You are on page 1of 6

*An Dương Vương hiện lên là người hết lòng về đất nước.

Ngài có công dựng


nước và giữ nước trong những ngày đầu gian nan nhất của nhà nước Âu Lạc.

1. An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc
- Rời đô:
Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng
đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng
- Quá trình xây thành.
+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lo tới đó.
+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ
Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và
tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa
hợp ý trời vừa hợp lòng dân.
- Chế nỏ
+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì
lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố,
có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.
→ Bài học về dựng nước và giữ nước.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung:
+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận
mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh
giác cao độ.
+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ,
chiến thắng quân xâm lược.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu
+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành,
chế nỏ.
2. An Dương Vương và những sai lầm
- Những sai lầm của An Dương Vương
+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho
giặc, cho ở rể.
+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.
→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.
- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu
→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng
của An Dương Vương.
- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống
biển.
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân
dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.
⇒ Tiểu kết:
-Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ
bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.
- Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

*Mị Châu:
Ai trong số chúng ta chắc có lẽ đã đôi lần được nghe kể về truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Mị Châu là một cô công chúa của Thục phán An
Dương Vương, có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhẹ dạ cả tin và không hề có trách
nhiệm của bản thân đối với dân tộc. Khi đánh giá về nàng công chúa này, bên cạnh
việc trách móc thì việc cảm thông, đáng thương cho số phận cô nàng cũng một
phần nào.
1. Giới thiệu chung
Mị Châu là một người con gái có nhan sắc vô cùng đẹp của vua An Dương Vương.
Sau khi làm vợ Trọng Thủy, Mị Châu liền giấu cha cho chồng xem trộm nỏ thần -
báu vật giúp cho nhà vua chiến thắng được rất nhiều trận đánh.
Nàng đã có hành động vô cùng đáng trách nhưng cũng không kém phần đáng
thương, để lại cho người đọc muôn đời sau những bài học sâu sắc.
2. Phân tích nhân vật:
a. Mị Châu là người phụ nữ đáng thương:
Mị Châu là một người phụ nữ, người vợ hết lòng hết dạ tin chồng, yêu chồng,
không có chút gì giấu diếm với chồng mình.
Nhưng trong một thời kỳ mà có nhiều giặc giã, một nàng công chúa con vua chỉ
biết để ý đến cảm xúc của bản thân mà lại vô tình làm hại đến vận mệnh của cả
một dân tộc là có tội.
Nhân dân đã phê phán Mị Châu bằng một "bản án" không khoan hồng.
Rùa vàng đại diện cho nhân dân, cho lòng yêu nước mãnh liệt của người Việt đã
kết tội cô nàng.
Nàng phải nhận lời kết tội của Rùa vàng và bản án nghiêm khắc của chính người
cha của mình, đó như một bài học lịch sử quý giá cho muôn đời thế hệ sau, mối
quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa việc chung và việc riêng. Đó cũng còn là
bài học nhắc nhở trai gái muôn đời về sự nhẹ dạ cả tin. Nhắc nhở ta: dù là ai đi
chăng nữa cũng phải có ý thức trách nhiệm tới sự tồn vong của toàn thể dân tộc,
quốc gia.
b. Mị Châu là người phụ nữ đáng trách:
Mị Châu đặt tình cảm riêng của mình cao hơn vận mệnh đất nước, hành động mà
không nghĩ về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, không có ý thức
được quyền lợi quốc gia có quan hệ như thế nào đối với hạnh phúc cá nhân của
mình.
Nàng đã để lộ báu vật quốc gia cho chồng mà không nhận thức được tầm nguy
hiểm khi Trọng Thủy chính là con của giặc, là gián điệp mà có thể phản bội mình
và cha bất cứ lúc nào.
Nếu như hình ảnh nhân vật Trọng Thủy là phản ánh nhân vật có lòng trung thành
với quốc gia, đặt lợi ích toàn thể quốc gia, dân tộc lên hàng đầu thì Mị Châu lại trái
ngược. Nàng bị nhân dân và lịch sử phê phán là lẽ thường tình.
c. Nhận xét về bi kịch của Mị Châu.
Về chi tiết "áo lông ngỗng": thuở xa xưa, con người đã biết làm áo lông ngỗng,
lông chim để chống rét. Chiếc áo Mị Châu mặc theo trên đường chạy trốn kẻ địch
cũng là chiếc áo lông ngỗng - tấm áo nàng đã trút lông rắc xuống đường để làm
dấu cho Trọng Thủy tìm được mình, nhưng không ngờ rằng lại chính hành động đó
đã làm nguy hiểm đến tính mạng của người cha, chính sự ngây thơ, cả tin đó mà
Mị Châu càng trở nên đáng thương và thông cảm.
Hình ảnh "ngọc trai, giếng nước" xuất hiện trong câu chuyện là sự hiện thân của
công chúa Mị Châu. Trước khi bị cha chém đầu, Mị Châu đã có lời cầu nguyện:
thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ biến thành
hạt bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu
ngọc để tẩy sạch mối nhục thù". Để cho lời cầu nguyện của nàng được ứng
nghiệm, nhân dân đã để cho nàng được biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục
thù. Nàng là một người ngây thơ, cả tin nên dễ dàng mắc lừa, dân gian đã thấu hiểu
rằng nàng mắc tội không phải cố ý mà chỉ là vô tình.
Tuy nhiên, sự hiện thân của Mị Châu không trọn vẹn trong một hình hài duy nhất.
Máu là ngọc trai còn xác là ngọc thạch. Những hình ảnh đó đã thể hiện tấm lòng
bao dung, cao cả cho sự trong trắng, ngây thơ của Mị Châu đồng thời thể hiện một
quan điểm nghiêm khắc của nhân dân đối với những tội lỗi mà nàng đã gây ra cho
dân tộc. Ngọc thạch, tượng đá sẽ còn mãi với thời gian như một chiến tích nhắc
nhở cho tất cả người dân Việt về bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa tình cảm -
việc nước.
Khi bản thân nàng đã không giữ được bí mật quốc gia thì tình yêu của nàng chắc
chắn sẽ không giữ được.
Sở dĩ Mị Châu được thông cảm vì nàng biết tội lỗi của mình, không dám xin thần
và cha tha tội và đã dũng cảm nhận mọi tội lỗi.
Đứng ở giữa ranh giới sự sống và cái chết, Mị Châu đã dũng cảm lựa chọn lợi ích
dân tộc để nhìn nhận tội lỗi vô cùng to lớn của mình một cách chân thành nhất.

Khẳng định lại quan điểm của bản thân về nhân vật:
Trải qua bao nhiêu thế hệ, hàng nghìn năm lịch sử, nhân vật Mị Châu vẫn còn sống
mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt, gợi nhắc cho ta những bài học quý giá về
sự cảnh giác, về mối quan hệ giữa việc riêng - việc chung, giữa chuyện tình cảm
của cá nhân với vận mệnh toàn dân tộc. Đáng trách hay đáng thương, đó luôn là
tùy thuộc vào từng quan điểm mỗi cá nhân khi nói về nàng công chúa này.

*Trọng Thủy
Trọng Thủy được dân gian cho sắm vai phản diện, khi thông đồng với cha lập nên
âm mưu lừa dối vợ và cha vợ để chiếm đoạt giang sơn, nhưng hắn lại có tình yêu
chân thật với Mỵ Châu. Cái chết của Trọng Thủy đã khiến người đọc vừa hận
nhưng cũng vừa thương xót cho cặp uyên ương ngang trái.
Trọng Thủy không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà khi Triệu Đà tính kế mưu sâu,
vờ sang cầu thân thì hắn mới xuất hiện. Trọng Thủy lúc này được xây dựng là một
người con trai ngoan ngoãn, luôn nghe lời cha răm rắp mà không biết phân biệt
trắng đen, đúng sai. Nghe theo sự sắp đặt của vua cha, hắn trang Âu Lạc cầu hôn
với nàng Mỵ Châu. Rồi từ đó, tranh thủ thời cơ để tìm hiểu bí mật về loa thành và
nỏ thân để tổ chức đánh chiếm Âu Lạc.
Trọng Thủy là người chồng bạc tình
Từ lúc xuất hiện trong truyện, nhân vật Trọng Thủy khoác lên mình vai phản diện.
Hắn không chỉ nghe theo lời cha mà còn mưu mô quỷ kế dùng mọi cách để thực
hiện ý đồ xấu xa kia thành sự thật. Lúc sang cầu thân, hắn mang nhiều lễ vật, giả
vờ luồn cúi chịu nhún nhường trước vua An Dương Vương. Tỏ ra sợ hãi trước sự
kỳ bí của nỏ thần. Trọng Thủy quan sát Mỵ Châu, rồi dùng những từ ngon ngon và
hành động âu yếm để lấy lòng nàng.
Vốn không thích chiến tranh, chỉ mong đất nước được quốc thái dân an, nên An
Dương Vương đồng ý để Trọng Thủy cưới Mỵ Châu. Nhưng ông đã gặp sai lầm
khi đồng ý cho Trọng Thủy ở rể. Mặc cho tướng Cao Lỗ đã khuyên can là không
nên, nhưng lúc này dường như Vua đã mù quáng, đã quá tin vào sự kết giao của
hai nước. Nhưng mối nhân duyên này dường như đã là điềm báo không lành:

“Một đôi kẻ Việt người Tàu


Nửa phần ân ái nửa phần oán thương”
Sau khi được ở rể, đã lấy được niềm tin yêu của công chúa Mỵ Châu ngây thơ
trong sáng, Trọng Thủy bắt đầu thực hiện âm mưu. Hắn lợi dụng lòng tin của Mỵ
Châu để xem bí mật của loa thành, rồi âm thầm vẽ lại sơ đồ, những điểm trọng
yếu. Hắn nài nỉ Mỵ Châu cho xem bí mật nỏ thần rồi âm thầm, vào một đêm trăng
lấy cắp rồi gửi mật thư về nước cho vua cha. Sau khi đã hoàn thành, hắn lừa gạt
lòng trắc ẩn của Mỵ Châu. Hắn nói hắn nhớ nhà và muốn về quê thăm cha để báo
đáp công ơn. Tưởng hắn là con người hiếu thảo biết trọng nghĩa tình nên Mỵ Châu
và An Dương Vương đồng ý. Để rồi, hắn về quê cùng cha đem quân trực tiếp đi
đánh Âu Lạc.
Đọc đến đây, ta không khỏi thương xót cho nàng Mỵ Châu vì quá yêu chồng mà
trái tim đặt nhầm chỗ. Càng thương Mỵ Châu bao nhiêu, càng căm phẫn với sự bạc
tình bạc nghĩa của Trọng Thủy bấy nhiêu. Dường như trong mắt Trọng Thủy, Mỵ
Châu không phải là vợ, mà chỉ là con tốt trên bàn cờ hắn cần phải đánh thắng. Thời
gian ân ái, yêu thương vợ chồng không được Trọng Thủy coi trọng. Lúc này,
Trọng Thủy là một con người bị sự tham lam che mắt. Hắn chỉ mong muốn cùng
cha lập nên chiến công và trở thành bá chủ của nước Âu Lạc.
bi kịch của Trọng Thủy

Ta nhận thấy dù con người có những hành động xấu xa để đạt được mục đích của
mình, nhưng tận sâu trong tâm hồn vẫn có những điều thiện riêng.
Khi đánh chiếm loa thành thành công, Trọng Thủy chợt nhớ tới lời Mỵ Châu nói.
Nếu có việc gì sẽ rắc lông ngỗng trên dọc đường. Và cứ thế, Trọng Thủy theo vết
đó mà truy đuổi để quyết giết An Dương Vương và tìm Mỵ Châu. Thế nhưng, khi
thấy quân giặc theo sau, lại được Rùa thân chỉ rằng, quân thù ngay sau lưng thì An
Dương Vương đã không còn tình cảm cha con mà tự tay chém chết con gái.
Đến nơi, thấy Mỵ Châu chết nằm trong vũng máu, trái tim Trọng Thủy lúc này mới
nhức nhối và thắt lại. Hắn nhận ra mình yêu Mỵ Châu tha thiết. Hắn cùng cha
muốn chiếm Âu Lạc nhưng không hề muốn gây ra cái chết cho nàng. Trọng Thủy
nhận ra mình yêu vợ hơn bao giờ hết nhưng lúc này đã quá muộn. Hắn ôm chặt xác
nàng, khóc nức nở rồi mang về chôn ở gần loa thành. Lúc này yếu tố kỳ ảo lần nữa
xuất hiện. Người ta kể rằng, chỗ chôn Mỵ Châu sau bỗng hóa thành một chiếc
giếng. Thấy điềm lạ, Trọng Thủy ngày đêm âu sầu, ân hận rồi vì quá nhớ thương
đã nhảy xuống đó tự vẫn. Hắn mong cái chết sẽ mang hắn đến với Mỵ Châu. Hắn
muốn chuộc lỗi với nàng. Hắn muốn nàng tha thứ. Vì thực sự, hắn yêu Mỵ Châu
rất nhiều. Hắn không màng danh vọng, không màng tiền tài nếu như không có Mỵ
Châu ở bên.

Mối tình nửa Việt nửa Tàu, thật khó trọn vẹn đôi đường. Nhân vật trong Trọng
Thủy được xây dựng là một con người phản diện, lợi dụng tình yêu của vợ để lừa
dối và đạt mục đích của mình. Nhưng hắn cũng là một người đáng thương, khi bị
đặt giữa việc tình yêu cá nhân và việc nước. Với hành động tự vẫn của hắn là minh
chứng cho sự hối hận, sự lụi tàn của cái xấu trước cái tốt đẹp và thiện lương của
Mỵ Châu.
Qua câu truyện này, chúng ta rút ra được bài học, đó là làm việc luôn phải dùng lý
trí để suy nghĩ và dùng trái tim để quyết định. Không bao giờ chỉ được dùng một
trong hai mà cần kết hợp cân bằng để thấu tình đạt lý.

You might also like