You are on page 1of 17

DÀN Ý VỀ LÒNG VỊ THA

I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng vị tha, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của
vị tha trong cuộc sống
Ví dụ:
Ai cũng có thể mắc phải lỗi lầm vì không ai là hoàn hảo cả. Cuộc sống là một
quá trình rèn luyện và đấu tranh để trở nên tốt đẹp hơn. Sai lầm hay lỗi lầm bởi thế
cũng là một phần tất yếu của cuộc sống. Bởi thế, sống phải có lòng vị tha để sẵn
sàng tha thứ cho người khác và mong muốn được tha thứ. Chính lòng vị tha gắn
kết chúng ta lại với nhau.
II. Thân bài:
1. Giải thích
- Vị = vì; tha = người khác
=> Vị tha là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không
mưu lợi cá nhân.
- Học giả Lâm Ngữ Đường trong cuốn "Tinh hoa xử thế" lại viết: "Vị có
nghĩa là vì; tha có nghĩa là sự thông cảm, tha thứ. Vị tha có nghĩa là vì người mà
tha thứ".
- Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình
(ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay
sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng
đồng.
- Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người,
không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương
đồng loại.
2. Bàn luận:
a) Biểu hiện của lòng vị tha
* Trong công việc
- Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì
người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi
người.
- Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né,
đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng
trách.
- Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận
những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng.
(Dựa vào biểu hiện đề nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)
* Trong quan hệ với mọi người
- Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người.
Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén
cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
- Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình.
- Người có lòng vị tha dễ thông cảm tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi
bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
- Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói,
không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.
b) Vai trò, ý nghĩa của lòng vị tha
* Đối với bản thân
- Có lòng vị tha mới có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng
được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc
sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn
thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm thấy sự yên bình cho tâm
hồn.
- Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị
tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.
- Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường
được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.
* Đối với xã hội
- Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm
tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể
chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
- Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đóng
góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố
khắp văn sĩ trên đời, Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ
sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lý, chưa bình đẳng giữa
con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng.
Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình
đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.
- Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa,
trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.
* Ví dụ dẫn chứng về lòng vị tha trong cuộc sống
- Một lái xe bị kết án 3 năm tù sau khi vô tình gây ra tai nạn. Nạn nhân là một
cụ già 70 tuổi đã xin tòa tha, vì "anh ta còn 3 đứa con nhỏ và người vợ ốm đau...".
- Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần sẻ
chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt.
- Thanh niên tình nguyện hàng năm không quản ngại gian khó đi về với vùng
cao, vùng gặp khó khăn,… để hoà mình với đồng bào, cùng đồng cam cộng khổ
giúp đỡ họ vươn lên.
- ...
- Một số danh ngôn hay về lòng vị tha:
+ "Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng
nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn." (Albert Schweitzer)
+ Xung đột là cơn bệnh trầm trọng của nhân loại; và lòng vị tha là liều thuốc
duy nhất. (Voltaire)
+ Ai cũng phải quyết định mình sẽ bước dưới ánh sáng của lòng vị tha sáng
tạo, hay trong bóng tối của tính ích kỷ hủy diệt. (Martin Luther King Jr)
c) Bàn luận mở rộng (phản đề)
- Trái ngược với lòng vị tha:
+ Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, dửng dưng,
vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
+ Phê phán việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tấm lòng
mà là để nổi tiếng.
- Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện
dung túng những khuyết điểm.
- Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ
thuộc vào người khác.
d) Bài học nhận thức và hành động (liên hệ)
- Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho
người khác trước khi cho bản thân mình.
- Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.
- Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa
ý.
III. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề: Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái
xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí. Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa
sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải gìn giữ cẩn thận.

Bài mẫu Nghị luận xã hội về lòng vị tha - số 1


Dân tộc Việt Nam luôn có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và việc đào tạo
về phẩm chất đạo đức luôn được đào tạo từ những giai đoạn thấp nhất của con
người từ khi sinh ra đến khi lớn lên, có vị hiền bi và một tấm lòng thiết tha giàu
lòng vị tha những con người đó thật đáng quý và mang trong chúng ta những niềm
tin yêu vào điều đó, chính vì vậy sự vị tha là một phẩm chất vô cùng quan trọng
đối với con người.
Lòng vị tha được hiểu đó là sự hiền hậu và thấu hiểu của con người, chúng ta
cần phải bỏ qua những hiềm khích và vị tha về những điều đó có như vậy cuộc
sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa và nó trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn,
hành động như vậy không chứng tỏ là chúng ta kém cỏi mà nó biểu hiện ở sự đức
độ và tấm lòng bao dung thiết tha sâu sắc một phẩm chất cao quý và luôn được mọi
người quan tâm để ý và có những ý nghĩa sâu sắc như xưa. Hành động đó luôn
được giáo dục trong những trang sách được dạy dỗ chúng ta từ khi chúng ta còn rất
nhỏ, nó mang cho chúng ta những yếu tố và một tấm lòng sâu sắc thiết tha.
Một tấm lòng bao dung độ lượng sẽ được mọi người rất yêu quý và tôn trọng,
phẩm chất này đã xuất hiện từ rất lâu trong con người Việt Nam, nó được tích lũy
trong cuộc sống và mang một ý nghĩa tạo dựng nên niềm tin và mang những ý
nghĩa giáo dục trong cuộc sống và những ý nghĩa trong con người của chúng ta
hành động của những con người đó mang ra những điều tuyệt vời và ý nghĩa của
nó không chỉ tác động đến mỗi người mà còn làm nên những công trạng quan
trọng sự vị tha yêu thương con người cần phải xuất phát từ tâm đó mới là những
điều đáng quý và đáng tôn trọng chúng ta cần phải hiểu được tại sao chúng ta cần
phải có được những điều đó trong bản thân mình, có như vậy niềm yêu thương vào
cuộc sống này của chúng ta mới được dâng lên, nó tạo dựng niềm tin yêu và những
phẩm chất thực sự đáng quý sâu sắc.
Những điều này đã được con người rèn luyện bỏ qua những hiềm khích và sự
ghen ghét đố kị nó tạo nên cho con người niềm tin yêu vào một cuộc sống ý nghĩa
và hạnh phúc hơn, không chỉ mang trong con người những điều đó mà còn tạo
dựng nên một cuộc sống thật hạnh phúc cho chúng ta những con người có trái tim
nhân hậu nồng cháy tình yêu thương và tấm lòng yêu thương con người cao cả. Sự
vị tha đó đã tạo nên một con người có phẩm chất riêng và nó không chỉ đem lại cho
con người những niềm vui tươi vào cuộc sống mà còn góp phần làm cho xã hội
này ngày càng tốt đẹp hơn. Những phẩm chất này từ xưa đến nay luôn đúng nó là
kim chỉ nan để cho mỗi người lấy nó làm động lực và là niềm yêu thương tinh thần
để có thể sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, mang mục đích sống cao hơn, mỗi niềm
yêu thương đó được tạo dựng từ xưa nó tích lũy trong mỗi chúng ta từ xưa đến nay
không phải một sớm một chiều mà nó tích tụ và được trải qua từ ngàn đời.
Tình yêu thương và sự bao dung của con người được chúng ta đánh giá cao,
bởi những điều đó tạo dựng lên một niềm yêu thương và tin yêu vào cuộc sống
này, những điều đó làm cho chúng ta có một ý chí kiên cường và những động lực
riêng cho bản thân, niềm tin yêu đó đã làm cho chúng ta hạnh phúc, có một cuộc
sống thật viên mãn mang một ý nghĩa riêng biệt trong cuộc sống và niềm tin yêu
vào một cuộc sống mến yêu của mình, niềm yêu thương đó được bù đắp và nó đã
trở thành niềm tin yêu lớn lao trong mỗi người chúng ta sự hạnh phúc và một niềm
tin yêu vô bờ bến.
Nên tha thứ và có lòng vị tha điều đó làm cho chúng ta yêu thương cuộc sống
này nhiều hơn, biết yêu thương và sống tốt sẽ làm cho tâm của chúng ta trong sáng
và cuộc sống của chúng ta thêm phần ý nghĩa hơn những niềm tin yêu sâu sắc đó
đã tạo dựng nên trong cuộc sống của ta những nỗi nhớ lớn lao và những phẩm chất
tốt đẹp cho mỗi người. Chúng ta cần rèn luyện bản thân mình để từ đó phục vụ cho
đất nước, góp phần tạo dựng lên một đất nước tươi đẹp và vô cùng đáng quý.
Những phẩm chất đó đã tồn tại và xuất hiện trong dân tộc Việt Nam từ ngàn đời từ
xưa đến nay, nó đã được trau dồi và ngày càng hoàn thiện, nó tạo dựng nên cho
những con người cần hướng thiện và có trái tim bao dung và tốt hơn.
Bỏ qua những cái tôi cá nhân ích kỉ và tha thứ cho người khác, hãy yêu
thương và độ lượng cho người khác bởi nó là yếu tố quan trọng góp phần làm cho
cuộc sống của mình hạnh phúc hơn, sự cố gắng đó đã làm cho cuộc sống của mình
có ý nghĩa quan trọng và mang một niềm tin quan trọng về cuộc sống này, những
điều đó không chỉ tạo nên những con người riêng mà còn làm nên những điều ý
nghĩa tốt đẹp cho mỗi chúng ta, niềm hạnh phúc và yêu thương đó làm cho chúng
ta hạnh phúc và sống tốt hơn. Chúng ta cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc và ngập
tràn niềm yêu thương và sự cố gắng đó đã quan trọng và có ý nghĩa góp phần tạo
cho chúng ta những niềm tin yêu về cuộc sống phía trước.
Phẩm chất này đã xuất hiện và nó góp phần mạnh mẽ trong tâm trí của chúng
ta, mỗi người chúng ta cần rèn luyện phẩm chất này từng ngày từng giờ, biết xem
xét và đánh giá lại bản thân của mình trước những hành động đối với người khác.
Sự đánh giá đó biểu hiện mạnh mẽ trong con người của chúng ta niềm tin yêu
về một cuộc sống ý nghĩa hạnh phúc và ý nghĩa đã tồn tại trong cuộc sống của
mình, chúng ta thấy rất nhiều những con người có tấm lòng yêu thương và sự vị
tha vô bờ bến như thần mẫu Liễu Hạnh, một con người hiền lành và có tấm lòng
hiền lành thiết tha, có tấm lòng bao dung độ lượng, điều đó làm cho con người
chúng ta cần phải học tập và rèn luyện bản thân mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn, chúng
ta cần tôn trọng và biết ơn những con người như vậy nó không chỉ mang cho chúng
ta những niềm yêu thương quan trọng mà còn đủ để tính cho chúng ta những yêu
thương quan trọng ý nghĩa hơn.
Biết sống vì người khác và tấm lòng yêu thương của mình đối với con người
đã được chúng ra học tập và rèn luyện nó tạo dựng nên một phẩm chất tốt đẹp và
mang một ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mỗi người. Cần phải cảm thông và yêu
thương con người như yêu thương chính bản thân của mình, chính vì vậy niềm yêu
thương mới ngập tràn trong bản thân của chúng ta, học tập và tu dưỡng đạo đức là
những điều quan trọng đối với thế hệ trẻ của đất nước, những con người đó đã tạo
nên một niềm tin yêu quý và trân trọng trước những tình cảm đó của con người,
hành động những những con người cao quý và độ lượng bỏ qua những điều hiềm
khích với người khác, đặt mình vào người khác để hiểu được những điều đó hạnh
phúc của mình do mình tạo ra chính vì vậy hãy yêu thương và bỏ qua những điều
hiềm khích không tốt của mình để có một cuộc sống có ý nghĩa sâu sắc hơn.
Chúng ta cần hành động và cảm thông cho người khác đó là yếu tố quan trọng
cho cuộc sống và góp phần tạo dựng lên hạnh phúc của chính chúng ta, những ai
luôn mang trong mình những lòng thù hận thì người đó không được hạnh phúc lúc
nào cũng dằn vặt bản thân và tự làm khổ mình, mở rộng tấm lòng của mình cảm
thông cho người khác là điều rất tuyệt vời và có ý nghĩa mạnh mẽ.
Chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện bản thân có những phẩm chất tốt đẹp
của dân tộc chính vì vậy mới mang lại cho chúng ta một cuộc sống có ý nghĩa và
mang trong cuộc sống này những niềm vui sự vui vẻ.

Nghị luận bàn về lòng vị tha mẫu số 2


Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi
chúng ta sống vì người khác. nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc
hơn. Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận.
Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là
những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng
loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa
một lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh
phúc hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu
niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp
nhận tha thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”.
Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con
người. Tất cả sức mạnh của lòng vị tha được minh chứng rõ ràng ở cuộc đời và
hoạt động của Elizabeth Fry, một nhà cải cách người Anh.
Elizabeth Fry sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả. Nhưng thay vì chỉ
sống cho bản thân mình thì cô lại chọn cách giúp đỡ các tù nhân. Cô đến nhà tù
Newgate và cô thấy được những tù nhân ở đây bị đối xử rất tệ. Cô đã ngồi xuống
nói chuyện với họ và cho họ thấy được sự quan tâm của cô.
Với các tù nhân nam, cô nói với họ rằng con cái họ cần được giáo dục và họ
đã chọn ra một người để dạy cho con họ. Với các tù nhân nữ, cô dạy họ may và
cung cấp cho họ nguyên vật liệu. Sản phẩm làm ra cô bán cho cửa hàng và để dành
tiền cho họ khi họ ra tù. Bằng lòng vị tha, cô đã cảm hóa được những con người đã
sai trong quá khứ, những người được cho là cặn bã xã hội.
Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một
người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta
cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn
có giá trị.
Chúng ta hãy cho đi trước nghĩ rằng mình sẽ được nhận lại. Khi chúng ta có
thể dùng lòng vị tha để cảm hóa con người là khi tâm hồn ta thực sự sạch sẽ.
Nhưng xin hay làm điều đó khi bản thân mình thật sự muốn, hãy tha thứ trước khi
vị tha. Đừng làm điều đó chỉ để chứng minh rằng mình là một người cao thượng.
Hiện nay, trong xã hội hiện đại, thì sự vô cảm và ích kỉ đang lớn dần trong
mỗi con người. Khi có một tai nạn xảy ra, người ta có thể đứng lại xem đến tắc
đường nhưng nạn nhân thì lại không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Khi mà
những mảnh đời bất hạnh sẽ được cứu vãn bằng “like, share, comment” chứ không
phải những hành động thiết thực.
Một xã hội như vậy thì liệu rằng đến bao giờ chúng ta sẽ trở thành những cố
máy. Nếu điều này vẫn cứ tiếp diễn thì ngày đó có lẽ sẽ không còn xa. Chúng ta
dần mất đi lòng vị tha, điều mà mỗi đứa trẻ đều có.
Và chúng ta đổ lỗi rằng cuộc sống đã làm chúng ta như vậy. Ta trốn tránh.
Nhưng thực sự ở đâu đó, lòng vị tha vẫn tồn tại. Những xe bánh mì miễn phí,
thùng trà đã miễn phí, quần áo, đồ dùng được người không dùng để lại cho người
cần đến lấy, những quán cơm 2000 đồng và rất nhiều nữa, đấy là lòng vị tha.
Chúng sống trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta nhưng ta lại hay để quên đứa trẻ ấy.
Hãy để thời gian nuôi dưỡng đứa trẻ ấy vì chúng sẽ cho ta thấy được những điều
mà khi làm “người lớn” ta lại không thấy. Như lòng vị tha chẳng hạn.
Lòng vị tha sống trong ta nhưng để hiểu và sử dụng được nó có khi ta phải
dùng cả đời mới được. Vậy thì ngay từ bây giờ, bằng những hành động rất nhỏ,
hãy thể hiện và nuôi dưỡng lòng vị tha, đừng để một ngày nó biến mất, ta sẽ trở
nên vô cảm, trái tim hóa sắt đá thì khi đó ta sẽ chẳng thể cảm nhận được cuộc sống
này tươi đẹp như thế nào.
Khởi nguồn của mọi đạo đức chính là lòng vị tha. Tất cả những gì có ý nghĩa
trên cuộc đời này là những gì ta biết dành cho người khác. Cuộc sống không nên
đóng khép cánh cửa tâm hồn mà hãy luôn rộng mở nó. Hãy để thế giới chan hòa
trong bạn và bạn luôn là mọt phần quan trọng của thế giới. Hãy biết tha thứ cho
những người đã làm bạn tổn thương và vì thế đừng làm tổn thương người khác.
Không biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác là tự đánh mất cơ hội hoàn thiện
bản thân mình.
Biết tha thứ là tự giải thoát gánh nặng của tâm hồn. Bạn hãy biết tha thứ cho
những lỗi lầm của bản thân và bước tiếp. Bởi lòng vị tha là thứ vũ khí duy nhất có
thể ngăn chặn lòng vị kỉ. Đừng bao giờ kết án ai mà bạn chưa chắc chắn họ có tội.
Tất cả đều cần được tha thứ, nâng đỡ để tìm kiếm cơ hội phục thiện. Những vết
thương mà chúng ta nhận không bao giờ đau đớn bằng những vết thương mà ta gây
ra.
Hãy yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho tất cả những người xung quanh bạn.
Bởi không ai mà không có lỗi lầm và bạn chỉ có một lần để ở gần họ trong cuộc
sống hữu hạn này. Đừng để lòng thù hận hay sự ích kỷ lấn chiếm con tim bạn. Ánh
sáng của lòng vị tha là thứ ánh sáng dễ chịu nhất mà con người có thể cảm nhận
được.
LÒNG TỰ TRỌNG
1. Mở bài
– Giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên
trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng của mỗi con người.
– Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người
định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện,
ngày một nâng cao phẩm giá của mình.
2. Thân bài
* Khái niệm tự trọng:
– Tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của
bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống
lệch lạc hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong
hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất.
– Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm
cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng
thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công
với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình.
* Biểu hiện:
– Sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình
trong công việc, trung thực, thật thà, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố
gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình.
– Luôn chí công vô tư, có tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi
người, không dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay
phán xét một cách chủ quan
– Tự trọng còn thể hiện trong đời sống sinh hoạt cá nhân, một người có lòng
tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế
hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân.
– Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù
đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.
– Thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn; luôn tỉnh
táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến dân tộc và đất nước,
luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
* Ý nghĩa, vai trò:
– Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách
của con người. Người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được
tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội.
– Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên
và không nên làm, chính vì vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ
dàng và suôn sẻ hơn hẳn.
* Bàn luận mở rộng (phản đề)
- Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh
mất lòng tự trọng của bản thân:
+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
+ Học sinh vô lễ với thầy cô
⇒ Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán. Những người ngay
cả bản thân mình không tôn trọng được thì làm sao có thể thì sao có thể mong được
người khác tôn trọng
* Bài học nhận thức và hành động (liên hệ)
- Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắn về bản thân và trang bị cho
bản thân lòng tự trọng
- Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu
- Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa
chữa
- Liên hệ bản thân: Chúng ta là học sinh cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt
đẹp từ thầy cô bạn bè
3. Kết bài
– Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị
của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực
để bảo vệ và nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình
đồng thời cũng là làm đẹp cho sẽ hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn
minh giàu mạnh hơn.
– Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự trọng từ những
điều vụn vặt nhất trong cuộc sống. Là học sinh cần cố gắng học tập, tiếp thu điều
tốt đẹp từ thầy cô bạn bè.

Nghị luận về lòng tự trọng - Mẫu 1


Mỗi con người sinh ra là một cá thể độc lập, mang những tính cách, bản sắc
riêng. Do đó, sống có lòng tự trọng là một điều tối quan trọng đối với mỗi con
người. Thomas Szass đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là
không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ
thứ gì khác”. Quả thực là như vậy, ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống, con
người cũng cần phải có lòng tự trọng.
Tự trọng là việc mỗi người tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi
trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình và phát triển nó ngày càng tốt đẹp
hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho
người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình. Người có lòng tự
trọng là những người hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì.
Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mơ của mình
một cách nhiệt thành nhất. Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi
thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng
những người xung quanh.
Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp
riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó,
chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh
mẽ hơn theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức
và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho
cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng
bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các
mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối
quan hệ sẽ vững bền hơn. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự
phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp,
nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực
được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự
làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. Trong công việc đó
là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không
tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết
ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân. Không chỉ vậy, người có lòng
tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những
khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin,
không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi
nó theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời
hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng
lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học
tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở.
Lòng tư trọng làm nên giá trị của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp chúng ta
biết tiếp nhận thông tin theo đúng hướng, nó là động lực để ta đương đầu với thử
thách, đạp lên khó khăn vươn tới thành công. Người biết tư trọng sẽ được mọi
người kính nể, tin yêu để từ đó có những bước tiến quan trọng trong công việc và
có được thành tựu nhất định trong cuộc sống.
Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rõ lòng tự trọng khác với tính sĩ diện và tính
bảo thủ, người có lòng tự trọng là người có quan điểm, cách ứng xử đúng đắn,
dùng lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình, còn những người mang trong
mình tính sĩ diện hay sự bảo thủ thì ngược lại hoàn toàn, những người đó luôn đặt
bản thân lên hàng đầu theo một cách tiêu cực, coi thường, thiếu tôn trọng đối với
người khác.
Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của
mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để
bảo vệ, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình
đồng thời cũng là làm đẹp cho xã hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn
minh giàu mạnh hơn. Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự
trọng từ những điều vụn vặt nhất trong cuộc sống, làm sao cho dẫu là một mẩu rác
chúng ta bỏ đi cũng vẫn lưu lại hương thơm từ đức tính tốt đẹp tỏa ra trong chính
bàn tay của chúng ta.
Ông bà ta đã dạy rằng: "Giấy rách phải giữ lấy lề." Thế hệ trẻ chúng ta hôm
nay phải sống sao cho đẹp, gìn giữ lòng tự trọng để xứng đáng với lời dạy của
người xưa truyền lại.
 
Nghị luận về lòng tự trọng - Mẫu 2
Con người ta từ khi sinh ra đến khi hòa mình về với cát bụi phải trải qua biết
bao thăng trầm ở cuộc đời. Có những người không thể chống chọi được mà tha
hóa, biến chất; cũng có những người dù chết cũng phải giữ trọn vẹn tấm lòng thiện
lương. Để gìn giữ những giá trị tốt đẹp ở mình, người ta cần đến lòng tự trọng. Có
thể nói rằng, lòng tự trọng là phẩm chất quan trọng nhất ở con người, phẩm chất
mà ai cũng cần có, phải có.
Tự trọng vốn là một từ Hán Việt, dịch nghĩa là tự biết để ý, giữ gìn, đặt nặng
những vấn đề của bản thân. Suy rộng ra tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ
gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình,
không cho phép bản thân sống lệch lạc, hoặc tác động của môi trường làm ảnh
hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất. Người có
lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân
hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi
người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác
bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình. Người có lòng tự
trọng là người rộng lượng, không hay tính toán thiệt hơn, sẽ không vì cái lợi nhỏ
mà bị cám dỗ, ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, để bị chê cười. Ở một khía cạnh
nào đó, trong quá khứ, người ta thường quy cho tự trọng chính là lối sống thanh
cao, thoát tục không vướng vào những chuyện thị phi, đó là điều không sai, nhưng
cho đến nay thế giới có nhiều biến đổi, người có lòng tự trọng không còn là việc
sống tách biệt với thế giới để bảo vệ cái tôi cá nhân nữa mà là sống hòa nhập, chan
hòa nhưng vẫn bảo vệ được phẩm giá và danh dự của mình, được người người yêu
quý kính trọng.
Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu: “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên
đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”. Đó chính là một biểu hiện của lòng tự
trọng. Nhưng không cần tìm kiếm ở đâu xa để hiểu về lòng tự trọng. Ngay trong
lịch sử Việt Nam ta cũng đã có những tấm gương ngời sáng về lòng tự trọng. Đó là
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn yêu nước căm thù giặc sâu sắc “Ta thường
tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận
chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi
ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Đó là Trần
Quốc Toản bóp nát quả cam, thêu lá cờ với sáu chữ vàng, quyết ra trận đánh giặc
mặc cho nhà vua chê cười mình nhỏ tuổi. Cha ông ta không chịu khuất phục trước
kẻ thù, không chấp nhận để lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của một tướng võ
triều đại nhà Trần bị chà đạp. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn
để giữ gìn khí tiết, không vướng danh lợi và đồng tiền khi sống trong xã hội “Còn
tiền còn bạc còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Ngày nay, lòng tự trọng được hiểu và biểu hiện một cách gần gũi hơn. Trong
ứng xử với người đối diện lòng tự trọng chính là bàn đạp thúc đẩy câu chuyện, mối
quan hệ giữa con người với con người, giúp con người đối xử với nhau có chừng
mực, có sự tôn trọng lẫn nhau. Tự trọng khiến người ta sống trung thực với bản
thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, không gian dối,
sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình.
Không làm những việc khuất tất, không rõ ràng minh bạch để người khác hiểu lầm,
luôn chí công vô tư, tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi người, không
dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay phán xét một
cách chủ quan. Thấy cái sai phải lên tiếng chỉ ra một cách khéo léo, tuyệt đối đừng
quá gay gắt khiến đối phương mất mặt, cần đặt cả lòng tự trọng của đối phương lên
để cân nhắc trước khi hành động. Khi chúng ta vô tình mắc lỗi, không nên trốn
tránh vì không dễ gì trốn được, bởi ai cũng có đôi mắt đủ tinh tường để nhận ra,
đôi khi họ im lặng không có nghĩa là họ không biết mà chỉ đơn giản là họ chờ ta tự
nói ra mà thôi. Khi chúng ta thẳng thắn nhận lỗi và chấp nhận sửa sai với một thái
độ nhiệt tâm, chân thành, thì hơn tất cả chúng ta vừa bảo vệ được phẩm giá của bản
thân, vừa khiến người khác có cái nhìn thiện cảm hơn, lỗi lầm của chúng ta vì thế
mà cũng dễ dàng được bỏ qua. Tự trọng còn thể hiện ở nếp sống và sinh hoạt cá
nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng
ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân. Có
ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi
phải hy sinh lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó lòng tự trọng còn mang đến nhiều yếu tố
tích cực trong cuộc sống đặc biệt là xây dựng nhân cách cá nhân, người có lòng tự
trọng sẽ sống sao cho phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội đề ra, sống một
cuộc sống thoải mái, biết chấp nhận khó khăn, thất bại, thử thách, hơn nữa những
người có lòng tự trọng luôn luôn thành công trong cuộc sống, sống cuộc sống thoải
mái ít suy nghĩ lo âu.
Tuy nhiên ngày nay có một số người đã để lòng tự trọng ngủ quên trong sâu
thẳm hay đánh mất đi từ bao giờ. Họ quên mất lời dặn của cha ông rằng “Đói cho
sạch, rách cho thơm” họ vô cảm trước khó khăn của người khác, chà đạp lên lòng
tự trọng của chính mình mà hôi bia, hay vụ hôi tiền 500 nghìn, trộm điện thoại của
người bị tai nạn xe máy ở Đồng Nai vào năm 2013. Thực sự những con người đó,
việc làm đó đã đánh mất đi nét đẹp truyền thống, lòng tự trọng ngày càng suy thoái
khiến cho chúng ta có nhiều trăn trở về nhân cách làm người.
Vậy làm thế nào để chúng ta có được lòng tự trọng? Mỗi người cần sống ngay
thẳng, trung thực, không gian dối. Luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao, mà
không cần đến sự nhắc nhở bảo ban. Trung thực từ những điểu nhỏ bé nhất, khi ấy
ta mới có thể có lòng tự trọng thực thụ.
Lòng tự trọng là một trong những tính cách chính hình thành lên phẩm chất,
nhân cách con người. Vì vậy, là một người trẻ, tôi nhận thấy bản thân cần cố gắng
hơn nữa để xây dựng nhân cách, gìn giữ lòng tự trọng, trở thành một con người có
ích cho xã hội.

Nghị luận về lòng tự trọng - Mẫu 3


Trong kho tàng những phẩm chất quý báu của truyền thống dân tộc, lòng tự
trọng là một giá trị đạo đức sáng ngời cần có ở mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin
là người vô dụng”. Thực vậy, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức
mà ai cũng cần có trong cuộc sống.
Vậy, lòng tự trọng là gì? Ta có thể hiểu lòng tự trọng là một trong những đức
tính tốt đẹp của con người, đó là đức tính luôn giữ gìn phẩm chất, nhân cách của
mỗi người, hành động, lời nói cư xử đúng mực với những người xung quanh trong
nhiều hoàn cảnh khác nhau. Người có lòng tự trọng là người biết, hiểu rõ những
việc mình đang làm, biết rõ giá trị của bản thân, dùng kiến thức kĩ năng để bảo vệ
những thứ tốt đẹp, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác theo cách riêng của
mình.
Sống biết tự trọng giúp con người biết điều chỉnh hành vi của mình để tránh
làm những việc sai trái. Là kim chỉ nam định hướng để giúp con người tránh xa
khỏi cám dỗ. Tự trọng bản thân là động lực để con người nỗ lực hoàn thiện bản
thân, giúp con người biết nhận ra lỗi làm của mình và tìm cách khắc phục nó,
không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm. Nếu không có lòng tự trọng, con người dễ
thỏa hiệp với hoàn cảnh, có nguy cơ đánh mất chính mình.
Có thể nói rằng, lòng tự trọng là cái gốc để xây dựng nên những phẩm chất
đạo đức ở một con người. Nếu một người sống mà không có lòng tự trọng, không
biết tôn trọng chính mình, không biết xấu hổ, người đó sẽ không thể rèn luyện
thêm được bất kì một phẩm chất tốt đẹp nào nữa. Rồi người ấy sẽ dần đánh mất
mình, dần tha hóa.
Về mặt cá nhân, khi con người còn là một đứa trẻ đã bắt đầu có lòng tự trọng.
Một đứa trẻ làm trái lời cha mẹ, thay vì nằm ăn vạ, nó sẽ tự giác nhận lỗi. Đó là
biểu hiện của lòng tự trọng. Khi lớn dần lên, đứa trẻ ngày nào đã biết đứng ra, bảo
vệ mình trước những lời xúc phạm, dám nhận điểm kém chứ không hề quay cóp,
dám nhận tội khi bị cha mẹ thầy cô trách mắng. Hay đơn giản là tự chịu trách
nhiệm về việc làm của mình. Đó cũng là minh chứng của con người có lòng tự
trọng. Khi đã trưởng thành, một người chấp nhận làm việc với khả năng của bản
thân chứ không thăng quan tiến chức vì luồn cúi, hay cầu xin. Khi đó, lòng tự trọng
đã trở thành phẩm chất và cách ứng xử của con người.
Thực tế đã chứng minh rằng, những con người có lòng tự trong thường đạt
được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng. Người Nhật Bản
nổi tiếng là những người có lòng tự trọng và kỉ luật cao, điều đó đã khiến họ trở
thành một quốc gia hùng mạnh như ngày hôm nay. Kĩ sư Nhật Bản Kishi Ryoichi
trong quá trình xây dựng một cây cầu ở Thổ Nhĩ Kì đã bị đứt cáp. Ông đau đớn và
suy sụp nặng nề, không lâu sau ông tự sát và viết thư để lại nhận trách nhiệm về
mình. Có lẽ ông không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố đó,
nhưng với lòng tự trọng sâu sắc ông không thể tiếp tục sống mà lựa chọn cái chết.
Cái chết của ông đã gây tiếc thương trong lòng nhiều người và người ta cũng càng
kính nể hơn nữa lòng tự trọng của ông và của đất nước Nhật Bản.
Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rõ lòng tự trọng khác với tính sĩ diện và tính
bảo thủ, người có lòng tự trọng là người có quan điểm, cách ứng xử đúng đắn,
dùng lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình, còn những người mang trong
mình tính sĩ diện hay sự bảo thủ thì ngược lại hoàn toàn, những người đó luôn đặt
bản thân lên hàng đầu theo một cách tiêu cực, coi thường, thiếu tôn trọng đối với
người khác.
Lòng tư trọng làm nên giá trị của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp chúng ta
biết tiếp nhận thông tin theo đúng hướng, nó là động lực để ta đương đầu với thử
thách, đạp lên khó khăn vươn tới thành công. Người biết tư trọng sẽ được mọi
người kính nể, tin yêu để từ đó có những bước tiến quan trọng trong công việc và
có được thành tựu nhất định trong cuộc sống. Có thể ánh sáng của lòng tự trọng
không rực rỡ nhưng nó lấp lánh, sáng mãi nếu con người biết giữ gìn, vun đắp. Chỉ
có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của
cuộc sống và những bão táp của số phận. Ai cũng sống với lòng tự trọng tốt đẹp sẽ
giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn, thân thiện hơn. Hãy đừng để một toà tháp đẹp đẽ
sụp đổ chỉ vì thiếu viên gạch “lòng tự trọng”.
Con người sống không có lòng tự trọng như cái cây mọc lên mà không có gốc
rễ, rồi sẽ biến chất. Thế hệ trẻ hôm nay, hơn ai hết, cần ý thức được tầm quan trọng
của lòng tự trọng và chú ý xây đắp, bồi dưỡng phẩm chất này, để sống sao cho có
ích với gia đình và xã hội.

ĐÂY CHỈ LÀ ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO, CÁC EM CÓ THỂ CHỌN CHO


MÌNH CÁCH VIẾT KHÁC, NHƯNG NHỚ BÁM VÀO DÀN BÀI CHO ĐỦ Ý.
CHÚC CÁC EM HỌC CHĂM, THI TỐT!

You might also like