You are on page 1of 3

Vợ chồng A Phủ

Đoạn 1 “ Ai ở xa về…cõng Mị đi
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói rằng: "Nhà văn tồn tạiở trên đời trước hết để làm công
việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen
đủi dồn đến chân tường… Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con ngườikhông có ai để
bênh vực". Quả thực, Tô Hoài đã trở thành "kẻ nâng giấc"cho những số phận khổ đau thê thảm ấy. Điều
đó được thể hiện rõ nét và sâu sắc qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" mà linh hồn của truyện ngắn được
két tinh trong nhân vật Mị. Quãng đời cơ cực của Mị được nhà văn Tô Hoài miêu tả đầy ám ảnh trong
những trang văn đậm chất hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân văn trong đó có đoạn : “ Ai ở xa Về…
cõng Mị đi” đã thể hiện số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị, từ đó tácphẩm bộc lộ giá trị hiện
thực sâu sắc
Nhà văn Nguyễn Khải đã có những chia sẻ đầy tâm huyết: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật
trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc tình cảm chứ
không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu
tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. Người đọc đã cảm nhận
được những tình cảm ấy của Tô Hoài khi viết “ Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm được sáng tác năm 1952, in
trong tập "Truyện Tây Bắc". Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc.
Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc ko cam chịu bọn thực dân áp
bức, giam hãm trg cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
Trước tiên, Mị xuất hiện la bông hoa ban thơm ngát của núi rừng Tây Bắc. Nhà văn đã không dùng
một mĩ từ nào để diễn tả vẻ đẹp ấy nhưng ông đã miêu tả gián tiếp thông qua chi tiêt “trai đứng nhẵn ở
chân vách đầu buồng Mị”. Không chỉ đẹp, Mị còn tài năng “mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi
sáo”. Mọi vẻ đệp nội tâm của Mị thể hiện ở câu nói thiết tha, khẩn khoản với người cha già “con nay đã
lớn....con nhà giàu” câu nói toát lên khí chất của một con người, cô không chấp nhận cuộc hôn nhân
không hạn phúc, câu nói thể hiện Mị là người khao khát tự do, hạnh phúc mãnh liệt. Cứ tưởng,một cô
gái như Mị sẽ được hưởng hạnh phúc nhưng bi kịch của cô bắt đầu từ lúc bị A Sử lừa bắt về làm vợ dưới
hình thức “con dâu gạt nợ”. Ở đó, mị sống cuộc sống của một “xác người trong kiếp súc sinh”. Mị bị
biến thành cỗ máy lao động cho con nhà Thống Lí, thân phận còn thấp hơn con trâu, con ngựa. Không
chỉ bị đày đọa về thể xác, cô còn bị lăng nhục về tinh thần, tê liệt tinh thần phản kháng cùng khao khát
được sống, được hạnh phúc. Như vậy, có thể thấy chính cha con Thống Lý, chính hoàn cảnh sống, bọn
thực
Ngay từ những dòng đầu tiên, nhà văn đã tạo ấn tượng về sự xuất hiện của nhân vật Mị. Mị xuất
hiện không "ồn ào" như anh Chí Phèo "ngật ngưỡng" vừa đi vừa chửi. Cô ngồi lặng im với công việc
thường nhật: "Quay sợi gai". Cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài tưởng chừng chỉ dừng lại ở ý nghĩa
"giới thiệu" như "nhiệm vụ" của bất cứ phần mở đầu một truyện ngắn nào. Vậy nhưng, quan sát những
vật xuất hiện cùng Mị, ta thấy ngay từ câu văn mở đầu, Tô Hoài đã như muốn nói với người đọc về thân
phận "không bình thường" của Mị. Mị "ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa". Tại sao lại
là "tảng đá", "tàu ngựa" mà không phải là sự vật khác. Phải chăng vì tảng đá bất động, nặng nề, câm nín
có nét tương đồng với sự u uất trong tâm hồn người đàn bà đang ngồi quay sợi? Và phải chăng tàu ngựa
– những con vật phận tôi đòi suốt đời phải chịu đòn roi của chủ cũng có nét tương đồng với thân phận
của cô gái ấy? Việc quay sợi của cô gái không có gì nặng nhọc nhưng tâm thế người ngồi quay sợi lại
gợi cảm giác vô cùng nặng nề
Không một chi tiết thừa, những câu văn tiếp theo: "nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều,
đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế
thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không
phải là con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra", Tô Hoài đặt nhân vật Mị trong
hoàn cảnh đối lập với gia cảnh nhà chồng. Một bên là sự giàu có, tấp nập trong nhà thống lí, một bên là
nỗi buồn khổ, sự cô độc, lẻ loi của Mị. Làm dâu nhà giàu, ai chẳng nghĩ đó là một sự may mắn, ai chẳng
nghĩ kẻ may mắn ấy sẽ cả đời sung sướng an nhàn. Vậy nhưng, may mắn ấy sao lại không dành cho Mị?
Cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài không khỏi khiến cho người đọc tò mò muốn tìm hiểu rõ hơn cảnh
ngộ của Mị, muốn biết đằng sau khuôn mặt buồn khổ kia là những u uất, uẩn khúc gì trong tâm hồn.
Kết cấu đồng tâm đi từ điểm nhấn trong cuộc đời nhân vật mà ra chứ không dựngtheo trình tự thời
gian khiến người đọc muốn ngược dòng thời gian tìm hiểu cuộc đời củaMị theo để thấy những mảng tối,
sáng và những bước thăng trầm trong cuộc đời nhân vật.Ngược dòng thời gian tìm hiểu thì ta biết Mị là
một người con của núi rừng Tây Bắc, làmột cô gái xinh đẹp, tài hoa, chăm chỉ, hiếu thảo và yêu tự do,
cô có tình yêu đẹp và niềmtin vào cuộc sống tương lai tươi sáng. Nhưng Mị sớm phải gánh trên vai món
nợ truyềnkiếp của cha mẹ .Có lẽ yêu Tây Bắc bao nhiêu thì Tô Hoài gửi gắm tình yêu vào Mị bấynhiêu,
ông đã mang bao yêu thương phủ lên đời Mị những ánh hào quang rực rỡ nhất củamột người con gái. Mị
không chỉ đẹp mà trong cô còn có tài, ẩn tàng sự yêu đời, hamsống. Những ngày tháng tuôi trẻ của cô
trôi đi êm đềm đến trong tình thương của bố,trong âm thanh tuổi trẻ và sắc màu đêm hội đất miền Tây.
Mị xinh đẹp “những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẵn cả bức vách đầu buồng Mị”. Mị có tài thổi
sáo khiến “baongười mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị” …. Mị sống trong những tháng ngày tươi
đẹpcủa tuổi thanh xuân, tràn trề cơ hội được hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc. Bởi khao khát, Mị cũng
đã có người yêu, một tình yêu đẹp với người có ngón tay đeo nhẫn và tínhiệu gõ vách hẹn hò.
Bên cạnh vẻ đẹp, tài năng thì Mị còn có những phẩm chất tốt đẹp của một người lao động, một cô
gái của núi rừng là chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó. Mị biếtcuốc nương, làm ngô và sẵn sàng
làm nương ngô trả nợ cho bố mẹ:“Con nay đã biết cuốc nương, làm ngô. Con phải cuốc nương, làm ngô
trả nợ cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Lời nói ấy cho thấy một cô Mị hiếu thảo, sẵn sàng chịu
vất vả, khổ cực vì cha,không ngại ngần mà làm nương trả nợ. Mị thà nhọc nhằn trên nương rẫy còn hơn
nhụcnhằn làm dâu nhà thống lý. Mị không chấp nhận, không bằng lòng với cuộc sống làm dâugạt nợ
trong nhà thống lí. Lựa chọn ấy cũng chính là để bảo vệ mình, giữ cho mình mộttình yêu tự do. Khao
khát tình yêu tự do là hạt mầm đầu tiên gieo lên sức sống tiềm tàngđầy mãnh liệt ở Mị. Xuất hiện với vẻ
đẹp toàn diện của một cô gái không chỉ có ngoạihình xinh đẹp như bông hoa ban núi rừng Tây Bắc, mà
Mị còn có nội tâm đẹp đẽ, trongsáng. Bên cạnh đó tài thổi sáo như điểm tô thêm vẻ đẹp cho nhân vật đạt
đến độ toàn mĩ.Ấy vậy mà, cuộc đời Mị không theo ý muốn của cô, không thể tự quyết định cuộc đời
củamình. Mị bị bắt về nhà Thống lý Pá Tra, bị ép sống kiếp dâu con gạt nợ. Đó cũng là sốphận chung
của những người phụ nữ trong thời kì Pháp thuộc nơi miền núi Tây Bắc xa xôi ấy.
Một cô gái trẻ đẹp với bao khát vọng về cuộc sống hạnh phúc tươi sáng ở tương lai, nhưng bàn tay
vô hình của số phận đưa Mị đi làm dâu gạt nợ cho nhà giàu - Mị nhưchết đứng với số phận từ đây. Tô
Hoài phải thật sự am hiểu về phong tục tập quán củangười dân miền núi mới có thể miêu tả tỉ mỉ tục bắt
vợ. Đêm mùa xuân ấy, cũng là đêmcuối cùng Mị còn tự do với tình yêu trong sáng, cháy bỏng của mình.
Và cũng là đêm bắtđầu cho những chuỗi ngày tăm tối như địa ngục trần gian của Mị tại nhà thống lí Pá
Tra.Tác giả miêu tả rất tự nhiên vào một đêm khuya Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của
người yêu. Mị vừa hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên để tìm bàn tay quen thuộc của người yêu. Khi nắm được
vào bàn tay có đeo nhẫn ở đúng ngón tay mà người yêu Mịthường đeo thì tiếng gọi của tình yêu để cho
Mị nhấc tấm vách gỗ bước ra với người yêu.Một hành động tưởng như viết ra thật đơn giản nhưng sao
lại làm ta nhớ đến cái táo bạotrong tình yêu của cô Kiều trong trang thơ của Nguyễn Du xưa kia. Đang
trong đêm mà“xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang hẹn ước, thề nguyền với chàng Kim.
Cáitài của cả Nguyễn Du và Tô Hoài không chỉ là để cho nhân vật của mình thể hiện khao khát tự do
yêu đương mà để thấy sức sống mãnh liệt khi họ dám bước qua bao lễ giáo, hủtục để đến với tình yêu.
Phải chăng điều này cũng là một dự báo ban đầu của sức sốngtiềm tàng để về sau người đọc không ngỡ
ngàng trước những hành động đầy bứt phá của Mị trên con đường tự giải phóng bản thân. Nhưng thật
không may, tưởng rằng được đến với tình yêu và hạnh phúc của mình cũng là lúc Mị rơi vào vực thẳm
của số phận với bikịch về làm dâu gạt nợ cho nhà giàu.

* Đánh giá:
- Nghệ thuật:Miêu tả sinh động, cách giới thiệu nhân vật khéo léo, hấp dẫn gây ấn tượng nhờ tácgiả đã
tạo ra những đối nghịch giữa hình ảnh người con gái bất hạnh với cảnh nhà Pá Tragiàu có, tạo tình
huống ″có vấn đề″ trong lối kể chuyện truyền thống, giúp tác giả mở lốingười đọc cùng tham gia hành
trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật; nhiềubiện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ…; ngôn ngữ kể
giàu chất thơ, thể hiện tài năng quan sátvà am hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi Tây
Bắc…
- Nhận xét về nội dung và giá trị hiện thựcTruyện kể về cuộc đời của nhân vật Mị, cũng là phản ánh hiện
thực đời sống củangười lao động Tây Bắc trước cách mạng. Qua số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân
vậtMị trong đoạn trích, tác phẩm còn gián tiếp tố cáo bọn chúa đất miền núi Tây Bắc, cảmthông với
cuộc sống của người dân, ca ngợi vẻ đẹp sức sống tiềm tàng của họ. Số phận vàvẻ đẹp tâm hồn của nhân
vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắncủa Tô Hoài.

Kết bài: Văn chương không chỉ đơn giản là thú vui bình sinh lúc an nhàn mà còn là“điểm tựa” cho
con người mỗi phút giây yếu lòng. Nó đem lại cho ta niềm tin yêu cuộcsống và vững tin vào chính mình
để thay đổi. Trong sáng tác văn chương "nhà văn cóthể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng
đến ánh sáng". Phải chăng, cũng vì lẽ đó mà “Vợ chồng A Phủ” đã được Tô Hoài viết lên để gửi gắm
những giá trị nhân văncao cả. Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc
khôngcam chịu áp bức và vùng lên phản kháng, tìm cuộc sống tự do. Sự “đổi đời” của các nhânvật trong
tác phẩm không phải nhờ có phép màu của ông Bụt, bà Tiên mà từ chính sứcmạnh, tiềm lực bên trong
của họ. Tác phẩm từ đầu đến cuổi đều thể hiện tiếng nói thươngyêu, ca ngợi, tin tưởng con người. Đó
chính là lí do khiến “Truyện Tây Bắc” đạt giải nhấttruyện ngắn – giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam
trao tặng năm 1954 – 1955

You might also like