You are on page 1of 2

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói rằng: "Nhà văn tồn tại ở trên đời trước

hết để làm công việc giống


như kẻ nâng giấc cho cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân
tường… Nhà văn tôngg tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” Quả thực, Tô Hoài
đã trở thành "kẻ nâng giấc" cho những số phận khổ đau, thê thảm ấy. Điều đó được thể hiện rõ nét và sâu sắc qua tác
phẩm "Vợ chồng A Phủ” mà linh hồn của truyện ngắn được kết tinh trong nhân vật Mị. Quãng đời cơ cực của Mị
được nhà văn Tô Hoài miêu tả đầy ám ảnh trong trong những trang văn đậm chất hiện thực và thấm đẫm tinh thần
nhân văn, trong đó có đoạn: "Ai ở xa về… nhà giàu”
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thành công nhất của ông là
những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. "Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc nhất
trong tập “Truyện Tây Bắc”, cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn
kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận nghiệt ngã của người nông dân
nghèo miền núi dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của các thế lực cường quyền, thần quyền. Đồng thời lại là một bài ca
về sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do của con người. Truyện mở đầu bằng những giọng văn đượm buồn phác họa
chân dung Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Một cô Mị câm lặng, u uất, buồn khổ, cô đơn giữa cảnh giàu sang nhà
quan và nói đến nguyên nhân vì sao Mị bị gả làm dâu vào chốn địa ngục trần gian này. Với quan niệm: "Viết văn là
một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho phải đập vỡ những thần tượng
trong lòng người đọc”. Tô Hoài đã dành những trang viết đậm chất hiện thực khi kể về cuộc đời Mị.
Ngay từ những dòng đầu tiên, nhà văn đã tạo ấn tượng về sự xuất hiện của nhân vật Mị. Mị xuất hiện không
ồn ào như anh Chí Phèo “ngật ngưỡng” “vừa đi vừa chửi”. Cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài tưởng chừng chỉ
dừng lại ở ý nghĩa "giới thiệu” như “nhiệm vụ” của bất cứ phần mở đầu một truyện ngắn nào. Nhưng với thủ pháp
nghệ thuật đòn bẩy và cách giới thiệu có vấn đề, nhà văn đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Khung cảnh đầu
truyện cũng chính là khung nền mà Mị xuất hiện: “Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra cũng trông thấy một cô
gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải hay chẻ
củi, cõng nước thì mặt cô cũng buồn rười rượi.” Hình ảnh cô Mị xuất hiện giữa khung cảnh giàu có, người ra kẻ vào
tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra nổi tiếng giàu có và quyền lực nhất vùng. Sự đối lập, mâu thuẫn này khiến người
đọc phải băn khoăn với một câu hỏi: Vì sao con gái một nhà giàu như nhà thống lí Pá Tra thì bao giờ biết đến cái khổ
mà biết khổ, mà buồn. Chính vì vậy người đọc muốn đi tìm căn nguyên nỗi buồn khổ ấy của nhân vật và nhà văn
cũng có cái cớ để kể lại cuộc đời, số phận của nhân vật Mị. Đây là một cách mở truyện khá thành công, hấp dẫn của
Tô Hoài. Hình ảnh cô Mị có xu hướng vị vật hóa khiến cô LẪN VÀO với những vật vô tri, mang thân phận như trâu
ngựa. Không phải ngẫu nhiên mà Mị lại xuất hiện cạnh những vật vô tri, vô giác bởi chính cô cũng là một con người
đang chết ngay khi còn sống: không cảm nhận, không buồn vui. Mị là hiện thân của nỗi khốn khổ, tủi cực nhất của
người dân lao động; là nạn nhân của dưới ách thống trị của thực dân và lãnh chúa phong kiến miền núi Tây Bắc. Từ
khi bị bắt về làm dâu trừ nợ vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn
tệ, mất ý thức về cuộc sống, thời gian và không gian. Không gian quanh Mị là tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa…Đó
là không gian hẹp, cố định, quen thuộc, tăm tối, gợi cuộc đời tù hãm, bế tắc, luẩn quẩn… Thời gian "Đã mấy năm",
nhưng "từ năm nào cô không nhớ …" . Hành động, dáng vẻ bên ngoài: Cúi mặt, buồn rười rượi …Điều đó cho thấy từ
khi về làm dâu nhà giàu Mị bị đày đoạ về mặt thể xác, thành một thứ nô lệ, một công cụ biết nói: làm quần quật
không ngơi tay, bị đánh đập, ngược đãi, bị đối xử như một con vật, không bằng con vật. Mị còn bị đầu độc, áp chế về
tinh thần đến tàn lụi, gần như cam tâm, an phận, vật vờ như cái bóng, sống trong vô cảm, vô thức. Mị đã bị tê liệt, Mị
không còn ý thức về thời gian, không còn ý thức về mọi thứ xung quanh mình.
Kết cấu đồng tâm đi từ điểm nhấn trong cuộc đời nhân vật mà ra chứ không dựng theo trình tự thời gian
khiến người đọc muốn ngược dòng thời gian tìm hiểu cuộc đời của Mị để thấy những mảng tối, sáng và những bước
thăng trầm trong cuộc đời nhân vật. Mị có thể không nhớ, không ai nhớ Mị làm dâu nhà thống lí bao năm. Nhưng
nguyên nhân của bi kịch đó thì những người nghèo ở Hồng Ngài ai cũng biết. Mị lấy A Sử không phải vì tình yêu, Mị
lấy A Sử, làm dâu nhà giàu vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ trong ngày cưới. Mẹ Mị chết, nợ thì vẫn còn. Ý chừng
muốn xin đứt cô gái trẻ trung, xinh đẹp này về làm phận tôi đòi, thống lí đã nói với cha Mị cho Mị về làm con dâu gạt
nợ. Cuộc hôn nhân của Mị chỉ như một cái vỏ bọc bên ngoài, thực chất, gia đình nhà thống lí mượn cuộc hôn nhân ấy
để bắt buộc Mị phải ở lại làm việc không công như một nô lệ đến suốt đời. Qua bi kịch của Mị, nhà văn Tô Hoài đã tố
cáo sự tàn ác, bóc lột, nhẫn tâm của nhà thống lí Pá Tra - đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến miền núi; bị chà
đạp nặng nề đến tê liệt cảm giác về sự sống, sống như đang tồn tại, không còn mảy may quan tâm đến cảm xúc vui -
buồn của bản thân, chỉ sống vật vờ, lặng câm và tạm bợ. Mị trong câu chuyện này không chỉ là nạn nhân của nạn cho
vay nặng lãi, mà còn là nạn nhân của hủ tục "cướp vợ”, phi nhân bản tồn tại bao đời gây ám ảnh kinh hoàng trong tâm
hồn những cô gái trẻ. Tiếng là con dâu nhà quan nhưng kì thực Mị bị đối xử chẳng khác gì thân phận tôi đòi. Mị bất
hạnh hơn người vợ nhặt vì người vợ nhặt thân phận rẻ rúng như đồ vật mà Tràng nhặt được, nhưng thị lại chủ động
theo Tràng còn Mị bị A Sử bắt về để trừ nợ. Mị cũng bất hạnh hơn mụ hàng chài. Mụ được sống bên người mụ
thương yêu. Mị không được sống với người Mị yêu. Mị phải sống với người mà Mị không có lòng. Bao nhiêu khổ
đau ở nhà thống lí đã biến Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời, trở thành một người đàn bà bị tước mất linh hồn.
Đoạn trích ở phần đầu truyện phác hoạ hình ảnh nhân vật Mị với sự u uất, câm lặng như bị chìm vào thế giới đồ vật
vô tri, vô giác. Đặt nhân vật trong bối cảnh đó, Tô Hoài phần nào hé mở cho người đọc về cuộc sống tủi cực, cảnh
ngộ éo le của nhân vật.
Có lẽ yêu Tây Bắc bao nhiêu thì Tô Hoài gửi gắm tình yêu vào Mị bấy nhiêu, ông đã mang bao yêu thương
phủ lên đời Mị những ánh hào quang rực rỡ nhất của một người con gái. Mị không chỉ đẹp mà trong cô còn có tài, ẩn
tàng sự yêu đời, ham sống. Bên cạnh vẻ đẹp, tài năng thì Mị còn có những phẩm chất tốt đẹp của một người lao động,
một cô gái của núi rừng là chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó. Mị biết cuốc nương, làm ngô và sẵn sàng làm
nương ngô trả nợ cho bố mẹ:“Con nay đã biết cuốc nương, làm ngô. Con phải cuốc nương, làm ngô trả nợ cho bố.
Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Có phải Mị phần nào thấu hiểu cảnh cơ cực của kiếp làm dâu nhà giàu chăng? Hay
của cuộc hôn nhân không tình yêu? Lời nói ấy cho thấy một cô Mị hiếu thảo, sẵn sàng chịu vất vả, khổ cực vì cha,
không ngại ngần mà làm nương trả nợ. Trong câu nói của Mị là sự đánh tráo, đánh đổi, Mị thà làm việc cực nhọc chứ
quyết khônglàm dâu gạt nợ, sống kiếp trâu ngựa nô lệ. Lựa chọn ấy cũng chính là để bảo vệ mình, giữ cho mình một
tình yêu tự do. Khao khát tình yêu tự do là hạt mầm đầu tiên gieo lên sức sống tiềm tàng đầy mãnh liệt ở Mị. Xuất
hiện với vẻ đẹp toàn diện của một cô gái không chỉ có ngoại hình xinh đẹp như bông hoa ban núi rừng Tây Bắc, mà
Mị còn có nội tâm đẹp đẽ, trong sáng. Ấy vậy mà, cuộc đời Mị không theo ý muốn của cô, không thể tự quyết định
cuộc đời của mình. Mị bị bắt về nhà Thống lý Pá Tra, bị ép sống kiếp dâu con gạt nợ. Đó cũng là số phận chung của
những người phụ nữ trong thời kì Pháp thuộc nơi miền núi Tây Bắc xa xôi ấy.
Đoạn trích không chỉ thể hiện những nét độc đáo của Tô Hoài trong nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, ngôn ngữ
kể chuyện linh hoạt, mang phong vị miền núi đậm đà… Mà còn cho thấy những nét đặc sắc mang dấu ấn riêng trong
cách xây dựng chân dung nhân vật. Nhân vật Mị được giới thiệu một cách tự nhiên, gợi nhiều ấn tượng, xây dựng sự
hứng thú khám phá nơi người đọc. Giọng kể trầm buồn kết hợp với thủ thuật tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa khung
cảnh chung, hoàn cảnh riêng để dần dần vén bức màn bí mật về một phận người… đã khiến cho đoạn văn mở đầu
truyện có sức ám ảnh lớn đối với người đọc.
Câu chuyện của Mị nói lên cuộc sống tối tăm, cùng cực của những con người lao động vùng Tây Bắc. Nối tiếp
thân phận Chí Phèo của Nam Cao, chị Dậu của Ngô Tất Tố, những người dân miền núi phía Bắc cũng bị rơi vào bi
kịch bị tước quyền làm người một cách bất công. Từ góc quay rất hẹp, từ một chi tiết của cuộc sống thường nhật, Tô
Hoài đã khái quát bức tranh rộng lớn của Tây Bắc với những gam màu đen tối, đau thương. Qua đoạn trích, người đọc
cảm nhận được tấm lòng cảm thông, thương xót của nhà văn dành cho Mị nói riêng những người dân lao động nghèo
Tây Bắc nói chung. Đó là tiền đề để nhà văn ca ngợi, khẳng định sức sống, sự phản kháng dữ dội của họ ở phần sau
chuyện.

You might also like