặc lưỡi tiếc cho cái quá khứ vàng
son, con-thạch-sùng-hóa-thân-Thạch-Sùng có tiếc rằng phải chi ngày ấy mình
biết sống có ký ức?
3. Nhân vật trưởng giả/phú ông thường là đối tượng đáng bị trừng phạt nhất
trong đôi mắt thiếu thiện cảm với người giàu sang của ông cha xưa. Nào là nhân
vật trưởng giả trong Sự tích con khỉ; nào là nhân vật phú ông trong Cây tre trăm
đốt… Tất cả đều phải trả giá cho tà tâm ác ý của mình. Thậm chí trong thế giới
nghệ thuật của cổ tích Việt Nam thỉnh thoảng xuất hiện một số phú ông vừa giàu
tiền của lại vừa giàu tình nghĩa như nhân vật phú ông trong Sự tích chim quốc,
nhưng ngay cả Nhân - người phú ông hiếm hoi luôn thủy chung với bạn bè chí
cốt từ thuở hàn vi ấy - vẫn phải trả giá không phải cho tà tâm ác ý của mình mà
là cho tà tâm ác ý của vợ mình: “Nhân bắt đầu vào rừng tìm Quắc. Không thấy
có vết máu, chàng lại càng hy vọng. Băng hết chông gai, chui hết bụi rậm, Nhân
luôn luôn cất tiếng gọi: Anh Quắc ơi! Quắc! Quắc! Nhân đi mãi, gọi mãi, quanh
quẩn trong khu rừng mênh mông. Cho đến hơi thở cuối cùng con người chí tình
ấy vẫn không quên gọi: Quắc! Quắc! Rồi sau đó Nhân chết hóa thành chim
quốc, cũng gọi là đỗ quyên” (theo lời kể của Nguyễn Đổng Chi). Và đương
nhiên kẻ thực sự có tà tâm ác ý là vợ Nhân cũng không thể thoát khỏi sự trừng
phạt: “Không có tiếng trả lời ngoài những tiếng Quắc! Quắc! Vợ Nhân cứ thế
theo tiếng gọi tiến dần vào rừng sâu. Sau cùng không tìm được lối ra, chết bên
cạnh một gốc cây” (theo lời kể của Nguyễn Đổng Chi).
4. Vạn Lịch là nhân vật chính trong truyện cổ tích Đồng tiền Vạn Lịch. Vạn
Lịch được xem là một người rất giàu sang: “Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng
nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở
hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm... không khác gì nhà
ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ dùng toàn bằng
vàng bạc” (theo lời kể của Nguyễn Đổng Chi). Tuy nhiên cách nhìn của dân
gian dẫu thiếu thiện cảm đến mấy cũng chỉ đủ để hình dung một nhược điểm
duy nhất của Vạn Lịch là… hay ghen. Và chính lòng ghen tuông mù quáng đã
khiến Vạn Lịch trả giá đắt: Mai thị vợ hắn trở thành vợ anh chàng đánh giậm
nghèo khổ kia và bản thân Vạn Lịch một thời gian sau cũng trở thành kẻ trắng
tay. Cái giá phải trả càng đắt hơn khi người vợ cũ quyết tâm dạy cho Vạn Lịch
một bài học: “Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa
uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê
khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử”
(theo lời kể của Nguyễn Đổng Chi). Chút an ủi cuối cùng mà dân gian dành cho
Vạn Lịch là việc người vợ cũ lấy làm hối hận về cái kết cuộc không mong đợi
ấy nên đã “đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi
là tiền Vạn Lịch rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”…
5. Thiếu thiện cảm đối với những kẻ tham phú phụ bần và nhất là những kẻ giàu
sang mà tà tâm ác ý, nhưng ông cha xưa cũng rất công bằng khi đứng về phía
những người giàu sang là nạn nhân của sự lừa dối. Truyện Dì phải thằng chết
trôi, còn tôi phải đôi sấu sành kể chuyện một anh chàng nghèo kiết xác nhưng
nhờ dùng mẹo mà lừa lấy được hai cô gái đều là con nhà giàu làm vợ. Đương
nhiên sự dối trá đốn mạt lần lượt được vạch trần: người vợ thứ nhất “thấy chồng
chỉ khư khư giữ độc có một chiếc hòm gỗ rất nặng, trong bụng đoán chắc là của
ở đây rồi, nên không nói gì hết. Nhưng ngày một ngày hai, vợ thấy chồng không
có vẻ gì là giàu có thì nảy mối ngờ vực. Nhân một hôm chồng đi vắng, nàng
trộm chìa khóa mở ra xem thì chỉ thấy một hòm toàn là đá cuội, chẳng có đồng
sứt nào hết. Biết là bị lừa, người vợ chỉ còn ngồi nhà mà khóc”, và khi nghe
người vợ thứ hai kể hết ngọn ngành, người vợ thứ nhất đã chua xót thốt lên:
“Vậy là dì phải thằng chết trôi, còn tôi phải đôi sấu sành đó!” (theo lời kể của
Nguyễn Đổng Chi). Như vậy qua thế giới nghệ thuật của truyện cổ tích, ông cha
xưa không lên án bản thân sự giàu sang mà chỉ lên án những kẻ giàu sang có tà
tâm ác ý và chính vì vậy trong không ít trường hợp - như Thạch Sanh chẳng hạn,
giàu sang được xem là cách bù đắp của dân gian đối với người lương thiện đã
thực sự vươn lên tỏa sáng tài năng và phẩm hạnh từ khốn khó nhọc nhằn…

You might also like