You are on page 1of 5

Các câu hỏi thảo luận Trao duyên

1. Nhóm 1 - Đoạn 1 ( 12 câu đầu)


-Trong cuộc sống, chị nhờ em là việc bình thường. Thế nhưng, lời lẽ nhờ cậy của Kiều lại có những
dấu hiệu khác thường. Hãy tìm và phân tích sự khác thường ấy.
- Kiều đưa ra những lí lẽ nào để thuyết phục em? Những lí lẽ đó có đủ sức thuyết phục không? Vì
sao?

-Nhận xét về ngôn ngữ của Nguyễn Du qua đoạn thơ này? Qua lời lẽ nhờ cậy và lí lẽ thuyết phục, em
hiểu gì về tâm trạng và phẩm chất của Thúy Kiều?
…………………………………………………………………………………………………………
2. Nhóm 2- Đoạn 2
-Sau khi nhờ em nối duyên cùng Kim Trọng, Kiều trao cho em những kỉ vật tình yêu. Đó là những
kỉ vật nào? Tại sao cần trao kỉ vật? cách nói của Kiều có gì lạ không? Vì sao?

- Cùng với việc trao kỉ vật, Thúy Kiều đã dặn dò em những gì? Tâm trạng Kiều lúc này ?

…………………………………………………………………………………………………………

3. Nhóm 3. Đoạn 3.
-Trong đoạn 3, Kiều nói với ai? Đây là hình thức ngôn ngữ nào? Tác dụng của hình thức ngôn ngữ
này?

- Trong đoạn thơ này, Kiều nói đến thực tại bằng nhiều cụm từ khác nhau. Hãy tìm các cụm từ ấy. Đó
là một thực tại như thế nào?

- Việc xuất hiện dày đặc các cụm từ này có ý nghĩa gì?

…………………………………………………………………………………………………………

4. Nhóm 4.
Có ý kiến cho rằng: hai câu cuối thể hiện nỗi đau đớn tột cùng của Kiều khi tình yêu tan vỡ. Em có
đồng ý không? Vì sao?

- Lời tự trách mình giúp ta hiểu gì về phẩm chất của Kiều?


- Nhận xét về tâm tư, tình cảm, phẩm chất của Kiều và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn
Du qua đoạn thơ?
………………………………………………………………………………………………………….
. Đánh giá khái quát
1. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
2. Đoạn trích cho thấy thân phận cũng như những vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
3. Đoạn trích cho ta hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Luyện tập
1. Đoạn trích đã thể hiện quan niệm gì về tình yêu? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì
sao?
2. Học thuộc đoạn trích
3. Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích
I. Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều)
1 Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
2. Thân bài
a. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu)
- Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa đương nồng”.
- Hình ảnh Từ Hải:
+ Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng.
→ Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải.
+ Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng.
+ Động lòng bốn phương: trong lòng nao nức chí tung hoành bốn phương.
+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch.
→ Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường.
⇒ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng
công danh.
b. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)
Lời của Thúy Kiều
- Xưng hô: chàng - thiếp.
→ Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết.
- Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng.
- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải.
⇒ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu,
khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng.
Lời của Từ Hải
- Lời đáp của Từ Hải:
+ Từ chối mong muốn của Thúy Kiều.
+ Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ anh hùng.
+ Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình.
→ Tính cách anh hùng của Từ Hải.
- Lời hứa của Từ Hải:
+ Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào bản thân,
vào sự nghiệp của mình.
+ Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về.
→ Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng
với tri kỉ.
+ Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp.
+ Lời hẹn”một năm”: mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng.
→ Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin.
⇒ Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin vào tài
năng của mình.
c. Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải (2 câu còn lại)
- Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi.
→ Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và
cản bước ý chí anh hùng.
- Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi
thường, mang tầm vóc vũ trụ.
⇒ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du.
IV. Kết bài
- Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:
 Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Từ Hải.
 Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả người anh hùng qua đoạn trích.
2. Kĩ năng:
 Đọc – hiểu một đoạn trích thơ. Đọc – hiểu một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại
 Phân tích hình tượng nhân vật
3. Thái độ
 Sống có lí tưởng, có mơ ước.
 Trọng sự công bằng, biết đấu tranh vì sự công bằng.
4. Định hướng năng lực hình thành
 Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp. Năng lực hợp tác…

Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV: – SGK, thiết kế bài học–Phiếu ghi câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra.
2. Chuẩn bị của HS
 Xem lại tác phẩm Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du. Soạn bài theo các câu hỏi SGK

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt


Hoat động 1: Khởi động (04 phút)câu
hỏi trắc nghiệm Truyện Kiều I.Tìm hiểu chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. – Vị trí đoạn trích Câu 2213 – 2230.
2.1. Tìm hiểu chung – Nội dung khái quát: cuộc chia tay giữa Thuý
Nêu vị trí đoạn trích và nội dung khái quát Kiều và Từ Hải.
của văn bản?
2.2. Đọc văn bản II. Đọc – hiểu;
Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều 1. Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong
trong cảnh chia tay ? cảnh chia tay.
2.3.Tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng – Cuộc sống khi lưu lạc: đau khổ, tủi nhục ><
người anh hùng Từ Hải. cuộc sống với Từ Hải: hạnh phúc, viên mãn
Hình thức: theo nhóm -> Thái độ, lời nói của Kiều khi Từ Hải lên
Kĩ thuật: tổ chức nhóm đường: kiên quyết xin đi.
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, ->Nguyên nhân: tuân theo quan niệm của lễ
Nhóm 1: giáo phong kiến; tình yêu chân thành, sâu sắc
-Tìm và phân tích cụm từ miêu tả cuộc lòng biết ơn với Từ Hải; nỗi ám ảnh về đoạn đời
sống lứa đôi của Thuý Kiều và Từ Hải. lưu lạc trước đó.
-Từ đó, cho biết Từ Hải ra đi trong hoàn => Khát khao tình yêu, hạnh phúc; người vợ
cảnh nào? chung thuỷ, sắc son, xứng đáng là tri âm, tri kì
-Hoàn cảnh ra đi cho thấy điều gì về con với Từ Hải.
người Từ Hải? 2. Hình tượng người anh hùng Từ Hải.
Nhóm 2: – Hoàn cảnh chia tay:
-Tìm các từ ngữ miêu tả hành động, trạng + Nửa năm: thời gian chung sống-> ngắn ngủi.
thái, tư thế của Từ Hải trong cuộc chia tay. + Hương lửa đương nồng: cuộc sống lứa đôi
– Hãy lựa chọn và phân tích ngắn gọn một đang nồng nàn, hạnh phúc.
số từ ngữ. + Thoắt động lòng bốn phương: nhanh chóng
– Qua những từ ngữ ấy, em có nhận xét gì dứt bỏ cuộc sống êm ấm để lên đường.
về con người Từ Hải. Từ Hải là con người của khát vọng lớn, quyết
Nhóm 3: chí lập thân không gì có thể ràng buộc, níu kéo.
-Từ Hải đã nói với Thuý Kiều về những -Hành động, thái độ, tư thế:
điều gì? + Trông vời trời bể, gió mây bằng – dặm
– Giải thích cụm từ “tâm phúc tương tri”. khơi: không gian rộng -> tư thế hiên ngang,
Từ đó cho biết, đối với Từ Hải, Thuý Kiều sánh ngang tầm vũ trụ -> tâm hồn phóng
có vai trò như thế nào? Tại sao Từ Hải vẫn khoáng, khát vọng phi thường.
ra đi? + Thanh gươm yên ngựa: tư thế của người anh
– Qua những lời nói của Từ Hải, nhận xét hùng sẵn sàng xông pha chiến trường.
về nhân vật? + Lên đường thẳng rong, quyết lời, dứt áo ra đ -
Nhóm 4. Nhận xét về cách xây dựng > các động từ mạnh: thái độ mạnh mẽ, dứt
nhân vật và tư tưởng của Nguyễn Du? khoát, kiên quyết -> quyết tâm lớn.
B2: Các nhóm thảo luận, làm bài => Từ Hải không phải là con người của những
B3: Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm đam mê thông thường mà là con người của ý chí
trọng tài và các nhóm khác nhận xét, bổ lớn, khát vọng lớn lập công danh.
sung. -Lời nói:
B4: GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. + Tâm phúc tương tri…thường tình: Từ chối và
Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập. khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông
(03phút) thường để xứng đáng làm vợ một người anh
hùng; coi Kiều là người tri kỉ, nâng vị thế của
Kiêu – một kĩ nữ lầu xanh lên ngang tầm với
mình – một anh hùng-> người anh hùng mạnh
mẽ, người chồng chân thành, yêu thương
+ Bao giờ …nghi gia: lời hứa chắc chắn với
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng. Kiều về thành công vang dội và sự trở về trong
GV yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập vinh quang, đón Kiều trang trọng nhất → niềm
thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình; sự
học sau. coi trọng hết mực dành cho Kiều.
Đề bài: + Bằng nay…vội gì: nhìn nhận thực tế khó khăn
Từ hình tượng Từ Hải và hình tượng của đồng thời khẳng định dứt khoát thời gian trở về
những người anh hùng thời phong kiến, -> ý chí, bản lĩnh, sự tự tin
em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của => Từ Hải là người anh hùng đầy bản lĩnh, tự
thanh niên hiện nay. tin quyết liệt vào tài năng của mình; cũng là
người anh hùng của chính nghĩa, lẽ công bằng:
coi trọng phẩm giá người, thuỷ chung.
III. Tổng kết::
-Nghệ thuật: Tài năng xây dựng nhân vật của
nhà thơ: dùng bút pháp lí tưởng hoá với những
hình ảnh kì vĩ, hoành tráng; các từ ngữ có sắc
thái tôn xưng.
– Nội dung: + Hinh tượng Từ Hải: đẹp đẽ, phi
thường, giàu ý chí, giàu khát vọng, bản lĩnh ->
Thái độ của Nguyễn Du: khẳng định, ngợi ca ->
quan niệm về người anh hùng: người anh hùng
có chí khí lớn, khát vọng lớn, tấm lòng cao cả,
giàu tình yêu thương, vì công lí
+ Thái độ, quan niệm của Nguyễn Du gắn với
thời đại: Từ Hải mang bóng dáng của người anh
hùng nông dân khởi nghĩa.

You might also like