You are on page 1of 3

Văn học hay khi nó chất vấn những lẽ thường

1. Thơ Hồ Xuân Hương (Cảnh làm lẽ)

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng


Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong

- Lẽ thường: XHPK nam quyền hay cụ thể hơn là chế độ đa thê. Người đàn
ông tự cho mình quyền 3 thê 7 thiếp: điều đó được xã hội chấp nhận như
một lẽ thường. Và Hồ Xuân Hương người đã nếm trải đủ những đắng cay
của cuộc đời làm thiếp: nạn nhân thê thảm nhất của tư tưởng nam quyền
đã cất lên tiếng nói chất vấn, đối thoại lại với những “lẽ thường” ấy.

- Tại sao phải chất vấn:


+ Bà là đứa con của một người vợ lẽ. Rồi chính bà lấy chồng hai lần,
cả hai lần đều làm lẽ. Chứng kiến những thảm cảnh làm lẽ của bao
người đàn bà bất hạnh khác: Hiểu sâu sắc bi kịch mà chế độ đa thê
gây nên cho người phụ nữ.
+ Là người có sức sống mãnh liệt, có ý thức cá nhân sâu sắc, khao
khát hạnh phúc lứa đôi → Ý thức rõ được sự bất công của XHPK
nam quyền, cụ thể hơn là chế độ đa thê.

- Chất vấn bằng cách nào:


+ Bằng cách thổ lộ những tâm tư, nỗi lòng cô đơn, đau khổ đầy bất
hạnh của người phụ nữ. Và những đau khổ, bất hạnh đó chính là do
chế độ đa thê gây nên. Bài thơ “Cảnh làm lẽ” là tiếng lòng của
người phụ nữ rơi vào cảnh làm lẽ, nó cô đơn, bạc bẽo, đau khổ và
tủi nhục.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
(...)
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Cuộc đời làm lẽ đau đớn và tủi cực đến độ người phụ nữ phải cất lên
tiếng nói đầy xót xa, đau đớn:
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong
Bằng cách đó, Hồ Xuân Hương đã chất vấn chế độ đa thê - một chế
độ bất công, gây nên biết bao đau khổ cho người phụ nữ.

- Chất vấn để làm gì:


+ Đòi lại công bằng, hạnh phúc cho người phụ nữ. Cụ thể hơn là cất
lên tiếng nói chất vấn để đòi lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh
phúc trong tình yêu cho người phụ nữ.
+ Lên án, phê phán xã hội phong kiến nam quyền, chế độ đa thê qua
đó:
● thức tỉnh những người phụ nữ đang u mê, mông muội không
nhận thức được sự bất công của xã hội mà chấp nhận bất
công đó như một lẽ thường.
● đối thoại, tranh luận thậm chí phản bác những quan niệm
truyền thống cổ hủ, lạc hậu đầy bất công của xã hội → Cất
lên tiếng nói tố cáo để xã hội nhận thức được những sai lầm,
tội ác mà xã hội gây nên cho người phụ nữ để từ đó thay đổi.

2. Nguyễn Huy Thiệp


- Lẽ thường: Quan niệm “Ở hiền gặp lành” của dân gian. Rằng cuộc sống sẽ
thuận lợi và tốt đẹp dành cho tất cả những ai mang một tấm lòng tốt.
- Tại sao phải chất vấn:
+ Vì nhà văn nhận thấy, cuộc sống phức tạp luôn tồn tại những điều
bất ngờ, không thể lường trước, khiến cho quan niệm “Ở hiền gặp
lành” của dân gian không còn tuyệt đối đúng. Nhà văn cất lên tiếng
nói đối thoại, để bạn đọc nhận thức lại thực tế: cuộc sống đa đoan,
luôn chứa đựng những điều bất ngờ, những biến cố không thể lường
trước
- Chất vấn như thế nào:
+ Viết những câu chuyện mang dáng dấp của truyện cổ tích, với
những cách mở đầu quen thuộc, những nhân vật mồ côi, khó khăn
theo mô-típ của dân gian,... Nhưng cuối cùng, nhà văn không kết
lại bằng một cái kết có hậu, nhân vật đến đích bằng chính nỗ lực
của bản thân (thay vì nhờ vào sự giúp đỡ của những thế lực siêu
nhiên như trong truyện cổ tích) và khi đến được đích, những biến cố
bất ngờ lại xảy đến, khiến nhân vật không thể đến với cái kết có
hậu.

+ Chàng Khó trong truyện “Trái tim hổ", truyện thứ nhất thuộc
“Những ngọn gió Hua Tát (Mười truyện trong bản nhỏ)” là một
chàng trai mồ côi cha mẹ từ sớm. Cùng với Khó là Pùa, một cô gái
xinh đẹp nhưng lại bị liệt hai chân. Đây là một mô-tip nhân vật điển
hình của dân gian. Trong bản Hua Tát xuất hiện một con hổ, người
ta đồn trái tim nó vừa là bùa hộ mệnh, vừa là thuốc thần có khả
năng chữa được bách bệnh. Và như bao nhân vật trong những câu
chuyện cổ tích, chàng Khó lên đường lấy trái tim hổ để chữa bệnh
cho Pùa. Chàng Khó giết hổ bằng chính những nỗ lực của mình,
không nhờ sự trợ giúp của bất cứ thế lực siêu nhiên nào. Giết được
hổ, tưởng chừng một cái kết có hậu sẽ đón chờ Khó và Pùa. Nhưng
Nguyễn Huy Thiệp không kể câu chuyện của mình theo mô-típ của
dân gian. Trái tim ấy đã bị một kẻ khác đánh cắp. Đây chính là biến
cố, là những bất ngờ của cuộc sống mà con người không thể lường
trước được.

- Chất vấn để làm gì?


+ Cất lên tiếng nói ấy, Nguyễn Huy Thiệp lại với dân gian, để bạn đọc
nhận thức lại thực tại và nhận ra: Cuộc sống luôn tồn tại những bất
ngờ, những điều không thể lường trước.
+ Hoạ phúc luôn tồn tại với nhau.

Nghị luận xã hội

You might also like